BS. Đỗ Hồng Ngọc
Gươm Báu
Trao Tay
(Viết về Kim Cang Bát Nhă)
*
Mục Lục
Phụ Lục
*
Người xưa t́m thuốc lên non hái lá. Thử nếm. Thử chữa bệnh cho ḿnh. Rồi mới dám mà sẻ chia cho bạn bè hàng xóm, giữa chốn thân quen. Phải phơi nắng, phơi sương, phải chẻ, phải sao, phải sắc. Ba chén sáu phân. Tùy bệnh t́nh mà gia giảm. Có khi phải dùng nước mưa, có khi nước giếng, có khi nước lá sen… Phải dùng siêu đất nung nửa đen nửa đỏ, phải canh ngọn lửa than hồng nửa phừng phực nửa riu riu... Đâu có mà dễ dàng! Thuốc chữa đựơc bệnh cũng là thuốc độc. Chỉ cần một chút sơ sẩy, hững hờ!
Tôi là một người thầy thuốc, một bác sĩ, mà cũng là một bệnh nhân, lắm nỗi lao đao, đi t́m thuốc chữa cho chính ḿnh. Mới thấy tốt nhất là đừng nên có bệnh! Đừng phải cần đến thuốc men. Nhưng “Không hẹn mà đến, không chờ mà đi, bốn mùa thay lá thay hoa thay măi đời ta…” (Trịnh Công Sơn)
Có lần tôi hỏi một vị sư có phải câu hay nhất trong Kim Cang là “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không, sư nhẹ nhàng bảo không, Kim Cang câu nào cũng hay! Câu nào cũng hay? Vậy mà sao ta chỉ thấy những chưng hửng, ngẩn ngơ, lủng ca lủng củng. tối mịt tối ṃ. Hay là đă tự ngàn xưa nên tránh sao khỏi tam sao thất bổn? Hay là phải chắt lọc bốn câu một kệ mới thấy chỗ vi diệu thậm thâm? Làm sao mà “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” đủ làm cho Lục tổ Huệ Năng đại ngộ? Làm sao mà “đối cảnh vô tâm” đủ làm cho vua Trần Nhân Tông trở thành Tổ sư thiền phái Trúc Lâm? Làm sao mà hai trăm năm trước Nguyễn Du phải đốt nến đọc Kim Cang đến ngàn lần… Ngă độc Kim Cương thiên biến linh/ Kỳ trung áo chỉ đa bất minh! ( Kim Cương đọc đến ngàn lần/ Mà trong mờ ảo như gần như xa- T.V) để rồi cuối cùng mới chợt tỉnh thấy ra kinh không chữ mới thật là chơn kinh ( chung tri vô tự thị chân kinh-Nguyễn Du)! Kinh không chữ ư? Đọc giữa ḍng ư? Lục tổ đă chẳng bảo “Ta không biết chữ, chỉ biết nghĩa!” đó sao? Nhưng cũng chính ngài ân cần dặn ḍ không đựơc bỏ sót dù một câu một chữ! Khó vậy thay!
Chợt nhớ chỉ một tiếng “Om” hôm nào vang lên trong đầu chàng sa môn tuyệt vọng sắp đắm ḿnh vào ḍng nước biếc mênh mông bỗng thấy ra khuôn mặt đầy khổ đau già cỗi đáng thương của ḿnh mà bừng ngộ trở thành ông lăo chèo đ̣ ngày ngày đưa khách sang sông. (Câu chuyện của ḍng sông, Hermann Hesse). Một câu, một chữ chẳng đă có thể chuyển hóa nỗi khỗ đau thành niềm hạnh phúc, nỗi tuyệt vọng thành niềm an vui đó sao?
Câu hỏi ngàn đời của Tu Bồ Đề “Vân hà ưng trụ? Vân hà hàng phục kỳ tâm?…” chẳng phải cũng là câu hỏi của chính ta hôm nay- giữa bủa vây trùng điệp của âu lo và căng thẳng trong một thế giới nhỏ như ḷng bàn tay mà ngh́n trùng xa cách?
“Gươm báu trao tay” có thể là một thanh kiếm sắc- chém thép như chém bùn- có khả năng chặt đứt bao nỗi muộn phiền, nhưng cũng có thể chỉ là một thanh kiếm gỗ của chàng Vô Kỵ (nhân vật Kim Dung) – nhờ nội công “thâm hậu” tự bên trong mà khắc chế đựơc đại địch. Không phải vô cớ mà Edward Conze, người đă dịch Kim Cang sang tiếng Anh từ hơn nửa thế kỷ trước đă từng khẳng định hăy ứng dụng vào đời sống hằng ngày đi rồi mới thấy tác dụng kỳ diệu của Kim Cang!
Vượt qua cái chữ, thấy đựơc kinh vô tự, ấy là đă thôi không dừng trên văn tự nữa mà đă bước vào quán chiếu để từ đó mà thấy đựơc thực tướng Bát nhă!
Nó vậy đó. Nó “Như như bất động”. Nó Chân Như.
Kẻ làm thầy thuốc có thể chữa được cái đau mà không chữa được cái khổ. Có thể chữa được cái bệnh mà không chữa được cái hoạn. Có thể chữa được cho người mà không chữa được cho ḿnh. Nên phải cầu học, t́m học khôn khuây.
Đâu dám mà lạm bàn những điều “thậm thâm vi diệu”.
Chỉ là một cách nh́n, cách nghĩ. Một cách học, cách hành. Một cách dùng thuốc.
Và mong được sẻ chia.
Trạm trạm nhất phiến tâm/ Minh nguyệt cổ tỉnh thủy.
Vằng vặc một tấm ḷng/ Giếng xưa trăng rọi bóng.
(Nguyễn Du)
Đỗ Hồng Ngọc
Saigon, tháng 5/2008
Khi tiếp cận với Kim Cang, tôi bỡ ngỡ và chưng hửng không ít. Lâu nay cứ nghe người ta đọc câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” như một câu thần chú để quên đi bao nội muộn phiền, rồi đọc Lục tổ Huệ Năng cũng thấy ngài kể chuyện một hôm đi bán củi, chỉ nghe lóm người ta đọc có câu kinh đó thôi mà đại ngộ, thế mà ḿnh càng nghe càng mơ hồ, mù tịt. Sau khi viết “Nghĩ Từ Trái Tim,” ghi lại những cảm nghĩ của ḿnh về Tâm Kinh Bát Nhă, tôi thấy h́nh như ḿnh cũng có được đôi chút hiểu biết nhưng vẫn c̣n lờ mờ nên muốn tiếp tục t́m hiểu thêm các kinh sách khác của Phật may ra sáng tỏ thêm chút ǵ chăng và nhờ đó mà có niềm tin để thực hành thấu đáo. Bởi biết là một chuyện, hiểu là một chuyện, c̣n từ biết đến tin đến làm và duy tŕ hành vi, nhận thức không phải dễ dàng. Cho nên trong Tâm Kinh, khi Bồ Tát Quán Tự Tại “hành thâm Bát Nhă” thấy được “ngũ uẩn giai không,” thoát mọi khổ đau ách nạn mừng rỡ reo lên “Bồ đề, Tát-bà-ha!” th́ Phật đă cảnh giác: Phải tiếp tục hành thâm. Hành thâm nữa. Chưa ăn thua ǵ đâu. Không được tự măn. Không được lơ là.
Tôi học Kim Cang không ngờ cũng thấy ghiền như khi học Tâm Kinh ngày trước. Đôi khi giật ḿnh, đôi khi sửng sốt, đôi khi bỡ ngỡ, đôi khi chưng hửng. Các kinh sách dù có nhiều truyền bản, nhưng rơ ràng là có một sự nhất quán, xuyên suốt, chỉ khác cách tiếp cận tùy “đối tượng đích” mà cách truyền đạt khác nhau chớ nguyên lư vẫn là một. Nắm được cái cốt lơi có thể bớt hoang mang, thấy được “chỗ vào” chăng?
Cái điều bỡ ngỡ và chưng hửng đầu tiên khi học Kim Cang là hy vọng được đọc, được nghe những lời hay ư đẹp, những khuôn vàng thước ngọc, những bài giảng uyên áo. Thế mà, trời ạ, Kim Cang lại đi kể ngay một chuyện rất đỗi b́nh thường, nếu không muốn nói là tầm thường nữa, chẳng ăn nhập vào đâu, đó là chuyện Phật tới giờ ăn, đói bụng, bèn mặc áo, ôm b́nh bát đi… khất thực, chẳng thèm nói lấy một tiếng, chẳng thèm ra oai tằng hắng lấy một tiếng! Nghĩ mà coi, giữa lúc có hằng ngàn người, cả các vị Đại Bồ Tát, A La Hán, các vị “chức sắc” và các đại đệ tử thân tín ngồi hồi hộp chờ nghe những lời giáo huấn sâu xa th́ Phật chẳng nói chẳng rằng, mặc áo, cầm b́nh bát, vào thành khất thực. Đến khi khất thực thấy vừa đủ rồi mới ung dung trở lại “hội trường,” bày ra ăn, ăn xong, thu dọn y bát đâu đó đàng hoàng rồi rửa chân sạch sẽ, ngồi xếp bằng… thở, nghĩ là … nhập định! Chẳng thèm nói lấy một tiếng. Chẳng thèm ban cho một chút huấn từ! Tôi tưởng tượng lúc đó nếu ḿnh cũng đang ngồi xớ rớ đâu đó, bên ngoài hành lang, dự thính, chờ nghe những lời thuyết giảng mà phát tức anh ách, cảm thấy hẫng, thất vọng. Bỗng dưng, Tu Bồ Đề xuất hiện. Ngồi giữa đám đông như mọi người bỗng ông đứng phắt dậy, cung kính cúi chào đúng nghi lễ với bậc Thế Tôn rồi cất lời ca ngợi: Thật tuyệt vời! Thật là tuyệt diệu! Thật xưa nay chưa từng có! Thế Tôn đă khéo léo dạy dỗ, khéo léo trao truyền, khéo léo gởi gấm cho các vị đang có mặt tại đây hôm nay! Lúc đó th́ quả thực mới bùng nổ bài học vừa được truyền trao mà chẳng ai ngờ! Lúc đó th́ sự chưng hửng đă trở thành nỗi áy náy. Chết rồi, năy giờ không để ư, không theo dơi kỹ bài giảng không lời kia của Đức Phật! May mà có Tu Bồ Đề phát hiện! Những người không để ư quan sát kỹ sẽ mất đi một cơ hội đáng tiếc!
Phật có cách dạy riêng của Ngài: không nói một lời mà chỉ làm cho coi. Đó là một phương pháp giáo dục rất mới mà bây giờ người ta gọi là “demonstration,” tức là biểu diễn, làm gương, làm cho bắt chước, một lối dạy kỹ năng sống (life skills) rất hiện đại. Một lần nữa cho thấy học Phật, tu Phật là làm chớ không phải nói. Làm trước, nói sau. Hoặc cũng chẳng cần nói. Ta hiểu v́ sao các vị thiền sư thường bắt học tṛ chẻ củi, nấu cơm, gánh nước, trồng rau, giă gạo… mà chẳng thèm dạy lấy một lời. Cho đến lúc nào học tṛ tự phát hiện ra một điều ǵ đó bức xúc trong tâm th́ mới dạy, cũng bằng một cách kỳ cục nào đó: có khi lật thuyền, có khi gơ đầu, có khi trả lời trớt quớt, có khi hỏi ấm ớ kiểu ông đưa tâm đây tôi an cho, làm cho học tṛ ngớ ra rồi… sực tỉnh cơn mê! Cuối khoá học, tṛ cũng không nhận được một bằng cấp nào của thầy để khoe, thầy cũng chả có ǵ để trao cho tṛ. Bới “Cái đó” sẵn có trong tṛ, thầy chỉ giúp tṛ tự phát hiện, tự chứng nghiệm, tự “giải quyết” lấy vấn đề của ḿnh. Đó gọi là tham vấn (counselling), một phương cách trị liệu tâm lư học và y học ngày nay. Người làm tham vấn ví như cô mụ đỡ đẻ, giúp bà mẹ có được cuộc đẻ mẹ tṛn con vuông chớ không thể đẻ thay bà mẹ. Đứa con có sẵn trong bụng mẹ rồi.
Trờ lại bài học, mọi người giật ḿnh, sửng sốt nhớ lại th́ mới hay Phật muốn dạy ḿnh bài học đầu tiên: đói th́ ăn, khát th́ uống. Tới giờ ăn th́ phải lo ăn. Ai nói không cần ăn là người không biết sống, hoặc giả dối. Gần hai ngàn năm sau, Trần Nhân Tông, ông vua nhà Trần ở nước ta, vị thiền sư sáng lập phái Trúc Lâm Yên Tử cũng nói trong bài Cư Trần Lạc Đạo: Cơ tắc xan hề khốn tắc miên (Đói th́ ăn, mệt th́ ngủ.) Phật tới giờ ăn mà c̣n phải lo mặc áo, xách b́nh bát đi khất thực, huống là ta! Điều đáng để ư ở đây, một bậc Thế Tôn như Đức Phật, chỉ cần nói một tiếng, không thiếu món ngon vật lạ cúng dường! Thị giả hẳn đă lo bữa cơm tươm tất cho Phật đâu đó rồi, chờ Phật thuyết giảng xong th́ vào ăn. Nhưng không. Phật đă tự đi kiếm ăn lấy một ḿnh. Không nhờ vả đến ai. Không ăn thức ăn dọn sẵn ngon lành, mà tự ḿnh làm đúng những điều ḿnh đă dạy. Cho nên không giật ḿnh, sửng sốt sao được! Nhiều vị “chức sắc” có mặt hẳn … hết hồn nh́n lại ḿnh, nào đệ tử cung phụng, nào bày biện các món ăn tuy là chay mà cũng “sơn hào hải vị” không kém! Ngày nay ta c̣n thấy có nhiều thức ăn chay giả giống h́nh con tôm, con cá, đùi gà… thật là đáng ngại! Giật ḿnh, sửng sốt c̣n bởi v́ Phật, địa vị cao nhất, bậc Thế Tôn kia, có hằng chục “chức danh” lừng lẫy mà vẫn giản dị làm sao, vẫn đi chân trần từng bước thanh thoát, vẫn bưng b́nh bát đi khất thực giữa nắng trưa để có cái ăn, có ǵ ăn nấy. Phật đi khoan thai, tự nhiên, mỗi bước đều chánh niệm, không “dính mắc” ǵ với chung quanh mọi người đang x́ xầm hay bàn tán về ḿnh, kẻ khen người chê ḿnh. Ngài chỉ thở vào thở ra trên từng bước đi, ung dung, nhẹ nhàng, sảng khoái. Phật cũng không chọn các nhà giàu để đến khất thực hoặc chọn nhà nghèo dễ chịu hơn, hoặc những nhà quen biết cho chắc ăn, Phật cứ ung dung lần lượt đi từng nhà, từng nhà, bởi v́ đâu có cần phải phân biệt, đâu có cần giúp riêng người giàu hay người nghèo. Ai cũng có vấn đề, ai cũng “khổ” như nhau thôi. Người nghèo khổ nghèo, người giàu khổ giàu! Có điều sau một vài tiếng đồng hồ đi bộ để khất thực như vậy th́ món ăn nào cũng trở thành “cao lương mỹ vị,” nếu được ăn trong chánh niệm, được nhai kỹ từng chút một th́ thức ăn nào cũng ngon, cũng dễ tiêu hoá. H́nh như cái b́nh bát cũng vừa lớn đủ đựng thức ăn cho một người thôi, để không quá dư, không thừa mứa. Ngày nay ít thấy cảnh khất thực, nhất là ở các đô thị, thành phố, thế nhưng khi ta có dịp thấy một người mặc áo ca sa, mang b́nh bát, từng bước ung dung, chánh niệm, đi khất thực từng nhà, từng nhà, ta không khỏi khâm phục vị Thầy từ ngàn xưa, và tự dưng trong ḷng thấy cảm động. Ngày nay dù không c̣n phải đi khất thực từng bữa nữa, nhưng việc đi bộ hằng ngày vài tiếng đồng hồ cũng luôn rất cần thiết cho sức khoẻ; thức ăn đơn giản, nhiều rau, nhiều đậu, ít béo, ít đường, ít mặn, không quá dư cũng đă rất tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt là ăn trong trạng thái ung dung, thư giản, một không khí an lành, với niềm vui có được bữa ăn vừa đủ, không cầu kỳ, không thừa mứa, th́ bữa ăn nào cũng trở nên ngon, lành mạnh, khoẻ khoắn. Ăn xong, Phật thu dọn y bát đâu đó gọn gàng, rửa chân sạch sẽ rồi mới vào ngồi tĩnh toạ. Điều đáng để ư ở đây là không phải ăn xong th́ đi… ngủ hoặc bắt đầu tranh luận căng thẳng mà là ngồi tĩnh toạ, vào thiền. Có lẽ đó là lúc tốt nhất để nghe cơ thể ḿnh hoạt động, để thấy các thức ăn được bộ máy tiêu hoá, hấp thu, chuyển hoá thành năng lượng ra sao trong từng tế bào. Bài học đă truyền trao. Nếu chịu khó quan sát kỹ tí nữa, lúc Phật bưng b́nh bát đi khất thực từng nhà, có lẽ ta c̣n phát hiện ra nhiều điều hay, thú vị khác. Chẳng hạn cái người đi khất thực kia không phải là người đi xin mà là người đi cho. Ta không thể phân biệt ai là người xin người cho ở đây. Khi người đi khất thực đứng trước cửa nhà nào th́ gia chủ mừng húm, cảm thấy như ḿnh có một hạnh phúc lớn, không phải chỉ v́ người đi xin kia là đức Phật mà chỉ v́ cái hành vi đi xin kia thực ra mang một ư nghĩa khác, ư nghĩa cảnh tỉnh, như một lời nhắn nhủ, nhắc nhở. Gia chủ sẽ có dịp nh́n lại chính ḿnh, nghe ngóng một tiếng nói nào đó ở trong sâu thẳm tâm hồn ḿnh. Có thể rồi sẽ chóng quên, nhưng hôm nào đó lời nhắc nhở sẽ lại vọng lại. Với người quyền quư cao sang, có thể giật ḿnh một chút thấy cái người đi chân đất, để đầu trần, bưng b́nh bát đứng xin kia là người v́ sao đă từ bỏ ngôi vị thái tử, đă từ bỏ gấm vóc lụa là, cung phi mỹ nữ. Cũng có thể sẽ có những người xua đuổi, sỉ vả, để rồi cũng nhận được một ánh mắt biết ơn, một nụ cười tŕu mến và những bước đi nhẹ nhàng của người khất thực kia. Để rồi đêm về, người đă xua đuổi sỉ vả nọ nhớ lại, ngạc nhiên nghe một thứ tiếng nói khác trong ḷng ḿnh. Có những người nghèo không có cái ăn, không có cái ǵ để cho th́ lúc đó cái ánh mắt, cái nụ cười sẽ chia sẻ cùng nhau. Sự tôn trọng, không phân biệt, đă nói lên nhiều điều quá đỗi. Thực ra nếu quan sát kỹ chút nữa, có lẽ từ lúc Phật đứng lên mặc áo, cầm lấy b́nh bát… mỗi cử chỉ đều đă toát lên một cái ǵ đó khác với ta. Nếu có ai cắc cớ hỏi chuyện mặc áo, cầm b́nh bát của Phật đâu thấy khác ǵ mọi người, th́ chắc Ngài sẽ cười nhẹ nhàng nói: có chứ, có chứ. Bởi Phật khoác áo, cầm b́nh trong chánh niệm c̣n ta th́ hấp tấp, hổn hển chụp lấy áo, chụp lấy b́nh bát, tất tả vội vàng…
Diễn tiến của một buổi giảng huấn bằng phương pháp demonstration đó th́ mỗi cử chỉ, hành động đều phải được theo dơi, quan sát rất kỹ để có thể thực hành theo. Suốt bài giảng đó, ta đă học được nhiều điều hơn ta tưởng: bố thí mà không phải bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục mà không phải tŕ giới, nhẫn nhục, rồi tiết độ, tri túc, tinh cần, chánh niệm… và lúc nào cũng ở trong một trạng thái ung dung, an lạc, thảnh thơi, đầy trí tuệ. Cho nên ta sẽ không c̣n ngạc nhiên khi nghe Tu Bồ Đề cất tiếng ca ngợi: “Hy hữu Thế Tôn! Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ Tát, thiện phó chúc chư Bồ Tát.”
Lại nói về Tu Bồ Đề đang ngồi giữa “hội trường” bỗng dưng đứng phắt dậy cung kính chấp tay cúi chào Đức Phật và lớn tiếng ca ngợi: “Thật là tuyệt vời! Thật là tuyệt diệu! Thật xưa nay chưa từng có. Như Lai đă khéo dạy dỗ, khéo giúp đỡ, khéo truyền trao, khéo phó chúc cho các vị Bồ Tát”. Đọc tới đây tôi lại một phen chưng hửng! Bởi Tu Bồ Đề nào phải ai xa lạ. Ông là một trong mười vị đại đệ tử của Phật, một bậc Alahán, người nổi tiếng ưa hạnh lan nhă, độc cư, người giải Không đệ nhất. Thế mà trong hội chúng này, ông lên tiếng nghe có vẻ ǵ đó như … ganh tị với các vị Bồ tát! Nào các vị Bồ tát … “vui” nhé, được Đức Phật “cưng” nhé, được Như Lai quan tâm giúp đỡ, tin cậy gởi gấm và hôm nay c̣n được trực tiếp trao truyền một cách khéo léo như thế nhé! Làm như xưa giờ Đức Phật chẳng hề dạy cho các vị, chẳng hề tin cậy, giúp đỡ các vị, vốn là những đại đệ tử gần gũi nhất của Đức Phật vậy! Lúc đầu tôi chưng hửng, sau thấy h́nh như không phải vậy! Alahán đă là những bậc vô sanh, lẽ nào lại “sanh sự”, lẽ nào lại “ganh tị” chứ! Có thể đây là một buổi thuyết giảng quan trọng dành riêng cho các vị Bồ tát - những vị tuy đă giác ngộ nhưng vẫn hăy c̣n là chúng sanh – đang chuẩn bị lao vào thế giới khổ đau để giúp đỡ mọi người. Trong thính chúng, có những vị đă là Bồ tát nhưng có những vị mới “phát tâm” – tu sĩ cũng như cư sĩ - cả nam lẫn nữ, thậm chí chưa phải đă “tự giác” hoàn toàn nhưng vẫn sẵn sàng “giác tha” để qua đó tu rèn học tập thêm. Bồ tát với chí nguyện sẵn sàng dấn thân vào đời, cứu nhân độ thế, là một thế hệ học tṛ mới của Đức Phật – vào thời điểm thuyết giảng Kim Cang.
