THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PRAHA NGÀY 11.4.2003
Giải Nhân quyền "Người giữa loài người" trao cho Đại lăo Ḥa thượng Thích Huyền Quang, Ḥa thượng Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Vă
n Lư tại thủ đô Praha, Cộng ḥa Tiệp. Cựu Tổng thống Vaclav Havel tiếp ông Vơ Văn Ái và gửi lời chào đoàn kết đến các nhà đấu tranh cho dân chủ tại Việt NamNhân dịp Liên hoan Phim Nhân quyền Thế giới tổ chức tại thủ đô Praha, Cộng ḥa Tiệp, từ ngày 8 đến 16.4.2003, Sáng hội Cứu Người Lâm Nạn (People in Need Foundation) trao Giải Nhân quyền "Người giữa loài người" (Homo Homini) cho ba nhà đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam : Đại lăo Ḥa thượng Thích Huyền Quang, Ḥa thượng Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Văn Lư. Sáng hội Cứu Người Lâm Nạn đăng h́nh và vinh danh các nhà ly khai trong tập sách trang trọng JedenSvet 2003 bằng hai thứ tiếng Tiệp và Anh như sau :
"Ban Giám đốc Đ
iều hành Sáng hội Cứu Người Lâm Nạn quyết định trao Giải Người Giữa Loài Người (Homo Homini) năm 2002 cho những nhà đấu tranh ưu tú cho nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo. Giải được trao tặng v́ lư do họ đă can cường trong cuộc đối kháng ôn ḥa chống chế độ Cộng sản Việt Nam trong ba mươi năm qua. Bằng quyết định này, Sáng hội Cứu Người Lâm Nạn muốn biểu tỏ ḷng kính trọng và sự hậu thuẫn tất cả những Nhà đối kháng cho Dân chủ tại Việt Nam đang kiên tŕ bằng con đường bất bạo động nhằm chuyển hóa dân chủ trên đất nước họ."Đại lăo Ḥa thượng Thích Huyền Quang Xử lư Viện Tăng Thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngài không ngừng gọi kêu nhà cầm quyền Việt Nam cải tổ dân chủ, để các chính đảng được tự do hoạt động, và tổ chức bầu cử tự do. Do các hoạt động ôn ḥa, Ḥa thượng nhiều lần bị bắt giam, tổng cộng trên hai mươi năm tù hay quản chế. Dù có lệnh giải chế từ năm 1997, nhưng Ḥa thượng vẫn bị công an canh gát, mất quyền tự do đi lại, thiếu quyền chăm sóc thuốc men, dù tuổi cao, đau yếu, Ḥa thượng 86 tuổi. Năm 1982, Ḥa thượng được đề cử làm ứng viên Giải Nobel Ḥa b́nh.
"Ḥa thượng Thích Quảng Độ, học giả, nhà văn, lănh đạo cao cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngài sinh năm 1928, xuất gia năm 14 tuổi. Năm 17 tuổi Ḥa thượng chứng kiến sư phụ ḿnh bị ṭa án nhân dân cách mạng hành quyết. Chấn động trước cảnh dă man này, Ḥa thượng quyết định hiến thân tranh đấu cho công lư và giương cao thông điệp ḥa b́nh, từ bi và khoan dung của Phật giáo. V́ những hoạt động nhằm thăng tiến tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ, chế độ Cộng sản Việt Nam bắt giam Ḥa thượng nhiều năm qua các trại cải tạo. Gần đây, năm 2001, Ḥa thượng lại bị quản chế hai năm, v́ tung "Lời Kêu Gọi Cho Dân chủ Việt Nam". Hiện nay Ḥa thượng bị cách ly, công an canh gát và không được chăm sóc thuốc men. Ḥa thượng được đề cử làm ứng viên Giải Nobel Ḥa b́nh năm nay 2003.
