PHẬT LỊCH 2510
KINH
DƯỢC-SƯ
DỊCH-GIẢ
THIỀU- CHỬU
GIẢNG NGHĨA
KINH DƯỢC-SƯ
MẤY LỜI NÓI ĐẦU
Tới các tín đồ Phật giáo xứ ta mà hỏi rằng tu về tôn ǵ, th́ 99 phần trăm trả lời rằng tu về tôn Tịnh-độ. Hỏi tu Tịnh-độ để làm ǵ, th́ phần nhiều nói rằng ở cơi Sa-bà này khổ lắm, phải cầu cho sinh sang đấy để hưởng những sự sung sướng cực-lạc. Hỏi tu thế nào mà được sinh sang cực-lạc, phần nhiều cũng cho rằng chỉ niệm Phật cầu cho chóng thoát cơi này về ngay bên ấy v.v...
Phép tu Tịnh-độ thực là một phép tu giản dị mà có hiệu quả nhất trong lúc mạt pháp này, điều đó ai là người hiểu rơ Phật-pháp đều công nhận như thế. Nhưng cứ ư kiến hẹp ḥi của tôi suy nghĩ, th́ lối tu Tịnh độ của ta sai lạc quá rồi. Bởi v́ tu Tịnh độ mà nhận rằng: chỉ chăm niệm Phật, cầu cho thoát cơi này sang cơi kia, th́ kết quả chỉ thành một người yếu lướt, hèn nhát, mê muội, tự ḿnh đă không ăn thua ǵ lại dắt người ta đi vào con đường tiêu cực vô ích nữa. Sao tôi dám nói quả quyết như thế? v́ tôi thấy trong phẩm Thượng phẩm thượng sinh kính Thập-lục-quán là bản kinh cốt tử nhất trong tôn Tịnh độ nói rằng: “Nếu chúng sinh nào muốn sinh sang nước Cực lạc kia th́ phải mở ba thứ tâm, một là cái tâm chí thành, hai là cái tâm rất sâu xa, ba là cái tâm hồi hướng phát nguyện... Lại có ba hạng chúng sinh, đáng được văng sinh. Một là có ḷng nhân từ, không giết hại sinh linh, giữ được giới luật trọn vẹn, hai là đọc tụng kinh điển Đại thừa, ba là tu theo sáu phép niệm, hồi hướng phát nguyện, nguyện sinh sang nước Cực lạc”. Tới trong mấy phép tu đó, các tổ tiêu lên ba món, tin, hành, nguyện để làm cái đích mà tu. Tin là tin lời Phật dạy là đúng thực không sai, hành là y theo lời Phật, làm được đầy đủ không hề sao lăng. Nguyện là đă làm được đủ công đức tốt lành rồi, lại đem công đức ấy ban cho chúng sinh, c̣n ḿnh chỉ nguyện được sang cơi Tịnh độ, thấy đức Di Đà ngài thuyết pháp thụ kư cho mau chứng đạo rồi lại trở lại cơi Sa bà này mà cứu vớt chúng sinh. Xem thế đủ biết cầu sinh Tịnh độ có phải chỉ ngồi niệm Phật mà được đâu. Lại cũng v́ lẽ ấy, cho nên đức Bản-sư Thích-ca mâu-ni ta đă chỉ cho ta biết chỗ mà về, lại dạy cho ta biết cách dự bị tư lương mới đi đến nơi về đến chốn được. Cách tự bị tư lương ấy, tức là 12 điều nguyện của đức Dược-sư đó, nếu ta y theo 12 điều nguyện của Ngài mà thiết thực làm đi, th́ không những ta được về ngay Tịnh độ hưởng thú vô cùng mà lại c̣n làm cho chúng sinh trong cơi Sa bà khổ năo này cũng được hưởng phúc vô cùng nữa. Vậy nên trong kinh Dược-sư đă quyết định rằng: “Này ông Mạn-thù thất-lợi! nếu trong tư chúng là sư Tăng, sư Ny, săi, văi và các thiện-nam tín-nữ, có ai vâng giữ được tám phần trai giới, hoặc trải một năm, hoặc trải ba tháng, vâng giữ các điều đă học ở trong lớp học, lấy mầm lành ấy, nguyện sinh sang cơi cực-lạc của đức Di-Đà ở phương tây kia để cầu nghe chính pháp, mà chưa chắc được, nếu được nghe thấy danh hiệu đức Dược-sư lưu-ly-quang như-lai, th́ khi sắp chết sẽ có tám vị Bồ-Tát như ngài Quán-âm, Thế-chi đi trên không tới, chỉ cho biết đường thẳng tới cơi kia, ở trong hoa sen hoá sinh ra”. Xem đó đủ biết người tu Tịnh-độ mà không tu theo như lời Phật dạy trong kinh Dược-sư th́ chưa thể kết quả hoàn toàn được. Vả lại ở cơi đời cực khổ năo này, cái khổ sinh là cái khổ ngay trước mắt, nếu không t́m đường giải-thoát ngay th́ cũng không c̣n có giờ đâu mà niệm Phật cầu văng-sinh nữa. Chắc v́ thế mà ngài Thái-Hư pháp-sư bên Trung-hoa đang vận-động chấn-hưng Phật giáo tế độ nhân gian cũng phải quy y về đức Dược sư, nên ngài mới giảng kinh dược sư, hành nguyện theo Dược sư một cách thâm thiết hơn hết cả các món tu hành trong đời nay[1]. Tôi cũng là một kẻ tu Tịnh độ chỉ t́m đường chết, người ta phê b́nh đạo Phật là đạo mê ngủ, tôi cũng phải gánh một trách nhiệm rất lớn vào đấy, nên tôi thành tâm kiệt lực, lựa dịch lấy những chính ư của ngài Thái-Hư và khảo cứu phụ thêm đôi chút đem cống hiến cùng các giáo hữu, mong các bậc cao minh từ mẫn cho, mong các bạn tu Tịnh độ lưu ư cho.
A-Di-Đà Phật
THIỀU-CHỬU bái chí
KHOÁ LỄ DƯỢC-SƯ
NHẤT TÂM KÍNH LỂ TAM BẢO
THƯỜNG TRỤ KHẮP CẢ MƯỜI PHƯƠNG
BÀI SÁM-HỐI
CHÍ TÂM SÁM-HỐI
(Mọi người cùng quỳ đọc)
Con xưa đă tạo bao nghiệp ác,
Đều v́ vô-thuỷ tham, sân, si,
Từ thân, miệng, ư phát sinh ra,
Hết thảy con nay đều sám hối,
Bao nhiêu nghiệp- chướng sâu nhường ấy.
Thẩy đều tiêu diệt sạch lầu lầu,
Niệm niệm trí soi khắp Pháp-giới.
Độ hết chúng-sinh đều chẳng thoái.
(Đọc xong cùng dập đầu xuống chiếu 3 lượt rồi cùng đứng dậy)
SÁM HỐI PHÁT NGUYỆN RỒI
(Chủ sám đọc)
1.- Nhất tâm kính lễ Phật Dược-sư lưu-ly-quang cùng hết thẩy tam bảo ở khắp mười phương. (1 lễ)
2.- Nhất tâm kính lễ Phật Thiện-danh Sưng-cát-tường-vương ở cơi Quang thắng phương đông cùng chư Phật ở khắp pháp giới. (1 lễ)
3.- Nhất tâm kính lễ Phật Bảo nguyệt-trí-nghiêm Quang-âm Tự-tại- vương ở cơi Diệu-bảo phương đông cùng chư Phật ở khắp pháp giới. (1 lễ)
4.- Nhất tâm kính lễ Phật-kim-sắc-bảo-quang Diệu-hạnh-thành-tụ ở cơi viên-măn hương-tích phương đông cùng chư Phật ở khắp pháp giới. (1 lễ)
5.- Nhất tâm kính lễ phật Vô-ưu- tối-thắng-cát-tường ở cơi vô ưu phương đông cùng chư Phật ở khắp pháp giới. (1 lễ)
6.- Nhất tâm kính lễ kinh bản nguyện công đức của Phật Dược-sư và chú quán đỉnh cùng tôn pháp ở khắp pháp giới. (1 lễ)
7.- Nhất tâm kính lễ Bồ-Tát Nhật-Quang- biến-chiếu ở cơi tịnh lưu ly phương đông cùng chư Bồ-Tát ở khắp pháp-giới. (1 lễ)
8.- Nhất tâm kính lễ Bồ-Tát Nguyệt-Quang-biến-chiếu ở cơi tịnh lưu ly phương đông cùng chư Bồ-Tát ở khắp pháp-giới. (1 lễ)
9.- Nhất tâm kính lễ Thánh-chúng trong Hải-hội Thanh-tịnh ở cơi tinh lưu-ly phương đông cùng Thánh-chúng ở khắp pháp-giới. (1 lễ)
Quy mệnh lễ Phật Dược-sư Lưu-ly-quang cùng hết thẩy Tam-Bảo ở khắp mười phương. (cùng đọc, lễ 1 lễ).
BÀI TÁN HƯƠNG
(Mọi người cùng ngồi kết già, cùng đọc)
Lư trầm vừa đốt, Pháp-giới thơm lừng,
Xa đưa Hải-hội Phật đều mừng.
Đâu đâu cũng thấy kết tường vân,
Thành ư ân cần, chư Phật hiện toàn thân.
Nam-mô Hương-Vân-Cái Bồ-tát ma- ha-tát. (3 lượt)
CHÚ TỊNH KHẨU NGHIỆP
Tu lị tu lị, ma ha tu lị, tu tu lị, tát bà ha. (3 lượt)
CHÚ TỊNH THÂN NGHIỆP
Tu đa lị, tu đa lị, tu ma lị, sa bà ha. (3 lượt)
CHÚ TỊNH TAM NGHIỆP
Án, sa phạ bà phạ, chuật đà sa phạ, đạt ma sa phạ, bà phạ chuật độ hàm. (3 lượt)
CHÚ AN THỔ ĐỊA
Nam-mô tam măn đá, một đà nẩm án độ rô độ rô, địa vĩ tát bà ha. (3 lượt)
CHÚ PHỔ CÚNG-DÀNG
Án, nga nga nẵng, tam bà phạ, phạt nhật la hộc (3 lượt).
BÀI TÁN KINH
Sa-bà chẳng ở được lâu dài
Sớm liệu tụng kinh cửa Phật đài,
Hai sáu nguyện vương tiêu tội hết,
Ba ngh́n Hoá-Phật dủ ḷng soi:
Hoa-Sen Tây-Trúc dầy thơm ngát,
Quả phúc Nam-diêm được tốt tươi.
Giải-kết, tiêu-tai, thêm tuổi thọ,
Vững vàng bản mệnh, được yên vui.
BÀI TÁN PHẬT
Mười hai nguyện lớn, Giáo-chủ Đông-phương.
Bốn chín đèn soi sáng đàn trường,
Bẩy bẩy đức chân-thường, lễ bái tán-dương.
Hết tai nạn được thọ trường.
Nam mô Dược-sư Hải-hội Phật, Bồ-tát ma-ha-tát. (3 lượt)
KỆ KHAI KINH
Pháp này mầu nhiệm rất cao sâu,
Ức kiếp muôn đời chưa dễ gặp,
Nay được thấy nghe, được thụ tŕ,
Con thề giải nghĩa Chân-Như-Phật,
Nam-mô Bản-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật (3 lượt)
Nam-mô Khai-bảo-tạng Bồ-tát ma-ha-tát ( 3 lượt)
Kinh nói về công-đức bản-nguyện của
ĐỨC DƯỢC-SƯ
LƯU-LY-QUANG NHƯ-LAI
Đúng thực như thế, chính tôi được nghe.
Một thời bấy giờ, Đức Bạc-già-phạm, (1) đi độ các nước, đến thành Quảng-nghiêm. Ngài dừng lại ở dưới cây âm-nhạc, (2) cùng với tám ngh́n vị Đại Bậc-Xô, (3) ba vạn sáu ngh́n vị Đại Bồ-tát, (3) và các Quốc-vương, các quan Đại-Thần, các Bà-La-môn, các thầy Cư-sỹ, Thiên, Long, Bát-bộ, Nhân với Phi-nhân, (4) đông không xiết kể, thẩy đều cung kính, vây kín xung quanh Đức Phật thuyết pháp.
̀
Con Đấng Pháp-vương, (3) bấy giờ là Ngài Mạn-thù sư-rị, theo uy thần Phật, đương ngồi đứng dậy, hở một vai áo, đầu gối bên hữu qú sát tận đất, nh́n Bạc-già-phạm, cúi ḿnh, chắp tay, bạch rằng: Thế-Tôn, xin Phật diễn thuyết, cũng giống như thế, diễn những danh hiệu, và những điều nguyện căn bản lớn lao, công-đức tuyệt vời của các Đức Phật, cho những người nghe tiêu hết nghiệp chướng, v́ muốn lợi lạc các loài hữu-t́nh, (5) khi Tượng-Pháp chuyển. (6)
̀
Bây giờ Thế-tôn tán thán Đồng-tử (3) Mạn-thù sư-rị, Ngài khen ngợi rằng: “Hay lắm! hay lắm! Mạn-thù sư-rị, ḷng đại-bi ông khuyến thỉnh ta nói danh hiệu chư Phật, bản nguyện công-đức, để bạt cho hết nghiệp chướng giàng buộc (7) các loài hữu-t́nh và để làm cho lợi ích an lạc các loài hữu-t́nh, khi Tượng-Pháp chuyển.
Bây giờ Thế-tôn tán thán Đồng-tử (3) Mạn-thù sư-rị, Ngài khen ngợi rằng: “Hay lắm! hay lắm! Mạn-thù sư-rị, ḷng đại-bi ông khuyến thỉnh ta nói danh hiệu chư Phật, bản nguyện công-đức, để bạt cho hết nghiệp chướng giàng buộc (7) các loài hữu-t́nh và để làm cho lợi ích an lạc các loài hữu t́nh, khi Tượng-Pháp chuyển.
Ông hăy nghe kỹ, nghiền nghĩ thực khéo, ta sẽ nói đây.
Mạn-thù sư-rị bạch rằng: Xin vâng, xin Thế-tôn nói, chúng con thích nghe.
Đức Phật bảo Ngài Mạn-thù sư rị: Về phương Đông kia, cách đây xa nhiều vô số Phật độ, nhiều bằng mười số cát sông Găng-giờ, ở đấy có một thế-giới gọi là cơi Tịnh-Lưu-Ly.
Đức Phật cơi ấy, hiệu là Dược-Sư Lưu-ly-Quang Như –Lai, Ứng, Chính đẳng giác, Minh hành viên măn, Thiện thệ, Thế-gian giải, Vô thượng sĩ, Điều-ngự trượng-phu, Thiên nhân sư, Phật, Bạc-già-phạm, (8)
̀
Ông Mạn-Thù ơi, khi Đức Thế-tôn Dược-sư Lưu-ly-Quang Như-lai c̣n đương hành-đạo Bồ-tát. Ngài đă phát ra mười hai nguyện lớn, khiến cho hữu-t́nh cầu ǵ cũng được.
Nguyện lớn thứ nhất
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo A-nốc-đa-la tam diểu tam-bồ-đề, (9) th́ tự thân ta sáng chưng rực rỡ, soi suốt tất cả vô số thế giới vô lượng vô biên; dùng ba mươi hai tướng Đại-trượng-phu, tám mươi tuỳ h́nh để trang nghiêm thân, (10) khiến cho hết thẩy các loài hữu-t́nh, đều được tất cả như ta không khác.
Nguyện lớn thứ hai
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo vô-thượng Bồ-đề, th́ tự thân ta như ngọc Lưu-ly trong ngoài sáng suốt, sạch không vết bẩn, quang minh rộng lớn, công đức cao vời; thân khéo ở yên trong lưới tia sáng, (11) trang nghiêm hơn cả Mặt giời, Mặt giăng; chúng-sinh tối tăm đều được sáng bừng, đâu cũng làm được mọi sự như ư.
Nguyện lớn thứ ba
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề ta dùng rất nhiều trí-tuệ phương tiện, vô lượng vô biên, khiến cho hữu-t́nh đều được mọi vật. Thụ dụng vô cùng, chẳng để chúng sinh có chỗ thiếu thốn.
Nguyện lớn thứ tư
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, nếu có hữu-t́nh tu hành tà-đạo, th́ ta khiến cho đều được ở yên trong đạo Bồ-đề; nếu ai hành đạo Thanh-văn, Độc-giác (12) th́ ta cũng đều lấy đạo Đại-thừa, mà dựng cho yên.
Nguyện lớn thứ năm
Nguyện đới sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, vô biên hữu-t́nh tu hành Phạm-hạnh (13) trong Pháp của ta, th́ hết thẩy đều được giới chẳng thiếu, đủ giới tam-tụ, (14) nếu có ai mà chót đă phạm giới, nghe tên ta rồi, lại được tịnh giới. (15) chẳng vào đường ác.
Nguyện lớn thứ sáu
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, nếu những hữu-t́nh thân thể hèn kém mọi căn chẳng đủ, (16) xấu xa ngu ngốc. Mù, điếc, ngọng, câm, què quặt, c̣ng lưng, hoá hủi, điên, cuồng, bao nhiêu bệnh khổ, nghe tên ta rồi, hết thẩy đều được đẹp đẽ, sáng suốt, mọi căn hoàn toàn, không mọi tật khổ.
Nguyện lớn thứ bảy
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, nếu những hữu-t́nh mắc mọi bệnh khổ, không ai cứu chữa không chỗ nương thân, không người thân thiết, không cửa không nhà, bần cùng khốn khổ, một khi tên ta nghe lọt vô tai mọi bệnh đều hết thân tâm yên vui, gia quyến, tiền của, thẩy đều phong túc rồi tu đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề.
Nguyện lớn thứ tám
Nguyện dời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, nếu có thân gái (17) thấy trăm nỗi xấu, bức bách khổ năo sinh ḷng chán ngán, muốn bỏ thân gái, nghe tên ta rồi, thẩy đều chuyển được thân gái thành trai, đủ tướng trượng-phu, rồi tu đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề.
Nguyện lớn thứ chín
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, khiến những hữu-t́nh thoát chài lưới ma (18) thoát được hết thẩy ngoại đạo giàng buộc; nếu lạc vào các rừng rậm ác-kiến, ta sẽ dắt dẫn lên đường chính-kiến, rồi tu tập dần; mọi hạnh Bồ-tát; chóng chứng được đạo Vô-thượng Bồ-đề.
Nguyện lớn thứ mười
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, nếu những hữu-t́nh bị pháp luật bắt (19) trói buộc, đánh đập, giam cầm lao ngục hoặc bị tử h́nh, và c̣n rất nhiều tai nạn khác nữa lấn hiếp nhục nhă lo sầu nung nấu, thân tâm chịu khổ nếu mà được nghe danh hiệu của ta v́ sức oai thần phúc đức của ta, đều được giải thoát hết thẩy lo khổ.
Nguyện lớn thứ mười một
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, nếu những hữu-t́nh bị đói khát khổ, v́ kiếm ăn mà tạo mọi nghiệp-ác, khi nghe tên ta, chuyên tâm tŕ niệm, th́ ta hăy cho ăn uống rất ngon để no thân đă, rồi sau ta mới cho ăn Pháp vị, (20) để lập thành người rốt ráo yên vui.
Nguyện lớn thứ mười hai
Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô-thượng Bồ-đề, nếu những hữu-t́nh nghèo không áo mặc, ruồi muỗi, bức rét khổ suốt đêm ngày khi nghe tên ta chuyên tâm tŕ niệm th́ tâm muốn ǵ liền được đủ thứ, áo mặc thật đẹp, được cả đồ dùng quư báu trang nghiêm, đeo hoa, ướp hương, âm nhạc múa hát, tuỳ tâm thích ǵ đều được đầy đủ.
Ông Mạn-thù ơi, thế là mười hai nguyện rất nhiệm mầu của Đức Thế-tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai, Ứng, Chính-đẳng-giác, khi ngài c̣n đương hành đạo Bồ-tát, Ngài đă phát ra.
C̣n nữa, này ông Mạn-thù-sư-rị, là những nguyện lớn của Thế-tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-Lai Ngài đă phát ra, khi Ngài c̣n đương hành đạo Bồ-tát, và những công đức trang nghiêm ở bên cơi nước của Ngài nếu ta nói ra đến hết một kiếp, hay hơn một kiếp cũng không hết được.
Nhưng có một điều: ở nước Phật kia một mầu thanh tịnh, không có nữ-nhân (21) không có ác-thú (22) và những tiếng khổ; mạt đất thuần là ngọc phệ-lưu-li, những thừng bằng vàng chăng bên đường đi, thành khuyết, cung, các, hiên, cửa, mạng, lưới, đều bằng thất bảo (23) cũng như thế-giới Cực-lạc phương Tây, công đức trang nghiêm giống nhau không khác.
Trong nước có hai vị Đại Bồ-tát: một vị gọi là Nhật-quang biến-chiếu đứng đầu tất cả vô-số vô-lượng các vị Bồ-tát.
Hai Ngài lần lượt sẽ lên ngôi Phật, đều giữ vững được kho báu Chính-Pháp của Đức Thế-Tôn Dược-sư Lưu-li-quang Như-lai.
Ông Mạn-thù ơi, bởi thế cho nên những Thiện-nam-tử và Thiện-nữ-nhân có tín tâm rồi, thời nên phát nguyện sinh sang thế-giới của đức Phật kia.
Bấy giờ Thế-Tôn lại bảo Đồng-tử Mạn-thù-sư-Lợi: Này ông Mạn-thù, có những chúng-sinh chẳng biết thiện ác, chỉ ôm cái ḷng tham lam keo bẩn chẳng biết bá thí, và những quả báo về hạnh bá thí, ngu si không trí, thiếu mất tín căn chứa nhiều của báu cầu giữ lấy măi, thấy kẻ xin đến, tâm họ chẳng mừng: khi bất đắc dĩ, họ phải bá thí, th́ họ coi như cắt miếng thịt họ rất là đau tiếc. Lại có lắm kẻ tham lam keo sẻn, tích trữ tiền của, đến ngay thân họ c̣n chẳng tiêu dùng, huống lại dám cho cha, mẹ, vợ, con, tôi đ̣i sai khiến, và kẻ đến xin. Những hữu-t́nh ấy, đến lúc mệnh chung, sinh làm ngă quỷ (24) hoặc làm bàng-sinh (24) nhưng v́ thuở xưa, ở đời từng được tạm nghe danh hiệu của Đức Thế-Tôn Dược-sư, Lưu-li-quang Như-lai, nên đương khi ở trong ṿng ác-thú, được tạm nhớ đến danh hiệu của Ngài, ngay trong phút nghĩ liền ra khỏi vong, lại được làm người, nhớ được túc mệnh (25) sợ khổ ác-thú, chẳng ham dục lạc, thích làm bá thí, và khen những người hay làm bá thí; ḿnh có những ǵ, đều không tham tiếc, dần dà đem cả đầu, mắt, chân, tay, máu, thịt của ḿnh, cho kẻ đến xin, huống c̣n tiếc ǵ đến tài vật khác. C̣n nữa, này ông Mạn-thù-sư-lợi, nếu những hữu-t́nh, tuỳ theo Như-Lai nhận các chỗ học mà phá thi-la, (26) lại có kẻ tuy chẳng phá thi-la, mà phá quỹ-tắc: (26) kẻ giữ được cả thi-la, quỹ- tắc, lại huỷ chính-kiến: (27) lại có kẻ tuy chẳng huỷ chính-kiến mà bỏ đa-văn (28) chẳng thể hiểu rơ nghĩa sâu trong kinh, của Phật đă nói: có kẻ đa-văn, lại tăng thượng-mạn (29) v́ tăng-thượng-mạn che lấp tâm rồi, khen ḿnh chê người phỉ báng Chính-Pháp, làm bạn với ma, người ngu như thế, tự ḿnh đi vào con đường tà-kiến (30) lại c̣n làm cho vô lượng ức triệu hữu t́nh cùng theo xuống hố hiểm sâu. Những hữu-t́nh nầy trôi quanh măi măi trong ṿng địa ngục. Bàng-sinh, Quỉ-thú nếu mà được nghe danh hiệu Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai, liền bỏ ác hạnh, tu mọi thiện pháp, chẳng đoạ ác-thú, dù có kẻ nào, chẳng thể bỏ được hết mọi ác hạnh, mà tu thiện pháp, phải đoạ ác thú v́ nhờ sức thần bản nguyện của Phật, khiến họ hiện tiền đă được tạm nghe danh hiệu của Phật, họ sẽ thoát thân nơi ác thú kia, lại được làm người, chính-kiến tinh tiến khéo điều hoà được tâm ư yên vui, liền bỏ được nhà, đến chốn không nhà, (31) chịu theo chỗ học trong Pháp Như-Lai, không hề huỷ phạm, chính-kiến, đa-văn, hiểu nghĩa rất sâu, bỏ tăng-thượng-mạn, chẳng báng Chính-pháp, chẳng bạn với ma, dần dần tu-hành những hạnh Bồ-tát chóng được vẹn tṛn.
C̣n nữa này ông Mạn-thù-sư-Lợi, nếu những hữu-t́nh sẻn tham, ghen ghét khen ḿnh chê người, sẽ phải đoạ vào trong ba đường ác, mấy mươi ngh́n năm chịu mọi cực khổ, chịu cực khổ rồi, ở đấy măn hạn, lại lên nhân-gian, làm thân trâu, ngựa, lừa và lạc đà, thường bị đ̣n đánh, đói khát khổ năo, lại thường mang nặng, theo đường mà đi: hoặc được làm người, ở nơi hạ tiện, làm kẻ tôi đ̣i, bị người sai khiến, chẳng được tự-tại nếu xưa làm người đă từng được nghe danh hiệu Thế-Tôn, Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai, bởi nhân lành ấy nay lại nhớ đến, dốc ḷng quy-y, nhờ thần lực Phật giải thoát mọi khổ, mọi căn thông lợi, trí-tuệ đa-văn, thường cầu Thắng-Pháp (32) thường gặp bạn hiền, rứt hẳn lưới ma, đập vỡ cái xác Vô-minh bưng tối, (33) gạn ṛng phiền năo giải thoát hết thẩy sinh, già, bệnh, chết, lo sầu khổ năo.
C̣n nữa này ông Mạn-thù-sư- Lợi nếu những hữu t́nh thích gây ngang ngược, đánh nhau kiện nhau, làm cho năo loạn, cả ḿnh cả người đem thân, miệng, ư, tạo thêm măi ra bao nhiêu nghiệp-ác, lần lượt thường làm sự chẳng lợi ích, mưu hại lẫn nhau đi gọi các thần ở rừng ở núi, ở cây ở mả, ṛi giết chúng-sinh, lấy máu, lấy thịt, cúng tế bọn quỷ Dược-xoa, La-sát, viết tên kẻ thù, làm h́nh kẻ thù, làm bùa chú ác để mà nguyền rủa; yểm bùa thành mị (34) nuôi trùng thành cổ, (34) hô quỷ nhập ṿ thây chết đứng dậy, (34) sai đi giết hại thân mệnh người ta; những hữu-t́nh ấy, nếu mà được nghe danh hiệu Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai, th́ ác sự kia đều chẳng hại được; lần lượt hết thẩy đều khởi từ tâm, lợi ích, yên vui, không c̣n có ư năo hại hiềm thù, ai cũng vui mừng; mọi vật thụ dụng tự cho là đủ chẳng lấn của nhau, mà là cùng làm lợi ích cho nhau.
C̣n nữa, này ông Mạn-thù-sư-lợi, nếu có bốn chúng; (35) Bật-xô-ni, Ô-ba-xách-ca, Ô-ba-tư-ca, và những những tịnh tín thiện-nam thiện-nữ, ai chịu giữ đuọc tám phần trai giới, hoặc suốt một năm, hoặc trong ba tháng chịu theo chỗ học, để làm thiện căn nguyện được sinh sang thế giới Cực-lạc ở bên phương Tây, đến chỗ đức Phật Vô-lượng-thọ-quang cầu nghe Chính-Pháp, nhưng chưa quyết định, mà nếu được nghe danh hiệu Thế-Tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai, thời khi lâm chung, sẽ có tám vị Đại Bồ-tát là: Văn-thù-sư-lị Bồ-tát (36) Quán-thế-âm Bồ-tát, Đắc-đại-Thế Bồ-tát, Vô-tận-Ư Bồø-tát, Bảo-đàn-Hoa Bồ-tát, Dược-Vương Bồ-tát, Dược-Thượng Bồ-tát, Di-Lặc Bồ-tát, tám vị ấy sẽ đi trên không, lại mà chỉ đường, tự nhiên thấy ḿnh hoá sinh ngay ở bên thế-giới kia, trong đám hoa báu nhiều mầu sắc đẹp.
Hoặc là nhân thế, được sinh lên Giời tuy sinh lên Giời, mà căn lành cũ cũng vẫn chưa hết, chẳng phải sinh vào ác-thú nào khác; trên Giời tận số, th́ xuống Nhân-gian, hoặc làm Luân-vương (37) coi cả bốn châu, uy-đức, tự-tại, giữ yên vô-lượng trăm ngh́n hữu-t́nh ở trong thập-thiện, hoặc sinh vào những gịng Sát-đế-lị, gịng Bà-la-môn, Cư-sỹ, Đại-gia, rất nhiều của báu, kho tàng đầy ních, h́nh tướng tốt đẹp, quyến thuộc đông đủ, thông minh trí-tuệ, dũng kiện uy hùng như đại lực-sĩ. Nếu là nữ-nhân được nghe danh hiệu Thế-tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai, dốc ḷng tŕ niệm, th́ sau chẳng phải làm thân gái nữa.
C̣n nữa, này ông Mạn-thù-sư-Lợi khi Đức Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai đắc đạo Bồ-đề, do sức bản-nguyện, mà Ngài soi thấy các loài hữu-t́nh mắc nhiều bệnh khổ, như là những bệnh gầy c̣m, co quắp, khô héo, sốt vàng, hoặc bị trúng độc, ma mị trùng cổ, (34) hoặc bị chết non, hoặc khi chết uổng, Ngài muốn khiến cho những bệnh khổ ấy, đều được tiêu trừ, và có cầu ǵ cũng được măn nguyện, thời Ngài liền vào cảnh Sa-ma-đề gọi là cảnh Định, diệt hết khổ năo cho các chúng-sinh. Đă vào Định rồi, ở trong Nhục-kế (38) phóng đại quang-minh, trong đại quang-ḿnh diễn nói thần chú Đại Đà-la-ni: (39) “Nam-mô Bạt-già-phạt-đế, bệ sái xă lũ-rô, bệ lưu-li, bát lạt bà, hát ra xà giă, đát đà yết đa gia, a ra hát đế, Tam diểu tam bột đà gia, đát điệt tha, Án bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xă, tam một yết đế sa ha.” Khi trong quang minh nói thần chú rồi, trái Đất chấn-động, phóng đại quang-minh, hết thẩy chúng-sinh, bệnh khổ đều trừ, được vui yên ổn.
Ông Mạn-thù này: thấy ai, nam, nữ, nếu có bệnh khổ, th́ nên nhứt tâm, v́ người bệnh ấy, tắm, gội, súc miệng, sạch rồi, tụng chú một trăm tám lượt vào một thức ăn, hoặc vào vị thuốc, hoặc vào nước lọc, không có vi trùng, rồi đem cho uống, th́ bệnh khổ ǵ cũng đều tiêu hết. Nếu có cầu ǵ, dốc ḷng tụng niệm cũng đều được cả; và lại c̣n được sống lâu, vô bệnh; sau khi mệnh chung, sinh sang cơi kia, được ngôi Bất-thoái, (40) cho đến tận khi đắc đạo Bồ-đề. Bởi thế cho nên, Ông Mạn-thù ơi! nếu có nam-tử, nữ nhân nào mà dốc ḷng tôn trọng, cung kính cúng giàng Đức Phật Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai, nên thường tŕ chú, chớ để nhăng quên.
C̣n nữa, này ông Mạn-thù-sư-Lợi, nếu có nam-tử nữ-nhân tịnh tín, được nghe tất cả danh hiệu của Ngài Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai, Ứng, Chính-đẳng-giác, nghe rồi tụng tŕ; sáng sớm dở dậy, xỉa răng, tắm, gội, súc miệng thanh sạch, dâng các hoa thơm, hương đốt, hương bôi, và các âm nhạc, cúng dàng tượng Phật, đem kinh này ra, hoặc ḿnh tự viết, (41) hoặc bảo người viết, nhất tâm chịu nghe, chịu nhớ lấy nghĩa đối với Pháp sư (42 phải sắm hết thẩy các món cúng-dàng đủ để nuôi thân, thẩy đều cấp cho, đừng để thiếu thốn; như thế liền được chư Phật hộ niệm, cầu ǵ cũng được, và được cả đến đạo quả Bồ-đề.
Bấy giờ Đồng-tử Mạn-thù-sư-Lợi bạch Đức Phật rằng: Lạy Đức Thế-tôn, con thề đến khi đời Tượng-Pháp chuyển con đem rất nhiều các phép phương-tiện, khiến người tịn tín thiện-nam, thiện-nữ được nghe danh hiệu Thế-tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-Lai cả trong khi ngủ, cũng đem hiệu Phật giác ngộ vào tai, Bạch Đức Thế-tôn, nếu ai thụ tŕ, đọc tụng kinh này, hoặc là diễn thuyết khai thị cho người, hoặc tự ḿnh viết, hoặc bảo người viết, hoặc là tôn trọng, cung kính kinh này, đem nhiều các thức hương bôi, tràng hoa, anh-lạc, phướn, lọng, âm-nhạc, để mà cúng-dàng; lấy sợi ngũ sắc làm túi đựng kinh, quét rửa chỗ sạch, thiết lập toà cao làm chỗ để kinh, bấy giờ sẽ có bốn Đại Thiên-vương, cùng với quyến thuộc và Thiên-chúng khác mấy mươi trăm ngh́n đều đến chỗ ấy, ǵn giữ, cúng-dàng. Bạch Đức Thế-tôn: nếu chỗ nào phát kinh báu này ra, có người thụ tŕ, và nhờ công-đức bản nguyện của Đức Thế-tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-Lai, được nghe danh hiệu, nên biết chỗ ấy, không c̣n có người bị chết dữ dội, chẳng c̣n ai bị bọn thần ác quỉ đoạt mất tinh khí; ai bị đoạt rồi, lại được thân tâm yên vui như cũ.
Đức Phật bảo ngài Mạn-thù-sư-Lợi: Đúng thực như thế đúng thực như thế, Ông nói đúng lắm! ông Mạn-thù ơi, nếu có thiện-nam thiện-nữ tinh tín, mà muốn cúng dàng Thế-tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai, trước hết phải tạo h́nh tượng của ngài, lập toà thanh tịnh mà rước tượng lên, rắc các thứ hoa đốt các thứ hương, dùng nhiều tràng phan trang nghiêm chỗ ấy bẩy ngày, bẩy đêm; chịu giữ được đủ tám phần trai giới, ăn uống thanh-tịnh, tắm gội sạch thơm, mặc áo thanh tịnh, tâm phải thanh tịnh, không chút vẩn đục, không chút giận dữ năo hại đến ai; đối vơiù hết thẩy các loài hữu-t́nh, phải khởi ra tâm lợi ích yên vui, từ, bi, hỉ, xả, b́nh đẳng như nhau; đàn hát tán thán, nhiễu quanh tượng Phật về bên tay hữu; lại phải nghĩ nhớ, công đức bản nguyện của Đức Phật kia, đọc tụng kinh này suy nghĩ nghĩa kinh rồi đem diễn thuyết khai thị cho người (43).
Thế rồi tuỳ muốn cầu ǵ cũng được: cầu sống lâu được sống lâu cầu giàu có được giàu có, cầu quan chức được quan chức, cầu con cái được con cái.
Hoặc có người nào, bỗng thấy mộng ác, những h́nh tướng ác, hoặc chim quái ác ở đâu đến đậu hoặc có lắm sự quái ác hiện ra ở ngay chỗ ở, người ấy nếu đem các thức nhiệm mầu cung kính cúng dàng Đức Thê-tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai, thời những mộng ác, những h́nh tướng ác, những điềm chẳng lành, đều biến mất hết, chẳng làm hại được.
Hoặc có sợ hăi tai nạn thuỷ hoả, binh đao độc ác, cheo leo hiểm nghèo, voi dữ, sư-tử, hùm, sói, gấu, beo, rắn, rết độc ác, sâu, bọ muỗi, ruồi, nếu hay dốc ḷng, niệm Đức Phật kia, cung kính cúng dàng, thời sợ hăi ấy thẩy đều giải thoát.
Nếu có nước khác xâm lấn quấy rối, giặc cướp phản loạn, th́ người cung kính niệm Đức Phật kia cũng đều giải thoát.
C̣n nữa, này ông Mạn-thù-sư-Lợi nếu có những người thiện nam, thiện nữ, ḷng tin chân tịnh, cho đến hết đời chẳng thờ thần khác, chỉ dốc một ḷng quy Phật, Pháp, Tăng, chịu giữ cấm giới: hoặc năm giới, mười giới, (44) bốn trăm giới Bồ-tát, hai trăm năm mươi giới Bật-xô, năm trăm giới Bật xô-ni, nhưng hoặc ở trong những chỗ thụ giới, có ai huỷ phạm, sợ đoạ ác-thú, mà hay chuyên niệm danh hiệu Phật kia, cung kính cúng dàng, th́ quyết chẳng sinh vào ba đường ác.Hoặc có đàn bà, tới khi sinh nở, chịu rất đau khổ, mà hay dốc ḷng niệm danh hiệu Phật, lễ bái, tán thán, cung kính cúng dàng, th́ mọi đau khổ đều trừ diệt hết; đứa con sinh ra, thân phận đầy đủ h́nh sắc tốt đẹp ai thấy cũng mừng, nhanh nhẹn thông minh yên ổn, ít bệnh không bị phi nhân (45) đoạt mất tinh-khí.
Bấy giờ Thế-tôn bảo Át-Nan rằng: Như ta khen ngợi công đức của Đấng Thế-tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai, đó là những chỗ hành vi rất sâu của các Đức Phật, khó hiểu suốt lắm, ông có tin không? Át-Nan bạch rằng: Đại-đức Thế-tôn con đối với kinh của Phật đă nói chẳng dám nghi hoặc, là v́ lẽ sao? V́ rằng ba nghiệp: thân, ngữ, ư của (46) hết thẩy chư Phật, đều thanh tịnh tất cả. Lạy Đức Thế-tôn vừng Nhật, Nguyệt kia làm rơi xuống được, núi Diệu-cao-vương (47) làm nghiêng đổ được, lời chư Phật nói không có khác được.
Bạch Đức Thế-tôn, những chúng-sinh, tín căn chẳng đủ, nghe nói những chỗ hành vi rất sâu của các Đức Phật, mà nghĩ ra rằng: làm ǵ chỉ niệm một danh hiệu Phật của Ngài Dược-sư Lưu-ly-quang Như-Lai mà được ngay những thắng lợi công-đức nhiều đến như thế! V́ chẳng tin thế sinh ra phỉ báng, người đó ở chỗ đêm dài tối mịt, mất hết lợi lạc đoạ các đường ác chuyển măi không cùng.
Phật bảo Át-nan: những hữu t́nh ấy, nếu nghe danh hiệu Thế-tôn Dược sư Lưu-ly-quang Như-lai dốc ḷng tŕ niệm chẳng sinh nghi hoặc, th́ không khi nào phải đoạ ác-thú.
Ông Át-nan ơi, đó là những chỗ hành-vi rất sâu của các Đức Phật, rất khó tin lắm, rất khó hiểu lắm, mà nay ông chịu tin được như thế, thời nên biết là đều nhờ uy lực của Phật Như-Lai. Này Ông Át-Nan hết thẩy các bậc Thanh-văn, Độc-giác, (48) và các Bồ-tát c̣n chưa đăng địa (49) đều chẳng tin hiểu được đúng như thực, chỉ trừ một hạng các vị Bồ-tát Nhất-sinh-sở-hệ (50) Ông Át-nan ơi, làm được thân người, đă là khó lắm; được biết kính tin, tôn trọng Tam-Bảo, cũng là khó lắm; được nghe danh hiệu Thế-tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai, thời lại khó hơn. Ông Át-nan ơi, những hạnh Bồ-tát, những phép phương-tiện, những nguyện lớn lao của Đức Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai; nếu ta nói ra suốt trong một kiếp, hay hơn một kiếp, th́ kiếp mau hết, mà những hạnh, nguyện, phương tiện của Ngài vẫn không thấy hết.
Trong chúng bấy giờ, có Đại Bồ-tát tên là Cứu-thoát, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, kéo áo hở vai bên hữu quỳ gối bên hữu, sát xuống tận đất, cuối ḿnh chắp tay, mà bạch Phật rằng: Đại-đức Thế-tôn, khi Tượng-Pháp chuyển, có những chúng-sinh bị nhiều hoạn nạn làm cho khốn khổ, ốm lâu, gầy ṃn, chẳng ăn uống được, cổ ráo, môi khô, thấy các phương tối, tướng chết hiện ra; cha, mẹ, thân thuộc, bè bạn quen biết, xúm quanh than khóc; thân người ốm kia vẫn nằm nguyên đấy mà thấy Sứ-giả của vua Diêm-ma dẫn thần-thức ḿnh đến trước cửa toà Pháp-vương Diêm-ma: những loài hữu-t́nh, người nào cũng có một Thần câu-sinh, (51) người ấy làm ǵ: tội hay là phúc, Thần đều chép đủ, rồi đem tŕnh hết cho vua Diêm-ma; bấy giờ vua liền xét hỏi người ấy tính toán mọi việc người ấy đă làm, theo chỗ tội phúc ấy mà xử đoán. Lúc đó những người, thân thuộc, quen biết của người ốm ấy thỉnh các chúng tăng chuyên đọc kinh nầy đốt đèn bẩy từng, treo lá phướn-thần năm sắc nối-mệnh, thần-thức người ấy, hoặc có chỗ đó, mà được trở về, tự thấy rơ ràng như trong giấc mộng; hoặc quá bẩy ngày, hoặc hăm mốt ngày, hoặc băm nhăm ngày, hoặc bốn chín ngày, thần thức người ấy, khi được giở về, như chiêm bao tỉnh: tự ḿnh nhớ biết được các quả-báo của các nghiệp thiện, và nghiệp bất-thiện; v́ tự chứng lấy quả-báo của nghiệp, nên chừa cho đến khi mắc nạn chết, cũng chẳng dám làm những nghiệp ác nữa. V́ thế cho nên những người tịnh tín, thiện-nam, thiện-nữ, đều nên tŕ niệm danh hiệu Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai, tuỳ sức ḿnh mà cung kính cúng dàng.
Bấy giờ Át-nan hỏi Ngài Cứu thoát: Bạch Thiện-nam-tử, cung kính cúng dàng Đức Thế-tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai, phải nên thế nào? đèn phướn nối mệnh, phải làm thế nào? Ngài Cứu-thoát nói: Bạch Đại-đức, nếu có người ốm muốn thoát bệnh khổ, nên v́ người ấy, bẩy ngày, bẩy đêm, chịu giữ cho đủ tám phần trai giới; nên tuỳ lực sắm các thức ăn uống, và các đồ dùng cúng Bật-xô-tăng; đêm ngày sáu buổi, lễ bái hành đạo, cung kính cúng dàng Đức Thế tôn Dược-sư Lưu-ly-quang, Như-lai; tụng đọc kinh này bốn mươi chín lượt thắp bốn mươi chín đèn, tạo bẩy pho tượng Đức-Như-lai kia; Trước mỗi vị tượng, để bẩy ngọn đèn mỗi một đèn sáng to bằng bánh xe, suốt bốn chín ngày, không lúc nào tắt; làm một lá phướn ngũ sắc và dài bốn chín gang tay, phải đem phóng sinh các loài cho đủ bốn mươi chín thứ, thời có thể qua tai nạn nguy ách chẳng bị chết uổng quỷ ác hăm hại.
Này ông Át-Nan lại c̣n như khi các vua Quán-đỉnh, (52) và Sát-đế-lị (52) tai nạn khởi lên như là những nạn; nhân dân tật dịch, nước khác lấn bức trong nước phản nghịch, sao lạ mọc ra, Nhật-thực Nguyệt-thực. Mưa gió trái mùa, đến mùa chẳng mưa các vua Quán-đỉnh và Sát-đế-lị, bấy giờ đối với hết thẩy hữu t́nh, khởi tâm từ bi, tha những tù tội, theo phép cúng dàng trước đă nói kia, cung kính cúng giàng Đức Thế-tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-Lai, nhờ thiện căn ấy và sức bản nguyện của Như-lai kia, khiến cho cả nước liền được yên ổn, mưa gió thuận thời, lúa cấy được mùa, hết thẩy hữu t́nh vô bệnh, mừng vui, ở trong nước ấy, không có những thần bạo ác Dược-xoa năo hại hữu t́nh, những h́nh tướng ác thẩy đều biến mất; các vua Quán-đỉnh và Sát-đế-lị, sống lâu, mạnh khoẻ, vô bệnh, tự tại, lợi ích đều tăng.
Này ông Át-Nan, nếu các Hoàng hậu Hoàng-Phi Công-Chúa Thái-Tử, Vương-tử Đại-thần Tể tướng, Thể nữ trong cung, các quan và dân, có mắc bệnh khổ và ách nạn ǵ, cũng nên dựng cây phướn-thần năm sắc, thắp đèn tiếp sáng, phóng sinh các loại, rắc các thứ hoa, đốt các hương thơm, bệnh được khỏi hết, nạn đều giải thoát.
Bấy giờ Át-nan hỏi ngài Cứu-Thoát: Bạch Thiện-nam-tử, tại làm sao mà mạng người đă hết, có thể tăng thêm? Ngài Cứu-thoát nói: Bạch Đại-đức, Ngài há chẳng nghe Như-lai nói có chín thứ chết uổng? (53) Bởi vậy khuyên làm đèn phướn nối mệnh tu mọi phúc đức; v́ tu phúc nên hết đời thọ mệnh chẳng mắc nạn khổ. Át-Nan hỏi rằng: chín thứ chết uổng ấy là những ǵ? Ngài Cứu-thoát nói: Nếu những hữu-t́nh, bênh tuy nhẹ mà không thầy, không thuốc, không người trông nom, hay có gặp thầy, lại cho trái thuốc, thực chẳng đáng chết, mà phải chết uổng; lại tin các thầy, tà ma, ngoại đạo, yêu nghiệt thế gian nói nhảm hoạ phúc, sinh ra sợ hăi, tâm chẳng được yên, xem bói thấy xấu, giết nhiều chúng-sinh, khẩn vái thần thánh, phụ ma quỷ lên ban cho hạnh phúc, muốn mong sống thêm, vẫn chẳng thể được; ngu si mê hoặc, mê tín, tà kiến, (54) thành ra chết uổng, đoạ vào Địa-ngục, không có ngày ra, như thế gọi là một thứ chết uổng, Hai là kẻ bị vương pháp xử tử, ba là những kẻ săn bắn, chơi bời, say đắm tửu sắc, rông rỡ quá độ, bị loài phi nhân đoạt mất tinh khí, thành ra chết uổng. Bốn là chết cháy. Năm là chết đuối. Sáu là chết v́ các loài ác thú cắn chết, ăn thịt. Bẩy là chết v́ ngă xuống sườn núi. Tám là chết v́ trúng phải thuốc độc, bùa, chú, nguyền rủa, thây ma đứng dậy, các thứ sát hại. Chín là bị đói, bị khát khốn khổ, chẳng được ăn uống, mà phải chết uổng. Đấy là Như-lai nói qua chín thứ chết uổng như thế, c̣n nhiều vô số các thứ chết uổng, nói sao cho xiết.
Lại c̣n đây nữa, này ông Át-Nan Vua Diêm-ma kia, chủ lĩnh giữ sổ ghi tên Thế-gian, nếu những hữu-t́nh, phạm những tội như: bất hiếu ngũ nghịch: phá nhục tam-bảo, hoại pháp Vua quan, huỷ cả tín giới, th́ vua Diêm-ma tuỳ tội nặng nhẹ, xét mà xử phạt: V́ thế ta nay khuyên những hữu-t́nh thắp đèn, treo phướn, phóng sinh, tu phúc cho thoát khổ ách, chẳng gặp tai nạn. Bấy giờ trong chúng có mười hai vị Đại-tướng Dược-xoa (55) đều ngồi ở hội ấy là các vị:
Đại-tướng cung-t́-la, Đại-tướng Phạt-chiết-la, Đại-tướng Mê-si-la, Đại-tướng An-để-la, Đại-tướng Át-nễ-la, Đại-tướng San-để-la, Đại-tướng Nhân-đạt-la, Đại-tướng Ba-đi-la, Đại-tướng Ma-hổ-la, Đại-tướng Chân-đạt-la, Đại-tướng Chiêu-đổ-la, Đại-tướng Tỳ-yết-la. Mười hai vị này, Đại-tướng Dược xoa, mỗi vị đều có bẩy ngh́n Dược-xoa, để làm quyến thuộc, đồng thời lên tiếng mà bạch Phật rằng: Lạy Đức Thế-tôn, chúng con ngày nay nhờ uy lực Phật được nghe danh hiệu Đức Thế-tôn Dược-sư Lưu-ly- quang Như-lai, chẳng c̣n có sợ những nơi ác thú, chúng con bảo nhau đều cùng một ḷng quy Phật, Pháp, Tăng cho đến hết đời thề xin gánh vác hết thẩy hữu-t́nh, làm việc nghĩa lợi, nhiêu ích, yên vui; bất cứ chỗ nào: trong các thôn quê, thành thị, làng nước; rừng cây vẳng lặng, mà có kinh này ban phát đến nơi, rồi có người nào thụ tŕ danh hiệu Đức Thế-tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-Lai, cung kính cúng dàng, quyến thuộc chúng con hộ vệ người ấy khiến cho giải thoát hết thẩy khổ nạn có cầu nguyện ǵ đều được đủ cả; hoặc có ai cầu thoát khỏi bệnh tật, ách nạn cũng nên đọc tụng kinh này lấy chỉ ngũ sắc mà kết thành chữ tên của chúng con, được như nguyện rồi, sau hăy cởi ra.
Bấy giờ Thế-tôn khen ngợi các vị Đại-tướng Dược-xoa, Ngài liền nói rằng: hay lắm! hay lắm! Tướng Đại Dược-xoa trong đoàn các ông v́ nhớ báo ân Đức Thế-tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai thường nên cứ làm như thế cho được lợi ích yên vui hết thẩy hữu-t́nh.
Bấy giờ Át-Nan bạch Đức Phật rằng: Lạy Đức Thế-tôn Pháp-môn này nên đặt tên là ǵ và chúng con phải phụng tŕ thế nào? Phật bảo Át-Nan: Pháp môn này gọi là pháp nói những công-đức bản nguyện của Đức Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai cũng gọi là pháp nói những thần chú kết nguyện của mười hai vị Thần-tướng lợi ích hữu-t́nh; cũng gọi là pháp bạt trừ hết thẩy mọi thứ nghiệp chướng; nên phụng tŕ đúng những nghĩa như thế.
Khi Bạc-già-phạm nói nhời ấy rồi các Đại Bồ-tát và Đại Thanh-văn, Quốc-vương, Đại-thần, Bà-la-môn, Cư-sỹ, Thiên, Long, Dược-xoa, (56) Kiện-thát-phạ, (56) A-tố-lạc, (56) Yết-lộ-trà, (56) Khẩn-nại-lạc (56) Mạc-hô-lạc-già, (56) Nhân và Phi nhân, hết thẩy đại-chúng, nghe lời Phật nói: đều cả vui mừng, tin, chịu, vâng làm.
̀
KINH DƯỢC SƯ LƯU-LY-QUANG NHƯ-LAI
BẢN NGUYỆN CÔNG-ĐỨC (xong)
BÀI TÁN CHUNG
Hải-hội Dược-sư, sáng rực thần quang, tám vị Bồ-tát giáng các tường, bẩy vị Phật tuyên dương, Nhật Nguyệt hồi quang, ban phúc thọ an khang,
Dược-sư Phật, Dược-sư Phật.
Tiêu tai Duyên-thọ Dược-sư Phật.
BÀI TÁN NHIỄU ĐÀN
Mười hai Đại-tướng Dược-xoa, giúp Phật tuyên truyền, chỉ ngũ sắc kết thành tên, cầu nguyện được chu viên, rửa sạch oan khiên, phúc thọ khang vẹn tuyền.
Nam-mô bạc-già-phạt-đế, bệ sái xă lũ rô, bệ lưu li bát lạt bà, hát ra xà giă, đát đà yết đa gia; a ra hát đế, sam diểu sam bột đà gia, đát điệt tha, án, bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xă, sam một yết đế sa-ha.
Giải kết, giải kết giải oan kết,
Nghiệp chướng bao đời đều giải hết.
Rửa sạch ḷng trần phát tâm thành kính.
Đối trước phật đài cầu giải kết.
Dược-sư Phật, Dược-sư Phật.
Tiêu-tai Duyên-thọ Dược-sư Phật,
Tuỳ tâm măn nguyện Dược-sư Phật.
Nam-mô Tiêu-tai Duyên-thọ Dược-sư Phật, (10 lần)
Nam mô Nhật-Quang biến-chiếu Bồ-Tát. (3 lần)
Nam mô Nguyệt-Quang biến-chiếu Bồ-tát. (3 lần)
TÂM KINH BÁT-NHĂ
BA-LA-MẬT-ĐA
Khi ngài Quán-Tự-Tại Bồ-tát, thực hành sâu xa pháp Bát-Nhă Ba-La-Mật-Đa. Ngài soi thấy năm uẩn đều không, qua hết thảy khổ ách.
Này ông Xa-Lỵ-Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc; Thụ, Tưởng, Hành, thức cũng đều như thế.
Này ông Xa-Lỵ-Tử! Tướng không của mọi pháp, không sinh, không diệt, không nhớ, không sạch, không thêm, không bớt, cho nên trong chân-không, không có Sắc, không có Thụ, Tưởng, Hành, thức; không có Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ư; không có Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp; không có Nhỡn giới; cho đến không có ư-thức giới; không có Vô-minh, cũng không có cái hết Vô-minh; cho đến già, chết, cũng không có cái hết già, chết; không có khổ, Tập, Diệt, Đạo; không có trí-tuệ, cũng không có chứng đắc, v́ không có chỗ chứng đắc.
Bồ-tát y theo Bát-Nhă Ba-La-Mật-Đa, nên tâm không ngăn ngại, v́ không ngăn ngại, nên không sợ hăi, xa hẳn mộng tưởng điên-đảo, đạt tới cứu-kính Niết-bàn. Chư Phật trong ba đời cũng y vào Bát-Nhă Ba-La-Mật-Đa, được đạo vô-thượng Chính-đẳng Chính-giác.
Cho nên biết Bát-Nhă Ba-La-Mật-Đa là Đại thần chú, là đại minh-chú, là vô thượng chú, là vô Đẳng Đẳng chú, trừ được hết thảy khổ, chân thật không hư.
V́ vậy liền nói ra bài chú Bát nhă ba la mật đa rằng: “ Yết-Đếù, Yết Đế, Ba-la Yết đế, Ba-la-Tăng Yết-Đế, Bồ-Đề Tát-Bà-Ha!. (3 lượt)
GIẢNG NGHĨA
KINH DƯỢC-SƯ
DƯỢC-SƯ LƯU-LY-QUANG NHƯ-LAI BẢN-NGUYỆN
CÔNG-ĐỨC KINH
Giảng nghĩa bản kinh Dược-Sư, tôi hăy xin nói qua mấy điều v́ duyên cớ ǵ mà tôi phải giảng kinh Dược-Sư và chia làm hai đoạn như sau này:
I
Chúng ta học Phật, cũng nên chú-trọng vào những nơi ứng-dụng ngay trong kiếp hiện-tại này.
Kể những sự lớn của con người ta ở trên đời, th́ không việc ǵ lớn bằng sự sinh và tử, mà kể những vấn đề khó giải quyết, cũng không có vấn đề nào khó giải quyết bàng vấn đề sinh và tử. V́ thế cho nên chư Phật ứng hiện ra đời, nhất thể đều chỉ cốt đem những điều đă biết đích, đă từng trải, đă kinh nghiệm giải quyết được cái vấn đề sinh tử ấy ra mà tuyên dương chỉ bảo, khiến cho hết thẩy chúng sinh, cứ nương theo đó mà làm, mới giải quyết được cái vấn đề sinh tử mà xưa đến nay người ta cho là một vấn đề nan giải nhất ấy.
Đức Thích-Ca giáng sinh xuống làm giáo chủ cơi Sa bà này, chỉ cốt chỉ bảo cho ta biết cái phép đích đáng để mà giải quyết cái vấn đề sinh-tử, cho nên ta mới kêu Ngài là “Bản-sư” hay “Tam giới Đạo-sư tứ-sinh từ-phụ”. Ai là đệ tử Phật cũng đều thờ Ngài làm một ông thầy rất cao, rất tôn, cho chí các phép Phật hiện đang lưu truyền ở thế gian này cũng là của đức Thích-Ca Ngài dậy cả.
Ở các ngôi chùa lớn, người ta thường thờ ba vị Phật giữa là đức Thích-Ca, hai bên là đức Di-Đà và đức Dược-sư. Sự thờ phụng như thế, xét ư sâu xa là ở nơi bầy tỏ cho ta biết rằng đức Thích-Ca mới chính thực là bực chủ ở cơi đời này, c̣n đức Di-Đà, đức Dược-Sư đều là bực chủ mà lại là khách cả. Chính chủ là cái bản-thể mầu nhiệm như bất động (nguyên vẹn như-như, không lẫn chút trần) tuy như vô vi mà thiệt ra không ǵ là không làm hết. Hết thẩy các pháp, không pháp nào không nương vào đó, mà hết thẩy các sự tác vi hết thẩy đều quy hướng vô đấy cả, cho nên đă suốt thấu tới lẽ sinh-tử đều là không mà giải-thoát hẳn được, th́ tức là chính-chủ, mà không phải cầu đến ai nữa. Song le, đối với chúng sinh chưa hiểu thấu đến lẽ sinh tử kia, th́ công việc tế sinh, phó thác đức Dược-Sư bên phương đông, mà công việc độ-tử, th́ phó thác đức Di-Đà bên phương tây. Đó là v́ phương đông là đầu cả bốn phương, trong bốn mùa thuộc vào mùa xuân, xuân là cái mùa sinh trưởng muôn vật, cho nên công việc thêm phúc thêm thọ giao về phương đông. Phương tây là một phương thứ ba trong bốn phương, trong bốn mùa thuộc vào mùa thu, thu là cái muôn vật tiêu-sơ cho nên giao công việc cứu tử độ vong về phương tây. Tiếng rằng chia ra hai phương, mà rút lại cũng là nương theo cái thể như-như bất động mà mở ra hai pháp môn lớn ấy. Xét đến lẽ ấy th́ ta biết rằng đức Di-Đà, đức Dược-Sư, đối với toàn thể dụng lớn của đức Thích-Ca, tuy có chia ra hai phương cứu sinh độ tử nhưng rút về bản thể th́ không ngoài một đức Thích-Ca, vô-vi mà không có ǵ không hữu-vi mà bàn về bản thể và công dụng th́ liệt ra ba vị Phật đó, cũng không có trở ngại ǵ vậy. Nước ta tin theo đạo Phật kể đă mấy ngàn năm rồi, từ đời Lê giở về trước c̣n có tu theo chính-tôn Lâm tế, chính-tôn Tào động. C̣n có người tu theo Đầu-đà-hạnh, đạo Phật với nhân gian, c̣n thấy có cái công tế độ về hiện tại sinh tiền; Từ đời Lê giở về sau th́ hết thẩy đều chỉ c̣n nghe thấy tiếng niệm A-Di-Đà Phật để cầu siêu độ về thân sau đă chết mà thôi. C̣n cái danh hiệu cứu sinh của Đức Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai th́ cũng có nghe thấy trong những khi cầu cúng đảo-bệnh, song không mấy người niệm đến danh hiệu Ngài, c̣n đức Thích-Ca là đức chính-chủ th́ thực là ít khi nghe thấy niệm đến mà có niệm cũng chỉ đọc dăm ba tiếng mà thôi. V́ thế cho nên người ta phần nhiều nhận lầm rằng đạo Phật chỉ là một đạo cho người chết thôi, là đạo chết rồi mới cần đến thôi, chứ không phải là đạo cần cho nhân sinh, thực là không hiểu đến chính lư của Phật lắm lắm vậy. Ngày nay, nhân sinh ngày một ngặt nghèo, sự học ngày một tinh tiến, các bực tri thức lần lần đă thấy rơ chỗ sai mà phải đứng lên hô hào cảnh tỉnh, tổ chức ra các hội học Phật, để tuyên dương chính lư của Phật, để cho mọi người tỉnh lại, hiểu rằng đạo Phật có cái quan hệ rất mật thiết với nhân sinh, mà lo toan tu hành, làm cho trọn vẹn cả hai phương diện cứu sinh và độ tử. Công việc cứu sinh, lọ là phải cầu đâu xa, chính đức Thích-Ca, Ngài đă truyền cho một pháp môn lớn, tức là những phép đă thuyết ở trong kinh Dược-sư mà công việc chủ trương th́ Ngài đă chỉ cho ta quy hướng vào đức Đông phương giáo chủ Dược-sư Lưu-li-quang Như-lai rồi đó.