“Chín tầng gươm báu trao tay. Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh” chăng? Gươm báu? Thanh gươm trao truyền ở đây là thanh gươm sắc bén nhất, gươm được làm bằng kim cương, có thể dùng để chặt đứt tất cả những khổ đau ách nạn của kiếp người. Việc làm này được giao phó cho các vị Bồ tát “tương lai”, những trai thiện, gái lành tự nguyện, chí nguyện, dấn thân vào đời với ḷng nhiệt t́nh, hăng say để truyền bá đạo giải thoát. C̣n với những vị đă là những bậc “chân nhân” đă dứt hết phiền trược, đă “đặt gánh nặng xuống” th́ tùy, có thể dấn thân vào đời hay tiếp tục tu hành để giữ ngọn đuốc sáng của suối nguồn cũng hay. Tôi nhớ đọc đâu đó câu này: When the source is deep, the stream is long. Nguồn có sâu th́ ḍng chảy mới dài! C̣n “xuất chinh” ? Xuất chinh ở đây không phải là đi đánh Nam dẹp Bắc, chiếm đất giành dân ǵ cả mà là chiến đấu với chính ḿnh với giặc tham sân si trong mỗi con người. Lăo tử chẳng đă bảo “Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường” đó sao? Thắng ḿnh mới khó. Cho nên phải có gươm báu trao tay! Cái cách Tu Bồ Đề ngợi ca Phật đă khéo truyền trao, khéo quan tâm, khéo gởi gắm… h́nh như đă nói lên điều đó. Đó là cách mà ngày nay người ta gọi là tạo động cơ, “motivation”, trong giáo dục chủ động. Học tṛ có động cơ học tập th́ học mới tốt, c̣n không rất dễ … ngủ gục! Hẳn là mọi người có mặt trong hội trường đều giật minh, và nhờ đó tâm hồn rộng mở, háo hức đón nhận những lời giáo huấn. Ai cũng tự hứa với ḷng sẽ ráng để thành một “Bồ tát”, xứng đáng với sự tin cậy phó thác của Đức Phật.
Tu Bồ Đề liền đặt câu hỏi “ Thưa Thế Tôn, người trai thiện, người gái lành, muốn trở thành một bực Giác Ngộ th́ phải làm thế nào để an trụ tâm?”
Một câu hỏi cho đến hơn hai ngàn năm trăm năm sau vẫn c̣n như vang vọng! Nhất là trong thời buổi hiện nay, thời buổi toàn cầu hóa, “thế giới phẳng” ǵ ǵ đó đă đẩy con người vào những cuộc tranh chấp khốc liệt, tranh giành quyền lực, quyền lợi, dẫn đến chiến tranh, dịch bệnh thiên tai … như ta đă thấy. Chưa bao giờ tâm con người lại “hừng hực” lên như thế, chưa bao giờ tâm con người lại ‘bấn xúc xích” lên như thế!
Vâng, để Giác Ngộ, chỉ cần xoáy vào một chữ tâm đó thôi. Chỉ cần an trụ, chỉ cần hàng phục được cái tâm đó là xong! Nghĩa là trở thành bậc Giác Ngộ, ngang hàng với Phật, bởi Phật nói, phàm phu là Phật chưa giác ngộ, c̣n Phật là … phàm phu đă giác ngộ. Thế thôi. Chỉ có thế. Chỉ cần thế. Mọi thứ quấy rối cuộc đời, mọi thứ khổ đau ách nạn đều do cái tâm mà ra nên chỉ cần “xỏ mũi” nó, kéo nó lại, dạy dỗ nó, trừng phạt nó – nói khác là hàng phục nó như hàng phục một con ngưa chứng, một con trâu điên - rồi … an trú nó vào một chỗ nào đó, đừng cho nó quậy phá nữa là xong! Tưởng dễ mà không dễ! Cái tâm đó coi vậy mà khó dạy, khó trị, khó hàng phục, khó an trú vô cùng! Giỏi như Thái thượng Lăo quân mà thỉnh thoảng con trâu ngài cỡi cũng sút chuồng lén xuống trần làm bậy, quậy phá tưng bừng. Con trâu này vốn c̣n được ngửi mùi linh đan diệu dược của Ngài nên c̣n ghê gớm hơn nữa! Tôn Ngộ Không có bảy mươi hai phép thần thông biến hóa mà cùng đành bó tay, cũng hết thuốc chữa, phải nhờ đến Quan Âm Bồ tát mới xong!
Một điều thú vị ở đây là Tu Bồ Đề nói đến người trai thiện, người gái lành (thiện nam tử, thiện nữ nhơn) chứ không nói bất cứ trai nào, gái nào. Th́ ra đó là điều kiện tiên quyết. Phải tốt, phải lành cái đă rồi mới tính chuyện trở thành Bồ tát được! Bởi con đường giác ngộ của Phật kỳ cục quá, lạ lùng quá, tuy là tuyệt diệu mà nói ra chẳng mấy ai tin, cũng chẳng dễ làm theo. Cho nên lúc đầu Phật đắn đo ngần ngại khá lâu mới chịu chuyển bánh xe pháp! Rơ ràng một lần nữa, ta thấy Tu Bồ Đề dùng kỹ thuật tạo “motivation”, tạo môi trường thuận lợi cho việc truyền trao truyền gươm báu của buổi hôm nay. Một điểm nữa cũng rất thú vị: Không có chuyện kỳ thị giới tính, không có chuyện bất b́nh đẳng giới ở đây! Cả nam lẫn nữ, ai cũng có thể trở thành Bồ tát. Hơn hai ngàn năm trăm năm rồi đó!
Phật liền trả lời Tu Bồ Đề “Tốt lắm, tốt lắm! Đúng như ông nói đó, Ta đă hết ḷng giúp đỡ, hết ḷng tin cậy, gởi gắm cho các vị Bồ tát!”. Được lời như cởi tấc ḷng! Không phải chỉ Tu Bồ Đề nói mà Phật cũng xác nhận nhé! Vậy th́ lẽ nào chư vị c̣n dám lơ là! Không khí hội trường lúc đó có lẽ đă hoàn toàn khác, đă đủ chin muồi.
“Này Tu Bồ Đề, ông hăy lắng tai nghe cho kỹ (đế thính) đây”. Lắng nghe (listening) là kỹ năng hàng đầu trong tham vấn (counseling) tâm lư ngày nay. Lắng nghe, không phải là nghe hời hợt ngoài tai mà là nghe với tất cả tâm hồn, tất cả thân xác. Người biết lắng nghe là người nghiêng ḿnh về phía người nói, nh́n vào mắt người nói, gật gù những chồ tâm đắc, hỏi lại nếu cần và biết phản ánh, lập lại với những câu chữ khác xem có đúng nội dung diễn đạt không. Một người biết lắng nghe là người có tâm hồn đồng cảm, ch́m ngập, tràn dâng cảm xúc! Ta hiểu v́ sao trong Kim Cang, Tu Bồ Đề, vị Alahán vô sanh là vậy mà cũng nước mắt rơi lă chă! Chữ “đế” ở đây c̣n có nghĩa là “thẩm xét”, suy xét cho thấu đáo, không thể chỉ nghe, tin một cách hời hợt được. Khi học Phật, thú vị nhất là Phật không “áp đặt” bao giờ, lúc nào cũng bảo ta chớ vội tin, hăy suy xét cho kỹ, t́m ṭi cho thấu đáo, và thực hành cho miên mật để rồi tự ḿnh phát hiện, tự ḿnh “kiểm nghiệm”, tự ḿnh chứng nghiệm lấy.
Để ư thêm chút nữa, ta thấy dường như ở đây Phật nói riêng cho Tu Bồ Đề, với Tu Bồ Đề thôi. “Ta sẽ v́ ông mà nói”. Đương vị nhữ thuyết. Có nghĩa là không phải với bất cứ ai ta cũng nói được điền này. V́ ông đă biết đặt ra câu hỏi cốt lơi, rốt ráo … như vậy nên ta mới nói cho ông biết: “Người trai thiện, người gái lành, muốn trở thành bậc Giác ngộ th́ cứ làm như vầy, như vầy …”! Hăy nghĩ xem, trong t́nh huống đó, mọi người sẽ chăm chú, sẽ dỏng tai lên mà nghe như thế nào! Tất cả mọi người trong hội trường trở thành người học… lóm. Học lóm là một cách học… hay! Lục tổ Huệ Năng đă từng học lóm như vậy ngay khi đă vào chùa, ngày ngày giă gạo, bửa củi, nấu cơm. Nhờ vậy mà ông thấy ngay “cổ lai vô nhất vật” trong khi những người khác c̣n loay quay t́m kiếm! Cách nói “Hăy làn như vầy … như vầy …” thường gặp trong truyện Tàu, mỗi khi cần có điều ǵ riêng tư, bí mật, càng gây thêm một sự ṭ ṃ muốn biết, muốn nghe. Phải chăng dó chính là kỹ thuật truyền trao đặc biệt của Kim Cang? Tu Bồ Đề có lẽ đang sắm vai, “role playing”, một cách tuyệt vời của phương pháp giáo dục chủ động rất hiện đại đó chăng?
Tu Bồ Đề hớn hở: Xin vâng, xin vâng, con đang rất muốn nghe đây!
Lại nói Tu Bồ Đề kính cẩn đặt hai câu hỏi với Phật: “… Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hang phục tâm?” th́ Phật bảo rằng không có ǵ khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy … như vầy … “Ông hăy lắng tay nghe cho kỹ đây. Ta sẽ v́ ông mà nói”. Tu Bồ Đề hớn hở: “Xin vâng, xin vâng. Con đang muốn nghe!”.
Hơn hai ngàn năm trăm năm sau, chúng ta cũng đang rất muốn nghe, cũng đang dơng tai lên mà nghe, bởi chưa bao giờ con người sống trong sợ hăi lo âu, căng thẳng như bây giờ, với chiến tranh dịch bệnh thiên tai đủ thứ ! Con người mắc đủ thứ bệnh tật mà y học dù rất tiến bộ cũng lúng túng, bó tay… Các loại bệnh cứ xà quần, hết thứ này sanh thứ khác, bởi cái gốc của nó không ở cái thân xác kia, nên đi đủ thứ bác sĩ cũng không khỏi cho đến khi vớ phải một … lang băm! Y học đă phải bào chế ra nhiều thứ thuốc, nào an thần, nào thuốc ngủ, nào giải lo (anxiolytique), thậm chí những thứ thuốc cực mạnh để cắt đứt cơn suy nghĩ của con người, làm cho họ rơi vào trạng thái hôn mê ngắn hạn để được thảnh thơi đôi chút, xa rời đôi chút những lo âu phiền muộn sợ hăi bao quanh!
Phật dạy: Muốn hang phục tâm ư, muốn an trụ tâm ư? Chỉ cần ‘diệt độ” tất cả chúng sanh, loại nào cũng “diệt độ”, cho vào Vô dư Niết Bàn sạch trơn, nhưng rồi thật ra … chẳng có chúng sanh nào được diệt độ cả!
Ối trời! Thiệt là choáng váng! Chưa kịp trấn tĩnh, Phật đă nói tiếp: “Tại sao vậy? Tại v́ Bồ táy mà c̣n có tướng ta tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả th́ … chẳng phải là Bồ tát! Lúc đó hẳn một số người trong thính chúng cũng hoang mang, thôi không dám àm Bồ tát nữa và xin rút lui có trật tự! Chính Tu Bồ Đề cũng phải kêu lên: Con có thể hiểu không khó những lời Phật dạy, nhưng liệu năm trăm năm sau, người ta có thể hiểu được không? Phật đă quở ngay: “Ông chớ nói thế!”. Bởi Phật tin tưởng ở tương lai, người ta có thể hiểu Phật nhanh hơn, phương tiện truyền thong tiến bộ hơn, và … đời sống con người cũng càng … khồ đau hơn, dù vật chất có được cải thiện mà phiền năo th́ cứ gia tăng! Tuy vậy, Phật cũng nói them: Sau này ai được nghe Kim Cang mà “không kinh, không hăi, không sợ” th́ đó hẳn phải có nhiều “thiện căn”! Nữa thế kỷ trước đây, Edward Conzé, tiến sĩ tâm lư, nhà Phật học nổi tiếng, người đă dịch Kim Cang sang tiếng Anh, bảo bạn ông, một nhà trí thức thần học, khi đọc bản dịch đó đă kinh ngạc kêu lên: Điên, điên rồi! Nhưng Edward Conzé không thấy điên, lại c̣n khẳng định: Hiệu quả sẽ được chứng minh qua áp dụng vào đời sống hàng ngày! Nguyễn Du đọc đi đọc lại Kim Cang cả ngàn lần, đến khi có dịp đi sứ sang Tàu, nh́n thạch đài phan kinh của thái tử nhà Lương mới than: Vhung tri vô tự thị chân kinh! (Cuối cùng mới hiểu ra kinh không chữ mới thật là chân kinh!) Người xưa th́ cũng đ~ nguyện “Nguyện giải Như Lai chơn thật nghĩa!”. Chắc hẳn phải có điều ǵ đó … bí ẩn!
Phật nói muốn hàng phục tâm th́ có bao nhiêu loại chúng sinh, dù sinh từ thai, sinh từ trứng, từ thấp, từ hóa, từ có h́nh hoặc không có h́nh, từ có tướng hoặc không có tướng, hoặc chẳng có tưởng mà cũng chẳng phải chẳng có tưỏng … đều phải “diệt độ” tất cả, cho vào … “Niết bàn” sạch trơn! Rồi, tuy ‘diệt độ” vô số vô lượng vô biên chúng sanh như vậy mà thật ra … chảng có chúng sanh nào được diệt độ tất cả!
Lâu nay chúng ta vẫn nghĩ chúng sanh là being, là êtres, là những sinh vật - gồm có cả con người trong đó – nên “diệt độ” hết chúng sanh th́ ta ở với ai? Có sách nói phải diệt độ hết chúng sanh đi mà đừng kể công, ấy mới là ḷng quảng đại, là chí nguyện của Bồ tát. Có sách lại bảo chúng sanh ở đây không phải là người, không phải là sinh vật mà là những tư tưởng, ư nghĩ, những khái niệm! Người b́nh thường chúng ta nghe chữ “diệt độ” chúng sanh, rồi đưa hết vào “Niết bàn” cũng thấy ớn! Thực ra chữ “diệt độ” ở đây không có nghĩa là tiêu diệt mà là giúp đưa hết cả qua bờ giải thoát.
Nghĩ cho cùng, cốt lơi có lẽ nằm ở hai chữ “chúng sanh”! Giải mă được từ khóa này th́ hy vọng mở được “Càn không đại nă di tâm pháp” như Vô Kỵ dưới hầm sâu trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung! Một hôm tôi đem thắc mắc “chúng sanh” mà hỏi một vị sư. Sư trả lời ngắn gọn: Tùy chúng nhi duyên sanh! Rồi thôi, chẳng nói ǵ thêm. Với tôi, thế là đă đủ, đă rơ! Vậy mà phải mất bao nhiêu thời gian trăn trở, kiếm t́m, suy gẫm. Tôi hiểu tại sao các vị thiền sư thường bắt học tṛ giă gạo, gánh nước, bửa củi nhiều năm mà chả chịu dạy ǵ, cho đến khi đủ chin muồi tự trong bản thân ḿnh! Cũng như người xưa đến thầy xin học thuốc, thầy coi gị, coi cẳng xong mới cho vào học, lúc đầu bắt chẻ thuốc, bào thuốc, tán thuốc, sắc thuốc … chừng năm bảy năm trời rồi mới cho bắt mạch, kê toa, bởi ầm một chữ là chết người. Đến khi thành tài … thầy c̣n gả con gái cho không chừng! Như vậy có thể nói chúng sanh ở đây không phải là chúng sanh như ta vẫn hiểu mà là do các “chúng” duyên với nhau mà “sanh” ra nên gọi là “chúng sanh” thôi! Duyên hết th́ chúng sanh cũng hết! Học Phật không được chỉ dựa vào câu chữ mà cũng không được rời câu chữ! Đoạn sau của Kim Cang nói rơ: “chúng sanh tức phi chúng sanh”! Ta làm quen cách nói “tức phi … thị danh” này trong Kim Cang! Đây là thứ ngôn ngữ “phá chấp” , cũng gọi là “ngôn ngữ ly niệm” nhằm phá vở “khái niệm” đă đóng khuôn trong vỏ năo chúng ta từ lâu. Bởi muốn giúp giải thoát con người th́ trước hết phải vượt qua những khái niệm, những định nghĩa cứng ngắc, chằng chịt, như lưới nhền nhện làm cho con người bị g̣ bó, dính mắc, khó mà thoát ra được. Mỗi ngành học đều có những terminology, thuật ngữ riêng của ḿnh. Danh từ y học chẳng hạn, chỉ người trong ngành hiểu với nhau, người ngoài không sao hiểu chính xác được, thậm chí một số từ y học không thể dịch mà phải phiên âm, phải giữ nguyên gốc để diễn đạt đầy đủ ư nghĩa sâu xa hơn. Chính v́ thế mà các thầy thuốc thường châm … tiếng Latinh với nhau khi nói chuyện, làm cho bệnh nhân nghe chới với không hiểu mô tê, rồi có khi diễn dịch sai, hiểu lầm, đâm ra hoang mang.
Tùy “chúng duyên nhi sanh” là tùy theo các duyên mà sanh ra thứ “chúng sanh” này hay “chúng sanh” khác! Cho nên mới có “vô số, vô lượng, vô biên” chúng sanh! Bản than ta cũng là một chúng sanh v́ do các ‘uẩn” (chúng) sác, thọ, tưởng, hành, thức hợp lại mà thành … Nói cách khác là do cha mẹ ḿnh “duyên” … với nhau mà có ḿnh, chớ nếu hai người “vô duyên đối diện bất tương phùng” th́ c̣n lâu! Đó là chưa kể ông nội “gặp gỡ” bà nội, ông ngoại “gặp gỡ” bà ngoại. (Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên ǵ hay không? ND). Cho nên ḿnh mới có cơ hội mang gene của cả gịng họ kể cả gène tính khí hoặc gène suyễn, tiểu đường! Hai nguyen tử H và O “duyên” duyên với nhau th́ sanh ra thứ này hay thứ khác, nếu thêm C vào nữa th́ có khi thành dấm, có khi thành rượu! Ta mà “duyên” với rượu th́ cũng lắm chúng sanh sẽ được tạo ra! Cơn giận chẳng hạn. V́ một lời nói xúc xiểm nào đó của ai đó, có khi làm ta bừng bừng nổi giận! Lời qua tiếng lại một lúc th́ “chúng” đă “sanh” ra lắm chuyện! Từ chúng sanh “lời nói” có thể chuyển sang chúng sanh “đấm đá” … như chơi! Cơn giận, long tham, nổi buồn, sự sợ hăi, lo âu, căng thẳng … đều là những “chúng sanh”, nó quậy phá trong tâm ta làm cho ta bị bấn loạn, phiền năo, khổ đau không ngớt! Ngay cả những con người rất dễ thương quanh ta, có khi mới sang sớm là tiên, là Bồ tát, chiều đến đă biến thành Atula, dạ xoa … các thứ như chơi! Mà ta cũng vậy dưới mắt người khác!
Có thực “ba cái lăng nhăng nó quấy ta” chăng? Không hẳn! Gió không động, phướn không động. Tâm ta mới động. Tâm ta mà thanh tịnh rồi th́ “chấp’ hết! Cơn giận nỗi buồn ǵ cũng “diệt độ” xong ngay! “Chúng” nào “sanh” ra th́ ta … “diệt độ” hết, nghĩa là dẹp bỏ sạch trơn. Đến lúc mặt hồ không xao động th́ ánh trăng mới vằng vặc soi ! Nhưng c̣n lâu! C̣n phải khổ công rèn luyện dài dài! Không thể nóng vội được. Chữ “diệt” ở đây thực ra không có nghĩa là tiêu diệt, mà là “dẹp bỏ” qua một bên, hay c̣n có nghĩa là “không thể phát sanh ra” nữa, tức là một trạng thái “vô sanh”! Tiếng Việt ta thật hay: Sanh sự th́ sự sanh! Vậy nếu ta… rèn luyện giỏi, ta có thể “diệt độ chúng sanh” được lắm chớ! Diệt độ hết chúng sanh mà thực ra không có chúng sanh nào được diệt độ cả, bởi có c̣n sanh ra nữa đâu mà diệt với độ!
Nhưng h́nh như thế vẫn c̣n chẳng phải!
Khi hiểu được “chúng sanh tức phi chúng sanh thị danh chúng sanh”, ta tưởng đă nắm được từ khóa để mở vào cho tang “Kim Cang”, nhưng thực ra c̣n lâu, bởi v́, vậy mà chẳng phải vậy.
Trở lại không khí buổi truyền trao “gươm báu” lúc đó, thấy không ít người bối rối v́ câu nói với ngôn ngữ ly niệm của ḿnh, Phật liền hỏi: Tại sao vậy (hà dĩ cố)? Rồi khẳng định: “Bởi v́ Bồ tát c̣n có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả th́ chẳng phải Bồ tát”.
Tôi lại một phen chưng hửng! Tưởng Phật sẽ giải thích, ai ngờ Ngài lại nói một câu có vẻ chẳng ăn nhập ǵ với phần trên! Chắc lại có một bí ẩn ǵ ở đây! Lúc đầu tôi nghĩ đến ngôi thứ nhất thứ nh́, thứ ba, số ít số nhiều với các thời quá khứ, hiện tại, vị lai, như một cách chia “verbe” để nói lên mối quan hệ giữa ta, người, không gian, thời gian, nhưng h́nh như không phải vậy! Tôi lại nghĩ hay đó là một biểu đồ có ba trục không gian và một đường cong thời gian, trên đó mỗi cá nhân xác định vị trí của ḿnh trong xă hội, mối tương quan của ḿnh với nhữ ng “chúng sanh” khác ở một thời điểm nào đó! Cũng không phải vậy! Vậy th́ là cái ǵ? Măi sau tôi mới vỡ ra: Đó chíng là trạng thái vô ngă của hành giả trên bước đường giải thoát! Hành giả phải “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”- thực sự vô ngă- th́ mới có thể “độ nhất thiết khổ ách”; mà có “độ nhất thiết khổ ách” cho ḿnh rồi th́ mới có thể giúp cho người khác được, mói xứng danh là Bo6` tát. Cho nên đây là một đ̣i hỏi có tính quyết định, là điều kiện “ắt có” để …
Vô ngă không dễ thấy! Dù có thể dùng lư luận, triết lư về duyên sinh, duyên khởi, về cái không để thấy vô ngă, nhưng đó chỉ là cái vô ngă của lư thuyết, của khái niệm! C̣n vô ngă ở đây lại là một trạng thái, một cảnh giới - được cảm nhận bởi hành giả qua một quá tŕnh tu tập dài lâu và miên mật: Thiền! Thiền đă có từ xa xưa. Ngay hồi c̣n nhỏ xíu, một hôm, thái tử Tất Đạt Đa trong lúc ngồi dưới bóng cây coi người ta làm ruộng đă t́nh cờ rơi vào trạng thái sơ thiền. Sau này trên đường học đạo, Ngài đă gặp hai vị thầy dạy thiền cao nhất thời bấy giờ, và chỉ trong một thời gian ngắn, ngài đă vượt qua tám cảnh giới thiền cho đến phi tưởng phi phi tưởng mà vẫn chưa yên, phải từ biệt ra đi t́m con đường riêng của ḿnh! Khi đạt đến cảnh giới thiền thứ chin, “diệt thọ tưởng định” th́ mới hết chuyện, lúc đó ngài mới trở thành bậc Giác ngộ thực sự, bậc Toàn giác! Nói cách khác, “diệt thọ tưởng định” mới là thứ thuốc chữa tận gốc căn bệnh phền năo, khổ đau mà các giai đoạn trước đó chỉ là chữa triệu chứng, kiểu đau đâu chữa đó nên cứ bị tái phát hoài. Chữa tận gốc là chữa dứt điểm, hết sợ tái phát, hết sợ di chứng! “Diệt” trong diệt thọ tưởng định ở đây không hẳn mang nghĩa triệt tiêu mà là không để nảy sinh! Cắt bỏ một khối u không bằng pḥng ngừa không để khối u sinh ra. Pḥng bệnh hơn chữa bệnh. Tóm lại, để xứng danh là Bồ tát th́ phải vượt qua được cửa ải này. Nói khác đi, Bồ tát phải “hành thâm” thiền định cho rốt ráo, đạt đến trạng thái vô ngă – không c̣n thấy có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả ǵ cả - không c̣n phan biệt, chấp trước ǵ nữa – th́ mới thênh thang thơng tay vào chợ mà không sợ vướng bụi trần!
