NGỌN LỬA QUẢNG ĐỨC

Tỷ kheo Thích Trí Quang

Ban Biên Tập Khuông Việt :
Trong cuộc tranh đấu bảo vệ Phật Giáo năm 1963, nhiều sự kiện nổi bật, đă trở thành tiêu biểu cho cả phong trào. Trước tiên, đó là ngọn lửa Thích Quảng Đức đă bùng lên như một ánh đuốc dẫn đường cho cả đại khối quần chúng đứng lên đ̣i hỏi quyền tự do căn bản của ḿnh, ngọn đuốc đă đánh tan màn vô minh đang che phủ cả miền Nam Việt Nam khi đó : chế độ độc tài vô nhân Ngô đ́nh Diệm. Sự việc Ḥa Thượng Trí Quang, người lănh đạo phong trào đă trốn thoát mạng lưới công an, mật vụ trong đêm 21.8.1963 được ghi lại vô cùng sống động, giúp chúng ta h́nh dung lại những ngọn đ̣n quyết liệt mà chính quyền nhà Ngô đă dành cho phong trào Phật Giáo khi ấy . Khuông Việt vô cùng biết ơn Ḥa Thượng Trí Quang đă vui ḷng cho phép trích đăng lại nơi đây hai chương tiêu biểu cho cuộc tranh đấu thật bi tráng, thật hào hùng ấy - Ban Biên Tập xin được phép đề tựa là : « Ngọn lửa Quảng Đức » và « Từ Rạch Cát tới Ṭa Đại Sứ ». Xin trân trọng giới thiệu cùng quí độc giả.
“Thân người khó được“, đó là lời dạy toàn bộ Phật giáo. Chỉ trong Phật giáo đại thừa mới nói đến sự tự thiêu. Nói ít nhưng trang trọng là Pháp Hoa. Đặc biệt Bồ tát giới Phạm Vơng cấm đi và ở những nơi nguy hiểm, tai nạn, nhưng cũng nói đến sự tự thiêu. Cả hai xuất xứ trên đây đều nói tự thiêu là khổ hạnh. Khổ hạnh này xuất từ ư thức và tâm nguyện có hai đặc thái : xót xa Phật pháp điêu đứng và xót thương quần chúng đau khổ. Khổ hạnh tự thiêu tuyệt đối phải là không phải tự sát. Khổ hạnh tự thiêu cũng không phải chỉ tự đốt thân thể, mà phụ thuộc việc này c̣n có những sự tự đốt một phần thân thể. Sự tự đốt một phần thân thể là v́ muốn tự thử nghiệm nội lực, thử chịu khổ hạnh. Phía người ngoài th́ không ai được yêu cầu hay khuyến khích sự tự thiêu, được chăng chỉ có sự không trở ngại mà thôi. Chỉ có vị thầy truyền thọ Bồ tát giới mới có thể có lúc nói đến sự tự thiêu một phần thân thể để xét nghiệm người xin thọ Bồ tát giới có thể hay không thể có cái chí nguyện dũng mănh .
Không thể có th́ vị Thầy phải đào luyện cho họ có thể có cái chí nguyện ấy mới truyền thọ Bồ tát giới. Tự thiêu một phần hay toàn thân thể, như vậy, là xuất từ nguyện lực, một trong những sức mạnh mà Phật giáo nói đến...
Nay nói về ngài Quảng Đức.
Chính trong những ngày quyết liệt nhất mà tôi nhận được thư của Ngài. Thư viết trên miếng giấy nhỏ, dĩ nhiên để dễ mang đi cho kín đáo. Thư do một kư giả người Việt làm cho một hăng thông tấn ngoại quốc cẩn trọng đưa tận tay tôi. Thư viết chữ nghiêm trang. Rằng đạo pháp trong cơn nguy khốn mà tôi tuổi già sức mọn, không làm ǵ được. Nên tôi xin học đức Dược Vương, nguyện thiêu thân ḿnh để cầu cho đạo pháp trường tồn. Ngưỡng mong liệt vị trưởng thượng tôn túc từ bi hứa khả, và quyết định cho lúc nào thực hiện. Xét đây là việc trọng đại nên tôi không dám quyết định. Một cuộc họp được mở ra khẩn cấp, với sự hiện diện của ngài Hội chủ, các Thầy Trí Thủ, Thiện Siêu, Thiện Minh và tôi. Ai cũng xúc động nhưng không quyết định ǵ, chỉ giao cho tôi xét kỹ nên chấp nhận ư nguyện của Ngài hay không, chấp nhận th́ nên thực hiện vào lúc nào, dĩ nhiên là ở Sài g̣n. Được giao như vậy, nhưng tôi trang trọng cất giữ trong người bức thư của Ngài mà chưa quyết định ǵ, kể cả việc phúc đáp cho Ngài. Thế rồi trong lúc Từ Đàm bị bao vây dữ dằng th́ tin ngài tự thiêu được ông Đằng mật báo liền cho tôi. Liền hôm sau ông Diệm mời Phật giáo thương thuyết. Sự tự thiêu của Ngài như vậy là cái mốc của giai đoạn mới trong cuộc Vận động 1963.