Nói cho thật đúng, th́ muôn sự đều không, sinh tử cũng là không v́ ta chưa thấu tới lẽ như-như bất động của đức Thích-Ca cho nên ta c̣n phải sinh tử luân hồi. Có sinh c̣n có các sự cần để mà sinh tồn, c̣n phải sinh tồn, cho nên phải cậy pháp môn của đức Dược-sư mà tiêu tai trừ nạn, mà tăng phúc tăng thọ, cho nhân sinh này, được nhiều lợi lạc. Như thế gian ta, bởi có cha mẹ vợ con, cùng nương cùng sinh, mới thành gia tộc, bởi các gia tộc, cùng nương cùng sinh, mới thành ra xă hội, bởi sự duy tŕ trật tự cho xă hội, mới thành ra nhà nước, các nước cùng giúp cùng đỡ nhau, mới thành ra nhân loại thế giới. Không những chỉ có thế thôi, ngay đến các loài động vật loài thực vật, bao h́nh bao sắc, đều có cái mối quan hệ cùng nương cùng giúp nhau cả, nên mới gây nên cái thế gian hữu t́nh này.
Thế gian đă bởi sự kết hợp lại mới thành, nên có khi đứng vững, có khi tan nát, có khi không hết, chúng sinh gửi cái đời sống c̣n trong ṿng ấy, lẽ phải sinh, già, ốm, chết. tử sinh sinh tử, sinh tử quanh ṿng, cho nên không thể không có sinh mà chẳng tử, hay chỉ tử mà chẳng sinh được. Tử là trước sự sinh, sinh là sau sự tử, thành ra sinh tử không dứt hẳn. Đă sinh ra đời th́ có các quan hệ có cha mẹ, vợ con, bè bạn, gia tộc, nếu hay nương theo cái pháp môn tiêu tai thêm thọ này mà làm những sự nghiệp giúp ích cho cuộc sinh tồn, cái vấn đề “sinh” giải quyết xong ngay rồi. Vấn đề sinh đă xong, đến vấn đề tử, sau khi chết ṛi, tuỳ theo nghiệp nhân thiện ác, nổi ch́m các ngả trên trời, nhân gian và ma đói, súc sinh, địa ngục, nếu biết nương theo các phép tu hành trong tam thừa, th́ lại được vượt qua sáu ngả luân hồi ngay, hay là tu theo pháp môn Tịnh-độ theo đức Di-Đà văng sinh cực lạc, th́ cái vấn đề “tử” cũng giải quyết xong nốt.
Nhân sinh chỉ có hai sự sinh và tử là quan hệ nhất, nay ta theo phép Phật, sinh th́ được tiêu tai thêm thọ, tử th́ được thác hoá liên hoa, hai sự đă xong, ta c̣n có lo ǵ nữa, v́ thế nên tôi giảng kinh Dược-sư.
II
CHÚNG TA NÊN NƯƠNG THEO CƠI ĐỜI LƯU LY CỦA ĐỨC DƯỢC-SƯ MÀ XÂY ĐẮP NÊN CỎI TỊNH-ĐỘ Ở NHÂN GIAN
Trong kinh đức Thích-Ca thuyết cho ta biết rằng ở về phương đông, có một cơi đời Lưu ly, trong cơi đời ấy, có đức Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai. Những sự nghiêm trang và rực rỡ ở trong cơi đời ấy, cũng y như cơi đời cực lạc mà ta thường nghe luôn. Sở dĩ có cơi đời rực rỡ như thế là nhờ sức nguyện của Phật, làm cho lợi lạc giống hữu t́nh, mà cũng là v́ giống hữu t́nh đă gây nên nhân lành, nên được về cơi ấy mà hưởng cái phúc báo ấy.
Trong kinh nói: “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” nghĩa là “Ba cơi chia khác nhau, rút lại do nhất tâm hiển hiện, muôn pháp tuy có khác, rút lại bởi cái thức tạo ra cả”. Vậy th́ cơi đời lưu ly kia có phải đâu xa? Ở ngay trong tâm ta vậy, mà muôn cản rực rỡ kia, cũng là bởi cái thức của ta tạo nên vậy. Ta biết cơi đời lưu ly là sướng, ta lại biết cơi đời lưu ly ở ngay tâm ta có thể tạo nên, th́ ta cũng nên coi những cảnh tượng trong cơi đời lưu ly làm cái kiểu mẫu, rồi ta xây đắp cái thế giới của ta đây, cũng như cơi Lưu-ly, cũng có thể được lắm. Trong kinh Phật đă chỉ rơ cho ta những phương pháp, những vật liệu để cho ta tự tạo nên thế giới lưu ly, mà ta không biết, ta thực cũng khờ lắm thay!
Nay ta đă biết cái kiểu mẫu tu tạo nên lưu-ly thế-giới Phật đă dạy ở trong kinh Dược-sư mà lo sao cho cái thế giới này chóng thành thế giới lưu-ly đi. Một cây làm chẳng nên non, ba cây dụm lại nên ḥn núi cao. Một người, hai người, ba người, năm người, cho chí cả họ, cả xă hội, cả thế giới đều nhất tâm nhất chí ghi nhớ lấy lời của đức Dược-sư, mà phá tan cái màn vô ḿnh, sinh ḷng trong sạch, bỏ tính ác độc, đối với hết thẩy các giống có t́nh đều dốc một ḷng từ bi hỉ xả, mà giúp đỡ nhau, mà cứu vớt nhau, ai ai cũng nghĩ luôn luôn trong tâm rằng bao nhiêu kẻ nghèo đói goá bụa côi cút không biết nương tựa vào ai ở trong thiên hạ này đều là anh em ruột thịt ta cả, ta phải toan tính làm sao cho anh em ruột thịt ta có chốn yên thân th́ ta mới yên được, như thế th́ cái cơi đời nhơ nhớp này, lo ǵ không biến ra thế giới lưu-ly. Nhất là gặp những lúc sinh nhai eo hẹp này, lại càng phải nương cậy các phép tiêu tai thêm phúc của đức Dược-sư mới có thể truyển hoạ ra phúc được, v́ thế nên tôi phải giảng kinh Dược-sư.
Thưa các Giáo hữu,
Trên kia tôi đă nói rơ những duyên cớ mà tôi giảng kinh Dược-sư rồi, nay xin nói về kinh Dược-sư, đại khái chia làm bốn đoạn:
1. Tên kinh; 2. Lịch sử phiên dịch; 3. Những phần cốt yếu; 4. Giải nghĩa kinh văn...
1- TÊN KINH
Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai bản nguyện công đức kinh
A. Dược-sư.-
Dược-sư nghĩa là tên vị Phật tiêu tai duyên thọ mà chúng ta vẫn thường tụng đến. Nguyên tiếng Phạm là “Bệ xái xă lũ rô” dịch nghĩa là Dược-Sư. Cứ ư nghĩa chữ Phạm, cũng có thể gọi là Đại y-vương Phật, nghĩa là một vị thầy thuốc thứ nhất không hai, bạt trừ mọi nỗi khổ, khéo chữa các tật bệnh, cho nên mới ví như thầy thuốc (dược-sư). Dược nghĩa là thuốc, thuốc là thứ chữa bệnh cho thế gian, như các vị thuốc mà người ta bầy ở trong cửa hàng thuốc vậy.
Tới phép Phật mà nói, th́ người ta, không những lúc phát bệnh lên mới uống thuốc, hết thẩy chúng sinh trong thế gian, không một phút nào không bị cơn bệnh hoặc nghiệp khổ năo, từ thân đến tâm bị không biết bao nhiêu bệnh. Như các bệnh về thể xác kia, th́ có thể lấy thuốc của thế gian mà trị được, c̣n các bệnh về tâm thần kia, th́ phải lấy thuốc phép mới có thể chữa được. Tới cái ư nghĩa thuốc mà nói, th́ thuốc là cái vật để trị bệnh, nếu không bệnh th́ không cần thuốc. Bệnh có nhiều thứ bệnh khác nhau, cho nên mới có nhiều vị thuốc để mà chữa bệnh. thuốc tuy có nhiều thứ, như rút lại cũng không ngoài hai thứ; 1. Thuốc chữa về bệnh thân; 2. Thuốc chữa về bệnh tâm.
Các vị thuốc kia, tức là thuốc chữa về thân bệnh cho thế gian. Nước ta biết dùng thuốc, phần nhiều nhờ ở nước Tầu. Nước Tầu biết dùng thuốc từ vua Thần-nông, nếm các cây cỏ mà chế ra thuốc. Nhưng thuốc, không những chỉ dùng các thứ cây cỏ thuộc loài thực vật mà thôi, ngay như các loài khoáng vật như vàng sắt than đá v.v... cho chí các loài động vật như con chim con muông v.v... cũng làm nguyên liệu chế ra thuốc cả. Các thứ thuốc tuy nhiều thật, nhưng không ngoài ba loài thực vật, khoáng vật và động vật ấy.
Cứ tới riêng cái ư nghĩa thuốc để chữa bệnh th́ chỉ lúc ốm mới gọi là bệnh mà thứ thuốc chữa cơn ốm ấy mới gọi là thuốc. Song, đó là nói về nghĩa hẹp, nếu nói rộng ra, th́ lúc rét cần áo, khi đói cần cơm, khi mỏi phải nghỉ, khi buồn phải đi, cho chí đi xa phải dùng xe ngựa, khi ngủ phải dùng giường chiếu, th́ những nỗi đói rét mỏi buồn kia tức là bệnh cả, mà cơm áo xe giường cũng tức là thuốc cả. Nói tóm lại th́ nhân sinh cần đến cái ǵ, đều là thuốc hết.
Muốn rơ lẽ ấy, tôi xin dẫn một đoạn văn đáp nhân duyên của Phả-hiền bồ-tát với Thiện-tài đồng tử để các giáo hữu nghe.
Một hôm Phả-hiền bồ-tát sai Thiện-tài đồng tử vào núi hái thuốc và dặn rằng nội các thứ cây cỏ thứ nào làm thuốc được th́ cứ hái mang về. Thiện-tài đi khắp cả vùng núi, lại về tay không, Bồ-tát hỏi sao th́ Thiện-tài trả lời rằng đầy núi những thuốc cả, không thể hái xiết đuọc. Bồ-tát lại sai vào núi và dặn rằng thứ nào không phải là thuốc th́ hái cả về. Thiện-tài đi chán lại về tay không. Bồ-tát hỏi sao th́ trả lời rằng đầy núi những thứ không phải là thuốc cả, cho nên không hái xiết được. Đó là chỉ điểm cho ta hiểu rằng hễ tâm ta mà coi là thuốc, th́ đầy núi là thuốc, mà không coi là thuốc th́ đầy núi cũng không phải là thuốc cả. Vậy th́ càng rơ rằng thuốc hay không phải thuốc, đều bởi thầy thuốc dùng phải hay không cả. Dùng mà phải mặt, th́ nhân ngôn cũng làm thuốc được, mà dùng không phải mặt th́ nhân sâm cũng giết chết người. V́ thế nên nói rộng ra th́ muôn vật ở trong vũ trụ đều có thể dùng làm nguyên liệu chế thuốc cả, nhưng không qua tay thầy thuốc chế th́ vị thuốc kia cũng không phải là thuốc nữa. Các vị thuốc phải qua tay thầy thuốc bào chế mới dùng làm thuốc được, mà thuốc đó lại c̣n phải chế ra cao, đan, hoàn, tán nữa mới tuỳ thời mà chữa cho người ốm được. Cứ xét như những lẽ nói trên th́ các vật dùng làm thuốc, không ngoài ba thứ nguyên liệu là thực vật, khoáng vật và động vật, mà phương phép bào chế th́ lại phải chia ra cao, đan, hoàn, tán mới thích dụng được.
Thuốc pháp cũng có ba thứ: 1. Kinh, luật, luận; 2. Nhị ngũ thặng, tam thặng, nhất thặng; 3. Đà-la-ny. Phật thuyết ra ba tạng kinh, luật, luận đều là vị thuốc chữa đúng bệnh thân tâm cho chúng sinh cả. Chúng sinh bị màn vô-minh làm mờ tối, phải chịu cái thân nghiệp báo, đầy dẫy những bệnh khổ. Phật thuyết các kinh các luật, để chữa cả các bệnh, đến các Bồ-tát thanh-văn lại kết tập kinh luật, làm các luận án cho tỏ rơ ư nghĩa thêm, chân ư chứa chan, pháp-môn vô hạn, lấy không hết, dùng không xiết, cũng như các loài thực-vật, khoáng-vật và động vật đầy dẫy cả vũ trụ, đều làm nguyên liệu chế thuốc được cả. Song le, chúng sinh có 84.000 bệnh, Phật cho 84.000 pháp môn, tuỳ cơ dùng thuốc, mới chữa khỏi bệnh, cho nên mới chia ra các giáo pháp ngũ-thặng, tam-thặng, và nhất thặng. Ngũ-thặng là: 1. Nhân thặng, 2. Thiên thặng, 3. Thanh văn thặng, 4. Duyên giác thặng, 5. Bồ- tát thặng. Nhân thặng th́ ban cho những phép ngũ-giới thập-thiện, để đối trị cái bệnh ngũ-nghịch thập ác; Thiên-thặng th́ ban những phép Tứ-thuyền bát-định, để đối trị các bệnh tâm tính tán loạn. Hai thặng này tức là cái nền tảng xuất-thế tam-thặng, như cái thang phải qua đó mới lên trên được, cho nên không cho vào ngũ-thặng công-pháp. Tiến lên bực trên nữa, lại thuyết đến tam-thặng công-pháp, khiến cho các bực thanh-văn duyên-giác y theo những phép dạy về tứ-đế và thập-nhị-nhân-duyên mà diệt trừ tam độc phiền năo mà giải thoát cái khổ sinh, tử, lăo, bệnh. Những pháp tứ-đế của bực Thanh-văn tu, tuỳ thuộc vào bực nhị-thặng, nhưng bực đại-thặng cũng phải qua đấy hay cùng theo đấy cùng làm, cho nên mới gọi là Tam-thặng công-pháp. Lại v́ có một bực có căn cơ lớn, phát Bồ-đề-tâm tu hạnh đại thặng, nên mới thuyết riêng một pháp “Nhất thặng bất cộng”. Phật đối với căn tính chúng sinh khác nhau như thế, mà ban cho thuốc pháp ngũ-thặng, tam-thặng và nhất-thặng cũng như các ông lang ta tuỳ theo người ốm mà chế ra các phương thuốc tễ lớn tễ nhỏ và đan-phương phức-phương vậy.
Đà-la-ny nghĩa là giữ vững tất cả, là giữ vững tất cả không biết bao nhiêu phép dạy; cũng có nghĩa là ngăn ngữ, ngăn hết thẩy các bệnh ác mà giữ vững cái phép thiện. Phép này hay chữa được hết các bệnh, cũng như thuốc bách giải của ta, là những bài thuốc gia truyền bí mật, không thể bảo cho ai biết được. Bởi v́ thần chú (Đà-la-ny) không thể hiểu nghĩa được, mà cũng không cần phải t́m ṭi nghĩa ra làm ǵ, cứ việc theo thế mà tu-tŕ. Thân kết ấn kín, miệng đọc chú kín, ư quán tưởng kín, ba phần kín cùng cảm ứng nhau, liền được thoả như ư muốn, giải trừ sinh tử, tiêu diệt tội lỗi được, được công hiệu rất mầu. Như hai bài chú ở trong kinh Dược-sư này, nếu cứ y thế mà tŕ tụng, tất được tiêu tai thêm phúc, có cái công hiệu cải tử hồi sinh.
Xét hai phần thuốc và không phải thuốc đă nói ở trên, nay vẽ ra một bản đồ dưới này cho dễ hiểu:
B. Sư:
Biết dùng thuốc pháp hay vị thuốc mà chữa được các bệnh thân tâm cho chúng sinh gọi là sư (thầy) ngày xưa gọi là Dược-sư, sau mới gọi là y-sư.
Trên kia đă nói rơ những vị thuốc bằng thực vật, khoáng vật và động vật và thuốc pháp bàng kinh-luật-luận, đều phải qua tay thầy chế mới dùng làm thuốc được, nếu không có thầy th́ không có thuốc nữa. Đức Đường-hoàng-Nghiệt thuyền sư nói rằng: Trong nước Đại Đường không có ai là thuyền sư lại nói rằng: “ Không phải là tại không phép thuyền, chỉ v́ không có thầy” v́ thế nên nói rằng cốt nhất phải có thầy. Nói về thế tục, như vua Thần-Nông, ông Biển-Thước, ông Hoa-Đà biết lấy các vị thuốc chữa các bệnh về phần thân thể, tức là ông thầy thuốc vị, Phật lấy các phép phương tiện, để trị các bệnh về tâm thần cho chúng sinh, cho nên kêu là thầy thuốc pháp. Bực Địa-thượng Bồ-tát đối với người trong bực địa-tiền th́ tự xưng là thầy thuốc, mà đối với Phật, cũng c̣n là người ốm, v́ hăy c̣n những cái vô minh nhỏ xíu c̣n phải cần đến phép Phật để mà chữa bệnh ḿnh; Bực Địa-tiền Bồ-tát đối với các người hai thặng nhân thiên cũng xưng là thầy thuốc, mà đối trước bực Địa-thượng Bồ-tát, cũng gọi là người ốm; Đến bực thiên thặng nhân thặng đối với chúng sanh tà đạo, cũng có thể gọi là hạng ông lang được, nhưng kể với các bực trên th́ hăy c̣n là người ốm cả. Chúng sinh theo tà đạo, th́ hoàn toàn là người ốm mà không phải là thầy thuốc, Bực thánh hạng phàm trong chín cơi cũng c̣n là người ốm cả, chỉ có Phật mới là ông thầy thuốc có một không hai thôi.
Nói về mặt không phải là thầy, th́ tà đạo và cơi thiên, cơi nhân đều không phải là thầy cả, đến nhị thặng Bồâ-tát cũng c̣n có một ít phần không phải là thầy, chỉ có Phật là hoàn toàn không thể liệt vào trong bực không phải là thầy được thôi.
Pháp thân của Phật, đầy dẫy khắp mọi nơi, tuỳ vật ứng sinh, thần biến khôn lường, mà cái thân tự thụ-dụng vẫn thường trụ ở cái quả công đức của Phật, rồi hiện phần thụ dụng khác, tuỳ các cơ ở trên mặt đất mà làm thầy trên mặt đất; Hiện ra Hoá-Phật lớn, ứng với cơ Địa-tiền mà làm thầy trong bực Địa-tiền; Hiện hoá Phật nhỏ, ứng cái cơ của cơi nhân cơi thiên bực nhị thặng mà làm thầy cơi nhân cơi thiên bực nhị thặng; Hiện ra Tuỳ-hoá-Phật, ứng cái cơ của cơi nhân cơi thiên tà ma ngoại đạo mà làm thầy cho cơi nhân cơi thiên và cơi tà ma ngoại đạo, v́ thế nên mới nói rằng chỉ có một Phật mới đích đáng là thầy thuốc thực. Nay lại vẽ bản đồ dưới này cho dễ hiểu hơn.
1. Phật tự hưởng thụ cái cảnh của Phật.
2. Phật ứng dụng ra làm lợi cho người khác.
3. Phật hoa ra phần lớn.
4. Phật hoá ra phần bé.
5. Tuỳ cơ ứng hoá.
C. Lưu-ly-quang:
Lưu-ly-quang là tiếng hợp cả chữ Phạm và chữ Tầu, nguyên tiếng Phạm là “bệ lưu ly bát lạt bà hát ra xà dă”. Lưu ly nói đủ câu là “Bệ lưu ly” hay “Phệ lưu ly”. Thường thường ta nghe hai tiếng lưu ly, th́ tưởng ngay đến ngọn đèn lưu ly ở trong điện Tam bảo, nhưng thiệt ra th́ không phải thế. Lưu ly là theo âm hưởng giống như tiếng bệ lưu ly mà dịch ra như thế cho dễ đọc, chính nghĩa th́ là vật báu mầu xanh biếc, tức là một thứ ngọc báu xanh như trời xanh mà trong suốt vậy. Gọi là lưu ly quang, nghĩa là cái ánh sáng trong trẻo của ḥn ngọc ấy, cái h́nh tướng hiện ra, y như trên vùng trời không muôn dặm mây quang sắc mầu xanh biếc, khiến cho bóng sáng mặt trời càng thêm rực rỡ, bởi ánh sáng rực rỡ ấy cho nên càng thêm cao tít mù xanh, bởi càng cao tít mù xanh cho nên càng thêm sáng sủa trong sạch, cái nghĩa lưu ly ấy, cũng từa tựa như vậy đó, Ḱa như chỗ trời không quang lắc không chút mây kia, tức là nêu tỏ cái nghĩa hết đường nói rằng, không có h́nh tướng “như như đệ nhất nghĩa không” đó. Trong cái như như đệ nhất nghĩa không đó lại đầy dẫy những ánh sáng bát nhă “như như vô phân biệt trí” ấy chiếu tỏ cái cảnh đệ nhất nghĩa không, cùng trong một lúc ấy bởi cảnh như như mà nêu tỏ cái trí như như, cảnh với tri đều như như như một, tức là cái ánh sáng của ngọc báu lưu ly, xanh biếc vậy.
Ḱa núi Tu-di bởi bốn chất báu kết thành mà trùm kín cả trên cơi diêm phù ta ở đây, tức là cái ánh sáng của ngọc báu phệ-lưu-ly xanh biếc nó phóng ra đó.
Cái chỗ trời không cao tít mù xanh trời sáng chói lói kia, tức là cái ánh sáng của ngọc báu phệ-lưu-ly nó phóng ra đó. Sở dĩ nói kỹ như thế, là cốt nên tỏ cho ta hiểu đến chốn ly-cấu chân-như và cái “như-lai-tàng xuất chướng viên minh” đó. Nghĩa là hết thẩy mây mù trên không kia đă quang sạch, th́ thấy tỏ cái ánh sáng của ngọc lưu-ly xanh biếc không chút bợn nào ngay, cũng như ta lấy cái trí bát-nhă vô-phân-biệt mà quét sạch cái vô-minh-nhiễm hoặc, th́ liền soi tỏ cái tính như-lai-tàng trong chân như pháp-giới ngay vậy.
D. Như-lai:
Như-lai là hợp cả hai nghĩa Dược và lưu-ly-quang mà tỏ rỏ ra. Như tức là lưu-ly-quang: Lai tức là dược-sư. Như tức là lưu-ly-quang, nghĩa là không biến rời, không đổi khác, không có hai thể, không có phân biệt, thường khắp các xứ, hết cơi vị-lai, thế là như. Chính ư là cái trí thiệt chân-như, đúng cái lư thiệt như chân như, cái lư thiệt như chân như thấm sâu với cái trí thiệt như chân như, lư-trí liền khít, cho nên gọi rằng như như đó cũng là cái mầu nhiệm của phần căn bản vô-phân biệt trí ứng chứng với phần chân-như diệu-tính căn bản vô phân biệt. Cái tính chân như diệu tính ấy, th́ bực tam thiền nhị-thừa chưa chứng tới, đến bực Địa-thượng bồ tát cũng mới chứng được một chút, chỉ có mười phương chư Phật mới thiệt là hoàn toàn chứng rơ, cũng như ánh sáng ngọc Phệ-lưu-ly tṛn trặn trong suốt vậy.
Lai tức là Dược-sư. Nghĩa là chư Phật đă chứng tới đúng chư chân-chư diệu-tính, coi ḿnh với mọi người mọi loài đều bằng-đẳng cả, uy đức không thể nào mà nghĩ ngh́ xiết được, Chỉ v́ mười phương chúng sinh mê man không tỉnh, điên đảo tưởng sằng, chưa có thể chứng tới cơi chân-như được, muốn khiến cho chúng sinh, trừ được sự điên-đảo tưởng sằng, quét sạch mây mù cho thấy bóng mặt trời của Phật chói lói trên không , mới do cái sức nguyện đại-bi, theo trong tính chân-như lại mà chỉ bảo cho thấy đạo thành Phật đối bệnh mà cho thuốc, để cứu vớt chúng sinh, thế chả phải là Lai tức là dược-sư (thầy thuốc) là ǵ? Như lai nguyên tiếng Phạm là “Đát tha yết la” cũng như tiếng Đa-đà a-già-đa ở trong câu “Đa-đà-a-già A-la-ha, tam-diểu tam-Phật-đà” mà các kinh khác thường dịch vậy. Nói tóm lại Như tức là tóm tắt cái nghĩa chân-như diệu tính mà chữ Lai tức là tóm tắt cả các h́nh tướng đi, lại, sinh, diệt, làm nghỉ nằm, ngồi trong khi hiện thân thuyết pháp để giáo hoá chúng sinh. Cho nên nói Như-lai, lai tức không phải là lai, không phải là lai mà lại chính là lai. Tới cái nghĩa chữ Lai mà nói, th́ như những tướng đi, đứng, nằm, ngồi đều là Như mà Lai, tới cái nghĩa chữ như mà nói, th́ như những tướng đi, đứng, nằm, ngồi, đều tức là Lai mà Như cả. Cho nên không tới chỗ đi, đứng, nằm, ngồi, thấy như lai được, mà chính là phải tới tướng đi, đứng, nằm, ngồi ấy mới thấy Như Lai được. Kinh Kim-cương nói “Như-lai là không ở đâu lại, cũng không đi đâu, mọi pháp đều đúng như nghĩa chân-như, ấy tức là Như-lai” chính là thế đó.
E. Bản nguyện công đức.
Cái công đức trang nghiêm mà trên quả Dược-sư đă vo thành kia đều là bởi những điều nguyện lớn ở trong nhân địa căn bản lúc làm đạo bồ-tát đă phát ra, bởi những nguyện lớn trong nhân-địa căn bản đă phát ra, mà thành cái quả công đức trang nghiêm cho nên gọi là bản nguyện (lời nguyền cổi gốc). Song, kể những điều nguyện của Phật bồ-tát đă phát ở trong nhân địa tu hành, th́ có nguyện phổ-thông, tức là bốn điều nguyện: “Chúng sinh vô biên thề nguyện độ, phiền năo vô tận thề nguyện dứt, pháp môn vô lượng thề nguyện học, Phật đạo vô thượng thề nguyện thành” cũng có thể thêm một điều nữa là: “Phúc trí vô biên thề nguyện tập” cộng là năm điều nguyện. Nhưng điều nguyện thứ năm này, đă có đủ ở trong điều nguyện thứ tư “Phật đạo vô thượng nguyện thành” rồi, v́ rằng đạo Phật đă làm thành kia, tức là tới bực chí tôn đầy đủ cả hai phần phúc với trí rồi, v́ thế cho nên không cần phải lập thêm điều nguyện thứ năm nữa. Ấy bốn điều nguyện này tức là cái nguyện phổ thông của mười phương chư Phật đều phát thế cả, c̣n những điều nguyên đặc biệt, th́ như đức Di-Đà có 48 điều nguyện đức, Dược sư có 12 điều nguyện, cho chí chư Phật phát ra tám nguyện, bốn nguyện v.v... đều là nguyện đặc biệt cả.
Chư Phật và Bồ-tát phát nguyện phổ thông, phát nguyện đặc biệt, tuy rằng nhiều đến không lường, nhưng ta cũng có thể theo 48 nguyện của đức Di-Đà và 12 nguyện của đức Dược-sư làm căn bản được. Nhất nhất chư Phật cũng đều có thề nguyện căn bản để thu nhiếp cả điều nguyện khác, cho nên bản nguyện lại có thể kêu là thề nguyện căn bản được.
Nói rằng phát nguyện, cũng như ta thường gọi là lập-chí vậy. Đă lập được chí vững vàng, th́ ôm một tấm ḷng quả quyết “có chí th́ nên”, tuy xéo vào đống lửa, nhảy vào nước sôi cũng không có chùng, mà kỳ cho đạt đến cái mục đích đă định mới thôi, cũng như người ta cắp sách vào tràng học, cũng phải có cái chí học để cho biết mới chịu đọc sách. Đă có cái chí tức là có nhân dựng nên công nghiệp, vậy biết sự lập chí nguyện thực là một cái vấn đề nhân sinh cần phải giải quyết trước nhất vậy. Những điều Phật nguyện trong nhân-địa tu-hành của chư Phật và các Bồ-tát cũng như thế đó. Đă quyết một thề nguyện rồi, th́ dù trải bao gian nan khốn khổ, cũng có đủ cái tinh thần hy sinh không lùi không chịu mà làm cho kỳ được đến chỗ mục đích đă quyết chí nguyện. Song, thề nguyện của Phật và Bồ-tát, sở dĩ khác sự lập chí phổ-thông của người ta, là v́ chư Phật và Bồ-tát phát ra điều nguyện “Trên cầu tới trí huệ chư Phật, dưới giáo hoá giống hữu t́nh u mê” ở trong nhân địa tu-hành đều do nơi chân tâm thanh tịnh mà phát ra, chớ không phải v́ ḷng ham muốn riêng mà phát ra, cho nên đă nguyện th́ cứ theo chư nguyện mà làm không có so hơn quản thiệt, không hề lo được lo hỏng, ngh́n muôn ức kiếp nhất nguyện không rời khác hẳn với sự lập chí của ta chính là thế đó. Sở dĩ nói rằng thề nguyện là tại làm sao? Nghĩa là đă phát nguyện rồi, lại thề làm cho đúng, cho nên đă nguyện những điều nguyện như “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ v.v...” th́ dù trải bao phen gấp khúc ngăn trở cũng tất có cái ngày đạt tới mục đích, như thể nước suối nước sông, tuy bị núi non cản trở, thác đá mắc ngăn, mà rút cục vẫn chẩy ra tới bể. Thế cho nên tới chỗ phát nguyện phổ-thông của các Ngài mà xem th́ không bết bến bờ nào mà ḍ, mà xét tới cái quả của các Ngài đă thệ-nguyện đặc biệt, th́ ban phát cho bao nhiêu phương pháp độ khắp quần sinh thảy đều thông đạt hết. Như điều nguyện của đức Di-Đà rằng: “Lúc ta thành Phật, tên ta trùm khắp, ai nghe tên ta đều văng sinh hết, nếu không được thế, thề không thành Phật”, vậy th́ ngày nay đức Di-Đà ngài đă thành Phật, th́ điều thề nguyện của ngài cũng tất làm thành rồi. Ta xem trong tập văng sinh, có bao nhiêu người được độ. đủ biết những lời Phật nói đều là đúng hết, không c̣ng hồ nghi ǵ nữa. Trong tập Thuỷ-lục nghi-quỹ có câu rằng: “Chỉ nguyện rằng không sai lời thề nguyện căn bản của ḿnh”. không trái lời thề của ḿnh, tức là cái cốt giữ toàn nhân cách, nếu trái lời thề của ḿnh, th́ là tự dối ḿnh rồi, c̣n làm chi được nữa. V́ thế cho nên ta đă học Phật, th́ trước hết phải phát lời thề nguyện để làm khuôn mẫu cho ḿnh, để thúc dục ḿnh, để gắng gỏi ḿnh, cứ coi như chư Phật và các Bồâ-tát đều có bản nguyện, cũng đủ làm gương mà soi chung rồi.
Lại cần phải biết, tuy có bản-nguyện, nhưng c̣n cần phải có cái công-hành viên măn, rồi mới khiến cho bản nguyện được toại, như đă phát những nguyện như: “Chúng sinh vô biên thề nguyện độ” v.v... th́ phải làm cho thiệt tới cái công-hành lục độ tứ nhiếp đều viên-măn, th́ mới thực hiện cái lư-tưởng “chúng sinh vô-biên thề nguyện độ” ra được. Nếu không có cái công-hành, th́ có nguyện cũng như không. Cho nên thường nói rằng: “mở ḷng bô-đề tu hạnh bồ-tát”. Ḷng bồ-đề đó tức là cái ḷng “trên cầu cho được trí-tuệ như Phật, dưới th́ giáo hoá cho các giống có t́nh u mê:. mà cái hạnh Bồ-tát, tức là cái công hành lục độ tứ nhiếp vậy. Tứ nhiếp là: 1 Bố thí, 2 Ái ngữ, 3 Lợi hành 4 Đồng sự. Lục độ là: 1 Bố thí, 2 Tŕ giới 3 Nhẫn nhục 4 Tinh tiến 5 Thuyền định 6 Trí tuệ. Tất phải nhờ những công hành này viên măn, mới được tới cái quả trang nghiêm diệu dụng mà tức là công đức vậy. Công đức nghĩa là cái đức của công, hàm có hai mặt “bởi công mà tỏ đức” và “bởi công mà sinh đức”. Bởi công tỏ đức là cái đức t́nh vô vi, nguyên vẫn như đầy đủ, chỉ v́ tưởng sằng chấp trược, nó che lấp đi nên không rơ rệt ra được, nếu tu hành theo phép lục độ đă đầy đủ rồi, tự nhiên quét sạch vô minh mờ tối mà cái đức tính sẵn có kia tỏ rơ ra ngay, Bởi công sinh đức là tu theo lục độ, v́ làm hạnh bố thí mà được các vật quư báu trong pháp, v́ theo thuyền định mà được các món diệu dụng tự tại, thế là bởi cái công hành mà thành đức. Song, hai đức ấy là bởi cái công hành làm theo những lời thề nguyện mà ra cả, cho nên gọi là bản nguyện công đức vậy.
G. Kinh:
Nguyên tiếng Phạm là Tu-da-la (Suka), Tầu dịch là Kinh. Cứ nghĩa đen th́ là sợi ngang. Như vải lụa phải dệt sợi ngang vào mới thành tấm, như cánh hoa rời rạc phải xâu lại mới thành tràng. Ư nói mọi phép ở trong pháp giới, chúng sinh với Phật, nguyên b́nh đẳng cả, chỉ v́ chúng sinh mê muội, tản loạn quên gốc, không thành thể thống ǵ, chư Phật chứng tới cơi chân như, mới rơ hết thẩy, mà đem bầy tỏ ra, như lưới có dường, gọn gàng không rối nữa. Tu-la-da nói rộng ra th́ bao hàm hết thẩy các kinh điển, nói hẹp lại th́ chỉ có 12 bộ kinh của Phật đă nói mà thôi. Nguyên lúc Phật, thuyết pháp, th́ chỉ nói không, chưa có viết ra sách vở ǵ cả, sau các đệ tử ngài mới kết tập lại, nhặt nhạnh hết cả mọi lời Phật nói lại chia thành từng tập, như thể xâu các hoa rời lại thành các tràng hoa, nên mới thành ra các bản kinh.. Chữ kinh, theo như ư các hiền thánh bên Tầu dùng th́ có nghĩa là “lời dạy thường phải làm, phép dạy thường phải theo” ư nói những lời tiền hiền tiền thánh, có thể để cho sau giữ làm khuôn vàng thước ngọc mà theo được, cứ ư nghĩa ấy th́ cũng đúng như chữ tu-da-la của Phật, nên dịch là kinh. Lại có chỗ dịch là Khế-kinh. Khế có hai nghĩa: một là Khế-lư hai là Khế-cơ. Khế-lư nghĩa là những pháp Phật đă thuyết ra, đều đúng với chân lư cả. Đem thực tướng sóng với lư pháp đều đúng như nhau, mới gọi là kinh được: Khế-cơ nghĩa là những pháp Phật đă thuyết ra là để chỉ bảo cho chúng sinh biết tỏ con đường vào cơi Phật, nếu không giác ngộ được chúng sinh th́ lời nói là lời nói thừa, cho nên phải đúng cơ mới dùng được. Mới có công quả được.
Nói tóm lại Dược-sư Lưu-ly-quang, chính là cái hiệu riêng của một vị Phật này, tuy là cái hiệu riêng của một vị Phật, mà cái tính chất Dược-sư Lưu-ly-quang ấy, cũng chính là chỗ hết thẩy chư Phật đều chứng tới. Chư Phật, mỗi Phật có một pháp môn riêng, nhưng nói đến căn bản, th́ không ngoài cái phép “bi trí song tu”. V́ có ḷng đại bi nên mới cưỡi cái bè từ trở lại cơi hồng trần mà đối bệnh cho thuốc, làm ông thầy thuốc lớn cho đời, để tế độ cho chúng sinh bị vô minh làm điên đảo, thoát khỏi cái bể khổ sinh tử hiểm ác, cho nên mới thành một vị Đại-bi Dược-sư. Song, chỉ có một ḷng đại bi, không thể làm nên được, nên phải nhớ có cái diệu trí vô phân biệt của Lưu-ly-quang, mới làm nên đầy đủ cái bản nguyện trong nhân-địa-tu mà phát sinh ra cái quả đức bất khả tư nghị. Bởi cái ḷng đại bi vô cùng, mà phát khởi cái diệu trí vô phân biệt, lại bởi cái diệu trí vô phân biệt mà làm trọn tấm ḷng đại bi vô cùng. Đem hai phần bi trí cùng dũng ra mà xét, th́ cái nghĩa Dược-sư Lưu-ly-quang, ta hiểu rơ ngay.
Sở dĩ kêu là Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai. Nghĩa là Dược-sư Lưu-ly-quang, tức là cái hiệu riêng của vị Phật này, mà Như-lai th́ là cái tên hiệu phổ thông của chư Phật. Vị nào đă được kêu là Như-lai, tức là vị ấy đă xét tỏ ngũ trụ, hết hẳn nhị tử, lên tới ngôi Diệu-giác cực quả, giáo hoá khắp quần cơ trong chín cơi; Đối với cái bản lĩnh tự giác-giác tha của chư Phật đều đầy đủ cả, mới được gọi là Như-lai. v́ đức Phật Dược-sư Lưu-ly-quang này đă chứng tới các phần kể trên rồi, cho nên mới kêu là Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai.
Sở dĩ kêu là Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai chi bản nguyện công đức, nghĩa là nêu tỏ cái nghĩa đức Dược-sư lưu-ly-quang Như-lai v́ đă làm được trọn vẹn những điều thệ nguyện của ngài trong nhân địa tu hành, nên mới thành cái quả vị muôn đức trang nghiêm như thế vậy.
Sở dĩ kêu là Dược-sư lưu-ly-quang chi bản nguyện công đức kinh, nghĩa là trong bản kinh này đă diễn giải thiệt đúng thiệt đủ những lư những sự để mà tu nên cái công đức Dược-sư lưu-ly-quang Như-lai không c̣n thiếu thốn sai lạc một chút nào nữa vậy.
II. LỊCH SỬ PHIÊN DỊCH
Trong kinh, dưới tên kinh có đề rơ rằng Ngài Tam-Tạng pháp sư đời Đường tên là Huyền-Trang vâng chiếu dịch. Sở dĩ phải kê cứu đến lịch sử phiên dịch, là vị rằng nếu ta học một quyển kinh nào mà không xét cho rơ kinh ấy xuất xứ ở đâu, có phải là kinh của Phật nói không, th́ sao cho đủ tin chắc được.
Các kinh Phật bằng chữ Hán, đều là kinh dịch cả. Đó là v́ đức Thích-Ca ngài giáng sinh ở nước Trung-thiên-Chúc, lúc ngài thuyết pháp độ người chỉ nói miệng thôi, chứ chưa có viết ra kinh điển ǵ cả, sau khi Phật tịch rồi, Đệ-tử nhất của Ngài là ngài Ca-Diếp mới cùng các anh em học cùng họp nhau lại, đem những lời Phật đă nói mà ghi vào sách, từ đó mới có kinh. Lại v́ ở bên Ấn-Độ có nhiều thứ chữ, cho nên kinh Phật có rất nhiêu bản khác nhau, nhưng kẻ phần thông dụng, th́ chữ Phạm thông dụng ở Bắc-tông và chữ Ba-ly thông dụng ở Nam-tông hơn cả, v́ thế nên kinh điển chữ Hán, phần nhiều cũng dịch theo những bản kinh viết bằng chữ Phạm cả.
Bản kinh Dược-sư này, ở bên nước, có năm bản dịch khác nhau. Bản ta thường tụng đều là bản của Tam-Tạng Pháp sư đời Đường tên Huyền-Trang vâng chiếu dịch này, chính là một bản thứ tư trong năm bản dịch, nay xin kể qua lịch sử năm bản phiên dịch như dưới này:
1. Bản dịch của cụ Bạch-thi-Lê Mật-đa-la đời Tấn
Đời Đông-Tấn, có một vị Tam-Tạng pháp sư ở Tây vực sang, tên là Bạch-thi-Lê Mật-đa-la, đầu tiên dịch bản kinh này, gọi là "Phật thuyết Quán đính bạt trừ quá tội sinh tử đắc độ kinh"; Nhưng lại in phụ vào trong bộ Phật thuyết Quán đính đại thần chú kinh, chứ không có bản riêng. Kinh ấy ngày xưa chia làm 12 quyển, đến đời nhà Thanh đóng làm sáu quyển, mà bản Dược-sư th́ thuộc về quyển thứ sáu.
Bạch-thi-Lê Mật-đa-la pháp sư là một vị dịch kinh thuộc về mật tôn trước nhất. Phần nhiều người ta cho rằng đến cụ Thiện-vô-Uư và cụ Kim-cương-Chí, cụ Bất-Không đời Đường mới dịch kinh Mật-Tôn nhưng thực ra th́ trước đời Đường đă có rồi, như các kinh Đai-quán-đính thần-chú kinh và Khổng-tước-vương, kinh đều thuộc về Mật-tôn cả. V́ thế nên mới đem bôï kinh Dược-sư này cặp vào phẩm sau cùng bộ Đại-quán-đính thần chú kinh đủ rơ rằng ở đời nhà Tấn, Mật-tôn cũng đă thịnh rồi.
2. Bản dịch của cụ Tuệ-Giản đời Tống
Sau đời Đông-tấn, đến đời Nam-Bắc-triều, vào hồi vua Hiến-vũ-đế nhà Lưu-tống, có cụ Tuệ-Giản, tu ở chùa Lộc-giă, dịch lại bộ kinh này, gọi là Dược-sư lưu-ly-quang kinh. Bản dịch ấy bây giờ thất lạc rồi, nhưng xem ở trong mục lục đại tạng c̣n có cái tên ấy và xem trong bài tựa của cụ Đạt-ma Cấp-đa dịch lần thứ ba cũng có nhắc đến đủ biết có bản dịch ấy thật.
3. Bản dịch của cụ Đạt-ma-cấp-Đa đời Tuỳ
Cuối đời Lục-triều, khoảng năm 11 niên hiệu Dại-nghiệp vua Tuỳ-văn-Đế, cụ Đạt-ma-cấp-Đa lại dịch lại kinh này, Đạt-ma nghĩa là Pháp, Cấp-đa nghĩa là Hành. Bản này là do cụ Pháp-hành Tam-tạng làm chủ dịch, ngoài ra lại có nhiều người phụ nữa, nên trong kinh đề là Pháp-hành đảng dịch, tên kinh nhan đề là Phật-thuyết Dược-sư Như-lai bản nguyện kinh. Trong bài tựa có nói rơ rằng v́ thấy bản dịch của cụ Tuệ-Giản, phạm văn và hán văn c̣n có sai lạc nhiều, nên mới dịch lại.
4. Bản dịch của cụ Huyền-Trang đời Đường
Năm Trinh-quán thứ nhất đời vua Đường-thái-Tôn, Cụ Huyền-Trang Tam-tạng, nhận thấy các kinh điển phiên dịch, nghĩa lư c̣n sai nhầm, mới phát nguyện sang Ấn-độ cầu pháp. Xách gậy sang Tây, chu du các nước, ở bên Ấn-độ, 17 năm trời, học suốt các kinh điển đại thừa và tiểu-thừa. Đến niên hiệu Trinh-quán thứ 20, lại trở về Trung-quốc mà theo đuổi công cuộc dịch kinh. Cứ tới trong lịch-sử dịch kinh mà bàn, th́ Huyền-Trang pháp-sư dịch được nhiều nhất,, mà cũng đúng nghĩa hơn nhất, Bộ Dược-sư lưu-ly-quang Như-lai bản-nguyện công đức kinh này, tức là bản của pháp-sư dịch ra. Huyền-Trang là tên, Tam-tạng pháp-sư là cái hiệu để gọi các bậc đă học thông suốt cả các pháp ở trong ba tạng kinh, luật, luận, nương vào đó làm thầy, rồi lại đem các pháp ấy ra mà tuyên-dương lên, mà chỉ dẫn cho người sau, cho nên gọi là Tam-tạng pháp-sư. Công việc dịch kinh của pháp-sư, gịng giă trải hai đời vua Đường Thái-Tôn và Đường-cao-Tôn, ghi rằng vâng chiếu dịch, tức là vâng chiếu chỉ của vua Thái-Tôn hay vua Cao-Tôn mà dịch ra. Trong khi dịch kinh có nhiều người phụ, người th́ cân nhắc tiếng, người th́ thảo luận ra, người th́ xét lại nghĩa nhưng v́ pháp-sư làm chủ, cho nên mới để riêng một tên pháp-sư.
5. Bản dịch của cụ Nghĩa-Tịnh đời Đường
Sau khi Huyền-Trang pháp-sư, chừng độ hai ba mươi năm, có một vị pháp sư là Nghĩa-Tịnh, quyết chí nối gót theo chân như cụ Pháp-Hiển, cụ Huyền-Trang, mới đi chu du bên Ấn-độ, trở về lại dịch bản kinh này, nhan là Dược-sư lưu-ly-quang thất Phật nguyện công đức kinh. V́ cớ ǵ mà cụ Nghĩa-Tịnh lại phải dịch kinh này?
Đó là v́ bản văn kinh Dược-sư tuy cũng dịch cùng một ư như cụ Huyền-Trang, nhưng bản dịch của cụ Huyền-Trang th́ thiếu mất sáu vị Phật, cho nên Cụ mới dịch lại. Bản dịch ấy trong tạng c̣n có, chia ra hai quyển thượng và hạ, trong ấy lại thuật rơ cả bổn nguyện của bẩy vị Phật. Xem cả toàn bộ bát đầu cũng kể từ Mạn-Thù-Thất-Lợi Bồ-tát xin Phật nói cho biết danh hiệu và công đức bổn nguyện của chư Phật. Đức Thích-Ca mới bảo Mạn-Thu-Thất-Lợi rằng: Từ cơi Sa bà sang phương đông kia, cách xa bốn căng già xa cơi Phật, có một cơi đời tên là cơi Vô-thắng, đức Phật ở cơi ấy là Thiện-danh Xưng Cát Tường Vương Như-lai. Ở bên đất nước đức Phật ấy, thanh tịnh trang nghiêm, kể lần lượt đến chỗ Ngài phát tâm mà phát tám điều nguyện lớn, ấy là một đoạn thứ nhất; Lại bảo Mạn-Thù Thất-Lợi rằng: Từ cơi Sa bà sang phương đông kia, cách xa bốn căng già sa cơi Phật, có một cơi đời tên là cơi Diệu-bảo, đức Phật ở đấy là Bảo-mục Trí-nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như-lai, kể đến chỗ lúc đức Phật ấy làm đạo bồ-tát cũng phát tám điều nguyện lớn, ấy là đoạn thứ hai; Lại bảo Mạn-Thu-Thất-Lợi, từ cơi sa bà sang phương đông kia, cách xa sáu căng già sa cơi Phật có một cơi đời gọi là cơi viên măn hương tích, đức Phật ở cơi đấy hiệu là Kim-Sắc Diệu-Hành Thành Tựu Như-lai kể đến chỗ lúc Phật mới phát tâm, cũng phát bốn điều nguyện lớn, trong thấy bao nhiêu nỗi khổ, v́ muốn trừ cái nghiệp chướng, liền nói thần chú, ấy là đoạn thứ ba; Phật lại bảo Mạn-Thù Thất-Lợi rằng: Từ cơi Sa-bà sang phương đông kia, qua bẩy căng già sa cơi Phật có một cơi đời là cơi Vô-ưu, đức Phật ở đấy hiệu là Vô-Lượng Tối-Thắng Cát-Tường Như-lai, cho đến đoạn nói đức Phật Thế-Tôn ấy khi làm hạnh bồ-tát, phát bốn nguyện lớn, ấy là đoạn thứ tư. Phật lại bảo Mạn-Thù Thất-Lợi rằng: từ cơi Sa bà sang phương đông kia qua tám căng già sa cơi Phật, có một cơi đời gọi là cơi Pháp tràng, đức Phật ở đấy hiệu là Pháp-Hải Lôi-Âm Như-lai, kể đến đoạn lúc đức Phật ấy làm đạo bồ-tát phát bốn nguyện lớn, ấy là đoạn thứ năm. Phật lại bảo Mạn-Thù Thất-Lợi rằng: từ cơi Sa bà sang phương đông kia, cách xa chín căng già sa cơi Phật, có một cơi đời, gọi là cơi Thiên-Trụ Bảo-Hải, đức Phật ở đấy hiệu là Pháp-Hải-Thắng-Tuệ-Du-Hư-Thần-Thông Như-lai, kể đến đoạn lúc đức Phật ấy làm hạnh bồ-tát, cũng phát bốn điều nguyện lớn, ấy là đoạn thứ sáu. Trong sáu vị Phật kể trên, hai vị trên nhất phát tám điều nguyện, c̣n bốn vị sau phát 4 điều nguyện. Ấy là toàn văn quyển trên. C̣n quyển dưới th́ bắt đầu từ: Từ cơi Sa bà sang phương đông kia, cách xa quá mười căng già sa cơi Phật, có một cơi đời, gọi là cơi Tịnh-lưu-ly, đức Phật ở đấy hiệu là Dược-sư lưu-ly-quang Như-lai lúc mới phát tâm, liền phát 12 nguyện lớn và lời chú giống như bản bây giờ, chỉ có từ đoạn nói chú trở đi th́ có chỗ hơi khác một chút. Vả lại trong bản kinh ta tụng bây giờ, th́ sau đoạn nói chú, liền nói rơ là v́ được nghe tên đức Dược-sư mà được những lợi ích ấy, mà bản kia th́ nói rơ là v́ được nghe tên bẩy vị Phật mà được lợi ích, đó là một điều khác nhau. "Các Ngài Dược-xoa thần tướng, sau khi nghe thấy danh hiệu bẩy vị Phật ứng lời cảnh cáo, liền lại chứng minh", đoạn này trong bản ta đang tụng không có, ấy là hai điều khác nhau. "Bẩy vị Phật đă tới liền đồng thanh thuyết lại thần chú, bài chú ấy gọi là Như-Lai định-lực lưu-ly-quang", trong bản ta thường tụng đây cũng không có, ấy là ba điều khác nhau. "Sau đó Chấp-kim-cương Bồ-Tát và Thích-phạm-tứ-thiên cũng lại nói một bài chú nữa", trong bản ta tụng cũng không, ấy là bốn điều khác nhau. Sau chót Chấp-kim-cương Bồ-tát lại nói một bài chú nữa, mà bản ta tụng cũng không, ấy là năm điều khác nhau. Xem thế th́ biết ở bản dịch kia có tất cả năm bài chú, tức là: 1. Hương tích Phật nói chú trừ nghiệp chướng; 2. Dược-sư Phật nói bài chú tiêu tai; 3. Thất Phật thuyết chú; 4. Chấp kim- cương và Thích phạm tứ-thiên thuyết chú; 5. Chấp kim-cương bồ-tát thuyết chú.
Nay xem trong Long-tạng, Đại-thánh, c̣n có một bản kinh Dược-sư thất Phật bản-nguyện công đức bằng chữ Phiên (thứ chữ bên Tây-Tạng) nghĩa cũng giống như bản của cụ Nghĩa-Tịnh dịch. Người xưa nhận bản kinh ấy là kinh chữ Phạm, nhưng thiệt ra chính là chữ Tây-Tạng, người nào biết chữ Tây-Tạng, coi qua một cái là rơ ngay. Bản kinh chữ Phiên ấy, cũng dịch ở bản chữ Phạm ra, cho nên cũng giống như bản dịch của cụ Nghĩa-Tinh, bản ấy nay c̣n thu vào trong tạng mà đóng vào dưới bản dịch của cụ Nghĩa-Tịnh, Lại như các chữ thần chú, có bản dịch thế này, có bản dịch thế khác, đó là lầm nhận bản chữ Phiên là chữ Phạm, xem như "bạc-già phạt-đế", mà có người dịch là Bát-cát ngoă-đế, bởi tiếng Tây-Tạng cũng giống giống tiếng Phạm, nên mới đọc như thế, thế th́ đủ rơ là sai vậy.
Nguyên bản dịch của cụ Huyền-Trang th́ không có thần chú, sở dĩ trong bản ta thường tụng đây mà có chú, là lấy ở bản của cụ Nghĩa-Tịnh chêm vào, v́ thế nên biết rằng bài chú ta thường tụng đây đều là tiếng Tầu dịch theo âm tiếng Phạm cả, mà bản kinh ta thường tụng đây tức là bản hợp cả bản dịch của cụ Huyền-Trang và xen lẫn của cụ Nghĩa-Tịnh nữa. Cứ xét những chỗ cùng khác của năm bản dịch đă kể ở trên th́ có thể nói tóm lại rằng về phần nói công-đức đức Dược-sư th́ đều giống nhau, mà danh hiệu thất Phật th́ bản tường bản lược khác nhau. Bản trước nhất và bản sau chót có thần-chú, c̣n ba bản giữa th́ không có chú, ngoài ra lại c̣n có bản dịch bằng chữ Phiên nữa. Xem thế th́ biết rằng bản dịch của cụ Bạch-thi-Lê mật-đa-la có chú mà lại cho vào một phẩm trong kinh Đại-quán-đính, th́ kinh này thuộc vào Mật-bộ, c̣n bản thứ hai, thứ ba, thứ tư th́ đă không có thần-chú, lại không có cả lời mào đầu để thuyết chú nữa, th́ kinh này gần gần như kinh điển trong môn Tịnh-độ; đến bản dịch cuối cùng của cụ Nghĩa-Tịnh, lại đủ cả năm bài chú, th́ kinh này lại thuộc vào bộ mật rồi.
Cứ đem chỗ cùng với khác ở trong năm bản dịch ấy ra mà suy xét, th́ ta có thể biết qua được một đôi lẽ Phạt-giáo lưu-hành biến thiên như thế nào. Bởi v́ lúc cụ Bạch-thi-Lê mật-đa-la ở Tây-vực sang, lúc đó Mật-tôn đă thịnh hành ở Tây-vực lắm, cho nên mới dịch đủ cả chú, nhưng lúc ấy ở bên Tầu Mật-Tôn cũng chưa thịnh hành mấy, đến đời Tấn Tuỳ chí Đường, cả bên Ấn-độ cho chí bên Tầu , đều xu hướng cả về mặt Đại-thừa, thích sự tu chứng rơ ràng, suy lư cùng cực, chứ không chịu để một cái ǵ là bí-mật, xem như lúc cụ Huyền-Trang về Tầu liền xuống lên một môn học, theo luận Du-Già, trước bàn tính tướng, làm bộ Thành-duy-Thức luận, chia ra ba phép hiện lượng tị-lượng và Thánh-giáo lượng để lấy cả sự lư hiện tại mà so sánh mặt chính, lại lấy các sự lư ở mặt trái mà so sánh, cân nhắc thấy đúng như lời Phật nói, bấy giờ mới cho là được. Đời sau gọi môn học này là môn nhân-minh, nghĩa là suy cái nhân khác mà rơ cái quả này, thiệt là một môn học rất tinh vi, cho nên dịch kinh cũng tuỳ theo tŕnh-độ và xu hướng về xét lư, th́ phải tới lư mà tuyên-dương, bỏ thần-chú đi, có lẽ cũng là v́ thế. Đến hồi cụ Nghĩa-Tịnh sang du-lịch Ấn-độ, th́ là hồi Mật-tôn ở bên ấy rất thịnh, cho nên dịch kinh có đủ các chú, chúng ta coi đó đủ biết Phật-giáo lưu hành các nơi, cũng tuỳ nơi tuỳ tục, tuỳ cả thời thế mà biến đổi khác nhau, nay ta học Phật, không biết đem kinh chữ Hán (đáng lẽ phải học cả bản chữ Phạm nữa) mà phiên dịch sang tiếng ḿnh, mấy ngàn năm dài đặc để một nền giáo lư rất uyên-thâm, một phương cứu đời rất linh-nghiệm, cứ dấu kín ở trong kho kinh chữ Hán, chỉ trừ số ít tinh thông chữ Hán mới ḍm thấy đôi chút, lại ngặt v́ một nỗi, quan san cách trở, kinh sách khó lưu-thông, từ Tầu sang ta, mà đi đường bộ như ngày xưa th́ hàng năm chưa thấu, cho nên vớ được một vớ được một bản kinh nào th́ quư như ngọc báu cho rằng không ǵ hơn nữa, có hay đâu c̣n có bao nhiêu bản khác nhau, c̣n có bao nhiêu đoạn cùng khác, c̣n vô số chỗ sai lầm, như thế mà ḿnh cứ nhắm mắt tin theo, lẽ nào mà chẳng suy kém dần đi được. Không những một bản kinh Dược-sư này như thế, các bản kinh khác cũng đại-loại thế cả, ngay như bản dịch Bốn mươi tám điều nguyện của đức Di-đà mà ta lại chăm tụng hơn nữa, cũng có bốn năm bản dịch khác nhau, bản dịch đời Nguỵ th́ đúng với kinh chữ Phạm, nhưng văn pháp lắt léo, lại có chỗ vụng, nên người tầm thường không thể hiểu được, bản dịch trong kinh Bảo-Tích cũng sơ sẩn thế, đến bản của ông Vương-nhật-Hưu đời Tống th́ lấy ư đă hiểu ở trong các bản dịch kia mà viết thành thể văn rất chải chuốt, rất kỹ càng, ai đọc cũng hiểu, nhưng v́ đảo lên đảo xuống, loạn mất thứ tự, nên người sau ít theo. Bản kinh Tứ-thập-nhị-Chương, cũng thế, đem bản của người Tây dịch theo Phạm văn ra so với chữ Hán, cũng có nhiều đoạn khác hẳn.