May thay, nghe cho kỹ th́ Phật đă dạy Tu Bồ Đề rất “Chư Bồ tát Ma ha tát ưng như thị hang phục kỳ tâm”. Ma ha tát là lớn, là đại. C’ac vị Đại Bồ tát đều đă làm như vậy mà hang phục tâm ḿnh! Chớ c̣n … “tiểu” Bồ tát hoặc mới phát tâm … sơ sơ th́ cũng chớ nóng vội! Phải nhẫn nhục, phải tinh tấn dài lâu.
“Phật cáo Tu Bồ Đề” chính là để nhắc nhở những ai muốn bước vào con đường Bồ tát th́ không thể không thiền định. Bởi không định th́ khó mà tuệ. Giới sẽ dẫn đến định, định sẽ dẫn đến tuệ và ngược lại. Đây là một tam giác cân, có hai chiều xuôi ngược. Theo tôi, để điều trị cho tận gốc bệnh “tham sân si” th́ chỉ có thể dùng thuốc đặc trị là “giới định tuệ”. Giới để chữa tham, định chữa sân và tuệ chữa si. Nhưng nếu chữa triệu chứng th́ không thể chữa dứt điểm được, nó sẽ tái phát, nó sẽ để lại di chứng. Vậy muốn chữa rốt ráo, chữa tận gốc, th́ phải ph&ối hợp cả ba thứ thuốc, ba mặt giáp công. Định không thôi dễ mù mịt, giới không thôi dễ cố chấp, tuệ không thôi dễ ba hoa. Tuy vậy rơ ràng là tùy đối tượng mà ba thứ thuốc này sẽ gia giảm cho phù hợp. Người hay “sân”, dễ thương dễ nhớ dễ sầu dễ bi - Rồi bị thương người ta giữ gươm đau / không muốn chữa không chịu lành thú độc (XD) hay “Chưa gặp em mà đă biệt ly ? Hồn anh theo dơi bóng em đi” (HMT) th́ chữa bằng định là tốt nhất. Người trí thức, cóp nhặt gom góp, tự hào v́ “đăy sách” của ḿnh th́ chữa bằng tuệ để khống chế, hàng phục triệu chứng “si” trước. Khi tuệ sáng ra th́ tự dưng thấy cần phải giới, cần phải định. Nhưng trong cả ba thứ thuốc đó căn bản nhất vẫn là định. V́ có định mới đạt tới vô ngă, mới diệt được “thọ tưởng”, mới không c̣n phân biệt, chấp trước. Lăo Tử bảo nh́n người đạt đạo thấy họ “độn độn hề” – nghĩa là thấy họ có vẻ “khờ khờ” thế nào ấy - bởi họ đă khác, đă vô tranh, đă vô sinh rồi!
Nếu bài học đầu tiên Phật dạy là đói ăn khát uống, nặng về Giới th́ bây giờ bài học thứ hai là về Định. Từ “Phật cáo Tu Bồ Đề” đến “… tức phi Bồ tát”, có sự nhất quán, trải dài tiến tŕnh thiền định, từ dục giới, sắc giới rồi vô sắc giới, rồi vượt qua tất cả để cuối cùng đạt đến diệt thọ tưởng định, c̣n gọi là “cửu thiền”, bậc thiền thứ chin! Nghe cứ y như “Độc cô cửu kiếm” mà bí quyết nằm ở chỗ các chiêu thức linh hoạt dính kết không tách rời từ hữu chiêu đến vô chiêu cuồn cuộn như nước chảy mây trôi, không kẻ hở, đến một lúc chiêu thức không c̣n mà chỉ c̣n kiếm ư, không thấy có ta có người nữa mới thật sảng khoái, mới thật là tuyệt chiêu! Lúc đó th́, đúng là “năng sở song vong”, trâu cũng mất mà người chăn cũng không c̣n! Đến rồi biết! Đừng nói suông. Phật đă dạy như vậy.
Dĩ nhiên c̣n có nhiều tầng lớp ư nghĩa khác nữA cần được trải nghiệm để tự khám phá, tự phát hiện. Đó là cái mà trong kinh Phật gọi là “vô lượng nghĩa”! Gươm báu trao truyền ở đây chính là khả năng “phá chấp”. Khi c̣n chấp, nghĩa là c̣n cột chặt vào một nghĩ cố định nào đó là hăy c̣n “trụ” c̣n dính, c̣n mắc, sao đạt được cái gọi là “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”? Một chiêu “phá kiếm thức” trong “Độc cô cửu kiếm” của Lệnh Hồ huynh đệ vung lên đủ phá kiếm trận của mười lăm cao thủ vơ lâm đang vây hăm chàng. Khi đạt đến vô chiêu, chắc c̣n kinh thiên động địa hơn nữa! Phá kiếm thức chỉ là một chiêu đơn giản của “phá chấp” mà thôi! Vào một lúc nào đó ta sẽ cảm nhận, sẽ khám phá thêm, sẽ “ngộ” thêm nhiều tầng lớp, ư nghĩa khác nữạ Điều quan trọng là thực hành, là khám phá, phát hiện qua sự thể nghiệm. Chính ở đó, mới biết thế nào là không thể nói được (bất khả thuyết), không thể bàn luận được (bất khả tư ngh́) vậy! Ngôn ngữ cũng đành “bó tay” vậy!
Khi thấy Tu Bồ Đề và mọi người trong thính chúng có vẻ như hả hê v́ đă được chỉ dạy xong cách hàng phục tâm, th́ Phật đă vội gọi: Lại nữa ! Này Tu Bồ Đề! Khiến cho mọi người sực tỉnh. Lại nữa ư ? Đúng vậy, Phục thứ, Tu Bồ Đề. Bồ tát ư pháp, ưng vô sở trụ hành ư bố thí! Bồ Tát ở trong pháp, đừng trụ vào đâu cả để mà làm việc bố thí!
Tôi lại một phen chưng hửng! Bồ tát ở trong pháp? Pháp ǵ ? Ưng vô sở trụ bố thí là bố thí làm sao ? Tự dưng đang bàn chuyện diệt độ chúng sanh, chuyện thiền định vô ngă cao xa vời vợi bỗng nhảy đùng vào chuyện xin cho, chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện bố thí này nọ ?
Đọc kinh sách, chúng ta dễ bối rối khi thấy từ “pháp” có lúc là cách thế, là phương pháp, có lúc lại là một trong lục trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp! Bồ tát ở trong pháp, th́ pháp đây là phương pháp, là cách thế. Có sáu cách thế giúp rèn luyện để trở thành một vị Bồ tát gọi là Lục độ: Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ. Bố thí là yếu tố thứ nhất, được nói đến đầu tiên ở đây! Bố thí là cửa ngơ dễ nhất – ai cũng có thể làm được – mà cũng là khó nhất, không phải ai cũng làm được!
Với hai câu hỏi của Tu Bồ Đề “Làm cách nào để an trụ tâm? Làm cách nào để hàng phục tâm?” th́ Phật đă chỉ dạy cách hàng phục trước. Hàng phục th́ … dễ, dạy trước, an trụ khó, dạy sau. Rơ ràng cái tâm viên ư mă, cái tâm quậy phá, như ngựa chứng, như trâu điên sức mấy mà an trụ được nếu chưa hàng phục! Hàng phục là trị nó, là làm cho nó quy hàng, làm cho nó chịu phép, bấy giờ mới tính chuyện “an trú” nó, cho nó ra đảo hoang hay vào rừng sâu. Cũng như người ta bắn thuốc mê để hàng phục mấy con voi điên ở rừng Tánh Linh (B́nh Thuận) dạo nọ, trước khi chở nó lên Darlak để tiếp tục thuần hóa nó, làn cho nó ngoan ngoăn và trở nên hữu ích?
Hàng phục … không khó, nhưng là bước căn bản, không có không xong! Chỉ cần giới và định là đủ. Giới và định th́ h́nh như những người có mặt trong buổi truyền trao “gươm báu” này ai cũng đă quen thuộc, nhiều người thậm chí c̣n có “chức danh” này khác! Nhưng sao tâm vẫn chưa an? Vẫn thấy c̣n nhộn nhạo? Ấy là bởi thuốc chưa đủ mạnh, trị chưa tận gốc, cần phối hợp với một thứ thuốc đặc trị mạnh hơn, đó là Tuệ! Có giới, định mà thiếu tuệ vẫn chưa xong, bệnh vẫn c̣n tái phát. Hàng phục mà chưa an trụ cũng vậy!
Muốn an trụ tâm ư? Dễ lắm! Th́ đừng có trụ vào đâu cả! “Ưng vô sở trụ” là xong hết! Đừng trụ vào đâu cả th́ sẽ được an trụ? Câu nói nghe lạ, nhưng tuyệt diệu! Muốn an tâm ư? Th́ hăy vô tâm! Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền (Trần Nhân Tông). Vô tâm ở đây không phải là bỏ mặc, là mặc kệ! Không phải thế. Trần Nhân Tông đă rời bỏ vương triều, đi tu trên núi Yên Tử, vậy mà khi quân Nguyên sang xâm lấn nước ta, nhà sư đâu có mặc kệ, ông tức khắc xuống núi, bày mưu tính kế, góp sức đánh đuổi ngoại xâm. Cái “vô tâm” của ông là ở chỗ đánh đuổi xong giặc, th́ xoa tay, về núi tu tiếp. Muốn an trụ th́ vô trụ, muốn an tâm th́ vô tâm. Đơn giản vậy. Lục tổ Huệ Năng chỉ nghe lóm một câu mà đại ngộ, c̣n ta sao cứ măi mịt mờ! Ấy là bởi ta c̣n ham “dính mắc”, ham tích cóp hơn là từ bỏ, buông xả, bố thí!
Phật nói rơ hơn: Vô sở trụ nghĩa là … đừng có trụ vào sắc bố thí, đừng có trụ vào thanh, hương, vị, xúc, pháp …. Tóm lại đừng có trụ vào tướng! Bất trụ tướng bố thí. Trụ là dựa, là dính, là mắc. Bố thí mà dính mà mắc, mà dựa vào ‘tướng”, vào h́nh thức th́ chưa phải là bố thí đúng nghĩa! Bố thí mà c̣n thấy có kẻ cho người nhận, có quay TV để lăng xê tên tuổi, để hù thiên hạ, để “đầu tư” kiếm danh, kiếm lợi, kiếm phước th́ chưa phải là bố thí đúng nghĩa. Đúng nghĩa là … bố thí bất vụ lợi, bố thí không thấy có ta có người có vật bố thí, bố thí được như vậy mới … thực là hạnh phúc. Đó là cách bố thí vô tướng, bố thí không dính mắc, không toan tính. Một đời lận đận đo rồi đếm/ Mỏi gối người đi đứng lại ngồi! (Bùi Giáng). Cái bố thí mà Phật dạy để có Tuệ chính là cái bố thí vượt qua, vượt ra, vượt lên, bố thí ở bờ bên kia, bờ tuệ giác, bố thí balamật đó vậy.
Chữ Hán khá thú vị. Chữ mộc là cây (trần) ghép với mục là mắt (căn) mới thành chữ “tướng”, chưa có chuyện ǵ xảy ra, nhưng khi ghép thêm chữ tâm vào đó nữa th́ đă trở thành chữ tưởng, bắt đầu sanh chuyện! Vạn pháp do tâm là vậy. Hàng phục tâm, an trụ tâm đúng là điều mấu chốt. Người mới tu thường t́m đến núi cao rừng rậm cho khuất mắt, khỏi bận ḷng, nghĩa là tách cái tâm ra khỏi các tướng. Họ lánh trần, ly trần (chớ không phải ĺa trần) là để không c̣n sanh sự nữa. Người đắc đạo rồi th́ thơng tay vào chợ! Như các chàng Đào cốc lục tiên trong tiểu thuyết Kim Dung, ngớ ngớ ngẩn ngẩn, chịu sự sai khiến của người khác, lúc vầy lúc khác, lúc thông thái lúc điên rồ, tranh cải nhau chí chóe loạn xạ suốt ngày. Khi Lệnh Hồ Huynh đệ học được Dịch cân kinh chính truyền rồi th́ không c̣n sợ Đào cốc lục tiên nữa, họ trở thành bạn chí cốt của nhau !
Ḍ sông ḍ biển dễ ḍ. Đừng coi mặt mà bắt h́nh dong! Thấy vậy mà không phải vậy! Dựa vào “tướng” th́ dễ vở mộng! Lầm chết! Phật cho một thí dụ cụ thể: Thiên hạ nói Phật có 32 tướng tốt, vậy ai có 32 tướng tốt đều có thể coi là Phật chăng? Biết bao lần Đường tăng lầm chết người như thế! Cả Trư Bát Giới, Sa Tăng cũng h́ hục lạy yêu quái. Trừ lăo Tôn nhờ con mắt thứ ba, lăo Tôn trợn lên một cái th́ … vượt qua tướng, thấy cái thực chất, cái tánh bên trong! H́nh thức không gạt được lăo Tôn! Phật dặn đi dặn lại: Đừng có lấy h́nh sắc mà tưởng Ta, đừng có lấy âm thanh mà cầu Ta …! Thời buổi bây giờ người ta … gạt nhau hơi nhiều! Người khôn ăn ḅn kẻ dại. Quảng cáo nghe bùi tai, tiếp thị thấy sướng mắt… Thỉnh thoảng cũng nên trợn con mắt thứ ba lên một cái!
Điều cần nhớ “bất trụ tướng bố thí”, “vô sở trụ hành ư bố thí” chớ không phải không bố thí. Vẫn có bố thí, vẫn c̣n bố thí, vẫn cần bố thí. Miếng khi đói bằng gói khi no. “Bố thí” một cách thế cho mọi người sống hạnh phúc, không lo âu, sợ hăi, là cái mà Phật gửi gắm, tin tưởng vào các vị Bồ tát sẽ “vị tha nhơn thuyết”, dù một chữ một câu, dù tứ cú kệ đẳng …
Bố thí đă vậy th́ các “độ” khác cũng phải vậy! “Ưng vô sở trụ hành ư bố thí” th́ cũng ưng vô sở trụ hành ư tŕ giới, ưng vô sở trụ hành ư nhẫn nhục v.v… Không chỉ bố thí đừng trụ, đừng dính mắc mà tŕ giới cũng đừng trụ, đừng dính mắc Quả là không dễ! Không dễ nên mới phải tu, phải rèn, phải luyện dài lâu!
Một lần nọ, tôi hỏi một vị Sư “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” có phải là câu hay nhất trong kinh Kim Cang không th́ Sư nhẹ nhàng bảo không, trong kinh Kim Cang câu nào cũng hay cả! Quả thật dần dần tôi cũng thấy ra kinh Kim Cang chỗ nào cũng hay cả, mà h́nh như ngày càng hay hơn, nhất là khi … áp dụng vào đời sống hằng ngày, đúng như Edward Conzé nói. Cách viết, cách tŕnh bày tưng chữ từng câu chặt chẻ, thuyết phục và nói chung là … hấp dẫn! Tôi bị cuốn hút vào Kim Cang cũng như trước kia với Tâm Kinh. Tâm Kinh - dạy cho Xá Lợi Phất, một đại đệ tử thông tuệ, trí thức nhất của Phật – h́nh như là để trả lời rốt ráo cho câu hỏi Tại sao mang tính lư thuyết; c̣n kinh Kim Cang th́ nói cho Tu Bồ Đề, vị đại đệ tử giải không đệ nhất, vô tranh, ưa tĩnh mịch, vốn xưa là người ưa nổi nóng, dễ giận hờn … là để trả lời cho câu hỏi Cách nào ?, nhằm hướng dẫn thực hành. Dĩ nhiên những buổi giảng này dành cho các đại đệ tử, hoặc các vị tu sĩ, không phải dành cho ta nên ta lớ ngớ, bỡ ngỡ, chưng hửng cũng là chuyện b́nh thường thôi! Có điều lớ ngớ, bỡ ngỡ, chưng hửng lại có của nó. Nó giúp ta tự thâm nhập, tự phát hiện, tham gia trong quá tŕnh nghiền ngẫm, thử nghiệ, khi thấy tin được th́ đem ra áp dụng vào đời sống hằng ngày để giải quyết những vướng mắc, phiền năo, chẳng cũng khoái ru ? Chẳng hạn câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà ai cũng biết, ai cũng đọc như thần chú để an ủi … cơi ḷng mỗi khi phiền muộn, cũng là câu mà Lục tổ Huệ Năng hơn ngàn năm trước, chỉ nghe lóm mà đại ngộ cũng đáng cho ta nghiền ngẫm miệt mài lắm chứ! Đừng trụ vào đâu cả để mà sanh cái tâm th́ sẽ … sướng, sẽ vui, sẽ hạnh phúc, sẽ thoát mọi ‘khổ đau ác nạn”. Thật ư ?
Đừng trụ vào đâu cả ? Đừng trụ vào đâu cả .. ư ? Ờ mà có lư! Khi xem hai đội banh xa lạ đụng độ nhau, tôi xuưt xoa thưởng thức những đường banh hay đẹp, nhưng khi một trong hai đội là … đội của tôi – tôi là “fan” của họ - th́ ôi thôi tôi lo lắng, khổ sở, bực dọc đủ thứ với từng đường banh, từng cầu thủ, trọng tài. Tôi … nguyền rủa, la hét, sỉ vả, rồi mừng rỡ khi đội ḿnh thắng hay ngậm ngùi cay đắng khi đội ḿnh thua! Ăn mất ngon, ngủ mất yên v́ cái đội banh … quái quỷ mà tôi thương mến!
Hai thiền sinh gặp cô gái ở khúc song sâu đang lung túng không dám lội qua. Một vị t́nh nguyện cơng qua. Trên đường về chùa, vị kia bỗng hỏi: - Làm sao mà một ông sư lại cơng trên lưng một cô gái đẹp như vậy chớ ? Ơ hay, tôi đă “buông” cô ta xuống lâu rồi, c̣n anh sao vẫn cứ “cơng” cô ta đến bây giờ vậy!
Có nhiều cách cơng. Cơng cô gái là một cách, cơng cái ư tưởng về cơng cô gái là một cách khác. Cô gái th́ đă bị đặt xuống rồi nhưng cái ư tưởng kia th́ vẫn c̣n quấn quit măi không thôi, có lẽ c̣n đi vào cả giấc mơ! Người kia thấy cô gái là cô gái, cần giúp th́ giúp. Người nọ, thấy cô gái là cô gái … đẹp, băn khoăn tự hỏi có nên giúp hay không, giúp có phạm huy không, thậm chí c̣n bần thần ‘trăm năm biết có duyên ǵ hay không” nữa không chừng! Người cơng càng lâu th́ càng mệt, càng sớm c̣ng lưng! Nhưng đâu có dễ mà bỏ xuống chứ! Nghi Lâm tiểu sư muội cơng Lệnh ồ Huynh đệ bị thương (truyện Kim Dung) có một phen mà tâm thần bấn loạn dài dài! Cho nên, Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm thật không dễ!
Phật dạy muốn không trụ vào đâu cả (vô sở trụ) th́ phải ly tướng, rời bỏ các h́nh thức, hiện tượng bày vẽ bên ngoài, vượt qua hiện tượng để thấy được cái thực chất bên trong. Ly được tất cả các tướng đă xứng danh là Phật; thấy được các tướng chẳng phải tướng là đă thấy Như Lai! Nhưng làm sao mà ly đây ? Thế nên có người lên núi, làm một cái cốc … trong hang động để xa lánh sự đời! Nhưng vẫn chưa ổn chút nào v́ cái tâm vẫn cứ c̣n quậy phá. Rơ rang ở đây không phải vấn đề trốn chạy, v́ chạy đi đâu cho thoát cái tâm chính ḿnh, một khi tâm vẫn chưa an ? Khi tâm đă an rồi th́ đâu chẳng là … cốc, đâu chẳng là hang động ? Cho nên có thể nói chuyển từ “ly tướng” bên ngoài đến .. “ly tướng” bên trong là cả một sự chuyển hóa từ lượng sang chất.
Thị cố, Tu Bồ Đề! Chư Bồ tát Ma ha tát ưng như thị sanh thanh tịnh tâm … Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ … Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm!
Vậy đó, Tu Bồ Đề! Các vị Đại Bồ tát làm như vậy đó mà có được tâm thanh tịnh! Làm như vậy đó là làm làm sao ? Câu trả lời là rời khỏi các tướng,không c̣n phan biệt ngă nhân, chúng sanh, thọ giả, là tách rời mọi thứ hiện tượng, không để bị mà mắt, bị hút vào những chuyện lăng xăng, ư niệm ngôn từ nọ kia, làm cho người ta vướng mắc, vùng vẫy không ra như bị mắc vào lưới cá! Những vị Đại Bồ tát đó đă được thực hành bố thí kiểu mới … và dĩ nhiên cũng đă có tuệ giác kiểu mới, vượt lên, vượt qua, vượt ra …Gaté, gate, paragaté!
Kinh Duy Ma Cật kể có một lần kia, trong một buổi họp mặt giữa các vị Bồ tát, các vị được người ta tung hoa đầy người - giống như các fan hâm mộ tung confetti vào thần tượng của ḿnh bây giờ - th́ đa số các vị người nào cũng bị dính, trừ các Đại ồ tát! Nên nhớ, các vị Đại … Bồ tát! Chớ c̣n Tiểu … Bồ tát hoặc Bồ tát … sơ sơ th́ có dính confetti chút đỉnh cũng không sao. Từ từ mà gỡ. Đừng nóng vội! Đại ồ tát th́ … trơn tuột, không c̣n cái ǵ có thể dính được nữa! Kim Cang viết thật súc tích, chặt chẻ: V́ Đại ồ tát là những vị đă thật vô sở đắc, thật vô sở hành … Những chữ “thật” đó khiến ta không khỏi giật ḿnh. Hoị hiểu lời Phật dạy là chiếc bè giúp qua song, hiểu ngón tay Phật chỉ là để nh́n thấy trăng chớ không phải trăng … Tóm lại, tâm họ đă hoàn toàn “vô sở trụ”, không trụ vào đâu cả, không dính mắc vào đâu cả! Không trụ vào đâu cả th́ chỉ c̣n một chỗ trụ ấy là … tự tại! Quán Tự tại Bồ tát … hành thâm Bát nhă …!
“Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”, Trần Nhân Tông, sư tổ Trúc Lâm đă nói đến cái vô tâm như vậy từ bảy trăm năm trước, c̣n Lục tổ Huệ Năng, th́ hơn một ngàn ba trăm năm trước cũng đă nói đến vô niệm. Dĩ nhiên vô tâm không phải là không có tâm, không c̣n tâm, cũng như vô niệm không phải là không có niệm, không c̣n niệm. Vô niệm, vô tâm thực ra chỉ có nghĩa là cái tâm trong sang, cái niệm thanh tịnh, đă hoàn toàn không c̣n phan biệt, không c̣n dính mắc (chấp trước). Trần Nhân Tông vẫn xuống núi, đánh đuổi quân Nguyên, nhưng khi xong giặc th́ trở về núi tu tiếp, không “dính mắc” chi nữa! C̣n Huệ Năng, “ngộ” rồi mà vẫn lẫn trong đám thợ săn hang chục năm để tu rèn và giúp đỡ người. Cho nên tâm cứ sanh miễn là tâm thiện, tâm có ích cho ḿnh, cho đời. “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” cũng chính là “Ưng sanh kỳ tâm nhi … vô sở trụ” vậy! Đâu có bảo phải dập tắc tâm đi, thui chột tâm đi, tiêu diệt tâm đi để trở thành sỏi đá hay người ngơ ngáo tâm thần sao? Mà “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” (TCS) kia mà!
