Lư nhân duyên

Phúc Trung

I.- Định nghĩa : Nhân là phần chính có năng lực phát sanh, Duyên là phần phụ để hổ trợ cho nhân phát sanh ra sự vật. Nhân duyên là một định lư, theo đó mọi sự vật trong vũ trụ đều có nhân duyên phối hợp với nhau mà thành, khi nhân duyên đă hết sự vật ấy sẽ không c̣n.

II.- Thí dụ : Hạt đậu là nhân, phải có người gieo trồng, có đất, nước, không khí, tia nắng mặt trời là những phần phụ, chúng ḥa hợp lại, làm cho hạt đậu nẩy mầm, ra lá, lớn lên rồi đơm bông, kết trái. Như cái chén ta dùng để ăn cơm, đất là nhân, người thợ, khuôn, nước, lửa nung là phần phụ phối hợp với nhau làm thành cái chén.

III.- Những đặc điểm của lư nhân duyên : Nhân duyên là một định lư hiện thực, nêu rơ mọi sự vật được h́nh thành đều do nhân duyên phối hợp mà sanh ra, cho nên Lư nhân duyên chi phối tất cả sự vật.

Iv.- Sự ứng dụng của lư nhân duyên : Chúng ta cần phải hiểu rơ lư Nhân duyên để thấy được sự thật của cuộc đời, nhờ đó nó giúp cho chúng ta tu học ngày càng tinh tấn hơn, nhất là trong các trường hợp :

1) Lư nhân duyên cho chúng ta biết, mọi sự vật ( pháp ) do nhân duyên phối hợp chớ không phải sự vật có thật mà nhân duyên cũng chỉ là sự vật, chúng cũng do sự ḥa hợp mà thành chớ không có thật.

2) Lư nhân duyên nêu rơ sự tương quan của các sự vật, sự vật h́nh thành nhờ sự tương hợp giữa các pháp. Trong các nhân duyên hoà hợp thành sự vật, nếu nhân hay một duyên trong sự vật thay đổi th́ sự vật ấy thay đổi, ví dụ nếu ta lấy gỗ làm bàn, ta có cái bàn gỗ, nếu ta lấy sắt làm bàn ta có bàn sắt, c̣n cũng thời bàn gỗ, nếu gỗ ta lớn, ta đóng thành bàn lớn, nếy gỗ ta nhỏ, ta đóng thành bàn nhỏ mà thôi.

3) Lư nhân duyên cho chúng ta thấy sự vật do nhân duyên phối hợp tạo thành nhất thời chớ không phải tự nhiên có mà cũng không do một đấng quyền lực nào tạo ra.

4) Lư nhân duyên cũng cho chúng ta biết rằng khi nhân đă có mà không có đủ duyên th́ sự vật cũng không thể h́nh thành được. Ví dụ chúng ta có gạo, có nước, có củi, có nồi chúng ta muốn có cơm ăn mà không có lửa th́ chúng ta cũng không thể nấu cơm, lại nữa, chúng ta có gạo, có nước, có củi, có lửa mà không có nồi cũng không thể nấu cơm mà ăn. Lư nhân duyên nầy cũng để chúng ta tự chủ đời của ḿnh, nó tốt, xấu, giàu, nghèo đều là những nhân duyên do chúng ta tạo tác nên.

5) Lư nhân duyên giải thích cho chúng ta biết v́ sao người làm việc nầy thành tựu nhanh, ta cũng làm việc ấy mà thành tựu chậm, chẳng hạn như hai người cùng tu pháp môn như nhau mà người thành tựu kẻ lại chưa kết quả ! Có người tu sao suông sẻ, ḿnh tu lại có lắm trở duyên ! Tất cả do nhân duyên, đầy đủ th́ thành mà chưa đủ nên c̣n chậm đó thôi. Tại sao anh B thích tu với Thiền sư Nhất Hạnh, chị B thích tu với Thiền sư Thanh Từ, cô A thích tu với Ni sư Huệ Giác theo pháp môn Niệm Phật, đó cũng do nhân duyên thầy tṛ. Xưa Tế Công Ḥa Thượng muốn cứu độ cho một người mà không thể độ được, v́ người đó không chịu làm theo, ngài buộc miệng than : " Vô duyên bất năng độ " .

v.- Kết Luận : Lư nhân duyên cho chúng ta thấy mọi sự vật ḥa hợp với nhau mà thành, khi nhân duyên không c̣n đủ chúng tự nhiên thay đổi hay tan ră, sự vật đều không tự nhiên có nên không có thật, hiểu được như thế chúng ta sẽ dễ dàng tu học, dễ dàng thực hành hạnh bố thí, nh́n đời là một tuồng huyễn hóa, tan hợp đều do nhân duyên. Nhờ đó tích cực tạo cho ḿnh một đời sống an lạc, tự tại và giải thoát.

Ghi chú : Pháp Dharma ( Phạn ngữ ) : Bất cứ việc chi dầu nhỏ, dầu lớn, hữu h́nh hay vô h́nh, tốt hoặc xấu, hữu vi hay vô vi, chơn thật hay hư vọng đều có thể gọi là PHÁP.

Sách tham khảo :

Minh-châu Thiên-Ân Chơn-Trí Đức-Tâm Phật Pháp Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, Sàig̣n, 1951.

( * ) Trở về Mục Lục