Tôi là một kẻ học Nho đă lơm bơm, mà học Phạm lại không có, lắm lúc nghĩ đến t́nh h́nh kinh sách phiên dịch khác nhau như thế, không biết lấy ai mà chất-chính, th́ càng lo cho thay cho đạo. Quay lại xét về lối học của ḿnh th́ quá ư tin sách, vớ được bộ kinh nào chẳng chịu xét xem sai hay đúng, cứ nhắm mắt mà tin như khuôn vàng thước ngọc, tự ḿnh đă lầm, lại bắt ép cả người khác phải theo ḿnh, ai có chút trí sáng, biết được một đôi chỗ lầm mà phô bầy lên, th́ lại cho là láo là ngu, thậm chí các Bài thần chú, không rơ nguyên là tiếng Phạm dịch ra chữ Hán, chữ Hán sang ta, đọc âm lại sai nhiều, người đọc thế này, kẻ đọc thế khác, chẳng bên nào đúng cả, mà lại cứ chấp nệ rằng ta đă có Tổ truyền th́ của ta là đúng, như thế có đáng tức cười hay không. Ngày nay sự giao-thông tiện lợi, sách vở dễ kiếm, nhờ có hội Chấn-hưng Phật-giáo, tưởng ta cũng nên họp chung ư lại mà khảo-cứu mà phiên-dịch, mong cho sau này Phật-giáo có ích lợi trực tiếp với nhân gian, cũng là một sự cần yếu thứ nhất vậy.
Thầy Mạnh-Tử nói: "Tận tín thư bất như vô thư" nghĩa là: Tin sách cả, thà không có sách c̣n hơn. Thầy Mạnh than thở những lời thiết tha như thế, có phải là v́ những sự đă cổ xưa quá hay những sách nhảm nhí đâu. Thầy xem sử nhà Chu là cuốn sách có các quan dùng ghi chép những việc nhà vua, mà c̣n sai lạc, đến nỗi thầy phải than phiền như thế, thế th́ những sách truyền đă lâu đời và đă phiên dịch ra hai ba thứ chữ, ta có thể nào mà tin chắc là đúng hẳn được không, không nói cũng đủ rơ Đức Thích-Ca ngài thuyết-pháp 49 năm trời, chỉ ngồi mà giảng cho chúng nghe, chứ chính tay Ngài chưa hề viết một chữ nào, sau khi Ngài tịch rồi, các học tṛ mới họp nhau lại mà đem những lời Ngài đă giảng dạy chép ra thành sách, chia ra ba tạng kinh, luật, và luận: Từ đó giở đi, ngót ba ngàn năm, trải bao dâu bể, cơn binh hoả, lúc loạn ly, lửa cháy nước trôi, lẽ nào mà không có chỗ mất mát rồi người sau tự ư điền vào những lời tựa hồ phải mà xa hẳn chân-lư nó bám vào dưới lời Phật, th́ đă ai dám lột phăng ngay lên là không phải của Phật được không? Như vậy th́ ta làm thế nào mà biết được phải trái. Tôi xin dẫn mấy lời của Ngài Vương-dương-Minh là một nhà đại hiền đă lột được bao chỗ lầm ở trong đạo Khổng, đă mấy ngàn năm, đến Ngài mới biết mà ai cũng đều công nhận là đúng để cống hiến cùng các Giáo-hữu, sẽ biết về phần tinh-thần thiệt là kín-nhiệm, sai một ly đi một dặm, không thể theo mù măi được.
"Tâm của ta tức là thanh, chỉ v́ dùng theo ư riêng mà sai cả lẽ phải, tâm của Nghiêu Thuấn cũng như tâm ta, chỉ v́ các Ngài biết ḷng người là rất nguy, nguồn đạo là rất vị, cho nên các Ngài biết dùng cái công thắng ḿnh mà tới được đạo lớn. thế-gian thường nói: Có phải ai cũng là Nghiêu Thuấn đâu mà không có lỗi. thế là không hiểu đến ḷng Nghiêu Thuấn, cho nên đành để cái ngôi thánh nhường cho Nghiêu Thuấn, mà ḿnh th́ cam tâm làm kẻ tiểu nhân, không biết rằng nếu ḷng Nghiêu Thuấn khác ḷng ta, th́ sao các Ngài lại bảo nhau rằng ḷng người rất nguy mà nguồn đạo rất vi, phải nghiền cho tinh, phải quy về nhất mà giữ lấy đạo trung. thế cho nên chúng ta học đạo, bất cứ là sách vở nào, là lời của ai, hễ đem cân nhắc với tâm ta và đem thiệt-hành ra, có công hiệu thực, th́ lời ấy mới là đúng, nếu cân nhắc với tâm, c̣n có chỗ không thoả hiệp, thiệt hành ra lại trái với lời th́ lời ấy là lời nói hư, không đúng sự thực. Xét đúng lẽ, làm có hiệu th́ dù lời của một kẻ tầm thường, ta cũng coi như lời thánh hiền; Xét không hợp lẽ, làm ra vô-hiệu, th́ lời thánh-hiền nói đó, là lời đă bị thất lạc, người sau làm loạn mất rồi, th́ dù là lời thánh, ta cũng không nên tin theo". Đó, xem thấy lời bàn của một bực đại-hiền đă nói: chúng ta cứ b́nh tâm mà suy nghĩ, thực chẳng khác ǵ cái kim chỉ nam cho chúng ta theo vậy.
Nhân khảo về lịch-sử phiên dịch, chúng tôi tạm có mấy lời bàn qua, ai người đồng chí, chúng ta sẽ cùng nhau mà nghiên cứu đến cùng, ngơ hầu mới có chút sở-đắc chăng.
III. NHỮNG PHẦN CỐT YẾU
Trước khi giảng kinh, cần phải nêu những điều cốt yếu lên trước, là cốt cho người nghe tóm được các cái cốt yếu rồi th́ tự khắc hiểu được rơ nghĩa toàn kinh vậy. Xét như lối giải thích nghĩa kinh, cứ theo phép thường Như thiên-Thái tôn có năm chùng huyền nghĩa. Hiền-Thủ tôn có năm chùng huyền đàm, nay tôi giảng kinh này, giải thích tên kinh, khảo-sự phiên-dịch, nêu điều cốt-yếu, cũng là theo cái ư ấy. Lại xem các bực đại-đức đời Tuỳ đời Đường khai giảng kinh điển, không có chấp nệ một lối nào, không cứ ǵ năm chùng hay mười chùng phần nhiều cứ tới lúc giảng rồi tuỳ theo ư nghĩa trong kinh mà nói rơ đại nghĩa, cho người hiểu tới nghĩa cốt yếu ngay. Những điều cốt yếu trong bản kinh này, có thể chia làm hai phần: 1. Lấy trí mà chỉ cho biết phép tu-hành chính-quả của đức Dược-sư; 2. Lấy bi mà cứu độ những những giống hữu-t́nh trong lúc chuyển sang hồi tượng-pháp.
1. Lấy trí mà chỉ cho biết phép tu-hành chính-quả của đức Dược-Sư
Đại-cương kịnh này, tức là bởi chỗ của Mạn-thù bồ-tát vấn-đáp với Phật mà tỏ ra mọi lẽ, cũng như kinh Kim-cương, Ngài Tu Bồ-Đề hỏi Phật rằng: "Nên đểû tâm vào đâu, nên dùng cách nào hàng phục cái tâm", bởi hai câu hỏi ấy mà kéo ra bao câu vấn-đáp, xem hai câu ấy, đă thấy tỏ hết toàn ư trong kinh. Trong kinh Dược-sư này nói rằng: "Lúc bấy giờ con vua pháp là ngài Mạn-Thù Thất-Lợi vâng oai thần Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy, trày vai áo bên phải, quỳ gối bên hữu xuống, hướng lên đức Bạc-già Phạm (tức Phật) cúi đầu chắp tay mà bạch rằng: Bạch đức Thế-tôn, xin Ngài diễn-thuyết cho biết danh-hiệu và công-đức to lớn khôn b́ bởi những nguyện lớn của chư Phật cùng giống như thế nào". Thế là lấy cái đại trí của ngài Mạn-Thù mà cầu trên đạo Phật, cho nên mới phát ra câu hỏi ấy. Bởi có câu hỏi ấy, Phật mới nói cho biết những danh-hiệu đất nước của đức Dược-Sư và 12 điều nguyện của Ngài đă phát ra từ khi c̣n làm hạnh bồ-tát cùng những sự bởi quả đức viên-thành mà trang-nghiêm là dường nào. Một đoạn ấy tức là cái đại-cương cả nữa trên trong bộ kinh này, mà cũng v́ thế nên mới gọi kinh này là Dược-Sư Lưu-ly-quang Như-lai bản nguyện công đức vậy.
2. Lấy bi mà cứu độ những giống hữu t́nh trong lúc chuyển sang hồi tượng-pháp
Câu hỏi của ngài Mạn-Thù, hàm có hai nghĩa, cái nghĩa thứ nhất là lấy đại-trí, cảm lời Phật nói công-đức bản-nguyện của đức Dược-Sư. thứ hai nói rằng: "Khiến cho kẻ nghe được tiêu trừ nghiệp-chướng, là v́ muốn làm lợi ích cho các giống hữu-t́nh trong lúc chuyển sang hồi tượng-pháp". Đó là bởi tấm ḷng đại-bi của ngài Mạn-Thù muốn tế-độ cho lũ hữu-t́nh, cho nên mới hỏi câu ấy, cảm lời Phật nói công-đức bản nguyện của đức Dược-Sư, khiến cho kẻ nghe, được phép lợi-ích lớn, bạt trừ nghiệp-chướng, thân được yên vui. Đó đều là bởi tấm ḷng đại-bi của ngài Mạn-Thù nó sui khiến Ngài làm như thế, cho nên Phật mới khen ngợi rằng: "Mạn-Thù Thất-Lợi! Ngươi lấy ḷng đại-bi khuyên ta nói cho biết danh-hiệu và công-đức bản-nguyện chư Phật, là v́ muốn rứt sạch những dây nghiệp-chướng có chằng-trói các giống hữu-t́nh trong lúc chuyển sang hồi tượng-pháp này". Một đoạn này tức là đại-cương cả nửa dưới bộ kinh này. Nhưng cứ ư trong đoạn này, lại có thể chia ra hai đoạn nữa: A. Nhổ sạch hết mầm nghiệp-chướng. B. Mười hai thần-tướng làm lợi ích cho các giống hữu-t́nh.
A. Nhổ sạch hết mầm nghiệp chướng
Đoạn này lại chia ra bốn đoạn ngắn:
1. ĐỨC NHƯ-LAI GIA HỘ KHẮP THẨY
Đoạn này nói nghe thấy tên hiệu đức Dược-Sư và công-đức của những điều nguyện căn-bản của ngài, cứ nương theo đó mà tu, th́ có thể nhổ hết được mầm nghiệp-chướng, được lợi ích yên vui lớn, mong Phật gia-hộ cho, thẩy đều tiêu tai thêm thọ, v́ thế cho nên kinh này cũng có tên là Bạt-trừ nhất-thiết nghiệp-chướng đắc độ sinh-tử kinh. (Bản kinh nhổ sạch nghiệp-chướng cứu sinh độ-tử).
2. NGHE TÊN HIỆU PHẬT SẠCH TỘI VĂNG-SINH
Nghe tên hiệu Phật sạch tội văng sinh tức là nói những lũ chúng-sinh ngu-si vô-trí, kém phần tịnh căn mới gây những nghiệp chẳng lành, chết phải chịu cái quả báo đoạ ba ngả ác, nhưng nhờ được nghe thấy danh hiệu đức Dược-Sư và kinh Bản-nguyện này, cũng được sạch tội văng-sinh. Nên trong kinh nói: "Lúc bấy giờ Phật bảo Mạn-Thù Thất-lợi đồng tử rằng: Có các chúng-sinh không biết thiện ác, chỉ tham với lận, không biết bố-thí và cái quả-báo tốt của sự bố-thí; Ngu-si vô-trí, kém phần tin cậy, chỉ chăm kiếm tiền và giữ cho kỹ, thấy kẻ ăn mày đến, trong ḷng tấm tức, nếu bất đắc dĩ mà phải đem cho th́ thấy xót xa, như dao sẻo thịt. Lại có không biết bao nhiêu là giống hữu-t́nh, tham lam keo cú, chỉ biết tích của, mà chẳng dám tiêu. Chính thân c̣n chẳng dám tiêu, lẽ nào c̣n cho cha mẹ vợ con, tôi đ̣i kẻ khó. Những kẻ như thế, sau khi chết rồi, sinh vào ngả ma đói, hay các giống súc-sinh. Nếu xưa đă từng được nghe qua đến danh hiệu đức Dược-Sư Lưu-ly-quang Như-lai, nay ở các ngả khổ thốt nhiên nhớ qua đến danh hiệu Ngài, ngay lúc nghĩ ấy, liền thoát ngả ác ấy mà được sinh làm người". Từ đó trở xuống, đều là nói rơ phép nghe danh hiệu ngài liền được sạch tội và được sinh ngả lành hay cơi Tịnh-độ nữa.
3. TỤNG CHÚ THOÁT KHỎI BỆNH KHỔ
Trên kia là nói nghe danh-hiệu Phật, nhờ Phật gia hộ, trừ sạch nghiệp-chướng, được sinh chốn lành, đoạn này nói rơ phép tụng chú Dược-Sư, liền được khỏi các bệnh khổ, thêm phúc thêm thọ. Như trong kinh nói: "Mạn-thù Thất-lợi! nếu thấy đàn ông đàn bà, ai bị bệnh khổ, nên phải nhất tâm, v́ người ốm ấy tắm gội súc miệng sạch sẽ, đọc một trăm tám lượt chú vào đồ ăn hay thuốc hay nước sạch rồi cho người ốm ăn uống, th́ các bệnh khổ, đều được khỏi hết. Nếu muốn cầu ǵ, rốc ḷng tụng niệm, cũng đều được cả, mạnh khoẻ sống lâu, sau khi chết rồi, được sinh sang cơi Phật, tiến thẳng không lùi tới đạo tột bực". Đó là nói cho rơ rằng cứ bài chú này tự ḿnh tụng lấy hay bảo người tụng, đều được tiêu-tai thêm phúc vậy.
4. CÁC GIỐNG HỮU T̀NH VÂNG GIỮ
Đoạn này nói nếu người ta hay tin chịu vâng làm mà tụng đọc kinh này, liền được hai phần công đức: 1. Được phúc khỏi nạn; 2. Cứu mạng thêm thọ.
1. Được phúc khỏi nạn
Nếu hay theo phép tu-hành, vâng giữ kinh này, th́ nhân sinh hiện-tại được ngay cái lợi được phúc khỏi nạn. Nên trong kinh nói: "Lại nên nghĩ công-đức bởi bản nguyện của đức Như-lai kia mà tụng đọc kinh này, nghĩ cho hiểu nghĩa, diễn thuyết cho người được rơ, th́ tuỳ ư cầu ǵ, hết thẩy đều được thoả thích cầu sống lâu được sống lâu, cầu giàu có được giàu có, cầu quan sang được quan sang, cầu con cái được con cái". Đó là nói cho ta hay rằng v́ tụng kinh này mà ngay cái đời ḿnh, đă cầu ǵ được ấy, được phúc lợi lớn. Bây giờ người ta muốn sống lâu, th́ bảo ăn cho nhiều, muốn giàu có th́ cho vay lăi nặng, muốn làm quan th́ luồn lọt quyền-môn, không biết theo phép kinh này, thật là khờ quá. Trong kinh lại nói: "Hoặc khi gặp những nỗi sợ hăi về nạn nước lửa, dao đâm đá rốc, voi dữ sư-tử, hùm beo rắn rết, nếu hay rốc ḷng nhớ đến đức Phật kia, cung kính cúng dàng, hết thẩy nỗi sợ đều được giải thoát". Những đoạn văn nói như thế, đều là nói cho ta biết chắc chắn rằng cứ tụng kinh này, liền được thoát khỏi các sự hoạn nạn vậy.
2. Cứu mạng thêm thọ
Trên kia là Phật nói về phép tiêu-tai, đoạn này là nói về phép thêm thọ. Cứu thoát bồ-tát v́ sự làm lợi cho giống hữu-t́nh, mới chỉ bảo cho bao nhiêu phép thêm thọ, khiến cho giống hữu-t́nh tuổi thọ lâu dài. Như đoạn cứu thoát bồ-tát đáp Át-nan tôn-giả rằng: "Đại đức! nếu người ốm nào muốn thoát cái khổ ốm đau, nên v́ người ấy, bẩy ngày bẩy đêm thụ bát quan trai giới (tám giới) lại làm đồ ăn đồ uống và các đồ dùng, tuỳ sức liệu biện mà cúng-dàng các sư, để các sư ngày đêm sáu rạo, lễ bái hành-đạo, cúng-dàng đức Thế-tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai, tụng bản kinh này đủ 49 lượt, thắp 49 ngọn đèn, tạc bẩy pho tượng đức Như-Lai, tước mỗi pho tượng, đều thắp bẩy ngọn đèn mỗi một ṿng đèn to bằng cái bánh xe, cho đủ 49 ngày không để tắt đèn, lại làm cành phan ngũ sắc dài 49 gang tay, lại phải phóng sinh các loài nhỏ mọn cho đến 49 ngày, tự khắc tai qua nạn khỏi không bị các giống ác quỷ nó quấy và tai vạ bất thường nó xảy đến". Đó là nói về phép cứu thân cho được thọ khang, lại c̣n có cả phép cứu nạn cả nước, cho chí khắp cả các giống, đều là những phép cứu mạng thêm thọ cả.
B. Mười hai thần-tướng làm ích lợi cho các giống hữu-t́nh
Đoạn này nói về mười hai Dược-xoa thần-tướng, nghe thấy Phật nói rơ những công-đức của bản kinh này rồi, liền phát nguyện sang đời mạt-thế này xin ủng-hộ kinh này mà làm lợi lạc cho giống hữu-t́nh. Như trong kinh nói: "Chúng con ngày nay, nhờ oai đức Phật, được nghe thấy danh-hiệu đức Thế-tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai, không phải lo sợ ǵ những nỗi đoạ vào ngả ác nửa chúng con xin cùng nhau, cùng rốc một ḷng, cho chí trọn đời, quy y theo Phật Pháp Tăng, thề xin gánh vác làm các nghĩa-vụ phải làm cho hết thẩy các giống hữu-t́nh đều được yên vui lợi ích". V́ thế cho nên kinh này cũng gọi là Thập-nhị thần-tướng nhiêu-ích hữu-t́nh-kinh, không phải là không có cớ vậy.
Tới lúc cuối hồi tượng pháp, đạo cao một thước, ma cao một trượng, những người tu hành, v́ ma chướng nhiễu thường mất công toi, cho nên trước phải nhờ cái sức bi cùng trí của ngài Mạn-thù, làm cho cảm động đến Phật để Phật thuyết pháp cho, lại được các Dược-xoa thần tướng, ủng hộ phép ấy thực là một sự rất khó được vậy.
Trên kia đă chia làm hai đoạn lớn, bởi cái sức đại trí của ngài Mạn-thù mới chỉ bảo được cái chính quả tu hành của đức Dược-sư, lại nhờ ḷng đại bi của ngài Mạn-thù ra tay tế độ các giống hữu-t́nh, trong lúc sang hồi tượng pháp. Trong đoạn lấy ḷng đại bi ra tay cứu độ các giống hữu t́nh trong lúc sang hồi tượng pháp này lại chia ra hai đoạn. Nhổ sạch hết mầm nghiệp-chướng và mười hai thần tướng làm lợi ích cho giống hữu t́nh th́ những điều cốt yếu trong kinh này đều tỏ rơ hết rồi.
Tôi giảng kinh này, chia ra ba phần: Giải thích tên kinh; Lịch sử phiên dịch và nêu những điều cốt yếu, nhưng trong đó lại chú trọng nhất về phần nêu những điều cốt yếu. V́ rằng có nêu được những điều cốt yếu lên th́ nghĩa lư trong kinh mới rơ ngay được. Vả lại, phép tu của các bồ-tát, không ngoài hai mặt, là trên th́ cầu cho tới đạo tột bực của Phật, dưới th́ tế độ những sự khổ nạn cho giống hữu-t́nh, cho nên có thể nói rằng, hết thẩy các kinh điển đại-thừa đều có thể lấy câu hỏi của ngài Mạn-thù mà biết rơ cả. Lại xem như các bồ-tát, làm các luận đề, đại ư cũng chỉ cốt ở chỗ tự lợi cho ḿnh, lại lợi kẻ khác, cho nên về đoạn "mào đầu", quyển nào cũng nói rằng, : "v́ chính pháp phải ở đời để làm lợi lạc cho các giống hữu t́nh". Chính-pháp tức là những điều thề nguyện của cư Phật đă phát ở trong lúc làm hạnh bồ-tát, nhờ cái nhân thệ nguyện ấy mà tu hành được chứng tới quả Phật rực rỡ trang nghiêm, cũng muốn cho kẻ khác nghe thấy cũng nương đấy mà tu hành, mà chứng lên quả Phật. Ngay như kinh này, nói rơ nhân quả công đức của đức Dược-sư, người ta cứ nương đó mà tu hành, cũng có thể chứng tới quả ấy. Bồ-tát khác hẳn kẻ phàm phu, kẻ phàm phu chỉ biết tự tư tự lợi, c̣n bồ-tát th́ nhất cử nhất động nói một lời, làm một việc, đều lấy sự lợi lạc giống hữu t́nh làm cái đích. V́ độ hết chúng sinh, mới là cái ḷng của bồ-tát, cho nên cái ngôi của bồ-tát càng cao th́ cái nguyện của bồ-tát lại càng thiết, chúng sinh đời mạt pháp càng khổ th́ cái tài thương xót tế độ của bồ-tát lại càng rơ rệt. Tục thường nói: "Nhà ông Lang giỏi lắm người ốm" các bồ-tát cũng thế, chúng sinh bệnh khổ càng nhiều th́ ḷng bi-nguyện của bồ-tát lại càng thêm măi. Lại một nỗi nữa, sang đời tượng-pháp, có lắm hạng ma, không những phương phép hay của hạng xuất thế khó đứng vững được, ngay đến các phương phép hay của thế gian, cũng bị tà ma ngoại đạo ŕnh ṃ để thừa cơ phá huỷ đi, cho nên chư Phật Bồ-tát phát nguyện đại bi và các Dược-xoa thần tướng hết sức hộ tŕ kinh này mới giữ vững được các phương phép hay cho cả hai phái xuất gia cùng tại gia cho đến bây giờ, nếu các chúng sinh cứ nương theo đó mà tu tŕ th́ nói về môn Tịnh độ, sẽ được tuỳ nguyện văng sinh sang nơi đất sạch như ngọc Lưu-ly, tinh tiến tu hành, chứng lên quả Phật, mà nói về môn Mật th́ có thể trừ sạch nghiệp chướng, tiêu tai thêm thọ, phúc cho nhân gian, vô biên vô lượng.
Một quyển kinh mà gồm đủ biết bao công đức trong môn tịnh độ và môn Chân ngôn như thế, chúng ta c̣n ngờ vực ǵ nữa mà không nhất tâm nhất chí, trọn đời thụ tŕ lấy những điều giáo giới của đức Đông phương giáo chủ ta nữa?
IV. GIẢI NGHĨA KINH VĂN
1. NÓI VỀ NGƯỜI NGHE NÓI
VÀ LÚC NÓI, CHỖ NÓI
HÁN
Như thị ngă văn: nhất thời Bạc-già-phạm, du hoá chư quốc, chí Quảng-nghiêm-thành, trụ Lạc âm thụ hạ.
GIẢI
Nay đă giảng đến kinh văn, muốn giải thích rơ, phải chia rành đoạn lạc, mới vỡ hết nghĩa văn. Nước Tàu từ Đạo-an pháp-sư đời Tấn trở xuống, đều lấy ba khoa: Tự, chính, lưu-thông mà giải kinh văn, đúng in như phép giải thích kinh của các bồ-tát bên Thiên Trúc, cho nên mấy ngh́n năm nay đều y theo cả. Song le, đại ư ba khoa cùng nhau, c̣n cái tên gọi cũng có thể tuỳ-nghi mà đổi khác, cũng không hề ǵ. V́ thế cho nên tôi giải kinh này, cũng chia làm ba phần: Tự thỉnh, chính-thuyết, lưu-Thông. Từ Như thị ngă văn trở xuống là phần Tự-thỉnh; Từ Nhĩ thời Phật cáo Mạn-thù Thất-lợi, đông phương khứ thử, trở xuống là phần chính-thuyết; từ Nhĩ thời An-nan bạch Phật ngôn: Thế-tôn! đương hà danh thử pháp môn trở xuống là phần lưu thông.
Trong phần tự-thỉnh, lại chia ra hai lối thông-tự và biệt-tự. Thông-tự là bầy những chứng cớ có tin (chứng tính tự). Về đoạn văn Như thị trở xuống đây, tức là bày tỏ những chứng cớ cho tin. Về phần này, từ xưa tới nay, có hai nhà giải thích khác nhau: 1. Theo luận Đại-trí-Độ của ngài Long-Thụ th́ chia rơ có sáu thứ thành-tựu (1)
Như thị là tín thành-tựu; Ngă văn là văn thành tựu. Thời là thời thành-tựu; Bạc-già-phạm là pháp chủ thành-tựu; Quảng-nghiêm-thành là trụ xưa thành-tựu đến đoạn dưới giữ đại bật sô chúng đẳng là thính chúng thành-tựu. Kinh Phật có sáu thứ thành-tựu ấy, mới đáng sùng bái tín-ngưỡng; Theo luận Phật-địa-kinh của ngài Thân-Quang, th́ chia rơ ra năm từng chứng-tín. Nói rằng Như-thị, là lời chỉ vào phép, là lời nói suốt cả kinh này, cũng như ta nói: "Những phép như thế, chính là bọn kết tập tôi nghe thấy thế". Hoặc nói là: "Những phép như thế, chính là đức Phật ấy nói ở xứ ấy, mà có cả đại-chúng trong pháp-hội đều nghe thấy" kể ra như thế để mà làm chứng cho người tin vậy. Nói đủ năm trùng: 1. Như thị ngă văn, là làm chứng cho tin là chính ḿnh được nghe; 2. Nhất thời: là làm chứng cho tin có đấng giáo-chủ nói; 4. Quảng-nghiêm thành v.v... là làm chứng cho tin có chỗ nói thật; 5. Giữ đại bật sô chúng v.v... là làm chứng rằng có cả mọi người nghe thật. Hai cách giải thích như thế cũng có chỗ khác nhau đôi chút, nhưng nói về lư th́ đại khái như nhau cả, nay xin y theo năm trùng chứng tin mà giải nghĩa kinh.
Như thị: hai chữ này, theo các cụ Tổ xưa giải nhiều tới 17 lối hoặc đến 21 lối nữa. Như thị, nói là như thử cũng được. Như cũng như ông Thôi-Ma nói: "Hết thẩy mọi pháp đều như vậy". Mọi pháp đều do nhân duyên sinh ra, không có tự-tính, chính thể là như-như thấy một cái chân lư như-như ấy là phải (thị) không thấy là không phải (bất thị) cho nên nói rằng như-thị. Lại v́ Phật nói pháp nào, cũng đúng cơ đúng lư, đúng lư chân thật là như, đúng cơ phải thế là thị. Nay giải về lời người kết tập, th́ nghĩa là: Bản kinh như thế, chính tôi được nghe, không phải là nghe người khác ôn lại cho nghe, không phải là nghe của bọn ngoại-đạo thiên-ma, là y theo lời Phật tuyên dương chính tôi nghe theo. Ngă, chữ ngă đây, nghe tựa hồ như trái với cái lư trong phật pháp thường nói không có ta "vô-ngă" không có người, không có chúng sinh không có thọ-giả nhưng thực không phải là trái đâu v́ cái nghĩa nhân pháp vô ngă trong Phật pháp đă nói đó, nghĩa là không có cái ngă mê chấp như phàm phu chúng sinh, chứ không phải là không có cái ngă tạm đặt tên (giả danh). Phàm-phu chúng-sinh, trên từ thiên nhân, dưới đến ngạ-quỷ súc-sinh, đều có cái chấp ngă cùng thời cùng sinh (cây sinh chấp-ngă) thường chấp cái thân ngũ uẩn nghiệp-báo này là của ḿnh. Những nhà tu sai, lại tu theo cái thân ngũ-uẩn đó mà toan-tính phân-biệt ngă chấp một cách sằng bậy, hoặc cho sắc là ngă, th́ nói rằng: sắc lớn ngă nhỏ, ngă ở trong sắc; hoặc sắc nhỏ ngă lớn, sắc ở trong ngă hoặc cho thụ là ngă, hoặc cho tưởng là ngă, hoặc cho hành là ngă, hoặc cho thức là ngă, những chỗ chấp như thế, sai lầm vô cùng, cho nên kinh Phật nói, năm uẩn không có ngă, tức là phá cái ngă của phàm phu và tu sai vậy. Kinh Kim-cương nói rằng: "Không có tướng ngă, không có tướng nhân, không có tướng chúng-sinh, không có tướng thọ giả, không có tướng pháp, không có tướng phi pháp" chính là cái nghĩa ấy vậy. Nhưng trong pháp năm uẩn tuy không có ngă thực, song tùy thói quen đời lấy ngă làm cái tên để gọi cái tướng năm uẩn ḥa-hợp, để phân-biệt rơ phần khách-chukr, cho tiện lúc xưng hô, cũng chẳng có haị ǵ. Ví như cái tên chùa Hương-tích, nguyên không phải là cái vật cố thiên nhất định, nó chỉ là một cái h́nh-tướng do một chiều núi rộng độ vài ba trăm mẫu, có vài ba trăm sư trụ tŕ và những h́nh thức khuôn-phép từ hơn ngàn năm cùng hợp lại với nhau mà thành ra đó mà thôi. Cho nên biết cái mà thường t́nh vẫn nhận cái h́nh-tướng ngũ-uẫn ḥa-hợp giả dối đó là ngă, nguyên cũng không có bản-thể chân-thật. Chữ ngă ở đoạn kinh này, chỉ là cái tên của người kết-tập kinh này nói với đại-chúng trong pháp hội lúc đó, nó khác hẳn với tiếng ngă của phàm-phu, nó là cái ngă giả-danh cho cái vô-ngă, v́ trong đó không có tính chấp sằng như phàm-phu và kẻ tu sai vậy. Cũng như kinh Kim-cương nói rằng: "Như-lai nói ngă đó, tức không phải ngă, thế gọi là ngă" cho nên biết tiếng ngă vô ngă là ấy, thuần là đối cơ mà nói thôi, lại c̣n có nghĩa sâu nữa, cái ngă vô ngă ấy nó là cái chân như thực tính do cái lư mọi pháp không có ngă mà tỏ lộ ra, trong đó không có h́nh tướng ḿnh, ngươi, đây, đấy, không có cái tướng yêu, ghét, phải, chăng. Đó là bực bồ-tát kết quả kinh này, thấu suốt hết cái tính không của mọi pháp mà mượn tạm cái tiếng ngă để xưng hô mà thôi. Văn, y theo nghĩa chữ mà giải, như người ta thường nói rằng mắt thấy tai nghe, th́ chữ văn nghĩa là do căn tai đă nghe thấy, nhưng thực ra th́ căn tai không thể nghe thấy được, nghe được là bởi phần thức của tai, chẳng qua lấy cái tai làm cái duyên tăng thêm lên (tăng thượng duyên), tiếng là cái duyên cho chỗ đă duyên (sở duyên duyên), thức chủng là cái duyên thân nhân, ba duyên ḥa hợp, mới phát ra thức mà nghe được. Song lúc nhĩ-thức nghe tiếng, th́ không có h́nh tướng văn-nghĩa, phải đợi lúc ư-thức cung khởi lên, mới có cái h́nh tướng văn-nghĩa hiện ra, để thành được cái công dụng biết rơ ư nghĩa, cho nên biết thành tựu được chỗ nghe đó, là quyền cầm ở ư thức. Thế là do nhĩ căn phát ra nhĩ thức, doi nhĩ thức nghe thấy tiếng tăm, do ư thức mới phân biệt được rơ ư-nghĩa cái tiếng tăm ấy. Nhưng, đă biết rằng phải do ba cái căn-trần-thức, ḥa hợp lại mới nghe được, sau đây không nói là những tai nghe, mà lại nói là tôi nghe? – V́ rằng, nói là tai nghe, th́ thông ra mọi tai, không thể tiêu biểu rơ là do chính vị Bồ-tát kết tập kinh đă nghe thấy, bồ-tát muốn nêu chỗ chính ḿnh được nghe đó để làm chứng cho tin, cho nên mới nói là tôi nghe vậy.
Nhất thời, là nói cái lúc Phật nói pháp để làm chứng cho tin, sở dĩ không ghi rơ là ngày nào tháng nào năm nào, là v́ trong thế-giới này mỗi xứ ấn định ngày tháng riêng một cách, như lịch tây là tháng mười th́ lịch ta lại là tháng tám, lịch tây là ngày rằm, lịch ta lại là ngày mùng một có nhiều sự khác nhau. Gia dĩ Phật tổ nói pháp, có khi nói ở trên trời, có khi nói ở nhân gian, tùy theo chỗ hiểu của chúng sinh, mỗi nơi hiểu ra một cách, cho nên trong kinh không nói rơ là lúc nào, mà chỉ chép là nhất thời, tức là chỉ vào lúc Phật nói kinh này mà Bồ-tát kết tập kinh và đại-chúng cùng nghe vậy.
Bạc-già-phạm, là nhắc vị pháp-chủ lên để làm chứng cho tin. Bạc-già-phạm là tiếng Phạm, có khi gọi là bà-già-bà là tiếng dịch âm khác nhau mà thôi, có những nghĩa là, chúa tốt lành, uy mănh lớn, rất tôn quư v.v... v́ có nhiều nghĩa thế, nên không phiên dịch. Nườc Tầu dịch kinh, có định ra năm phép không dịch chỗ này là phép nhiều nghĩa không dịch, nhưng cũng có chỗ dịch là Thế-tôn, tức là một hiệu sau chót trong mười hiệu từ Như-lai, ứng cúng đến Thiên-nhân-sư, Phật Thế-tôn ở trong các kinh thường nói. Cũng có chỗ cho rằng từ Như-lai đến Phật là mười hiệu, mà lấy cái hiệu Thế-tôn làm cái huy hiệu tôn xưng tất cả công đức của Phật, v́ Phật là bậc tôn quư hơn hết cả lục phàm tam thừa thế-gian, tức là bậc trời trong trời, thánh trong thánh vậy. V́ thế nên biết chữ bạc-già-phạm ấy, tức là chỉ vào Phật vậy. Nhưng, Phật là một danh hiệu gọi thường trong mười hiệu của Phật, vị nào đă làm tṛn ba món giác, làm đủ cả muôn đức, đều gọi là Phật, song vị đức giáo chủ cơi này là Phật Thích-Ca, cho nen khi nhắc một chữ Phật lên, liền rơ là đức Phật Thích-Ca ở cơi này, nếu khi nào chư Phật ở cơi khác mà nói đến Phật Thích-Ca, th́ phải để cả tên hiệu Thích-Ca mới phân biệt được. Song đạo của Phật đều cùng như nhau, nói đức Phật Thế-tôn này, tức là nói khắp cả mười phương chư Phật Thế-tôn; khi nói pháp của đức Phật này, tức là nói khắp cả pháp của mười phương chư Phật, thế cho nên Phật thường nói rằng: "Ta ở đời 49 năm chưa từng nói qua một chữ nào", đó chính là nói rơ những pháp của Phật đă nói đó, tức là những pháp của chư Phật quá khứ hiện tại cũng cùng nói thế cả, chỉ v́ người ta tôn sùng đức bản sư nên bảo rằng pháp ấy là Phật ta nói ra, mà thiệt ra th́ Phật không hề tự nhận ḿnh là người nói pháp ấy, cho nên ta cũng có thể nói được rằng những pháp của Phật-Tổ đă nói đó, tức là những Pháp của chư Phật quá khứ hiện tại đă nói vậy.
Du hóa chư quốc, chi Quảng-nghiêm thành, trụ Lạc âm thụ hạ. Đây là nói rơ chỗ Phật nói pháp để làm chứng cho tin. Phật chứng đạo rồi, trước tới rừng Thi-lộc, v́ năm ông Tỷ-khưu, truyển bánh xe tứ-đế, rồi sau ngài hóa độ, qua những nơi như nước Ma-kiệt-đà, vườn Ca-lan-đà v.v... mà đến các nước Quảng-nghiệm-Thành. Trong kinh Nhân-vương hộ-quốc th́ nói là mười sáu nước, hoặc nói rằng sau khi Phật diệt-độ, vua mười sáu nước cùng tranh Xá-lợi. Xem thế đủ biết trong đời Phật-Tổ thực có các nước ấy. Đó c̣n là nói về phần nhân gian, chứ kể đến phần đi hóa độ trên trời và Long-cung hoa tàng mưa pháp chan ḥa hóa vô lượng chúng, th́ bao hàm c̣n có nhiều nước nữa vậy. Quảng-nghiêm thành tức là dịch nghĩa cái thành Tỳ-ly-gia, v́ cái thành ấy rộng lớn, nhân-dân phong phú, lầu các sửa sang cực kỳ trang nghiêm, cho nên mới đặt tên như thế. Lạc-âm-thụ tức là cây Lạc-âm, v́ trong rừng cây ấy, có chim Ca-lăng-tần-già, hót ra những tiếng ḥa nhă, gió hây hẩy động, thành ra tiếng nhạc thiên nhiên, cho nên mới đặt tên như thế. Khi Phật đi qua đó, liền ngồi nghỉ ở dưới gốc cây mà thuyết pháp, kể rơơù ra đây, tức là phép trụ xứ chứng tín, cũng như bây giờ mở hội giảng kinh, tất phải có xứ sở vậy.
2. – CHÚNG NGHE PHÁP TRONG PHÁP HỘI.
HÁN
Giữ đại bật sô chúng, bát thiên nhân câu, bồ-tát ma-ha-tát, tam vạn lục thiên, cập quốc-vương đại thần, bà-la-môn, cư-sĩ, thiên, long bát-bộ, nhân phi nhân đẳng, vô-lượng đại-chúng, cung kính vi nhiễu, nhi vị thuyết-pháp.
GIẢI
Cứ coi những đoạn kể trên, đă đủ làm chứng cho ta tin rồi, song v́ muốn cho lưu-truyền thiên-cổ, không để cho ai c̣n ngờ vực một chút nào nữa, cho nên lại dẫn số đại-chúng trong pháp-hội để làm chứng cho tin nữa. Cũng như kinh Di-Đà dẫn chúng làm chứng, th́ liệt cả tên, như bọn ông Trưởng-lăo Xá-lợi-Phất v.v... mà kinh này th́ chỉ nói các vị bật-sô thôi. Bật-sô cũng cùng âm với Tỷ-khưu. Có người nói bật-sô là thứ cỏ thơm, là theo lối thí-dụ mà đặt tên, song thiệt ra th́ cũng cùng một lối dịch âm như Tỷ-khưu vậy. Tỷ-khưu dịch có nhiều nghĩa, nhưng nói về phần chính, th́ chỉ có nghĩa là khất-sĩ. Khất-sĩ: nghĩa là xin ăn để nuôi sống xác thịt, xin pháp để giúp thêm tuệ-mệnh. Thế nào là xin ăn để nuôi sống xác thịt?
- Nghĩa là y theo phép người xuất-gia, phải bỏ cả gia-sản, đi du-hóa nhân-gian, xin ăn nuôi thân, tùy nơi giáo-hóa, độ kẻ có duyên, uy-nghi đoan-nghiêm, tăng tục tin-kính, khiến cho người cho ăn gây thêm phúc, cho nên đi xin ăn nuôi thân, tức là cái đức lợi cho người; Thế nào là xin pháp để giúp thêm tuệ-mệnh? Nghĩa là cầu xin phép Phật nối liền cái mạng trí-tuệ, công-đức thành-tựu, là thuộc về phần tư-lợi cho ḿnh. Có đủ cả hai đức ấy, mới gọi là bật-sô. Trong bậc bật-sô bậc, nào chứng tới chốn không phải học nữa cũng biết, là đại-bật-sô, chưa chịu đủ giới, là bọn sa-di. Về phần y theo giơi-luật, tại-gia xuất-gia, đều có hai chúng bên nam và bên nữ. Đây sở dĩ chuyên nói về bật sô chúng, là v́ chúng là cái nghĩa Tăng-già ḥa-hợp, các vị đại-bật-sô-chúng đây, đă chứng được quả thứ tư rồi, mà là bậc đầu trong chúng vậy. Chúng bật-sô đây, tính số có tám ngàn, lại có các bậc bồ-tát đại-sĩ, tính số đến ba vạn sáu ngàn nữa. Bồ-tát: nói đủ là bồ-đề tát-đóa. Bồ-đề là đạo giác-ngộ cùng tột, tát-đóa là giống hữu-t́nh, đó là nêu tỏ cái nghĩa lúc bồ-tát mới phát tâm cầu đạo, trên phải cầu lên chính-giác, dưới phải giáo-hóa giống hữu-t́nh. Cứ trong bốn thề-nguyện lớn mà nói, th́ hai câu pháp- môn vô-lượng thệ nguyện học, Phật đạo vô-thượng thệ nguyện thành là trên cầu chính-giác; Chúng- sinh vô-biên thệ-nguyện độ, phiền năo vô tận thệ-nguyện đoạn là dưới hóa giống hưu-t́nh. Nhưng nói về cái nghĩa rộng hơn, th́ từ lúc mới phát-tâm cho đến ngôi đẳng-giác, đều là Bồ-tát, vậy th́ các Bồ-tát hội này là mới phát tâm ư? hay là ngôi đẳng-giác (ngang Phật) ư? v́ thế nên phải lấy hai chữ ma-ha để phân-biệt rơ, ma-ha dịch nghĩa là đại-đa-thắng, tức là bậc bồ-tát lớn. Từ bậc thập-tín sơ-tâm bồ-tát, cho đến ngôi sơ-trụ, lại qua thập-trụ, thập-hành, thập-hồi-hướng, mới lên ngôi sơ-địa, tức là bậc đăng-địa của chư Phật bồ-tát đă chứng mới gọi là đại, biết đủ vô-lượng-nghĩa, mới gọi là đại; đứng đầu cả các bậc, mới gọi là thắng, có đủ ba nghĩa đại-đa-thắng ấy, mới là bực ma-ha-tát trong bực bồ-tát vậy. Nay trong hội này, chúng ma-ha-tát, có tới ba vạn sáu ngàn; Chúng bật sô là thân thuộc gần của Phật, thường theo hầu Phật, bồ-tát là thân thuộc lớn của Phật, hay giúp chư Phật mà truyển pháp luân; Quốc-vương là người chúa-tể của một nước, đại-thần là chức quan lớn giúp giập nhà vua.
Bà-la-môn, nghĩa là gịng giơi thanh-tịnh. Trước khi đức Thích-Ca chưa ứng thân ra đời, ở xứ Ấn-độ có phái tu ngoại đạo mà rằng: Trước khi trời đất muôn vật chưa sinh, có một vị gọi là Đại-phạm-thiên, siêu việt hơn hết, loài người và muôn vật, đều do đấy sinh ra. Khi mới sinh ra có kẻ th́ sinh từ bàn chân trước, có kẻ th́ sinh từ hai đầu gối trước, có kẻ th́ sinh từ hai vai trước, có kẻ th́ sinh từ miệng trước. V́ cái thuyết đó, mà thành ra cái nhân chia ra bốn giai cấp ở Ấn-độ. Mà gịng Bà-la-môn, th́ do miêng Phạm-thiên sinh ra. Phạm nghĩa là thanh-tịnh, cho nên dịch là gịng thanh. Gịng Bà-la-môn này đời đời giữ về sự nghiệp văn-hóa của cả nước mà dạy bảo nhân dân, cũng như các bậc văn-nhân đại-nho nước Tầu kia, giáo dục nhân dân, quyền trên cả các nhà chính trị quân-lữ, xem thế đủ biết nước Ấn-độ thực là một nước giáo trộng hơn chính: Cư-sĩ là những nhà vốn giàu có, tức là bậc học tṛ an-nhàn lạc-đạo, làm lănh-tu cho ba phái nông công thương, là một phần tài đức truốt vời hơn ở trong xă-hội vây. Như thị đẳng chúng, tức là chỉ vào những chúng ở nhân-gian đến nghe pháp. Lại có Thiên-long bát-bộ vô-lượng đại-chúng. Bản dịch của Ngài Huyền-Trang th́ trước chữ Thiên-long, có thêm hai chữ Dược-xoa, bản thường không có, là đem Dược-xoa thu vào trong tám bộ. Thiên là bậc ở trên người, có ba cơi Dục-giới thiên, Sắc-giới-thiên, Vô sắc-giới-thiên, tổng cộng có 28 cơi thiên; Long về phần thông thường th́ cho long là loài làm mây làm mưa, long ở trong Phật-giáo, tức là loài có đủ thần thông lớn, có oai sức lớn, hộ vệ cả thiên cả nhân; Dược-xoa tức là Dạ-xoa, Tầu dịch là Dũng-kiện, ư nói có oai mănh thần vơ, tức là trang đại-lực-sĩ; Lại dịch là Tiệp-tật ư nói hay đi trên cạn trên không, rất nhanh rất chóng, nên trong đàn chay có làm ra h́nh phát-phù sứ-giả, tức là Dược-xoa thần-tướng đó. Bát-bộ tức là thiên, Long, Dược-xoa, Càn thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu la-già. Đây là nói lược, nên chỉ dùng hai chữ bát-bộâ thôi. Bọn quốc-vương đại-thần là nhân-chúng, bọn Thiên, Long, Dược-xoa là phi-nhân-chúng cho nên nói là nhân, phi nhân-đẳng. Những vị Bật-sô như thế cùng vô-lượng đại-chúng, đều theo Phật ở dưới cây lạc-âm, cung kính tôn-trọng, xúm ṿng quanh Phật, cầu Phật thuyết-pháp, để mở ra đoạn ngài Mạn-thù hỏi Phật ở dưới này. Khi mở pháp-hội, có nhiều sự rực rỡ như thế, cho nên người kết-tập kinh mới bầy rơ cả ra làm chứng cho tin mà lưu-thông vậy.
3. – KÍNH LỄ
HÁN
Nhĩ thời Mạn-thù thất-lợi pháp-vương-tử, thừa Phật uy thần, ṭng ṭa nhi khởi, thiên đản nhất kiên hữu tất trước địa, hướng bạc-già-phạm, khúc cung hợp trưởng.
GIẢI
Từ đây trở xuống, là phần tựa riêng của kinh này, cũng gọi là duyên-khởi-tự. Trong đoạn này lại chia làm bốn mục: 1. Kính lễ; 2. Khải thỉnh; 3. Khen cho; 4. Thích nghe. Đoạn này tức là mục Kính lễ. Kính lễ để tiêu biểu ba nghiệp thanh tịnh, cung kính quy y Phật, nếu không có ḷng khẩn thiết chí thành, th́ dù khom lưng chắp tay, cũng không ích ǵ. V́ thế cho nên cần phải có ư-nghiệp kính ở bề trong, thân nghiệp tỏ ra bề ngoài đính lễ quỳ lạy, rồi lấy khẩu nghiệp mà xướng lên những lời tán thán. Thế đủ biết rằng kính lễ là sự hơn hết, trong ba nghiệp cung kính, th́ thân ư trang-nghiêm thanh-tịnh, cùng ăn nhịp với cái công-đức viên-măn (vô lậu) của chư Phật, mà những cái vô minh, tham, mạn đều có thể bắt phục được cả, và lại đủ trừ sạch được thói kiêu ngạo ghen ghét, sinh ra ḷng tin ḷng tủi thẹn nữa. Nay người ta học Phật, thấy Phật nghe pháp, trước phải kính lễ, tức là cái ư nghĩa đó.
Lại c̣n một lẽ nữa, bởi ba nghiệp của mọi người đều cung kính, th́ lại hay khiến cho trong pháp hội được trang nghiêm trỉnh túc, cũng như thế gian mở hội bầy tiệc, trước hết phải dọn sạch nhà hội, mới có thể đăi đọa khách quư được.
Nhĩ thời: tức là trong thời gian đó, tức là lúc Phật thuyết-pháp ở dưới gốc cây Lạc-âm, có đại chúng xúm quanh mà nghe vậy. Trong hàng Ma-ha-tát trong pháp hội đó có ngài Mạn-Thù Thất-Lợi, từ chỗ ṭa ngồi đứng dậy. Mạn-Thù Thất-Lợi, tức là ngài Văn-Thù Sư-Lợi, là bởi sự dịch âm khác nhau một chút đó thôi, cứ nghĩa th́ dịch là Diệu-cát-tường. Diệu là dịch nghĩa chữ Mạn-Thù, cát-tường là dịch nghĩa chữ Thất-Lợi, để tỏ rằng ở trong mọi pháp, pháp ấy là tốt lành nhất, lại có tên gọi là Đại-trí Mạn-Thù Thất-Lợi, để tỏ cái trí tuệ hơn hết vậy. V́ các đệ tử Phật, vị nào cũng có một chỗ hơn, ngài Man-Thù này là bậc có trí tuệ hơn hết ở trong chúng bồ-tát, không những ngài là bậc có trí tuệ hơn hết ở trong phép đức Phật Thích-Ca mà ở trong pháp cả mười phương chư Phật, cũng đều có trí tuệ hơn hết. Lại như công đức của Phật, không thể nghĩ bàn được nên phải nhờ cái nhân địa của bồ-tát để tiêu biểu rơ ra. Cho nên nói cái đại trí của ngài Mạn-Thù, tức là tiêu biểu phần trí đức trong quả Phật: cũng như đức đại hành của ngài Phả-Hiền, đức đại từ của ngài Quán-Âm, cũng đều là tiêu biểu một đức trong quả Phật cả vậy. Nhất là đại trí của ngài Mạn-Thù, là tiêu biểu riêng của cái trí Bát-nhă căn bản vô phân biệt sinh ra hết thẩy công đức của chư Phật, (Cái trí ấy cũng gọi là Thực-tướng-trí hay Như-lư-trí) để tiêu tỏ bể trí viên măn khó nghĩ lường được vậy. Mạn-Thù Thất-Lợi kêu là pháp-vương-tử, cũng có khi kêu là đồng-tử. Pháp-vương là cái huy hiệu về phần đức của Phật. Ngoài mười danh hiệu Như-lai... của Phật đă đầy đủ ra, lại c̣n có vô-lượng hiệu khác nữa. Như: Nhất-thiết trí giá, Tối-thắng-giả, Đại-y-vương, đại bi cứu thế v.v... mà pháp vương cũng là một danh hiệu như thế vậy. Pháp-vương cứ nghĩa chữ mà nghiên cứu, th́ một chữ pháp, đă nhiều nghĩa quá, v́ khắp hết thẩy, không cái ǵ không là pháp. Trong kinh Pháp-hoa nói: " Ta là vua pháp, đối với pháp tự tại", thế là giải nghĩa chữ vương tức là tự tại vậy. Song muốn giải chữ vương, trước phải rơ chữ pháp. Chữ pháp theo như ngài Thiên thân giải chữ pháp trong câu chư pháp vô ngă, th́ nói có năm vị trăm pháp. 1. Tâm-vương-pháp; 2. Tâm-sở-pháp; 3. Sắc-pháp; 4. Bất-tương-ứng-pháp; 5. Vô-vi-pháp. Trăm pháp là: Sắc-pháp 11, Tâm-pháp 8. Tâm-sở 51. Bất-tương-ứng 24. Vô-vi-pháp 6. hợp lại thành một trăm pháp. Nhưng trong năm vị trăm pháp ấy lại lấy Tâm-pháp làm đầu, v́ Tâm-pháp là hơn hết cả, v́ hết thẩy mọi pháp đều do Tâm-pháp ấy mà truyền biến mà hiển hiện, cho nên trong các pháp, lấy tâm pháp là hơn hết, mà tâm pháp tức là pháp vương rồi. Nhưng tâm-pháp th́ ai ai cũng đă có đủ, hễ đă có tâm đều có thể làm vương cả, thế th́ không thể nêu tỏ được cái lẽ cớ sao mà pháp vương lại là bực tôn quư hơn hết. Có người lại cho cái chân như thật tướng của mọi pháp là pháp vương, tức như cái nghĩa chữ Như của ngài Duy-ma nói với ngài Di-Lặc rằng: Hết thẩy pháp đều như, Di-Lặc cũng như". V́ mọi pháp do nhân duyên mà sinh ra, duyên sinh th́ không có tự tính, tới thể tức là không, cái chân tính tức không đă tỏ ra là như, cho nên pháp tính chân như đó thường thường an trụ không biến không động mà tự tại, đó là cái nghĩa pháp vương. Nếu theo thuyết ấy mà định cái nghĩa pháp vương, th́ lại dễ hơn thuyết trước, v́ rằng cỏ, cây, ngói, đá, cho chí một mẩy bụi một hạt cải, một sắc một hương, không cái ǵ không là chân như, th́ tùy ư muốn chỉ một pháp nào là pháp vương cũng được, mà lại càng không thể tiêu biểu rơ Phật là ngôi pháp vương tôn-quư hơn hết được, cho nên lại phải nhận các phần trí đức vô lậu là pháp vương, để tiêu biểu cái nghĩa tôn quư hơn hết. Đó là trên kia nói đó tâm pháp th́ nhận pháp hữu vi là pháp vương, đây nói chân như, là nhận pháp vô vi là pháp vương mà cái trí vô lậu đó mới là ngôi pháp vương cứu kính chân tịnh cai khắp cả hữu vi và vô vi. Vô-lậu Phật-trí, tức là cái trí vô-thượng chính-giác, cho nên mới gọi Phật là Giác-vương. Do cái trí vô lậu vô phân biệt ấy, mới đoạn trừ hoặc-nghiệp, chứng được cơi chân, mới tỏ rơ được cái nghĩa chứng được chân-như mới là vua cả mọi pháp trái lại th́ che lấp không tỏ, sao gọi là vương được? Cho nên phải do cái trí vô-lậu diệt sạch hết thẩy phiền-năo, tu khắp lục-độ vạn hạnh, dần dần chuyển bát-thức thành tứ trí, đến lúc chuyển được phần thức thứ tám thành Đại-viên kính trí ấy chỉ có chứng được quả Phật mói có đủ, cho nên biết chỉ có Phật mới là bậc pháp-vương vô-thượng chính-giác. Ngài Mạn-thù Thất-lợi mà kêu riêng là con pháp-vương, là v́ ngài hay truyền tâm ấn của Phật, nối dơi được ngôi Phật, cũng như Thái-tử nối ngôi của vua cha vậy. Cứ như nghĩa ấy mà kêu là con vua pháp, th́ ngài Di-Lặc mới là đúng nghĩa hơn, v́ rằng ngài Di-Lặc nối đức Thích-Ca mà thành Phật vậy. Xem thế th́ lại rơ rằng kêu riêng ngài Mạn-Thù là con vua pháp, lại là có cái ư nghĩa tôn quư hơn nữa. V́ ngài Mạn-thù là tiêu-biểu cái trí căn-bản bát-nhă vô phân-biệt, vô-lậu thanh-tịnh, không thể nghĩ bàn được, cùng với trí-thể khó nghĩ bàn xiết của Phật cũng như như không khác, bao nhiêu công-đức qủa Phật, đều do trí ấy sinh ra. Cho nên biết rằng sở dĩ kêu riêng ngài Mạn-thù là con vua pháp, tức là y theo cái trí căn bản vô phân-biệt mà tiêu biểu cái nghĩa tôn-quư hơn hết vậy. Xem thế đủ biết kinh này nói rơ cái công-đức trang-nghiêm của hai phần chính-báo y-báo trong quả Phật, càng chú trọng nhất về cái đức đại bi lợi tha, vậy th́ không phải là Phật, là đấng pháp-vương kia không đủ nói đến chỗ đó, không phải là ngài Mạn-thù là con cua pháp cũng không thể mở miệng hỏi được chỗ đó. C̣n như kinh Đại-Di-Đà th́ do ngài Át-Nan khải-thỉnh, kinh Quán-vô-lượng-thọ th́ do bà Vi-đề-Hy khải-thỉnh, đều là hỏi về pháp-môn Tịnh-độ, nhân niệm Phật mà giải-thoát, lấy Tịnh-độ làm chỗ quy-túc, riêng về phần tự lợi, mà kinh này là do ngài Mạn-thù mở ḷng đại-bi mà khải-thỉnh mượn làm lợi lạc cho giống hữu-t́nh, th́ chỉ chuyên trọng về chỗ lợi tha thôi vậy. Thừa Phật uy thần ṭng ḥa nhi khởi, đây là nếu bỏ cái lẽ không cậy cái sức uy-thần ở bể nguyện đại-bi của đức Như-Lai, th́ ngài Mạn-thù cũng không thể ĺa được chỗ ngồi ấy mà đứng dậy, mà ngay đến cái trí của ngài Mạn-thù, cũng là nhờ cái trí của Phật mà khởi lên, cho nên nói rằng "nhờ oai thần Phật, ở chỗ ngồi đứng dậy vậy".
Chữ ṭa đây, chính là các vị-trí cảnh-giới tự chứng được, từ sáu cơi phàm chúng-sinh cho đến tam-thừa thánh-nhân, đều có cái cảnh cái vị tự ở đó, mà ngài Mạn-thù lúc đó th́ liền ở chỗ ṭa ngồi của ḿnh đứng dậy mà trên cầu phép Phật, dưới cứu mọi nỗi khổ vậy.
Thiên đản nhất kiên; Tập-quán bên Ấn-độ, các áo lễ phục của các ông Tỷ-khưu mặc, lúc thường th́ phủ kín cả hai vai, khi nào lễ Phật th́ liền trầy một bên vai ra, để tỏ ḷng rất kính. Đầu gối bên phải quỳ sát đất, là tỏ ư thuận theo với Phật, v́ bên tả là nghịch bên hữu là thuận vậy. Lại có một nghĩa nữa, trầy một bên vai là tỏ ḷng trên vâng đức Phật, một gối sát đất là tỏ ư dưới chúng-sinh. Theo lẽ phổ-thông tay phải phải cử-động có phần phương tiện hơn, để tỏ cái phép phương-tiện bởi hai phần bi-trí của ngài Văn-thù đă phát khởi lên, trên th́ hay cùng với sức từ của chư Phật, dưới th́ hay cứu ḷng bi-ngưỡng của chúng sinh. Khúc cung hợp chưởng: Khúc cung là cúi đầu khom lưng xuống để tỏ ḷng thành. Hợp chưởng là chắp hai tay vào với nhau, là tỏ cái ư đầy đủ cả phúc tuệ, mười ngón tay đều dựng đứng lên, là tỏ phép thập-độ. Trong thập-độ th́ năm độ trên thuộc về phúc, năm độ sau thuộc về tuệ, v́ thế nên mới đứng với bậc phúc-tuệ lưỡng-túc-tôn trong quả Phật vậy.
4.- KHẢI THỈNH
HÁN
Bạch ngôn: Thế-tôn! duy nguyên diễn-thuyết như thị tương loại, chư Phật danh hiệu, cập bản đại nguyện, thù thắng công-đức, linh chư văn-giả, nghiệp-chướng tiêu trừ: vị dục lợi lạc tượng-pháp truyền thời chư hữu t́nh cố.