Tu Bồ Đề hào hứng hỏi: Thưa Thế Tôn, vậy xin hỏi kinh này có tên gọi là ǵ và phụng tŕ ra sao? Phật nói: Kinh này gọi là Kim Cang Bát nhă Balamật. Nói xong h́nh như Phật giật ḿnh, coi chừng không khéo họ lại … “trụ” vào nữa th́ hỏng bét! Phật bèn nói tiếp: Bát nhă Balamật không phải là Bát nhă Balamật nên mới gọi là Bát nhă Balamật vậy!
Lại nói về Tu Bồ Đề, sau khi đă hỏi rơ tên kinh, sau khi đă ngậm ngùi rơi lệ, cảm than bao nhiêu năm theo Phật mà bây giờ mới được nghe lời dạy thâm sâu thế này, bỗng đứng lên lập lại câu hỏi lúc đầu “… Vân hà ưng trụ ? Vân hà hàng phục kỳ tâm ?” cứ y như chưa từng nghe ǵ cả! Lạ thật! Chẳng lẽ Tu Bồ Đề đă “lẫn”, đă “lẫm cẫm” đến độ vậy sao? Điều đáng ngạc nhiên là Phật không hề rầy la “Ông chớ nói vậy!” mà trái lại c̣n trả lời một cách ân cần hơn! Chắc phải có điều chi bí ẩn nữa ở đây!
Chắc không phải vô cớ mà Phật chọn Tu Bồ Đề để dạy Kim Cang cũng như đă chọn Xá Lợi Phất để dạy Tâm kinh! Ở đây một thầy một tṛ đă tung hứng, sắm vai (role playing) rất khéo để hướng dẫn một lớp đệ tử mới, những người dấn thân, sẵn sàng xuống núi cứu khổ pḥ nguy chớ không im ĺm khổ hạnh dưới những tàng cây t́m đường giải thoát cho riêng ḿnh. Cho nên suốt kinh Kim Cang, Phật nhắc đi nhắc lại, động viên các đê tử hăy “vị nhơn diễn thuyết”, hăy “quảng vị nhơn thuyết” dù chỉ tứ cú kệ đẳng, dù chỉ một câu một chữ! Xuyên suốt Kim Cang, ta thấy Phật thiết tha muốn truyền bá Chánh pháp rộng răi, làm cho bánh xe pháp mau lăn đi, kịp cứu người ra khỏi “căn nhà lửa”! T́nh trạng lửa cháy mà nhẩn nha, rù ŕ hoài sao được. Phải hành động. Phải nhanh chóng. Dập tắt lửa. Cứu người. Thậm chí có kẻ nào v́ cứu người mà bị cháy xém, bị hiểu lầm, bị chê cười, chế diễu, sĩ nhục … th́ cũng nên hiểu rằng ấy là v́ “nghiệp” xưa phải trả, nợ xưa phải đền. Cứ nhẫn nhục. Cứ tinh tấn. Không nản chí. Không dao động. Thế nhưng cái nguy cơ vẫn c̣n ŕnh rập ở đó, bởi lại dễ có khuynh hướng xây nên những bức tường mới ngăn chặn mọi mầm mống phát triển do chấp bám, kiêu căng, tự măn.
Cho nên mặc dù đă dạy rốt ráo ở phần trước rồi, Phật không quên nhắc đi nhắc lại rằng “pháp” mà Phật dạy là bất khả đắc, bất khả thủ, là vô thực vô hư, là chiếc bè qua sông, là ngón tay chỉ trăng! Nhưng trong cái không khí háo hức, sôi nổi của buổi truyền trao “gươm báu” này không khéo lại nảy sanh những vấn đề mới!
Có lẽ nhận ra cái “tâm” chưa an, chưa trụ chút nào của thánh chúng, Tu Bồ Đề đành phải nhắc lại câu hỏi lần nữa! Không hề có chuyện “lẫn”, chuyện “lẩm cẩm” ở đây!
Nhưng, thực ra, cả phần đầu của bộ kinh Kim Cang, Phật chỉ mới dạy … một nửa! C̣n một nửa nửa! Phần nửa đầu bộ kinh nhấn mạnh đến việc có một thứ “pháp” để hành, nếu muốn được tâm thanh tịnh. “Bồ tát ư pháp hành ư …” Nghĩa là cứ theo pháp đă dạy đó mà hành. Nào bố thí, nào tŕ giới, nào nhẫn nhục … cứ thế, miễn là làm theo một cách mới. “Bố thí mà không phải bố thí”. Vượt qua, vượt lên, không vướng, không kẹt vào tướng, không trụ vào đâu cả! C̣n tướng là c̣n “hư vọng”. Phải thấy tướng chẳng phải tướng mới thấy đúng bản chất, sự thật, chân như. Nói khác đi, tướng vẫn c̣n là cái ǵ đó rất “vật chất”, là cái thấy nghe, nếm ngửi, rờ rẫm được. Cái đó nói chung, “ly” không khó, rời bỏ không khó. Cứ trốn vào hang núi, trốn vào rừng sâu là xong. Tắt cái đài (TV) th́ hết chuyện, bấm cái nút th́ hết nghe … dù đang ở trong một thế giới phẳng! Giả mù, giả điếc, giả câm, không khó! Chuyện dễ ̣m vậy mà lâu nay sao nó vẫn làm khổ ta, hớp hồn ta, quay ta như quay dế, làm ta thất điên bát đảo, để rồi khi “nh́n lại ḿnh” th́ “đời đă xanh rêu” (TCS)!
“Ly tướng” dễ ư? Vậy có cái ǵ “ly” khó hơn nữa chăng? Có đó! Mối t́nh đầu bao giờ cũng đẹp. Người xưa bao giờ cũng tuyệt vời (miễn là đừng gặp lại!). Một lời nói của kẻ thù bao giờ cũng sôi sục. Mười năm quân tử … trả thù chưa muộn! “Thù trả chưa xong đầu đă bạc”! Cái ǵ làm ta sôi ? Cái ǵ làm ta sục ? Cái ǵ làm ta thấy đẹp hơn xấu hơn? Không phải là tướng nửa rồi mà là tưởng, là tâm, là niệm. Là cái không h́nh không sắc, không mùi vị, chẳng âm thanh … Nó “núp” ở đâu đó trong ta, từ một “kho chứa” vô h́nh nào đó, sẳn sàn bùng lên ngọn lửa phừng phừng trong ta với đủ thứ phép mầu đó vậy ? “Ngày xưa mưa rơi th́ sao? Bây chừ mưa rơi lại buồn…” là không phải tại mưa mà tại ta. Trốn chạy nó cách nào, hàng phục nó cách nào, trụ nó cách nào, cái tâm “sinh sự” đó ? Câu hỏi quá hay chớ? Đáng hỏi đi hỏi lại cho rơ ngọn ngành chớ! Tóm lại một nửa trước Kim Cang dạy cách …”ly tướng”, một nửa cuốn kinh sau dạy cho ta cách “ly niệm” (ly tâm). Cái dễ dạy trước. Cái khó dạy sau! Tu Bồ Đề hỏi hai lần là … có lư!
Rơ ràng cách trả lời là không giống nhau cho một câu hỏi giống nhau! Lúc mới “phát tâm” sơ sơ th́ phải làm như vầy như vầy, bây giờ đă “đương sanh như thị tâm” rồi, dễ tưởng ḿnh có “pháp” để truyền, có pháp để thuyết nên c̣n dễ vướng bận hơn xưa, dễ dính mắc hơn xưa, dễ vác bè khi đă qua sông, dễ bắt mọi người nh́n ngón tay ḿnh…!
Phật dạy ǵ ? Chả có pháp ǵ để đắc cả đâu! Cái gọi là “A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề” ǵ đó nó đă sẵn có đó rồi, ai cũng sẵn có rồi, chẳng qua bị che khuất đi mà thôi. T́m thấy một món sẵn có sao gọi là “đắc”? Thế nhưng cũng không phải là không có. Nó có mà là không. Nó không mà là có. Vô thật vô hư. Thú vị là khi thấy được điều ẩn tàng bên trong mọi “pháp”, vượt qua tướng để thấy “ thật tướng” th́ pháp nào cũng là pháp Phật cả: “Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp”. Pháp ở đây không c̣n khu trú ỏ nghĩa một cách thế, một phương pháp nữa mà đă là toàn bộ sự vận hành của tâm, nội dung của tâm. Và như vậy, pháp vô ngă cũng như nhân vô ngă!
“Tu Bồ Đề, nhược Bồ tát thông đạt vô ngă pháp giả, Như lai thuyết danh chơn thị Bồ tát”. Bồ tát phải thông pháp vô ngă cũng như thông nhân vô ngă, mới xứng danh Bồ tát!
Nhân vô ngă và pháp vô ngă như hai cánh chim bay lượn. Như Đồ long đao phải có Ỷ thiên kiếm! Như Ỷ thiên kiếm phải có Đồ long đao! Khi lấy được bí quyết giấu trong Đồ long đao, dẹp được giặc ngoại xâm rồi th́ Trương Vô Kỵ về … vẽ long mày cho Triệu Minh! Khi đánh đuổi xong giặc Nguyên Mông rồi th́ Trần Nhân Tông rửa tay gác kiếm, một ḿnh một ngựa quay về Yên Tử!
Cái “đối cảnh vô tâm” ở đây mới thật là tuyệt vời đó vậy!
“Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp” (tất cả pháp đều là pháp Phật) không có nghĩa là các pháp đều do Phật làm ra, mà chỉ muốn nói một sự thật là tất cả các pháp đều vô ngă! Vô ngă bởi vô thường, bởi duyên sanh. Bởi không có tự tính riêng biệt. Nó được tạo ra do những điều kiện như một phản ứng hóa học nhờ một xúc tác, nhờ nhiệt độ, áp suất nào đó … của tâm. Khi hợp khi tan, khi c̣n khi mất. Như ráng chiều, như mưa sớm, như tia chớp, như sương mai. Tâm vô thường, Pháp vô ngă. Phật là phàm phu giác ngộ, thấy biết cái chuyện hiển nhiên đó nên thoát khổ. C̣n ta, ta cũng thấy, cũng biết mà sao cứ măi loay hoay? Bởi thấy đó mà quên đó. Không chịu “sửa”, không chịu “tu”, không chịu uốn nắn cái tâm ḿnh nên mới sinh sự, mới khổ, mới mệt, mới vất vả. Đáng đời ta! C̣n người có tu, có sửa, thấy được cái “Nó vậy đó” rồi th́ sẽ vui, sẽ hạnh phúc, v́ đă “đặt gánh nặng xuống” rồi vậy! Một xă hội mà ai ai cũng vui, cũng hạnh phúc hóa ra là Thiên đường, là Niết bàn ư? Sao không! Cái đó có thể gọi là cơi Phật, là Phật quốc, Phật độ. Thiên đàng hay Niết bàn có ngay ở đây và bây giờ nếu ta biết làm cho “cơi người ta” trở thành cơi “Phật” đó vậy!
Có lẽ thính chúng - những trai thiện, những gái lành - được nghe bài học trong buổi truyền trao “gươm báu” hôm đó đă mường tượng ngay ra một cảnh “thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái, lững lờ khe yến cá nghe kinh …”(CMT), nên ai cũng háo hức muốn ra tay làm cái ǵ đó, sắp đặt, bày biện cái ǵ đó, để tạo dựng nên một thế giới an b́nh thanh tịnh cho mọi người, cũng có người nghĩ đến chuyện phất cờ gióng trống nhằm thu hút “chúng sanh” để có cơ hội mà … “vị tha nhơn thuyết”!
Phật như “đi guốc” trong bụng mọi người bèn nghiêm khắc bảo: “Trang nghiêm Phật độ giả, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm!”. Trang nghiêm cơi Phật ư? Chẳng phải trang nghiêm mới thực là trang nghiêm!
Bởi trang nghiêm mà chăm bẳm, mà cố t́nh vẽ vời, kiểu cọ … th́ đă bị dính mắc, không đáng gọi là Bồ tát. Như người thầy thuốc kém chuyên môn dễ bày biện những đồ nghề loảng xoảng để hù dọa bệnh nhân, dễ châm hàng ngàn tiếng Latinh để khiếp phục người bệnh! Thầy thuốc giỏi th́ không cần phải vậy. Không cần bày vẽ, không cần hù dọa. Cho nên trang nghiêm đúng nghĩa th́ không cần phải trang nghiêm mà vẫn cứ là trang nghiêm. Trang nghiêm tự bên trong kia! Bồ tát tu lục độ vạn hạnh cho đàng hoàng, tới nơi tới chốn rồi th́ không cần phải trang nghiêm mà vẫn là trang nghiêm đó vậy! Nhưng, coi thường trang nghiêm, bảo không cần trang nghiêm th́ cũng không phải. Th́ quay về núi, ngồi dưới gốc cây, hỏi không đáp cho xong.
Tôi thường lang thang thăm thú các chùa chiền nơi này nơi khác. Lang thang và nh́n ngắm, hít thở, học hỏi. Có nơi, xưa là chốn u nhàn, thanh tĩnh, chơn chất, tự dưng thấy ḷng sảng khoái, lâng lâng, nay “cơ chế thị trường” đă tô son trét phấn, thếp vàng dát bạc, tự dưng thấy ḷng hoang mang, bỡ ngỡ. Nhưng nghĩ lại, tại ḿnh. Không phải tại phướn, cũng chẳng phải tại gió! Cất chùa, xây tháp, đắp tượng, đúc chuông … cần lắm chứ. Gơ mơ tụng kinh, niệm Phật … cần lắm chứ. Gơ mơ tụng kinh cho đến nhất tâm bất loạn chẳng phải là định, là tuệ sao? Cầu nguyện cho đến mức thấy ḿnh … tan ră cùng tượng đá chẳng phải là … thiền sao? Lạy Phật mà đúng cách, đúng kỹ thuật, theo cùng hơi thở chánh niệm th́ chẳng những không c̣n đau lưng sưng khớp mà c̣n giúp cho máu huyết lưu thông, tăng cường sức đề kháng, sức dẻo dai cho cơ thể đó chứ!
Một khung cảnh “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái/Lững lờ khe yến cá nghe kinh/ Vẳng bên tai một tiếng chày ḱnh …” cũng khiến cho “Khách tang hải giật ḿnh trong giấc mộng!” (CMT) đó chứ! Làm cho người ta giật ḿnh cũng cần lắm chứ! Giật ḿnh mới sực tỉnh được! Tỉnh rồi mới ngộ được chứ! Chuyện h́nh thức đâu có thể coi thường!
Không có Hàn San tự kia th́ sao có tiếng chuông chùa làm nao ḷng lữ khách giữa đêm khuya tự ngàn năm cũ?
Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(Trương Kế).
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
(Tản Đà dịch)
Nhưng do đâu mà lữ khách rung động v́ tiếng chuông chùa Hàn San? Hay chỉ v́ trăng tà, tiếng quạ, sương khuya, lửa chài, cây bến … đă bày biện cho lữ khách một cơi tâm hồn, một cơi “trang nghiêm”, một cuộc dọn ḿnh để tiếp nhận tiếng chuông chùa vang vọng giữ đêm khuya? Người thỉnh chuông có ư ǵ đâu?
Học Kim Cang tôi cứ giật ḿnh đánh thót. Đang hào hứng th́ bị “dội” ngay một gáo nước lạnh, đang mơ màng th́ bị giựt tóc mai, đang ngon trớn th́ bỗng khựng lại, vừa định chê bai th́ vỗ đùi, th́ ra thế, vừa định gật gù th́ bị cốc đầu, không phải vậy! Nghiền ngẫm, học hỏi rồi mới thấy Kim Cang thực ra có hai phần rơ rệt, mà trộn lẫn vào nhau đan chéo lấy nhau. Hai mà một, một mà hai. Chẳng phải một mà cũng chẳng phải khác! Phần đầu dạy “ly tướng”, đừng trụ vào đâu cả để mà sanh tâm, Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm; phần sau dạy “ly niệm” (vô niệm), cứ sanh tâm đi miễn là đừng trụ vào đâu cả! Ưng sanh kỳ tâm nhi … vô sở trụ, hay nói cách khác là “Ưng sanh vô sở trụ tâm”. Một đằng, dạy không để bị cuốn hút vào những màu sắc, những âm thanh, mùi vị … Bồ tát mà c̣n cứ chăm bẳm “dĩ sắc, dĩ thanh âm” th́ … đang “hành tà đạo”. Tâm thông th́ thuyết mới thông! Dù có mở cờ gióng trống đi nữa chẳng qua cũng chỉ là cái cớ, cái duyên, chẳng cầu, chẳng bận. Cứ rèn luyện nội công cho thâm hậu đi, đừng nóng vội khoe khoang chiêu thức! Người mới học vơ nào cũng ham, cũng mê chiêu thức! Khi nội công thâm hậu rồi th́ một cái búng tay, một cái giở chân, một tiếng đàn, tiếng sáo … chẳng phải là tuyệt chiêu đó sao?
Đang sôi nổi chuyện “trang nghiêm không phải là trang ngfhiêm mới thực là trang nghiêm” th́ Phật bỗng xoay qua chủ đề khác: Tu Bồ Đề! Ư ư vân hà? Như Lai hữu nhục nhăn phủ? Tu Bồ Đề ông nghĩ sao? Như Lai có “mắt thịt” không ? Dạ có! Như Lai có mắt thịt! Tu Bồ Đề vội đáp. Hỏi ta, chắc ta ấp úng, không dám nói. Ta dễ nghĩ rằng Phật hẳn chỉ có Phật nhăn c̣n phàm phu chúng ta mới có nhục nhăn chứ, ai dè Kim Cang nói Phật cũng có nhục nhăn như phàm phu, chẳng khoái lắm ru ? Và ḷng tự tin bổng dâng lên. Hèn chi mà Bồ tát Thường Bất Khinh gặp ai cũng cung kính vái chào “Xin chào ngài, một vị Phật tương lai …” Thế rồi Tu Bồ Đề dạ có, dạ có, năm lần cả thảy! Th́ ra Phật có đủ cả năm thứ con mắt: nhục nhăn, thiên nhăn, huệ nhăn, pháp nhăn, Phật nhăn … Những năm thứ con mắt ư, có nhiều lắm không?
Dĩ nhiên “mắt” là để nh́n, để “thấy”! Và, nhiều loại con mắt là để thấy nhiều … kiểu – nói khác đi là để nh́n dưới nhiều “quan điểm”, nhiều góc độ khác nhau - chứ không khư khư bám chặt lấy quan điểm của ḿnh, khư khư cho rằng ḿnh đúng người sai để chí chóe hoặc để thượng cẳng tay hạ cẳng chân! “Thấy” như thế nào là một chuyện hệ trọng. Thấy thế nào sẽ dẫn tới nghĩ suy, nói năng, hành động thế đó! Thấy sai sẽ suy nghĩ, hành động sai. Bồ tát Quán Thế Âm có ngh́n mắt ngh́n tay là để trên mỗi bàn tay đều có một con mắt!
Thấy và biết liên quan chặt chẻ với nhau nhưng không phải là một! Thấy vậy mà không phải vậy, không phải vậy mà vậy! Thấy có thể dẫn đến cái biết, nhưng biết không ở chỗ cái thấy. Bởi thấy do mắt c̣n biết th́ do … năo! Vậy mới có xung đột, mười người mười ư, mới có “điên đảo mộng tưởng”! Biết rộng dễ thấy rộng – nh́n xa trông rộng - biết ít dễ thấy hẹp, thiên kiến, thiển cận! Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung!
Trong Bát chánh đạo th́ Chánh kiến ở vị trí số một! “Kiến” mà không chánh dễ lệch lạc! Chánh kiến rồi mới có chánh tư duy! Không th́ cứ loay hoay không lối thoát hoặc lư luận chẳng tới đâu!
Thấy và biết có khi xa lơ xa lắc dù cũng căn đó cũng trần đó! Chuyện kể hai vợ chồng nhà kia đang xem xiếc trong rạp. Cô diễn viên trẻ đẹp mặc một bộ đồ biễu diễn rất hấp dẫn đang treo ṭn ten trên chiếc đu bay! Người vợ bỗng kêu lên: Bên dưới không có ǵ hết! Anh chồng gật đầu đồng ư. Nhưng sau một lúc nh́n kỹ lại, anh nói: Không phải! Bên dưới có lớp vải màu da người đó chứ! “Tôi muốn nói không có lưới bảo đảm dưới cái đu bay, c̣n ông đang nói cái ǵ vậy hử?”! Th́ ra, yêu nhau là cùng nh́n về một hướng, nhưng thấy … khác nhau! Người vợ th́ … từ bi, ông chồng th́ … từ ái!
Chỉ riêng nhục nhăn, mắt thịt, đủ lôi thôi rồi! Nhăn cầu to hơn một chút đă sinh tật cận thị, trông gà hóa cuốc. Giác mạc cong không đều một chút đă sinh loạn thị, nh́n cái ǵ cũng méo mó. Rồi loạn sắc, quáng gà … đủ thứ! Rồi cườm nước, cườm khô, bong vơng mạc, thoái quá hoàng điểm, hoa đốm hư không, cứ tưởng tại không gian ai ngờ tại mắt ḿnh lăo hóa! Khi mất dao th́ cái mắt thịt đó thấy người nào cũng giống kẻ ăn cắp dao. Mắt thịt chỉ là một cấu trúc của “tứ đại” giúp ta thấy – mà không giúp ta biết. Cái biết nằm ở đàng sau ḱa. Nằm ở vỏ năo, ở thùy chẩm ḱa. Mắt thịt chỉ tiếp thu ánh sáng, h́nh thể, màu sắc… rồi dẫn truyền về cho năo phân tích, tổng hợp, so sánh … Tâm thức thế nào th́ vạn pháp thế đó. Mặc sức mà vẽ vời. Mặc sức mà diễn dịch, mà phê phán, nhận xét, rồi chí chóe, rồi sứt càng mẻ gọng v́ những “nhỡn quan” khác nhau! Mắt thịt không có lỗi! Căn trần gặp nhau tạo ra “tướng” th́ cái tướng cũng không có lỗi! Chính cái tâm ta nhiễu sự, “dán” vào cái tướng đó mới thành ra “tưởng”, mới sinh sự. Mà sinh sự th́ sự sinh! Các vị A-la-hán được gọi là “vô sinh” bởi họ đă được giải thoát!
Vấn đề chuyển hóa cái tâm đó cách nào, huấn luyện cái tâm đó ra sao, để thấy cho đúng và biết cho đúng. Từ cái tâm “điên đảo mộng tưởng”, cái tâm luôn sinh sự, xuyên tạc, lăng xăng, căng thẳng, mệt mỏi đến cái tâm “vô sinh”, vô sự, vô hành … thảnh thơi vui thú có khó lắm không? Khó, nhưng có thể. Miễn là phải tinh tấn, phải thiền định … để đạt đến trí tuệ. Khi rèn tập như vậy, dần dà ta có những con mắt… mới!
Thiên nhăn - mắt thần – là những loại … siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp (MRI) bây giờ! Nó cũng là … kính hiển vi điện tử, phóng lớn hàng triệu lần, là viễn vọng kính khổng lồ … nh́n xa hàng triệu năm ánh sáng! Thời Phật chưa có hiển vi điện tử, chưa có viễn vọng kính, chưa có siêu âm, chụp cắt lớp … vậy mà Phật vẫn thấy được trong ly nước kia có vô số vi sinh vật, thấy được tam thiên đại thiên thế giới chớ không phải chỉ ḿnh ta cô độc trên quả địa cầu! Quả là Phật có thiên nhăn! Các nhà khoa học thường dừng lại ở thiên nhăn. Bởi họ chỉ lo t́m kiếm, phát hiện những thứ ở bên ngoài mà quên nh́n vào bên trong. Trừ những nhà khoa học cỡ như Einstein. Gần đây có vẻ các nhà vật lư học, các nhà sinh học, với những tiến bộ khoa học kỹ thuật của ḿnh đă có thể “thấy” ra nhiều chuyện lạ, và giật ḿnh không ít. Tuệ nhăn là con mắt thứ ba, con mắt bất nhị, con mắt nh́n rơ chân không mà diệu hữu, vô thường, vô ngă. Tuệ nhăn có khi là đủ. Đủ để dừng chân, đủ để quay đầu lại. Đủ để vượt qua “bờ bên kia”. Tủm Tỉm cười một ḿnh. Ung dung. Tự tại.
