ĐẠO TỪ CỦA
ĐỨC TĂNG THỐNG
Nhân
Đại lễ kỷ niệm 30 Năm Giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất vận động cho Tự
do tôn giáo, Nhân quyền và Dân chủ Việt Nam
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính gởi Liệt vị
Tôn túc Ḥa thượng, Thượng tọa, Đại đức
Tăng Ni cùng toàn thể Phật tử và quư vị
Quan khách, Đồng bào các giới,
Thưa Qúy vị,
Ưu tư lớn nhất của Đức Đệ Tam Tăng
thống, Cố Đại lăo Ḥa thượng Thích Đôn Hậu
trước ngày viên tịch, là sự phát huy Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở hải ngoại.
Nên Ngài đă dặn ḍ qua bức Tâm
thư đề ngày 10.9.1991 gởi Chư tôn Giáo phẩm
đang hành đạo và tu học ở nước
ngoài. Ngài viết :
"Trong lịch sử truyền bá Phật giáo Việt Nam
cũng như thế giới, có lúc rất bi thảm đầy
tủi nhục, nhưng có lúc cũng vẻ vang rất
đáng tự hào. Lúc bi thảm là lúc bản
thể của Tăng bị lu mờ, nội bộ của
Tăng bị phân hóa và thành phần của Tăng
có nhiều quan điểm dị biệt, giới hạnh
suy kém và hiểu biết đạo lư một cách cục
bộ, phiến diện. Trái lại, lúc vẻ vang là lúc nội
bộ chúng Tăng ḥa hiệp, biết gạt bỏ
những quyền lợi riêng tư, những ngă chấp tầm
thường để tiến xa trên con đường tịnh
hạnh, lấy giác ngộ, giải thoát làm cứu cánh, lấy
bản nguyện độ sanh làm sự nghiệp".
Chúng ta v́ "Lấy bản nguyện độ sanh làm sự
nghiệp" mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
nhất dù đang bị luân hiểm,
nhưng vẫn bền chí dấn thân vận động
cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Chỉ
mấy tháng sau ngày 30.4.1975, cuộc tự thiêu tập thể
của 12 Tăng Ni vào ngày 2.11.1975 tại Thiền viện
Dược sư, tỉnh Cần Thơ, là tiếng trống
Bát Nhă khởi đầu cho một chuỗi hy sinh và hoạt
động v́ lư tưởng "Độ khắp tất cả
chúng sanh để thành tựu viên măn đại nguyện
Bồ Đề", kéo dài suốt 30 năm không hề lay
chuyển.
Giáo hội ta mà c̣n đến ngày hôm nay là do công lao, ư
thức của chư Tôn lănh đạo, hết thế hệ
này đến thế hệ khác, chịu hết khổ nạn
này đến khổ nạn khác. Nhờ
đó, Giáo hội luôn tồn tại trong ḷng dân tộc,
trong tâm tư quần chúng và trong tư tưởng của
mọi người trên thế giới.
Thể chế chính trị nào cũng tuyên bố tồn tại
muôn năm nhưng có thể chế nào tồn tại
được muôn năm đâu ?
C̣n Phật giáo không ao ước muôn năm tồn tại,
nhưng đă được tồn tại và phát
triển mấy ngàn năm rồi.
Tôi xin ngỏ lời thăm hỏi cùng tán thán Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại
Hoa Kỳ - Văn pḥng II Viện Hóa Đạo cùng Pḥng
Thông tin Phật giáo Quốc tế tổ chức Đại lễ
kỷ niệm 30 Năm Giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất vận động cho Tự
do tôn giáo, Nhân quyền và Dân chủ Việt Nam, thể hiện
tinh thần uống nước nhớ nguồn, tưởng
nhớ công ơn của những người đi trước.
Chúng ta sống c̣n đến ngày hôm nay, Giáo hội
c̣n tồn tại cùng sông núi cho đến ngày hôm nay, là
nhờ vào những người biết gạt bỏ những
quyền lợi riêng tư, đem ư chí cao cả, bất
khuất và cái chết để thánh
hóa sự sống, hiến cúng cho chánh pháp trường tồn,
hiến dâng cho đồng bào các giới thoát khỏi
mọi áp bức, thù hận, tù đày, nghèo đói,
bất hạnh. Danh sách 22 chư Tăng, Ni và Cư
sĩ vị pháp vong thân mà Đại lễ tôn vinh và tưởng
niệm hôm nay cần được
xem như biểu tượng cho cuộc vận động
30 năm của Giáo hội. V́ c̣n biết bao những
người vô danh khác nữa, biết bao người bị
bức tử nơi rừng sâu, trong các trại tù, biết
bao người bị tra tấn, thảm sát nơi các
pḥng thẩm cung, biết bao người chết qua lằn
đạn ám hại hay hành quyết, v.v... mà lịch sử
chưa thể ghi nhận đủ v́ c̣n bị che giấu
dưới vỏ bọc chế độ.
Từ nơi quản chế Tu viện Nguyên Thiều,
tỉnh B́nh Định, tôi hướng tâm đến Đại
lễ cùng với chư tôn Ḥa thượng, Thượng
tọa, Đại đức Tăng Ni và
nam nữ Cư sĩ, quư vị Quan khách và đồng bào,
nguyện cầu Tam Bảo và anh linh chư Tăng Ni, Phật
tử vị pháp vong thân chứng minh và gia hộ cuộc
vận động cho Tự do tôn giáo, Nhân quyền và Dân
chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
nhất sớm thành tựu viên măn.
Tu viện Nguyên Thiều,
ngày 11.12.2005
(nhằm ngày 11.11. Ất Dậu)
Đệ Tứ Tăng thống
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(Ấn kư)
Ḥa thượng Thích Huyền
Quang