GIẢI
Đoạn này là lời khải thỉnh, là lời ngài Mạn-thù ở trong chúng đông vô-lượng mà khải-thỉnh đức Thế-Tôn diễn thuyết cho nghe những phép cùng giống như thế. Diễn như nước chẩy không ngừng, ví như tiếng pháp của Phật, cứ diễn luôn luôn. Như thị tương loại, tức chỉ vào danh hiệu chư Phật và những phép căn bản đại-nguyện, công-đức cao quư hơn hết cùng giống như thế ở đoạn dưới này. Lại nữa, tương loại, cũng chỉ cả những pháp như thế ở kinh khác như đoạn dưới nói rằng: "cũng giống như công-đức cao quư hơn hết ở cơi đời cực-lạc bên Tây không có ǵ khác" thế là vạch tỏ rằng Phật đă nói những danh-hiệu của chư Phật và những phép căn-bản đại-nguyện công-đức hơn hết cùng giống như thế ở trong Di-Đà rồi, nay ngài Mạn-Thù nhớ lại đến đó, cho nên mới nói là cùng giống như thế. Chư Phật danh hiệu, tức là những danh-hiệu chư Phật và phần trang-nghiêm y-bao chính-báo trong kinh này (v́ trong kinh này nói rơ cả nhân-duyên cùng đại-nguyện của bẩy vị Phật cùng giông giống như nhau, nên nói là cùng giống như thế. Bản đại nguyện, tức là những điều nguyện phổ thông, nguyên đặc biệt của Phật phát-tâm tu-nhân từ khi mới làm đạo bồ-tát, do đó mà nên cái công-đức quả Phật. Cho nên cái công-đức hơn hết đó, suốt cả nhân cả quả là do cái công đức hành-nguyện hơn hết ấy làm nhân tu, mới thành cái công-đức phúc-trí hơn hết trong quả Phật. Mấy câu trên đó mà cần phải thỉnh đến Phật nói, là để cho tự biét tỏ rơ cái công-đức quả Phật, là phần tư lợi mà cũng là lợi-tha nữa, thế cho nên mới nói rằng khiến cho kẻ nghe nghiệp-chướng tiêu trừ, là muốn làm lợi lạc cho hết thẩy các giống hữu-t́nh trong lúc Tượng-pháp chuyển sang. Chữ chướng đây là nói cai cả ba cái chướng hoặc, nghiệp, báo, có phiền-năo chướng, và sở-tri-chướng. Phiền-năo-chướng cũng gọi là sự chướng c̣n dễ đoạn trừ, sở tri-chướng cũng gọi là lư-chướng, khó mà trừ được. Hai cái chướng ấy cai cả hoặc-chướng. Hoặc tức là buồn bă năo loạn, khiến cho tâm thần không yên, cho nên gọi là chướng. Nghiệp là cái nghiệp làm ra, tức là những sự hành-vi tập-quán, như người ta tạp-nhiễm những món ham thích bất-lương, tuy thích việc thiện, mà muốn làm không thể làm được, cho nên gọi là chướng. Báo tức là sự khổ-báo. V́ mê hoặc gây nên nghiệp, mà cảm chịu cái thân thể chịu báo. Thân thể chịu báo hèn kém, không được tự tại, cho nên gọi là chướng. Nhưng xét ra th́ sự khổ-báo nó bởi nghiệp ra, nghiệp lại bởi hoặc ra, do những cái hoặc về tham-sân, si, mà gây ra nghiệp mà chịu báo khổ, khiến cho người ta cứ ch́m đắm trong ba cơi măi, không biết kỳ nào được ra, chính như trong sách đă nói: Trước kia ta gây ra bao ác nghiệp, đều v́ vô-thủy tham, sân, si, thực đáng thương lắm thay! Song le, nghiệp ở vào giữa khoảng hoặc khổ, thực là trung-tâm điểm của các cái chướng, nếu hay tiêu-trừ hết nghiệp-chướng, th́ hoặc khổ tự diệt hết, như cưa ở khúc giữa cây gỗ, th́ hai đầu tự đứt ra, cho nên nghe phép Phật khiến cho nghiệp-chướng tiêu-trừ trước, th́ các giống hữu-t́nh đời tượng-pháp chuyển sang kia mới có thể lợi-lạc vậy. Tượng-pháp, giáo-pháp của Phật ở đời có ba thời-kỳ, là chính-pháp, tượng-pháp và mạt-pháp. Thời-kỳ chính-pháp ở đời, th́ thấy Phật nghe pháp, liền chứng quả ngay, v́ rằng các bực Tam-thừa thánh-hiền, đều là căn cơ đả thuần-thục cả, hễ gặp duyên tốt là đoạn sạch mối hoặc, chứng cơi chân ngay. Trong khoảng sau khi Phật diệt độ một ngàn năm, cũng có các bậc thanh-văn, bồ-tát, ở đời hành-hóa, nhân-dân không hiểu lầm, không làm sai, nên dễ tu-hành chứng-quả: một ngh́n năm sau nữa, tức là thời-kỳ tượng-pháp. Có người cho tượng là h́nh-tượng, khi Phật diệt rồi, người ta đúc tượng thay Phật, thờ ở trong chùa trong miếu, cho nên Phật-giáo cũng gọi là tượng-giáo. Nói thế là sai, v́ rằng cho sự thờ tượng là tượng-giáo, th́ chính đời Phật, vua Ưu-Điền cũng đă khắc tượng Phật rồi, mà nói ngay đời mạt-pháp này cũng vẫn có tượng kia mà. Cho nên biết tượng pháp đây là chỉ về cái pháp chỉ c̣n từa tựa giống như thời chính-pháp, tuy có người tu-hành, mà khó chứng-quả, đến thời mạt-pháp bấy giơ không những không có người chứng, mà số người tu-hành chăm-chỉ, cũng rất văng-vẻ, tuy cũng có một số ít, chịu khó tu-tŕ, nhưng phần nhiều cũng là hạng tu mù luyện bậy, thực đáng thương lắm! Thế cho nên về thời chính-pháp, trăm người tu chứng cả trăm; đến thời tượng-pháp, trăm người tu không được một người chứng. V́ rằng trong thời tượng-pháp lắm ma, chứng được đă khó, mà đọa lại nhiều. Như đời nay tu chưa chứng được thánh-quả, th́ đời sau tạo nghiệp tăng thêm, mất hết công trước. Mà có giống hữu-t́nh nào dũng-mănh chăm tu, đời này không chứng đời sau lại tu, cố-gắng cầu-chứng, chí ấy thực đáng khen nhưng sự đó rất khó khăn mà rất đáng thương hại, cho nên bồ-tát bị các ḷng đại-bi dưới cứu giống hữu-t́nh nó bức bách cầu Phật nói pháp, chỉ cầu riêng một sự lợi lạc cho các giống hữu-t́nh trong thời tượng-pháp chuyển sang, không phải là không có ư nghĩa sâu xa vậy.
TÁN THÁN HỨA CHO
HÁN
Nhĩ thời Thế-tôn tấn Mạn-thù thất lợi đồng-tử ngôn: "Thiện-tai! thiện-tai! Mạn-thù thất-lợi! Nhữ dĩ đại-bi, khuyến thỉnh ngă thuyết chư Phật danh-hiệu bản-nguyện công đức, vị bạt nghiệp-chướng sở chiền hữu t́nh, lợi-ích an-lạc tượng pháp chuyển thời chư hữu-t́nh cố. Nhữ kim đế-thính! cục thiện tư duy! đương vị nhữ thuyết".
GIẢI
Đây gọi ngài Mạn-thù là Đồng-tử. Đồng nghĩa là chỉ có một, là nêu rơ cái trí bát-nhă vô-phân-biệt, có một không hai. Lại v́ cái trí vô-phân-biệt ấy nó ra khỏi chướng, tới chốn viên-minh thanh-tịnh rất mực, hết thẩy công-đức vô-lậu, đều bởi đó sinh ra. Bởi v́ lúc tới ngôi đă tỏ đạo thực, th́ cái trí ấy hiện ra, bỏ hết những phép hữu-lậu trước, mà đầy đủ phép vô-lậu, cho nên gọi là đồng-tử, tức là tiêu biểu cái trí căn bản vậy. Thiện-tai! Thiện-tai! là lời khen đi khen lại. V́ câu hỏi của ngài Mạn-thù, đầy đủ cái nghĩa trên cầu Phật pháp, dưới cứu chúng-sinh vậy. Chư Phật danh-hiệu bản-nguyện công-đức. Đây không phải là nói chư Phật quá-khứ và vị-lai, mà tức là chỉ vào thập phương chư Phật hiện-tại. V́ nói đến pháp của chư Phật có thể khiến cho kẻ nghe nghiệp-chướng tiêu-trừ, giải-thoát những mối chằng trói. Chữ chiền nghĩa là chằng trói như người phạm tội, thân bị gông cùm xiềng-xích, không được tự tại, chúng sinh bị ba cái chướng nó chằng trói, ra khỏi cái lồng tam-giới, cũng như con chim bay liệng trên không, con cá bơi rong dưới bể, được tiêu dao tự-tại vậy. Tuy hết thẩy thời nào cũng có chúng-sinh nghiệp-chướng, mà nay ngài Mạn-thù chỉ hỏi về thời tượng-pháp, đó chính là v́ các giống có t́nh thời tượng-pháp, đáng thương xót hơn. Phật thể cái ư ấy, cho nên than là rất khó mà nhận lời đă cầu. Nhữ kim đế thính cực thiện tư duy là lời khuyên gắng. Đế nghĩa là xét kỹ, dăn bảo lúc nghe pháp, phải xét cho kỹ, từng chữ từng câu, không được hàm hồ, th́ mới được ích lợi. Khi đă nghe kỹ rồi, lại phải đúng như lư mà nghĩ ngợi , mới khéo hợp với nghĩa pháp vô-lậu, đó là do văn tuệ (nghe sáng) mà khởi ra tư-tuệ (nghĩa sáng) vậy. Thiện nghĩa là khéo léo, có hay nghĩ ngợi khéo léo mới có thể dụng cái này hiểu cái kia, mà dung ḥa được ư-nghĩa. Có biết nghe pháp như thế, mới không cô-phụ tấm ḷng người nói pháp, v́ thế nên phải dăn bảo trước.
6.- THÍCH NGHE
HÁN
Mạn-thù thất-lợi ngổn: "Dụy nhiên, nguyện thuyết, ngă đẳng nhạo văn".
GIẢI
Ngài Mạn-thù đă được mông ơn đức Thế-tôn khen ngợi, hữa cho, trong ḷng mừng rỡ quá, nên đáp luôn ngay rằng: "Dụy-nhiên". Dụy-nhiên là h́nh-dung cái tiếng thưa lại nhanh chóng tự nhiên, không phải miễn cưỡng một chút nào. Nhạo tức là vui thích.
Trở lên là phần duyên-khởi-tự của kinh này. Cứ y theo lời hỏi của ngài Văn-Thù và lời Phật khen ngợi hứa cho, cũng đủ rơ cái duyên do v́ sao mà nói ra kinh này vậy. Cũng như phận Pháp-hội nhân-do, phận Thiện-hiện khải thỉnh trong kinh Kim-cương, cũng là nói về sự duyên-khởi sự nói kinh cả, v́ thế nên đoạn này cũng có thể gọi là Mạn-Thù khải-thỉnh-phận được vậy.
V. PHẦN CHÍNH THUYẾT
Chia làm hai: A. Chỉ rơ thể-tướng, lại chia làm ba:
1.- NÊU CẢ TOÀN THỂ Y-BÁO VÀ CHÍNH-BÁO.
HÁN
Phật cáo Mạn-thù thất-lợi: Đông-phương khứ thử, quá thập căng-già-sa đẳng Phật độ, hữu thế-giới danh tịnh-lưu-ly; Phật hiệu Dược sư lưu-ly-quang như-lai, ứng, chính đẳng giác, minh hành viên măn, thiện thệ thế gian giải, vô thượng sĩ điều ngự trượng phu, thiên nhân sư, Phật, bạc-già-phạm".
GIẢI
Từ đoạn này trở xuống, là phần chính thuyết. Trong phần này trước chỉ rơ thể-tướng, sau nói rơ sự ích-lợi của các căn-cơ. Kinh này lấy cái công-đức của hai phần chính-báo y-báo trong quả Phật Dược-sư và bản-nhân nguyện-hành sinh ra công-đức y-báo và chính-báo, làm cái thể-tướng đặc biệt của kinh. Theo cái lối thường phán-đoán thể kinh, thường gọi là Thực-tướng, là chân-như, là Trung-đạo đệ-nhất-nghĩa, như thế th́ có phần hàm hồ lộn xộn, không thể vạch tỏ thể đặc-biệt của các kinh ra. Như lấy chân-như làm thể, th́ cái mà do mọi pháp duyên sinh vô-tính tức nó không hiển ra, thông ra được hết thẩy; Nhưng trong đó ḿnh có thể cho đất lấy rắn làm thể, nước lấy ướt làm thể, vậy th́ mọi pháp như thế, đều có cái thể riêng cả. V́ thế nên nay muốn nói rơ kinh này, liền lấy ngay nhân-quả y-báo chính-báo của đức Dược-sư, mà chỉ bảo cái thể-tướng th́ cái công năng bởi cái thể ấy nó khởi lên, tức là công-dụng lớn lao của toàn thể vậy. Sau nói về phần ích-lợi của các cơ, tức là nói rơ những sự lợi-ích của các cơ v́ nghe pháp này mà được, tức là cái công-dụng của kinh này vậy. Trong đoạn chỉ rơ thể-tướng lại chia làm ba: 1. Nêu cả toàn-thể y-bao và chính-báo. Nói rằng; "Có thế giới gọi là lưu-ly-quang" đó tức là nêu cả toàn-thể y-báo của đức Dược-sư; rằng: " Phật hiệu là Dược-sư lưu-ly-quang v.v...", tức là nêu cả toàn-thể chính-báo của đức Dược-sư. Phật cáo Mạn-thù thất-lợi, tức là Phật nói cho ngài Mạn-thù rằng: từ cơi Sa-bà này đi về phía đông, trải qua mười căng-già-sa cơi Phật, có một thế giới, gọi là cơi Tịnh-lưu-ly, cơi ấy có Phật, gọi là Dược-sư Lưu-ly-quang. Căng-già-sa, tức là cát sông Hồng-hà, nguyên tiếng Phạm là Hange, trước dịch là Hằng-hà, cụ Huyền-Trang mới dịch là Căng-già, chính là một con sông bên Ấn-độ mà dịch âm khác nhau vậy. Con sông Căng-già này là một con sông lớn bên Ấn-độ phát nguyên từ ao A-lốc-đạt. Sông Căng nhiều cát, mà khi đức Thế-Tôn thuyết pháp thường ở vào các khu bên sông ấy, v́ muốn cho tiện lợi dễ hiểu, nên trong kinh chỗ nào nói đến số-mục nhiều th́ liền lấy cát sông Căng làm thí-dụ vậy. Phật độ tức là thế-giới, mỗi một Phật độ, tức là một Đại-thiên thế-giới. Tịnh lưu ly, tức là thứ ngọc xanh. Ư nói đất nước ấy ở sau bẩy vị Phật, cực kỳ thanh-tịnh, vô-lậu trang-nghiêm, cho nen trước kia nói ngọc xanh đó, mơi lấy vùng mặt trời xanh ngắt muôn dặm không mây làm thí dụ vậy. Đức Phật Dược-sư này có đủ mười hiệu: 1. Như-lai, nghĩa đă giảng ở trên; 2. Ứng, cũng gọi là ứng-cúng, nguyên tiếng Phạm là A-ra-ha, y theo Pháp-hoa-luận, có 19 nghĩa. Nhưng theo lối thông thường th́ có ba nghĩa hoặc năm nghĩa, nghĩa là đáng hưởng thụ cơi nhân cơi thiên cúng-dàng, đáng là bậc đoạn sạch mê-hoặc, chứng cơi chân-như, đáng là bậc không phải chịu ṿng sinh tử nữa, vậy là cái nghĩa ứng cũng là thông cả Thanh-văn và Độc-giác; 3. Chính-đẳng-giác cũng gọi là chính-biến-tri, nguyên tiếng Phạm là Tam-riểu (chính-đẳng) tam-bồ-đề (giác). Bồ-đề là pháp, đây là nói về người đă giác-ngộ chứng được bồ-đề ấy, cho nên cũng gọi là Tam-riểu tam Phật-đà; 4. Minh-hành viên-măn, cũng gọi là Minh-hành-túc. Minh là trí, Hành là muôn hạnh, nghĩa là lấy trí-tuệ làm người dẫn đường trước mà tu muôn hạnh, cho nên mói thành bậc chí-tôn đầy đủ cả phúc cả tuệ vậy; 5. Thiện-thệ, nghĩa là khéo thuận pháp-tính mà vẫn vào cơi lặng bặt. V́ Phật dùng mà vẫn không lặng, yên trụ vào nơi vô-trụ niết-bàn, không như bậc nhị-thừa, cái nhân chằng trói đă rất mà cái quả chằng trói vẫn c̣n, trụ vào nơi hữu-dư niết-bàn, mà Phật th́ đă xét cùng ngũ-trụ, hết hẳn hai thứ sinh-tử, v́ ḷng độ sinh, nên không phải sinh mà hiện sinh, không phải diệt mà tỏ tướng diệt, hay hiện ra sinh-diệt mà vẫn thường lặng bặt, cho nên gọi là Thiện-thệ; 6. Thế-gian-giải: Phật đủ trí-tuệ thập-lực, sự, lư, tính, tướng, soi tỏ rơ ràng, như thùng tháo đáy vậy; 7. Vô-thượng-sĩ điều-ngự trượng-phu, cũng gọi là vô-thượng trượng-phu điều-ngự-sĩ. Sĩ là một hạng có tài-trí hơn ở trong loài người, như trong thế-gian, hễ thấy người nào nhiều mưu lắm trí, văn-vơ toàn-tài, th́ gọi là sĩ. Phật là bậc trí-tuệ hớn hết, cho nên cũng gọi Phật là vô-thượng-sĩ. Điều-ngự trượng-phu, trượng-phu là người có chí lớn, gánh vác được việc lớn. Nói về phần thông-thường th́ bọn tôi tớ t́ thiếp đối với ông chủ nhà, cũng gọi là trượng-phu, đó là tả rơ cái tính dũng-cảm vô-úy, tài điều-trị được hết thẩy, như người tài cưỡi ngựa, khéo trị được con ngựa bất kham, cũng ví dụ như Phật, tài hàng phục được quân ma, giá ngự được chúng-sinh trong tam-giới vậy; 8. Thiên-nhân-sư, v́ Phật là ông thầy đưa đường chỉ lối cả ba cơi, là cha lành cả bốn loài, nên đặt tên như thế; 9. Phật, nguyên tiếng Phạm là Phật-đà, Tầu dịch là Giác-giả, v́ đă tự giác, lại giác cho người, lại làm được trọn vẹn đạo giác, cho nên gọi là Phật. Sạch hết vô-minh là tự giác, điều-ḥa chúng-sinh là giác-tha, cho nên làm tṛn cái quả tự-giác, tức là làm được viên-măn cái công giác-tha vậy; 10. Bạc-già-phạm, tức là bực tôn quư nhất đời (thế-tôn). Cứ theo như trong kinh niết-bàn nói th́ từ Như-lai đến Phật là mười hiệu, c̣n Bạc-già-phạm, là tiếng gọi tóm cả mười hiệu; Mà các bộ như Phật-địa Duy-thức v.v... th́ đem hai hiệu vô-thượng trượng-phu điều-ngự-sĩ hợp làm một, cho nên từ Như-lai đến Bạc-già-phạm, mới thành mười hiệu, trong hai thuyết ấy, thuyết nào cũng có chỗ làm căn cứ cả vậy.
VI. BÀY RIÊNG TỪNG TƯỚNG HÀNH-QUẢ VÀ NÊU CẢ CÁC ĐIỀU NGUYỆN LỚN
HÁN
Mạn-thù Thất-lợi! bỉ thế-tôn Dược-sư Lưu-ly-quang Như-Lai bản hành bồ tát đạo thời, phát thập nhị đại nguyện, linh chư hữu t́nh, sở cầu giai đắc.
GIẢI
Từ đoạn này trở xuống là phần thứ hai bầy riêng từng tướng hành quả trong mục "Chỉ rơ thể tướng". Hành tức là những điều thề-nguyền đă phát ra trong lúc tu-nhân, quả là quả đức khi thành ngôi Phật. Trong đó lại chia làm hai; 1. Hành-nguyện; 2. Quả đức. Trong văn Hành nguyện lại chia làm ba, đoạn 1. này là nêu cả các điều nguyện lớn.
Bỉ-thế-tôn, tức là chỉ vào đức Dược-sư Như-lai, v́ đức Thích-ca là Phật ở cơi đây, cho nên gọi đức Dược-sư là ở cơi kia (bỉ). Cứ xem hai câu Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai bản hành bồ-tát đạo-thời, phát thập-nhị đại-nguyện th́ hai chữ bản-nguyện cũng đă rơ lắm rồi vậy. Mười hai nguyện ấy, là 12 nguyện của đức Dược-sư ngài đă phát nguyện từ khi ngài c̣n là phàm phu mà tu cái đạo bồ-tát. Đạo tức là tổng tướng của công hành bồ-đề. Nghĩa chữ đạo tuy rộng nhưng cũng có thể rút lại trong 37 phẩm trợ-đạo, tức là ba mươi bẩy bồ-đề phận. Cái quả do công tu-đạo th́ gọi là bồ-đề; c̣n cái nhân tu khác nhau th́ gọi là phận-pháp hay là đạo-phẩm. Muốn chứng được cái quả bồ-đề niết-bàn, cần phải có đường lối phải qua, như tu giới-định-tuệ lục-độ vạn-hạnh v.v... cũng như người đi muốn tới mục-đích, cần phải biết đường lối đi vậy. 12 nguyện lớn đây, là những điều căn bản của đức Dược-sư Như-lai ngài phát ra từ lúc tu nhân, mà cũng đă phát tứ-hoằng thệ-nguyện là nguyện phổ-thông rồi, mới phát 12 nguyện này là nguyện đặc-biệt vậy. Phát nguyện tức là lập-chí, do tự trong tâm phát ra, quyết định không rời, rồi do cái chí-nguyện ấy nó đốc-trách nó gắng gỏi để cho ḿnh làm đạo, rồi mới được thỏa nguyện, cũng như cây mới nẩy mầm, rễ cái có vững, th́ mới thành cây lớn. Nhưng phần đông người thường tuy cũng lập-chí để đốc-trách ḿnh, nhưng v́ ư-chí bạc-nhược, thấy sắc-đẹp, nghe tiếng hay, thường thường không ngăn nỗi t́nh-dục, không chống nỗi cái cảnh ngoài nó cám dỗ mà bị nó chuyển đi; Chư Phật phát nguyện, th́ lại khác hẳn. Đă phát nguyện rồi, ba nghiệp y theo vào đó mà tu tập kiên cố không có lay động, bởi đó tất chứng đạo bồ-đề, cho nên hay khiến cho các giống hữu-t́nh, cầu ǵ được nấy. Bởi v́ rằng đă chứng đạo bồ-đề, th́ hết thẩy hành nguyện đă cầu kia tự nhiên đầy đủ hết. Bởi hai câu bản hành, làm đạo phát-nguyện, về thành trí-tuệ: bởi hai câu linh chư, phủ che cho khắp giống hữu-t́nh, vê thành ân đức vậy.
VII. BẦY RIÊNG TỪNG ĐIỀU NGUYỆN
I. – CHÍNH-BÁO TRANG-NGHIÊM
HÁN
Đệ nhất đại nguyện, nguyện ngă lai thế, đắc a lốc đa la tam riểu tam bồ đề thời, tự thân quang minh, xí nhiên chiếu diệu vô lượng vô số vô biên thế giới, dĩ tam thập nhị đại trượng phu tướng, bát thập tùy h́nh, trang nghiêm kỳ thân, linh nhất thiết hữu t́nh, như ngă vô dị.
GIẢI
Đoạn này bầy riêng các điều nguyện, có tất cả 12 điều nguyện lớn. Nói tóm tắt qua th́ từ điều nguyện thứ nhất đến điều nguyện thứ năm là y theo hai cảnh diệt-đế và đạo-đế trong tứ-đế mà phát ra; từ điều thứ 6, đến điều 12, là y theo hai cảnh khổ-đế tập-đế mà phát ra. Năm điều nguyện trên, lại có thể chia rành ra nữa, điều thứ nhất thứ hai là y cái quả đă chứng được diệt-đế mà phát ra; c̣n ba điều sau là y theo đạo-đế của bồ-tát đă hành mà phát ra. C̣n bẩy điều nguyện sau, ba điều trước ba điều sau đều bởi khổ-đế mà phát ra, nhưng v́ khổ nhân ở tập, cho nên một điều nguyện giữa vẫn y theo tập-đế mà phát ra. Điều nguyện thứ nhất đây là nói rơ cái phần chính báo trang-nghiêm của đức Dược-sư.
Nguyện ngă lai thế đắc a-lốc đa-la tam-riểu tam-bồ-đề thời, nói cho dễ hiểu, tức là khi đức Dược-sư ngài c̣n đang tu ngài nói cái nguyện của ngài khi thành Phật về sau vậy. Cái tiếng thành Phật, thường hay dùng lạm, thực ra th́ phải tới lúc thành đạo A-lốc đa-la tam-riểu tam-bồ-đề, mới kêu là Phật được. A là tiếng Phạm, Tầu dịch là vô, Lốc đa la Tầu dịch là thượng nghĩa là cao đến cùng tột không ǵ hơn nữa. Tam riểu tam bồ đề, Tầu dịch là chính đẳng giác, cũng dịch là biến chính giác, hợp lại là chính đẳng chính giác, thế là trên nghĩa bồ-đề, giác, lại thêm mấy nghĩa A-lốc đa-la tam-riểu tam... để phân biệt riêng cái nghĩa giác ấy nó khác hẳn cái nghĩa chữ giác ta thường dùng. Cái nghĩa chữ giác ta thường dùng th́ như biết lạnh, nóng, phải, trái th́ nói là cảm-giác, là tri-giác tự biết giác, tự cho là giác, kỳ thực là mê mà không biết, tức là sự giác điên-đảo mê-lầm, cho đến cái chỗ giác ngộ nay phải qua lầm, cũng không phải là chính-giác. Chính đẳng giác là giác-ngộ được cái chân-ly của muôn sự trong vũ-trụ b́nh-đẳng như nhau, không có cao thấp, biết đến đúng với cái lư chân-như chân-thật, mới là chính-đẳng-giác tam-riểu tam. Thế cho nên khi nói riêng một chữ giác, tức là nói chung cả phàm-phu ngoại-đạo, nhưng phàm-phu ngọai-đạo là giác-lầm, chứ không phải là chính-giác, cho nên dùng ba chữ tam-bồ-đề để cho phân biệt. Lại nữa, khi nói riêng về tam-bô-đề th́ lại thông cả đến phần bồ-đề củ nhị-thừa, nhưng nhị-thừa không thể gọi là biến-chính-giác được, v́ nhị-thữa tuy phá được ngă-chấp giác-ngộ được chỗ sinh không chân như, mà chưa phá được pháp-chấp, thành ra pháp không chân như, chướng ngại không tỏ, tuy biết sinh không, mà không phải là khắp hết, nên lại dùng chữ tam-riểu tam-bồ-đề để phân biệt cho rơ. Duy có những bậc bồ-tát đă vào ngôi Đăng-địa mới có thể chứng được từng phần tam-riểu tam-bồ-đề, mà không thể để chữ A-lốc vào được, v́ rằng từ ngôi sơ-địa đến ngôi nhị-địa cho đến ngôi thập-địa là bậc đẳng-giác, càng về sau càng hơn các ngôi trước, là c̣n có chỗ hơn măi, tức là c̣n có ngôi ở trên, v́ thế nên duy Phật với Phật, mới là bậc cứu-kính A-lốc-đa-la tam-riểu tam-bồ-đề. Nay đức Dược-sư khi ngài tu nhân, ngài nguyện sau ngài thành Phật, tự thân ngài sáng sủa, soi tỏ hết thẩy thế-giới. Thân có ba thân: 1.- Pháp-tính, thân, cũng gọi là pháp-thân; 2.- Thụ-dụng-thân, cũng gọi là báo-thân; 3.- Biến-hóa-thân, cũng gọi là ứng-thân. Pháp-tính-thân tức là cái tính chân-thật của mọi pháp là cái chỗ chư Phật đă thiệt giác ngộ cùng-cực rồi mới chứng được, cho nên khắp hết thẩy nơi đầy đủ vô-lượng trí-tuệ quang-minh. Song đây nói sáng sủa rực-rỡ soi tỏ vô lượng vô-biên thế-giới, tức là nói về cái thân thụ-dụng vậy. Thụ-dụng có hai phần, tự-thụ-dụng và tha-thụ-dụng. Cái thân tự-thụ-dụng là cái cơi chứng-quả cực kỳ viên-măn không nghĩ bàn xiết, chỉ có Phật với Phật mới có thể biết được, đến ngay đến những bậc Đẳng-giác đại-sĩ, cũng c̣n như người nh́n trăng trong mây, lờ mờ không tỏ, huống chi các bực thánh-phàm dưới ngôi bồ-tát. Song ccs cơi tự-thụ-dụng ấy, một Phật tức là hết thẩy các chư Phật, không phải là khác, không phải là không khác, có vô-lượng phúc-trí công-đức viên-măn, Phật này Phật khác có chia đều cả, mà vẫn cùng một vị nhưng vị nào cũng dùng ngay cái thân tự-thụ-dụng của ḿnh mà hiện ra cái thân tha-thụ-dụng không có trở ngại ǵ. Tha-thụ-dụng-thân, là cái thân v́ giáo-hóa các bồ-tát đă lên ngôi mà hiện ra. Trong kinh nói: "Như-lai hiện thân tha-thụ-dụng, là độ cho Thập-địa bồ-tát" chính là nghĩa đó. Như đức Tỳ-lư-giá-na nói trong kinh Hoa-nghiêm, đức Lô-xa-na nói trong kinh Phạm-vơng, đều là cái thân tha-thụ-dụng hiện ra để giáo hóa các vị bồ-tát đă lên ngôi, sáng sủa chói lọi biết bao nhiêu cơi sâu như bể nhiều như bụi, cho nên hào-quang của thân rực-rỡ, soi tỏ vô-lượng vô-biên thế-giới, tức là cái thân tha-thụ-dụng vậy. Hào quang của Phật đă soi tỏ cho chúng-sinh trong vô-lượng vô-biên thế-giới cho nên nay ta đều được sông ở trong ánh hào-quang chói lói của Phật Dược-sư, chả cũng là thân thiết lắm ư! Sí nhiên, là h́nh dong cái sức hào-quang vừa nhiều vừa lớn vậy. Soi khắp pháp-giới hết khoảng hư-không, không có cái ǵ hạn-lượng được, cho nên đức Di-Đà hiệu là Vô-lượng-quang mà đức Dược-sư cũng đầy đủ vô-lượng quang-minh vậy. Ba mươi hai tương, tám mươi tùy h́nh. Cứ theo mỗi h́nh tướng đều đầy khắp cả pháp-giới mà nói, th́ cũng là cái thân tha-thụ-dụng, mà y theo cái giáo-lư thông thường vẫn nói, mà thuộc về cái thân biến-hóa. Cái thân biến-hóa lại chia làm ba là Đại-biến-hóa thân Tiểu biến-hóa thân và tùy-biến-hóa-thân. Đại-biến-hóa-thân là cái thân hiện để độ cho các vị bồ-tát do ngôi tam-hiền vào ngôi tứ-gia-hành, cũng là cái thân cực-kỳ cao lớn thấy hiện trong định. Trong kinh nói thân Phật cao ngàn trượng, hoặc 16 vạn do-tuần, đều là cái thân ấy cả. Tiểu-biến-hóa-thân, tức như cái thân cao trượng sáu, 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của đức Thích-ca hiện xuống cơi Sa-bà này. Nói cho đúng th́ thân Phật Thích-ca là gồm cả Pháp-tính-thân, Tự-thụ-dụng-thân, Tha thụ-dụng-thân và Đại-biến-hóa-thân, mà y theo mẫu mực giáo-nghĩa thông thường th́ chỉ là cái Tiểu-biến-hóa-thân. Nay đức Dược-sư cũng nguyện sau khi thành Phật, cũng hiện thân ấy mà ứng-hóa chúng-sinh. Đại trượng phu tướng, tức là cái h́nh-tướng của vua chuyển-luân ở nhân-gian, vua Phạm-vương ở trên trời, mà trong Phật pháp tức là cái tướng Phật tướng đại-sĩ vậy. Có đủ cái tướng đại-trượng-phu ấy, th́ mới gánh vác được cái sự-nghiệp vĩ-đại giáo-hóa chúng-sinh, như vua Chuyển-luân, mới hay gánh vác được cái sự-nghiệp cai quản cả chúng-sinh trong bốn thiên hạ vậy. Ba mươi hai tướng tức là những tướng ḷng chân bằng phẳng, đầu có biếu cao v.v... (đă giải đủ trong kinh Thủy-sám). Những tướng báu đó, đều là bởi công tự tu nên được, chứ không phải là ngẫu nhiên mà có. Xem như trong kinh đă nói: "Ba a-tăng-kỳ tu phúc-tuệ, trăm kiếp tu tướng đẹp" th́ cũng đủ rơ rồi . 80 tùy h́nh, tức là những h́nh tướng tốt đẹp ở trên 32 tướng, như tướng hào-quang trắng ở khoảng hai bên lông mày, h́nh thể sang suốt lung-linh, cực-kỳ trắng-sạch, chính cái thể sáng sắc trắng ấy, tức là cái h́nh tốt đẹp và trên phần tướng. Đă có tướng báu, lại đủ h́nh đẹp, cho nên thân rất trang-nghiêm, không ai sinh tầy. Đức Dược-sư Như-lai, ngài nguyện cái phần chính-báo trong quả Phật của ngài trang-nghiêm như thế, cũng nguyện cho hết thẩy các giống hữu-t́nh trong thế-giới, đều được hưởng cái chính-báo trang-nghiêm như thế. V́ thế nên ai đă được văng-sinh sang cơi đời lưu-ly, cũng đều có đủ 32 tướng, 80 tùy h́nh cũng như văng-sinh sang cơi đời cực-lạc liền không có cái tướng trai gái, cái tướng sáu căn tàn khuyết bất cụ, mà đều đủ cái tướng trượng-phu đại-sĩ vậy.
2.- HÀO QUANG CỦA THÂN PHÁ TAN TỐI TĂM
HÁN
Đệ nhị đại nguyện, nguyện ngă lai thế, đắc bồ đề thời thân như lưu ly nội ngoại minh triệt, tịnh vô hà uế, quang minh quảng đại, công đức nguy nguy, thân thiện an trụ diễm vơng trang nghiêm, quá ư nhật nguyệt: U minh chúng sinh, tất mông khai hiểu, tùy ư sở thú, tác chư sự nghiệp.
GIẢI
Điều nguyện thứ nhất ở trên kia, đại khái chư Phật cũng cùng thế cả, đến điều nguyện lớn thứ hai này, chỉ riêng có đức Dược-sư là có đủ, đắc bồ đề thời tức là lúc thành Phật. Thân như lưu ly: Thân có ba thân, trong ba thân ấy, lúc hiện thân Tự-thụ-dụng, Tha-thụ-dụng, Đại-biến-hóa, Tiểu-biến-hóa, đều hiện tướng Phật cả. Duy lúc tùy loài biến-hóa, th́ hoặc hiện thân ở cơi thiên cơi nhân, hoặc hiện thân ở cơi quỷ cơi súc sinh, không có h́nh tướng nhất định. Nay cái thân như lưu-ly, cứ y cái thân biến-hóa mà nói, th́ cái thân này như ḥn ngọc xanh, sáng suốt trong ngoài. Sạch không vết nhơ: vết là vết xấu của ngọc, ngọc có vết tức là đẹp không hoàn toàn. Cái thân người ta cũng đủ có cái trí sáng như ngọc lưu-ly, chỉ v́ nó phiền năo máu thịt nó chướng ngại, không thê soi suốt trong ngoài được. Tỷ như các thứ thủy-tinh, tuy cũng hay sáng suốt cả trong ngoài, mà ít khi tránh khỏi có vết, duy cái thân sáng như lưu-ly của đức Dược-sư, trong ngoài sáng suốt, sạch không vết nhơ. Kể về phần rộng lớn th́ bao hàm khắp hết các nơi, kể về phần công-đức th́ vô-lượng vô cùng, ṿi vọi như quả núi ngất trời vậy. Thiện năng an trụ diễm vơng trang nghiêm, nghĩa là ánh sáng như ngọc lưu-ly của đức Dược-sư, tia sáng như mắc lưới trang-nghiêm không ǵ bằng. Diễm tức là những cái tia của hào-quang, như thể mặt trời loe ra, quang tuyến quáng cả mắt, một cái tia sáng chiếu vào hết thẩy các cái tia sáng, hết thẩy các tia sáng chiếu vào một cái, cái nọ giội vào cái kia, kết thành màng lưới mà cái thân sáng như lưu-ly th́ ở yên ở trong cái ṿng lưới sáng bởi các tia sáng chói lói kết thành ấy. Đức Dược-sư như thế, mà chúng-sinh ở đất nước ngài, ai nấy cũng được yên thân ở trong lưới sáng trang-nghiêm ấy, cho nên sự sáng mới hơn cả mặt trời mặt trăng vậy. Bởi v́ cái cơi đời người ta ở đây, lấy mặt trời mặt trăng, và sao là ba ngôi sáng, song mặt trời mặt trăng tuy hay soi tỏ được chỗ tối tăm, nhưng vào khoảng đêm tối, th́ không có mặt trời mặt trăng nữa. Bây giờ sự giao-thông tiện-lợi; người ta đi nhiêu, biết rằng ở trên mặt quả đất này cũng có chỗ nữa năm hay cả năm không có bóng mặt trời mặt trăng nữa mà cũng có người ở, đó thực là chỗ mà trong Phật-giáo gọi là chúng-sinh trong địa-ngục hắc-ám vậy. C̣n cơi đời lưu-ly, nhờ có ánh sáng của đức Dược-sư th́ hết thẩy các nỗi tăm tối đều tan hết, chúng sinh trong chốn u-minh, đều được nhờ đó mà tỏ rơ hết, cũng như người mù được mắt, liền được tự-do b́nh-đẳng, mà làm các sự nghiệp ở trong chốn sáng sủa vui ḥa vậy.
3.- LẤY TRÍ TUỆ GIÚP THÊM SỰ SỐNG
HÁN
Đệ tam đại nguyện, nguyện ngă lai thế, đắc bồ đề thời, gĩ vô-lượng vô biên trí tuệ phương tiện, linh chư hữu t́nh, giai đắc vô tận sở thụ dụng vật, mạc linh chúng sinh, hữu sở phạp thiểu.
GIẢI
Điều nguyện thứ ba này, mà tiêu lên mấy chữ "Lấy trí-tuệ giúp thêm sự sống" là v́ đức Dược-sư ngài muốn lúc ngài thành Phật, ngài sẽ lấy vô-lượng vô-biên trí-tuệ phương-tiện mà tư cấp giúp đỡ chúng-sinh. Từ điều nguyện thứ ba này đến điều nguyện thứ năm, là y theo đạo-đế mà phát ra. Chữ đạo, nói rộng th́ có 84000 phép ba-la-mật-đa, nói lược th́ có 37 phẩm trợ đạo, lại lược nữa th́ là giới-định-tuệ, mà ba điều nguyện này tức là y vào ba món đạo đó mà phát ra. Điều nguyện thứ ba này, là y món tuệ mà phát ra. Vô-lượng vô-biên trí-tuệ, là nói về bản-thể của trí-tuệ; vô-lượng vô-biên phương-tiện, là nói về công-dụng của trí-tuệ, cho nên cái bản-thể của phương-tiện tức là trí-tuệ, mà chỗ diệu-dụng của trí-tuệ tức là phương-tiện. Nếu không có phép phương-tiện, th́ không lấy ǵ mà tỏ cái chỗ sâu rộng của trí-tuệ, không có trí-tuệ, th́ không lấy ǵ mà phát khởi cái chỗ khéo léo mầu-nhiệm của phép phương-tiện, cho nên trí-tuệ và phương-tiện, đều là vô-lượng vô-biên cả.
Vô lượng: Chữ lượng, cứ theo cái nghĩa phổ-thông, th́ đọc có hai âm: 1. Đọc là Lường nghĩa là do lường như dùng thùng dùng đấu để đong gạo, dùng thước dùng tấc để đo vải, nó là một chữ thuộc về động-tử để nêu rơ sự động-tác; 2. Đọc là Lượng, nghĩa là số lượng, độ-lượng, là nói về sự dung được sự chứa được của nó. Chữ Lượng đây tức là dùng về nghĩa thứ hai vậy. Lấy danh-từ phổ-thông mà nói, th́ Lượng tức là không-gian (quăng không). Không-gian, theo về số-học và lư-học th́ có ba phép đo-dường: 1. Lượng dài ngắn; 2. Lượng rộng hẹp; 3. Lượng dày mỏng cao thấp. Như một chấm mực, không đủ số lượng, phải thành một vạch dài, mới có số lượng về phần dài ngắn; Nhưng chỉ có một vạch cũng không thành đồ được. V́ đồ tất có rộng hẹp, v́ thế nên lại có phép lượng ngang là phép thứ hai để lường rộng hẹp, mà trong phép lượng đă nói rằng trước lượng dài ngắn, sau lượng rộng hẹp vậy. Đă có dài ngắn rộng hẹp, th́ phải có phương-hướng đông, tây, nam, bắc. Song thế cũng chưa thành một cái đồ hoàn-toàn được. Bởi v́ cái đồ hoàn toàn, như một tờ giấy, tất có dày mỏng, cho nên phép thứ ba tức là phép lường cao thấp sâu nông. Có qua ba phép đo lường dài ngắn, rộng hẹp, dày mỏng như thế, th́ mới thành một cái đồ, mà mới chia ra đủ cả sáu phương đông, tây, nam, bắc, trên, dưới. Thế cho nên bất cứ là cái đồ ǵ, đă gọi là cái đồ, th́ phải có cái chỗ không gian đủ cả ba phép do lường như thế. Có biết từ nam đến bắc là bao nhiêu, từ trên đến dưới là bao nhiêu, th́ mới thành một cái đồ được, trái lại th́ không thể gọi là cái đồ được. Kể về cái nhỏ như cái chén, cái bát, cái buồng, cái nhà, lớn như quả địa-cầu cả hoa tàng thế giới, bất cứ là hữu-t́nh thế-gian (giống có tri giác) hay Khí-thế-gian, đều có đủ ba phép đo lường ấy, v́ nó đều có chiếm vào chỗ không gian cả. Nếu vượt ra ngoài chỗ đo lường ấy, không phân bỉ thử, không thể chia rẽ, th́ không có thể nói là thành một cái đồ được, cũng không có thể nghĩ ngợi phân-biệt được mà vào chỗ vô-lượng cả. Đó là cái bản-nghĩa của chữ vô-lượng. Cái công-đức trí-tuệ phương-tiện của Phật, cũng vô-lượng như thế đó.
Vô biên chữ biên y theo chữ Lượng mà đặt ra, nếu có lượng, tức là có bốn phương và trên dưới, cái chỗ cùng tận của lượng đó, tất có bờ có cơi, có vật ở phương này, có vật ở phương kia, tức là có chia rẽ bờ cơi, cho nên nói lập ra có biên tức là gốc ở Lượng, nếu đă vô-lượng th́ cũng không làm ǵ có biên nữa. Hiện nay cứ hỏi đến các tín-đồ nhà Phật, th́ ai cũng có thể nói được rằng: "Phật-pháp vô-biên". Thực thế, Phật-pháp thực là vô-biên thực, nhưng tiếc rằng ít người biết được cái nghĩa sâu xa của nó! Nói cho đúng th́ hết thẩy mọi pháp ở đời, đều ở trong ṿng bờ cơi cả, chỉ có một pháp Phật, là đích thực không bờ. Song Phật-pháp không bờ, không phải rằng ngoài chỗ ĺa thế-gian, lại có một Phật-pháp không bờ đâu. Nếu ĺa ra ngoài phép thế-gian, mà có riêng một Phật-pháp không bờ, th́ ngay trong khoảng phép thế-gian với phép Phật, đă cục vào trong bờ cơi rồi, cho nên phải vô-lượng mới thành vô-biên. Trên kia đă nói lượng có ba phép, để rơ bốn phương trên dưới của không-gian, nay lại tới đó nói cao lên một cách nữa. Y theo học-thuyết rất mới, có bốn phép đo không gian, là đem thêm vào không-gian mà thành ra bốn vậy. Kinh Lăng-nghiêm nói: "Bốn phương trên dưới là giới , quá khứ, hiện-tại, vị-lai là thế". Đem nghĩa ấy ra mà nói rơ cái lư thế-giới là không-gian với thời-gian cùng pha lẫn nhau mà nên, cũng có phần sát nghĩa lắm. V́ thế nên một vật mà thành được là một vật, không những chỉ có sáu phương, mà lại có cả ba đời nữa. Nói như một ngôi chùa, nó chiếm cả trên dưới bốn phương của không gian, lại phải trải qua ba từng thời-gian khi chưa làm, khi hoàn-thành, khi đổ nát, thế là một ngôi chùa đó, cũng đủ cả bốn phép đo lường về sáu phương ba đời rồi. Nói rộng ra, th́ một vật ǵ, cũng đều có không-gian với thời-gian ấy mới thành lập được. thế cho nên người ta thường nói: "Đời người có là bao" với "Trời đất lâu dài" đều là tới phần đo lường không gian mà nêu tỏ thời gian không có chỗ đo lường sáu phương ba đời ấy, th́ mới nói là không bờ cơi đuọc vậy. Nhưng, v́ lẽ ǵ mà nói rằng chỉ có phép Phật là không bờ ư? – Đó là v́ cái tướng chân-thật của mọi pháp, pháp nó nguyên-lai như thế, nguyên không có bờ cơi chi cả, cho nên vô-lượng vô-biên , chính là bộ mặt thật của mọi pháp. Cứ theo về phép Phật mà nói, th́ dù chân dù tục, đều không bờ cơi cả. Sao thế? – V́ theo chân-đế đệ nhất- nghĩa mà nói, th́ đâu có lường. V́ lường là bởi chỗ có phân-biệt mà ra, mà cái tướng chân-thật của mọi pháp th́ không có chỗ nào để lượng mà phân-biệt, đă không có lượng, th́ làm ǵ có bờ nữa ư? Lại xét về tục-đế do mọi duyên hợp-thành kia, th́ mọi phép ấy cũng không có cái bờ cơi ǵ cả. V́ mọi phép đều do mọi duyên sinh ra. Đă do mọi duyên sinh ra, th́ không có bản tính. Một pháp sinh ra, liền y mọi pháp trong cơi pháp làm duyên, cho nên hết thẩy mọi pháp không ra ngoài một pháp, một pháp bao hàm được hết thẩy mọi pháp như thế th́ không có thể nào lường được cái số nhất định của một pháp rồi, c̣n làm ǵ có bờ cơi của một pháp với hết thẩy mọi pháp nữa ư? Ví như một cái chén con, là bởi tứ-đại hợp thành, chất đất là địa đại, nhào bùn là thủy đại, nung đúc là hỏa-đại, quạt lửa là phong đại, gia thêm tư-tưởng khuôn mẫu của nhân-công, căn-cứ trí-tuệ khéo léo của thầy thợ, bởi biết bao nhiêu nhân-duyên, mới thành được một cái chén con ấy. Xem thế th́ biết một cái chén con ấy, tức là y theo cái sự nhân-duyên của chúng-sinh hết cơi hư-không pháp-giới lần lượt thêm măi mới thành, th́ nó tức là bao hàm được cả muôn pháp trong vũ-trụ rồi. V́ thế nên đă hiểu suốt được một vật, th́ vật ấy tức là khắp cả cơi pháp hư-không, không thể hạn-lượng được, cũng không có bờ cơi ǵ, đó là tới tục-đế mà bàn mọi pháp, mọi pháp cũng là vô-lượng vô-biên cả rồi vậy. Nhưng mọi pháp, nhỏ từ mẩy bụi cỏ cây, lớn đến cả hoa-tàng thế-giới, đều không có bờ cơi cả, có phải chỉ riêng một phép Phật là không bờ cơi đâu? Chỉ v́ mọi pháp tuy không có bờ cơi đó, nhưng mà không nhờ có trí-tuệ của chư Phật, th́ không thể nào mà biết được, mà lại chấp lầm là có bờ có cơi, lại nhận hẳn các pháp có bờ có cơi ấy mới là cái pháp chân-thật thật nữa, điên-đảo thị-phi, lộn mù đen trắng, từ kẻ phàm-phu bị đủ nỗi trói chằng cho đến các bậc hiền-thánh trong tam thừa, chưa được phần trí-tuệ như chư Phật, đều chưa thoát khỏi cái chỗ phân biệt điên-đảo ấy cả, mà c̣n chấp là có lượng có bờ, cho nên chỉ có phép Phật là vô-lượng vô-biên, thực là cái lẽ rất rơ ràng vậy.
Lại nữa, v́ trong tâm-cảnh người ta nó có cái lượng phân-biệt, nên thế-giới theo đó mà có thành, trụ, hoại không, đời người theo đó mà có sinh, già, ốm, chết, hết thẩy đều bởi cái sinh-diệt, thành ra thế-giới đời người, đều sa vào cái ṿng sinh-diệt cả. Nếu hiểu rơ được mọi pháp chân-tục, thực nguyên không có lượng có bờ, th́ lập tức không sinh-diệt nữa, lập tức liễu hết sinh tử vậy. Người ta cứ tính rằng ta đây sinh-tử lúc nào, ta làm bao nhiêu sự-nghiệp, ta trải qua bao nhiêu năm tháng ngày giờ mà chết, thế là ḿnh tới chỗ lường đó mà tưởng ra bờ cơi, cho nên đời người mới có cảnh sinh, già, ốm, chết vậy. Lại tính rằng cơi đời này là do trời đất tạo nên, tạo nên từ lúc nào, đến lúc nào th́ tan mất, v́ thế mà cơi đời mới có cảnh thành, trụ, hoại, không. Nếu biết rơ lẽ hai phép chân-tục trong cái bản-tính của mọi pháp, vô-lượng vô-biên, một pháp như thế, hết thẩy, mọi pháp đều như thế. Một là hết thẩy, một vào hết thẩy, hết thẩy là một, hết thẩy vào một, không có chỗ nào mà lập được phép lường nhất-định, không có chỗ nào mà thấy được bến-bờ, thế th́ cái cảnh sinh, già, ốm, chết của đời người, tức không phải là sinh già, ốm, chết, cái cảnh thành, trụ, hoại, không liền thấy không có lẽ sinh-diệt sinh-tử nào mà có thể liễu nữa, thế tức là bồ-đề đại bát niết-bàn. V́ thế nên biết rằng pháp nào pháp nào cũng không bờ, chỉ có cái trí-tuệ của chư Phật mới tỏ rơ ra được.
Lại y theo cái trí-tuệ vô-lượng vô-biên ấy, mà cùng phát khởi các phép phương-tiện vô-lượng vô-biên. Phương tiện là quyền, trí-tuệ là thực, y theo cái trí-quyền phương-tiện, suốt tới cái trí thực trí-tuệ, do cái bản thể trí tuệ, phát khởi cái công-dụng phương tiện mầu nhiệm. Tùy cơ đặt phép, theo thời ra công, v́ thế nên biết rằng hết thẩy các phép phương tiện đều là do trí tuệ mà ra cả, cũng như cái trí phương tiện nguyện lực trong thập độ, đều y bát-nhă mở mang ra. Trong kinh Hoa-nghiêm nói rằng: "Bồ-tát cầu đạo bồâ-đề, phải cầu ở chỗ nào? – Phải tới trong ngũ minh đó mà cầu". Ngũ-minh là ǵ? – 1. Nhân minh; 2. Thanh minh; 3. Y dược minh; 4. Công-sảo-minh; 5. Nội minh. Trong năm món học này, chỉ có món học nội-minh là học về Phật-lư, c̣n bốn món kia, đều là phép phương-tiện giúp ích cho đời cả, mà sở dĩ dùng phép phương-tiện đó được tự-tại vô-ngại, lại là có trí-tuệ. Như ngày nay khoa-học tiến-bộ, chế ra nhiều thứ làm cho người ta được hưởng nhiều sự sung-sướng về xác thịt, đều là cái công-dụng phượng-tiện cả. Song chỉ hiềm rằng không có cái trí-tuệ vô-lượng vô-biên để làm cái cốt, cho nên có dùng đó mà không phải là cái dùng mầu-nhiệm, c̣n thấy có h́nh-tướng, có chấp-chước, thành ra kẻ có người không, sinh tham, sân, si mà cùng tranh cướp nhau, thế-giới loạn-lạc v́ đó, nhân-dân thống-khổ cũng v́ đó mà ra vậy. Vậy biết ở trong cơi đời này, không phải là không có phép phương-tiện; thực chỉ v́ không có cái trí-tuệ vô-lượng, mà không thành cái công-dụng phương-tiện mầu –nhiệm vậy. Nếu người đời bây giờ mà biết y theo cái trí-tuệ của đức Dược-sư th́ khoa-học sẽ giúp ích cho người vô-cùng vô-tận, mà sự chiến-tranh cũng tắt hẳn, thế-giới được ḥa-b́nh, ai nấy đều ăn ngon mặc đẹp, tha-hồ thụ-dụng, không c̣n thiếu-thốn một tí ǵ nữa vậy.
4. – DẪN DỤ VÀO TRONG ĐẠO ĐẠI THỪA
HÁN
Đệ tứ đại nguyện, nguyện ngă lai thế, đắc bồ-đề thời, nhược chư hữu-t́nh; hành tà đạo giả, tất linh an trụ bồ-đề đạo-trung, nhược hành thanh-văn độc-giác thừa-giả, giai gĩ đại-thừa nhi an lập chi.
GIẢI
Điều nguyện trên là nói rơ cái trí tuệ của Phật vô lượng vô biên, do cái trí-tuệ vô lượng vô biên, lại phát khởi được vô lượng vô biên phép phương tiện diệu dụng, đúng như trong kinh Pháp-hoa đă nói: "Trí tuệ cuả chư Phật, rất sâu khôn lường, cái cửa trí tuệ ấy, khó hiểu khó vào". Điều nguyện này Ngài nguyện cho phàm phu ngoại đạo cho chí tiểu thừa đều được đứng vững ở trong đạo đại thừa, đứng vững trong đạo đại thừa, tức là vào cơi định, v́ đứng vững tức là định vậy. Cũng như trong sách đại học nói: "Biết chỗ đỗ rồi mới định được, định rồi mới yên được, yên rồi mới tĩnh được, tĩnh rồi mới nghĩ được" cũng là cái nghĩa do định rồi mới yên vậy. Điều nguyện này của đức Dược-sư, là muốn khiến cho hết thẩy các giống hữu t́nh làm theo tà đạo đều biết bỏ tà về chính, yên ở trong đạo bồ đề chính giác, đều khó lánh khỏi tà. Duy giống siển-đề mất hết mầm lành th́ thuần là tà, mà Phật th́ thuần là chính, c̣n th́ tà chính lẫn lộn, nên không thể nói tà chính nhất-định được. Nói về phần thông thường, trừ những phép hay như luân lư đạo đức của thế gian và ba phép bồ đề của xuất thế gian là chính đạo, ngoài ra hễ theo ư riêng phân biệt hư sằng mà cố chấp là có đạo, đều là tà-đạo cả. Nội những cái đạo đă cố chấp nào mà so với cái tướng chân-thật của mọi pháp, và những sự-nghiệp giúp ích sự sống c̣n cho thế-gian, với luân-lư đạo-đức đều trái cả, mà lại có riêng một đạo rất cao tột-bực để thờ làm đạo hơn hết, ngoài ra đều coi như không, như trong Du-già giới bản nói rằng: "Nếu có các giống hữu t́nh, yên chí ở trong chỗ thấy chỗ nhận lấy của ḿnh rồi phát khởi cái chỗ thấy như thế, lập lên những lời bàn như thế, cho chỉ có thế là thật, ngoài ra đều là hư sằng cả" thế tức là đầu ngôi tà-kiến vậy. Ngày xưa có một người suốt ngày chỉ nghĩ đến vàng thần kinh thất thường, một ngày kia ra chợ, trông thấy vàng liền sổ vào lấy, bèn bị bắt giam. Hỏi rằng sao dám cướp vàng, th́ trả lời rằng lúc tôi lấy vàng, chỉ trông thấy vàng, không thấy một người nào nữa. Cái lẽ ấy cũng hệt như cái lẽ chúng sinh tà kiến, tự lập đạo tà, không biết cái lẽ chân chính vậy. V́ thế nên những chúng-sinh tà kiến, đă ở yên trong đạo tà-kiến rất lâu rồi, dù có bồ đề chính-đạo, nói cũng không tin, nên cần phải nhờ cái sức oai-thần của chư Phật, cái công-dụng phương tiện khéo léo nữa, mới làm cho chúng tỉnh giấc mê-man ngoan-cố, mà bỏ được tà-kiến bấy lâu, và yên ở trong đạo bồ đề được. Đạo bồ đề tức là đạo A lốc đa-la tam riểu tam bồ đề. Nhưng đạo bồ đề ấy, tất cả tam thừa đều là chính đạo cả. Đây nói khiến cho bọn tà kiến ngoại đạo yên ở trong đạo bồ đề, là cái ư nghĩa từng thứ nhất; nói rằng: Nếu ai làm hạnh Thanh văn Độc giác, đều dắt dẫn cho đứng vững trong đạo đại thừa, đó là cái ư nghĩa từng thứ hai. Thanh văn là bực nghe Phật nói phép tứ đế mà biết khổ, trừ tập, mộ diệt tu đạo, chứng được những quả tu đà hoàn đến A-la-hán; Độc giác là bực xuất hiện lúc không có Phật ra đời, trọi trót một ḿnh trên đỉnh núi, mùa thu xem cảnh lá khô rụng, mùa xuân ngửi trăm mùi hoa thơm, do thấy cái cảnh tươi héo vô thường, mà tỏ ngộ đạo. Cũng gọi là Duyên giác, v́ duyên theo cái tiếng Phật nói 12 nhân duyên, biết rằng chúng sinh v́ theo cái cửa sinh, mà trôi rạt trong ṿng sinh tử, bởi thế mới vào trong cửa hư vô tịch diệt, liền được chứng quả. Trong hai bực này, căn của Thanh văn ngu độn, căn của Duyên-giác Độc-giác sáng láng cho nên về phần tiến đạo giảm khổ, đều thấy châm chóng khác nhau, Thừa nghĩa là vận tải, như dùng cái xe thay cho chân đi, được đạt tới chỗ mục đích. Hiểu rơ Thanh văn Độc giác, đều y theo giáo pháp tứ đế thập nhị nhân duyên, qua được cái bể sinh tử về phần h́nh hài mà đến cái bờ niết bàn sinh không. Đây nói người tu theo hạnh Thanh-văn Độc-giác, hoặc đă chứng hoặc chưa chứng, đều khiến cho do cái tâm hai thừa mà đứng vững vào trong phép đại thừa, đă vào hẳn, không thể cho sụt lùi nữa. V́ thế nên trong một điều nguyện này có thể chia làm hai từng. Một là đối với chúng sinh trong hai thừa, khiến cho đứng vững vào trong phép đại thừa, một là đối với chúng sinh phàm phu ngoại đạo tà kiến, th́ trước hăy phá tan cái chỗ mê man ngoan cố, khiến cho bỏ tà về chính ở yên trong khuôn luân-lư đạo-đức của thế-gian, tức như trong phép ngũ giới thập thiện là phép tu của hai thừa nhân, thiên trong Phật giáo, rồi mới lại do hai thừa nhân, thiên đó tiến vào tam thừa, lại do tam thừa vào hẳn trong đại thừa. Thế là đúng với cái lẽ trong hội Pháp-hoa tam thừa quy cả về nhất thừa. Nói cho đúng th́ toàn bộ Pháp-hoa, nói ra mọi thừa của Phật, không ngoài một câu "giai gĩ đại thừa nhi an lập chi" ở đây vậy. V́ thế nên phép Phật đối với hai thừa tà kiến ngoại đạo, đều hay dắt dẫn vào đại-thừa cả. Lại nữa, các phép của đại-thừa tức là cái trí-tuệ của chư Phật đă thông suốt tới cái tướng chân-thật của mọi pháp, vô lượng vô biên, cho nên hay mở bảo cho chúng-sinh đều ngộ vào tri kiến của Phật cả. Xem thế đủ biết mấy câu nói lơ thơ này, có thể bao quát được hết thẩy Phật-pháp, v́ rằng cái chỗ quy tắc của Phật-pháp, không ngoài mấy phép Ngũ thừa cộng pháp, Tam-thừa cộng pháp, Đại-thừa bất cộng pháp vậy.