Thế nhưng, h́nh như mọi sự không dừng lại ở đó. Nếu chỉ vậy th́ đức Phật có lẽ sẽ quanh quẩn dưới gốc bồ đề, việc ǵ phải lặn lội gió mưa đi khất thực và truyền trao giáo pháp suốt cả cuộc đời? Những vị học tṛ của Phật chắc cũng yên bề tự tại, có đâu buổi truyền trau “gươm báu” nhằm hướng dẫn một lớp trai thiện gái lành dấn thân vào đời làm những vị Bồ tát hôm nay? Cho nên cần có “pháp nhăn”! Con mắt pháp là một “con mắt” lư tưởng, hoài bảo cao đẹp, có phần lăng mạn nữa! Muốn vậy họ phải xả thân, phải chí nguyện, và trước hết phải … “chủng ngừa” đầy đủ cho chính ḿnh trước khi xuống núi! Không chủng ngừa đầy đủ, họ dễ bị nhiễm ô, mắc bệnh! Kim Cang luôn nghiêm khắc nhắc nhở chưa có điều này th́ chưa xứng danh Bồ tát, chưa có điều kia th́ chưa xứng danh Bồ tát! Có con mắt pháp đó họ mới đủ sức thơng tay vào chợ, Anh chàng Tất Đạt trong “Câu chuyện của ḍng sông” (Hermann Hesse, Phùng Khánh dịch) là một điển h́nh! Một vị sa môn, lăn lóc vào đời, gặp một người đàn bà đẹp, tham gia vào chuyên buôn bán làm ăn, mới đầu mọi thứ trôi chảy nhưng sau th́ … sụp đổ hoàn toàn. Chàng tuyệt vọng sắp tự tử bên bờ sông, chợt nghe được lời mách bảo của ḍng sông mà đại ngộ! Lần này th́ “ngộ” thiệt! Lần trước - dưới màu áo sa môn - tưởng ngộ mà chưa ngộ. Thế rồi chàng trở thành một lăo già chèo đ̣, ngày ngày đưa khách sang sông! Có pháp nhăn rồi mới có thể tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên đó vậy!
Tu Bồ Đề! Ư ư vân hà? Như lai hữu Phật nhăn phủ? Tu Bồ đề, ông nghĩ sao? Như lai có Phật nhăn không? Phật mà không có Phật nhăn thi ai có? Nhưng Phật nhăn là ǵ ? Là cái thấy biết của Phật, là “tri kiến Phật”. Ba chục năm trước khi chưa đi tu thấy núi là núi, thấy sông là sông, sau nhân theo bậc thiện tri thức chỉ cho chỗ vào, thấy núi chẳng phải núi, sông chẳng phải sông, rồi nay thể nhập chốn an vui, tịch tĩnh, lại thấy núi là núi, sông là sông … Một thiền sư bộc bạch.
Phật không cần phải tốn nhiều thời gian đến thế, với cái nh́n Phật nhăn, cái “tri kiến Phật” th́ núi bao giờ cũng là núi và sông bao giờ cũng là sông. Nhưng đó là cái núi khác, cái sông khác, cái núi của “sắc tức thị không” và cái sông của “không tức thị sắc”, không vướng bận, không dính mắc.
Bùi Giáng, một thi sĩ thấm đẫm Kim Cang thường hạ những câu “hà dĩ cố” trong thơ có lần viết “c̣n hai con mắt khóc người một con …”, mà Trịnh Công Sơn đă nối theo: C̣n hai con mắt một con khóc người! Con mắt c̣n lại …? Ừ, con mắt c̣n lại th́ sao nhỉ? Con mắt c̣n lại … nh́n một thành hai, nh́n em yêu thương nh́n em thú dữ … Con mắt c̣n lại là con mắt ai ? Con mắt c̣n lại nh́n tôi .. thở dài!” (TCS). Phải rồi, cái con mắt c̣n lại quả thực là con mắt gây phiền hà! Nó bị diplobie, nh́n một thành hai! Nhưng người bị diplobie th́ nh́n một thành hai giống hệt nhau c̣n đầu này nó nh́n em … yêu thương thành em thú dữ, rồi c̣n “nh́n tôi lên cao nh́n tôi xuống thấp…” nghĩa là cái nh́n đầy hận thù, hằn học. Nó như của ai khác – “con mắt c̣n lại là con mắt ai?”, nó quan sát ta, nh́n ngắm ta và rồi nó … thở dài thấy mà ghét! Thở dài, bởi nó thấy ta tội nghiệp! Thấy ta đáng đời! Chi mà khổ rứa ? Đó chính là con mắt của “Thức”. Của biện biệt, so sánh, đếm đo. Khi “thức” biến thành “trí” th́ mọi chuyện đă khác! Trí là trí tuệ, ở đây là Prajnă, Bát nhă! Lúc đó. Con mắt c̣n lại/nh́n đời là không/nh́n em hư vô/nh́n em bóng nắng! Là không, chứ không phải bằng không, đó là cái không của có, cái có của không. Không bất dị sắc. Không tức thị sắc. Duyên sinh. Vô thường. Tóm lại, c̣n hai con mắt … “khóc người một con” kia là con mắt của Bi! “Con mắt c̣n lại nh́n đời là không” này chính là con mắt của Tuệ. Bi mà không có Tuệ (Trí) th́ cứ sẽ khóc hoài, dỗ không nín. Nên cần có con mắt Tuệ để giải thoát.
Giải thoát cho ḿnh và cho người, dĩ nhiên.
Như đă nói, học hỏi, nghiền ngẫm Kim Cang, một người b́nh thường như tôi hết chưng hửng và chới với như lúc đọc đến phần kết của kinh! Thật ra với tôi, Kim Cang phần nào cũng là phần kết, câu nào cũng là câu kết! Nhiều lúc cứ tưởng đă hết, đă dứt, đă xong rồi, ai dè lại mở ra một khung trời mới, lồng lộng hơn, thăm thẳm hơn, kỳ lạ hơn. Cứ cuồn cuộn như thế.
Ở đoạn kết, kinh đang bàn đến những chuyện vời vợi cao xa từ vi trần đến tam thiên dại thiên thế giới, rồi nhất hiệp tướng này nọ … bỗng đột ngột lại đặt câu hỏi “Vân hà vị nhơn diễn thuyết?” (Diễn giảng cho người cách nào đây?) như vốn là chủ đề chính xuyên suốt cả buổi “gươm báu trao tay” naà cho những trai thiện gái lành, các vị Bồ tát tương lai! Câu trả lời chắc nịch: “Bất thủ ư tướng, như như bất động”! Nghĩa là dễ lắm, đừng có bám vào hiện tượng th́ sẽ thấy được bản chất, thấy được cái Chân Như đời đời bất động đó thôi! Nhưng làm sao để “bất thủ tướng” làm sao để được như như bất động” khi quanh ta đầy những chằng chịt, quấn quít không ngơi ? Đang băng khoăn thắc mắc như vậy th́ “Hà dĩ cố” (tại sao vậy ?) Rồi gút: “Ưng tác như thị quán”!
Như thị quán? Quán cái ǵ? Quán cách nào? Quán để làm ǵ? Câu trả lời là th́ cứ “quán” (xem xét, quan sát) mấy cái chuyện sờ sờ trước mắt đó, những chuyện mà ai cũng thấy cũng biết, cũng nói tới nói lui từ lâu rồi đó thôi! TRớt quớt! Tươ/ng cái ǵ ghê gớm lắm, ảo diệu lắm, cao siêu lắm! Ai dè bảo cứ quán những cái tầm thường như giấc mộng, như cầu ṿng, sương mai, ánh chớp … Chẳng có ǵ mới mẻ, lạ lung cả! Đơn giản vậy thôi sao? Đơn giản vậy mà giải quyết được rốt ráo vấn đề cốt lơi làm sao để an trụ Tâm, làm sao để hàng phục tâm và từ đó mà “thọ tŕ đọc tụng vị nhơn diễn thuyết” Kim Cang ư ? Kim Cang bảo đúng vậy, chỉ cần vậy! Cứ “ưng tác như thị quán” là xong! Không chưng hửng ngỡ ngàng sao được!
Nhớ lại lúc ban đầu, khi tiếp cận Kim Cang, cũng tưởng sẽ gặp cái ǵ ghê gớm lắm, cao siêu lắm, ai dè toàn kể chuyện Phật đói bụng, bưng b́nh bát đi xin cơm, về trải tọa cụ ngồi ăn, xong dọn dẹp y bát, rồi xếp bằng … thở! Chỉ có vậy! Rồi đến đoạn cuối này, những tưởng sẽ gặp cái ǵ cao siêu lắm, uyên áo lắm ai dè cũng chỉ bảo hăy cứ quan sát những hiện tượng hàng ngày mà ai cũng thấy cũng biết! Để chi vậy? Để thấy vô thường, thấy ảo hóa … ?
Th́ mọi người đă chẳng nói rồi đó ư? “Thoạt sinh ra th́ đă khóc chóe, trần có vui sao chẳng cười kh́ (NCT), rồi nào cuộc đời “.. Như gió nổi như mây thổi như chiêm bao…” (CBQ), rồi nào “… Giấc Nam kha khéo bất b́nh/Bừng con mắt dậy thấy ḿnh tay không” (NCT) đó ư ?
Nhưng v́ sao mà một người như Lục tổ Huệ Năng, chỉ nghe lóm một câu trong kinh Kim Cang mà đại ngộ ? V́ sao mà một người như Nguyễn Du đă phải nghiền ngẫm kinh Kim Cang đến ngàn lần, để rồi phát hiện: Chung tri vô tự thị chân kinh! (Cuối cùng mới hiểu ra kinh không chữ mới thật là chơn kinh!)
Kinh không chữ ư ? Ô hay, có lẽ nào Kim Cang mà ta đang đọc, đang nghiền ngẫm đây chỉ là … cái vỏ của kinh, cái tạm mượn để nói lên bằng thứ tiếng người, ghép chữ nghĩa quanh co làm tạm một chiếc bè qua sông? Có thể lắm chứ. Nếu không, việc ǵ Kim Cang cứ mỗi lần nói xong lại vội vàng xóa đi ngay, như luôn sợ người ta tưởng thiệt, bám lấy! Không phải vô cớ mà Huệ Năng bảo không biết chũ, chỉ biết nghĩa! Biết nghĩa là biết cái ngoài chữ, không dính vào chữ. Nhưng Huệ Năng cũng bảo học Phật không được sai một chữ, không được sót một câu! Thật là thú vị!
Đọc giữa những ḍng kinh, đọc kinh vô tự chắc chắn chẳng dễ chút nạ! Mỗi người sẽ đọc rất khác nhau. Và như vậy nên mới có tám vạn bốn ngàn pháp môn, để phù hợp với căn cơ của mỗi chúng sanh! Do vậy, việc phan đoạn Kim Cang rồi đặt cho mỗi đoạn một tiểu tựa, như một “toát yếu”, rơ ràng là không ổn. Nó như buộc người ta phải nắm lấy ư đó mà suy luận, bám theo ư đó mà học, mà “vị nhơn diễn thuyết” … C̣n đâu là tinh thần “phá chấp” của Kim Cang ?
Tôi nghiền ngẫm, thực hành Kim Cang theo kiểu của riêng ḿnh. có khi lắp ghép như puzzle, có khi xoay trở như rubic … Khi gặp một vấn đề trong đời sống hàng ngày, tôi tự hỏi trong trường hợp này … Kim Cang bảo sao nhỉ? À, phải ly tướng! Chỗ nào có tướng là có hư vọng! À, chỗ này ly tướng chưa đủ mà phải ly niệm! Đừng có trụ vào đâu cả để mà sanh cái tâm! Nhất là cái tâm hay “sinh sự” của ḿnh! À chỗ này nói vậy mà chẳng phải vậy đâu! C̣n cỗ này chẳng phải vậy mà vậy đó! Tức phi mà thị danh. À, đừng có bám, đừng có chấp, đừng có khư khư! Khư khư cố chấp chỉ khổ ḿnh thôi! Nhưng đừng tưởng là không có tướng nhé! Đừng có ngây ngô mà đoạn “diệt” tướng nhé! Núi vẫn là núi, sông vẫn là sông. Chỉ có cách nh́n đă khác, cách thấy biết đă khác! Con voi vẫn là con voi, vẫn đủ cả đầu đuôi đủ cả ṿi. Nhưng nó là puzzle, là rubic, là lắp ghép. Nó vô thường. Nó duyên sinh. Nó vô ngă. Đừng căi nhau chí chóe bởi cách sờ voi của riêng ḿnh. Hăy nh́n bằng cả năm thứ mắt (ngũ nhăn) xem sao đă nhé! Nh́n thật chi ly cơi vi trần rỗi nh́n thật mênh mông cơi tam thiên đại thiên thế giới đi đă, thấy được cái “nhất hiệp tướng” xem sao … Nh́n bằng cái nh́n trong mỗi sát na rồi nh́n bằng cái nh́n miên viễn ngàn năm sẽ thấy điều ngộ nghĩnh, đáng… tủm tỉm cười hơn là khổ đau và phiền năo! Để rồi có hôm nào đó bỗng thấy “Ḷng chợt từ bi bất ngờ …! (TCS). Phải từ bi với ḿnh, và từ bi với người. Nào ngă, nào nhân, nào chúng sanh, thọ giả!
Phóng cực lớn một tấm ảnh chân dung của một người nào đó, dù rất quen, ta vẫn không thể nhận ra bởi chỉ thấy những ánh sang rời rạc màu sắc nhạt nḥa. Những đốm sang rời rạc nhạt nḥa đó không thể “đặc trưng” cho một ai cả. Khi tập họp lại với một số điều kiện nào đó, ta mới nhận ra h́nh ảnh của người quen kẻ lạ …
Vật lư học hiện đại cũng nhận thấy các hạt cơ bản có tính không liên tục, chỉ có sự tương tác, gắn kết để tạo ra vật chất, tạo nên cấu trúc cong xoắn của không gian - thời gian là một. Vật chất không c̣n th́ không gian - thời gian cũng không c̣n. Thế giới vi mô là một thế giới luôn dao động …
Kim Cang bắt đầu bằng một chuyện rất đỗi thường là ăn ngủ, đi đứng nằm ngồi, hít thở… và kết thúc cũng bằng một chuyện rất đỗi đời thường là mộng, huyễn, bào ảnh, sấm chớp… Th́ ra những cái sờ sờ đó, những cái tầm thường đó mới là sự sống, mới là cuộc sống. Những “thực tại hiện tiền” đó mới là kiếp người. Phật từ chối nói về những chuyện siêu h́nh cao xa, những chuyện thần thông quái lạ. Hăy cứu lấy người đang bị trúng tên. Rút mũi tên ra, làm sạch vết thương, khui+? độc, băng bó … cái đă! Hạnh phúc không ở đâu xa, không từ trên trời rơi xuống, cũng không phải do ai ban phát. Hạnh phúc ở trong ta và ở quanh ta. Hạnh phúc hay khổ đau, thiên đàng hay địa ngục là những cái do ta tự … tạo ra cho ḿnh, nên cũng phải do ta tự xoay chuyển lấy. “Phiền năo vô tận” thực ra cũng chỉ là bồ đề vô lượng nọ!
Cái ǵ “tạo ra sự khác biệt” – nói theo kiểu thời thượng bây giờ? Tại sao trong cùng một hoàn cảnh người th́ thảnh thơi tự tại mà kẻ lại quằn quại khổ đau?
Câu trả lời là để thấy thực tướng Bát nhă không thể dừng lại ở văn tự ma phải quán chiếu, nghĩa là phải thực hành, phải “hành thâm Bát nhă”! Kim Cang là để dạy thực hành đó. Muốn chữ bệnh th́ phải uống thuốc, chớ chỉ đọc … toa thuốc không thôi th́ dễ bị tẩu hỏa nhập ma lắm!
Trong buổi “Gươm báu trao tay” này là để chuẩn bị cho những trai thiện gái lành - những vị Bồ tát tương lai – dấn bước vào đời. Cũng có nghĩa là họ sẽ phải ăn phải uống, phải giặt giũ, đánh răng, thay quần áo …, cũng có nghĩa là họ phải thấy những điều người khác thấy, phải nghe những điều người khác nghe, phải nói những điều người khác nói. Nhưng lục độ vạn hạnh họ phải rèn tập, đi đứng naăm ngồi họ phải “trang nghiêm”, nói mà không vướng, thấy mà không mắc… Tóm lại họ phải sống một đời sống “ba-la-mật” thật sự th́ họ mới đích thị là Bồ tát! Cho nên phải kiên tŕ, phải tinh tấn, phải nhẫn nhục! Trong suốt kinh Kim Cang, Phật đă rất nghiêm khắc với những điều căn bản - ắt có và đủ - đó. Có cách nào hay hơn là dạy từ những th_ực tế của cuộc sống … để từ đó có thể sống một cách hạnh phúc, và nhất là biết sẻ chia cách sống hạnh phúc đó cho mọi người? Sẽ chia, không phải như chia một cái bánh mà là dạy cách làm bánh.
Kim Cang đ̣i hỏi thực hành. Phải tự than “hành thâm Bát nhă” cái đă, rồi nói ǵ th́ nói, thuyết ǵ th́ thuyết. Tâm có thông th́ thuyết mới thông.
Thiền và quán. Đó chính là con đường Phật đă trải nghiệm. “Cứ đến. Nếm thử đi. Rồi thấy”. Đừng hư luận, đừng giáo điều. Nó như là một khoa học thực nghiệm, chính xác và phổ quát. Phải tự ḿnh thể nghiệm thôi.
Một người thấy mộng, huyễn, bào ảnh, chỉ thấy có tàn phai và huyễn hoặc đầy phiền năo và khổ đau, th́ người được trang bị “gươm báu” trong tay sẽ biết nh́n bằng … năm thứ con mắt, sẽ thấy đàng sau sự tàn phai, huyễn hoặc kia là duyên sinh, là không, là vô ngă, một tất yếu, Chân như, Như Như. Cầu ṿnhg cứ là cầu ṿng, chẳng phải v́ có t́nh yêu của ta mà cầu ṿng rực rỡ, chẳng phải v́ t́nh ta tan vở mà cầu ṿng chóng tàn phai! Mộng, huyễn, bào ảnh có cái tuyệt vời của nó. Lúc đó thong tay vào chợ không c̣n sợ bị quấy nhiễu. Sống thời @, thế giới phẳng mà không thấy đảo điển. Chẳng khoái ru?
Cứ “như vậy” đó mà hàng phục cái tâm. Đó là Thiền. Cứ “như vậy” đó mà nh́n cho rơ bản chất của mọi sự vật, mọi hiện tượng. Đó là Quán. Và, chỉ có cách đó mới có thể “Bất thủ ư tướng. Như như bất động”!
Nguyễn Du đọc Kim Cang ngàn lần không uổng. Không chi/ đọc, ông thật sự “hành thâm”!
Măn cảnh giai không hà hữu tướng,
Thử tâm thường định bất ly thiền.
(Nguyễn Du)
(Tất cả cảnh không rồi th́ tướng c̣n đâu nữa?
Tâm ta đă thường định rồi, nhờ chẳng phút giây rời thiền!).
Cái Như Như – Chân Như - vốn không hề thay dổi. Chỉ có long tat hay đổi thôi! “Đào hoa y cựu” vẫn “tiếu đông phong” mỗi độ xuan về. Hoa đào năm ngoái c̣n cười gió đông, chẳng cần biết chàng thi sĩ Thôi Hộ kia đang đau khổ ra sao v́ “nhân diện đào hoa” năm nọ chẳng biết đă biền biệt về đâu ? Về đâu? Không về đâu cả! Bởi cũng chẳng đến từ đâu.
Ly tướng khác bất thủ tướng! “Ly”, mang nghĩa tránh né. Lên núi, xuống biển, cách ly với cơi nhân sinh, vui cùng cỏ cây mây nước … C̣n “bất thủ” lại mang ư nghĩa không bị dính mắc, một khi đă dấn than, vào cuộc, lăn lóc trong cơi hồng trần! Ly ở ngoài c̣n bất thủ ở trong. Bởi thủ là thủ ở trong tâm. Nên bất thủ khó hơn. Đó chính là “vô tâm” của Trần Nhân Tông, là “vô niệm” của Huệ Năng. Thủ th́ do “Ái” mà ra. Rồi v́ thủ mà sinh “hữu”. Ái, thủ, hữu … mới sinh sự. Cho nên bất thủ tướng khó hơn ly tướng. Ly nhứt tướng đă tức danh chư Phật, c̣n bất thủ ư tướng th́ … tức danh “Như như bất động”, Như Lai, Chân như vậy!
Nhưng dù không, dù ngă, mọi thứ vẫn luôn có cái tướng của nó. “Thế gian tướng thường trụ”! Tùy duyên mà bất biến. Bất biến mà tùy duyên. Chẳng thú lắm sao? Động tâm sinh sự, thức này tưởng nọ làm rối tung cả lên là tại ta! “Phiền năo vô tận” là tại ta.Tại ta sinh sự, tại ta không “như như bất động” được đó mà thôi! “…Đời tôi ngốc dại, tự làm khô héo tôi đây … Chiều hôm thức dậy chập chờn lau trắng trong tay …” (TCS).
“A nậu đa la Tam muội Tam Bồ đề ..” có lẽ là thành quả cuối cùng, vô thực vô hư, trong khi cái tâm “bồ đề” lại là tâm có thực, từ những hạt mầm được gieo trồng, chăm sóc, tưới bón cho “cây bồ đề” của ḿnh, đừng để nó héo, nó khô, cũng như phải siêng năng chùi rửa tấm gương của ḿnh, đừng để bụi bám, nhện giăng. Tinh cần, nhẫn nhục đâu có dễ! Tự lợi và lợi tha. Không từ bi với ḿnh sao có thể từ bi với người? Phải “quán tự tại” rồi mới có thể “quán thế âm”! Cho nên ở phần cuối, Kim Cang chỉ nhắc đến “tâm Bồ đề” của các vị “Bồ tát tương lai” mà không cần nói đến “A nậu đa la …” vô thực vô hư ǵ đó nữa. Đó chính là tinh thần rất thực tế của Kim Cang.
Nh́n lại hành tŕnh tu thiền của đức Phật ta thấy Người đă trải qua những chặng đường không kém cam go. Vượt qua tám chặng đường thiền định kinh điển mà vẫn chưa thấy được lối thoát thực sự bởi lúc nào cũng c̣n bị cái “tưởng” đếm quấy phá cho đến khi tự ḿnh t́m ra được một con đường riêng sau những tháng năm khổ hạnh miệt mài. Có thể nói đó là một bước nhảy vọt, từ lượng sang chất. Chính là cửu thiền, thiền thứ chin, diệt, thọ, tưởng, định. Lúc đó tưởng đă không c̣n để quấy rối nữa, thọ cũng không c̣n để khơi ng̣i nữa. Đă có thể “như như bất động” rồi vậy! Đă có thể thấy “… diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sanh mà thực ra không có một chúng sanh nào được diệt độ”! Bởi c̣n sanh ra nữa đâu mà diệt! “Bất sanh bất diệt” là vậy! Như người biết giữ ǵn sức khỏe, biết rèn luyện nâng cao sức khỏe th́ bệnh tật không phát sinh được, và như vậy th́ không có lư do ǵ để phải … uống thuốc! Ốm đau, bệnh tật tuy có thể giảm, mà “phoiền năo vô tận^ - từ tham, sân, si - … th́ vẫn c̣n kia, nên phải có cái nh́n mới, cái “tri kiến” mới, vượt ra, vượt qua, vượt lên – paramită, balamật – th́ mới giải quyết rốt ráo. Đó là con đường tất yếu mà một vị Bồ tát tương lai - những trai thiện gái lành - sẽ phải kinh qua, như là điều kiện ắt có và đủ. Thiền để thoát và Quán để vượt. “Hành thâm Bát nhă” đến độ chin muồi th́ mới có thể Bất thủ ư tướng, như như bất động, từ đó mà “vị nhơn diễn thuyết” đó vậy!
