GIÁO
HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO
Kính gửi ông Phan Văn
Khải
Thủ Tướng Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt
Nam
Số 1 đường Hoàng Hoa Thám - Hà Nội
Kính thưa Thủ Tướng,
Trước hết, tôi kính lời thăm hỏi Thủ Tướng và cảm ơn Thủ
Tướng đã trực tiếp can thiệp để bản án dành cho tôi được
xóa trước thời hạn. Mặc dù trong quyết định này vẫn có điều
chưa sáng tỏ. Vì bản án dành cho tôi do Tòa án Nhân dân Thành
phố Chí Minh phán quyết, trong khi quyết định xoá bỏ thời gian
thi hành án còn lại là do Tòa án Nhân dân quận Phú nhuận ; như
vậy Tòa dưới lại có thẩm quyền xóa bỏ phán quyết của Tòa
án trên, dù chỉ xóa bỏ một phần. Tuy nhiên, chi tiết như vậy
không ảnh hưởng đến suy nghĩ của tôi, vì tôi đã quen với
những phán quyết bất thường tương tợ của các cơ quan pháp
luật Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nay, tôi
kiến nghị văn thư này đến Thủ Tướng trình bày một số trường
hợp điển hình để Thủ Tướng có cơ sở cụ thể hầu thẩm định
chính xác uy tín và ảnh hưởng theo sau lời nói của vị lãnh đạo
đất nước.
Toàn thể nhân dân trong nước cũng như toàn thế giới đều biết,
nhân dịp ra chữa bịnh tại Hà Nội trong tháng 3-2003 vừa qua Đại
lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Xử lý Thường vu. Viện Tăng
Thống, Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, đã được Thủ
Tướng tiếp kiến tại Phủ Thủ Tướng, Hà nội. Trong dịp này
Thủ Tướng cũng đã thẳng thắn thừa nhận rằng có nhiều sai
lầm trong quá khứ cần được giải quyết. Thủ Tướng khẳng định
rằng Phật giáo có thể tự chấn chỉnh nội bộ của mình. Thừa
nhận thẳng thắn và khẳng định của Thủ Tướng có thể đã
mang lại cho Phật giáo Việt nam nguồn hy vọng hàn gắn những
tổn thương mà Phật giáo Việt Nam phải chịu đựng không chỉ
từ sau ngày đất nước thống nhất, mà kể cả trong thời kỳ đất
nước bị chia đôi.
Tin tưởng vào sự khuyến khích và hứa hẹn của Thủ Tướng, Hòa
Thượng Huyền Quang thực hiện cuộc hành trình từ Hà Nội vào thành
phố Hồ Chí Minh để tham khảo nguyện vọng và ý kiến của Tăng
Ni, Phật tử tại các địa phương, mặc dù sự đi lại của Hòa
thượng lúc bấy giờ mọi người chung quanh đều thấy rõ vẫn
trong phạm vi giám sát của các cán bộ Mặt trận và Ban Tôn giáo.
Tôi và Hòa thượng Huyền Quang đã nhiều lần trao đổi để tìm
hiểu sâu sắc những điều Thủ Tướng đã phát biểu. Sau đó, Hòa
thượng Huyền Quang đã gửi lên Thủ Tướng một văn thư ghi
nhận những gì chúng tôi thấy và nghe về các biến cố đã xảy
ra trong suốt thời gian chúng tôi bị giam giữ, và hậu quả tồn
tại do chính sách tôn giáo của đảng Cộng sản Việt Nam đối
với Phật giáo Việt Nam dưới sự khống chế và kiểm soát nghiêm
khắc của Mặt Trận, Ban Tôn giáo và Bộ Công an. Trong văn thư đó,
với cương vi. Xử lý thường vu. Viện Tăng thống Giáo hội Phật
giáo Việt nam Thống nhất, Hòa thượng Huyền Quang có đề nghị
cụ thể, rằng Thủ Tướng hãy can đảm cho thực hiện các điều
tra xã hội một cách khoa học để biết những tác hại nghiêm
trọng như thế nào khi một tôn giáo được lãnh đạo bởi một
đảng phái chính trị.
Cho đến nay, chúng tôi chưa rõ ý kiến của Thủ Tướng ra sao về
các đề nghị ấy để có thể thông báo cho toàn thể Tăng Ni
Phật tư? Việt nam trong và ngoài nước hiểu rõ tầm mức quan
trọng của những gì Thủ Tướng đã phát biểu và hứa hẹn.
Thế nhưng, những sự việc vừa xảy ra trong thời gian gần đây
khiến chúng tôi phải đặt lại vấn đề.