5. – ĐƯỢC GIỚI THANH-TỊNH
HÁN
Đệ ngũ đại nguyện, nguyện ngă lai thế đắc bồ-đề thời, nhược hữu vô lượng vô biên hữu t́nh, ư ngă pháp trung, tu hành phạm hạnh, nhất thiết giai linh đắc bất khuyết giới, cụ tam tụ giới; Thiết hữu hủy phạm, văn ngă danh dĩ, hoàn đắc thanh tịnh, bất đọa ác thú.
GIẢI
Hai điều nguyện trước nói rơ về tuệ và định, điều này nói giữ được giới thanh-tịnh. Vô lượng vô biên hữu t́nh là nói cái số giống hữu-t́nh nhiều đến thế mà khiến cho đều được cái nết thánh-sạch ở trong phép của đức Dược-sư. Phạm hạnh là làm cái nết thánh-sạch, vượt ra ngoài năm món trần-dục. Nhất thiết giai linh đắc bất khuyết giới nghĩa là khiến cho người tu hạnh giữ được đủ mọi điều cấm giới, Bất khuyết lậu tức là không c̣n thiếu thốn hay sa-sẩy đi một tí nào nữa. Trong Đại-trí-độ-luận giảng nghĩa bất khuyết rằng: "kẻ phàm-phu giữ giới, cho đến thành Phật, cũng như vượt qua bể dùng cái phao, trong phao phải bơm căng hơi, mới sang bên bờ kia được". Cái phao là ví với giới, giơiù hạnh không thiếu, mới tới cơi Phật, nếu c̣n thiếu sót chút nào, cũng như cái phao có lỗ hở, liền ch́m lịm ngay. Cho nên nói rằng giới là một thứ không thể rời ra được một phút nào vậy. Người truyền giữ phải truyền cho đúng phép, kẻ chịu giới phải tu hành cho chân-chí, mới có thể đầy đủ và không thiếu sót được. Tam tụ giới: 1. Nhiếp-luật-nghi-giới; 2. Nhiếp-thiện-pháp-giới; 3. Nhiêu-ích hữu-t́nh-giới. Nhiếp-luật-nghi-giới tức là giữ được những điều giơiù như thân ba giới miệng bốn giới v.v... Nhiếp-thiện pháp-giới, tứ là điều giới giữ lấy những phép thiện. Ở trong giới luật, thường nói có bốn phép "chỉ tác tŕ phạm". Chỉ-tŕ là ngăn hết thẩy các sự ác, như trong kinh đă nói: "Hết thẩy mọi điều ác chớ có àm". Nên những sự ǵ mà Phật đă cấm, th́ đều không được làm, hễ làm là phạm, ấy là Nhiếp-luật-nghi-giới. Tác-tŕ là làm hết thẩy mọi điều thiện, tức như trong kinh đă nói: "Mọi điều thiện phải vâng làm". Nên những sự ǵ Phật đă trao truyền cho, như những phép lục-độ vạn-hạnh v.v... đều phải gắng làm, nếu không gắng làm, tức là trái là phạm, ấy là Nhiếp-thiện pháp-giới; Nhiêu-ích hữu-t́nh-giới, nghĩa là bồ-tát rộng làm phép tứ-nhiếp lợi ích cho chúng-sinh, nếu không làm những sự ích lợi cho chúng-sinh, tức là phạm-giới. Trong ba giới này th́ Nhiếp-luật-nghi-giới và Nhiếp-thiện-pháp-giới là giới chung cho cả các bực Thanh-văn, mà giới Bồ-tát th́ chuyên lấy điều giới nhiêu-ích hữu-t́nh làm chủ, c̣n hai giới kia là phụ; Tụ là góp từng loại lại, trong mỗi giới đều có nhiều loài góp lại, như trong Luật-nghi-giới có ngũ-thiên thất-tụ giới v.v... Trong Phạm-vơng th́ kiêm cả luật-nghi-giới, mà Du già th́ lấy luật-nghi-giới của thất chúng làm luật-nghi, chuyên giảng rơ về phép giữ điều thiện lợi chúng-sinh. Nếu trước đă vâng giữ cả tam-tụ-giới, v́ trong thời mê-man, mà có điều hủy phạm, nếu được nghe đến danh-hiệu đức Dược-sư, lại được thanh tịnh ngay, không đọa vào ác-thú nữa. Ác-thú tức là ba ngả ác địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sinh, hoặc thêm tu la, gọi là bốn ngả ác, nhân v́ phạm-giới, phải đọa ba dường, nếu được nghe đến danh-hiệu đức Dược-sư, nhờ sức thệ nguyện căn-bản của Ngài cữu hộ cho giống hữu-t́nh phạm-giới, lại được thanh-tịnh cả. Nhân phạm-giới như tấm áo bị rây bẩn, rây bẩn là không thanh tịnh, nhờ sức Phật cứu, như giặt áo đi, lại sạch sẽ ngay. Nếu chỉ riêng có cái công-đức về quả Phật gia-bị, mà không có cái sức thề-nguyền căn-bản, th́ dù gia-bị cũng không chân-thiết, cũng như bóng mặt trời soi chung cả muôn vật; Nếu nhờ công-đức của Phật gia-bị, lại có cái sức thề nguyện căn-bản, th́ cũng như có cái kính lấy lửa thu ánh sáng mặt trời lại th́ sức sáng, sức nóng càng mạnh thêm. Vậy ta ai đă thụ-giới mà có điều nào hủy-phạm, th́ sau khi nghe thấy danh-hiệu đức Dược-sư rồi, nên giăi bầy sám-hối, thề không lại phạm nữa, th́ cũng được giải thoát, không đọa vào ngả ác nữa. Xem đoạn văn diệt-tội ở dưới đây sẽ biết rộng hơn. Điều nguyện thứ ba, tư, năm này đều là y vào tuệ-định-giới mà phát ra, cũng khiến cho hết thẩy các giống hữu-t́nh y vào đó mà tu được tuệ-định-giới vậy.
6. – ĐƯỢC THÂN TỐT ĐẸP
HÁN
Đệ lục đại nguyện: Nguyện ngă lai thế, đắc bồ-đề thời, nhược như hữu-t́nh, ḱ thân hạ liệt, chư căn bất cụ. Xú lậu ngoan ngu, manh lung ấm á, loan tích bối lũ, bạch lại diên cuồng, chủng chủng bệnh khổ, văn ngă danh dĩ, nhất thiết giai đắc, đoan chính hiệt tuệ, chư căn hoàn cụ, vô-chư tật khổ.
GIẢI
Điều nguyện thứ sáu này, nói rơ các giống hữu-t́nh, sáu căn bất cụ, xấu xa tàn tật, nếu được nghe thấy danh-hiệu đức Dược-sư, thân tâm lại tốt đẹp ngay. V́ nguyện này là duyên theo cái cảnh khổ đế mà phát ra, cho nên chỉ cốt ở chỗ khiến cho các giống hữu-t́nh thoát-ly các nỗi khổ sở. Tương truyền rằng Cụ Ngọc-Lâm quốc-sư đời nhà Thanh, kiếp trước cũng là người tu hành, mọi căn bất-cụ, ngoan ngu xấu xa, nên khi đi làm việc, thường bị các thí chủ chê cười, v́ thế mà cảm thấy sự khổ báo. Sau nghe nói ai thụ tŕ kinh Dược-sư này th́ được sáu căn hoàn-toàn, thân tâm tốt đẹp, mới chuyên thụ tŕ về pháp môn này, đến kiếp sau liền được chuyển sinh, tức là ngài Ngọc-Lâm, trí tuệ hơn hết, mọi căn sáng suốt, tướng mạo trang-nghiêm. Một đời Thanh, có thiếu ǵ các bặc minh-sư, nhưng kể phần được người sau nghe tên sùng-bái không một điều chê bai ǵ, th́ chỉ có một ḿnh ngài mà thôi, đó đều là nhừ cái sức thề nguyền căn bản của quả Phật Dược-sư gia-bị cho mà được đến như thế, nếu người ta ai biết phát-nguyện như thế để hoằng-pháp lợi-sinh, th́ cũng vê thành được cái quả báo tốt đẹp như thế. Các giống hữu-t́nh nói đây, không phải là nói về các giống hữu-t́nh cơi đời Lưu-ly đâu. V́ rằng đă sinh sang cơi đời Lưu-ly, th́ tất được đủ mọi tướng đẹp rồi, không àm ǵ có mọi tướng xấu xa nữa, nên biết rằng các giống hữu-t́nh đây là chỉ vào các giống hữu t́nh ở cơi Sa-bà ta vậy. Chúng-sinh trong cơi Sa-bà, hơn kém khác nhau, cao thấp so le, khi họp trong đám hội đông ở dưới cái nhà rộng lớn, kẻ cao lớn th́ thân-tâm hăng-hái, kẻ thấp kém càng thêm lụt măi, tinh thần tự nhiên cản thấy thống-khổ mà sinh ra vẻ âu-sầu. Thân căn tức là cái căn-thân năm sắc. Trên cái căn-thân năm sắc, có bốn căn: mắt, tai, mũi, lưỡi. Hoặc khuyết một căn, hoặc khuyết hai căn, hoặc khuyết cả, thế gọi là bất-cụ cho nên mới xấu xa, Ngoan ngu nghĩa là kẻ ư căn suy kém, tâm tính ngu độn, trơ trơ mù mịt, không có vẻ lanh lẹ. Manh là nhăn-căn bất-cụ; lung là nhĩ-căn bất-cụ, có kẻ có căn mà không nghe thấy ǵ có kẻ khuyết cả căn-h́nh nữa. Ấm là kẻ lưỡi không tốt, nói không được rơ; Á th́ không c̣n nói ra tiếng ǵ nữa, là v́ căn lưỡi hỏng hẳn, ấm-á đều là căn lưỡi bất-cụ cả. Ấm cũng có quan-hệ cả đến mũi nữa, cho nên mũi tẹt th́ nói tiếng cũng không rơ được. Loan tức là co quắp, hai tay khoèo lại không ruỗi thẳng được; Tích là hai chân đều hỏng. Bối lũ, tức là kẻ lưng c̣ng. Bạch lại tức là bệnh hủi; trở lên là bệnh về thân. C̣n như bệnh điên-cuồng, th́ là bệnh về tinh-thần. Cuồng là rồ dại, thần-kinh trái lúc thường, cử động không tự biết xét nét, tức là cái bệnh tâm-loạn thần-loạn vậy. Những kẻ mọi căn bất-cụ như thế, tức là kẻ tàn tật. Người đă tàn-tật, ân hận suốt đời, nó khác hẳn các bệnh như thương hàn cảm thử hễ đă mắc phải, th́ không có phép ǵ chữa được nữa. Nếu hay y theo điều nguyện của đức Dược-sư, cũng có thể tiêu trừ được ngay. Song ngày nay khoa học thuốc tiến bộ, các bệnh như trên, cũng thấy giảm dần, như ở bên Tây ít người bị rỗ mặt đều là nhờ có phương phép trồng đậu, cho nên các bệnh về thân cũng thấy bớt dần, đó cũng là bởi sức nguyện của đức Dược-sư vậy Đức Dược-sư ngài nguyện rằng ai nghe tên ngài hết thẩy đều được thông minh sáng suốt, mọi căn đầy đủ, không mắc các bệnh khổ, nay Ngài đă thành Phật, sẽ được măn cái nguyện của Ngài, cho nên trong nước Ngài, tất không có những người tàn tật. Đoan chính nghĩa là mọi căn đầy đủ, trái lại với kẻ xấu xa vậy. Hiệt-tuệ, hiệt là lanh lẩu, tuệ là sáng suốt, thông-minh lanh-lẩu, tức là trái với kẻ ngoan-ngu. Đó tức là y theo cái sức thề nguyện của đức Dược-sư, cho nên chúng-sinh trong đất nước Ngài đều được phần chính báo trang-nghiêm. Sở dĩ được cái tên là Dược-sư Lưu-ly-quang và Tịnh-lưu-ly quốc, không thể bảo rằng không phải là bởi cái công-đức của điều nguyện thứ sáu mày được vậy.
7. –AN KHANG VUI ĐẠO
HÁN
Đệ thất đại nguyện; nguyện ngă lai thế, đắc bồ-đề thời, nhược chư hữu t́nh, chúng bệnh bức thiết, vô cứu vô quy, vô y vô dược, vô thân vô gia, bần cùng đa khổ. Ngă chi danh hiệu, nhất kinh kỳ nhĩ, chúng bệnh tất trừ, thân tâm an lạc, gia thuộc tư cụ, tất giai phong túc, năi chí chứng đắc vô-thượng bồ-đề.
GIẢI
Điều nguyện này đầu đề nêu rằng an-khang vui đạo, an là yên ổn, khang là mạnh khỏe. V́ chưng nghèo ốm, nên không được b́nh yên mạnh khỏe. Điều nguyện này là v́ kẻ không được an khang mà khiến cho được an-khang để mà vui đạo tu hành vậy. Bởi v́ sự sinh-hoạt của người không được an khang, th́ phải chịu các sự khổ nó bức bách c̣n yên tâm vui đạo thếù nào được nữa, thế cho nên muốn cho loài người vui đạo tu-hành, th́ trước hết cần phải trừ sạch cái khổ đói rét đau ốm của loài người đi đă. Các bực nhân-nhân quân-tử đời nay, hết sức mưu toan cải-lương xă-hội, sáng lập ra nhiều đường thực nghiệp, khiến cho sự sinh-hoạt cả nhân-dân ngày thêm đầy dủ, cũng là lo toan cho đạt tới cái nguyện này cả. Vậy biết ai ai cũng cứ bắt chước cái phép của đức Dược-sư mà làm, th́ sự sinh hoạt của nhân dân tất cải-lương hết, trăm nghề của xă-hội, đều tiến-bộ, th́ đạo-đức văn hóa cũng sẽ đùn đùn tiến bộ lên vậy.
Đức Dược-sư ngài nguyện lúc ngài thành Phật, nếu có giống hữu-t́nh nào, v́ bị cái tật bệnh nó bức bách thiết thân, ngài đều khiến cho khỏi sạch. Vô-cứu vô-quy, vô-y vô-dược, vô-thân vô gia, bần cùng đa-khổ, nghĩa là các giống hữu-t́nh, bị các tật bệnh đau khổ, cố nhiên là khổ. Lúc đau khổ mà không có kẻ thân thích trông nom săn sóc, th́ sự khổ lại càng tăng hơn. Không có kẻ thân thích mà có tiền của, th́ c̣n khả trợ nếu lại nghèo nữa th́ các nỗi đau thương thảm-thiết, thực không thể tả được hết nữa. Song các giống hữu-t́nh bị tật bệnh bức bách kia, nếu được nghe đến danh hiệu đức Dược-sư, th́ mọi bệnh đều khỏi, thân tâm yên vui, nhà cửa của cải, đều đầy đủ hết, b́nh yên vui đạo, cho đến chứng được đạo bồ-đề nữa. Như đoạn kinh ở dưới đây nói: "Cầu tràng thọ được tràng thọ, cầu giầu có được giầu có, cầu con trai được con trai v.v..." đủ rơ là nhờ sức nguyện đại bi của đứcù Dược-sư mà đều được thỏa ḷng sở cầu vậy. Nay ta muốn giải-quyết vấn-đề nhân-sinh của ta, muốn khiến cho nhân-dân đều no cơm ấm áo, ăn ở sung sướng, đều không ngoài điều nguyện của đức Dược-sư đây. Nếu ai cũng y theo lời nguyện của Ngài mà phát nguyện mà thực hành, th́ cái vấn-đề thống khổ của dân sinh và sự sinh-hoạt may ra mới có thể giải quyết được.
Điều nguyện này là nguyện cho loài người hết sạch bệnh khổ, xă-hội ḥa-b́nh, đất nước sung sướng, là một điều đặc biết cốt yếu của đức Dược-sư, cũng như điều nguyện hễ nghe thấy tên th́ được văng-sinh của đức Di-Đà vậy.
8. – CHUYỂN NỮ THÀNH NAM
HÁN
Đệ bát đại nguyện: Nguyện ngă lai thế, đắc bồ-đề thời, nhược hữu nữ-nhân, vi nữ bách ác chi sở bức năo, cực sinh yếm ly, nguyện xả nữ thân, văn ngă danh dĩ, nhất thiết giai đắc chuyển nữ thành nam, cụ trượng phu tướng, năi chí chứng đắc vô-thượng bồ-đề.
GIẢI
Điều nguyện này sở dĩ gọi là điều chuyển nữ thành nam, là v́ chúng-sinh ở cơi đời lưu-ly, đều là h́nh tướng đại-sĩ, nguyên không có trai gái khác nhau. Cái tên trai gái là bởi chỗ tương đối mà đặt ra, không gái th́ không cả trai. Đây nói có con gái, là nói về các cơi khác; Nói trong tam-giới, th́ cơi sắc và cơi vô-sắc, không có cái tướng trai gái; mà cơi dục th́ có trai gái, cho nên muôn vật ở trong cơi dục đều co hai tính âm dương. Nhà khoa học ngày nay phân tách những phần cấu-tạo nên muôn vật, th́ cái nhân sau chót là cái điện-tử. Điện-tử tuy rất nhỏ khó trông thấy, mà cũng có hai tính âm-dương. Những vật do hai tính âm-dương cấu-tạo nên đều hàm có cái tính mâu thuẫn nhau, cùng trái nhau, cùng làm thành nhau, cùng sinh nhau lại cùng khắc nhau. Cho nên chúng-sinh trong cơi dục năm ngả chung-chạ, đều có hai tính âm-dương, lấy dương làm trai, lấy âm làm gái, v́ thế nên cùng một loài người mà chia hẳn làm hai phái trai gái. Trong chỗ so-sánh với nhau tự nhiên thấy trai hơn gái, v́ thế mà sinh ra trăm ngàn mối cảm, mà bị các mối cảm xấu xa nó làm cho buồn bực bối rối, sinh ḷng rất chán, muốn bỏ cái thân con gái đi. Song trong bọn con gái, người nào có đủ tính chất trượng phu, th́ mới biết cái thân gái là đáng chán, mà sinh ra mối tưởng cầu thoát ĺa ra: C̣n người không tính chất trượng phu, tuy làm thân con gái, cũng không thấy có cái ǵ là đáng chán mà lại c̣n tự cho ḿnh là đẹp là tốt nữa. Y theo cái lẽ b́nh đẳng của đại thừa Phật-giáo, nguyên không có chỗ nào là chỗ trai gái cao thấp khác nhau, nhưng v́ tùy theo căn cơ của người, trong chỗ phân-biệt trái gái, kẻ nào biết chán mà cầu bỏ đi th́ Phật mới nói đến , khiến cho y-theo phép tu của đức Dược-sư, hoặc sinh lên cơi lưu-ly, được cái tướng trượng phu, được cái tướng đại-sĩ: Hoặc ở cơi Sa-bà, hiện thân này hay thân sau, chuyển nữ thành nam, nếu không có ai chán ĺa cái thân con gái, th́ Phật cũng không phát điều nguyện này làm ǵ vậy.
Ba điều nguyện vừa nói trên, đều duyên theo mười phương chúng-sinh, bị mọi nỗi khổ nó bức bách năo-loạn mà Ngài phát ra, cho nên y theo nguyện Ngài mà làm, th́ đều được sung sướng khỏi khổ cả.
9. – TÀ MA NGOẠI ĐẠO QUY VỀ ĐƯỜNG CHÍNH
HÁN
Đệ cửu đại nguyện: Nguyện ngă lai thế, đắc bồ-đề thời, linh chư hữu-t́nh, xuất ma quyến vơng, giải-thoát nhất thiết ngoại-đạo chiền phọc; Nhược đọa chủng chủng ác-kiến chù lâm , giai đương dẫn nhiếp chí ư chính-kiến tiệm linh tu tập chư bồ-tát hạnh, tốc chứng vô-thượng chính-đẳng bồ-đề.
GIẢI
Ma tức là Ma-vương, con ma cháu ma, đều có gịng giơi của ma; Ngoại tức là ngoại-đạo, cũng có thầy tṛ đảng phái. Chúng-sinh trong hạng ma-ngoại, khó trị khó hóa, ngay như đời Phật, tuy đă qua tay Phật hóa, cũng c̣n khó đổi được hết tính ma. Điều nguyện này nói rơ các giống hữu-t́nh bị ma-ngoại nó mê hoặc cám dỗ mà phải chịu cái ảnh-hưởng xấu, đều khiến cho bỏ tà về chính, vào trong Phật-pháp, cho nên tiêu đề là Tà-ma ngoại-đạo quy về đường chính.
Ma, nguyên tiếng Phạm là Ma-la, nghĩa là quấy hại, là kẻ tàn-sát, v́ nó hay làm hại mất mầm lành công-đức của chúng-sinh, nó hay giết mất pháp-thân tuệ-mệnh của chúng-sinh. Vơng tức là cái lưới. Quyến tức là cái giập, nói ví-dụ như ma nó có phép của ma để làm hại chúng-sinh, cũng như kẻ đánh chim đánh cá, dùng lưới đăng, dùng giập úp, khiến cho chúng-sinh bay trên không ở dưới nước, khó đường trốn tránh, chỉ có phép Phật là cứu cho thoát được. Bởi v́ Ma đă tự phóng túng trong năm món dục, Ma lại có trí thức, tư-tưởng, học-thuyết phương pháp, để dẫn dụ chúng sịnh vào trong cái tṛng ngũ-dục, mê mẩn không biết trở lại nữa, dù muốn vào cơi sắc cơi vô-sắc, hay vào trong tam-thừa thánh-chúng, cũng bị nó làm chướng-ngại. Ngay đời bây giờ cũng có kẻ học như lối học của ma, tưởng như tư-tưởng của ma, làm như sự làm của ma, đối với Phật-giáo, nhất định không tin, mà chỉ say đắm năm món dục, quấn chặt trong lưới ma, hôn mê mất tính, lại chê Phật-pháp là tiêu-cực, là mê tín, thực cũng đáng thương lắm thay!
Giải thoát nhất thiết ngoại đạo chiền phọc: Trên, nói tà ma, là bọn say đắm năm món dục, đây nói ngoại-đạo, là đạo t́m đạo ở ngoài tâm, làm hoại mất chân-lư, như bọn tu các sự khổ-hạnh vô-ích, chịu đủ các nỗi cay đắng khó khăn, cho là phép tu hơn hết, làm cho khác hẳn với mọi người, cũng đủ làm mê hoặc người! Như bên Ấn-độ ngày xưa có nhứng 95 thứ ngoại đạo. Bỏ đạo chính t́m riêng đạo tà, do thầy tà dậy bảo sai-lầm mới sinh ra ḷng phân biệt sằng, nghĩ ngợi sằng, tự làm hại ḿnh, cũng như con tầm kéo kén, con thiêu-thân vào lửa, tự thiêu đốt ḿnh, tự chằng trói ḿnh cũng thương lắm vậy.
Đọa chủng chủng ác kiến chù lâm: Ác-kiến tức là chỗ thấy chỗ biết không chân chính, cũng gọi là tà-kiến, trái với cái lẽ chân-chính của thế-gian và xuất-thế-gian mà tính sằng là phải là hay ơn cả. Kiến nghĩa là chỗ thấy chỗ biết, ác-kiến tức là cố chấp cái chỗ thấy biết sai lầm của ḿnh cho là cao-siêu, mà thực không phải là cái lẽ chân-chính, thế là ác-kiến là tà-kiến vậy. Thấy biết có nhiều cách, cho nên gọi rằng chủng chủng và ví với chù-lâm. Chù lâm là cánh rừng nhiều cây rậm rạp, lạc vào khó biết lối ra. Ác-kiến nó cũng rộng sâu như thế, cho nên mới ví dụ như thế. Biết bao chúng-sinh ác-kiến như thế, v́ nhờ có sức thệ-nguyện căn-bản của đức Dược-sư khiến cho quay về chính-kiến cả. Chính-kiến có hai phần: Một là chính-kiến về đạo-đức tốt-lành của thế-gian, hai là chính-kiến xét biết cùng tột của Phật-pháp. Song cũng có thể nói được rằng những phép Phật th́ là cùng tận được chỗ chính kiến. Nhờ có chính-kiến, dần dần tu-tập được những hành-vi chân-chính như lục độ vạn-hạnh của bồ-tát, mà do từ kẻ phàm-phu, qua công phu tu: Tin, trụ hành, hướng, địa, mà vào vô-thượng chính đẳng bồ-đề vậy.
Chữ ma nói đây là bao-quát cả hạng ma ngũ-uẩn, tử-ma thiên-ma v.v... Các hạng ma ấy, dễ vào mà khó ra, chỉ nhờ có phép Phật mới giải-thoát ra được mà thôi. Ma lại có tiếng chung gọi cả ba món: hoặc, nghiệp, khổ nữa. Ma phiền-năo và ngoại-đạo ác-kiến chù-lâm, đều là hoặc-nghiệp cả, cho nên đức Dược-sư ngài duyên theo cái cảnh Tập đế mà phát ra diều nguyện lớn này, khiến cho các giống hữu-t́nh giải-thoát được cái nạn tà-ma ngoại-đạo vậy.
10.- GIẢI THOÁT LO KHỔ
HÁN
Đệ thập đại nguyện: Nguyện ngă lai thế, đắc bồ-đề thời, nhược chư hữu t́nh, vương pháp sở gia, phọc lục tiên thát, hệ bế lao ngục, hoặc đương h́nh lục, cập dư vô-lượng tai nạn lăng nhục, bi sầu tiên bức, thân tâm thụ khổ, nhược văn ngă danh, dỉ ngă phúc đức uy thần lực cố, giai đắc giải-thoát nhất-thiết ưu khổ.
GIẢI
Điều nguyện này sở dĩ tiêu-đề là giải thoát lo khổ, là v́ điều nguyện này, cốt cho hết thảy các giống hữu-t́nh bị các nỗi khổ về h́nh-pháp nhà vua đều được giải-thoát cả. Vương-pháp, ngày xưa y vào vua chúa mà lập thành nước, cho nên gọi là vương-pháp, ngày nay có nhiều nước y vào dân mà lập thành nước th́ gọi là quốc-pháp, rút lại đều là pháp luật cả. Sở dĩ phải lập ra pháp-luật, là để giữ ǵn sự lợi ích cho công-dân, làm mẫu-mực cho nhân-dân xă-hội, kẻ nào làm hại đến sự lợi ích của công chúng, th́ bắt tội trừng phạt, kẻ nào bị hà hiếp th́ được bảo hộ vậy. Loài người nguyên không cần chi đến pháp luật, chỉ v́ không biết tự giữ bổn phận mà cứ quấy nhiễu lẫn nhau, cho nên phải đặt ra pháp-luật để mà giữ lấy sự trị-an và trật-tự của xă-hội. Nước ta ngày xưa đặt ra h́nh: Di (đánh roi) đồ, (đầy ải) lưu, (đầy xa) giảo, (thắt cổ) chảm, (chém) gọi là năm h́nh. Đây nói chằng trói đánh đập, tức là h́nh Di; giam cầm ngục tù, tức là h́nh đồ; Lục là giết chết, v́ phạm tội nặng, phải xử tử-h́nh, tức là h́nh chảm. Bởi v́ người ta ở đời, không thể ĺa xă-hội mà sống một ḿnh được, đă y vào xă-hội mà sống, lẽ tự nhiên là không thể thoát khỏi các sự giàng-buộc, mà đều phải chịu các sự giàng buộc nó chi phối, v́ thế nên nỗi thống-khổ của loài người hễ sinh ra là đă có rồi. Thầy Trang-Tử nói: "có người là lụy, nhờ người là lo:. Như người làm chủ một nhà th́ phải gánh vác cái trách nhiệm trông nom cả nhà, thế là có người là lụy; Người nhờ vả người, là thuộc về quyền người, phải chịu người bó buộc, thế là nhờ người là lo. V́ thế nên loài người ở trong nhà nước xă-hội, đă có sự xung-đột về công-tư lợi hại, tự-nhiên phải có pháp luật để xử chí, khiến cho được thỏa-đáng, ngay như các tùng-lâm tự-viện trong nhà Phật, cũng có quy-ước cùng chung, ai phạm là phải phạt, đó là sự lo khổ của cái thân con người tất phải chịu vậy. Lại c̣n những nỗi lo khổ tự-nhiên phải chịu, không thể thoát được, như có bóng mặt trời mới sống, mà nắng quá th́ nóng bức khổ; mưa ḥa gió thuận th́ thích, mà băo táp mưa sa th́ khổ: dùng xe dùng thuyền đỡ chân th́ nhàn, mà chật bánh đắm thuyền th́ khổ, ngoài ra như những nạn nước lụt, thú dữ, cũng đều là cái khổ tự-nhiên phải chịu cả. Muốn trừ khỏi cái nỗi thống khổ ấy, chỉ c̣n trông cậy vào cái lực-lượng xum họp của số đông người, để mà phấn đấu với cơi tự-nhiên, mà chế phục tự-nhiên. Bởi đó lại lưu-tệ ra từ chỗ phấn đấu với cơi tự-nhiên mà lần đến chỗ người đối với người, sinh ra những sự mạnh hiếp yếu, nhiều nạt ít, trộm cướp tứ-tung, giặc giă tàn phá và nước nọ đánh nhau với nước kia, đó đều là những nỗi lo khỗ người cùng với người tất phải chịu vậy. V́ thế nên mới có vô-lượng tai-nạn lấn hiếp nhục nhă, lo sầu nung nấu, thân tâm chịu khổ; Tai là sự trái lại với tường, phàm những sự ách-nạn phát sinh ra mà ư không liệu biết trước được đều được gọi là tai-nạn. Lăng nghĩa là lấn áp, bắt thân phải chịu khổ tức là lăng nhục. V́ sự lăng nhục, mới sinh ra lo sầu nung nấu, như cho vào chảo mà rán mà rang.
Thân-tâm thụ-khổ: Thụ có năm thứ là khổ, sướng. lo, mừng, xả. Thân chịu ba món khổ, sướng, xả (cái cảnh không sướng không khổ); Tâm chịu hai món lo, mừng nữa là năm món. Ba món khổ, sướng, xả là cái cảnh thân-tâm phải chịu ngay bây giờ; hai món lo, mừng, th́ hoặc là duyên hai cảnh sướng khổ về quá khứ, hoặc là duyên hai cảnh sướng về vị-lai mà khởi lên. Trong năm món ấy, không những chúng-sinh trong ngả ác thường phải chịu trong ṿng lo khổ. Như câu Cổ-ngữ nói: "Người ta ở đời khổ nhiều sướng ít... đời người như giấc mộng, vui có là bao?" đều là tả rơ cái cảnh lo khổ cả. Suy đến ngả Thiên, th́ cơi dục tuy sướng nhiều khổ ít, nhưng đến lúc năm tướng suy hiện ra, cũng không tránh khỏi sự lo khổ; Cơi sắc và cơi vô sắc, tuy không có sự lo khổ, nhưng lúc tan cơi định, cũng không tránh khỏi cái khổ sinh diệt biến đổi, cho nên chỉ có vào cơi Niết-bàn, mới ĺa được hết thẩy mọi sự lo khổ. Các loài hữu t́nh, không lúc nào là không bị ở trong ṿng lo khổ bức bách, nhưng nhờ có sức nguyện căn bản của đức Dược-sư và sức oai thần của Phật, hay khiến cho hết thẩy mọi sự lo khổ, đều được giải thoát hết. Trong kinh nói rằng: "Ba cơi duy tâm, muôn pháp duy thức" chúng sinh v́ mê cái nghĩa tâm thức ấy, chấp trọng cảnh ngoài, nên lắm sự lo khổ; Nếu soi tỏ cái lẽ mọi pháp đều do tâm thức hiện ra, không sinh ḷng chấp trọng nữa, th́ dù có sự lo khổ, cũng như là không vậy. Ví như nhất tâm tụng tŕ danh hiệu đức Dược-sư, cảm được cái sức oai thần của Ngài, tâm được yên ổn, th́ dù ở trong cảnh vô lượng tai nạn, cũng không thấy có những sự lo khổ tai nạn vậy. Cho nên theo trong điều nguyện này, có thể được hai từng giải thoát: Một là hay khiến cho mọi giống hữu t́nh, tâm được yên ổn, giải thoát lo khổ; hai là hay khiến cho các giống hữu t́nh, nghiệp quả xấu xa, chuyển ra tốt lành, được hạnh phúc sướng.
11.- ĐƯỢC HƯỞNG ĐỒ ĂN UỐNG NGON TUYỆT
HÁN
Đệ thập nhất đại nguyện: Nguyện ngă lai thế, đắc bồ-đề thời, nhược chư hữu-t́nh, cơ khát sở năo vị cầu thực cố, tạo chư ác-nghiệp; đắc văn ngă danh, chuyên niệm thụ tŕ, ngă đương tiên gĩ thượng diệu ẩm-thực, băo túc ḱ thân, hậu gĩ pháp vị, tất cánh an-lạc nhi kiến lập chi.
GIẢI
Điều nguyện này là nguyện cho các giống hữu t́nh đói khát, được các món ăn uống ngon tuyệt ngon đă, rồi sau mới được mùi pháp cam lộ, cho nên tiều đề là Được hưởng đồ ăn uống ngon tuyệt. Bởi v́ rằng ăn, uống, ở, đi, là sự cần nhất cho loài người, mà trong bốn môn đó th́ món ăn uống lại là cần hơn cả, không ăn uống th́ không thể sống được, v́ thế nên Phật nói rằng: "Hết thẩy các giống hữu t́nh đều nương miếng ăn mà c̣n". Không ăn th́ đói, không uống th́ khát, đói khát cho nên phiền năo, (năo là một số trong mười thứ tùy phiền năo) phiền năo cho nên tâm phát tức, tâm phát tức muốn t́m ăn uống, mới gây nên mọi ác nghiệp. V́ thế nên cơi đời ngày nay hoặc từng người, hoặc cả dân tộc, có bao nhiêu giai cấp tranh đấu nhau, đều là v́ sự giải quyết cái vấn-đề cơm cả. V́ cơm ăn không đủ, khó sống qua được, hoàn cảnh bức-bách, thế bất đắc dĩ, giết người đốt nhà, không ǵ không dám làm nữa. Cho nên muốn cho xă hội yên vui, trước phải giải quyết cho xong cái vấn đề dân-sinh đă. Nhân-dân ai cũng no cơm ấm áo, th́ c̣n ǵ có trộm cướp giặc giă nữa. Xem thế th́ biết trộm cướp giặc giă, không những t́nh cũng nên thương mà c̣n cần phải hết sức mưu toan sự cứu tế cho chúng nữa. V́ thế nên đức Dược-sư ngài mới phát nguyện rằng: Nếu chúng-sinh nào được nghe đến danh hiệu Ngài, th́ trước hết Ngài cho chúng-sinh được no-nê, giải trừ khổ năo, làm cho cái thân phàm được yên ổn đă, rồi sau mới tiến lên cho hưởng pháp-vị vô lậu, khiến cho thành hiền thành thánh, cho đến chứng thành quả Phật nữa đó cũng như cái ư Cổ-nhân ta nói: "Giầu rồi mới dậy được" vậy. Được món ăn uống của thế-gian, th́ chỉ riêng phần thân-thể được khoái-lạc, được món pháp vị xuất thế-gian th́ tinh thần mới hăng-hái mà có sức tiến lên bậc trên, dù có đói khát, cũng không gây nên nghiệp ác, đó đều là nhờ cái công của pháp-vị cả. Nếu chỉ được món ăn uống của thế-gian thôi, th́ lúc thiếu ăn, tất lại làm bậy, gây nghiệp chịu khổ, cho nên cần phải có món pháp-vị, mới được yên vui thật. Hiền triết nói : " Ăn mặc đủ mới biết lễ nghĩa, kho đụn đầy mới biết liêm sỉ", cũng là cái ư nói phải cho người ta no cơm ấm áo đă rồi mới yên tâm tu đạo được, mà mới lại tiến lên nữa, lấy pháp-vị của Phật làm món ăn, lấy cái thú thuyền-định làm món ăn, mới được thực là yên vui thực mà xây dựng nên cái đạo vô-thượng được. Tất cánh an lạc, nghĩa là phát cái tâm lớn lao, quyết tiến vào cơi đại-niết-bàn không chịu sụt lùi vậy.
Đây nói lấy cái thú ăn thuyền-định làm món ăn đó, nghĩa là ăn có bốn thứ ăn: 1 Đoạn-thực, nghĩa là các món ăn của chúng-sinh trong cơi dục, như: Sắc, hương, vị, xúc, đều là các món thuộc về vật-chất, có h́nh có đoạn vậy; 2. Xúc thực: nghĩa là mắt cảm xúc với sắc, tai cảm xúc với tiếng, mũi cảm-xúc với mùi, lưỡi cảm xúc với vị, thân cảm xúc với mọi vật nhũn mượt, ư cảm xúc với với pháp, do sáu căn phát ra sáu thức cảm-xúc với sáu trần đều là xúc-thực: 3. Ư-tư-thực: nghĩa là lấy mối tư-tưởng về ư-thức hy-vọng làm món ăn, như người ta mang một mối hy-vọng ǵ, th́ dù bị tỏa-triết muôn ngàn lần, mà cái ḷng hy-vọng vẫn không chết, cũng có thể làm cho cái thân mạng sống thêm được; 4. Thức-thực: sự ăn này cùng các sự ăn kể trên khác hẳn. Các món ăn trên là thuộc về ư-thức và ư-căn với thất-thức; c̣n món ăn Thức-thực đây là thuộc về A-lại-gia-thức, là cái bản-thể cho cái mạng sống của các giống hữu-t́nh đều y vào đấy. Bời v́ cái thức này nó chịu các cái thức kia hun-tập thành ra hạt giống, do hạt giống ấy lại phát khởi các món kiện hành, thế là do các món ăn thức-thực mà giữ vững nghiệp quả sống măi không rứt, v́ thế cho nên hết thẩy chúng-sinh, đều y vào ăn mà c̣n; không những chúng-sinh trong tam-giới phải y vào sự ăn mà c̣n, ngay đến các vị bồ-tát xuất-thế cũng phải y vào hai món thuyền-duyệt pháp-hỷ (thú thuyền-định và vui đạo-pháp) làm món ăn, lần lượt tăng lên, mà nuôi lớn được pháp-thân tuệ-mệnh; đến ngôi chư Phật, chuyển thức thành trí, viên-măn được cái pháp-thân tuệ-mệnh, cho nên không phải y vào ăn mà c̣n măi. Phép Phật vô-biên, hăy nói một cái nghĩa chữ ăn, cũng đă thấy sâu vô-lượng rồi vậy.
12. – ĐƯỢC ĐỒ ĂN MẶC RẤT TỐT
HÁN
Đệ thập nhị đại nguyện: Nguyện ngă lai thế, đắc bồ-đề thời, nhược chư hữu-t́nh, bần vô y-phục, văn manh hàn nhiệt, chú dạ bức năo, nhược văn ngă danh, chuyên niệm thụ tŕ, như kỳ sở hiếu, tức đắc chủng chủng thượng diệu y-phục, diệc đắc nhất thiết bảo trang nghiêm cụ, hoa mạn đồ hương, cổ nhạc chúng kỹ tùy tâm sở ngoạn, giai linh măn túc.
GIẢI
Điều nguyện này là nguyện cho các giống hữu-t́nh được các đồ ăn mặc cực ḱ tốt đẹp và hết thẩy các đồ trang-nghiêm, mà trong các món đó lấy món đồ mặc làm chủ đích, cho nên đầu đề tiêu lên rằng: "Được đồ mặc rất đẹp". Nguyện cho các giống hữu-t́nh được đồ mặc rất tốt, đồ mặc có hai công dụng: một là chống với những sự nóng, rét, nhặng, muỗi nó xông vào, tức là các đồ để giữ ḿnh; hai là lấy đồ mặc mà trang nghiêm cái thân che chỗ xấu bẩn, nó là cái đồ trang-sức cho thân tốt đẹp. Nói rộng ra th́ hết thẩy các thứ như buộng nhà đồ-đạc, xe thuyền hết thẩy các đồ cho cái thân khi ở khi đi được sung sướng, đều thuộc về loài đồ mặc cả. Đây nói nghèo không áo mặc không những rằng không có đồ mặc trang-nghiêm tố-hảo, mà đến tấm áo che thân cũng không có đủ, cho nên mới bị nhặng, muỗi, nóng, rét đêm ngày bức-năo. Nhưng nhờ có sức Phật phù-tŕ, nên nghe thấy danh hiệu Phật, rốc ḷng niệm luôn, th́ không những chỉ được đồ mặc để che thân, mà cũng được hết thẩy các đồ mặc trang-nghiêm nữa, lại được thỏa cái ư-muốn mà được hết-thẩy các vật báu trang- nghiêm, đúng như lời Cổ-nhân nói: "Giầu đẹp nhà, đức đẹp thân", cho nên hết thẩy các đồ đạc pḥng nhà, đều thành của báu trang-nghiêm cả. Hoa mạn tức là xâu hoa làm tràng để đeo vào cổ; đồ-hương tức là các thứ nước hoa phấn sáp; Cổ-nhạc tức là âm nhạc; Chúng-kỹ tức là các đồ hát múa. Đă được các đồ mặc cực ḱ tốt đẹp, lại cần phải có các đồ đạc trang-nghiêm thân nữa, mới là hợp cách, lại nhân có các pḥng nhà trang-nghiêm, mà làm các môn âm-nhạc hát múa, th́ cái thú của đời người mới thực là tự-tại như ư. Cứ như sức nguyện của đức Dược-sư, là khiến cho chúng-sinh được cơm áo phong-túc, hưởng thụ trang-nghiêm, th́ cái xă hội của người ta đây, cũng có thể lấy các sự tốt-đẹp mà hóa, lấy các nghệ-thuật mà hóa, so với cơi Lưu-ly ở phương đông, cơi Cực-lạc ở phương tây cũng không kém mấy vậy.
Kể từ điều nguyện thứ bẩy cho đến điều nguyện thứ 12 này đều duyên theo khổ-đế và tập-đế mà phát ra, khiến cho chúng-sinh biết đoạn-trừ mê-hoặc thoát khỏi khổ nạn cả. Cho nên ta nay, hoặc là cá nhân, hoặc tràng-học, hoặc tôn-giáo, hoặc chính-trị nữa, nếu muốn cải tạo xă-hội khiến cho xă-hội được b́nh-yên, đều có thể y theo cái nguyện của đức Dược-sư mà thực-hành cả vậy. Lại xem như trên đă nói, th́ người ta hay y theo đức Dược-sư mà phát nguyện, mà gắng sức thực hành, th́ sẽ được hai thứ lợi ích: Một là tăng thêm phúc đức của ḿnh, hai là tăng thêm phúc đức cho cả thế-giới, có làm như thế, mới là người biết nghe biết niệm, biết vâng giữ thật, mới không phụ cái ư của đức Dược-sư nữa vậy.
VIII. KẾT THÀNH DIỆU NGUYỆN
HÁN
Mạn-thù Thất-lợi! thị vi bỉ thế-tôn Dược-Sư Lưu-ly-quang Như-lai ứng-chính đẳng giác, hành bồ-tát đạo thời, sở phát thập nhị vi-diệu thượng nguyện.
GIẢI
Đoạn này là đoạn kết cả 12 nguyện trên. Diệu-nguyện nghĩa là 12 nguyện đó rất là tinh-vi mầu-nhiệm hơn hết mọi điều. Như-lai ứng, chính-đẳng-giác, là ba hiệu, trong mười hiệu của Phật. Đến đây là hết văn Hành-nguyện.
IX. NÓI VỀ QUẢ, ĐỨC (chia làm ba)
1. – Lời ít ư nhiều
HÁN
Phục thứ, Mạn-thù Thất-lợi! Bỉ thế-tôn Dược-Sư Lưu-ly-quang Như-Lai hành bồ-tát đạo thời, sở phát đại nguyện, cập bỉ Phật độ công-đức trang-nghiêm, ngă nhược nhất kiếp, nhược nhất kiếp dư thuyết bất năng tận.
GIẢI
Đoạn này là nói về quả đức. Quả đức là cái công-đức quả Phật bởi cái nhân-địa tu-hành căn-bản nó vê thành. Đoạn này chia làm ba đoạn: Đoạn thứ nhất là lời ít ư nhiều, nghĩa là lời-kinh tuy ít mà giải nghĩa cho tường th́ rất sâu vô-lượng vậy.
Phục thứ là lời tiếp theo đoạn trên mà mở ra đoạn dưới. Đây là lời đức Thích-Ca nói gộp lcho ông Mạn-Thù Thất-Lợi biết rằng cái thề-nguyền của đức Dược-sư Như-lai ngài đă phát ra từ khi tu nhân, là không thể nghĩ lường được, khôn lường, khôn-xiết. Đến cái quả Phật đă thành 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, mười sức, mười tám phép bất-cộng, bốn phép vô-úy, và những sự trang-nghiêm bên đất nước Lưu-ly, cũng đều khôn lường, khôn xiết, dù ta nói đến một kiếp hay hơn một kiếp nữa, cũng không xiết được.
Kiếp: nguyên tiếng Phạm là Kiếp-ba, Tàu dịch là Thời-phận, tức là thời-gian hay thời-đại vậy. Song cứ nói là Thời-phận hay thời-gian thời-đại, th́ nó hàm hồ, không chỉ rơ là lâu hay mới chừng nào, cho nên mới nói kiếp có hai nghĩa: Một là cái nghĩa phổ-thông tức như ta nói thời-phận hay thời-gian, từ một sát-na đến một giây một phút, cho đến muôn ngh́n ức triệu triệu năm, đều là thơi-phận thời-gian hay thời-đại cả. Như vậy th́ một kiếp là chỉ về một sát-na chăng? là chỉ về muôn ức triệu năm chăng? Thực là khó phân biệt lắm, v́ thế nên phải theo cái nghĩa thứ hai là nghĩa đặc-biệt. Cái nghĩa đặc-biệt tức như trong kinh đă nói là tiểu-kiếp, trung-kiếp với đại-kiếp đó. Nếu chỗ nào dùng một chữ kiếp, tức là nói về đại-kiếp, mà chỗ nói về tiểu-kiếp, trung-kiếp tất cả chử tiểu với chữ trung để cho phân biệt. Cái nghĩa đại-kiếp, kinh luận giải thích nhiều cách. Đại khái cứ thế-giới trải qua một độ Thành, trụ, hoại, không, th́ là một đại-kiếp. Nhưng cái thế-giới này, không phải chỉ riêng một quả đất ta ở mà thôi. Cứ mỗi một quả đất, một mặt trời mặt trăng là tổ chức thành một tiểu thế-giới, do một ngh́n tiểu thế-giới tổ chức thành một tiểu thiên thế-giới, một ngh́n tiểu thiên thế-giới hợp thành một trung thiên thế-giới, một ngh́n trung thiên thế-giới hợp thành một đại thiên thế-giới. Một cơi đại thiên thế-giới tức là một ngh́n triệu quả đất và ngh́n triệu mặt trời mặt trăng cùng tổ chức nên, cũng như nhà Thiên-văn-học bây giờ gọi là Tinh-văn-hệ với Tinh-hải-hệ vậy. Cơi Đại-Thiên thế-giới này, thoạt đầu rỗng không, lần lần mà thành, lần lần mà trụ, lần lần mà hoại. Cũng như một đứa bé con lúc chưa sinh chưa có người ấy là không, sinh rồi lớn dần, cho đến mười tám hai mười tuổi là thành cái th́ trẻ khỏe từ hai mười đến bốn mươi là trụ, từ đó trở về sau, dần dần già yếu rồi đến tan nát th́ lại về chỗ không. Thế cho nên lúc nó thành không phải là do một mai mà thành, lúc nó hoại cũng không phải là một triều mà nó hoại. Trong kinh luận thường nói do 20 tiểu-kiếp thành một trung-kiếp, do bốn trung-kiếp mới thành một đại-kiếp. Đem số ngày tháng của loài người mà tính, th́ từ khi người thọ 84.000 tuổi, trải qua một trăm năm giảm đi một tuổi, cứ thế giảm măi cho đến lúc chỉ sống mười tuổi là một độ giảm. Lại từ mười tuổi, qua một trăm năm, tăng thêm một tuổi, tăng măi cho đến 84.000 tuổi là một độ tăng. Trải qua một độ tăng một độ giảm như thế là một tiểu-kiếp. Cứ tính trong thời-gian một tiểu-kiếp cũng đă thấy vượt hẳn ra ngoài cái cảnh tưởng-tượng của người ta rồi, vậy cái thời-gian do 20 tiểu-kiếp tích thành một trung-kiếp, 80 tiểu-kiếp tích thành một đại-kiếp c̣n dài dặc man mác biết là chừng nào! Nay nói rằng cái công-đức của đức Dược-sư nói đến một kiếp hay hơn một kiếp đều không xiết, th́ đủ biết công-đức ấy thực là vô cùng vậy.
2. – ĐEM PHƯƠNG TÂY VÍ PHƯƠNG ĐÔNG
HÁN
Nhiên bỉ Phật độ, nhất hướng thạnh-tịnh, vô-hữu nữ-nhân, diệc vô ác-thú, cập khổ âm thanh; Lưu-ly vi địa, kim thằng giới đạo, thành khuyết cung các, hiên xong la vơng, giai thất bảo thành, diệc như tây phương cực-lạc thế-giới, công đức trang-nghiêm đẳng vô sai-biệt.
GIẢI
Đay là lấy công đức trang-nghiêm bên Tây-phương mà ví dụ với công đức trang-nghiêm bên Đông-phương cũng hệt như nhau, không có ǵ khác, cho nên đầu đề gọi là "Đem phương tây ví phương đông". Cơi đời Lưu-ly kia, là v́ sức nguyện của đức Dược-sư mà thành, nguyên vẫn thanh-tịnh, các chúng-sinh được nhờ ngài giáo-hóa từ chủ chí bạn, không có đàn bà. Xét các học thuyết xưa nay, có thuyết th́ nói rằng nguyên là thanh mà biến dần ra chọc, như phái đạo-giáo bên Tầu, nói rằng thế-giới nguyên vẫn tự-nhiên, hư vô thanh-tịnh sau v́ xảo trá điêu ác, mà dần biến ra chọc; Có thuyết th́ cho thế-giới nguyên là chọc mà biến ra thanh, như Tiến-hóa-luận của người Thái-tây th́ bảo rằng thế-giới này từ nơi ngu-xuẩn dă-man mà tiến lên văn minh tốt đẹp. Song đều không bằng cơi đời lưu-ly cả, v́ nó vẫn một mặt thanh-tịnh, tuyệt không nhiễm một chút chi. Tịnh độ là nói về phần đối lại với uế-độ, như cơi Sa-bà ta đây là uế-độ, v́ theo cái nghĩ chúng-sinh đều chịu khổ mà đặt tên, không thể nào ví với cơi Tịnh-độ được. Vô-hữu nữ-nhân không phải là nói rằng ở cơi ấy chỉ có đàn ông mà không có đàn bà đâu, v́ đàn ông với đàn bà là do chỗ tương-đối mà đặt tên, không có cái tướng đàn bà, tức là không có cái tướng đàn ông nữa. V́ chúng-sinh ở đấy, thuần là hạng hóa-thân thanh-tịnh cả, không có cái tướng hèn hạ, mà chỉ có cái tướng trượng-phu, như cơi trời Sắc-giới cũng không có đàn bà vậy. Cho nên biết đă không có tướng đàn bà, tức là vượt lên trên cơi Dục rồi. V́ cơi dục là cơi năm ngả cùng chung chạ, hết thẩy đều có cái tính âm dương cả. Trong tính âm dương, hàm có cái tính mâu thuẫn, cùng trái ngược nhau, cùng vê thành nhau, do chỗ mâu thuẫn tạm được thống nhất điều ḥa mà sinh thành, cũng do mâu thuẫn mà rút cục đến tan rẽ ly biệt mà phá hoại. Bởi trong cơi Dục, năm ngă chung chạ, th́ trong loài người, cũng có tính âm dương trai gái khác nhau, dương hơn âm kém, tự nhiên thấy khác nhau cho đến các ngă khác, cũng đều như thế. Cho nên chỉ có cơi Tịnh-độ là không có cái tướng trai gái mà đều đầy đủ cái tướng trượng-phu trang-nghiêm vậy. Ác thú: Có ba ác thú: 1. Địa ngục; 2. Ngạ-quỷ; 3. Súc-sinh. Nếu đặt A-tu-la vào th́ có bốn ác thú. Nhưng v́ Tu-la phúc lớn, ở vào khoảng trời và quỷ, không phải riêng hẳn về ác thú. Vả A-tu-la và bọn Càn-thát-bà, đều bao quát ở trong tạp thú cả. Đất nước đức Phật kia, đă vượt trên cả cơi dục, c̣n làm ǵ có ác thú nữa? mà đến cái danh từ khổ, cũng không có nữa. Trong kinh Di-Đà nói rằng: "Đất nước Phật kia, đến cái danh từ ác đạo c̣n không có, làm ǵ mà có sự thực nữa" đông tây tuy khác nhau mà sự cái cảnh Tịnh-độ th́ cũng như một vậy. Đất cát thanh tịnh, toàn là lưu ly, đường lối đi lại, căng bằng dây vàng. Thành tức là cái tường bao xung quanh một khu dân cư đông đúc; Khuyết là con đường đi thông ở trên từng đài thứ hai, cũng là cái nhà lầu ở trên thành; Cung là cái nhà cao lớn sâu rộng; Các là cái nhà lầu; Hiên tức là mái hiên; Song tức là cái cửa sổ vuông; La vơng tức là thứ dùng các tơ quư đan thành tấm lưới giăng ở trên không; Thất bảo là: vang, bạc, lưu ly, chân châu, mă năo, san-hô hổ-phách. Thất bảo là bẩy thứ thế gian quư nhất, nên nói ra để ví dụ cái vẻơ thế-giới trang-nghiêm, cũng giống như cơi đời Cực lạc bên Tây-phương. V́ kinh này nói tiếp sau kinh A-di-đà hoặc kinh Vô-lượng-thọ, hoặc kinh Quán-vô-lượng-thọ cho nên nói cái vẻ y chính trang-nghiêm bên Cực lạc để so sánh cho biết vẻ y chính trang-nghiêm của cơi đời lưu-ly vậy.
3. KHEN BẠN TỎ CHỦ
HÁN
Ư ḱ quốc trung, hữu nghị bồ-tát ma ha tát, nhất danh Nhật-quang biến chiếu; nhị danh Nguyệt quang biến chiếu. Thị bỉ vô lượng vô số bồ tát chúng chi thượng thủ, thứ bổ Phật xứ tất năng tŕ bỉ Thế tôn Dược-Sư Lưu-ly-quang Như-lai chính pháp bảo tạng.
GIẢI
Chủ tức là đức Dược-sư, bạn tức là vị bồ-tát Nhật-quang Nguyệt-quang giúp đỡ ở hai bên. Công-đức đức Dược-sư không nghĩ bàn xiết, cho nên tán thán bên bạn, tức là nêu tỏ bên chủ vậy. Tiếng phạm là Sát-đa-la. Tầu dịch là Quốc, hoặc là Độ, hoặc gọi là Thế-giới. Song trong kinh chỗ nói Quốc-độ chỗ nói Thế-giới, cũng có ư khác có ư cùng. Như trong kinh nói Ma-kiệt-đề-quốc, Ca-tỳ-la-quốc, th́ cũng cùng một nghĩa như chữ Quốc-gia ngày nay; Mà nói rằng Dược-sư Phật quốc, Cực lạc quốc độ v.v... tức là giống với cái nghĩa Thế-giới ngày nay. Đây nói Ư ḱ quốc trung, tức là nói ở trong nước Phật Dược-sư vậy, Nhật-quang Nguyệt-quang, đều là phần chính báo trang-nghiêm. Như điều nguyện thứ nhất nói rằng: "Ta nguyện sau này ta chứng được đạo bồ-đề, thân ta sáng sủa, rực rỡ chói lói, cả vô-lượng vô-biên thế-giới..." cho đến câu: "khiến cho hết thẩy các giống hữu-t́nh, đều như ta cả." thế th́ ở bên cơi Phật, Phật và chúng-sinh, thân đều như ngọc lưu-ly sáng sủa rực rỡ, soi suốt trong ngoài, bóng sáng mặt trời mặt trăng, cũng như ánh sáng con đom đóm mà thôi, sao đủ ví bằng được. Lại như các người trên từng Không-cư-thiên trở lên, tự thân đều có hào quang, th́ không c̣n cần chi mặt trời, mặt trăng. Vậy th́ ánh sáng mặt trời, mặt trăng, chỉ có cơi đời tối tăm của ta ở đây là cần thôi, chứ cơi đời Lưu-ly th́ c̣n cần chi nữa. Bởi v́ Lưu-ly trên kia đă ví dụ như chỗ trời xanh biếc, cái chỗ xanh biếc kia vốn đă sáng suốt sạch sẽ, nếu thêm ánh sáng mặt trời, mặt trăng th́ lại càng thêm vẻ trong suốt sáng bóng vậy. Vậy biết cái tên Nhật-quang Nguyệt-quang, là y theo cơi này mà đặt tên ví dụ, nêu tỏ hai vị bồ-tát ấy là vị đầu lớp cả trong đại chúng, ngôi là Diệu-giác, sẽ bổ vị Phật, cũng như ngài Văn-Thù ngài Di-Lạc ở cơi này, ngài Quan-Âm ngài Thế-Chí ở cơi Cực-lạc, cũng như mặt trời, mặt trăng đứng ở trong các ngôi sao vậy. Ngài Nhật-Quang sẽ bổ vào ngôi đức Dược-sư, ngài Nguyệt-Quang sẽ bổ vào ngài Nhật-Quang, cũng như ngài Quán-Âm ngài Thế-Chí thay ngôi đức Di-Đà vậy. Chính pháp bảo tạng: là cái tâm ấn của chư Phật, là cái tuệ-mệnh của chúng-sinh, là đường lối của kẻ tu hành, phi những vị ở ngôi Diệu-giác đại-sĩ th́ sao gánh vác nổi cái trách nhiệm giữ vững và truyền trao măi măi không mất được ư? Bởi tin cái kho báu chánh-pháp của đức Dược-sư mà hiểu được lư, do hiểu lư rồi thực hành, do thực hành mà chứng quả, thế mới là hay thụ tŕ hết. Vả lại chính-pháp ở đời, như vầng mằt trời Phật sát trời, rong đuốc trí-tuệ, phá hàng tà kiến, là cái chỗ tích tụ vô-lượng công-đức pháp-tài, cho nên gọi là kho báu. Cái kho báu như thế, phải nhờ có người tin, hiểu, làm và chứng quả hẳn, mới có thể giữ vững và trao truyền lưu-thông măi được, trái lại th́ tan nát ch́m mất, không nẩy được giống Phật nữa! Bởi thế nêp phép giáo-hóa của đức Dược-sư, tức là do hai vị bồ-tát ấy lưu-truyền ra mới lưu hành ra đời vậy. Công đức của hai vị bồ-tát như thế, th́ cái công-đức của đức Dược-sư lại càng tỏ rơ là nhường nào.
X. KHUYÊN TIN NGUYỆN SINH SANG CƠI PHẬT
HÁN
Thị cố Mạn-Thù Thất-lợi! chư hữu tín tâm thiện nam tử thiện nữ nhân đẳng, ưng đương nguyện sinh, bỉ Phật thế giới.