Khi nhận ra Vô thường, Vô ngà, Không … th́ hóa ra lại thấy cái ǵ cũng đáng quư, cũng tuyệt vời! Không có chuyện tiêu cực, buông bỏ ở đây! Đừng nói chuyện đoạn diệt. Kim Cang dạy rất kỹ. Thấy “thường” đă sai mà thấy “doạn” càng sai. Thấy có đă sai mà thấy không càng sai. Bồ gtát th́ “ bất tận hữu vi bất trụ vô vi”. Không có hữu vi th́ cũng chẳng thấy được vô vi! Núi vẫn là núi, song vẫn là song, khác chăng là một hành tŕnh miên mật của sự tu tập dài lâu để nhận ra “sắc tức thị không, không tức thị sắc”, chân không mà diệu hữu … Sự chuyển hóa chỉ có thể đến từ bên trong. Thiền và Quán. Lộ tŕnh đă vạch. Hành trang đă đủ. Cho nên không phải vô cớ mà tinh tấn và nhẫn nhục lại là những balamật không thể thiếu vắng trên hành tŕnh đi vào nội tâm.
Khi không c̣n chấp thủ, không c̣n tham ái, th́ mọi thứ đă trở nên nhẹ nhàng, thong dong tự tại.
“Gươm báu” đă được “trao tay’ từ đó!
“Và như thế tôi đến trong cuộc đời/ Đă yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi … (TCS).
Đỗ Hồng Ngọc
(Phụ lục 1)
Sức khỏe đựơc định nghĩa “ là một t́nh trạng hoàn toàn sảng khoái (well-being, bien-être) về thể chất, tâm thần và xă hội, chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật “ (WHO, Tổ chức sức khỏe thế giới, 1946) . Một định nghĩa như thế cho thấy cái gọi là “sức khỏe” của một con người không thể chỉ khu trú vào chuyện có hay không có bệnh, tật; cũng như không thể đánh giá sức khỏe của một cộng đồng mà chỉ dựa vào tỷ lệ giường bệnh, tỷ lệ bác sĩ…! Cái khó ở đây là làm cách nào đánh giá được “t́nh trạng sảng khóai” về cả ba mặt, thể chất, tâm thần và xă hội như định nghĩa đă nêu? Đánh giá sự sảng khoái, sự hài ḷng trong cuộc sống -cũng chính là hạnh phúc- là chuyện không đơn giản chút nào! Chính v́ thế mà măi nửa thế kỷ sau, WHO mới đưa ra đựơc một bảng “Đánh giá chất lượng cuộc sống” (Quality of Life Assessement) để cụ thể hóa định nghĩa sức khỏe đă nêu trên.
WHO định nghĩa Chất Lượng Cuốc Sống (CLCS) là những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống, liên quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ. Điều dễ thấy ở đây là cách đo đạc CLCS đặt trọng tâm lên cảm nhận cá nhân của từng người, cho thấy có cái nh́n khác xưa đối với bệnh tật và sức khỏe lâu nay chủ yếu dựa vào “cảm nhận” của thầy thuốc và sự “mách bảo” của máy móc xét nghiệm!
Trên thực tế, người thầy thuốc chỉ có thể chữa đựơc cái đau mà không chữa đựơc cái khổ, chỉ có thể chữa đựơc cái bệnh mà không chữa được cái hoạn. Do vậy mà dù khoa học y học ngày càng phát triển với những thành tựu đáng kinh ngạc nhưng cũng chỉ là manh mún và thiếu sót, t́nh trạng tâm thần, tự tử, bạo lực, bất an và các bệnh do hành vi lối sống gây ra như tim mạch, tiểu đường, béo ph́… cứ ngày càng phát triển! Thiền, phải chăng là một lối thoát?
Cho đến nay, các nhà y học chính thống và bảo thủ nhất cũng đă phải công nhận thiền là một phương pháp trị liệu khoa học và hiệu quả trên một số bệnh lư, cũng như cải thiện cả hành vi và lối sống, đem lại những hiệu quả tích cực cho sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. Ngày càng có nhiều nghiên cứu về lâm sàng và về sinh lư học trong thiền nhằm soi sáng nhiều điều trước đây chỉ được biết qua kinh nghiệm. Nhưng thực ra thiền không dừng ở đó. Thiền Phật giáo lại c̣n có những sắc thái riêng biệt, đáng đựơc nghiên cứu và thể nghiệm.
Khi Phật phát hiện ra con đường dẫn đến an vui, hạnh phúc, chính Ngài cũng ngại ngùng không muốn tiết lộ, không muốn bày tỏ, v́ con đường đó lạ lùng quá, ngược đời quá, khó có ai tin, có khi c̣n gây phản ứng ngược. Măi sau Ngài mới chịu nói ra, và dĩ nhiên rất đắn đo, nói từng phần, với mỗi người một cách khác nhau, tùy đối tượng. Bây giờ các thiền sư chứng ngộ cũng chỉ chọn một vài học tṛ có căn cơ để truyền đạt, v́ truyền không dễ, nhiều điều “nói không được”. Học tṛ phải quan sát trực tiếp ở thầy và phải thực hành miên mật. Có những học tṛ uyên thâm mà không đi tới đâu, loay hoay không thoát; có học tṛ giă gạo, nấu cơm, không biết chữ mà đại ngộ. Cho nên tin không dễ! Phật đă chẳng luôn nhắc nhở đừng vội tin, phải thực hành, phải thể nghiệm, phải trực tiếp lấy thân tâm ḿnh để mà quan sát chiêm nghiệm cho thật thấu đáo đó ư? Phật đă chẳng luôn nhắc nhở phải tinh cần, tinh tấn, miên mật, không được lơ là, chểnh mảng việc thực hành đó ư?
Trong đời sống thường ngày, những người b́nh thường như chúng ta cũng có thể có những phút “ngộ”: đời là vô thường, là bóng câu qua cửa sổ, là bọt bèo, là giấc mộng, Nhưng ta chỉ “ngộ” một chút rồi quên, rồi “trôi lăn” theo những tham sân si, những quấn quít chằng chịt không sao thoát nổi! Ngay những triết gia quay quắt t́m kiếm ư nghĩa cuộc đời, sự hiện hữu của kiếp người cũng vẫn loay hoay với bao triết thuyết rồi đâu vào đó. Hẳn phải có một con đường khác. Phật khẳng định có con đường khác đó: “Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí…”. Đó chính là con đường hạnh phúc mà Phật đă trải nghiệm với nụ cười tự tại trên môi, con đường nhất quán, xuyên suốt 45 năm tận tụy sẻ chia cho mọi người từ ngày Thành Đạo. Đó là con đường thực nghiệm, không lư thuyết suông, không hư luận, được kiểm chứng và có tính phổ quát. Những lời dạy cuối cùng của Phật cùng các đệ tử cũng đă không quên nhắc lại “con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh…” này, bởi sợ rằng ngày sau người ta lại có thể say mê với những tranh luận, hư luận, mà quên thực hành, thể nghiệm. Con đường đó chính là thiền định, từ đó dẫn đến tụê giác, giải thoát rốt ráo.
Thiền đă có từ rất lâu đời. Có lẽ từ ngày xa xưa con người t́nh cờ phát hiện ra những giây phút rơi vào trạng thái an lạc, sảng khoái, siêu thoát nào đó, một trạng thái nói không được, mà chỉ có thể cảm nhận, trực nhận bởi chính bản thân ḿnh, rồi tích lũy kinh nghiệm, truyền đạt lại cho nhau bằng nhiều cách. Chính đức Phật, trong khi t́m kiếm con đường giải thoát, t́nh cờ nhớ lại tuổi ấu thơ của ḿnh đă có lần rơi vào trạng thái sơ thiền này mà nhanh chóng phát hiện ra con đường riêng của ḿnh, con đường không những “diệt trừ khổ ưu” mà c̣n dẫn đến “thành tựu chánh trí”. Trước đó ngài đă từng rời bỏ những con đường thiền khác. Rơ ràng thiền đă có từ xa xưa nhưng thiền Phật giáo có những sáng tạo riêng.
Thế nhưng đọc cả chồng sách luận về thiền, ta càng bị tẩu hỏa nhập ma, bởi có lẽ nó là cái ǵ đó “bất khả thuyết” và đặc biệt “bất khả đắc” khi ta nóng ḷng muốn “chộp” lấy nó! Nó như thách thức những học giả, những trí thức mà lại mỉm cười với anh hàng thịt, người gánh rau, bởi nó đ̣i hỏi sự tinh tấn thực hành, sự nhẫn nhục thể nghiệm trên chính bản thân ḿnh hơn là ngàn chương khảo luận.
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của Phật, từ Tứ niệm xứ (Satipatthàna) tới Thân hành niệm ( Kàyagatàsati), rồi Nhập tức xuất tức niệm (Ànàpànasati), đó là thở: Thở vào th́ biết thở vào, thở ra th́ biết thở ra. Thở vào dài th́ biết thở vào dài, thở ra ngắn th́ biết thở ra ngắn… Tóm lại, đó là luôn bắt đầu bằng sự quán sát hơi thở, đặt niệm (nhớ, nghĩ) vào hơi thở. Chỉ có vậy. Mà vô vàn. Mà nói không được! Bản dịch Vịệt nào cũng viết: “Thở vào th́ biết thở vào, thở ra th́ biết thở ra…” có thể gây nhầm lẫn ở đây chăng? Thở th́ ai mà chả biết thở kia chứ! Thế nhưng ở đây không phải là biết thở, biết cách thở mà là nhận thức được (discern, recognize), ư thức rơ (realize), cảm nhận đựơc (perceive) cái sự thở, cái hơi thở đang đi vào và đang đi ra kia ḱa, đó mới là điều cốt lơi!
Dù gọi là Thiền (Việt) hay Chan (Hoa), Zen ( Nhật)… th́ cũng đều có nguồn gốc từ Dhyana (Sanskrit) hay Jhanas (Pali). Theo ngữ nguyên th́ Jha là nh́n, là quán sát, là theo dơi và Ana là thở, là hơi thở, là khí. Vậy, jhanas hay dhyana chính là quán sát hơi thở, nhận thức hơi thở. Đơn giản vậy mà thực ra không giản đơn chút nào! Nó như là một ch́a khóa căn bản. Phải mở cái cửa này đă rồi các cửa khác mới mở tiếp được.Vấn đề là tại sao và cách nào để chỉ từ một việc có vẻ rất giản đơn là quán sát hơi thở lại có thể dẫn tới tuệ giác, một sự chuyển hóa từ “khí” mà thành “trí”?
. Câu hỏi đặt ra là tại sao quán sát hơi thở? Quán sát hơi thở th́ có ǵ hay? Sao lại không các đối tượng khác để quán sát? Thật ra th́ quán sát cái ǵ cũng được cả, bởi tất cả đều là pháp- nhứt thiết pháp giai thị Phật pháp- nhưng quán sát hơi thở th́ có điều kiện để thấy “ngũ uẩn giai không” hơn, tức thấy vô ngă hơn. Vô ngă ở đây không c̣n là một ư niệm, một khái niệm mà là một trạng thái.
Để thấy “vô ngă” th́ tốt nhất là quán sát từ “ngă”, từ hơi thở chẳng hạn, một đối tượng sẵn có ngay trong bản thân ḿnh. Tim đập cũng lúc nhanh lúc chậm, nhưng khó theo dơi, hoàn toàn ngoài ư muốn, khó can thiệp. Dạ dày th́ làm vịệc âm thầm, khó quan sát. Các bộ phận khác cũng vậy. Trừ hơi thở! Hơi thở dễ quan sát nhất v́ nó nằm ngay trước mũi ḿnh, ngay dưới mắt ḿnh! Lúc nào cũng phải thở. Ở đâu cũng phải thở. Cái hay nữa là quán sát nó th́ không ai nh́n thấy, chỉ riêng ta biết với ta thôi! Mỗi phút lại phải thở cả chục lần. Lúc mau lúc chậm, lúc ngắn lúc dài, lúc ph́ pḥ lúc êm dịu. Hơi thở lại rất nhạy với cảm xúc. Trước một cảnh đẹp, ta “nín thở”. Lúc lo âu, ta hổn hển. Lúc sảng khoái ta lâng lâng. Lúc sợ hăi, hồi hộp ta thở nhiều kiểu khác nhau, muôn h́nh vạn trạng. Nhờ đó mà thấy vô thường. Và cũng nhờ đó mà ta quán sát được cái tâm ta. Thở cũng gắn với các hoạt động cơ bắp, khi mệt, ta “bỡ hơi tai”, mệt đứt hơi, mệt hết hơi; khi khỏe, ta thở nhẹ nhàng sảng khoái! Nhờ đó mà ta quán sát được cái thân ta. Rơ ràng chỉ có hơi thở mới là một sợi dây nhạy cảm buộc vào thân và vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm. Không chỉ thế, thở c̣n vừa là ư thức, vừa là vô thức. Như không cần ta. Như ở ngoài ta. Như không có ta. Quan sát thở, ta c̣n có dịp đào sâu xuống…vô thức. Ta thấy thở gắn với sự sống chết của kiếp người. C̣n sống là c̣n thở, chết là hết thở, là tắt thở, là ngừng thở. Để ư một chút ta sẽ thấy đời người thực ra chỉ là… một hơi thở! Khi chào đời em bé khóc thét lên một tiếng thật to để hít mạnh không khí vào phổi để rồi khi ĺa đời, cụ già lại thở hắt ra một cái, trả lại cho đời tất cả những ǵ ḿnh đă vay mượn! Giữa hai lần thở vào thở ra đó là những đợt thở… lăn tăn như những làn sóng nhỏ, mà nối kết các làn sóng nhỏ lăn tăn đó lại với nhau ta có cuộc rong chơi trong cơi “Ta bà”!
Mỗi hơi thở vào ra trung b́nh khoảng 5-10 giây. Mỗi giây, trong cơ thể con người đă có hằng trăm triệu tế bào hồng cầu bị hủy diệt và hằng trăm triệu hồng cầu khác được sản sinh. Quán sát hơi thở do đó ta thấy đựơc sự sinh diệt. Thở có thể làm chuyển biến tâm trạng ta, chuyển hóa cảm xúc ta, cả hành vi ta nữa. Đang sôi giận mà kịp nhớ lại, quán sát sự thở của ḿnh thấy nó phập phều kỳ cục, tức cười, bèn quên giận mà hơi thở được điều hoà trở lại lúc nào không hay: điểm hưng phấn trên vỏ năo đă bị dịch chuyển! Nói khác đi, ta có thể dùng quán sát hơi thở để kiểm sóat cảm xúc và hành vi. Quán sát hơi thở cũng lôi kéo ta trở về hiện tại tức khắc- không c̣n đắm ḿnh trong dĩ văng hay tương lai. Mà hiện tại th́ không có thời gian!
Ta biết sự hô hấp thật sự không phải xảy ra ở phổi mà ở trong từng tế bào. Đây cũng có thể gọi là “thâm hô hấp”. Ở các sinh vật đơn bào, khí trao đổi trực tiếp qua da, tức qua màng tế bào, một cách đơn giản. Ở con cá đa bào, sống dưới nước, th́ khí trao đổi qua mang. Con người do kết hợp đa bào, phức tạp hơn nhiều nên phải thở qua phổi nhưng vẫn trao đổi khí trực tiếp ở từng tế bào nhờ hệ thống mao mạch. Do vậy mà khi ta có cách nào đó điều chỉnh được lượng khí ra vào, hiệu ứng sẽ tác động đến từng tế bào riêng lẻ. Hô hấp diễn ra trong từng tế bào, nhằm tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động và tồn tại. Người lao động nặng cần năng lượng gấp ba bốn lần người b́nh thường, trong đó hoạt động cơ bắp đă chiếm hết gần một nửa. Riêng năo bộ, với trọng lựơng rất nhỏ bé, chỉ khoảng 2% thể trọng mà đă tiêu dùng đến 30% khối lượng oxy đưa vào cơ thể. Giận dữ , lo âu, sợ hăi tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Cho nên những lúc đó ta dễ cảm thấy kiệt sức, ră rời là vậy! Ngủ là một cách giảm tiêu hao năng lượng, nhưng vẫn c̣n co cơ, vẫn c̣n chiêm bao. Một đêm ác mộng sẽ thấy bải hoải toàn thân khi thức giấc!Thiền giúp tiết giảm tiêu thụ năng lượng một cách đáng kể, c̣n hơn cả giấc ngủ. Một khi cơ thể giảm tiêu thụ năng lượng th́ các tế bào được nghỉ ngơi, nên toàn thân cảm thấy nhẹ nhàng sảng khoái. Trạng thái nhẹ nhàng sảng khóai đó xảy ra trên từng tế bào của cơ thể. Một cảm giác lâng lâng dễ chịu toàn thân của hành giả, phải chăng đó chính là trạng thái hỷ lạc (thiền duyệt?).
Phổi ta như một cái máy bơm, “ph́nh xẹp” để đưa khí vào ra là nhờ có áp suất thay đổi. Khi áp suất âm trong phổi và các phế nang th́ khí bên ngoài tự động lùa vào, tuôn vào, lấp đầy phổi và các phế nang, cho đến một lúc lượng khí bên trong đầy dần lên th́ chuyển sang áp suất dương, phổi sẽ đẩy khí ra. Có một thời điểm áp suất cân bằng nhau, hay nói cách khác, áp suất bằng không, “zéro”, th́ khí bên trong cơ thể và bên ngoài vũ trụ chan ḥa thành một, không phân biệt. Đó chính là quăng lặng. Quăng lặng đó ở cuối th́ thở ra – trước khi thở vào trở lại - thường kéo dài, thong dong, nhẹ nhàng, yên tịnh, v́ không hề tốn năng lượng. Như cánh chim lượn bay, không phải vỗ cánh; như xe ngon trớn ở số không, không tốn nhiên liệu! Đó chính là giai đoạn “prana”. Pra có nghĩa là trước và ana là thở vào ( cũng có nghĩa là sau th́ thở ra). Prana đă được biết đến từ xa xưa. Yoga của Ấn Độ, khí công của Trung quốc, cũng như y học Đông phương nói chung đă nói đến từ cổ đại. Trong yoga có pranayama, kiểm soát hơi thở. Trong thiền định, không c̣n phải là vấn đề kiểm soát hơi thở nữa mà hơi thở tự kiểm sóat! Đến một lúc nào đó hành giả không cảm nhận ḿnh thở nữa. An tịnh. Ḥa tan. Tan biến. Có thể nói đến một phương pháp, một kỹ thuật pranasati ở đây chăng? Những hành giả giàu kinh nghiệm (thiện xảo) cho biết họ có thể vào định ngay hơi thở đầu tiên có lẽ nhờ rèn tập mà khoảng lặng của họ ngày càng dài ra, mênh mông ra như không c̣n biên giới, như ḥa tan vào hư không, lắng đọng, thanh thoát. Lúc đó họ đă không c̣n ư niệm về không gian, thời gian, về ta, về người… Tiến tŕnh hô hấp vẫn diễn ra sâu trong các tế bào (thâm hô hấp), nhưng ở mức thấp nhất, nhẹ nhàng nhất, tiêu thụ năng lượng tối thiểu và do vậy nhu cằu sản xuất năng lượng không c̣n đ̣i hỏi cao nữa!
Bầu khí quyển chúng ta thở hôm nay so với cách đây 700 triệu năm - tức là khi có những sinh vật đơn bào đầu tiên trên trái đất- th́ cũng chẳng có chi khác biệt! Với người anh em đơn bào đó th́ ta cũng đang cùng hút chung một bầu khí, cùng bú chung một “núm vú” vũ trụ, cùng với muôn loài khác nữa! Các sinh vật cùng chia sẻ một cách… b́nh đẳng, không phân biệt và theo nhu cầu như vậy. Ta hút lấy oxy của không khí, lại tạo ra carbonic; trong khi cây cỏ hút carbonic lại tạo ra oxy. Con thằn lằn, con tắc kè, con ễnh ương… cũng ph́nh ra xẹp vào như ta vậy. Bầu khí quyển vẫn không thay đổi, không thêm bớt. Nhưng chính con người có thể làm hại môi trường sống của ḿnh mà không hay nếu cứ theo đà hủy diệt sự sống của thiên nhiên và muôn loài trên hành tinh xanh này!
Những cảm giác bức xúc, căng thẳng thường xuyên trong đời sống hằng ngày gây nguy hại âm thầm nguy hiểm hơn ta tưởng. Cơ thể ta lúc nào cũng căng cứng, trong tư thế “chiến đấu” hoặc “bỏ chạy” ( fight or flight response, cũng gọi là stress) nên tiêu hao rất nhiều năng lượng mà không hay! T́nh trạng đó kéo dài gây ra đủ thứ bệnh tật mà bác sĩ và các máy móc tân kỳ cũng không t́m ra, đành gắn cho cái tên là “mệt mỏi kinh niên”, “mệt mỏi không rơ nguyên nhân”, “rối lọan chức năng” này nọ rồi dùng thuốc đè nén cảm xúc đó xuống, do vậy mà ta thấy t́nh trạng “trầm cảm” trong dân số cứ ngày càng gia tăng. Cảm xúc mà bị đè nén măi, ch́m lắng măi thế nào cũng có lúc bùng lên! Những vụ nổ súng loạn xạ, nổi cơn điên, tự tử… trở nên dễ hiểu ở nhiều xă hội thừa mứa vật chất mà tâm thần không an! Những hoạt động của “tâm” tiêu hao rất nhiều năng lượng của cơ thể. Cho nên có được một cái tâm an là điều kiện đầu tiên của hạnh phúc, của sức khỏe. Có được cái tâm an lành th́ ta tiết kiệm được năng lượng một cách đáng kể. Nói chung là không mất “hơi sức” đâu cho những chuyện lăng xăng! Tâm dễ lăng xăng lắm. Đảo điên trăm thứ. Cho nên mới gọi “tâm viên ư mă”. Thời đại ngày nay, tâm ư không chỉ là ngựa là khỉ mà c̣n là… ngồn ngộn những thông tin, kích động từ mọi phía, càng làm cho tâm náo lọan. Xă hội hiện đại đời sống vật chất phủ phê mà bệnh tâm thần ngày càng phát triển, t́nh trạng tuyệt vọng, tự tử ngày càng gia tăng là vậy!