Thưa Thủ Tướng,
Để tiến hành công việc chấn chỉnh nội bộ Phật giáo, gần đây
Hòa thượng Huyền Quang có yêu cầu một số Chư Tăng về tu viện
Nguyên Thiều nơi Hòa thương đang cư trú để tham khảo ý kiến. Hòa
thượng không gởi bất cứ văn thư thỉnh mời nào, nhưng cán bộ
Mặt trận, Ban Tôn giáo, Công an tại nhiều nơi, theo dư luận không
căn cứ trong quần chúng, đã triệu nhiều tăng sĩ đến để hăm
dọa, khuyến cáo, ngăn cản bất cứ sự hợp tác nào với Hòa thượng
nhắm mục đích chấn chỉnh nội bộ Phật giáo. Tôi xin dẫn một
số trường hợp. Tại Thành phố Hồ Chí Minh : HT Thích Đức Chơn,
TT Thích Thanh Huyền, TT Thích Viên Định, TT Thích Nguyên Lý. Tại
Nha trang: HT Thích Đổng Minh. Tại Đà Nẵng : HT Thích Minh Tuấn.
Nghiêm trọng nhất là tại Quảng trị và Huế.
Tại Quảng trị, Công an đã cấm các xe khách chơ? TT Hải Tạng,
sau đó áp tải Thượng tọa đưa trở về chùa và đặt an ninh
canh gác ngay tại chùa, không cho phép di chuyển đi bất cứ đâu.
Tại Huế, các tài xế bi. Công an cấm không được hợp đồng
chở các Thầy đi Bình định. Có một tài xế nhận lời, nhưng đi
đến đèo Hải vân thì nhận được lệnh của Công an phải quay
trở lại bỏ các vị trơ trọi ngay tại đèo. Sự nhẫn tâm này
không thể chấp nhận được đối với hai vi. Hòa thượng trên 70
tuổi. Đề nghi. Thủ Tướng cho phép tôi lưu ý về tính nhân đạo
và khía cạnh pháp luật của sự việc. Nếu các vị ấy có hành
vi sai trái, nhân viên công lực có quyền thi hành pháp luật một cách
công khai, chứ không nên bằng biện pháp quanh co như ngăn cấm các
tài xế phục vụ khách hàng. Người lao động phải được luật
pháp bảo vệ khi hành nghề, chứ không thể bị hăm dọa vô cớ
bởi bất cứ ai với bất cứ lý do gì, vì không đơn giản đây
chỉ là việc mưu sinh bằng cách phục vụ khách hàng, mà trong đó
còn có vấn đề phẩm giá con người.
Riêng bản thân Hòa thượng Thích Huyền Quang, không phải không có
sự sách nhiễu nào. Khi tu viện Nguyên thiều gọi thợ đến xây
dựng Phương trượng, nếu sự xây dựng này trái pháp thì cơ quan
hữu trách cứ tống đạt lệnh nghiêm cấm. Chính quyền đă không
thi hành theo những gì luật pháp quy định, mà cản trở bằng cách
gọi thợ lên trình diện Công an địa phương trong giờ lao động
; chẳng có gì điều tra, ngoài những câu hỏi ngớ ngẩn : Ông
nội anh sinh ngày nào? Bà nội anh sinh ngày nào? v.v. . . Hết những
câu hỏi ngớ ngẩn tương tợ, lại ra lệnh ngồi đó mà đọc báo.
Đây không chỉ là vấn đề cố tình sách nhiễu lung lạc tinh
thần của Hòa thượng theo một dụng ý nào đó, mà còn là sự xúc
phạm phẩm giá con người đối với những người lao động thấp
cổ bé miệng.
Thưa Thủ Tướng,
Qua các
sự việc nêu trên, trong nhiều sự việc quanh co khác nữa không
thể dẫn hết ở đây, Thủ Tướng cho phép tôi đặt lại vấn đề,
và luôn cả niềm tin đối với những gì mà chúng tôi được nghe
từ Thủ Tướng. Điều này có thể là sự xúc phạm đối với người
lãnh đạo nhân dân, nhưng tôi khó có thể nghĩ khác đi được, do
đó xin nhận lãnh mọi trách nhiệm trước pháp luật của Nhà nước,
nếu tôi có nói điều gì xúc phạm.
Kính chào Thủ Tướng.
Phật
lịch 2547,
Tu viện Nguyên Thiều,
Ngày 22 tháng 9 năm 2003
Viện trưởng Viện Hóa Đạo
(ấn ký)
Sa-môn THÍCH QUẢNG ĐỘ