GIẢI
Đă hiểu rơ công-đức trang-nghiêm của hai phần chính-báo và y-báo của Phật rồi, cho nên mới khuyên các giống hữu-t́nh, phát nguyện cầu sinh. Tỷ-khiêu (Sư ông), Sa-di (Tiểu nam), Ưu-bà-tắc (Săi), đều có thể gọi là Thiện-nam cả; Tỷ-khiêu-ny (Sư bà), Thúc xoa-ma-na, Sà-di-ny (Tiểu nữ), Ưu-bà-di (Văi), đều có thể gọi là Thiện-nữ-nhân cả. Bẩy hạng đệ tử ấy, nếu đủ ḷng tin, đều được sinh sang cơi đời lưu-ly cả. Bởi v́ Phật-pháp như kho báu, phi tay tin không thể vọc vào được. Tin là nguồn đạo, là mẹ sinh ra công-đức, nuôi lớn hết thẩy mọi căn lành, tin tâm ḿnh. lượng bằng pháp-giới, mười phương cơi Phật duy tâm hiện ra, như kinh Duy-ma-Cật đă nói: "ḷng chúng-sinh sạch nên đất nước sạch. ḷng chúng sinh bẩn nên đất nước bẩn" th́ tâm ấy là Phật, tâm ấy làm Phật, phát nguyện tu hành, cầu xin ở cơi đời Dược-sư lưu-ly không ngoài tâm ḿnh, phỏng có khó ǵ ư? Vả lại kinh này nói rơ công-đức quả Phật, khuyên tu cầu văng-sinh, cũng như kinh Di-Đà khuyên phát-nguyện văng-sinh vậy. Lại nữa, bởi công tu-tŕ, cảm đến đức Dược-sư ngài gia-bị cho, được ngay các món thụ-dụng ở đời này, cũng như những sự lợi-ích đă nói trong các bài chân ngôn, mật chú cho nên trên kia đă nói kinh này là kinh thông suốt cả Tịnh-độ-tôn và Mật-tôn, thực không phải là ngoa vậy. Trở lên là nói rơ về phần thể tướng của kinh này.
XI. NÓI RƠ CĂN CƠ VÀ LỢI ÍCH ĐƯỢC NGHE TÊN HIỆU PHẬT (chia làm sáu)
I. – ĐƯỢC LỢI ÍCH TRỪ TỘI THAM LẬN MÀ HAY BỐ THÍ
HÁN
Nhĩ thời Thế tôn, phục cáo Mạn-thù Thất-lợi đồng tử ngôn: Mạn-thù Thất-lợi! hữu chư chúng sinh, bất thức thiện ác, duy hoài tham lận, bất tri bố thí, cập thí quả báo: ngu si vô tri, khuyết ư tín căn; đa tụ tài bảo, cần gia thủ hộ. Kiến khất giả lai, ḱ tâm bất hư, thiết bất hoạch gĩ, nhi hành thí thời, như cát thân nhục, thâm sinh thống tích. Phục hữu vô lượng khan tham hữu t́nh, tích tập tư tài ư ḱ tự thân, thượng bất thụ dụng, hà huống năng giữ phụ mẫu thê tử, nô t́ tác sử, cập lai khất giả! Bỉ chư hữu t́nh, ṭng thử mệnh chung, sinh ngạ quỷ giới, hoặc bàng sinh thú. Do tích nhân gian, tằng đắc tạm văn Dược-Sư Lưu-ly-quang Như-Lai danh cố, kim tại ác thú, tạm đắc ức niệm bỉ Như-Lai danh, tức ư niệm thời, ṭng bỉ xứ một, hoàn sinh nhân chung, đắc túc mệnh niệm úy ác thú khổ, bất nhạo dục lạc, hiếu hành huệ thí, tán thán thí giả, nhất thiết sở hữu, tất vô tham tích; tiệm thứ thượng năng gĩ đầu mục thủ túc, huyết nhục thân phận, thí lai cầu giả, huống dư tài vật.
GIẢI
Thiện với ác, nguyên cũng ở một cái tâm, chúng sinh không biết thiện ác, tức là không biết tâm ḿnh, v́ không biết tâm ḿnh, nên mê tâm là cảnh, theo vật trôi rạt. Chỉ mang ḷng tham sẻn, chính là chỉ rơ cái chỗ mê cảnh theo vật này, ví như các món giúp cho sự sống, chẳng qua chỉ để duy-tŕ cái thân-tâm ngũ-uẩn giả hợp sinh-hoạt trong một thời-kỳ mà thôi, qua cái đó, thành ra vô dụng hết. Huống chi cái nguồn sinh ra những món giúp cho sự sống (kinh tế) đó, không phải là bởi cái sức của một số ít người làm nên, đó là nhờ sức chung của cả xă-hội cùng tư-cấp cho. Thế mà ngoài sự duy-tŕ cái sống của ḿnh và cái sống của gia-đ́nh ra, mà sinh ḷng mong cầu không chán, tích góp tiền của, lại tự cho ḿnh là kẻ hào-phú, đủ biết là kẻ không có trí-tuệ rồi. Thứ nhất là không biết sự bố thí và cái quả của sự bố-thí là phép gây nên nền kinh-tế của xă-hội. Nền kinh-tế của xă-hội, nguyên là để duy tŕ cái hạnh-húc sinh-hoạt của nhân quần xă hội, nếu bị một số ít người tích-góp vào một chỗ, th́ tất có một số đông người mất cái năng lực duy-tŕ được sự sinh-hoạt, v́ thế lôi kéo vào cuộc lao-động và tư bản trạnh đấu nhau, phá hại mất hạnh phúc của loài người, đó là cái quả báo không bố thí tất nhiên như thế; Xét cùng nguyên nhân là bởi phần thứ hai là ngu si không có trí tuệ, thiếu hẳn mầm tin, chưa nhận được rơ cái giá trị của cuộc nhân sinh. Bởi v́ cái thân ngũ uẩn giả hợp của người ta và các món tiền của để duy tŕ sự sống cho người ta, không cái nào không do mọi duyên hợp nên, quyết không thể ĺa rẽ hết thẩy mà sống một ḿnh ở trong khoảng trời đất này được. Ta như thế, người khác cũng như thế, duyên nọ duyên kia, cùng can thiệp nhau, không thiên lệch chút nào, c̣n có chỗ nào là ta, chỗ nào là người, chỗ nào là vật, suy thế th́ biết cái tự tính của hết thẩy mọi pháp đều là không. Vật biết người có giá trị nhất trong loài người, là con người ở trong mọi duyên đó, mà xét thấu được cái chân tướng của loài người, là con người đứng trọi trót trên tất cả mọi người, tùy vào đời đó mà vẫn giữ vững được ḿnh vậy. Con người thiếu mất mầm tin, là con người đối với phép chân ch́nh của đời, không có ḷng tôn trọng tín ngưỡng, không có trí tuệ siêu-việt, để hiểu thấu cái chân tướng của loài người mà thấy cái tướng ta, tướng người, tướng vật, cái ǵ ḿnh không có th́ sinh ra ḷng tham cầu, tích nhiều tiền của; Cái ǵ ḿnh đă có rồi, th́ sinh ḷng keo sẻn, chăm chỉ giữ ǵn. Dù gặp lúc bị người ta bắt ép không thí ra không xong, th́ chỉ xuưt xoa như cắt thịt ra cho mà thôi. Song tiền tài nguyên là v́ sự giúp đỡ cho sự sống của người mà sản xuất ra, đời có hạng người coi mặt như kẻ ăn xin mà giầu ngang nhà nước; bạc ác bất nhân, một giọt không sóng sánh, thế không những là quên mất cái ư nghĩa v́ giúp thêm vào sự sống mà làm ra tiền tài, thực cũng sai mất cả cái ư nghĩa người ta thế nào mới đáng gọi là người nữa vậy. Con người ngu si tham sẻn như thế, sống đă hại cho xă-hội, chết tất phải đọa vào loại quỷ đói súc sinh, cũng là lẽ cố nhiên!
Từ câu "Do tích nhân gian" trở xuống là chỉ rơ cái lợi ích, diệt trừ được tội lỗi. V́ nhờ cái sức công-đức điều nguyện căn bản của đức Dược-sư Như-lai, th́ con người đă tạo nên cái nghiệp tham sẻn rất nặng kia, hễ được nghe qua đến danh hiệu của Ngài, gieo mầm vào trong đám ruộng A-lại-gia-thức, v́ nhờ có sức nguyện của Phật gia hộ độ tŕ cho, cái hạt giống Phật ở trong A-lại-gia-thức, được nẩy nở ra, th́ cũng được thoát khỏi chốn khổ, lại được sinh lên làm người và nhớ được tất cả mọi việc kiếp trước. V́ cái sức nhớ được kiếp trước ấy, nó hay khêu gợi ánh sáng trí tuệ, mà hiểu thấu được cái chân tướng đời người, rơ được cái nguyên lư sự vật đều do nhân duyên mà khởi lên, cho nên hay đổi hẳn được cái nghiệp tham sẻn ở kiếp trươc, mà thích ra ơn bố thí, cho đến bố thí cả thân mạng không tiếc ǵ nữa. Tới được cái cảnh bố thí như thế, tất là đă suốt được cái lẽ trong ngũ-uẩn, thập-bát-giới, thập-nhị-xứ cho đến hết thẩy mọi pháp, đều không có ḿnh thật, không có pháp thật, duyên theo hai cái trí ḿnh không pháp không ấy, cho nên mới hay bỏ được nước được thành như bỏ cái rẻ rách, cho cả đầu cả mắt như nhổ nước miếng đi làm lợi ích cho chúng sinh mà làm thanh tịnh được đất nước Phật vậy. Thế th́ biết rằng biết được điều ích-lợi của phép bố-thí và cái quả báo của sự bố-thí đó, xét đến chỗ then chốt phát được tâm ra và cái sức duy-tŕ trong lúc làm đạo ấy, đều là nhờ cái oai thần công đức điều nguyện căn bản của đức Dược-sư Như-lai ngài gia hộ độ-tŕ cho mới đến thế được vậy.
2. ĐƯỢC LỢI ÍCH TRỪ ĐƯỢC TỘI PHÁ GIỚI MÀ LẠI GIỮ ĐƯỢC GIỚI
HÁN
Phục thứ: Mạn-thù Thất-lợi! Nhược chư hữu t́nh, tuy ư Như-lai thụ chư học xứ, nhi phá thi la; Hữu tuy bất phá thi la, nhi phá quỹ tắc; Hữu ư thi la quỹ tắc, tuy đắc bất hoại, nhiên hủy chính kiến; Hữu tuy bất hủy chính kiến nhi khí đa văn, ư Phật sở thuyết khế kinh thăm nghĩa; bất năng giải liễu; Hữu tuy đa văn, nhi tăng thượng mạn, do tăng thượng mạn, phú tế tâm cố, tự thị phi tha, hiềm báng chính pháp, vi ma bạn đảng. Như thị ngu nhân, tự hành tà kiến, phục linh vô lượng câu chi hữu t́nh, đọa đại hiểm khanh, Thử chư hữu t́nh, ưng ư địa ngục, bàng sinh, quỷ thú, lưu truyển vô cùng. Nhược đắc văn thử Dược-Sư Lưu-ly-quang Như-lai danh hiệu, tiện xả ác hành, tu chư thiện pháp, bất đọa ác thú; Thiết hữu bất năng xả chư ác hành, tu hành thiện pháp, đọa ác thú giả, gĩ bỉ Như-lai bản nguyện uy lực, linh ḱ hiện tiền, tạm văn danh hiệu, ṭng bỉ mệnh chung, hoàn sinh nhân thú, đắc chính tiến tinh tiến, thiện điều ư lạc, tiện năng xả gia, thú ư phi gia, như lai pháp trung, thụ tŕ học xứ, vô hữu hủy phạm, chính kiến đa văn, giải thậm thâm nghĩa, ly tăng thượng mạn, bất báng chính pháp, bất vi ma bạn, tiệm thứ tu hành, chư bồ tát hạnh, tốc đắc viên măn.
GIẢI
Đoạn này nói rơ các giống hữu-t́nh phạm-giới, v́ được nghe thấy danh hiệu đức Dược-sư mà sạch tội được phúc, phi nhờ sức nguyện của đức Dược-sư, sao được ích-lợi thần-tốc đến như thế. Hữu-t́nh cũng là một cái tên riêng của chúng-sinh, v́ ai ai cũng v́ có mệnh căn và ái-dục t́nh-kiến mới thành người, cho nên gọi là giống hữu-t́nh. Nói rằng các giống hữu-t́nh, tức là cai cả sáu cơi phàm. Nhưng đây th́ chuyên chỉ về loài người. Như-lai chế ra giới luật. Tỷ-khiêu có hơn hai trăm giới; Tỷ-khiêu-ny có hơn ba trăm giới; Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di có năm giới, bẩy bọn đệ tử, đều có giới giải thóat riêng, ai đă thụ giới, đều phải y vào đó làm chỗ chuyên chỉ tu học, cho nên nói là "thụ chư học xứ". Thi la là tiếng Phạm, chính nghĩa có bốn nghĩa là thanh lương, an ổn, an tĩnh, tịch diệt, dịch tắt là giới. Chữ thi la đây chính là chỉ về giới luật. Nếu thụ giới mà không giữ giới, cũng như cái đồ không lành, không đựng được đồ nữa. Pháp thân tuệ mệnh, đều mất sạch cả. Nay các giống hữu-t́nh, tuy có theo học vào lớp học của thất chúng, mà không vâng giữ được đúng phép, thế là phá mất thi la rồi vậy.Hữu tuy bất phá thi la nhi phá quỹ tắc, thi la là phép tu dưỡng đạo đức của một người, phá mất tội c̣n nhẹ; C̣n như quỷ tắc, là điều luật đạo đức công cộng, phạm th́ tội càng nặng lắm. Cũng như nhà nước có công pháp, để trừng giơí kẻ làm sằng; Tùng lâm có thanh quy, để cùng xử đoán kẻ làm bậy, cho nên phá mất quỹ tắc, tức là phá nền đạo đức công cộng vậy. Hữu ư thi la quỹ tắc, tuy đắc bất hoại, nhiên hủy chính kiến, tội này là tội lại nặng thêm lên một từng nữa. Kiến nghĩa là phân biệt, là tư tưởng, hủy hoại chính kiến, tức là phạm tội về phần tư tưởng, là do ư nghiệp mà phạm tội, so với cái tội bởi sự hành vi mà ra lại càng nặng hơn. Chính kiến có hai thứ; Một thứ chính kiến về thế gian, một thứ chính kiến về xuất thế gian. Chính kiến của thế gian, tức là tin theo luân thường đạo-lư, nên làm th́ phải làm, không làm tức là hủy rồi. Như ngày nay có bọn ham chuộng về vật dục, cho những thuyết đạo đức ngày xưa mà đem làm ra ngày nay là làm nô lệ cho đạo đức, đem vào chính trị, th́ cho là chính sách ngu dân, đua nhau đề xướng cái thuyết tự do, chỉ cốt cho thỏa ḷng vật dục, thử hỏi những tư tưởng ấy, có phải là đúng chăng? Nói cho đúng th́ để cho ai muốn thế nào th́ làm như thế, tư tưởng hành vi, mỗi kẻ một khác, th́ nhà nước rối loạn ngay, khó ḷng mà trị được nữa. Chính kiến về phần xuất thế gian, là Phật pháp ở thế gian, vẫn ở trong thế-gian mà giác-ngộ, nghĩa là tới ngay những pháp ngũ uẩn, thập-nhị-xứ, thập-bát-giới của thế gian mà thấy tỏ cái lư chân-thực của mọi pháp, tin rằng có đạo bồ-đề, có thể cầu được, có cơi Niết-bàn, có thể chứng được, thế là chính kiến. Xem thế biết rằng không tin đạo đức thế gian, tức là hủy-hoại chính-kiến thế-gian: không tin chân lư xuất thế, là hủy-hoại chính-kiến của xuất thế-gian. Phá giới mà không hủy chính-kiến, th́ c̣n có ḷng tủi-thẹn, tội c̣n sám-hối được; Nếu hủy mất chính-kiến, gây nên cái nghiệp không có tín-căn, th́ không thể nào cứu chữa được nữa. Lại có kẻ bỏ sự biết nhiều, câu nệ một chỗ chưa biết đúng của ḿnh, được một chút đă cho là đủ, không cầu bực trí-thức mở mang chỉ bảo, không nghe lời minh sư nói pháp, cho nên đối với những kinh sâu-xa, không sao hiểu rằng. Khế kinh những phép Phật nói, đúng lư đúng cơ, nghĩa lư nhiệm mầu, sâu rộng như bể, nếu không phải là người nghe nhiều, sao có lĩnh thụ tỏ ngộ được? Vả lại, giáo lư của Phật, rất trọng ba món văn, tư, tu, là cái tuệ-mạng của Như-lai, nếu không nghe nhiều, không thể duyên dẫn nẩy nở hai món tư, tu, mà dù có tư, tu, cũng chỉ là sự tu mù mà thôi như cái di-độc ở trong các tôn-môn thường chỉ giữ gịt lấy một câu đầu mà bỏ cả ba tạng không nghe. Thử hỏi một câu đầu đó, có thể bao quát được cả ba tạng không? Nếu chưa hết được, mà bỏ sự nghe nhiều, là bỏ mất cái văn-tuệ-mệnh.
Hữu tuy đa văn nhi tăng thượng mạn. Đây là nói kẻ không biết văn-tự bát-nhă, nguyên là cửa phép phương-tiện, mà cứ y theo văn, không y theo nghĩa; không biết dùng công phu thể nghiệm ở ngay tâm lư ḿnh, mà cứ câu chấp văn tự, tự che lấp mất t́nh trong sáng của ḿnh; ở ngôi cao lấn hiếp kẻ thấp, coi trời bằng vung, thậm chí mắng nhiếc cả Phật với Tổ, chê bai phỉ báng cả chính-pháp, thế chả là ma là ǵ? Cái tâm của người ta, nó nguyên như ngọc lưu-ly, sáng suốt cả trong ngoài, khi mắc cái bệnh kiêu mạn, cũng như mây đen che lấp cả chỗ quang-đăng rồi, đó đều là v́ có nghe mà không phát-khởi mối nghĩ chân chính, cho nên mới trôi rạt vào loài tà-ma. Mọi giống hữu-h́nh như thế. là kẻ ngu-si mê-muội, không tỏ chân lư, do sự nghĩ ngợi bậy bạ mà sinh ra sự tu hành bậy, tự làm lại bảo người làm, tự hại lại làm hại người, không những tự đọa vào hầm hố địa-ngục nguy hiểm, cũng khiến cho vô-lượng ức-số giống hữu-t́nh, đọa vào ba ngả ác, lần lượt xoay vần, vĩnh viễn không có kỳ nào thoát ra, khổ không xiết kể nữa. Từ câu: Nhược văn Dược-sư, trở xuống là nói rơ điều lợi ích trừ sạch các tội phạm giới mà lại giữ được giới nữa. Chỉ có nghe thấy danh hiệu đức Dược-sư Như-lai, nhờ sức nguyện căn bản của Phật, khiến cho chúng-sinh tội ác rất lớn kia đổi mặt thay ḷng, đổi hết tội trươc, bỏ ác làm lành, không đọa ngả ác, chính như các Tổ đă nói: "quăng con dao mổ thịt xuống, tức là thành Phật ngay" vậy. Dù cho đọa vào ngả ác, nhờ có sức nguyện của Như-lai, tạm nghe danh-hiệu, thoảng qua vào tai, thành giống đạo măi, th́ khi cái thân ngả ác chết đi, lại được sinh về nhân-gian ngay. Hoặc nhân sức Phật, nghĩ đến nhân duyên đọa-lạc kiếp trước, từ đó thấy đúng nghe nhiều, nghĩ đúng, tu đúng, đạo đức chân-lư của thế-gian và xuất-thế-gian, dũng mănh tinh tiến, khéo điều ḥa ư-thích.
Thiện điều ư lạc, tức là tu được định-tuệ quân-b́nh, v́ có định, nên tâm như nước giếng lâu năm, như trời thu quang-đăng, lầu lầu tự tại; v́ có tuệ nên những phép thế-gian và xuất-thế-gian, xét rơ từng ly từng tư, ư thích tự-tại. Nếu chỉ có tuệ mà không có định, th́ dễ trôi rạt vào chỗ lông bông, cho nên cần phải cho định tuệ quân b́nh, mới hay khéo điều ḥa được ư thích. V́ có định-tuệ quân b́nh tức th́ bỏ được nhà ra, mà tới chỗ khác nhà.
Phi gia, tức là ra khỏi gia-đ́nh, cũng như ta thường nói là xuất-gia vậy. Xuất-gia có bốn bực: 1.) Thân xuất gia mà tâm không phải là người xuất gia, đúng như ngài A-nan nói: "Thân mặc cà sa, thân chưa vào đạo" vậy. 2.) Tâm xuất gia mà thân không phải là người xuất gia, như ngài Tịnh-Danh cư-sĩ vậy. 3.) Thân tâm đều xuất gia, như các bực đại A-la-hán, các ông Tỷ-khiêu-tăng, thân hệt tướng Tăng, tâm tu nết thanh sạch; 4.) Thân tâm đều không phải là người xuất gia, tức là hạng người tại-gia, đeo đẳng trong ṿng tục-lụy. Chữ xuất gia đây cứ lẽ mà nói, cũng có thể nói là ra khỏi cái nhà phiền năo, vào ở trong nhà Như-lai pháp-vương, v́ rằng định-tuệ quân b́nh tất cả trừ sạch được cái nhân phiền-năo sinh-tử vậy. Từ câu: Thụ tŕ học xứ cho đến câu, tốc đắc viên măn, đều là cái nhân sức nguyện của đức Dược-sư, bỏ ác tu thiện, do ba phép văn-tư-tu, vào cơi tam-ma, dần dần chứng được trí-tuệ của Phật vậy.
3.- ĐƯỢC LỢI ÍCH DIỆT TỘI GHEN
GHÉT
MÀ GIẢI THOÁT
HÁN
Phục thứ: Mạn-thù thất lợi! Nhược chư hữu-t́nh, khan tham tật đố, tự tán hủy tha, đương đọa tam ác thú trung, vô lượng thiên tuế, thụ chư kịch thổ! Thu kịch khổ gĩ, ṭng bỉ mệnh-chung, lai sinh nhân-gian, tác ngưu mă đà lư, hằng bị tiên thát, cơ khát bức năo! hựu thường phụ-trọng, tùy lộ nhi hành. Hoặc đắc vi nhân, sinh cư hạ tiện, tác nhân nô t́, thụ tha khu dịch, hằng bất tự-tại! Nhược tích nhân chung, tằng vân Thế-tôn Dược-sư lưu-ly-quang như lai danh-hiệu, do thử diện nhân, kim phục ức niệm, chí tâm qui y, gĩ Phật thần lực, chúng khổ giải thoát, chư căn thông lợi, trí-tuệ đa văn, hằng cầu thắng pháp thường ngộ thiên hữu, vĩnh đoạn ma quyến, phá vô-minh-xác, kiệt phiền năo hà, giải thoát nhất thiết sinh lăo bệnh tử, ưu sầu khổ năo.
GIẢI
Khan tham: keo sẻn không bố thí; Tật-đố: ghen ghét người hơn ḿnh, đó đều là v́ không kiến thức cao xa, không có trí tuệ lơn, tâm nhỏ lượng hẹp, cho nên mới gây nên cái nghiệp khen ḿnh chê người, tức như trong bản Du-gia bồ-tát giới đă nói: "Người ta có đức tốt thật, không muốn khen ngợi; Người ta có danh-dự thật, không muốn tán dương". V́ thế sinh ḷng kèn cựa, gây nên mọi nghiệp ác, phải đọa vào ngả ác, chịu nỗi cực khổ. Hết nỗi khổ trong ngả ác, sinh lên nhân gian, phải chịu quả báo làm loài súc sinh, phải chịu đủ nỗi khổ đ̣n đánh đau đớn: Có được làm người, cũng chỉ làm tôi đ̣i người ta, không được tự-do. Phải chịu đ̣n đánh luôn, tức là v́ cái quả báo tham sẻn nó rớt lại. Lưới trời lồng lộng, thưa mà không sót, thiện ác rơ rệt, nhân-quả không sai, chính là thế đó.
Từ câu "Nhược-tích nhân trung..." trở xuống là nói rơ sự lợi ích diệt tội ghen ghét được thú giải-thoát. Các giống hữu-t́nh này, v́ xưa kia từng được nghe qua danh hiệu đức Dược-sư, ươm được mầm lành, nay lại nhờ được sức Phật gia-hộ như thể tiếng sấm mưa xuân nó kích phát, khiến cho hạt giống trong ruộng thức nẩy mầm mọc lên, thành tâm quy y về tam-bảo, giải thoát nhân khổm, không phải chịu quả khổ nữa. Chuyển cái báo-thân tàn tật ngày xưa, ngày nay được mọi căn hoàn-toàn; Chuyển cái tâm ngu-si lỗ độn ngày xưa, ngày nay được thông-minh trí-tuệ. Ma quyến, tức là lưới rập của ma. Nay đă thường cầu phép hay, thường gặp bạn lành, nghe nhiều, trí-tuệ, thường sinh chính-kiến, thân-tâm, tính-mệnh, quy y Tam-bảo, tự nhiên không sa vào lưới ma nữa. Vô minh xác nghĩa là chúng-sinh thường bị vô-minh chằng trói, đọa vào trong cái hầm tối mịt, không biết cái chỗ chân chính của mọi pháp, cho nên ví như cái vỏ; Nay cái trí-tuệ sáng-láng hiện ra, tự nhiên soi tan cái vỏ vô-minh vậy. Phiền năo hà: nghĩa là ba món hoắc-nghiệp phiền năo, hay khiến cho chúng sinh trôi rạt ch́m đắm măi, nên mới ví như cái sông; nay tu được ba môn giới-định-tuệ, trừ sạch ba mối hoặc, th́ cái sông phiền năo phải cạn sạch. Cái nhân vô-minh phiền-năo đă sạch, th́ cái quả sinh, già, ốm, chết. Nói qua là nói về sinh-tử, nói kỹ th́ sinh-tử c̣n chia ra phân-đoạn sinh-tử và biến-dịch sinh-tử. Chứng được thành quả Nhị-thừa mới ra khỏi cái ṿng phân-đoạn sinh-tử trong Tam-giới; Chứng được bồ-đề chính-quả, thời cái ṿng biến-dịch sinh-tử cũng hết. Đây nói phá tan cái vỏ vô-minh, tát sạch con sông phiền-năo giải thoát hết thẩy sinh, già, ốm, chết, tức là vượt qua cái ṿng biến-dịch sinh-tử mà chứng được cái quả bồ-đề chân thật vậy.
4. – ĐƯỢC LỢI ÍCH DIỆT TỘI
NĂO-HẠI
HƯỞNG THÚ YÊN VUI
HÁN
Phục thứ: Mạn-thù thất-lợi! Nhược chư hữu-t́nh, hiếu hư quai ly, cánh tương đấu tụng, năo loạn tự tha, dĩ thân ngữ ư tạo tác tăng trưởng, chủng chủng ác nghiệp, chiển chuyển thường vi bất nhiêu ích sự, hỗ tương mưu hại, Cáo chiệu sơn lâm thụ chủng đẳng thần; Sát chư chúng sinh, thủ kỳ huyết nhục, tế tự Dược-xoa, la sát bà đẳng; Thư oán nhân danh, tác ḱ h́nh tượng, gĩ ác chú thuật, nhi chú chớ chi, yểm mị cổ đạo, chủ khởi thi-quỷ, linh đoạn bỉ mệnh, cập hoại ḱ thân. Thị chư hữu-t́nh, nhược đắc văn thử Dược-sư lưu-ly-quang danh-hiệu; bỉ chư ác sự, tất bất năng hại. Nhất thiết chiển chuyển, giai khởi từ tâm, lợi ích an lạc, vô tồn năo ư, cập hiềm hận tâm, các các hoan duyệt, ư tự sở thụ, sinh ư hỉ túc, bất tương xâm lăng, hỗ vi nhiêu ích.
GIẢI
Năo-hại: V́ chúng-sinh mê muội không biết ǵ, đối với mọi pháp, chấp chước nhân-ngă, v́ thế mà phát khởi ra ba nghiệp tham, sân, si; Thuận ḿnh v́ tham, trái ḿnh th́ sâu, mà căn bản th́ bởi vô-minh cả. V́ trong th́ tham, sân, si, ngoài th́ sát-sinh trộm-cắp tà-dâm, thân ba tội, miệng bốn tội, cùng làm năo-hại nhau. Hiếu hí quai ly: nghĩa là hay nói hai lưỡi, nói độc-ác, nói lời ly-gián, tới người này nói người kia, tới người kia nói người này, thế là ngu-si cả. Quai-ly lại là điều trái với ḥa-hợp, như Tăng-già nghĩa là mọi người ḥa-hợp, ḥa có hai nghĩa, một là lư-ḥa, hai là sự-ḥa. Lư-ḥa có cái tư tưởng chân-lư do phần-trí-tuệ chúng cùng thấy như thế cả; Tư-tưởng chân-lư đă ḥa, th́ phát ra sự-tướng hành-vi đều ḥa cả vậy. Cho nên kể phần nhỏ th́ từ một gia-đ́nh đến một xă-hội, kể phần lớn th́ đến cả cơi đời cả loài người, đều hay ḥa-hợp, th́ cơi đời đều cùng yên vui vô-sự, trái lại th́ bên này cũng một lẽ thị-phi, mà sinh ra sự kiện-tụng tranh đánh rối loạn ngay, thế đều là cái nghiệp sân cả. Hoặc căi nhau bằng miệng, hoặc căi nhau bằng bút, hoặc kiện lên quan, kiện măi không xong, th́ đấm đá đâm đánh, kết-quả đến vỡ đầu sát tai, hai bên đều hại, thế là năo-loạn tự-tha. Thân, ngữ, ư là ba nghiệp: Thân th́ làm nghiệp sát-sinh, trộm-cắp tà-dâm; Miệng th́ nói sằng, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, nói độc-ác. Ư th́ tham, sân, si. V́ ba nghiệp ấy mà đánh nhau, căi nhau, lần lượt gây nên những sự không ích lợi. Tức như câu Tục ngữ nói: "Trông thấy kẻ oan-gia, th́ mắt đỏ hoe lên", ḿnh lấy quyền thế hại người, người lấy trí-sảo hại ḿnh cùng làm năo nhau hại nhau măi. Kẻ nào quyền thế trí-sảo đều không bằng người, th́ phải dùng cái thủ-đoạn hèn mạt; Hoặc chiêu các thần núi thần rừng thần cây thần mả, kêu ca khấn khứa, xin giết kẻ thù giúp; Hoặc giết hại chúng-sinh, lấy máu lấy thịt, để cúng tế các loài ma-quỷ Dược-xoa La-sát, nhờ giết kẻ thù giúp. Dược-xoa là một giống ma rất nhanh nhẹn; La-sát là một giống ma ăn thịt người, mà chỉ ăn thịt người sống, nếu người chết rồi, th́ nó chú cho sống lại mà ăn thịt. Hoặc làm thành h́nh tượng người, viết ngày sinh tháng đẻ vào đấy, rồi dùng ác-chú mà nguyền rủa cho người ta chết, như bọn Hắc-giáo ở bên Tây-tạng vẫn hay dùng thuật này lắm; Hoặc yểm bùa thành ma, ươm chùng thành tinh để cho đi làm hại người; Hoặc dùng chú t́-la, chú cho thây chết đứng dậy, sai mang dao mang gậy đi giết chết người. Những bọn như thế, đều là bọn tài-lực không bằng người, mà làm hại ngầm cho mất mạng người cả vậy. Từ câu: "Nhược đắc văn thử Dược-sư Lưu-ly-quang Như-lai danh-hiệu..." trở xuống là nói rơ sự diệt tội năo hại, được lợi yên vui. Nghĩa là mọi giống hữu-t́nh bị nạn kia, nhờ cái công đức bản-nguyện của đức Dược-sư th́ các ác-quỷ ác-sự kia đều không hay làm hại được, mà khiến cho lũ người ác ma ác kia dần dần sinh ḷng từ-bi, thành ra người lành ma lành, không xâm lấn nhau, mà lại cùng làm lợi ích cho nhau nữa. Từ đó hai bên đối với những món hưởng-thụ như mắt nh́n sắc, tai nghe tiếng, đều sống ở trong cảnh xuân-phong ḥa-khí cả và hiệp lực đồng-tâm, cùng giúp đỡ nhau, xây đắp nên nền tảng đạo-đức xă-hội cùng giúp lẫn nhau, như thế th́ những mối căi cọ kiện-tụng đánh giết nhau bởi tấm ḷng hiềm-giận khởi lên kia, không c̣n do đâu mà phát sinh ra được nữa, mà loài người mới được hưởng cái phúc ḥa-b́nh thực vậy.
5.- ĐƯỢC ÍCH LỢI VĂNG SINH
(có hai lối văng sinh)
A.- Do nơi hoa báu hóa sinh ra
HÁN
Phục thứ: Mạn thù thất-lợi! Nhược hữu tứ-chúng: bật-sô, bật-sô-ny, ô-ba-sách-ca, ô-ba-tư-ca, cập dư tịnh tín thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân đẳng, hữu năng thụ-tŕ bát phận chai giới, hoặc kinh nhất niên, hoặc phục tam nguyệt, thụ tŕ học xứ. Gĩ thử thiện-căn, nguyện sinh Tây-phương cực-lạc thế-giới Vô-lượng thọ Phật sở thính văn chính-pháp, nhi vị định giả; Nhược văn Thế-tôn Dược-sư lưu-ly-quang như lai danh hiệu, lâm mệnh chung thời, hữu bát đại bồ-tát, ḱ danh viết: Văn-thù Sư-lợi Bồ-tát, Quán-thế-Âm bô-tát, Đắc-đại-thế bồ-tát, Vô-tận-ư bô-tát, Bảo-đàn-hoa bồ-tát, Dược-vương bồ-tát, Dược-thượng bồ-tát, Di-lặc bồ-tát. Thị bát đại bồ-tát, thừa không nhi-lai, thị ḱ đạo lộ, tức ư bỉ giới chủng chủng tạp sắc chúng bảo hoa trung tự nhiên hóa sinh.
GIẢI
Đoạn này nói rơ cái nghĩa nhờ sức đức Dược-sư, không những chỉ tiêu tai thêm thọ, mà khi sắp chết lại quyết được văng-sinh nữa. Bốn chúng: Bật-sô tức sư Tăng; Bật-sô-ny tức sư ny, là hai chúng xuất gia; Ô-ba-sách-ca, tức là săi (đàn ông tại-gia giữ ngũ-giới); Ô-ba-tư-ca, tức là văi, là hai chúng tại-gia. Cập dư tịnh tín thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân, tức là những bực sa-di, sa-di-ny, Thức-xoa-ma-na và những người mới thụ tam-quy chưa thụ ngũ-giới. Bát phận trai-giới: 1.- Không sát sinh; 2.- Không trộm cắp; 3.- Không tà-dâm; 4.- Không nói sằng; 5.- Không uống rượu; 6.- Không dùng nước hoa và đeo tràng hoa, không dùng phấn sáp; 7.- Không hát múa tṛ vè; 8.- Không ngồi giường cao lớn; 9.- Không ăn quá giờ. Tám điều trên là giới, một điều sau là trai, cho nên gọi là trai-giới. Tám phần trai-giới này, dù người chưa thụ ngũ-giới, cũng được thụ cả. Người nào đă thụ ngũ-giới rồi, hàng tháng đến sáu ngày trai là: 9. 14. 15. 23. 29. 30 cũng nên thụ tŕ lấy tám phần trai-giới này; Hoặc hàng năm cứ đến tháng giêng, tháng năm, tháng chín là ba tháng ăn chay suốt tháng, cũng nên giữ tám phần trai-giới này, công-đức càng lớn lắm. Những người thụ tŕ trai-giới như thế, đem các công-đức ấy mà hồi-hướng phát-nguyện, muốn được văng-sinh sang cơi Cực-lạc ở bên Tây-phương, thân chầu đức Di-Đà, để vâng nghe chính-pháp mà tâm chưa quyết-định, mà được nhờ công-đức bản nguyện của đức Dược-sư, th́ khi sắp chết, sẽ có tám vị đại bồ-tát, cưỡi mây đi trên không lại, chỉ bao cho biết lối đi về cơi Tịnh-Độ (1) do các nơi hoa báu nhiều mầu kia mà tự nhiên hóa sinh ra. Tạp sắc, tức như trong kinh Di-Đà nói hoa xanh hào quang xanh, hoa trắng hào quang trắng. v.v... Bát đại bồ-tát, cả ba bản dịch trong tạng, đều không có tên. Bản của Nghĩa-Tịnh pháp sư th́ dịch là "có tám vị bồ-tát cưỡi thần-thông lại, chỉ bảo đường lối". Đây là theo kinh Quán-đính mà biên thêm vào, nên không giải thích nữa.
B.- Được sinh lên thiên
HÁN
Hoặc hữu nhân thử sinh ư thiên thượng, tuy sinh thiên thượng nhi bản thiện căn, điệc vị cùng tận, bất phục cánh sinh chư dư ác thú, thiên thượng thọ tận, hoàn sinh nhân gian, hoặc vi luân vương, thống nhiếp tứ châu, uy
(1) Theo ư ngài Thái-Hư th́ cho là được văng sinh sang cơi Lưu-ly của đức Dược-sư. Nhưng thiển ư tôi xem y theo văn pháp đây và chứng với đoạn "được ích lợi sinh thiên" ở dưới th́ có nghĩa là tu phép Tịnh-độ của đức Di-đà mà biết niệm đức Dược-sư th́ lại càng chóng được văng sinh lắm. Như thế không biết có hợp hay không, mong các vị cao minh phủ chính cho.
đức tự tại, an lập vô lượng bách thiên hữu t́nh ư thập thiện đạo, Hoặc sinh Sát đế lợi, bà la môn, cư sĩ đại gia, đa nhiêu tài bảo, thương khố doanh dật, h́nh tướng đoan chính, quyến thuộc cụ túc, thông minh trí tuệ, dũng kiện uy mănh, chư đại lực sĩ. Nhược thị nữ nhân, đắc vân Thế tôn Dược sư lưu ly quang Như lai danh hiệu, chí tâm thụ tŕ, ư hậu bất phục cánh thụ nữ thân.
GIẢI
Đoạn trên là nói nhờ sức đức Dược-sư được văng sinh Tịnh-độ, c̣n đoạn này là nói nhờ sức đức Dược-sư, có khi được sinh lên trời. Trời tức là 28 từng trời trong tam giới. Dục giới có sáu từng: 1. Tứ thiên vương thiên; 2. Đao-lợi-thiên; 3. Tu-giạ-ma-thiên; 4. Đâu-xuất-đà-thiên; 5. Hóa-lạc-thiên; 6. Tha-hóa-tự-tại-thiên. Sắc có 18 từng: 1. Phạm-chúng-thiên; 2. Phạm-phụ-thiên; 3. Đại-phạm-thiên; 4. Thiểu-quang-thiên; 5. Vô-lượng-quang-thiên; 6. Quang-âm-thiên; 7. Thiểu-tịnh-thiên; 8. Vô-lượng-tịnh-thiên; 9. Biến-tịnh-thiên; 10. Vô-vân-thiên; 11. Phúc-sinh-thiên; 12. Quảng-quả-thiên; 13. Vô-tưởng-thiên; 14. Vô-phiền-thiên; 15. Vô-nhiệt-thiên; 16. Thiện-kiến-thiên; 17. Thiện-hiện-thiên; 18. Sắc-cứu-cánh-thiên. Cơi vô-sắc có bốn từng: 1. Không-xứ-thiên; 2. Thức-xứ-thiên; 3. Vô-sở-hữu-xứ-thiên; 4. Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên. Cộng là 28 từng. Song sinh lên trời vẫn là nhân lành, khi hưởng hết phúc, c̣n phải đọa lạc. Như xưa kia đă có người sinh lên đến từng Phi tưởng phi-phi-tưởng, mà sau c̣n đọa làm con ve rúc trong cổ trâu, thực đúng như câu: "Dù cho tu đến phi-phi-tưởng, không bằng được về bên Tây-phương". Cụ Vĩnh-gia nói: "Bố-thí cầu phúc, phúc sinh thêm, cũng như ngửa mặt bắn tên lên, hết thế lực, tên lại rơi, rước lấy sự khổ về kiếp sau! chi bằng vô-vi phép chân thật, thẳng tới Như-lai là hơn cả". Nhưng đây là nhờ cái công-đức nghe thấy danh-hiệu đức Dược-sư, tuy sinh lên thiên, hưởng thụ những sự cực sướng, mà mầm lành cũ, vẫn chưa hết hẳn, cho nên phải đọa vào ngă ác, mà lại được sinh xuống nhân-gian, làm vua Chuyển-luân, tóm trị bốn châu, uy-đức tự-tại. Vua Chuyển-luân có bốn bực: 1. Vua Kim-luân; 2. Vua Ngân-luân; 3. Vua Đồng-luân; 4. Vua Thiết-luân. Bốn-châu: 1. Đông thắng thần châu; 2. Nam thiện bộ châu; 3. Tây ngưu hóa châu; 4. Bắc câu lư châu. Bốn châu nầy sở dĩ gọi là châu, là v́ nó ở trong sườn núi Tu-di, xung quanh có bẩy trùng bể nước mặn bao bọc vậy. Vua Thiết-luân coi châu phương nam, vua Đồng-luân coi hai châu nam tây, vua Ngân-luân coi ba châu nam tây đông, vua Kim-luân th́ coi cả bốn châu, cho nên nói rằng tóm trị cả bốn châu. Sở dĩ gọi là luân-vương, là v́ lúc sinh, có bánh xe báu hiện ra trước mặt, khi lên trị v́, mỗi khi đi tuần, hễ cái bánh xe nó quay về phương nào th́ đi về phương ấy. Vua Kim-luân này hay lấy uy-đức mà cảm hóa được các giống hữu-t́nh trong bốn thiên-hạ, tu mười đạo thiện vậy". Mười đạo thiện tức là trái lại mười điều ác, đă kể ở trên. Hoặc sinh sát đế lợi, bà-la-môn là nói rơ sự có khi sinh ở nhân-gian cũng được lợi ích, Sát-đế-lợi là một trong bốn họ bên Ấn-độ, tức là gịng họ nhà vua. Ba-la-môn, Cư-sĩ đă giải thích ở trên rồi. Được sinh ra vào các nhà đại-gia ấy, th́ ăn mặc thừa thăi, tiền của vô-số, ngoài th́ tướng mạo trang-nghiêm, ai coi cũng yêu cũng nể; Trong th́ thông-minh trí-tuệ, học nhiều hiểu lẽ, lại đủ cả tinh-thần thượng-vơ, là những trang lực-sĩ anh hùng trong loài người, được như thế một phần nhờ ở cái công tự ḿnh tu-thiện, một phần nhờ cái công-đức của đức Dược-sư ngài gia-hộ cho vậy.
Từ câu: "Nhược thị nữ nhân" trở xuống là nói rơ sự nhờ công-đức nguyện-lực của đức Dược-sư gái chuyển thành trai vậy. Bởi v́ con gái không có cái tướng trượng phu, bị người khinh rẻ, hay cảm thấy nhiều sự khổ. Tục- ngữ nói: "Con gái lắm nước mắt" thế chả phải là cái h́nh-tướng thống-khổ nhiều đó ư? Trong kinh Pháp-hoa ngài Xá-lợi-Phất nói rằng: Làm thân con gái có năm cái chướng: 1. Không được làm thân vua Chuyển-luân; 2. Không được làm thân vua Đế-thích; 3. Không được làm thân vua; 4. Không được làm thân Phật; 5. Không được làm Ma-vương. Nay nhờ sức Phật chuyển gái thành trai, sung sướng tự-do, không bao giờ phải làm thân con gái nữa.
LỢI ÍCH TỤNG CHÚ (chia làm ba)
1.- PHẬT XEM THẤY NỖI ỐM KHỔ CỦA CHÚNG SINH
HÁN
Phục thứ: Mạn thù thất lợi! bỉ Dược sư lưu ly quang Như lai đắc bồ đề thời, do bản nguyện lực, quán chư hữu t́nh, ngộ chúng bệnh khổ, sấu loan can tiêu, hoàng nhiệt đẳng bệnh; Hoặc bị yểm mị cổ độc sở chúng; hoặc phục đoản mệnh; Hoặc thời hoạnh tử, dục linh thị đẳng bệnh khổ tiêu trừ, sở cầu nguyện măn.
GIẢI
Đoạn này nói rơ sự đức Dược-sư ngài nhận thấy chúng-sinh bệnh khổ mà ngài nhập định trong hào-quang thuyết-chú, diệt trừ mọi sự khổ; lại khiến cho kẻ nghe lần lượt tụng-tŕ được lọi lớn. (Từ đây cho đến câu: "vật linh thế vong" ở đoạn 3 trong bản dịch của ngài Huyền-Trang không có, đây là trích ở bản dịch của ngài Nghĩa-Tịnh thêm vào). Trên kia đă nói rơ cái nhân-địa tu-hành của đức Dược-sư ngài phát những điều nguyện lớn như điều nguyện thứ sáu ngài nguyện rằng: "Nghe tên ta rồi, hết thẩy đều được đoan chính sáng suốt, mọi căn đầy đủ, không bị mọi nỗi ốm khổ"; Điều nguyện thứ bẩy ngài nguyện rằng: "Hể danh hiệu ta, đă qua vào tai, mọi bệnh khỏi hết"; Cho nên khi ngài thành Phật do sức nguyện căn bản của ngài, mà làm chi măn cái nguyện của ngài, liền coi thấy các giống hữu-t́nh ốm khổ mà nói chú chữa cho ngay. Bệnh khổ: không những chỉ khổ về đau đớn, lại c̣n bao nhiêu nỗi khổ như chết chóc, biệt ly, thương xót v.v... đều do bệnh mà sinh ra nữa. Sấu loan: thứ bệnh hư lao gầy yếu hết sức. Can tiêu: bệnh tiêu khát, nóng quá uống nước nhiều, người gầy đốc đi. Hoàng: bệnh hoàng đảm, sốt vàng cả người. Nhiệt: tức là các bệnh thương hàn ôn dịch. Yểm mị: tức bệnh ma làm, như lúc ngủ thấy có bóng đè muốn kêu không kêu được, đều là ma mănh nó quấy cả; Hoặc v́ oan nghiệp mà ốm, hoặc v́ kẻ thù nó dùng chú thuật sai khiến tà ma mà ốm. Cổ đạo: chữ cổ, ba chữ trùng ở trên một chữ mạnh ở dưới, trông chữ cũng đủ rơ nghĩa. Bọn ươm sâu này nó bắt nhiều sâu để vào trong một cái chậu, lấy bùa dán lại, rồi tụng chú cho lũ sâu nó ăn thịt lẫn nhau, con nào mạnh th́ c̣n, trong số nhiều sâu ấy, con nào c̣n lại tức là con mạnh nhất, thành ra con tinh, thế gọi là cổ. Muốn làm hại ai, th́ thả nó ra nó sẽ biến hóa mà lại hại người ấy được. Đoản mệnh: Chết non không sống được mấy tuổi. Hoạnh tử: Chết bởi tai vạ không đáng chết mà chết, như chết đâm, chết chém, chết chẹt chết ngă, chết đuối, chết bỏng hay tự vận chết v.v... Đức Dược-sư ngài coi thấy mọi nỗi bệnh khổ như thế, tức là một cái máy động khiến ngài nhập định nói chú, đă nói chú rồi, khiến cho chúng-sinh khỏi bệnh, măn nguyện chúng-sinh, tức là măn được bản-nguyện của đức Dược-sư vậy.
2.- TRONG HÀO QUANG NÓI CHÚ
HÁN
Thời bỉ thế-tôn, nhập tam ma địa, danh viết trừ diệt nhất thiết chúng sinh khổ năo. Kí nhập định dĩ, ư nhục kế trung, xuất đại quang minh, quang trung diễn thuyết đại đà la ny viết: Nam mô bạc già phạt đế, bệ xái xă lũ rô, bệ lưu ly bát lạt bà hát ra xà giă, đát đà yết đa gia, a ra hát đế, tam riểu tam bột đà gia. Đát điệt tha, Án, bệ sái thệ bệ sái thệ, bệ sái xă, tam một yết đế xa ha. Nhĩ thời quang trung thuyết thử chú gĩ, đại địa chấn động phóng đại quang minh, nhất thiết chúng sinh, bệnh khổ giải trừ, thụ an ổn lạc.
GIẢI
Chú là công-dụng phương-tiện, phải lấy định làm bản-thể, cho nên muốn nói chú, phải nhập định trước như khi nói chú Lăng-nghiêm, th́ vào cơi Lăng-nghiêm đại-định trước vậy. Tam-ma-địa, cũng như nghĩa chữ tam-muội, dịch nghĩa là định, bởi trong lúc định ấy, hay phát ra những món thần thông, các món đà-la-ny. Song, dịch là định, là thuận theo nghĩa chữ của Tầu mà thôi, nếu cứ đúng nghĩa mà dịch th́ phải dịch là đẳng tŕ. Đẳng là cân đều, không thiên bên nào, tức là tâm-lực hợp cả vào một chỗ, bốn phương tám mặt, bằng phẳng cân đều, vững vàng không động, thế chả là định là ǵ? Cho nên nói vào cơi tam-ma-địa nó là một cái tên chung cho chữ định, c̣n tên riêng của nó cũng rất nhiều. Cũng có tên là tâm nhất cảnh tính, tức là để tâm chuyên chú vào một cảnh, khiến cho khỏi tán loạn, cái tâm như thế tức là định; Cũng có tên là Tĩnh-lự, tức là thiền-na hay là Du thiền-na, nghĩa là để tâm cực tĩnh mà xét tỏ được hết lẽ; Cũng có tên là tam-a-sẩn-đa, dịch là đẳng dẫn, nghĩa là do công tŕ mà dẫn phát cái tâm định thâm; Cũng có tên là tam-ma-bát-để, dịch là đẳng-tŕ, nghĩa là bởi tâm đẳng-tŕ tới cảnh rất thâm. Những tên kể trên, đều là tên riêng của tam-ma-địa cả. Song công-dụng của phép định, mỗi phép một khác, phép định nói đây, tức là cái công-dụng đặc-biệt trừ-diệt hết thẩy mọi sự khổ-năo cho hết thẩy chúng-sinh. Phép định hay dẫn phát ra các công-dụng mầu-nhiệm cho nên cũng gọi là công đức lâm (rừng công-đức) cũng gọi là công-đức bảo-tạng (kho báu công-đức) nghĩa là muôn phép đều duy-tâm vậy. Nếu tâm tán loạn, th́ tâm là kẻ h́nh-dịch, tâm theo cảnh chuyển; tùy vật nổi ch́m; Nếu tâm yên định, chuyên vào một cảnh, cái ḷng tin thành, vàng đá phải nứt, th́ tâm lại chuyển được vật vậy. Song kẻ phàm phu trong cơi dục đều ở vào nơi tán loạn, hai cơi ở trên, tuy có định, nhưng vẫn c̣n bị cảnh tượng nó bó buộc. Tam-thừa Hiền-thánh, lần lượt hơn lên, chỉ có sức định của Phật cực-kỳ tùy tâm tự-tại, cho nên đức Dược-sư ngài muốn trừ diệt mọi sự khổ tức th́ có cái công năng trừ diệt mọi sự khổ vậy. Nhục-kế tức là cái tướng bướu thịt nổi gồ lên ở trên đỉnh đầu Phật, là một tướng quư trong 32 tướng, là một tướng phúc-đức viên-măn rất tôn quư của Phật vậy. Đă nhập định rồi mới từ trong bướu thịt phóng hào-quang ra, rồi mới tuyên-thuyết thần-chú, thế là nêu tỏ cho ta biết rằng, trước bởi đại-nguyện mà khởi ḷng đại-bi, vào cơi đại-định, rồi từ chỗ đại phúc-đức nên kia phóng ánh sáng đại-trí ra mà nói thần chú ấy. Đà la ny, Tầu dịch là Tổng tŕ, nghĩa là chỉ trong một câu, mà tóm thâu được vô-lượng công-đức: lại dịch là già tŕ, nghĩa là ngăn trừ được hết thẩy bệnh-khổ, giữ-ǵn được hết thẩy khang-ninh, công hiệu lớn lao, không thể nghĩ bàn được, cho nên kêu là đại.
Hết thẩy các chú nguyện không phiên-dịch, tức là một điều "bí mật không dịch nghĩa" ở trong bốn phép không dịch nghĩa, nay tạm giải qua các nghĩa ấy, tưởng cũng không có hại ǵ vậy. Nam mô, nghĩa là quy-y, là kính lễ. Bạc già phạt đế, nghĩa là bậc tôn-quư nhất đời (Thế-tôn). Bệ sái xă lũ rô, nghĩa là thầy thuốc (Dược-sư). Bệ lưu ly bát lạt bà hát ra sà giă, nghĩa là ánh sáng ngọc lưu-ly (Lưu-ly-quang); Đát đà yết đa gia, nghĩa là Như-lai; A ra ha đế, nghĩa là đáng (ứng); Tam riểu tam Phật đà, nghĩa là bậc giác ngộ chân-chính (chính đẳng giác). Vậy dịch nghĩa toàn đoạn tức là Quy y Thế tôn Dược sư lưu ly quang như lai ứng chính đẳng giác. Đát điệt tha, nghĩa là liền nói chú rằng. Từ chữ Án trở xuống, mới là phần chính văn của chú Đại-đà-la-ny này. Đức Dược-sư như-lai do nơi đại-bi đại-định đại-trí mà nói ra chú này, tóm giữ được hết thẩy công-dụng trong quả Phật, nghĩa lư vô cùng. Đúng như trong Hoa-nghiêm huyền-nghĩa nói rằng: "Cửa Pháp một chữ, dùng mực nhiều bằng nước bể viết cũng không hết vậy". V́ chú này tức là phù-ấn-bí-mật của đức Phật Dược-sư, nhất tâm tụng tŕ, cảm được tới chỗ tâm ḿnh tâm đức Phật Dược-sư như-lai cùng in như nhau, tức th́ được phần diệu dụng cực-kỳ lớn lao ngay. Cũng như cái ch́ khóa bí mật mở được cái kho báu công-đức, nếu không có ch́a khóa, th́ dù có của báu công-đức cũng không có phép ǵ lấy ra mà dùng được vậy. Chữ Án cứ theo giọng nói ở Thiểm-tây th́ phải đọc là ang hay um, tiếng kéo dài ra một chút. Chữ Án tóm thâu cả bốn trí bô-đề, quét sạch hết thẩy các phép nhơ-bẩn, vê thành hết thẩy các phép thanh-tịnh, đúng như trong Duy-thức-tụng nói rằng: "Đó tức là cơi vô-lậu, là cảnh thường lành khôn nghĩ bàn là thân giải thoát vô lậu, là tên pháp Đại mâu ny". Chú là phần cầm vững hết thẩy, mà chữ Án này thực là phần cầm vững cho cả phần cầm vững kia, cho nên hết thẩy mọi chú, đều đề chữ Án đứng đầu cả. Bệ sái thệ, Bệ sái thệ, Bệ sái xă, đều nghĩa là thuốc cả, cũng như ta nói: lấy áo mặc cho, hoặc lấy thuốc chữa cho. Thuốc đây là theo nghĩa như thế, nên nói bệ sái thệ, bệ sái thệ, tức là cái ư rằng: chữa cho, chữa cho, nhắc đi nhắc lại đến hai lượt, nghĩa là chữa bệnh cho ḿnh lại chữa bệnh cho người nữa. Bệ sái xă, đây mới là vị thuốc, nghĩa là lấy thuốc tự chữa khỏi bệnh ḿnh, lại khỏi bệnh cho chúng-sinh, cho nên nhắc đi nhắc lại hai lần rằng; "Lấy thước chữa cho, lấy thuốc chữa cho" vậy. Tam một yết đế, nghĩa là độ khắp cả. Sa ha, nghĩa là làm cho mau thành-công. Nói tóm cái ư trong bài chú, tức là cái nguyện lớn chúc cho lấy thuốc độ khắp nỗi bệnh khổ cho hết thẩy chúng-sinh mau được thành tựu vậy. Trước khi đức Dược-sư Như-lai chưa nói chú, th́ chúng-sinh trong cơi đời Lưu-ly kia, hoặc giả c̣n có sự ốm khổ, từ khi nói chú rồi, trong cơi ấy rung động lớn, hiện ra vô số điềm lành, hết thẩy chúng-sinh, hết sạch nỗi khổ v́ ốm mà hưởng cái thú yên ổn sung sướng, vậy biết từ chữ Nhĩ thời đến chữ yên ổn lạc, đều là thuật rơ cái quả lợi ích khi nói chú vậy.
3.- TR̀ CHÚ TRỪ BỆNH
HÁN
Mạn thù thất lợi! Nhược kiếm nam tử nữ nhân hữu bệnh khổ giả, ưng đương nhất tâm, vị gĩ bệnh nhân, thường thanh tịnh tảo khấu, hoặc thực, hoặc được hoặc vô trùng thủy, chú nhất bách bát biến, giữ bỉ phục thực, sở hữu bệnh khổ, tất giai tiêu diệt. Nhược hữu sở cầu, chí tâm tụng niệm, giai đắc như thị, vô bệnh duyên niên? Mệnh chung chi hậu, sinh bỉ thế giới đắc bất thoái chuyển, năi chí bồ đề. Thị cố Mạn thù thất lợi! Nhược hữu nam tử nữ nhân, ư bỉ Dược sư lưu ly quang như lai, chí tâm ân trọng cung kính cung dưỡng giả, thường tŕ thử chú, vật linh phế vong!
GIẢI
Đoạn này khuyên người thụ-tŕ, để trừ bệnh khổ. V́ nhất-tâm, nên ư-nghiệp thanh-tịnh; v́ tắm rửa súc miệng, nên thân-nghiệp thanh-tịnh; v́ tụng chú nên khẩu-nghiệp thanh-tịnh. Ba nghiệp chuyên-tinh, v́ người ốm kia, tụng 108 lượt chú vào đồ ăn uống, thuốc men hay nước sạch rồi cho người ốm uống, th́ hết thẩy đau khổ, đều tiêu trừ hết. Chữ Chú theo nghĩa chữ Tầu là nguyền rủa, là chú nguyện, là chúc chú, nói cho dễ hiểu tức là kêu cầu. Nhưng kêu cầu cũng có sự thiện ác, như kêu cầu cho cơi đời được ḥa-b́nh, đều là sự kêu cầu thiện; Nếu kêu cầu oan-gia, mong làm hại người, đều là sự kêu cầu ác. Bài chú này nói: Án bệ sái thệ, nghĩa là cầu thuốc để chữa bệnh, th́ chính là sự kêu cầu thiện vậy. Chú lại là một phần trong các Đà-la-ny, như trong kinh Giải-thâm-mật nói có bốn thứ Đà-la-ny; 1. Pháp-đà-la-ny; 2. Nghĩa-đà-la-ny; 3. Nhẫn-đà-la-ny; 4. Chú đà-la-ny. Như chú này tức là thuộc về thứ chú Đà-la-ny vậy. Lại nữa, nếu ai dốc ḷng tŕ-tụng, th́ cầu ǵ đều được như ư, không những trong đời hiện tại đây được tiêu-tai khỏi bệnh, mạnh khỏe sống lâu, mà đến khi chết, cũng được văng-sinh trong cơi đời lưu-ly, cho đến chứng được quả bồ-đề tột bực, hết thẩy các lớp các ngôi, đều không sụt lùi cả. Từ câu thị cố Mạn thù cho đến câu vật linh phế vong là nói rơ rằng tŕ-chú đă có nhiều công-dụng như thế cho nên đàn ông đàn bà có ḷng tin thanh-tịnh, đều nên dốc ḷng thường tŕ, chớ có trễ nải mà quên mất. V́ dốc ḷng mới nẩy ḷng tin, tin mới thụ tŕ, nếu không có ḷng tin, tức là tự đóng cửa nhà ḿnh lại th́ dù có ánh tuệ-quang, cũng không thể chiếu vào được vậy. Lại v́ dốc ḷng tôn-trọng nên ư-nghiệp thanh-tịnh rồi mới có thể đem hết của ḿnh mà đem cúng-dàng Phật được, không những chỉ cúng các thứ về vật-chất, ngay đến tinh-thần thân-tâm tính-mạng cũng đem quy kính mà cúng-dàng Phật cả. Trong sách thường nói quy-mệnh chính là nghĩa đó. Tŕ chú như thế, th́ tự ḿnh sống được tăng thêm tuổi thọ, chết được văng-sinh, mà cũng khiến cho người khác sống được tăng thêm tuổi thọ, chết được văng-sinh nữa, tự lợi cho ḿnh lại lợi cho người, công-đức thực lớn lao vô-cùng vậy. (Đến đây la hết phần nói về sự lợi-ích của đức Dược-sư gia-bị cho).