Âu Mỹ mới đi sâu nghiên cứu về thiền chừng khoảng hơn nửa thế kỷ nay ( Vakil, 1950), nhưng chỉ 30 năm gần đây th́ thiền mới được coi là một phương pháp trị liệu khoa học trong y học (Craven. 1980; Haarmon & Myers 1999).Cũng đă có những nghiên cứu so sánh các kỹ thuật thiền (Woolfolk, 1975). Những nghiên cứu về sinh lư học giúp thiền ngày càng đựơc hiểu rơ hơn… Hành giả có thể giảm đến 40% nhu cầu oxy và giảm 50% nhịp thở trong lúc thiền. Lúc đầu các nhà khoa học nghĩ rằng thiền cũng giống như giấc ngủ hay nghỉ ngơi tích cực, nhưng qua các nghiên cứu cho thấy thiền khác hẳn, thực sự là một trạng thái tỉnh giác, ở mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất tùy tŕnh độ hành giả! Ở những hành giả thực hành thiền dài khỏang 30-40 phút thấy mức lactate trong động mạch giảm (Wilson, 1987), phenylalanine tăng 20% (Jevning, 1977), họat động hệ giao cảm giảm trên bề mặt da và nhịp tim cũng giảm đáng kể (Cuthbert, 1981). Về nội tiết, thấy giảm cortisol (hormone chủ yếu của stress) và ACTH (Bevan, 1980; Kamei, 2000); TSH, GH cũng giảm, trong khi đó arginine vasopressin, đựơc coi là có vai tṛ trong học tập và trí nhớ lại gia tăng đáng kể (O’Haslloran, 1985). Hiện ngày càng có nhiều nghiên cứu về beta-endorphin, corticotropin, ( Harte, 1995) melatonin (Massion, 1995), DHEA (Glaser, 1992) hứa hẹn giải thích cơ chế tác dụng của thiền trên nhiều mặt về y sinh học.… Hoạt động điện năo đồ EEG cho thấy thiền có sự khác biệt với nghỉ và ngủ ( Herbert, 1977). Nhờ những tiến bộ về kỹ thuật thăm ḍ chức năng năo bộ như PET (positron emission tomography) và nhất là fMRI (functional magnetic resonance imaging) đo lượng tưới máu năo, cho thấy ở thiền giả một số vùng năo được tưới nhiều hơn vùng khác, chứng tỏ thiền không phải là giấc ngủ, trái lại là một trạng thái an tịnh tỉnh giác (state of restful alertness). Kỹ thuật fMRI có khả năng chụp cắt lớp từng giây, nên khá chính xác (Lazer, et al., 2000) cho thấy hoat động tưới máu năo gia tăng ở vùng liên quan đến sự chú ư, vùng kiểm soát tự động, vùng tỉnh thức. Nhưng nói chung, tưới máu năo trong thời gian hành thiền rơ ràng là giảm một cách đáng kể, chỉ tập trung vào một số vùng nhất định như đă nêu trên. Điều này cho thấy thiền giả không tiêu hao nhiều năng lượng cho các họat động của vỏ năo. Các nghiên cứu về sinh lư học trong thiền vẫn c̣n đang tiếp diễn. Thế nhưng đă chứng minh được thiền có khả năng làm giảm stress, cao huyết áp, tạo sự sảng khoái, yếu tố của sức khỏe, của chất lượng cuộc sống. :
Đại học Y khoa Harvard ước lượng có khoảng 60-90% bệnh nhân đến bác sĩ là do stress. Stress liên quan đến rất nhiều bệnh lư như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, tiểu đường, suyễn, đau nhức kinh niên, mất ngủ, dị ứng, nhức đầu, đau thắt lưng, một số bệnh ngoài da, ung thư, tai nạn thương tích, tự tử, trầm cảm, giảm miễn dịch… Stress gây tăng cholesterol cao hơn thức ăn (Rosenman, 1993). Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, nạn thất nghiệp, người làm việc ở những khu vực dễ bị sa thải th́ chết vi bịnh tim mạch, tai biến mạch máu năo cao gấp đôi các khu vực khác ( Chandola, 2006). Stress là nguyên nhân của 50% các bệnh nhân mất ngủ, dẫn tới những vấn đề sức khỏe tâm thần. Stress cũng gây 19% vắng mặt nơi làm việc, 40% bỏ việc, 60% tai nạn xảy ra nơi làm việc. Theo một thống kê của cơ quan bảo hiểm y tế, thiền giúp giảm thời gian nằm viện của bệnh nhân và giảm số lần đi khám bệnh ( Orme-Johnson, 1987).
Nghiên cứu đối chứng về cơn đau kinh niên, lo âu, trầm cảm, thiền làm giảm 50% các triệu chứng tâm thần nói chung và giảm 70% triệu chứng lo âu (Roth, 1997).
Hành giả thực hành thiền hơn 5 năm có tuổi già sinh lư trẻ hơn 12 năm so với người cùng tuổi, dựa trên 3 yếu tố là huyết áp, khả năng điều tiết nh́n gần của thị giác và khả năng phân biệt của thính giác.
Một nghiên cứu trên học sinh cấp 2 có thực tập thiền, cho thấy kết quả học tập tốt hơn, có khả năng tập trung, có thói quen làm việc, cải thiện hành vi (xung đột, hung hăn), tăng ḷng tự tín, khả năng hợp tác và quan hệ với người khác (Harrison, 2004).
Thiền cũng giúp làm giảm cân, giảm béo ph́, nghiện thuốc lá, rượu và các chất ma túy nói chung (Alexander, 1994). Đặc biệt, một nghiên cứu đối chứng ở 44 bệnh viện cho thấy thiền đă giúp làm giảm sai sót chuyên môn y khoa đến 50%, đồng thời cũng làm giảm 70% các vụ khiếu kiện của bệnh nhân đối với bệnh viện ( Jones, 1988). Ở các công nhân kỹ thuật có thực tập thiền trong 8 tuần lễ cho thấy họ làm việc phấn khởi hơn, thích thú hơn, nhiệt tâm hơn, giảm thiểu các bệnh cảm cúm thường gặp trong khi nhóm chứng không có sự thay đổi. Tóm lại, hiệu quả của thiền đă được chứng minh trong nhiều lănh vực đời sống.
Khi nói đến thiền, ta thường nghĩ ngay đến ngồi: ngồi thiền. Rồi nào kiết già, nào bán già, hết sức phức tạp và bí hiểm như chỉ dành riêng cho một giới nào đó. Thiền thực ra không nhất thiết phải ngồi, không nhất thiết phải “kiết già bán già”. Đi đứng nằm ngồi ǵ cũng thiền được cả. Người Nhật, người Tây Tạng đều có cách “ngồi” thiền riêng của ḿnh, người Tây phương c̣n khác hơn nữa, miễn sao có một tư thế thoải mái, dễ chịu, buông xả toàn thân là được. Thế nhưng cách ngồi tréo chân (kiết già, bán già) lại có lợi thế hơn cả. Tại sao? Tại v́ khi ta đứng, ta đi, các bắp cơ phía trước của hai chân phải co lại để nâng đỡ cả thân ḿnh, trong khi các bắp cơ phía sau th́ duỗi ra. Lúc ngồi tréo chân ta đă làm cho các bắp cơ đổi chiều. Đây là phương pháp “đối chứng trị liệu”. Khi nào đi bộ lâu, mỏi chân, ta ngồi xuống, xếp bằng và hít thở một lúc sẽ thấy hai chân bớt mỏi nhanh hơn. Cơ nào đă duỗi lâu th́ được co lại, cơ nào đă co lâu th́ được duỗi ra! Thiền hay yoga do vậy khai thác kỹ thuật này để trị liệu rất có hiệu quả sự mỏi mệt, không kể ngồi theo cách này cũng giúp làm giảm sự tiêu thụ oxy!
Giữ lưng thẳng đứng cũng là một yêu cầu vô cùng quan trọng trong thiền. Ta dễ có khuynh hướng ch́u theo độ cong tự nhiên của cột sống dưới sức nặng của thân thể do trọng lực- và nhất là tuổi tác- do đó dễ dẫn đến cong vẹo cột sống hoặc đau cột sống cổ, đau thắt lưng. Ở tuổi trung niên nhiều người đă bị những cơn đau dữ dội đến phát khóc. Đó là những cơn đau cấp tính, nếu nghỉ ngơi và uống thuốc đúng cách chừng mươi ngày, nửa tháng sẽ khỏi, nhưng không khỏi hẳn, dễ tái phát do tư thế chưa được điều chỉnh. Nhưng nguồn gốc sâu xa hơn lại là do cách sống căng thẳng, chịu đựng, dồn nén lâu ngày. Cơn đau là tiếng chuông báo động để ta “tỉnh ngộ”! Một người cúi gầm suốt ngày trước máy vi tính hay TV để chơi games online th́ sớm muộn cũng bị những hội chứng về cột sống. Một người quen đi chùa lạy Phật mà với tư thế không đúng th́ lâu ngày cũng bị đau cột sống như vậy! Nhất là khi đă có tuổi, cột sống có khuynh hướng cứng lại, mất đàn hồi, các lớp sụn độn giữa hai đốt sống dễ bị bẹp, có khi “x́” ra một bên, chèn ép gây đau, nhiều khi phải phẫu thuật để chữa. Giữ lưng thẳng đứng trong lúc ngồi thiền là điều cần thiết. Kết hợp với tập thể dục bụng, có nghĩa là tập cho thắt lưng được dẻo dai, cũng sẽ làm chậm tiến tŕnh lăo hóa.
Trong thiền, một yếu tố rất quyết định nữa là sự thả lỏng toàn thân,“buông xả” toàn thân, mà có người ví như thả trôi theo ḍng nước. Thả lỏng toàn thân là cách làm cho toàn thân như rủ xuống, xẹp xuống, b́nh bồng, không c̣n căng cứng nữa! Có thể nói cơ thể ta như chỉ gồm có hai phần: “thân xác” và “thân hơi”. Thả ḷng là “x́” cho xẹp cái thân hơi đó- mà tiếng Việt ta có một từ rất hay là xả hơi! Khi quá mệt, quá căng thẳng th́ nghỉ xả hơi! Khi đó, không một bộ phận nào của cơ thể c̣n phải căng nữa, phải gồng nữa, kể cả vỏ năo. Tiêu hao năng lượng cho trương lực cơ (tonus musculaire) và hoạt động của vỏ năo sẽ giảm thấp nhất có thể được. Y học chứng minh tiêu hao năng lượng trong thiền rất thấp, dưới mức chuyển hóa cơ bản, thấp hơn cả khi ngủ, nhờ vậy mà năng lượng được tích lũy tốt hơn.
Cơ thể ta có hơn mười ngàn tỷ tế bào. Mỗi tế bào thực chất là một cái túi, một loại “sinh vật” háo ăn, háo làm, háo tiêu thụ oxy- kết hợp với thức ăn qua những phản ứng gọi là oxyt hóa- để tạo ra năng lượng. Nhưng oxyt hóa càng mạnh th́ càng tạo thêm các gốc tự do và các chất… bă, làm cho cơ thể mau mệt mỏi, già nua!. Giống như một thanh sắt để ngoài nắng gió một thời gian sẽ bị oxyt hóa thành rỉ sét. Khi cơ thể có cách nào làm giảm tiêu thụ năng lượng không cần thiết th́ các tế bào cũng sẽ được nghỉ ngơi.
Khi cơ thể đă chùng xuống, đă giăn cơ, tức giảm tiêu hao năng lượng một cách đáng kể rồi th́ cũng sẽ thấy bớt cần thiết phải cung cấp các dưỡng chất qua thức ăn như glucid, lipid, protid… vốn là nguồn tạo năng lượng! Ăn ít đi mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng th́ cơ thể đỡ vất vả, các tế bào đỡ hùng hục làm việc, tinh thần sẽ sảng khoái. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các sinh vật bị cho nhịn đói vừa phải th́ sẽ sống lâu hơn và trẻ hơn. Do vậy mà các thiền giả không có nhiều nhu cầu về các chất dinh dưỡng được cung cấp bởi thức ăn! Ta thấy giới, định và tuệ gắn bó chặt chẽ với nhau như một tam giác cân, tác động hai chiều là vậy!
Danh y Tuệ Tĩnh, thế kỷ XIV ở nước ta đă đúc kết một lời khuyên: “Bế tinh- Dưỡng khí- Tồn thần / Thanh tâm- Quả dục- Thủ chân- Luyện h́nh” . Thử nh́n lại đời sống hiện nay ta thấy: tinh không bế, khí không dưỡng, thần không tồn, tâm náo lọan… bảo sao các hiện tượng tâm thần, tự tử, béo ph́, tiểu đường, huyết áp… kể cả chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai… chẳng ngày một gia tăng?
Đời sống tiết độ, tri túc, kham nhẫn, chánh niệm, tỉnh giác… phải chăng có thể góp phần giải quyết những vấn đề sức khỏe thời đại và bảo vệ môi trường sống của chúng ta hôm nay?
Đừng t́m đâu cho mất công. Hăy quay về nương tựa chính ḿnh. Quả đúng như vậy. Bởi nói cho cùng, ai có thể “thở” giùm ai? Ai có thể “thiền” giùm ai?
(Phụ lục 2)
Người thầy thuốc được dạy để chữa cái đau, cái bệnh cho con người nhưng con người không chỉ đau, chỉ bệnh, con người c̣n khổ nữa! Nỗi khổ c̣n hơn cả nỗi đau, làm cho con người héo hắt, không sao có thể đạt được sức khỏe là sự sảng khoái (bien-être; well being) về thể chất, tinh thần và xă hội, chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật! Chính cái khổ rồi cũng dẫn đến cái đau bệnh, làm trầm trọng thêm t́nh trạng sức khỏe của con người. Ai cũng biết người mẹ đang cho con bú mà khổ v́ ghen th́ sữa có thể bị đứt đột ngột. Thuốc ǵ chấm dứt cơn ghen, tái lập phản xạ tiết sữa ? Ai cũng biết người đau bao tử, người cao huyết áp không phải chỉ do bao tử, do huyết áp, mà do sự bực dọc, đè nén, căng thẳng (stress) trong các mối quan hệ với gia đ́nh, xă hội và cả với chính bản thân ḿnh.
Người thầy thuốc có thể cho viên thuốc nhức đầu, đau bụng, viên thuốc ngủ, viên thuốc giải lo, nhưng được bao lâu rồi đâu lại vào đó, nặng hơn trầm trọng hơn v́ nổi khổ vẫn c̣n kia.
Trong HIV/AIDS chẳng hạn, người bệnh suy sụp, khủng hoảng tinh thần, đầy mặc cảm, nhiều khi sống liều lĩnh, bạt mạng, th́ càng cần thiết phải hổ trợ tâm lư xă hội cho họ. Người nghiện ma túy cũng vậy, cũng rất cần sự hổ trợ tâm lư, cần vực dậy “nội lực” tự bản thân mới mong thoát khỏi sự nô lệ thuốc. Đây là nhiệm vụ của tham vấn (counseling), một công tác cấp bách hiện nay của người thầy thuốc cũng như của nhà tâm lư, nhân viên công tác xă hội, nhóm t́nh nguyện, nhóm bạn giúp bạn …
Tham vấn là một tiến tŕnh đối thoại và tương tác giữa tham vấn viên và thân chủ, giúp xác định một vấn đề, giải quyết một khủng khoảng, quyết định một kế hoạch hành động … Một tiến tŕnh đ̣i hỏi thời gian và một số điều kiện để thiết lập mối tương giao, truyền thông hiệu quả giữa tham vấn viên và thân chủ, nhằm giúp thân chủ khám phá, tự hiểu biết, tự quyết định và có hành động tích cực, làm chủ được cảm xúc, cư xử có trách nhiệm, thay đổi hành vi, lối sống, thích nghi với hoàn cảnh mới và duy tŕ các mối quan hệ xă hội …
Thân chủ là trọng tâm của tiến tŕnh tham vấn này, v́ chính thân chủ chứ không phải ai khác biết rơ vấn đề của họ, cảm xúc thực của họ và những giải pháp của họ. Tham vấn viên là người giúp đỡ, hướng dẫn nhưng không quyết định thay họ được. Tham vấn viên giúp cho thân chủ tự khám phá, tự hiểu biết, tự quyết định. Có thể ví thân chủ như bà mẹ đau đẻ c̣n tham vấn viên là cô mụ đỡ đẻ. Cô mụ giúp bà mẹ đẻ chứ không thể đẻ thay cho bà mẹ được.
Mối quan hệ tốt đẹp hay tương giao lành mạnh là bản chất chủ yếu của quá tŕnh giúp đỡ này. Mối quan hệ giữa tham vấn viên và thân chủ là mối quan hệ sâu xa giữa con người với con người.
Cảm xúc và suy nghĩ của thân chủ là yếu tố quan trọng chính yếu. Cuộc đối thoại và tương tác giữa tham vấn viên và thân chủ sẽ tùy thuộc vào bản chất chủ quan của vấn đề do thân chủ đặt ra.
Tham vấn đ̣i hỏi nhiều thời gian, sự bền ḷng, những khoảng khắc lặng im, khả năng vượt qua chính ḿnh của tham vấn viên. Điều quan trọng là tham vấn viên phải có ḷng tin mạnh mẻ vào khả năng tự điều chỉnh của thân chủ, tính bản thiện của thân chủ, từ đó khơi dậy nơi thân chủ ḷng tự tin vào chính họ. Giải pháp đă luôn có sẵn. Vấn đề là nhận ra. Cuối cùng chính thân chủ tự giúp họ. C̣n vai tṛ tham vấn viên là hỗ trợ, xúc tác mà thôi. Để có được mối quan hệ tốt đẹp đó, cần có một số điều kiện, cũng có thể gọi đó là phẩm chất, vă kỹ năng cần thiết của tham vấn viên, đó là: Gần gũi thân chủ, dễ gặp gỡ, dễ tiếp xúc, khi cần th́ có mặt ngay; biết lắng nghe; giúp tự tin; giữ bí mật; kiên định; giúp chọn lựa nhiều giải pháp phù hợp.
Đức tính quan trọng hàng đầu tham vấn viên là có khả năng thấu cảm (Empathy), nghĩa là đặt ḿnh vào vị trí, hoàn cảnh của thân chủ để thấu hiểu một cách sâu sắc suy nghĩ, cảm xúc của họ. Thân chủ thấy có người hiểu ḿnh, thông cảm trọn vẹn với ḿnh th́ sự bộc lộ càng dễ dàng, thẳng thắn, nhờ đó mà giải tỏa được vướng mắc. Đặt ḿnh trong t́nh huống của thân chủ, xem xét vấn đề theo quan điểm của thân chủ, đánh giá theo cách nh́n của thân chủ, tham vấn viên mới có thể trải qua các kinh nghiệm của thân chủ và thực sự thấu cảm, từ đó giúp thân chủ tự khám phá, tự thay đổi. Các đức tính khác là sự chân thành hay trung thực, sự tôn trọng hay chấp nhận không điều kiện là những đức tính đ̣i hỏi phải có ở một tham vấn viên để có thể tạo nên mối tương giao lành mạnh, truyền thông hiệu quả.
Một người mà cử chỉ, lời nói, cái nh́n, cái nghĩ (thân khẩu ư) mâu thuẩn th́ ta biết ngay là không đáng tin cậy, buộc ta phải thủ thế, phải đề pḥng. Người đó không có t́nh thương thật sự. Và dĩ nhiên người đó không thể hiểu ḿnh. V́ có hiểu mới thương. Mà muốn hiểu th́ phải có khả năng đặt ḿnh vào vị trí người khác. Có đặt ḿnh vào vị trí người khác mới hiểu hết nguồn cơn. Một khi đă hiểu th́ t́nh thương sẽ là t́nh thương đích thực. T́nh thương đích thực không biểu lộ bằng những lời an ủi vỗ về đầu môi chót lưỡi, những lời khuyên lơn hời hợt, những giọt nước mắt vắn dài, mà có khi là những sấm sét, nổi giận, quát tháo, xỉ vả. Xỉ vả, nổi giận, quát tháo mà ta vẫn vui, vẫn thấy nhẹ người v́ được hiểu, được thương, được san sẻ. Bỏ được qua một bên những quan điểm riêng, giá trị riêng của ḿnh để đặt vào địa vị người khác, ḥa ḿnh vào kinh nghiệm người khác quả là không dễ dàng nếu không sẵn có ḷng từ tâm.
Để hiểu được c̣n phải vượt qua rào cản của ngôn ngữ, kể cả những ngôn ngữ không lời và chọn lựa những ngôn ngữ sao cho cuộc đối thoại và tương tác diễn ra phù hợp tùy những cảm xúc, suy nghĩ, hoàn cảnh. Tham vấn viên cho trẻ đường phố chẳng hạn cần biết rành những tiếng lóng của trẻ đường phố, tham vấn viên cho mại dâm, ma túy cũng vậy, phải hiểu và sống với những ngôn ngữ của họ Khoảng cách sẽ được lấp.
Điều lạ lùng là trên 2500 năm trước đây, một người đă nêu lên và đă có tất cả những đức tính, phẩm hạnh của một “tham vấn viên” nói trên đó chính là đức Phật, bậc Giác ngộ.
Ngài là một vị y vương (thầy thuốc vua) một nhà tâm lư, nhà sư phạm lỗi lạc, đă “h́nh tượng hóa” những đức tính, phẩm hạnh cần thiết của một tham vấn viên qua h́nh ảnh những vị gọi là Bồ tát, những người đă giác ngộ, nhưng chưa muốn làm Phật, c̣n ở lại cơi “ta bà” này để giúp đời, giúp người. H́nh ảnh Bồ tát Thường Bất Khinh (Sadaparibhuta) làm ta kinh ngạc! Cái tên đủ nói lên phẩm chất của ông: Thường là luôn luôn, Bất là không, và Kinh là coi nhẹ. Thường Bất Khinh là người không bao giờ coi nhẹ người khác, khinh khi người khác, nói khác đi , đó là người luôn luôn biết tôn trọng người khác. Đó chẳng phải là phẩm chất quan trọng hàng đầu để thiết lập mối tương giao b́nh đẳng, không phân biệt gi ữa con người với con người đó sao? Thường Bất Khinh là vị Bồ tát gặp ai cũng chấp tay cung kính chào và nói câu: “Ngài là một vị Phật sẽ thành”. V́ ông tin rằng ai cũng là Phật, ai cũng sẽ là Phật. Ông tin ở con người. Với ḷng tin đó, ông có thể vực dậy một tâm hồn đầy mặc cảm, trao cho họ niềm tin vào chính họ. Bồ tát Dược Vương (Bhaisajyaraja) là một Bồ tát khác - Dược Vương có nghĩa là thứ thuốc vua - thuốc hơn tất cả các thứ thuốc. Đó là vị Bồ tát sống rất hồn nhiên, trong sáng, không tư lợi, không ích kỷ, không tính toan, luôn ḥa đồng với mọi người, có khả năng “biến” (thị hiện) thành người này hay người khác, tức là một khả năng thấu cảm, đặt ḿnh vào địa vị người này hay người khác để cảm xúc như họ. Nhờ vậy mà vượt qua được mọi rào cản, hố sâu ngăn cách, kéo họ ra khỏi những khổ đau. Dược Vương nhờ phẩm hạnh đó mà “ai thấy ông cũng vui” (nhất thiết chúng sanh hỷ kiến). Ở ông, thân, khẩu, ư là một. Sự chân thành, trung thực là một yếu tố quan trọng để tạo tương giao lành mạnh trong tham vấn như ta đă thấy. Vị Bồ tát thứ ba ai cũng biết là Quán Thế Âm (Avalokitesvara), với h́nh ảnh một người phụ nữ tay cầm b́nh tịnh thủy chứa nước cam lồ, có thể dập tắt mọi “khổ đau ách nạn” của con người! Quán Thế Âm là “lắng nghe tiếng kêu của trần thế”! Và như vậy, Quán Thế Âm là vị Bồ tát lúc nào cũng sẵn sàng, mỗi khi có người gọi đến tên. Lắng nghe với ḷng thương yêu v́ Bồ tát có khả năng thấu cảm. Với cái nh́n dân gian, bà là người có ngh́n mắt ngh́n tay, thấy được mọi thứ, làm được mọi điều, để giúp đỡ người gặp khổ nạn. Bà có b́nh nước cam lồ “rưới vào đâu là tắt vùi ngọn lửa thù hận, tham lam, sợ hăi …” đến đó. Thực ra, biết lắng nghe thôi đủ làm nguôi, đủ “hạ hỏa”, đủ giúp sáng suốt trở lại mà thấy vấn đề đúng, hành động đúng như có ngh́n mắt ngh́n tay. Quán Thế Âm c̣n có ḷng từ bi. Từ bi không phải là thương hại. Cũng không phải là thương suông. Có khi Quán Thế Âm nổi giận hiện ra ông ác, đe dọa, quát nạt, giúp người ta tỉnh ngộ. H́nh ảnh nữ của Quán Thế Âm thực tuyệt vời, tượng trưng cho bao dung, cho sức chứa, cho sự chịu đựng, nhẫn nại và nhạy cảm! Cuối cùng là Bồ tát Diệu Âm (Gadgadasvara) – âm thanh vi diệu – là Bồ tát có khả năng hiểu được mọi thứ ngôn ngữ của mọi loài (giải nhất thiết chúng sanh ngữ ngôn), nhờ đó mà ḥa nhập được với mọi người, thấu cảm được mọi người (hiện nhất thiết sắc thân) thiết lập được một sự truyền thông, đối thoại hiệu quả với mọi người. “Đối thoại” không chỉ bằng lời mà bằng những âm thanh khác, kể cả âm thanh của sự im lặng. Với những biểu trưng đó, chính là những phẩm hạnh, những đức tính, những tố chất mà một người tham vấn viên phải học tập, rèn luyện. Đức Phật nhờ sẵn có những phẩm hạnh “Bồ tát” đó mà truyền được kinh nghiệm của ḿnh cho mọi người, giúp mọi người cũng thành Phật như ḿnh. Và nhờ vậy mà làm vơi đi bao nổi khổ đau, “phiền năo vô tận” của kiếp người.