Trước đây tôi không quen biết với Ngài, chỉ gặp một lần khi Ngài trù tŕ chùa Phước Ḥa, biết Ngài chuyên tâm tŕ tụng và lễ bái Pháp Hoa. Giai đoạn trước khi Ngài tự thiêu tôi cũng chỉ biết mỗi một bức thư nói trên. Sau này mới biết, trước khi tự thiêu, Ngài chuẩn bị một cách chân thành, b́nh dị và kín đáo. Vẫn tŕ tụng lễ bái Pháp Hoa hằng ngày. Vẫn sinh hoạt b́nh thường. Tế nhị lắm mới thấy Ngài có vẻ như người sắp đi xa. Quan trọng nhất là di chúc của Ngài. Một vị tân tỷ kheo gần Ngài mà đến hôm Ngài sắp tự thiêu mới biết được ư nguyện và bản di chúc ấy.
Bản di chúc ấy b́nh dị, chân thành, quan trọng nhất là ư thức chứa đựng bên trong. Chính ư thức này chứa đựng tâm nguyện Bồ tát của Ngài. Không oán trách đến cả ông Diệm, ngài chỉ nói tự đốt thân ḿnh để cầu cho ông sáng suốt...Ngoài di chúc, Ngài c̣n một tấm ảnh và một quả tim. Về tấm ảnh, một kư giả chụp được lúc ngọn lửa bùng lên gần khắp người Ngài rồi, c̣n lại chỉ có một bên vai, gần một nửa trên đầu, trán cũng đă có lửa, chỉ mặt c̣n nguyên. Chính trong lúc như vậy mà nét mặt Ngài hoàn toàn b́nh thản, siêu thoát, không một nét nhăn hay một chút ráng sức. Bức ảnh này được giải thưởng quốc tế. Lại nghe nói lửa bùng lên hoàn toàn mà Ngài vẫn an tọa. Cho đến lửa tắt, một tấm h́nh khác cho thấy Ngài ngồi như pho tượng đồng đen. Sau đó một lúc Ngài mới gật đầu xuống như thể cúi chào tăng ni Phật tử, rồi nhẹ nhàng bật ngửa người ra. Ngài tự thiêu mấy hôm rồi tôi mới vào Sài g̣n. T́nh trạng khi Ngài tự thiêu, nghe nói cực kỳ bi tráng, cho đến nay vẫn là không tiền khoáng hậu.
Về đám tang của Ngài, tôi sẽ nói đến trong chương 30. Nay hăy nói đến sự kiện quan trọng nhất là quả tim của Ngài, "quả tim Quảng Đức". Việc hỏa thiêu nhục thân của Ngài là do thầy Thiện Ḥa chủ tŕ. Thiêu rồi lấy ra, trong đống tro tàn c̣n một khối thịt mà vị trí cho biết đó là quả tim. Thầy Thiện Ḥa cho vào ḷ thiêu lại cũng vẫn không cháy. Lại thiêu nữa nhưng xăng hết. Bấy giờ rất đông kư giả hiện diện. Họ chạy kiếm xăng giúp. Bấy giờ chỉ họ mới đi lại được dễ dàng. Họ kiếm được mấy can xăng super, đem thiêu kỹ, nhưng lấy ra vẫn không cháy. Việc này làm cho tôi tin, xưa, ngài La Thập sau khi hỏa thiêu cái lưỡi vẫn c̣n. Nhưng ở đây mọi thắc mắc dị nghị hoàn toàn không có được nữa. V́ đây là việc mà trên dưới 50 kư giả, đa số là kư giả quốc tế, không những cũng chứng kiến mà c̣n dự vào.
Về quả tim này tôi vẫn nói đến vào gần cuối bản tự ghi này. Ở đây chỉ nói khi hỏa thiêu ngài rồi, tôi thảo để ngài Hội chủ kư một thông bạch. Cuối thông bạch ấy tôi viết "cầu nguyện vị nhục thân Bồ tát gia hộ cho cuộc vận động của Phật giáo đựơc thành tựu". Và niệm. "Nam mô đại hùng đại lực Quảng Đức bồ tát" Hồng danh Bồ tát Quảng Đức khởi đầu từ đó. Hồng danh ấy, và Bồ tát Quảng Đức, cho đến nay chính những người duy vật cũng không thể không công nhận. Một trong những sự bất diệt của cuộc vận động 1963 là sản xuất một vị Bồ tát.
Sự tự thiêu của Bồ tát Quảng Đức ngay khi mới xảy ra đă làm cho ông Diệm rụng rời. Rồi mấy giờ sau, cả thế giới, nhất là ở Mỹ, ngọn lửa tự thiêu của Ngài rực lên trên máy truyền h́nh, đốt cháy tan tành h́nh ảnh ông Diệm và chế độ của ông. Ngọn lửa Quảng Đức chung đúc và làm sáng lên cái khí thế cao độ mà ông Diệm không c̣n giữ được ǵ về thái độ và chính sách của ông.
Dân tộc Việt Nam có lắm vỉ nhân. Nhưng Bồ tát Quảng Đức là vỉ nhân mà siêu nhân.

(Trích Hồi Kư chưa xuất bản của Tỷ kheo Thích Trí Quang, bản riêng Mai Lan lệ Ấn)
Nguồn Tư Liệu : http://www.khuongviet.net/PD63/Quangduc.htm

Trở về Mục Lục