XIII. SỰ ÍCH LỢI CỦA CÁC GIỐNG HỮU-T̀NH PHỤNG-TR̀
(chia làm bốn)
1.- ĐỨC THÍCH-CA CHỈ ĐIỂM
HÁN
Phục thứ, Mạn thù thất lợi! Nhược hữu tịnh tín nam tử nữ nhân, đắc văn Dược-sư lưu ly quang như lai ứng chính đẳng giác sở hữu danh hiệu, văn gĩ tụng tŕ, thấn tước sỉ mộc tảo thâu thanh tịnh, gĩ chư hương hoa, thiêu hương đồ hương, tác chúng kỹ nhạc cung dưỡng h́nh tượng, Ư thử kinh điển, nhược tự thư nhược giáo nhân thư, nhất tâm thụ tŕ, thính văn ḱ nghĩa, ư bỉ pháp-sư, ưng tu cung dưỡng, nhất thiết sở hữu tư thân chi cụ, tất giai thí giữ, vật linh phạp thiểu, như thị tiện mông chư Phật hộ niệm, sở cầu nguyện măn, năi chi bồ-đề.
GIẢI
Đoạn này là do trong phần chính-thuyết nói về sự ích-lợi ứng-cơ mà khai thêm một đoạn Sự ích lợi của giống hữu-t́nh tŕ-phụng này, mà chính là đoạn cốt yếu trong kinh này. Như trên kia ngài Mạn-thù Thất-lợi thỉnh rằng: "Con chỉ xin Phật diễn-thuyết cho nghe những danh-hiệu và nguyện lớn căn-bản công-đức hơn hết của chư Phật cùng giống nhau như thế, khiến cho kẻ nghe, nghiệp-chướng tiêu-trừ, v́ muốn làm lợi-lạc cho hết thẩy các giống hữu-t́nh trong đời chuyển-sang tượng-pháp" đủ biết chỗ phát khởi ra kinh này, hoàn toàn là v́ sự làm lợi lạc cho giống hữu-t́nh trong đời tượng-pháp. Ngay như trong đoạn đức Thế-tôn tán-thán cho cũng nói rằng: "Ông lấy ḷng đại-bi khuyên mời ta nói", cho đến đoạn: "là v́ muốn nhổ sạch nghiệp-chướng nó chằng trói các giống hữu-t́nh, làm lợi lạc yên vui cho các giống hữu-t́nh trong đời chuyển sang đời tượng-pháp v.v... " đủ biết đoạn này chính là cái cốt trụ của kinh này. Như toàn bộ Pháp-hoa, lấy đoạn thụ-kư cho các bậc Thanh-văn thành Phật làm cốt yếu, cho nên có ba ṿng thuyết-pháp (Tam chu thuyết-pháp): 1. Ṿng cửa pháp, bực thượng căn ngộ vào; 2. Ṿng nói thí-dụ, bực trung căn ngộ vào; 3. Ṿng nói nhân-duyên, bực hạ căn ngộ vào. Đây kinh này lấy đoạn này làm chủ yếu, cũng có thể chia ra làm ba ṿng: 1. Ṿng Phật nói phép tiêu-tai; 2. Ṿng cứu nạn thêm thọ; 3. Ṿng Dược-xoa hộ-vệ. Văn nghĩa ba ṿng, ṿng nào đứng riêng của ṿng ấy, đều rơ rệt nghĩa riêng của ṿng ấy, đều có chỗ cốt yếu của ṿng ấy. Nhưng cũng vẫn cùng thu nhiếp với nhau, cùng chan ḥa với nhau, như ánh-sáng ngọc-châu trên rèm châu của ngài Đế-thích cùng giọi bóng sáng vào với nhau vậy.
Ḷng tin thanh-tịnh (tịnh-tín) là cái nền tảng chuyển phàm y-thánh, là cái then chốt cho công hành chân-chính, là cái điều kiện mà người học Phật tất phải có đủ mới được. Bởi v́ có ḷng-tin thanh-tịnh, th́ hết thẩy tâm, tâm sở thanh-tịnh mới cùng ứng mà nẩy lên được. Tín-tâm-sở là phần đứng đầu trong 11 thiện-tâm-sở của tôn pháp-tướng. Thiện nghĩa là làm thuận-tiện lợi ích cho đời này đời khác; Tấm ḷng tin ấy tự ḿnh thanh-tịnh cũng hay khiến cho các tâm-sở khác thanh-tịnh, như ḥn ngọc thủy-thanh-châu, hay làm cho nước đục hóa trong. Vậy biết chữ tin nói đây, là khác hẳn chữ tín ta thường nói. Như ta thường nói mê-tín, hay lầm tín người nói, th́ trong cái tin đó vẫn c̣n có bao hàm cái mê-lầm, không thể so-sánh với cái tin thanh-tịnh đây được. V́ cái tin thanh-tịnh này có đủ ba điều kiện: 1. Tín thực, tin có sự lư chân-thực của mọi pháp; 2. Tin đức, tin có công-đức chân thật của Tam-bảo; 3. Tin tài-năng, tin ḿnh có cái tài-năng tu hành đoạn trừ mê hoặc chứng-quả bồ-đề được. Có biết y theo sự lư chân-thật, công-đức Tam-bảo và tài-năng của ḿnh sẳn có như thế mà phát khởi ḷng-tin, mới gọi là ḷng-tin thanh-tịnh được; mới có thể dẫn dắt cái ḷng thiện khác cùng ứng mà nẩy lên được. V́ thế nên trong kinh Hoa-nghiêm nói rằng: "Tin là nguồn đạo, là mẹ đẻ ra công-đức, nuôi lớn hết thẩy các mầm lành". Nghĩa là tin là cái nguồn sinh ra đạo thánh trong ba thừa, là mẹ đẻ ra hết thẩy công-đức, những mầm lành giới định-tuệ, đều do đấy mà sinh ra cả. Đàn ông đàn bà nào có ḷng tin thanh-tịnh như thế, th́ đối danh hiệu đức Dược-sư Như-lai, nghe thấy rồi tất tụng tŕ được và có thể được lợi-ích ngay. Tụng là đọc thuộc ḷng; Tŕ là nhớ không quên. Tụng tŕ danh hiệu như thế, do danh mà được đức, tức th́ hay lượm lặt lấy hết thẩy công-đức trong quả Phật. Thần tước sỉ mọc, tức là sáng ngày lấy cành dương nhai nhắm cho sạch miệng, tắm rửa cho thanh-tịnh, khiến cho ba nghiệp trong thanh-tịnh. Lấy các thứ hương hoa v.v... mà cúng-dàng h́nh-tượng, là khiến cho đàng ngoài trang-nghiêm. Nhược tự thư, nhược giáo nhân thư, kinh Phật ở bên Ấn-độ ngày xưa, đều viết vào lá bối. Nước Tầu trước cũng viết vào giấy, từ đời Tống đời Minh trở xuống, mới biết khắc ván in ra, cho nên nay cũng có thể lấy công khắc kinh in kinh mà thay vào công-đức viết kinh được. Nhất tâm thụ tŕ, là bao quát được cả mọi nghĩa; đọc, tụng, thụ tŕ, giảng tập, suy nghĩ nghĩa lư, nói cho mọi người khác nghe v.v... Như kinh Pháp-hoa nói rơ công đức năm phẩm pháp-sư: 1. Phẩm tùy-hỷ; 2. Phẩm đọc tụng; 3. Phẩm thuyết pháp; 4. Phẩm gồm làm phép lục-độ; 5. Phẩm chính làm phép lục-độ, đều có thể thu cả vào trong cái nghĩa nhất tâm thụ-tŕ được hết. Lại như các kinh luận đă nói rơ có mười việc làm về pháp: 1. Viết kinh; 2. Cúng-dàng; 3. Thí cho người khác; 4. Nghe rơ ràng; 5. Mở ra đọc; 6. Thụ tŕ; 7. Khai giảng; 8. Ngâm tụng; 9. Nghĩ ngợi; 10. Tu tập, cũng có thể thu cả vào trong cái nghĩa nhất tâm thụ-tŕ cả. Thụ tŕ tức là nghe chịu ghi giữ. V́ nghe mà không vâng theo không ghi lấy giữ lấy được th́ nghe cũng không có ích ǵ. Pháp sư: chữ pháp nói về nghĩa hẹp, th́ chỉ là những phép dạy hay cai-quát nghĩa-lư, nói về nghĩa rộng th́ hết thẩy mọi pháp trong pháp giới đều là pháp cả. V́ đă theo đúng như pháp mà suy nghĩ hiểu suốt, lấy pháp làm thầy để tự tu, lại lần lượt đem pháp ấy giảng giải chỉ bảo cho người bắt chước mà tu, cho nên gọi là pháp-sư. Người ta sở dĩ thụ-tŕ đọc-tụng và biết nghĩa-lư kinh-điển, đều là nhờ pháp-sư chỉ dẫn cho, ơn đức của pháp-sư rất sâu, cho nên bố-thí cúng-dàng hết ḷng kính-trọng, không những hết sức cúng-dàng về phần vật-chất, ngay đến thân mạng, cũng đêm cúng-dàng, không hề có tiêc, thế mới là người chân-thành cầu pháp, xem như đức Thích-ca xưa kia tu-hành, xả cả thân mạng mà cầu nghe lấy nửa bài kệ, thực là cái gương cho ta theo vậy . Ngày nay tà-kiến nồng-nàn, có pháp không cầu, lại c̣n hết sức chê bai nhạo báng, không có ngần nào, thực là đáng thương lắm thay! V́ thế cho nên con người học Phật phải có ḷng tin Tam-bảo rất thanh-tịnh, mới được nhờ ơn chư Phật, hộ-niệm cho. V́ công-đức quả Phật, đều v́ cái ḷng tin thanh-tịnh mà nẩy nở ra. Bởi có ḷng tin thanh-tịnh mà nối giơi làm cho Phật-pháp được thêm thịnh-vượng, mà nối giơi được cái tính-mạng trí-tuệ của Phật, cho nên được Phật hộ-niệm cho như mẹ nhớ con, nhớ măi không quên, th́ cầu ǵ cũng được như ư, mầm lành thêm lớn, dần dần chứng được đạo bồ-đề nữa.
2.- NGÀI MẠN-THÙ VÂNG LỜI, TUYÊN DƯƠNG
HÁN
Nhĩ thời, Mạn-thù thất lợi đồng tử bạch Phật ngôn: Thế tôn! ngă đương thệ ư tượng pháp chuyển thời, gĩ chủng chủng phương-tiện linh chư tịnh tín thiện-nam tử thiện-nữ-nhân đẳng, đắc vân Thế-tôn Dược-sư lưu ly quang như lai danh-hiệu, năi chí thụy trung, diệc gĩ Phật danh giác ngộ ḱ nhĩ. Thế-tôn! Nhược ư thử kinh thụ tŕ độc tụng, hoặc phục vị tha, diễn thuyết khai thị. Nhược tự thư, nhược giáo nhân thư. Cung kính tông trọng, gĩ chủng chủng hoa hương, đồ hương, mạt hương, thiêu hương, hoa man, anh lạc, phan cái, kỹ nhạc, nhi vi cung-đưỡng. Gĩ ngũ sắc thể, tác nang th́nh chi. Tảo sái tịnh sứ, phu thiết cao ṭa nhi dụng an xử. Nhĩ thời tứ đại thiên vương giữ ki quyến thuộc, cập dư vô lượng bách thiên thiên chúng, giai nghệ ḱ sở, cung-dưỡng thủ hộ. Thế tôn! Nhược thử kinh bảo lưu hành chi xứ, hữu năng thụ tŕ, gĩ bỉ Thế tôn Dược-sư lưu ly quang Như lai bản nguyện công đức, cập văn danh hiệu, đương tri thị xứ, vô phục hoạnh tử; diệc phục bất vi chư ác quỷ thần, đoạt ḱ tinh khí, thiết gĩ đoạt giả, hoàn đắc như cố, thân tâm an lạc.
GIẢI
Ngài Mạn-thù đă nghe đức Thế-tôn chỉ bảo cho biết công-đức bổn-nguyện của đức Dược-sư Như-lai; lợi ích cho giống hữu-t́nh, cho nên mới phát thệ xâu vâng lời và tuyên dương phép ấy, khiến cho các giống hữu-t́nh trong đời tượng-pháp, ai chưa được nghe th́ được nghe, ai được nghe rồi, càng thêm lợi-ích, đặt đủ mọi cách, lưu truyền kinh này, cho nên ngày nay ta được giảng đọc kinh này, đều là nhờ cái sức nguyện của ngài Mạn-thù gia-bị cả vậy. Hoa hương, sáp thơm, hương vụn, hương đốt, tràng hoa, anh lạc, phan long, âm nhạc, đều là đồ cúng-dàng trang-nghiêm cả. Dùng hàng tơ năm mùi may túi đựng kinh, là tỏ ư kính-trọng. Quét tước sạch-sẽ, trang-nghiêm xứ sở, thờ-phụng tuyên-dương phép ấy như thế, tức th́ cảm đến bốn vị Thiên-vương đều lại, giữ ǵn đạo-tràng, cúng-dàng tôn-trọng. Bốn đại Thiên-vương, cũng gọi là Hộ-thế tứ-vương. V́ bốn vị Thiên-vương này ở dưới Tam-giới chư-thiên, gần với nhân-gian hơn cả, cùng với nhân-gian có quan-hệ mật-thiết, cho nên hay ủng hộ người đời vậy. Nói rằng vô-lượng trăm ngh́n thiên-chúng khác, tức là chỉ vào các bực như Đao-lợi-thiên ở trên, bốn Thiên-vương vậy. V́ những chỗ Phật-pháp lưu-thông, tức là chổ nhân thiên được tăng thêm phúc-đức, cho nên mới nhẩy nhot vui vẻ mà lại hộ-pháp vậy. Những chỗ kính báu này lưu hành đến, tức là chỗ có người biết y theo mười-phép mà thụ-tŕ. Song tin thụ phụng-tŕ cần phải hiểu rơ nghĩa, nếu không hiểu rơ, th́ khó mà tin được. Tin như cánh tay, người mà không có tay, th́ dù có người cho của báu cũng không thể cầm lấy được, không có tin th́ dù có kho báu công-đức, cũng không nhận lấy được. Cho nên hễ hay chân-thật tín-thụ phụng-tŕ và nghe danh-hiệu, đều được thoát khỏi những nổi bất-đắc ḱ-tử. Bất-đắc ḱ-tử có nhiều thứ, hoặc v́ không biết vệ-sinh mà chết, hoặc ốm không có thuốc mà chết, hoặc phóng-túng vô-độ mắc phải h́nh-ngục mà chết, hoặc bị thiên-tai nhân-họa bất-trắc mà chết, đều là cái nguyên-nhân bất-đắc ḱ-tử cả. Lại có những nỗi bất-đắc ḱ-tử mà người đời ít khi thấy, như trên kia đă nói bị các ma mănh ăc-quỷ đoạt mất tính-khí mà chết vậy.
3.- ĐỨC THÍCH-CA NÓI LẠI SỰ ÍCH LỢI LÀM ĐÀN
(lại chia làm hai đoạn)
A.- Chỉ bảo phép làm đàn
HÁN
Phật cáo Mạn-thù thất-lợi! Như thị! như thị! như nhữ sở thuyết. Mạn thù thất-lợi! Nhược hữu tịnh tín thiện nam tử thiện-nữ nhân đẳng, dục cung dưỡng bỉ Thế tôn Dược-sư lưu-ly-quang như-lai giả, ưng tiên tạo lập bỉ Phật h́nh tượng, phu thanh tịnh ṭa, nhi an xử chi. Tán chủng chủng hoa, thiêu chủng chủng hương, gĩ chủng chủng tràng phan, trang nghiêm kỳ xứ. Thất nhật thất giạ, thụ bát phận trai giới, thực thanh tịnh thực, tảo dục hương khiết, chước thanh tịnh y. Ưng sinh vô cấu trọc tâm vô nộ hại tâm, ư nhất thiết hữu t́nh, khởi lợi ích an lạc từ bi hỉ xả b́nh đẳng chi tâm, cổ nhạc ca tán, hữu nhiễu Phật tượng. Phục ưng niệm bỉ như lai bản nguyện công-đức, độc tụng thử kinh, tư duy ḱ nghĩa, diễn thuyết khai thị!
GIẢI
Đoạn này nhân ngài Mạn-thù thề-nguyền phụng-sự tuyên-dương, cho nên đức Thế-tôn lại bảo lại cho biết rơ phép làm đàn, tức là bảo cho biết đủ những phương phép tu tập phụng-sự tuyên-dương như thế nào vậy. Lời ngài Mạn-thù nói, trên đúng lư Phật, dưới hợp mọi cơ, cho nên Phật mới khen rằng như nhị như thị. Đây nói phương phép tu-tŕ, trước nhất phải tạo tượng đức Dược-sư rồi mới lấy hương hoa trang-nghiêm đạo-tràng mà cúng dàng Ngài. Song, tạo tượng th́ phải tạo như thế nào? – Phải y theo trong điều nguyện thứ nhất thứ hai ở trên kia mà tu tạo cho tố-hảo trang-nghiêm. Bẩy ngày bẩy đêm, thụ tám phần trai-giới, là nói riêng cho tín-chúng tại-gia, nghĩa là tu tạo pháp-hội Dược-sư, phải trai-giới thụ-tŕ, hương hoa cúng dường luôn trong bẩy đêm ngày vậy. Ăn món ăn thanh-tịnh, là không những phải ăn các món chay, mà cốt nhất là quá giờ ngọ không được ăn nữa. Nếu ăn quá ngọ, tức là món ăn bất-tịnh rồi, huống chi là các món ăn máu mỡ hôi nồng, không cần phải bàn nữa. Tắm gội thơm tho, tức là giữ cho ba nghiệp thanh-tịnh, một ḷng cung kính, bẩy ngày bẩy đêm, thụ tám phần trai giơí đúng như phép mà tu-tŕ, không sinh ḷng nhơ đục, nghĩa là tự dưng pháp không nẩy được, nhờ có cảnh mới sinh ra, đàn đă thanh-tịnh, tâm càng cần không nhơ, nếu tâm vẫn nhơ đục, th́ đàn sạch cũng chẳng ích ǵ? Bẩn thỉu tích góp lại nhơ, nước bùn vẫn lộn là đục. Cái tâm ví như gương sạch, nhân những cáu bẩn, tham-sân phiền-năo tích góp lại, cũng như gương sáng bị bụi trần bám mờ vậy. Tâm lại ví như nước trong, nhân v́ cấn đục tham-sân phiền-năo, nó ngầu lên, th́ cũng như nước trong vẩn bùn đục vậy. V́ thế nên nay phải sinh ḷng không nhơ-đục, tức là dẹp hết mọi sự phiền-năo, nẩy ḷng thanh-tịnh, đă không nhơ đục, th́ không có ḷng giận dữ, ác hại nữa. Nhưng tấm-ḷng giận-dữ ác-hại, là một sự phiền-năo rất sắc sói trong các sự phiền-năo. Cái ḷng giận-dữ ác hại đă lộ ra ngoài, tất sinh những sự hành vi hại người ngay. Nguyên lai tâm Phật và tâm chúng-sinh, một tâm với hết thẩy tâm, cùng chan ḥa với nhau, hốt nhiên nẩy cái tâm giận-dữ ác hại lên, tức th́ cách tuyệt với cái tâm từ-bi của Phật, mà ngăn che hết cái tài sẳn có cùng với hết thẩy chúng-sinh cùng thông nhau, như trong sách nói: "Nẩy một tấm ḷng sân-hận, mở ra trăm vạn cửa chướng ngại" chính là thế đó. Do tấm ḷng không nhơ đục, nẩy ra tấm ḷng thanh-tịnh; Do tấm ḷng không giận-dữ ác-hại, nẩy ra tấm ḷng từ-bi, rồi đối với hết thẩy các giống hữu-t́nh đồng loại có t́nh-thức có tư-tưởng mới nẩy ra tấm ḷng lợi-ích yên-vui, từ-bi hỉ-xả, b́nh đẳng một mầu được. Lại như không có tấm ḷng nhơ đục, không có tấm ḷng giận-dữ ác-hại, c̣n là về phương-diện tiêu-cực trong Phật-giáo phải phá trừ, mà có một hạng người không hiểu Phật-lư cũng lấy ngay chỗ đó mà cho đạo Phật là phái bi-quan hay phái tiêu-cực nữa: không biết rằng Phật-giáo sau khi phá trừ tấm ḷng nhơ bẩn vẩn đục, giận-dữ, ác-hại rồi, liền theo đó mà kiến-thiết những sự tích-cực bởi tấm ḷng từ-bi hỉ-xả, cũng gọi là bốn tấm ḷng vô-lượng, v́ bốn tấm ḷng ấy bằng-đẳng khắp hết, chan ḥa pháp-giới, không có giơí hạn nào. Ḷng từ khiến cho chúng-sinh, cùng được hưởng sự lợi ích yên-vui, như mẹ nhớ con, luôn luôn mong con được yên vui, mà bồ-tát thời nhớ khắp cả các giống hữu-t́nh. Ḷng bi trừ sạch mọi sự khổ-năo, do ḷng từ làm căn-bản, thấy chúng-sinh khổ mà đau thương, muốn cứu giúp nỗi-khổ hết sức kiếm cách, nhổ sạch mầm khổ, lấp bằng nguồn khổ đi. Cho nên chư Phật, bồ-tát, đều lấy ḷng từ làm ḷng, bởi ḷng từ-bi, nên thấy chúng-sinh thoát khổ được sướng, th́ sinh tấm ḷng mừng rỡ khắp thẩy. Ḷng mừng rỡ trái hẳn với ḷng ghen-ghét, thấy ai được sự tốt lành, lièn sinh ḷng ghen tức. Cần có ba tấm ḷng từ, bi, hỉ, kể trên, rồi coi ḿnh coi người, coi trai coi gái đều là do mọi duyên sinh ra, bản tính nguyên không, không có cái ǵ đáng tham chước, sự sướng khổ của ḿnh hay của người, bằng-đẳng không phân biệt, th́ nẩy ra tấm ḷng xả-b́nh-đẳng ngay. Bởi có ḷng xả-b́nh-đẳng ấy, nên nào từ, nào bi, nào hỷ, đều b́nh đẳng hết, thế là thành bốn tấm ḷng vô-lượng ngay. Cho nên nếu những tấm ḷng từ-bi kia, do mối quan niệm về ḿnh hay người mà phát ra, chấp là thực có ḿnh hay cứu khổ cho sướng và có người chịu ơn ḿnh cứu khổ cho sướng, th́ c̣n có hạn-lượng, không phải là tấm-ḷng b́nh-đẳng, mà bồ-tát th́ do phần trí "nhị không vô phân-biệt" mà phát khởi công-hành cứu-khổ cho sướng, tuy suốt ngày cứu khổ cho sướng, mà không thấy ḿnh là người cứu khổ cho sướng, cho nên mới thành-tựu cái tấm ḷng vô-lượng b́nh-đẳng khắp thẩy vậy. Nói tóm lại, tô vẽû h́nh-tượng, cúng-dàng kinh-điển, thụ-tŕ đọc-tụng, nghĩ cho hiểu nghĩa, diễn thuyết chỉ bảo, cùng tu cùng tập với nhau, tức là tổ chức thành khuôn phép pháp-hội Dược-sư vậy.
B. Chỉ vẽ công-hiệu ích-lợi (lại chia làm hai)
1. ĐƯỢC LỢI THÊM PHÚC
HÁN
Tùy sở nhạo cầu, nhất thiết giai toại; Cầu tràng thọ, đắc tràng thọ; Cầu phú nhiêu, đắc phú nhiêu; Cầu quan vị, đắc quan vị; Cầu nam nữ, đắc nam nữ.
GIẢI
Đoạn này nói do trước dựng nên đạo tràng Dược-sư thất Phật, bẩy ngày bẩy đêm, trai-giới tắm gội, đúng như phép tu-hành, rồi đem công-đức ấy hồi hướng ngay đều được tùy-y nguyện-cầu. Song, phát nguyện th́ cần phải phát từ trước khi chưa tu công hành, mà hồi hướng th́ phải hồi hướng vào sau khi đă tu công hành rồi, đem công đức ấy, hoặc hồi hướng cho một người được tiêu-tai thêm phúc, hoặc hồi-hướng cho cả chúng-sinh trong pháp-giới, đó là chỗ hồi-hướng với phát-nguyện khác nhau vậy. Những điều của thế-gian thích cầu, không ngoài những sự phúc, lộc, thọ, hỷ, cho nên đây Phật cũng tùy tục mà nói. Thọ là một sự trọng nhất đối với cái mạng của người, nếu không thọ th́ dù có cơ-nghiệp hàng vạn, cũng không hưởng thụ được, cho nên đời cho "năm phúc thọ là đầu" mà trong Phật-pháp cũng cho là "được làm thân người là khó". Nếu đă được làm thân người, như cây non mới lớn, nếu đang thời thơ bé, đă bị chết non, tức là không thọ. Lại đén trai trẻ, huyết khí đang sung túc, đang là cái lúc đường mây bay bổng, hôt nhiên gặp sự bất-trắc, trăm việc chưa thành, chí nguyện chưa hả, lại càng đáng thương lắm! Đến khi tuổi già, muốn thọ không được, cũng rất thống-khổ! Muốn cầu tràng-thọ, thực là một sự yêu-cầu rất lớn của người đời, nhất là người giàu sang th́ lại càng cần lắm, mà nhất là người nước ta th́ lại càng coi trọng đặc-biệt hơn nữa. Bởi v́ người nước ta vẫn trọng sự giàu-sang ngay đời này, cho nên càng phải cầu tràng thọ trước để mà ǵn giữ lấy cái giầu-sang ấy. Như nhà Đạo-lăo, đều chăm chăm cầu cho tràng-sinh bất lăo, cùng muốn vật cùng tốt, cùng trời đất cùng dài, đều là cái biểu hiệu cho rơ dân ta là đều thích tràng thọ cả. Song sự tràng thọ thiệt, không phải là thứ người ta cầu được, ngay như đạo Lăo tu tràng sinh, cũng chưa phải là rốt ráo. V́ rằng tràng thọ rốt ráo, th́ không có trước có sau, không có gốc ngọn, nếu c̣n thấy gốc ngọn, tức là c̣n có trước sau. Cho nên dù tràng thọ đến cơi Phi-phi-tưởng cũng có lúc chết huống chi đạo Lăo? Ngay như đạo giáo tu cho thọ với trời đất cùng dài, song trời đất cũng có cuộc thành, trụ, hoại không biến đổi, cho nên số thọ vẫn là đối-đăi, chứ không phải là tuyệt-đăi là c̣n có lúc hết, chứ chưa phải là rốt ráo. Đạo giáo c̣n như thế, huống chi la cái thọ của người? Thọ mạng của người ta, là bởi cái sức nguyên động của hai hạt giống nghiệp dẫn và măn trong A-lại-gia-thức, dẫn sinh ra mệnh căn chịu quả báo dị-thục [2] trong một thời kỳ, có h́nh có đoạn, có hạn lượng, một hơi không trở lại, mệnh căn dứt ngay, cho nên cũng là đối đăi, chứ không phải là tuyệt đăi. Nếu thật rốt ráo vô hạn, th́ phải làm sao cho không hẳn cái nghiệp-báo dị-thục ấy, th́ nghiệp mệnh dứt hẳn mà tuệ-mệnh do cái trí "vô phân biệt" vẫn dùng liền nối sống c̣n măi măi. Bồ-tát có căn bản trí chứng được chân-như pháp-thân, tuệ-mệnh liền nối, công-đức vô-lậu, lần lượt tăng thêm, tức là không bị ngăn rào vào trong cái nghiệp mạng dị-thục, có h́nh đoạn nữa. Nhưng c̣n trải qua từng ngôi, c̣n có mới cũ thay đổi, biến-đổi vi-tế chưa cùng, cho nên có số thọ biến đổi, duy đến quả Phật, cùng ứng với Đại-viên kinh-trí, chuyển thành am-ma-la-thức (phần thức thanh tịnh) liền nối mà vẫn lặng trong; không có cùng tận, mới là tuổi thọ rốt ráo vô-lượng vậy. Nhưng đó là số thọ về phần báo-thân của Phật. Phật có ba thân, nói về thân Pháp-tính th́ nguyên lai không sinh không diệt, không trước không sau, chúng-sinh với Phật, b́nh đẳng một mầu; nhưng chúng-sinh chưa chứng, chỉ có thể gọi là Pháp-tính, không thể gọi là thân được, Bồ-tát mới chứng được đôi chút đến quả Phật mới chứng được, đầy đủ cái pháp tính-thân ấy, cùng với sự tự thụ-dụng của báo-thân, một vị chan ḥa. Đến như thân tha-thụ-dụng và thân biến-hóa, th́ cơ-duyên vô-tận, thân Phật cũng vô-tận, nói tóm lại th́ Pháp-thân tự-tính là tràng-thọ, báo thân cũng liền nối tràng-thọ, ứng-thân th́ vô-tận tràng-thọ, thọ mạng của ba thân, dài lâu vô cùng. Đây nói rằng cầu tràng-thọ được tràng-thọ, là hoặc được số thọ dài hơn ở trên trời hay ở nhân-gian, hoặc được số thọ rốt ráo như Phật. Phật lấy sức nguyện, đều khiến cho như ư sở cầu. Cầu giầu có được giầu có. Giầu có là tiền kho thóc đụn, hết thẩy các món dùng trong sự sống, đều có thừa thăi cả. Cái phúc mà người ta thường nói, về nghĩa rộng th́ cai cả tràng-thọ, về nghĩa hẹp th́ chỉ riêng một sự giầu có, giầu có cho nên có phúc, tính người ta rất thích giầu có, xem ngay số người đến chùa lễ, số cầu phát tài bao giờ cũng nhiều hơn, đó cũng là một cái tính thông thường của người ta, cho nên Phật cũng theo đó mà cho được thỏa nguyện. Nói về nghĩa sâu xa, trong phép Phật nói rơ phép bố-thí, có chia ra ba món tài-thí, pháp-thí và vô-úy-thí. V́ cái nhân bố-thí, được cái quả bẩy phần thánh-tài và hết thẩy công-đức pháp-tài, v́ thế nên Phật là một vị đại-phú trưởng-giả ở thế-gian và xuất thế-gian. Cầu ngôi quan được ngôi quan. Chính nghĩa chữ quan là công, ở ngôi quan, giữ chức quyền, nguyên là người làm việc quốc-gia nhân-dân xă-hội quần-chúng. Thế cho nên nói về nghĩa hẹp, th́ chỉ các hàng văn-vơ chính-trị mới gọi là quan, mà nói về nghĩa rộng, th́ hễ ai làm việc cho công-chúng, đều gọi là quan cả. V́ thế nên những người hoài-băo cái chí lớn lao, lập chí trị nước yên dân, mà muốn cho làm được quán-triệt chủơ-nghĩa đạt được mục đích, th́ mới cần phải giữ cái chức quyền làm quan, để thực hành cái chí trị nước yên dân ngày trước của ḿnh, v́ thế mà cầu ngôi quan, mới không sai-lạc cái ư-nghĩa cầu ngôi-quan để ra oai kiếm tiền, làm cho sướng riêng một gia-đ́nh ḿnh, như thế th́ không phải là cái bản-ư đặt chức quan vậy. Song, không cứ là v́ công hay v́ tư, cũng đều là tính thường của con người ta thích cả, nên Phật cũng khiến cho được như ư sở cầu. Nếu bàn về Phật-pháp, như các bồ-tát tự làm lợi ḿnh, lại làm lợi cả cho người, v́ loài người mưu toan hạnh phúc, v́ cơi đời mưu cuộc ḥa-b́nh, thế mới là một bậc quan lớn chân-chính vậy. Mà kể đến ngôi quan rốt ráo, th́ không c̣n ai hơn đức Thế-tôn là bực cầm cương nẩy mực cho hết thẩy thiên-nhân vậy. Cầu con cái được con cái. Đă được cơ-nghiệp giầu-có, tất phải cậy có con cháu nối giơi. Nhất là người nước ta lại giầu về tư-tưởng gia-tộc, từ cao tổ đến cháu chắt, mấy đời sum hợp, cho là sự vui, mà cả loài người trong cơi đời, cũng đều có ḷng muốn như thế cả. Nhưng xét đến nguyên-nhân cần có con cái, không ngoài hai thứ: một là v́ gia-sản sung-túc, mong có người nối giơi; hai là có chí làm việc ǵ chưa thỏa, cầu có người làm theo. V́ thế nên không có con cái, thực là một sự đáng ân-hận nhất của đời người. Ngay như tài-sản các đền chùa nướct ta, cũng cần phải có đồ-đệ, đồ-tôn, pháp-tử, pháp-tôn nối giơi lấy, huống chi là thế-gian? V́ thế nên Phật, tùy ḷng người, ai cầu con cái, đều được như nguyện. Song con cái đây, đối với Phật-pháp cũng có nghĩa sâu lắm. Như kinh Duy-ma nói rằng: "tấm ḷng từ-bi là con gái, trí-tuệ thành-thực là con trai". Trong phẩm Hóa-thành-dụ kinh Pháp-hoa có câu: "Trai gái đều đầy đủ" tức là định-tuệ đều đầy đủ, cho nên biết cái đức đại bi, đại trí, đại định trong quả Phật đều là cái nghĩa con cái quư nhất cả. Cái ḷng muốn cầu của thế-gian tuy nhiều, nhưng kể phần rơ rệt lớn hơn cả th́ không ngoài bốn thứ kể trên, hễ khoáng trương được bốn thứ ấy ra, th́ cũng thông suốt được cả cái nghĩa sâu xa trong phép Phật vậy.
2.- ĐƯỢC ÍCH LỢI KHỎI NẠN
(Lại chia làm năm đoạn: )
A. Nạn trăm quái xuất hiện
HÁN
Nhược phục hữu nhân, hốt đắc ác mộng, kiến chư ác tướng; Hoặc quái điểu lai tập. Hoặc ư trụ xứ, bách quái xuất hiện; Thử nhân nhược gĩ chúng điệu tư cụ, cung kính cúng dường bỉ Thế-Tôn Dược-sư lưu-ly-quang như-lai giả, ác mộng ác tướng, chư bất cát tường, giai tất ẩn một, bất năng vi hoạn.
GIẢI
Bỗng bị chiêm-bao điềm xấu, thấy trăm sự lạ xuất hiện đều là cái điềm không lành cả. Xét đến nguyên nhân sinh ra điềm quái gở ấy, hoặc là v́ nghiệp trước hoặc là v́ tứ đại bất-điều, hoặc là bị quỷ-thần trêu qủơ. Như trong kinh Phật nói khi Phật sắp vào Niết-bàn ngài A-nan chiêm bao điềm xấu, và mẹ Phật là Ma-gia-phu-nhân ở trên cung trời Đao-lợi cũng thấy chiêm bao điềm xấu, thế đều là cái điềm báo trước cả. Song muốn phép đều duy tâm hiện ra, nếu bị chiêm bao điềm xấu hay các vật quái lạ, mà coi như vô-sự th́ cũng thấy vô-sự cả; Nếu đă lo sợ không yên, trong ḷng thắc mắc, th́ sẽ khó qua được. Nay nhờ công làm đàn Dược-sư, cung kính cúng-dàng, nhờ có sức Phật, những sự chẳng lành, đều biến đi hết, không làm vạ được.
B.-Nạn mọi sự sợ hải
HÁN
Hoặc hữu thủy hỏa, đao độc huyền hiểm, ác-tượng, sư-tử, hổ, lang, hùng, bi, độc xà ác hiết, ngô công du-duyên, văn manh đẳng phố; Nhược năng chí tâm ức niệm bỉ Phật, cung kính cung dưỡng, nhất thiết phố úy, giai đắc giải thoát.
GIẢI
Đoạn này nói những nạn, như nước, lửa, đao, độc và các loài ác-thú trùng độc, đều hay hại thân hại mạng, làm cho người đến chết. Lại nữa, những độc nạn kể trên, tức là tiêu-biểu các cái độc tham, sân ,si, phiền-năo nó hay làm hại pháp-thân tuệ-mạng. Lại v́ bởi có độc trong, nên độc ngoài mới hại được, nếu hay dốc ḷng niệm đức Dược-sư, dẹp hết độc trong, th́ độc ngoài cũng không thể làm hại được mà thoát khỏi hết. Xem như bộ Tây-vực-kư khi ngài Huyền-Trang đi sang Tây-trúc, đêm ngồi trong rừng, sư-tử hổ báo lượn xung quanh ngài mà kêu, mà ngài bảo: "Nó đi đường nó ḿnh đi đường ḿnh, can chi mà sợ", xem đó đủ biết người bị ác thú trùng độc làm hại, chính là v́ có cái độc tham, sân, si ở trong trước, rồi mới bị độc ngoài nó làm hại vậy.
Bi: Một loài giống như gấu, cổ cao, rất hung tợn.
Hiết: Một loài trong loài nhện, ḿnh có đốt, đầu có hai cái ng̣i có nọc, hay đốt người.
Du duyên: Một loài trong loài rết, hay ăn các sâu bọ, mỗi bên có 15 chân, chạy rất nhanh.
C. Nạn nước khác xâm lấn
HÁN
Nhược tha quốc sâm nhiễu đạo tặc phản loạn ức niệm cung kính bỉ Như-lai giả, diệc giai giải thoát.
GIẢI
Nước khác xâm lấn là cái nạn ở ngoài, trộm giặc phản-loạn, là cái nạn ở trong. Đây tuy nói có hai câu mà cai hết cả sự nguy loạn trong một nước vậy. Nước mà bị ngoại xâm trong loạn, cũng đều là v́ ba cái độc tham, sân, si làm nhân cả. Nếu nhớ niệm đến đức Dược-sư, trừ hết tham, sân, si, th́ thiên hạ lo chi không thái-b́nh.
HÁN
Phục thứ, Mạn-thù thất lợi! Nhược hữu tịnh-tín thiện nam tử, thiện nữ nhân đẳng, năi chí tân h́nh bất sự giư thiên, duy đương nhất tâm quy Phật Pháp Tăng, thụ tŕ cấm giới: Nhược ngũ giới thập giới, Bồ-tát tứ bách giới Bật sô nhị bách ngũ thập giới. Bật sô ni ngũ bách giới. Ư sở thụ trung, hoặc hữu hủy phạm, phố đọa ác thú, nhược năng chuyên niệm bỉ Phật danh-hiệu cung kính cung dưỡng giả, tất định bất thụ tam ác thú sinh.
GIẢI
Ba nạn trên, là nạn chung cho cả loài người; Một nạn này là cái nạn riêng cho những người đă quy y Phật pháp. Đă thụ giới rồi mà phá hủy th́ tất phải đọa! Chưa thụ giới mà không giữ giới luật, th́ chỉ là kẻ không có đạo-đức mà thôi; Nếu đă thụ giới mà lại phá giới, th́ lại thêm một tội phá hoại phép Phật nữa, tội lỗi rất nặng, hơn cả nạn lụt nạn cháy. Các thiện-nam tín-nữ có ḷng-tin thanh-tịnh quy-y Tam-bảo. V́ đă quy-y Phật, th́ không y theo thiên-ma ngoại-đạo làm thầy; đă quy-y Pháp, th́ không đọc sách vở nhảm nhí; đă quy-y Tăng, th́ không chơi với ngươi ác. Cho nên đă thụ Tam-quy rồi, th́ suốt đời không thờ các Thiên khác, bên chặt ḷng tin, tiến lên lấy những phép Phật đă nói mà bắt na bắt nết những sự hành-vi của ḿnh, cho nên cần phải thụ giới. Giới chí ra hai phần chỉ tac, chỉ là nên thôi, tác là nên làm. Những điều cấm giới đây, tức là chỉ riêng về những điều nên thôi mà không nên làm. Như ngũ-giới thập-giới, là nền tảng trong giới-pháp, là bước đầu tu giới, c̣n các giới khác, đều bởi đó làm cốt mà lần lượt tăng thêm. Ngũ-giới là: 1. Không sát sinh; 2. Không trộm cướp; 3. Không tà dâm; 4. Không nói dối; 5. Không uống rượu. Thập giới trừ mười điều ác do thân ba: 1. Sát sinh; 2. Trộm cướp; 3. Tà dâm. Miệng bốn: 1. Nói dối; 2. Nói thêu dệt; 3. Nói độc ác; 4. Nói hai lưỡi; và ư ba: 1. Tham lam; 2. Giận dữ; 3. Ngu si, là phép tu-trị của phần tại-gia. Lại có thập-giới của Sa-di, là giới của người mới xuất-gia làm tiểu. Bồ-tát bốn trăm giới, hiện chỉ thấy lưu-hành theo Du-già Bồ-tát giới bản có 43 giới; Phạm-vơng có mười giới trọng và 48 giới khinh; c̣n nói 400 giới, hoặc giả có bản nào riêng chăng. Bật-sô (sư ông) 250 giới, đó là nói về đại số, như luật Tứ-phận và luật Tăng-kỳ, nhưng cũng không đủ số. Đó là v́ giới có khai có hợp khác nhau vậy. Bật-sô-ny 500 giới, cũng là nói về đại-số, c̣n bản-giới hiện đang lưu-hành chỉ có hơn 300 giới. Trong bẩy chúng đệ-tử của Phật, nếu ai phạm điều giới nào, mà sinh ḷng sợ hăi, nên hay chuyên niệm danh-hiệu đức Dươc-sư và cung kính cúng-dàng ngài, th́ không bao giờ phải chịu cái khổ trong ba ngả ác nữa.
Đ. Nạn đàn bà sinh đẻ
HÁN
Hoặc hữu nữ nhân, lâm đương sản thời, thụ ư cực khổ; Nhược năng chí tâm xưng danh lễ tán cung kính bỉ Như-lai giả, chúng khổ giai trừ. Sở sinh chi tử, thân phận cụ túc, h́nh sắc đoan chính kiến giả hoan hỉ. Lợi căn thông minh, an ổn thiểu bệnh, vô hữu phi nhân đoạt ḱ tinh khí.
GIẢI
Trên kia đă nói cầu con cái được con cái, đă có con cái, tất có sự sinh nở. Cái nạn sinh nở, cực kỳ thống khổ, mà thân đàn bà, không ai tránh khỏi. Nếu mẹ con đều có phúc, th́ được an toàn vô-sự; mà mẹ con đều vô-phúc, hoặc oan-gia đầu thai th́ thực khổ vô cùng. V́ thế nên Phật nói cái ngày sinh của người tức là ngày nạn của mẹ, nên đối với mẹ, nên hiếu kính hơn, để báo đáp lại cái ơn sâu ấy. Song tới lúc sinh nở cực khổ ấy, nếu hay tự biết dốc ḷng kêu niệm danh-hiệu Phật; Hoặc là người nhà lo lập đàn tràng Dược-sư, tô vẽ h́nh-tượng tụng kinh đọc chú v.v... nhờ sức nguyện của Phật, tức th́ thoát khỏi sự khổ nạn ấy, sinh nở dễ-dàng. Hoặc đứa con sinh ra, đáng lẽ tàn tật xấu xa, hoặc đến chết non, nhờ công-đức Phật, cũng chuyển lại được, khiến cho mọi căn đầy đủ, tướng mạo đoan chính, thông-minh nhanh nhẩu, ai thấy cũng yêu. Loài phi nhân tức là các loài ma-quỷ, bị đói khát khổ, thường thường đoạt mất tinh khí trẻ con để nuôi sống ḿnh, nhờ sức Phật gia-hộ, quỷ không dám làm hại nữa. Cho nên hay lập ra pháp hội Dược-sư, th́ hết thẩy mọi sự tai nạn, đều tiêu trừ sạch, tùy ư cầu ǵ đều được đầy đủ cả. Ngày nay nếu đem pháp-môn ấy mà lưu-hành cho đời, th́ chúng-sinh trong thế-giới đều được hưởng sự lợi-ích tiêu-tai cả, lại khiến cho đời người đối với Phật-pháp, phát sinh ra mối quan-hệ thân-mật mà xây đắp được vững cái nền-tảng nhân-gian Phật-giáo nữa.
NGÀI A-NAN HỎI PHÉP LÀM THÊM L̉NG TIN
(Chia làm ba đoạn)
A. Phật hỏi tin không?
HÁN
Nhĩ thời Thế-tôn, cáo A-nan ngôn: Như ngă xưng dương bỉ Thế-tôn Dược-sư lưu-ly-quang như-lai sở hữu công đức, thử thị chư Phật thậm thâm hành xứ, nan khả giải liễu; nhữ vi tín phủ?
GIẢI
Đoạn này là đoạn thứ tư trong ṿng tiêu-tai, đức Thế-tôn cùng ngài A-nan cùng vấn đáp để cho tăng thêm ḷng tin. Trong đoạn này lại chia làm ba, mà đoạn thứ nhất đây là đoạn Phật hỏi ngài A-nan có tin phép này hay không? Sở dĩ đức Thế-tôn hỏi đến ngài A-nan là v́ ngài A-nan là người nghe nhiều nhất, mà nghe rồi lại nhớ được không quên, nên mới kết tập được kinh-điển, lưu truyền cho đời sau. A-nan là tiếng Phạm, nói đủ phải nói là A-nan-đà. Tầu dịch là Khánh-hỷ (vui mừng) v́ lúc sinh ngài là lúc Phật tu thành đạo, thiên long vui mừng, nên mới đặt tên là Khánh-hỷ. Ngài A-nan xuất-gia, thường theo hầu Phật, trong các kinh Phật, có bộ chính ngài được nghe Phật nói, có bộ ngài nghe các bực trưởng-lăo học trước nói lại, cong kinh này th́ chính ngài được nghe Phật nói. Phật bảo ngài A-nan rằng, những công đức của đức Dược-sư, đều là những chỗ công-hành rất thâm của chư Phật, không những phần pháp-thể đă chứng được rất thâm khó hiểu, mà đến những phép phương-tiện Phật đă làm ra, cũng cực-ḱ thâm nữa, cực ḱ khó hiểu nữa, chưa dễ mà tin được. V́ ngài A-nan đầy đủ ḷng tin cho nên Phật hỏi có tin không, để cho phát huy cái nghĩa lời Phật nói là quyết có thể tin được, để cho tăng thêm ḷng tin. Chỗ công-hành rất thâm đây tức là chỉ vào cái thể y-chính trang-nghiêm, cái tướng công-đức hành-quả ở trong thể tướng quát ra mà trên kia đă nói, th́ Phật nào Phật nào, cũng cùng như nhau, cho nên nói rằng đó là công-hành rất thâm của chư Phật, khó hiểu rơ được; Cũng như kinh Pháp-hoa nói: "Chư Phật tùy nghi nói pháp, ư-thú khó hiểu" Chỗ (xứ) đây có hai nghĩa: Một là chỗ công-hành rất thâm của chư Phật, y về phần chủ mà giải thích th́ chữ xứ đây tức là chủ về cái cảnh giới do trí-tuệ của Phật đă làm ra. Trí-tuệ của Phật tức là Nhất-thiết chủng-trí, là cái cảnh-giới của bưc chính-biến-tri đă làm, như tính tướng trong pháp-giới, sự-lư của chân-tục v́ nhân-quả của ḿnh và kẻ khác v.v... Trong một giây phút, soi khắp không c̣n sót tí ǵ, rất tinh-vi rất mầu-nhiệm, rất khó hiểu biết. cũng như kinh Pháp-hoa nói: "Cái tướng chân-thật của mọi pháp, chỉ Phật với Phật mới xét hết được", ngay đến các bậc Đẳng-giác bồ-tát, cũng c̣n như xem trăng trong đám mây, lờ mờ không rơ, ngoài ra c̣n biết ǵ được nữa. Đă không biết được, th́ chỉ c̣n có cách lấy ḷng tin mà đón lấy, như kinh Pháp-hoa đă nói: "Chỉ v́ các vị bồ-tát, có ḷng tin bền-chặt". Trong Du-già giới-bản cũng nói rằng: "Nếu các bồ-tát, ở yên trong giới-luật phép-tắc thanh-tịnh của bồ-tát, nếu nghe tới chỗ cực-ḱ sâu xa mà ḷng không tin hiểu; Lúc đó bồ-tát phải cố tin lấy, không nịn-nọt, mà nên học như thế này: Ta là kẻ hèn, mù mờ không có mắt trí-tuệ, đối với những lời bí-mật của Như-lai nói sinh ḷng phỉ-báng. Bồ-tát tự nhận là ḿnh vô-tri như thế, mà chỉ ngửa trông Như-lai th́ mọi pháp của chư Phật, không ǵ không biết". Đó là nói về trí-tuệ ḿnh hèn-kém, mà không tin được chỗ công-hành rất thâm của chư Phật, th́ phải quan-sát đến nhân-cách đức-hạnh của chư Phật mà cố cưỡng tin lấy, mới hay dần dần hiểu biết. Đây Phật hỏi ngài A-nan có tin không? cũng hàm cái ư cố cưỡng mà tin; mà ngay như lời ngài A-nan đáp, đủ cả mọi lẽ ấy. Hai là chỗ công-hành rất thâm của chư Phật. Y về phần nghiệp mà giải thích, th́ những công-đức nhân-quả và những sự phương tiện lợi lạc cho chúng-sinh của chư Phật, tức là chỗ rất thâm; Như trong kinh này đă nói rơ những công-đức nhân-quả của đức Dược-sư, cũng tức là chỗ công-hành rất thâm của chư Phật. Cho nên chữ xứ đây, tức là chỉ về chỗ đức-hạnh rất thâm của đức Dược-sư, về phần do căn bản trí chứng thể chân-như cố nhiên khó hiểu biết được, mà đến những việc phương-tiện do phần trí hậu đắc phát ra, cũng khó hiểu biết được. Do chỗ so sánh (tỉ-lượng) mà biết được nghĩa gọi là giải, những chỗ chư Phật đă chứng rất thâm không thể so sánh tới được, cho nên khó giải. Do chỗ hiện-tượng xét rơ được cảnh là liễu, nay chỗ chư Phật tự chứng được rất thâm, không thể hiện lượng tới được, cho nên khó hiểu. Tuy có hai cách giải thích như thế, nhưng theo cách giải thích sau mới là chính nghĩa của đoạn nầy.
B. Ngài A-nan đáp lại
(Lại chí làm hai)
1.- ĐÁP RẰNG PHẢI TIN PHẬT PHÁP
HÁN
A-nan bạch ngôn: Đại đức Thế-tôn! ngă ư Như-lai sở thuyết khế binh, bất sinh nghi hoặc, sở gĩ giả hà? Nhât thiết Như-lai thân ngữ ư nghiệp, vô bất thanh tịnh. Thế-tôn! thử nhật nguyệt luân, khả linh đọa lạc, Diệu cao sơn vương, khả sử khuynh động, chư Phật sở ngôn, vô hữu dị giă!
GIẢI
Đây là ngài A-nan đáp rằng, ngài đối với những chỗ công-hành rất thâm của chư Phật, tuy không hiểu rơ mà quyết tin chịu. Đại đức là một cái huy-hiệu tôn-xưng Phật, v́ Phật phúc trí đều viên-măn, nên kêu là đại-đức. Khế linh, phép Phật nói ra, đều đúng lư đúng cơ, không đúng lư th́ mất bản-thể của pháp; không đúng cơ thời mất cái công-dụng của pháp. V́ sao ngài A-nan cứ tin lời Phật mà không ngờ vực? – Là v́ ngài biết rằng đức Thế-tôn cùng hết thẩy mười phương Như-lai đều thanh-tịnh cả, đó là lời chân-thực, không phải là lời giả dối, cho nên đức Thế-tôn nói, có thểû tin hẳn được. Chữ nghiệp của ba nghiệp, nghĩa là cử động làm lụng, phàm các sự cử động làm lụng ra, đều gọi là nghiệp. Những người xuất-gia, mở miệng là nói: "Nghiệp nặng chướng sâu" thế là đem chữ nghiệp chỉ riêng về một nghĩa ác nghiệp, chứ thực ra th́ cái nghĩa chữ nghiệp nó cai cả ba tính thiện, ác, vô-kư. Thiện lại hàm có hai nghĩa hữu lậu thiện vô-lậu thiện, trong quả Phật cũng có thanh-tịnh tam nghiệp, như trong phẩm Phả-hiền hành-nguyện kinh Hoa-nghiêm nói rằng: "Nghiệp thân ngữ ư, không có chán nản" cũng là thanh-tịnh tam-nghiệp. Nói tóm lại, ba nghiệp động tác, đều do tâm-thức, nếu không phải tâm-thức, th́ gió thổi nước động, lửa đốt cháy củi v.v... tức không phải là nghiệp. Đây nói, nghiệp thân ngữ ư, đều thanh-tịnh cả, đó là nêu tỏ trong quả Phật, các món phiền năo đă sạch hết, không c̣n lỗi lầm ǵ nữa. V́ thế nên ba nghiệp trong quả Phật cũng gọi là tam bất hộ, v́ không c̣n có lỗi lầm che lấp ẩn núp, thực không c̣n một sự ǵ mà không thể nói cho người biết được cả vậy. Lại e rằng nói không được chân-thiết, nên lại dẫn thí dụ cho rơ thêm rằng: Mặt trời mặt trăng, có thể khiến cho rơi rụng, núi Diệu-cao kia có thể khiến cho nghiêng-lệch, mà đối với lời Phật nói, tin không có khác nữa. Mặt trời mặt trăng xoay ṿng trên không, nguyên không thể rơi rụng được. Núi Diệu-cao tức là núi Tu-di, là chúa cả các núi, trên tới Đao-lợi, dưới tới địa-ngục, ở vào khoảng giữa yên nhiên bất động, nay nói các thứ ấy đều có thể rơi rụng, có thể nghiêng lệch được, mà chỉ có lời Phật nói là tự quyết không có khác đi được, đó là nêu rơ cái ḷng tin mà lĩnh nhận lấy, không thể lấy trí mà lường được. Mà tin th́ phải tin Phật trước, rồi mới tin Pháp tin Tăng được, trái lại th́ khó mà dựng nên Tam-bảo được: thế nên như Bồ-tát giới-bản và kinh Di-Đà v.v... đều kêu là những phép khó tin mà đều phải lấy ḷng tin mà tiếp thu lấy vậy.
2.- NÓI RƠ SỰ KHÔNG TIN PHẢI TỘI
HÁN
Thế-tôn: Hữu chư chúng-sinh, tín căn bất cụ, văn thuyết chư Phật thậm thâm hành xứ, tác thị tư duy: Vân hà đăn niệm Dược-sư lưu-ly-quang như-lai nhất Phật danh hiệu, tiện hoạch nhĩ sở công đức thắng lợi? Do thử bất tín, phản sinh phỉ báng, bỉ ư tràng giạ, thất đại lợi lạc, đọa chư ác thú, lưu truyển vô cùng!
GIẢI
Đoạn này nói rơ những giống hữu-t́nh không đủ mầm tin, đối với lời Phật bảo cho biết chỗ công-hành rất thâm của chư Phật, không lấy ḷng tin mà nhận lấy, chỉ lấy trí mà so lường, th́ khác nào như kinh Giải-thâm-mật đă nói: "Trí-tuệ của chư Phật, như nước bể lớn, trí tuệ của chúng ta, như nước vũng chân trâu". Dùng cái trí nhỏ như vũng chân trâu, mà lường bể Phật vô biên, thế nên mới sinh ra lưới ngờ chằng chịt, do dự không tin. V́ sự không tin, phỉ báng pháp ấy là không đúng lẽ, phỉ báng Phật là lừa dối người, v́ thế mà đọa vào trong cảnh đêm dài tối mịt, bao giờ đến sáng. Bởi v́ trong ṿng sinh tử dài đặc như đêm trường, chỉ có Phật là đèn sáng, nay đă không tin đèn Phật, th́ là mất lợi-lạc lớn, y như người mù cưỡi ngựa mù, nửa đêm xuống sông sâu, đọa ba đường hiểm ác, trôi dạt vô cùng cực!
C. Lại nói rơ cái ḷng tin (lại chia làm ba)
1.- BẢO RƠ SỰ LỢI ÍCH KHÔNG NGỜ
HÁN
Phật cáo A-nan: Thị chư hữu-t́nh, nhược văn Thế-tôn Dược-sư lưu-ly-quang Như-lai danh-hiệu, chí tâm thụ-tŕ, bất sinh nghi hoặc, đọa ác thú giả, vô hữu thị xứ.
GIẢI
Đoạn này là v́ các giống hữu-t́nh, v́ không tin Phật, phải chịu khổ sở, nên Phật lại nhọc ḷng nhọc miệng nói đi nói lại cho biết rơ rằng, hễ nghe danh-hiệu đức Dược-sư, mà dốc ḷng thụ-tŕ, th́ không bao giờ lại đọa vào ngả ác nữa.
2.- NỚI RƠ CÁI LẼ KINH NÀY LÀ KINH HIẾM CÓ KHÓ TIN
HÁN
A-Nan! Thử thị chư Phật thậm thâm sở hành, nan khả tín giải; Nhữ kim năng thụ, đương chi giai thị Như-lai uy lực. A-nan! Nhất thiết thanh-văn độc-giác cập vị đăng địa chư bồ-tát đẳng, giai tất bất năng như thực tín giải; duy trừ nhất sinh sở hệ bồ-tát. A-nan! Nhân thân nan đắc, ư tam bảo trung, tín kính tôn trọng, diệc nan khả đắc; Văn thế-tôn Dược-sư lưu-ly-quang như-lai danh-hiệu, phục nan ư thị!
GIẢI
Công hành rất thâm của chư Phật, cũng một nghĩa như Chỗ công-hành rất thâm của chư Phật đă giải ở trên. Công-hành rất sâu, khó thể tin được, mà ngài A-nan quyết tin bền chắc, đều là nhờ cái sức oai-thần của chư Phật khiến cho như thế, trái lại th́ tưởng tượng mơ màng, khó mà tin được. Thanh-văn, Duyên giác là nói chung cả bực c̣n phải học mới biết và bực không phải học cũng biết. Các vị bồ-tát chưa lên ngôi, là kẻ từ Thập-tín mới phát-tâm, vào A-tăng kỳ thứ nhất, thành bồ-tát ngôi Tam-hiền, do đó vào bồ-tát ngôi gia-hành. Thập-tín là ngôi ngoại-phàm, Tam hiền là ngôi nội-phàm, đều là bậc chưa qua kiếp A-tăng kỳ thứ hai vào ngôi sơ địa, cho nên chưa thể thực tin thực hiểu được chỗ công hành rất thâm của chư Phật. V́ chưa lên ngồi th́ chưa phá được vô-minh, chưa tỏ được pháp tính, chưa được trí-tuệ của chư Phật. Phải lên ngôi sơ địa mới chứng thực nơi căn bản, có trí hậu đắc quán mọi tướng, nhưng trong một niệm chưa thể trông đủ cả hai trí, mà c̣n thấy mối niệm trước chứng thực căn bản, mối niệm sau có trí quán tướng, ngăn cách không dong hoà với nhau, cho nên phải căn cứ vào lời Phật nói, phát khởi cái trí tuệ so sánh, khi biết lẽ rồi, mới tin hiểu được. V́ thế nên Địa-tiền bồ-tát chỉ có thể gọi là bực tùy giáo nghĩa mà tin hiểu, không phải là bực tự chứng được lư mà tin hiểu, cho nên Phật bảo ngài A-nan rằng: không phải là tự sức ông tin hiểu được.