Cho nên phải có hạnh Bồ tát mới làm được tham vấn viên và ngoài tấm ḷng đó ra, tham vấn viên ngày nay c̣n phải có đủ kiến thức khoa học để không chỉ giúp người ta bớt khổ mà c̣n giúp bớt đau nữa!
(Phụ lục 3)
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂN VÀ TÂM
(TR̉ CHUYỆN VỚI BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC)
Chân dung tự họa
VHPG: Có một Đỗ Hồng Ngọc là người viết văn, làm thơ, có một Đỗ Hồng Ngọc là người viết về Phật học, có một Đỗ Hồng Ngọc là bác sĩ và cũng là nhà tư vấn tâm lư và sức khỏe cho tuổi mới lớn, doanh nhân, người già… được nhiều người quư mến. Với anh, anh tự nh́n nhận về ḿnh như thế nào?
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (BS. ĐHN): Tất cả những “con người” đó đều ḥa nhập trong tôi, không có ǵ phân biệt. Khi c̣n trẻ, đậu xong Tú Tài II, tôi phân vân không biết nên đi vào Văn khoa để… làm một nhà văn hay vào Sư phạm để làm một nhà giáo, hay học Y khoa để làm bác sĩ. Tôi cảm thấy ḿnh không thể chuyên vào một cái ǵ hẳn. Chính học giả Nguyễn Hiến Lê là người đă khuyên tôi nên học y khoa. Ông nói học y khoa mà giỏi th́ sau này có thể đi giảng dạy được, rồi hành nghề nhiều năm, tiếp xúc nhiều cảnh đời, lại có tâm hồn th́ có thể viết lách được. Tôi thi vào y khoa, đồng thời ghi danh học Văn khoa, và sau này c̣n học cả Xă hội học ở Đại học Vạn Hạnh. Tóm lại, tôi đă thực hiện được ước mơ thưở nhỏ của ḿnh là vừa làm nghề y, vừa đi dạy, vừa viết lách…
VHPG: Anh nghĩ ǵ khi được nhiều độc giả yêu mến như thế?
BS. ĐHN: Có lẽ do cách viết của ḿnh. Tôi chỉ viết những ǵ ḿnh thực sự trải nghiệm. Viết là cách chia sẻ kinh nghiệm chứ không phải từ sách vở mà ra. Khi viết, tôi luôn tưởng tượng như có độc giả đang ở trước mặt ḿnh và đang tṛ chuyện với ḿnh.. Có lẽ kiểu viết như thế làm cho người đọc cảm nhận được người viết và độc giả có sự gần gủi, chia sẻ, trao đồi một cách chân thành với nhau, không kiểu cách, xa lạ. Khi viết cuốn “Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học tṛ” chẳng hạn, cuốn sách đầu tay của tôi được in năm 1972 – Lá Bối phát hành- th́ lúc đó tôi mới ra trường được 3 năm. Tôi thấy tuổi học tṛ là lứa tuổi bơ vơ, đang thiếu thốn một không gian riêng của ḿnh trong khi ở nước ngoài, người ta có hẳn chuyên khoa dành cho tuổi mới lớn, c̣n ở Việt Nam ḿnh th́ chưa, nên tôi bắt tay vào nghiên cứu và viết. Lúc đó, tôi nghĩ phải viết ngay, chứ không sợ sau này lớn sẽ quên đi! Khi viết, tôi nghĩ ḿnh đang nói chuyện trực tiếp cùng các em. Cuốn sách đó đă được độc giả thời bấy giờ rất hoan nghênh. Khi có kinh nghiệm chăm sóc mấy nhóc nhỏ ở nhà, tôi lại viết cuốn sách dành cho các bà mẹ sanh con đầu ḷng. Những khó khăn, những trải nghiệm của chúng tôi đựơc chia sẻ. Hiện nay dù có nhiều sách dịch từ Âu Mỹ, nhưng các bà mẹ vẫn t́m đọc v́ thấy có ḿnh trong đó.. Đến lúc ra ngoài tuổi “tri thiên mệnh” tôi mới viết Gió heo may đă về để sẻ chia cùng bạn bè trang lứa! Rồi đến lục tuần, cảm nhận cho hết cái “tuổi già xồng xộc” tôi mới viết cuốn Già ơi …chào bạn. Những năm gần đây, tôi nghiên cứu lời Phật dạy và áp dụng vào đời sống. Tôi viết Nghĩ từ trái tim và một số bài về kinh Kim Cang gần đây trên Văn hóa phật giáo.. Trước hết là để tự chữa bệnh cho ḿnh và sau đó giúp ích phần nào cho bạn bè , đồng bệnh tương lân. Có lẽ v́ thế mà đựơc độc giả yêu mến chăng?
Về mối quan hệ giữa thân và tâm
VHPG: Dưới cái nh́n của một bác sĩ và một người đă thể nghiệm nhiều điều trong cuộc sống, anh có thể cho biết quan niệm của anh về mối quan hệ giữa thân và tâm?
BS. ĐHN: Nguy cơ lớn nhất của ngành Y hiện nay là đi quá sâu vào kỹ thuật mà tách cái thân khỏi cái tâm, thậm chí trong cái thân lại chẻ nhỏ ra thành những mảnh thân nhỏ hơn nữa để đi chuyên sâu. Điều đó có lợi về mặt khoa học nhưng lại làm cho con người không c̣n toàn vẹn nữa. Thật ra thân và tâm không thể chia chẻ được v́ không thể nào có cái thân mà không có cái tâm và ngược lại: hai cái đó vốn là một. Với cái nh́n như vậy, những bệnh thường gặp trong xă hội hiện đại chính là những bệnh từ tâm chuyển qua thân. Bệnh do lối sống, do hành vi cũng chính là nó. Một người thầy thuốc khi chữa bệnh cho bệnh nhân, nếu chỉ thấy cái thân bệnh, mà không thấy cái tâm bệnh, tức là thấy cái “đau” mà không thấy được cái “khổ” của họ th́ không thể chữa thành công. Hiện nay ngành Y khoa tâm-thể (médecine psychosomatique) dần phát triển trở lại. Các Trung tâm Y khoa lớn ở các nứơc phát triển đă đưa thiền, yoga vào chữa bệnh rất có hiệu quả. Ngành y, trong hướng phát triển tới cần phải quan tâm nhiều hơn nữa về mảng tâm thay v́ chỉ quan tâm tới thân như hiện nay!.
VHPG: Anh có thể kể một vài trường hợp “bệnh do từ tâm bệnh chuyển qua thân bệnh” mà anh nhớ nhất?
BS. ĐHN: Nhiều lắm! Hai thứ “bệnh” này luôn gắn bó mật thiết với nhau. “Bệnh” luôn đi với “họan”, cũng như “đau” luôn đi với “khổ”vậy! Khi tiếp xúc với một bệnh nhân, tôi luôn t́m hiểu thêm những nỗi băn khoăn, sợ hăi, lo lắng của họ bên cạnh bệnh chứng. Điều trị như vậy mới có thể toàn diện được. Nhiều khi trên lâm sàng rất rơ là bệnh loét dạ dày, bệnh tim mạch nhưng nguyên nhân sâu xa của nó lại là do những stress chất chồng trong đời sống của họ, những ganh tỵ, ghen tuông, những bất an, bất măn. Một bà mẹ đang cho con bú chẳng hạn mà khổ v́ ghen th́ sẽ bị mất sữa đột ngột. Bác sĩ cho thuốc làm tăng tiết sữa vô ích, v́ phải chữa ở… ông chồng! Một đứa trẻ bị đái dầm, nguyên nhân sâu xa lại là do sự ganh tị với đứa em mới sanh, cảm thấy cha mẹ bỏ rơi ḿnh nên kêu gọi sự quan tâm của họ bằng cách…. đái dầm như thế! Trường hợp này phải chữa cho cả nhà! Đấy là những thí dụ cụ thể để thấy sự gắn bó giữa thân và tâm.
VHPG: Trong một bài viết của anh trên Văn Hóa Phật Giáo, anh đă viết: “Sữa mẹ là những tế bào thân xác mẹ vỡ ra mà thành”. Nhận định này đến từ cảm xúc của một người viết văn hay là từ cái nh́n của một bác sĩ y khoa?
BS. ĐHN: Nhận định này xuất phát từ sinh học. Trong cơ thể ta, từng giây từng phút có sự thay đổi, một số tế bào mất đi và tái tạo những tế bào khác. Những tế bào tạo ra sữa mẹ là loại tế bào tuyến khi căng đầy th́ vỡ ra và trút hết những chất bổ dưỡng tạo thành sữa. Do vậy, sự chia sẻ giữa người mẹ với con thông qua sữa đi xuyên qua những tế bào, và do đó, t́nh mẹ con trở nên đặc biệt hơn bất kỳ t́nh cảm nào khác trong các mối quan hệ xă hội.
VHPG: Như vậy, mỗi thay đổi của người mẹ đều có ảnh hưởng đến đứa con?
BS. ĐHN: Điều đó là chắc chắn. Ở Đông Phương chúng ta có một từ rất hay là “thai giáo”, tức là giáo dục đứa bé ngay từ khi c̣n nằm trong bụng mẹ. Những ông bố bà mẹ ư thức được điều đó th́ trong thời gian mang thai không nói nặng lời với nhau, tránh mọi sự xung đột, căng thẳng v́ đứa trẻ từ tháng thứ tư trở đi trong bụng mẹ đă nhận biết được điều đó...
VHPG: Ở miền Trung có câu nói: “Con vào dạ, mạ đi tu” cũng mang ư thai giáo đó.
BS. ĐHN: Vâng, khi người mẹ mang thai th́ người mẹ phải chuyển hóa chính ḿnh để nuôi dưỡng tâm hồn của đứa con.
Kinh sách và đời sống
VHPG: Gần đây, anh viết nhiều về kinh Phật trong cuốn sách Nghĩ từ trái tim và hàng loạt các bài viết về kinh Kim Cang. Anh đă thâm nhập những bản kinh khó mà nhiều người vẫn ngại như Bát Nhă Tâm Kinh, kinh Kim Cang. Anh có thể cho biết những khó khăn khi tiếp xúc với các bản kinh thâm sâu đó và viết về chúng?
BS. ĐHN: Tôi may mắn được những thuận duyên dẫn dắt từ nhỏ. Năm 12 tuổi, tôi mồ côi cha về sống với người cô trong một ngôi chùa Tàu nên được nghe cô tụng kinh mỗi ngày. Sau này, tôi có một ông bác xuất gia. Tôi c̣n học ở Đại học Vạn Hạnh một thời gian, có dịp tiếp xúc với kinh sách và các thầy, được nghe thầy Thích Minh Châu giảng. Sau này, làm việc nhiều quá, tôi cũng bị xao lăng đi. Đến khi bị tai biến mạch máu năo phải nằm bệnh viện, tôi có cơ hội nh́n lại quăng đời đă qua của ḿnh. Lúc này, có một người bạn gửi cho tôi bản Bát Nhă Tâm Kinh. Tôi đọc và thấy ḿnh có thể hiểu được, thấm được! Trước đó, tôi cũng đọc các thứ nhưng chủ yếu bằng tri thức mà chưa thấm, chưa hiểu. Phải qua trải nghiệm ranh giới giữa sống chết như thế, tôi mới nhận ra được nhiều thứ hơn. Lần đầu tiên sau khi mổ xong, bước chân được xuống đất đi vài bước, tôi thấy quả là phép lạ! Tôi đă thấy rơ thế nào là hạnh phúc và nhận thức rơ hơn về cách sống như thế nào để thoát khỏi những vướng bận, những khổ đau. Là một người thầy thuốc, tôi mong t́m một phương cách chữa trị bệnh tâm thân cho chính ḿnh và giúp đỡ mọi người, nên sau Tâm Kinh, tôi tiếp tục học hỏi thực tập thêm nhiều kinh Phật khác.
Cuốn Nghĩ từ trái tim tôi viết bằng cảm xúc, bằng sự thể nghiệm đời sống chứ không phải bằng suy luận lư trí. Mất 2 năm để nghiền ngẫm và 6 tháng để viết. Cứ mỗi ngày khám bệnh xong, tôi lại bắt đầu viết, viết “như điên”, có khi tới 2, 3 giờ sáng. Tôi cứ viết ra tất cả những ǵ ḿnh nghĩ, những cảm nhận ḿnh có đựơc. Viết xong, tôi thấy ḿnh như đựơc… giải thoát! Tôi thận trọng đưa bản thảo viết tay cho hai người bạn Phật tử đọc giùm rồi c̣n nhờ ni sư Trí Hải đọc lại. Ni sư nói hôm đó bị cúp điện, phải đốt đèn cày mà đọc “chữ bác sĩ” cho tới sáng, gọi điện ngay góp ư đôi chỗ rồi khuyên tôi nên cho in ra. Tôi nghe lời, “liều mạng” in thử, ban đầu nhà xuất bản cũng ngại nhưng sau lần in thứ nhất được độc giả hoan nghênh và đến bây giờ th́ đă tái bản rất nhiều lần. Ở Mỹ, một Việt kiều in lại để biếu không ở các tiệm cơm chay. Ở Úc, người ta đọc thành 4 buổi trên đài phát thanh và ra CD. Thường th́ khi làm xong, người ta mới tặng tôi một mẩu để làm kỷ niệm và cũng gọi là để…xin phép sau! Tôi cũng không ngờ cuốn sách này của ḿnh lại được đón nhận nồng nhiệt như vậy. Có một kỷ niệm cảm động: một nữ độc giả viết thư nói bà nội cô rất yêu thích cuốn Nghĩ từ trái tim, mỗi ngày đều bắt các cháu đọc cho bà nghe, khi bà mất, các cháu đă đốt cuốn sách cho bà…
VHPG: C̣n kinh Kim Cang, tại sao anh lại t́m đến?
BS. ĐHN: Bát Nhă Tâm Kinh giải đáp cho tôi được câu hỏi “Tại sao?” nhưng “Bằng cách nào?” th́ có lẽ Kim Cang và các kinh hướng dẫn thực hành kỹ năng mới giải đáp được. Với Bát Nhă Tâm Kinh, ta thấy được cái không trong tự tánh vạn hữu, mối liên hệ giữa sắc và không. Nhưng làm cách nào để đạt được điều đó hẳn phải có một kỹ năng, chắc chắn là như vậy, v́ Phật không nói lư thuyết suông. Tu phải đi đôi với hành là vậy! Kiểu tâm truyền tâm như các thiền sư xưa thật là khó quá. Chắc phải có một bí quyết nào đó. Th́ ra kỹ năng đă đựơc dạy rất tuyệt vời trong Tứ niệm xứ. Rồi h́nh như Tứ niệm xứ vẫn c̣n hơi phức tạp, Phật đă dạy cụ thể hơn nữa là Thân hành niệm, nhưng chưa hết, sau cùng đă giản lược những điều cốt lơi trong An ban thủ ư (Anapanasati). Khi nghiềm ngẫm và thực tập, tôi tự hỏi không biết giữa prajna- trí và prana- khí, có liên quan ǵ với nhau không? Chắc phải có. Bởi đă có sự liên hệ giữa thân và tâm, giữa năng lượng và vật chất th́ chắc chắn có sự liên hệ giữa prajna và prana. Có một khoảng lặng sau khi thở ra và trước khi thở vào, đó là prana- áp suất hô hấp bằng không (0). Hành giả có thể cảm nhận hơi thở của ḿnh lúc đó rất nhẹ, gần như vắng mặt và lúc đó khí trong phổi và khí quyển bên ngoài trở thành một, không phân biệt. Nói cách nào đó, hành giả cảm nhận một trạng thái vô ngă - sinh lư- vào lúc đó, dù chỉ trong chốc lát. Phát hiện ra điều này, tôi rất mừng v́ t́m được cơ sở khoa học cho sự thực hành. Tôi đă viết trong lọat bài “Nói không đựơc” trên VHPG.
VHPG: Vậy anh có thực tập Thiền?
BS. ĐHN: Tôi có thực tập theo cách riêng của ḿnh, phù hợp với ḿnh. Từ góc độ y sinh học, tôi nghiền ngẫm, thể nghiệm, và lư giải đựơc phần nào ư nghĩa sâu thẩm của thiền nên tôi rất tin tưởng để áp dụng vào điều trị những vấn đề sức khỏe của tâm thân . Nhờ thiền mới có định, nhờ định mới có tuệ, nhưng theo tôi, tuệ cũng dẫn đến thiền và định. Giới định tuệ như một tam giác cân, có nhiều chiều tác động qua lại lẫn nhau, tùy cách tiếp cận và thực hành phù hợp cho mỗi cơ địa. Bản thân kinh “An ban thủ ư” chẳng hạn, nếu thực hành đúng th́ đă có thể bao gồm cả Tứ niệm xứ và Thân hành niệm! Nh́n từ góc độ y sinh học, ta hiểu tại sao ngày nay nhiều Trung tâm y học lớn trên thế giới đă sử dụng thiền, yoga để chữa tâm bệnh một cách có hiệu quả trong khi chính phân tâm học cũng không giải quyết được rốt ráo vấn đề. Sự tiến bộ của khoa học sinh học dần giải thích đựơc những khám phá tuyệt vời của người xưa. Chẳng hạn ta hiểu sự hô hấp chính là hô hấp tế bào- có thể gọi là “thâm” hô hấp- nên trong thiền định nhu cầu oxy tiêu thụ sẽ giảm đi, hiện tượng oxyt- hóa do đó cũng giảm, làm chậm tiến tŕnh lăo hóa. Những người thưc sự tu hành thấy lâu già và có sức khỏe bền bỉ là nhờ vậy!
VHPG: Xin anh nói một chút về mối liên hệ giữa những bản kinh Phật mà anh đă tiếp xúc với đời sống.
BS. ĐHN: Tôi học “lơm bơm”. Tự học, tự nghiền ngẫm, tự thể nghiệm, và thấy có hiệu quả khi ứng dụng vào đời sống hằng ngày, đúng như nhận định của Edward Conze, người dă dịch kinh Kim Cang sang tiếng Anh từ nửa thế kỷ trứơc. Tôi cảm nhận các kinh Phật đều nhất quán, xuyên suốt. Tùy đối tượng mà cách tŕnh bày có thể khác nhau, ngôn ngữ khác nhau nhưng cốt lơi vẫn là một. Các kinh như “bổ sung” cho nhau, giúp ta có cái nh́n thấu đáo hơn dưới nhiều góc độ khác nhau. Càng t́m hiều tôi càng thấy thú vị và hấp dẫn. Khi hiểu đựơc “tức phi…thị danh” của kinh Kim Cang, ứng dụng vào thực tế ta sẽ không c̣n bị dính mắc nhiều, làm cho cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và hạnh phúc hơn. Dĩ nhiên, khi t́m hiểu tôi cũng gặp nhiều chỗ… bí nhưng may mắn là có những người đi trước đă nghiên cứu miễn là chịu khó t́m ṭi, học hỏi. Nhiều lúc bí quá tôi cứ… để yên cho tiềm thức làm việc, rồi một hôm như có sự t́nh cờ nào đó bỗng giúp ḿnh sáng ra. Thiệt ngộ!
VHPG: Nhiều người lo lắng rằng, nghiên cứu kinh điển và áp dụng kinh điển vào cuộc sống, thực tập thiền sẽ khiến con người bỏ bê cuộc sống, thờ ơ với sự nghiệp, đe dọa tới cái hạnh phúc thông thường và niềm vui sống của đời người…?
BS. ĐHN: Trái lại, tôi thấy nghiên cứu, ứng dụng và thực tập thiền, làm cho cuộc sống của ḿnh uyển chuyển, nhẹ nhàng, thanh thản, vui sống hơn và hạnh phúc hơn. Nhờ bớt vướng bận, ḿnh dễ sáng suốt hơn, nhờ tập trung tốt và ít hao tổn năng lượng vô bổ, ḿnh dễ có hiệu năng hơn. Riêng đối với sức khỏe cũng thấy đựơc cải thiện nhiều hơn.
Ư nghĩa cuộc sống
VHPG: Nh́n lại những chặng đường đă qua, anh thấy ư nghĩa cuộc sống với anh như thế nào?
BS. ĐHN: Cuộc sống là một điều kỳ diệu, từ việc ông bà, cha mẹ ḿnh “bỗng dưng” gặp gỡ nhau để rồi tạo nên sự hiện hữu của ḿnh. V́ thế, phải sống sao cho có hạnh phúc và sao cho có ích. Như vậy, mới tạo được sự an lạc cho bản thân ḿnh và cho người khác, cho cả môi trường tự nhiên và môi trường xă hội. Trở lại chuyện “hít thở” lúc nảy, tôi nghĩ rằng, bầu khí quyển này là bầu khí quyển chung, không thêm không bớt, các sinh vật từ con thằn lằn, tắc kè… cho tới cây cỏ cũng hô hấp như ḿnh. Do vậy, tất cả các sinh vật đều có “duyên nợ”, gắn bó với nhau, chia sẻ với nhau, v́ thế ḿnh phải đối xử sao cho phải với tất cả! Mọi người nhận thức được như vậy th́ chúng ta sẽ nâng cao ư thức bảo vệ môi trường, bảo vệ một xă hội an b́nh, hiểu rằng ḿnh với người không khác biệt, ḿnh với thiên nhiên không khác biệt. Điều này mang lại hạnh phúc cho cuộc sống và cũng chính là ư nghĩa của cuộc sống.
VHPG: Thưa anh, anh có thể nói một chút về ư nghĩa của đời sống gia đ́nh
BS. ĐHN: Gia đ́nh là cái nôi đầu tiên của một em bé và sẽ c̣n tiếp nối là cái nôi trong suốt cuộc sống của mỗi con người. Nếu gia đ́nh bền vững, hạnh phúc, th́ con cái sẽ có chỗ dựa. Cuộc sống bây giờ nhiều gia đ́nh bị lệch hướng, bị xáo trộn, sẽ có ảnh hưởng đến tâm sinh lư của trẻ thơ và từ đó gây bất ổn cho xă hội. V́ thế, cần thiết phải xây dựng gia đ́nh thành tổ ấm để làm chỗ dựa cho tất cả mọi thành viên.
VHPG: Cảm ơn anh đă dành cho VHPG buổi tṛ chuyện thú vị này.
Đức Sơn và Trà Mi thực hiện
(Báo Văn Hóa Phật Giáo, số 39, Vu Lan 2007)