Bồ-tát nhất sinh sở hệ có hai nghĩa: một là mói về phần báo thân, th́ từ sơ địa cho đến Diêu-giác, đều có thể là Nhất-sinh sở hệ. V́ vào sơ địa đă phá được vô minh, tỏ được pháp thân, vào được nhà Như-lai, nối liền tuệ mệnh, tuy báo thân ấy ở trong cơi tịnh-diệu có thấy lần lượt biến đổi, nhưng không phải chịu phận đoạn sinh tử, cho nên mới vào sơ địa, cũng gọi là nhất sinh sở hệ được: Hai là nói về ứng thân th́ chỉ có vị Diệu-giác chỉ một đời này là mới được thay Phật làm giáo chủ là Nhất sinh sở hệ, như ngài Di-lặc đang ở trên cung Đâu-xuất, mới là bồ-tát Nhất sinh sở hệ. Hai bực bồ-tát như thế, đối với chỗ công hành rất thâm của chư Phật, mới hay chứng tin được ít phần. Chúng sinh trong cơi dục, năm ngả ở lẩn lôn, được làm người cũng đă khó; đă được làm người, nếu không có căn lành, cũng khó kính tin Tam-bảo, như cái cơi đời bây giờ, biết bao chúng-sinh không tin Tam-bảo, nhất là được nghe đến đức Dược-sư, lại càng khó nữa, v́ thế nên đây mới bảo rơ là phép hiếm có khó tin vậy.
3.-NÓI QUA CÁI HÀNH-NGUYỆN RẤT LỚN
HÁN
A-nan! Bỉ Dược-sư lưu-ly-quang Như-lai vô lượng bồ-tát hạnh, vô lượng thiện xảo phương tiện vô lượng quảng đại nguyện; Ngă nhược nhất kiếp, nhược nhất kiếp dư, nhi quảng thuyết giả, kiếp khả tốc tận, bỉ Phật hành nguyện, thiện sảo phương tiện, cô hữu tận giă.
GIẢI
Đoạn này nói rơ bồ-tát hạnh, thiện sảo phương tiện, đại nguyện của đức Dược-sư đều vô lượng vô biên. Thiện sảo phương tiện cùng một nghĩa, mà cũng có thể giải nghĩa riêng được. Thiện sảo là nói về các phần học vấn, như công nghệ, kỹ thuật, sự nghiệp v.v... tức như trong kinh nói: "Pháp môn vô lượng thệ nguyện học" vậy. Đối với vô lượng pháp môn, đều luyện được tinh thần thuần thục, cho nên mới có tài thiện sảo, chính như tục thường nói: "Thông thạo mới sinh ra khéo" vậy. Phương tiện là những phương pháp làm ra, biết bao cách thức, tùy nghi đặt ra, là phép phương tiện quyền nghi mầu-nhiệm vậy. Song cái nghĩa phương tiện cai cả nhân quả trước sau. Như v́ làm lợi cho kẻ khác, mà đặt cách giáo hóa, cố nhiên là phương tiện, mà trong khi tu nhân đă làm những công phu phương tiện đó, cho suốt tới mục đích cứu kính, cũng là phương tiện Vô lượng bồ tát hạnh, chỉ là cái nhân tu hành. Vô lượng quảng đại nguyện, th́ suốt cả bồ-tát hạnh, cả phương tiện thiện sảo, bao quát cả nhân quả. Đây mới là nói qua cái đức của đức Dược-sư, nếu nói rộng ra, th́ trăm ngàn muôn kiếp, c̣n thấy chóng hết mà công đức Phật th́ không nói sao cho cùng được. Đây cũng là nêu tỏ cái chỗ công hành rất thâm của chư Phật, khó thể hiểu hết, khó tin chịu được, v́ thế nên Phật với ngài A-nan đặt ra lời vấn đáp mà hết sức biện rơ để tăng thêm ḷng tin cho đời vậy.
2.- V̉NG CỨU THOÁT THÊM THỌ
(Lại chia làm bốn:)
A.- Ngài Cứu-thoát chỉ phép thêm thọ
HÁN
Nhĩ thời chúng trung, hữu nhất Bồ tát ma ha tát, danh viết Cứu-thoát. Tức ṭng ṭa khởi, thiên đản hữu kiên, hữu tất trước địa, khúc cung hợp trưởng nhi bạch Phật ngôn: Đại đức Thế tôn! Tượng pháp truyển thời, hữu chư chúng sinh, vi chủng chủng hoạn chi sở khốn ách, trường bệnh nuy sấu, bất năng ẩm thực, hầu thần càn táo, kiến chư phương ám, tử tướng hiện tiền, phụ mẫu thân thuộc, bằng hữu tri thức, đề khấp vi nhiễu; Nhiên bỉ tự thân, ngọa tại bản xứ, kiến Diễm ma pháp vương chi tiền. Nhiên chư hữu t́nh, hữu câu sinh thần, tùy kỷ sở tác, nhược tội nhược phúc, giai cụ thư chi, tận tŕ thụ giữ, Diễm-ma pháp vương, nhĩ thời bỉ vương, xuy vấn ḱ nhân, kế toán sở tác, tùy kỳ tội phúc, nhi xử đoán chi. Thời bỉ bệnh nhân, thân thuộc tri thức, nhược năng vị bỉ quy y Thế tôn Dược-sư lưu-ly-quang Như-lai thỉnh chư chúng tăng chuyển độc thử kinh, nhiên nhất tàng chi đăng, huyền ngũ sắc tục mệnh thần pháp hoặc hữu thị xứ, bỉ thức đắc hoàn, như tại mộng trung, minh liễu tư kiến, hoặc kinh thất nhật, hoặc nhị thập nhất nhật, hoặc tam thập ngũ nhật, hoặc tứ thập cửu nhật, bỉ thức hoàn thời, như ṭng mộng giác giai tự ức tri, thiện bất thiện nghiệp, sở đắc quả báo. Do tự chứng kiến nghiệp quả báo cố, năi chí mệnh nạn, diệc bất tạo tác chư ác chi nghiệp. Thị cố tịnh tín thiện nam tử thiện nữ nhân đẳng giai ưng thụ tŕ Dược-sư lưu-ly-quang Như-lai danh hiệu tùy lực sở năng cung kính cung dưỡng!
GIẢI
Bấy giờ trong chúng đây là nói khi Phật ở dưới gốc cây Lạc-âm, nói ṿng tiêu-tai cho đại-chúng nghe rồi th́ trong hội có vị Bồ-tát ma-ha-tát tên là Cứu-thoát, liền ở chỗ ngồi đứng dậy. Cứu thoát, v́ ngài hay cứu độ chúng-sinh thoát ṿng khổ ách, nên kêu tên ngài là Cứu-thoát. Từ chỗ ngồi đứng dậy, cho đến khom lưng chắp tay v.v... đều là nêu tỏ cái lễ đặc-biệt cung-kính, v́ những pháp của ngài Cứu-thoát đă bảo, không phải là những phép tầm thường, mà là những phép lợi khắp quần sinh, là công dụng đặc biệt báu lạ trong phép Dược-sư vậy. Các chúng sinh đây tức là chỉ về chúng sinh trong loài người, Trong lúc tượng pháp chuyển sang, ma mạnh pháp yếu, có nhiều khổ ách, nói không xiết được. Tự đoạn ốm lâu gầy g̣ v.v... là cái t́nh trạng lúc ốm. Thấy các phương tối, tướng chết hiện ra, là nói cái cảnh ốm đau, thuốc men vô-hiệu, sắp tới lúc chết. Cha mẹ họ hàng v.v... là nói cảnh khổ của người trông nom kẻ ốm. Lúc đó thân người ốm kia tuy vẫn nằm đó, một loáng thấy tướng chết hiện ra, một loáng đă thấy ngay sứ-giả của vua Diễm-ma dẫn thần-thức ḿnh đến trước mặt vua Diễm-ma cứ phép xử h́nh. V́ vua Diễm-ma là ông vua giữ về pháp luật trong Địa-ngục, nay các chúng sinh, trước khi chết thấy các phương tối tăm, đều là cái cảnh tượng đọa lạc, cho nên thần thức bị sứ-giả của vua Diễm-ma dẫn vào trong ngục. Thần thức, trong kinh nói rơ có bốn phần có gọi là tứ hữu: Cái sắc thân phải chịu quả báo sống ở thế gian này là bản hữu (sẳn có); Cái thân này chết đi là tử hữu (có chết); Khi chết chưa sinh vào đâu là trung hữu (nữa chừng); Do trung hữu rồi sinh sang đời khác là sinh hữu (có sinh). bởi có sinh hữu, lại có bản-hữu, tử-hữu tuần-hoàn, như thế măi măi. Song hai phần sinh-hữu, tử-hữu, thời gian rất ngắn. Số thọ của phần trung-hữu, ít th́ bẩy ngày, nhiều th́ 49 ngày, cũng có nơi nói là không nhất định. Thần-thức nói đây tức là chỉ về phần trung-hữu, ngày xưa dịch là thần-hồn, cũng hơi giống như cái nghĩa linh-hồn ngày nay thường nói. Song, Phật giáo đă phá trừ cái lư-thuyết thực ngă về tinh thần chủ tể, sao đây lại nói có cái ngă thể có thần thức cùng nối liền nhau thế? Đó có bốn nghĩa; Một là đối trị cái chỗ đoạn kiến (cho chết là hết) của kẻ phàm-phu, nên nói rằng giống hữu t́nh có thần thức cùng nối liền nhau. V́ giống hữu t́nh đoạn kiến chấp rằng cái thân này chết là hết hẳn, là trăm năm nát với cỏ cây, v́ thế nên gạt phăng cái thuyết nhân-quả, gây đủ nghiệp ác, sa vào hầm lớn, Phật thương v́ thế, mới nói có tử hữu cùng nối liền, trong tử-hữu có phần trung hữu là phần ngũ-uẩn vi-tế, nối liền không dứt, phàm phu khó biết, nên mới nói là thần-thức, lập nên cái tướng nhân-quả để phá chỗ đoạn kiến. Hai là nhân giống hữu-t́nh thường kiến (cho ḿnh là c̣n măi). Chấp rằng trong phần ngũ-uẩn trung hữu nối liền không dứt, th́ cái thân ta đây có cái chủ thể thường c̣n không biến thật, cho nên Phật nhắc lên cho một bực, nói cho biết rằng cái thân ta đây là do mọi duyên ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát-giới giả hợp mà sinh ra, nguyên không có cái thể chân thật, thế thời cái thần thức đây, tức là cái thần thức trong ngũ-uẩn là ư-căn trong thập nhị xứ, là ư căn và ư thức trong thập bát giới, bởi ba phần căn trần thức hoà hợp mà nên, nguyên không có cái chủ thể ta thật, cho nên biết thần thức đây là khác hẳn cái thuyết linh hồn của thế-gian. Ba là v́ các bậc Nhị-thừa Thanh-văn nghe nói cái thuyết vô ngă, đoạn trừ nhân phiền năo, chứng cái quả ngă không, mà chấp rằng cái chấp ngũ uẩn đó là có thực, v́ thế nên Phật lại nhắc lên một bậc nữa, nói rơ mọi pháp cũng là duyên sinh, không có tự tính, xét hết là không tịch, để phá chỗ chấp pháp; Bốn là v́ có người không hiểu được đích cái nghĩa xét hết là không, nên trong chỗ xét hết là không đó, nẩy ra sở kiến hư vô, cũng giống như giống hữu t́nh đoạn kiến gạt phăng cái thuyết nhân quả, cho nên Phật lại nhắc lên một bậc nữa, mà nói các lẽ tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, chỉ rơ mọi pháp đều do tâm thức biến hiện, như mộng, như huyễn, như bọt như bóng, nay tới chỗ mộng huyễn, bọt, bóng ấy mà nói rằng có thần thức tùy theo ngũ uẩn hiện ra, tính nguyên là không đủ biết cái thuyết linh hồn, không thể nào so sánh với thuyết này được vậy. Nên biết thần thức nói đây, tuy có bốn thuyết, mà đây th́ là đối với phần đoạn kiến mà nói vậy. Câu sinh thần cũng có hai thuyết nông sâu khác nhau. Nói về phần nông th́ ai sinh ra đời cũng có năm tháng ngày giờ khác nhau, mà có vị thần theo đó cùng sinh, đó là v́ cái tính đoạn kiến của phàm phu mà nói; Nói về phần sâu, th́ không có vị thần cùng sinh ấy. V́ trên kia đă nói thần ấy là do các phép ngũ uẩn tạo lên, mà các phép ngũ uẩn đó cũng là không, cho đến tiến lên nói về phần duy thức, th́ vị thần cùng sinh đó, tức là phần thức A-lại-gia. Cái thức ấy nó là cái tổng thể cho nghiệp báo dị thục, sở dĩ gọi là câu-sinh-thần, là v́ sự thiện sự ác đă làm ra, đều do nó tích chứa cả, song chỗ nó chịu hun và giữ lấy hạt giống đó, hành, tướng rất vi tế, nên không thể biết được, cho măi đến lúc quả báo hiện ra, bấy giờ mới rơ. Cũng như viết tong lúc tối, không thấy h́nh sắc là ǵ, đến lúc có ánh sáng, rơ ràng trước mắt, mới nhận rơ là đen là trắng. Diễm-ma pháp-vương, tức là ông vua ở nơi địa ngục, giữ việc xử đoán tội phúc cho các giống hữu t́nh, thiện th́ thưởng ác th́ phạt, không có thiên tư một chút nào. Song vua Diễm-ma sở dĩ được làm vua giữ pháp, tuy là bởi cái nghiệp riêng của vua đă làm nên, mà cũng là do cái nghiệp chung của các giống hữu t́nh ác cùng tăng lên mà ra cũng như quan Tổng thống là chúa tể cả một nước, cũng là do cái nhiệp chung của nhân dân cả nước giúp lên, cho nên nói về phần vô phúc, th́ vua cũng bị một ngày ba ḱ, nước đồng sôi giội miệng, tự nhiên hiện ra, vẫn không khỏi nghiệp khổ; Nói về phần có phúc, th́ là bởi cái nghiệp chung cùng tăng thêm lên, là ông vua giữ pháp, quản trị lũ hữu t́nh trong địa ngục. Cho nên kẻ chết, phải đến cửa vua, thiện ác sướng khổ, do vua xét xử. Sự đó đối với các phép của Phật cũng không có chi là ngang trái, v́ vua Diễm-ma cũng là do những pháp ngũ uẩn giả hợp mà thành; do sức nghiệp của giống hữu t́nh thêm kên, cũng đúng với phần Duy thức đă hiện ra, mà không trái hẳn. Lúc bấy giờ người ốm v.v... ư nói người ốm chết rồi, mọi căn chưa tan nát, lại chưa chuyển sinh sang đời khác, lúc đó nếu có mọi người thân thuộc quen biết v́ người ốm ấy mà quy-y đức Dược-sư Như-lai, thỉnh chư tăng tụng kinh này, đốt cây đèn bảy từng, treo cành phan ngũ sắc, nhờ công đức ấy, hoặc 7 ngày, hoặc 21, 35, 49 ngày thần thức lại hồi như chiêm bao tỉnh dậy, bao nhiêu những cảnh h́nh phạt xử đoán ở nơi địa ngục, và họ hàng tụng kinh cầu cứu cho lúc mê, bấy giờ đều nhớ rành rọt cả. Đó đều là bởi cái sức liền nối giữ vững ngầm của A-lại-gia-thức cả. Song, A-lại-gia-thức nó ở khắp hết thẩy, không làm ǵ có sự hồi lại với không hồi lại, sở dĩ có sự hồi lại với không hồi lại, là bởi trong có ư thức phát khởi ra sự phân biệt vậy. Ư thức không tri giác một loáng, tức th́ hôn mê chết đi, một loáng phát khởi sự phân biệt, liền thành ra trung hữu, lại một loáng như chiêm bao tỉnh dậy mà sống lại, mới nhớ lại được những sự thưởng phạt nghiệp quả thiện ác ở nơi địa ngục, từ đó dù gặp sự nguy nan đến chết cũng chịu, chứ không dám làm lại ác nghiệp phải đọa khổ nữa! Người thường chưa biết cảnh ấy, thường thường không tin cái thuyết nhân quả luân hồi, nay người ốm này v́ tự tâm ḿnh chứng thấy, thân trải qua cảnh thực rồi, cho nên mới hay kiên quyết được như thế. Đây tức là nêu rơ cái uy lực của đức Dược-sư, không những khiến cho sống lại, lại c̣n khiến cho biết rửa ḷng đổi mặt, đi vào con đường đổi lỗi làm lành nữa vậy. Nhưng sự chết đi hồi lại, nói rơ những chuyện ở âm phủ, nước ta thường thấy có luôn, chính là bởi lẽ ấy. V́ thế nên thiện nam tín nữ, có ḷng tin thanh tịnh, đều nên cung kính cúng dàng đức Dược-sư, th́ phúc không phải là nhỏ vậy.
B.- Ngài A-Nan hỏi pháp làm đàn
(Chia làm ba đoạn)
1.- CỨU THÂN BỆNH CHO THÊM TUỔI THỌ
HÁN
Nhĩ thời A-nan, vấn Cứu-thoát bồ-tát viết: Thiện-nam-tử! ưng vân hà cung kính cung dưỡng bỉ Thế-tôn Dược-sư lưu-ly-quang Như-lai? Tục mệnh phan đăng, phục vân hà tạo? Cứu-thoát bồ-tát ngôn: Đại đức! Nhược hữu bệnh nhân, dục thoát bệnh khổ đương vị ḱ nhân thất nhật thất giạ, thụ tŕ bát phận trai giới, ưng gĩ ẩm thực, cập dư tư cụ, tùy lực sở biện, cung dưỡng Bật-sô tăng, chú giạ lục thời, lễ bái hành đạo, cung dưỡng bỉ Thế-tôn Dược-sư lưu-ly-quang Như-lai, độc tụng thử kinh, tứ thập cửu biến, nhiên tứ thập cửu đăng. Tạo bỉ Như-lai h́nh tượng thất khu, nhất nhất tượng tiền, các chí thất đăng, nhất nhất đăng lượng, đại như sa luân, năi chí tứ thập cửu nhật, quang minh bất tuyệt. Tạo ngũ sắc thể phan trường tứ thập cửu chích thủ. Ưng phong tạp loại chúng sinh, chí tứ thập cửu nhật, khả đắc quá độ nguy ách chi nạn, bất vi chư hoạnh ác quỷ sở tŕ.
GIẢI
Đoạn này là ngài A-nan nghe ngài Cứu-thoát bồ-tát nói cho biết những phép duyên thọ ḱ diệu như thế rồi, cho nên mới hỏi đến phương pháp đàn tu, để mà thực hành. Đoạn ngài hỏi đây có hai vấn đề: 1. Cung kính cúng dàng đức Dược-sư phải thế nào? 2. Đèn phan chuộc mạng làm như thế nào? Trong ư ngài Cứu-thoát bồ-tát đáp lại rằng: người ốm muốn khỏi ốm khổ, nên tùy tài tùy sức làm các việc công đức th́ rất tốt. Nếu ḿnh ốm nặng, sức không làm được, nên nhờ thân thuộc làm công đức thay, cúng dàng đức Dươc-sư Như-lai, tụng kinh, thắp đèn, tạo tượng, đều là pháp tu cả. Ngày đêm sáu rạo là buối sáng, buổi trưa, buổi gần tối, buổi tối, buổi nữa đêm, buổi gần sáng. Làm ṿng tṛn to bằng cái bánh xe, mỗi ṿng có bẩy ngọn đèn, may cành phan bằng lụa ngũ sắc, dài 49 gang tay, đó là phép làm đèn làm phan. Lại phóng-sinh các loài tạp nhạp đến bốn mười chín thứ, nghĩa là mua các loài chim cá cua ốc mà thả nó ra cho đủ 49 thứ, hay là trong 49 ngày tụng kinh, mỗi ngày phóng sinh một lượt. Làm các công đức như thế, th́ có thể thoát được hết thẩy tai nạn nguy ách, cứu được tính mạng cho thêm thọ vậy.
1.- CỨU NẠN NƯỚC CHO THÊM SINH MẠNG
HÁN
Phục thứ A-nan! Nhược Sát-đế-lợi, Quán đính-vương-đẳng, tai nạn khởi thời, sở vị Nhân trung tật dịch nạn, tha quốc sâm bức nạn, tự giới bạn nghịch nạn, tinh tú biến quái nạn, nhật nguyệt bạc thực nạn, phi thời phong vũ nạn, quá thời bất vũ nạn. Bỉ Sát-đế-lợi! Quán-đính-vương đẳng, nhĩ thời ưng ư nhất thiết hữu t́nh, khởi từ bi tâm xá chư hệ bế. Y tiền sở thuyết, cung dưỡng chi pháp, cung dưỡng bỉ Thế-tôn Dược-sư lưu-ly-quang Như-lai Do thử thiện căn cập bỉ Như-lai bản nguyện lực cố, linh kỳ quốc giới tức đắc an ổn, phong vũ thuận thời, cốc giá thành thục, nhất thiết hữu t́nh, vô bệnh hoan lạc. Ư ḱ quốc trung, vô hữu bạo ác Dược xoa đẳng thần, năo hữu t́nh giả, nhất thiết ác tướng giai tức ẩn một, nhi Sát đế lợi. Quán-đính-vương đẳng, thọ mệnh sắc lực, vô bệnh tự tại, giai đắc tăng ích.
GIẢI
Đây nói về phép cứu nạn nước, mà chỉ nói riêng có gịng Sát-đế-lợi và vua Quán-đính, và v́ ngày xưa lấy vua trị nước, vua là chỉ năo cả nhân dân trong nước, cho nên cứu nạn nước phải cử gịng Sát-đế-lợi và vua làm đại-biểu. Gịng sát-đế-lợi là một gịng họ thứ hai trong bốn giai cấp bên Ấn-độ, tức là gịng quư-tộc họ nhà vua, chuyên giữ việc quân và chính trị. Như đức Thích-Ca là gịng họ Thích-Ca, cũng là một họ trong gịng Sát-đế-lợi. Vua quán đính là khi con vua phong ngôi thái tử, lấy nước bốn bể giội vào trán, tiêu biểu rằng sau này sẽ ngự trị cả nhân dân trong bốn bể, như vua Truyển-luân lên ngôi, thống lĩnh cả bốn châu, cũng như lễ lên ngôi, cầm đầu một nước bây giờ vậy. Phát sinh nạn nước, mệnh nhà nước nguy, cho nên cứu nạn nước, tức là cứu quốc mạng. Cổ lai một nước nào bị diệt vong, th́ nước vỡ núi sông, c̣n hết thẩy các món văn hóa và loài giống đều v́ đó mà cùng tan mất, cho nên lúc nước có nạn, tất phải hết sức cứu ngay, không th́ mạng nước mất hẳn vậy. Nạn nhân dân tật dịch tức là dân-gian bị các bệnh dịch-lệ truyền nhiễm như dịch-tả, dịch hạch v.v... Trong kinh Phật nói có ba tai vạ nhỏ là đao-binh, đói khát, tật dịch, th́ tật dịch đấy tức là một tai nạn trong ba tai nạn ấy. Nạn nước ngoài xâm lấn tức là một nước này bị một nước khác đem binh đến xâm lấn bờ cơi, cướp mất quyền chính vậy; Nạn trong nước phản loạn, nước này với nước kia, có bờ cơi phân cách nhau, trong cơi của ḿnh bị giặc giă cướp bóc, làm rối cuộc trị an, thế là tự giới bạn nghịch loạn. Ba nạn kể trên là nạn nước của người với nhân-gian cùng gây nên; Nạn tinh tú biến quái hoàn toàn là bởi cái nạn nước bởi trời gây nên; tinh-tú (v́ sao) ở trên trời đều có độ số nhất định, gặp lúc biến quái th́ sai mất độ đường; Nạn mặt trời mặt trăng bị ăn lém, lém (bạc) là bị lém mất ít nhiều, c̣n chút ánh sáng, ăn (thực) là bị che lấp hẳn, không c̣n có chút ánh sáng nào. Các nhà Thiên-văn học bây giờ cũng thường t́m thấy các v́ tinh tú quái lạ, cho nên đă nhiều phen khởi ra cái thuyết quả địa cầu sẽ bị tan nát v́ nó; Cũng tại thường soi thấy có một vết đen ở trong mặt trời, mà cũng chưa biết được nó là cái ǵ. Tuy đă tính đúng biết trước ngày giờ mặt trời mặt trăng phải ăn, mà những chỗ biến quái của mặt trời mặt trăng, có hại cho nhân-gian hay không, vẫn chưa có cách ǵ phán đoán được. Nạn mưa gió phi thời, tức là cái nạn trái th́ tiết, như mùa hè lại gió bấc mùa đông lại gió nồm, mùa đông mưa lũ mùa hè mưa tuyết v.v... Nạn đến mùa không mưa, tức là cái nạn đại hạn, đến mùa cầy cấy mà không mưa vậy; mấy nạn kể trên đều là kể qua mấy cái lớn đó thôi, nếu thấy phát sinh ra những nạn ấy, th́ gịng Sát-đế-lợi (vua quan) đối với mọi người cùng loài, phải mở ḷng cứu khổ cho sướng, đại xá các kẻ tù tội, một mặt y theo phép làm đàn ở trên mà đúng phép cúng dàng đức Dược-sư. Do mầm lành ấy, do công đức của Phật, cùng cảm ứng nhau, hết thẩy sự ác đều tiêu tan hết, y nhiên nước thịnh dân yên, mà chính thân gịng Sát-đế-lợi đó, cũng được thêm phúc thêm thọ. Những thần Dược xoa hung ác, nguyên là do cái thân nghiệp xấu chung của các giống hữu t́nh cảm phát ra, nay biết tu thiện diệt ác, mầm lành thêm lớn, th́ những các thần hung ác kia, tự nhiên phải lẩn. Cũng như nước ng̣i ủng tắc không chẩy, sinh ra sâu bọ, nếu khai cho chẩy thoát đi, th́ các giống vi-trùng ác đều không bởi đâu mà sinh ra được nữa vậy.
3.- CỨU NẠN CHO MỌI NGƯỜI THÊM THỌ
HÁN
A-nan! Nhược đế hậu phi chủ, chừ quân vương tử, đại thần phụ tướng, trung cung thể nữ, bách quan lê thứ vi bệnh sở khổ; cập dư ách nạn; diệc ưng tạo lập ngũ sắc thần phan, nhiên đăng tục minh, phóng chư sinh mệnh, tán tạp sắc hoa, thiêu chúng danh hương, bệnh đắc trừ dũ, chúng nạn giải thoát.
GIẢI
Đoạn trên là nói cứu nạn nước cho thêm mạng nước, th́ bảo vua và gịng Sát-đế-lợi phải đốc xuất nhân dân mà cứu, đây là cứu mọi nạn cho mọi người được thêm thọ, th́ trên từ Hoàng-hậu phi tần, dưới đến trăm quan dân đen, ai có hoạn nạn, đều tự cứu được cả. Trừ quân tức là ngôi Thái tử sẽ được nối ngôi vua. Vương tử các con thứ của vua. Đây là nói rút lại hết thẩy tai nạn chung một đoàn thể, một nhà họ nào, mà cứ theo đúng phép lập đàn cúng-dàng làm phúc như trên, th́ đều được thoát khỏi hết, mà ai cũng đều có thể làm được hết vậy.
C. Ngài A-nan hỏi phép thêm thọ
HÁN
Nhĩ thời A-nan, vấn Cứu-thoát bồ-tát ngôn: Thiện nam tử! vân hà gĩ tận chi mệnh, nhi khả tăng ích? Cứu-thoát bồ-tát ngôn! Đại đức! Nhữ khởi bất văn Như-lai thuyết hữu cửu hoạnh tử gia? Thị cố khuyến tạo tục mệnh phan đăng, tu chư phúc đức, gĩ tu phúc cố, tận ḱ thọ mệnh, bất kinh khổ hoạn. An-nan vấn ngôn! Cửu hoạnh vân hà? Cứu-thoát bồ-tát-ngôn: Nhược chư hữu t́nh, đắc bệnh tuy khinh, nhiên vô y dược, cập khán bệnh giả, thiết phục ngộ y, thụ gĩ phi dược, thực bất ưng tử phi tiện hoạnh tử. Hưu tín thế gian tà ma ngoại đạo yêu nghiệt chi sư, vọng thuyết họa phúc, tiện sinh khủng động, tâm bất tự chính, bốc ván mịch họa, sát chủng chủng chúng sinh, giải tấu thần mệnh, hô chư vơng lạng, thỉnh khất phúc hựu, dục kí duyên niên, chung bất năng đắc, ngu si mê hoặc tín tà đảo kiến, toại linh hoạnh tử, nhập ư địa ngục vô hữu xuất kỳ, thị danh sơ hoạnh; Nhị giả hoạnh bị vương pháp chi sở chu lục; Tam giả điến liệp hy hư, đam dâm thị tửu, phóng dật vô độ, hoạnh vi phi nhân, đoạt ḱ tinh khí; Tứ giả hoạnh vi hỏa phần; Ngũ giả hoạnh vi thủy nịch; Lục giả hoạnh vi chủng chủng ác thú sở đạm; Thất giả hoạnh đọa sơn nhai; Bát giả hoạnh vi độc được yểm đảo chú chớ khởi thi quỷ đẳng chi sở chúng hại; Cửu giả cơ khát sở khốn, bất đắc ẩm thực, nhi tiện hoạnh tử, Thị vi Như lai lược thuyết hoạnh tử, hữu thử cửu chủng, ḱ dư phục hữu vô lượng chư hoạnh nan khả cụ thuyết.
GIẢI
Sự sinh tử của người ta, nguyên dă có nghiệp số nhất định, thế mà trên kia lại nói rằng người chết lại sống lại, thế chả phải là trái với cái lẽ nghiệp mệnh là ǵ? V́ thế nên ngài A-nan mới hỏi rằng cái mạng đă chết, sao lại làm cho sống thêm được. Trong đoạn ngài Cứu-thoát bồ tát đáp đây, nói rơ chín thứ chết oan (hoạnh tử). Chết oan, nghĩa là chưa được hưởng hết tuổi trời, oan uổng mà chết. V́ số thọ nguyên chưa hưởng hết, cho nên nếu kiếm cách cứu giúp th́ có thể sống lại được. Ví như một đọi đèn đầy dầu, có thể thắp được suốt đêm mới hết, nay v́ đánh đổ đánh rớt đi mất mấy phần, nên không thể sáng được suốt đêm, nếu lại rót thêm dầu vào cho đầy đọi đèn, th́ lại sáng được như trước ngay. Cứ xét về sự thực, th́ người ta ở đời, số được chết lành th́ ít, mà số chết oan th́ thực rất nhiều, cho nên Phật mới khuyên bảo cho biết phép thắp đèn làm phan chuộc mạng và tu các việc phúc đức, th́ có thể chuộc lại tính mạng cho hết tuổi trời. Cứ xét trong Phật pháp, th́ không những chết oan, làm cho sống lại được, mà đến người chết đúng hạn, cũng có thể làm cho sống thêm được nữa, như các nhà tu về thuyền định, chứng được năm món thần thông, th́ tuổi thọ hết rồi, c̣n kéo dài thêm được đến một kiếp hay vài ba kiếp nữa. Đây là nói về chỗ chết oan của người thường mà thôi. Trong hạng chết oan thứ nhất đây, rút lại có hai hạng: Một là mắc bệnh nhẹ, chữa khoiû ngay được, mà v́ không có thuốc men, không ngươi trông nom, hay là gặp hạng lang băm, cho uống trái thuốc, thật không đáng chết mà chết; Hai là mắc bệnh tuy nhẹ, v́ lầm tin các bọn tà ma ngoại đạo, yeu ác ở thế gian nói càn nói bậy, làm cho mê hoặc sợ hăi, trong ḷng nao núng, v́ muốn cho được sống thêm, mới giết hại các loài sanh linh, cúng lễ thần thánh, kêu ca ma rừng, không biết rằng giết hại mạng vật khác, tức là hại mạng ḿnh, thật không đáng chết mà đến chết oan, đó đều là ngu si, không có trí tuệ, không biết dùng thuốc kén thầy, tin nhảm đồng cốt bói toán mà đến thiệt mạng; Lại c̣n v́ những sự tin nhảm làm sằng ấy, gây nên ác nghiệp, chết đọa địa ngục, không biết bao giờ được thoát ra nữa. Hạng chết oan thứ hai là v́ xâm lấn làm hại đến quyền lợi người khác, sa ṿng pháp luật, bị h́nh pháp giết gióc, đến nỗi thiệt mạng; Hạng oan chết thứ ba là do săn bắn, phóng túng, dâm dục, rượu chè vô độ, đến nỗi bị loài tà ác nó hút mất tinh khí mà mất mạng toi; Hạng chết oan thứ tư,thứ năm, thứ sáu, thứ bẩy xem nguyên văn đủ rơ, không phải phiền giải. Hạng chết oan thứ tám là bị độc chết, hoặc bị oan gia dùng tà thuật làm cho đến thiệt mạng; Hạng chết oan thứ chín là chết đói chết khát, hoặc tự nuôi không nỗi thân mà đến chết, hoặc bị người giam hăm cấm ăn uống mà đến chết, hoặc tự nhịn đói khát mà chết. Chín hạng chết oan kể trên, đều là sự thường thấy ở thế-gian, mà người không biết, nên Phật mới theo về phép phương-tiện hóa tục mà chỉ vẽ cho rơ. Nếu y về phép chân thật của Phật, th́ chín hạng chết oan đó đều có nghĩa sâu cả. như hạng chết oan thứ nhất, là v́ ngu si, lầm tin tà-ma ngoại đạo tự giết mát tuệ mạng; Hạng chết oan thứ hai là v́ không giữ giới luật, phá hại phép Phật mà lại mất phép thân. Nói tóm lại đều là v́ không y theo các môn giới định tuệ lục độ mà tu hành, đến nỗi phải chết oan, cho nên trong phép văn từ khéo léo, lấy việc tục mà chỉ rơ chân lư, cũng không có hại ǵ vậy. Đây nói chín hạng chết oan, là nói qua mà thôi, nếu nói rộng ra, th́ trong mỗi hạng đều c̣n có nhiều hạng nữa, noiù không xiết được. Song đang khi hấp hối, biết tu theo phép đức Dược-sư đây, th́ thoát ngay những nỗi chết oan và thêm tuổi thọ vậy.
D.- Ngài Cứu-thoát lại khuyên phép tu độ
HÁN
Phục thứ A-nan! bỉ Diễm-ma-vương, chủ lĩnh thế gian danh tịch chi kí, nhược chư hữu t́nh, bất hiếu ngũ nghịch phá nhục tam bảo, hoại quân thần pháp, hủy ư tín giơi, Diễm-ma pháp vương, tùy tội kinh trọng, khảo nhi phạt chi. Thị cố ngă kim khuyến chư hữu t́nh, nhiên đăng tạo phan, phóng sinh tu phúc, linh độ khổ ách, bất tao chúng nạn.
GIẢI
Vua Diễm-ma đă nói tường ở đoạn trên, sở dĩ ông ghi được hết tên họ ở thế gian, là vị chính ông cũng là do cái nghiệp chung của các giống hữu t́nh đọa vào địa ngục cũng gây nên, cho nên tên họ tội phúc của các giống hữu t́nh, đều càm ở tay ông cả. Tội ngũ nghịch: 1. Giết cha mẹ; 2. Giết A-la-hán; 3. Phá ḥa hợp Tăng (phá sự ḥa hợp của Tăng-đoàn); 4. Đâm Phật chẩy máu; 5. Phá yết ma-tăng (vị tăng làm phép truyền giới cho người thụ giới) tội bất hiếu là tội đứng đầu tội ngũ nghịch. Tam bảo Phật, Pháp, Tăng, là nền tảng sinh ra trăm ngàn điều thiện, là chỗ quy y được tới chỗ rốt ráo, nếu mà phá hoại, tự mất nghĩa lợi, lại gây nên tội nặng. Phép của vua tôi, là trật tự của nước của dân, phá hoại đi cũng bị tội nặng. Tính giới: giới chia ra hai thứ là già-giới và tính-giới. Già-giới là những điều giới của Phật chế ra ngăn cấm không cho làm; Tính-giới là do bản tính làm ác, nên ai ai cũng phải răn, như những sự sát sinh, trộm cướp, tà dâm v.v... hoặc đă thụ giới, hoặc chưa thụ giới, hễ phạm là bị tội cả. Các tội như thế, chết tất phải đọa vào địa ngục, chịu quyền của vua Diễm-ma xử phạt. Song những nghiệp đó, có cái không biết mà phạm, có cái biết rơ mà cứ cố phạm, có thứ vô ư mà phạm, có thứ kiếp này chưa phạm mà đă phạm từ kiếp trước rồi. V́ thế nên trong văn sám hối đă có câu rằng: "Xưa con đă gây bao nghiệp ác, đều v́ vô thủy tham, sân, si", đó tức là phép sám hối những nghiệp ác đă là từ kiếp trước vậy. V́ thế nên biết rằng ai ai cũng đều có nghiệp nhân, tất phải chịu nghiệp quả, th́ ai ai cũng không thoát lưới phép của vua Diễm-ma được, v́ thế nên Phật lại khuyên tu phép đức Dược-sư, hoặc cho kiếp này được tăng thêm phúc thọ, hoặc cho khi chết được văng sinh Tịnh độ, thoát khỏi ba đường, đều là nhờ ḷng đại bi của ngai Cứu-thoát Bồ-tát hiển hiện ra vậy. (Trở lên là hết ṿng cứu thoát thêm thọ).
3.- V̉NG DƯỢC XOA THỀ HỘ VỆ
(Lại chia làm ba)
A. Liệt các thần Dược-xoa
HÁN
Nhĩ thời chúng trung, hữu thập nhị Dược-xoa đại tướng, câu tại hội tọa. Sở vị cung-tỳ-la đại tướng, Phạt-chiết-la đại tướng, Mê-xí-la đại tướng, An-để-la đại tướng, At-nễ-la đại tướng, San-để-la đại tướng, Nhân-đạt-la đại tướng, Ba-di-la đại tướng, Ma-hổ-la đại tướng, Chân-đạt-la đại tướng, Chiêu-đổ-la đại tướng, Tỳ-yết-la đại tướng, Thử thập nhị Dược-xoa đại tướng, nhất nhất các hữu thất thiên Dược-xoa dĩ vi quyến thuộc.
GIẢI
Phật nói về sự ích lợi của các giống hữu t́nh phụng tŕ kinh này có ba ṿng, đến ṿng Dược-xoa thề hộ vệ này là vong thứ ba. V́ sau khi các thần Dược-xoa nghe Phật pháp rồi, cảm ơn đức Phật phát thề nguyện lơn, gánh vác công việc cứu giúp các giống hữu t́nh, nên mới có ṿng này. Ṿng này lại chia làm ba đoạn, đoạn đầu này là đoạn kể tên các vị thần tướng. Dược-xoa là dịch âm tiếng Phạm, chứ không phải là dịch nghĩa như chữ Dược-sư. Cũng có chỗ dịch là Dạ-xoa. Thông thường người ta nghe thấy tên Dạ-xoa liền tưởng ngay rằng cũng là một loài hung-ác kinh quái như quỷ La sát (đời hay nói Dạ-xoa La-sát) thế là lầm. V́ Dược-xoa không phải là loài chỉ làm hại người như La-sát. Trong khi Phật-giáo có tám bộ, Dược-xoa đứng vào hàng thứ ba. Tám bộ thần tướng của bốn Thiên vương, Dược-xoa đứng đầu. Cho nên không kể ở trong Phật pháp, hay ở nơi Hộ-thế tứ thiên vương, Dược-xoa đều ở vào địa vị trọng yếu, hộ-tŕ Phật-pháp, thề nguyên xâu xa, khác hẳn cái mối quan niêm của người thường đă tưởng tượng vậy. Lại nữa Dược-xoa tức là vị Kim-cương lực-sĩ, có hạng Dược-xoa đi trên trời, có hạng Dược-xoa đi trên không, có hạng Dược-xoa ở dưới đất, dịch ra nghĩa tức là Mạnh khỏe, nghĩa là vị thần dũng cảm mạnh khỏe, không bị giống nào đè nén được mà lại hàng phục được hết thẩy, cho nên chính chư Phật và Bồ-tát cũng thường hiện ra thân Dược-xoa ấy. Lại có nghĩa là Nhanh nhẹn là tỏ cái ư ba hạng Dược-xoa, uy đức tự tại đi lại trên trời dưới đời nhanh nhẹn như gió. Lại nữa trong bộ Đại-nhật thành Phật kinh sớ của ngài Nhất-hành thiền sư lại dịch là Bí mật. V́ rằng vị chủ bí mật thỉnh Phật thuyết pháp, tức là Dược-xoa. V́ hết thẩy thân ngữ ư nghiệp của vị Dược-xoa, đều thần biến khôn lường cho nên kêu là bí mật. Lại như trong kinh Lăng-già, Phật nói chúa Dược-xoa ở núi Lăng-già uy sức rất lớn, nên trong kinh Đại-nhật gọi là Bí mật chủ. Lại nữa, ngài Cưu-ma-la-thập cũng dịch là Quư nhân, nghĩa là hạng người phú quư, lại làm cho người phú quư mà ḿnh ở trên người. Dân Ấn-độ ngày xưa cho thần Dược-xoa là dễ cầu dễ ứng nhất, nên số thờ thần Dược-xoa cũng khắp cả các nơi. Lại như các câu thần chú trong bộ Mật, đều liệt các tên hiệu quỷ thần đầu lớp, mà phần rất linh nghiệm cũng tôn nhất thần Dược-xoa. V́ thần chú có cái công hiệu sinh thiện diệt ác, nên dịch nghĩa là gia-tŕ, gia là ngăn được hết thẩy sự ác, tŕ là giữ được hết thẩy điều lành, v́ thế nên thần Dược-xoa mới hay cầu đâu ứng đó. Ngày xưa ngài Thanh-biện bồ-tát, làm bộ Chưởng-chân-luận, theo tôn chỉ bộ Trung-luận của ngài Long-thụ nói rơ cái nghĩa hết thẩy đều không, cùng chống chọi với cái nghĩa duy thức của ngài Hộ-pháp. V́ hai thuyết đều đủ cái lẽ kiên cố, không phá nỗi nhau, mới phát nguyện giữ cái sắc thân ở lại, đợi khi ngài Từ-thị Bồ-tát ra chứng minh, cầu ngài Quán-âm đại sĩ, cho được măn nguyện. Sau được ngài Quán-âm cảm-ứng, tŕ chú mở núi đá ra, có thần Dược-xoa hiện ra, dẫn các ngài vào trong núi giữ lấy sắc thân, để đợi ngài Từ-thị bồ-tát, như ḱ sở nguyện. Đó cũng là nhờ sức của thần Dược-xoa, mà thần chú đă tŕ kia, cũng là thần chú của thần Dược-xoa. Các lẽ nói trên, đều là nêu rơ cái vị trí trọng-yếu của thần Dược-xoa ở trong Phật pháp vậy. Lại như trong kinh này nói rơ mười hai điều nguyện lớn, cùng mười hai Dược-xoa thần tướng, cũng có quan hệ mật thiết lắm. Khi đức Dược-sư tu nhân, ngài phát ra mười hai nguyện lớn, trên cầu công-đức Phật, dưới lợi cho giống hữu-t́nh, đến khi kết quả, được măn bản nguyện, mới phân đều ra mười hai Dược-xoa thần tướng, cho nên biết mười hai Dược-xoa thần tướng, tức là do mười hai điều nguyện lớn hóa ra, và mười hai thần tướng ấy, tức là cái hóa thân trong đạo Phật, cũng như đức Di-Đà ở bên Tây phương muốn cho tiếng pháp tràn khắp, mới biến hóa ra các loài chim, đây th́ đức Dược-sư bên Đông phương muốn nêu rơ toàn thể mười hai nguyện lớn mà hóa ra mười hai vị thần tướng ấy. Thế cho nên nói về phần h́nh tích, th́ là mười hai vị thần tướng, mà nói về nơi cỗi gốc, tức là thân Phật phân đều ra vậy. Cung-tỳ-la nghĩa là con thuồng luồng, thân đầu như rồng vàng; Phạt-triết-la nghĩa là Kim-cương cầm chầy Kim-cương, Mê-si-la nghĩa là đai vang, thắt lưng đai vàng; An-để-la nghĩa là phá núi không; Át-nể-la nghĩa là trầm hương; San-để-la nghĩa là con ốc, thân h́nh đàn bà, đầu búi tóc; Nhân-để-la nghĩa là hay làm chúa trời, cũng có nghĩa là giữ cả quả đất; Ba-đi-la nghĩa là cá ḱnh, dài lớn như con cá ḱnh; Ma-hổ-la nghĩa là măng-long (thân trăn đầu rồng); Chân-đạt-la nghĩa là một sừng, v́ đầu chỉ có một cái sừng; Chiêu-đỗ-la nghĩa là cờ xí trang nghiêm, lại có nghĩa là chủ về việc giết; Tỳ-yết-la nghĩa là tài nghề. Mười hai danh hiệu đây không cần phải giải thích ra làm ǵ, nếu căn cứ y theo nguyên âm bên Ấn-độ mà hô lên, tức th́ có công hiệu, như đọc thần chú. V́ thế nên đoạn dưới định tên kinh, cũng gọi là Thập nhị thần tướng nhiêu ích hữu t́nh kết nguyện thần chú. Bởi thế nên mười hai danh hiệu ấy, cũng có thể tŕ tụng như tŕ tụng thần chú, hô đến tên hiệu các vị đầu lớp, th́ mọi bộ đều phục cả. Mười hai thần tướng này, vị nào cũng có bẩy ngh́n quyến thuộc Dược-xoa. Đă là thủ lĩnh tất có đồ chúng, thủ lĩnh đă tới, th́ đồ chúng cũng phải tới. Như hội Dược-sư có bẩy vị Phật, mà lấy đức Dược-sư làm chủ, c̣n sáu Phật là bạn, bẩy vị Phật hợp tác, thành một đoàn thể mạn xà la, nói công đức niệm một vị Phật, th́ bẩy vị Phật đều rơ hết vậy.
B.- Cảm ơn hộ pháp
HÁN
Đồng thời cử thanh bạch Phật ngôn: Thế-tôn! ngă đẳng kim giả, mông phật uy lực, đắc văn Thế tôn Dược-sư lưu-ly-quang Như-lai danh hiệu, bất phục cánh hữu ác thú chi phố. Ngă đẳng tương xuất, giai đồng nhất tâm, năi chí tận h́nh quy Phật, Pháp, Tăng, thệ đương hạ phụ nhất thiết hữu t́nh, vị tát nghĩa lợi, nhiêu ích an lạc, tùy ư hà đẳng thôn thành quốc ấp, không nhàn lâm trung, nhược hữu lưu bố thử kinh, hoặc phục thụ tŕ Dược-sư lưu-ly-quang Như-lai danh hiệu, cung kính cung dưỡng giả, ngă đẳng quyến thuộc vệ hộ thị nhân, giai sử giải thoát, nhất thiết khổ nạn, chư hữu nguyện cầu, tất linh măn túc; hoặc hữu tật ách cầu độ thoát giả, diệc ưng độc tụng thử kinh, gĩ ngũ sắc lũ, kết ngă danh dự, đắc như nguyện gĩ, nhiên hậu giải kết.
GIẢI
Đoạn này nói đă nghe phép Phật, được lợi lạc lớn, cho nên mới phát nguyện ủng hộ phép ấy, lưu thông phép ấy, không có sự sợ hăi vào ngă ác có hai ư nghĩa: Một là y theo sáu ngả mà nói, th́ Dược-xoa thuộc vào loài tạp thú; y theo năm ngảơ mà nói, th́ thuộc vào ngả quỷ. Đă ở trong ngả ác, tự nhiên không tránh khỏi sự sợ hăi, nhưng nay nhờ sức Phật gia-bị, làm việc lợi sinh, tuy ở ngả ác, mà không sinh ra sự sợ hăi; Hai là nhờ oai đức Phật, nghe phép Phật rồi, mầm lành thêm lớn, từ đó không phải đọa vào ngả ác, cho nên không có sự sợ hăi nữa. Song hai nghĩa ấy, cho là nói về phần nông thường, nếu giải về nghĩa sâu, th́ do công-đức oai sức nghe pháp, thu nhiếp h́nh tích, về nơi căn bản, tức th́ thành ra mười hai nguyện lớn ở trong tâm đức Dược-sư. Đem các sự tướng về phần h́nh tướng mà quy về cỗi nguồn công-đức không nghĩ bàn xiết trong quả Phật, th́ đều là công-dụng mầu-nhiệm của những thân do pháp thân đức Dược-sư Như-lai hóa ra để làm lợi cho chúng-sinh cả, cũng như đức Di-Đà hóa ra các loài chim, t́m đến h́nh tướng ác c̣n chả có, c̣n làm ǵ có sự sợ hăi nữa? V́ thế nên phải cảm ơn mà hộ pháp vậy. Chúng con cùng đốc xuất nhau, đều một ḷng. Nghĩa một ḷng đây, rất là hiếm có. Trong sách Nho có nói: "Hai người cùng ḷng, sắc đứt loài kim". Không cứ phải nhiều người cho lắm, nếu hay hợp chí cùng đạo, hợp sức một ḷng th́ làm ǵ chả nổi. Vua Vũ-Vương nhà Chu nói: "Người Trụ có ức vạn người, nhưng có ức vạn ḷng; nhà Chu ta tuy có ba ngàn người, nhưng đều cùng một ḷng, cho nên nhà Chu tất diệt được người Trụ". Nay có vô lượng Dược-xoa, đều cùng một ḷng, quy y Tam-bảo, gánh vác hết thẩy các giống hữu-t́nh, sở dĩ làm được như thế, đều là do sức Phật cả. Hai chữ nghĩa lợi, theo nghĩa nhà Nho giải thích, th́ một là cho lợi là lợi, chỉ đoái sự lợi ích của một ḿnh, không đoái đến hạnh phúc của người là cái lợi bất nghĩa; Hai là lấy nghĩa làm lợi làm đến chỗ cực điểm th́ giết chết ḿnh cho thành đạo-nhân; bỏ thân ḿnh giữ lấy điều nghĩa, thấy việc ǵ làm có lợi ích có hạnh phúc cho người khác, th́ dù hi sinh cả tài sản tính-mệnh tinh-thần ḿnh cũng không có tiếc. Nay các vị Dược-xoa thần tướng chỉ làm các việc nghĩa lợi cho nên mới làm ích lợi cho các giống hữu-t́nh vậy. Nếu y theo giáo-lư của Phật mà giải-thích hai chữ nghĩa lợi, th́ việc ǵ lợi cho kẻ khác là nghĩa, làm cho đời này yên vui ngay là lợi; làm việc phúc vượt ra thế gian là nghĩa, làm việc phúc ở trong ṿng thế gian là lợi. Theo nghĩa thứ nhất trong chân đế là nghĩa, theo về tục-đế chuyển phiền-năo thành bồ-đề là lợi. Nay các vị Dược-xoa làm những việc nghĩa lợi cho các giống hữu-t́nh đều yên vui, tức là nghĩa lợi như thế. Hai chữ nghĩa lợi đă cai cả hiện tại và vị lai, cho nên hoặc đời này, hoặc đời khác, hoặc xóm, thành, ấp, nước, chỗ nào có kinh này lưu truyền đến, chỗ nào có người tụng-tŕ đều đến hộ-vệ ngay, khiến cho các giống hữu-t́nh tu phép này, đều được thoát khổ hưởng sướng. V́ thế nên những điều thề nguyện của mười hai thần tướng, tức là điều thề nguyện căn bản trong khi tu nhân của bẩy đức Phật. là phần rất tôn trọng của kinh này. Nói rằng đều đầy đủ hết sức là tiêu tai; nói rằng cần độ thoát tức là thêm thọ. Song muốn tiêu tai thêm thọ, cần phải tu theo phép Phật Dược-sư và lấy tơ chỉ ngũ sắc, kết thành tên các vị Dược-xoa hoặc kết theo lối chữ Phạm, hoặc kết theo lối chữ Nho, đều được nguyện sao như vậy. Đó là điều thề nguyện của các Dược-xoa thần tướng tự phát ra vậy.
C.- Đức Thích-ca tán thán hứa cho
HÁN
Nhĩ thời Thế-tôn, tán chư Dược-xoa đại-tướng ngôn: Thiện tai! Đại Dược-xoa tướng, nhữ đẳng niệm báo Thế-tôn Dược-sư lưu-ly-quang Như-lai ân đức giả, thường ưng như thị lợi ích an lạc nhất thiết hữu t́nh.
GIẢI
Đây là lời đức Thích-Ca khen ngợi các vị Dược-xoa đại tướng. V́ các Dược-xoa đại tướng, đă biết trên cầu công đức của đức Dược-sư, dưới lại độ các nỗi khổ cho giống hữu-t́nh là khó được là hiếm có, nên khen đi khen lại là hay thay là hay lắm thay! Các vị Dược-xoa được nhờ ơn Phật, không c̣n nỗi sợ đọa vào ngả ác, th́ nay phải nhớ ơn Phật, phải phát tâm làm lợi ích yên vui cho các giống hữu-t́nh, lấy ân báo ân, cũng là cái lẽ phải thế vậy.
XIII.- PHẬN LƯU THÔNG
(lại chia làm bốn)
1. ĐỊNH TÊN KINH VÀ PHÉP PHỤNG TR̀
HÁN
Nhĩ thời A-nan bạch Phật ngôn: Thế-tôn! Đương hà danh thử pháp-môn? Ngă đẳng vân hà phụng-tŕ? Phật cáo A-nan: Thứ pháp-môn danh Dược-sư lưu-ly-quang Như-lai bản nguyện công đức; Diệc danh thuyết thập nhị thần tướng nhiêu ích hữu t́nh kết nguyện thần chú, diệc danh Bạt trừ nhất thiết nghiệp chướng, ưng như thị tŕ!
GIẢI
Về phần chính thuyết ở trên, trước chỉ rơ thể tướng là nêu rơ cả tôn thể toàn kinh. Sau nói sự lợi ích của các cơ, nêu tỏ cái công dụng mầu nhiệm của kinh này, như thế là tường hết các công dụng lớn toàn thể kinh này rồi vậy. Đây đến phần Lưu thông, trước định rơ tên kinh, là để cho người trông qua đă rơ ràng hết; mà ngài A-nan th́ là một vị kư lục trong ṭa kết tập kinh này, cho nên mới hỏi đến đầu đề kinh khiến cho đời sau lưu thông, nhơ măi không quên. Phật định kinh này có ba tên; Một là Dược-sư lưu-ly-quang Như-lai bản nguyện công đức, là theo trong chỗ chỉ bảo thể tướng mà nói rơ hết các thể y báo chính báo trang nghiêm, nhân kết các h́nh tướng công đức mà đặt tên; Hai là thuyết Thập-nhị thần tướng nhiêu ích hữu t́nh kết nguyện thần chú, là theo chỗ nói rơ cái công dụng mầu nhiệm về phần ích lợi cho các cơ mà đặt tên. Mười hai thần tướng gánh vác công việc cứu vớt các giống hữu-t́nh, thề nguyện sau xa, ai muón cầu ǵ, tất cảm ứng ngay, mà cái chỗ công hành rất sâu về phần tự thụ dụng thân của đức Dược-sư, đến bực đẳng giác c̣n không biết, chúng sinh đời mạt thế đối với công đức trong bể quẩ đó, khó cảm ứng được, cho nên mới tới mười hai vị thần tướng là do pháp thân của đức Dược-sư phân đều ra, có thể làm lợi ích cho các giống hữu-t́nh, mà đặt tên như thế; cũng v́ đó mà nay giảng kinh này, đặc cách đem vong văn Dược-xoa thề hộ pháp vào trong phần chính thuyết vậy; Ba là Bạt-trừ nhất thiết nghiệp chướng, là thêm nghĩa văn tiêu tai thêm thọ, cứu khổ cho sướng mà đặt tên vậy. Phật đă định cho tên kinh như thế, th́ cứ phải như thế mà phụng tŕ.
2.- KỂ CÁC CHÚNG TÍN THỤ PHỤNG TR̀
HÁN
Thời Bạc già phạm, thuyết thị ngữ dĩ, chư bồ tát ma ha tát, cập đại thanh văn, Quốc vương , Đại thần, Bà la môn, Cư sĩ, Thiên, Long, Dược xoa, Kiện đạt phọc, A tố lạc, Yết lộ đồ, Khẩn nại lạc, Mạc hô lạc già, nhân phi nhân đẳng, nhất thiết đại chúng, văn Phật sở thuyết giai đại hoan hỉ, tín thụ phụng hành.
GIẢI
Đoạn này là do người Kư-lục, khi kết tập thuật ra. Nghĩa là sau khi Phật nói hết kinh này rồi, người kết tập mới phân biệt các chúng tín thụ ra, có bồ tát chúng, Thanh-văn chúng, nhân chúng, bát bộ chúng. Nhân chúng th́ kể vua quan là đại biểu; Bát bộ chúng, tức là Thiên long Dược-xoa v.v...đă giải ở trên. Kiện đạt phọc là một loài Thiên thần t́m kiếm mùi thơm làm món ăn; A-tố-lạc tức là A-tu-la, là loài có phúc như trời mà không có đức như trời; Yết lộ đồ là loài thần Khổng-tước lớn; Khẩn nại lạc là loài thần hát múa của trời, giống như người mà đầu có sừng; Mạc hô lạc già là thần đi bằng bụng. Bồ-tát, Thành-văn, vua quan là nhân; bọn Thiên, Long là phi nhân. Tất cả bọn nhân và phi nhân như thế, khi nghe đưc Thích-ca nói xong kinh này, th́ đều cả vui, tin chịu vâng làm. V́ rằng sau khi nghe pháp, phải sinh ḷng vui mừng mới có thể tin chịu được, nếu không vui mừng th́ không tin chịu được mà mất cả cái công nói pháp. Chính như trong kinh nói: "Lấy thú thuyền làm món ăn, no đủ v́ mừng pháp!". Tấm ḷng vui mừng đùn đùn nở ra, nên thời gian nói pháp tuy lâu, mà quên cả mỏi mệt, tin chịu chân chính, đă tin chịu rồi, mới có thể vâng làm thiết thực, mới hay chứng quả được, đó là nêu tỏ Phật pháp ở chỗ làm chỗ chứng, mà làm với chứng lại cốt ở tin chịu trươc, tin chịu rồi mới làm mới chứng được. Thế cho nên sau khi nói kinh, đều chép rằng tin chịu vâng làm, là chỉ cho ta rơ rằng, Phật pháp không chỉ là pháp chỉ nói suông mà có công hiệu được vậy. Nay giảng kinh xong rồi, xin kính chúc nguyện rằng:
Ai nghe phép đức Dược-sư,
Đă tin chịu lại kính thờ làm ngay.
Tai qua nạn khỏi từ đây,
Hai phần phúc thọ càng ngày càng hơn.
Mưa ḥa gió thuận luôn luôn,
Dân yên nước thịnh thêm càng vẻ vang.
Chúng sinh ích lợi nhiều đường,
Ung dung thẳng bệ sen vàng bước lên.
HẾT
Dịch giả
THIỀU CHỬU PL 2510
Thực hiện: Phúc Thiện Thanh
PL 2551