"Linh mục Công giáo Roma Nguyễn Văn Lư, sinh năm 1946. Ngà
i không ngừng là đối tượng bị nhà cầm quyền ngược đăi v́ đ̣i hỏi tự do tôn giáo. Bị bắt lần đầu năm 1977 khi phổ biến văn kiện của Ṭa Tổng giám mục phê phán việc bắt bớ hàng giáo phẩm Phật giáo và bất bao dung tôn giáo tại Việt Nam. Năm 1983, hai trăm công an bao vây bắt ngài mặc bao tín đồ t́m cách bảo vệ ngài ở giáo đường. Ngài bị kết án 10 năm tù. Qua năm 2001, ngài lại bị kết án 15 năm tù như một tù nhân v́ lương thức. Điều kiện giam giữ ngài hiện nay rất khắc khe."V́ các nhà được giải không thể đến nhận, giải sẽ được trao cho người nhận thay họ, là ông Vơ Văn Ái. Ông là nhà hoạt động chính trị nổi danh, nhà báo, sử gia và thi sĩ, hiện sống lưu vong ở Paris. Ông bỏ cả đời hoạt động trong các phong trào đối lập qua nhiều chế độ đổi thay tại Việt Nam. Bị bắt từ năm mới 11 tuổi v́ tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân giành độc lập dân tộc. Ông là người sáng lập và chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, và cũng là người phát ngôn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ông chủ xướng chiến dịch đưa tàu Đảo Ánh Sáng ra Biển Đông vớt người vượt biển thoát nạn độc tài cộng sản trên những thuyền bé li ti năm 1978. Ông không ngừng kêu gọi Toàn cầu hóa Dân chủ, mà công tác chính yếu nhằm "giáo dục và thông tin cho khối nhân dân thiếu tài liệu hay thông báo để biết rơ các quyền căn bản mà họ phải được hưởng".
Những người được giải Homo Homini các năm trước gồm có : ông Zackie Achmat, người mở chiến dịch ở Nam Phi cứu bệnh nhân Sida trong các nước đệ tam thế giới, ông Ibrahim Rugova, Tổng thống Kosovo, Nhà ly khai Cuba, Oswaldo Paya Sardinas, và Dân biểu Quốc hội Liên bang Nga Sergey Kovalyov cho nỗ lực chống cuộc chiến xâm lược Nga tại Chetchnya.
Tối ngày 9.4.2003, tại hội trường Lucerna, ban điều hành Sáng hội Cứu Người Lâm Nạn (People in Need Foundation), gồm có các ông Igor Blazevic, Tomas Pojar, bà Kristina Taberyová lên máy vi âm vinh danh ba nhà được giải trước một hội trường đông kín. Trong hàng khán giả, người ta nhận thấy sự có mặt của nhiều Bộ trưởng Cộng ḥa Tiệp, ông Đô trưởng Praha, Đại diện các Đại sứ quán Tây, Bắc Âu và nhân sĩ Tiệp.
Ông Vơ Văn Ái nhận giải và đáp từ cảm tạ. Ông giới thiệu công đức của Đạo lăo Ḥa thượng Thích Huyền Quang, Ḥa thượng Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Văn Lư, rồi phát biểu :
"Tôi có bị tra tấn, tù tội hồi c̣n thơ ấu v́ tham gia đấu tranh chống thực dân giành độc lập dân tộc, chính v́ vậy mà tôi hoạt động suốt đời để mong cứu thoát những tù nhân chính trị. Nhưng nghĩ lại th́ chuyện tù tội của tôi chẳng có nghĩa lư ǵ, chẳng sánh được với những chi đang xẩy ra tại Việt Nam ngày nay. Chuyện Việt Nam dưới thể chế độc tài ngày nay có thể tóm gọn như thế này : Nhà cầm quyền Cộng sản bỏ tù bất cứ ai dám nói khác với lập trường của chế độ, dám đề cao những giá trị phổ quát của nhân quyền, dám sống như con người tự do. Và tất cả những cá nhân này mất tích trong sự dửng dưng của đồng loại... Ngoại trừ, chúng ta, những người ở nước ngoài tiếp tục vinh danh họ, tiếp tục giữ họ trong trí nhớ của dư luận quốc tế, để công luận biết rằng họ vẫn hiện hữu, nhưng đang ṃn mỏi trong tù. Vinh danh họ là bảo vệ họ, sự bảo vệ tối ư khẩn thiết. V́ vậy, từ đáy thâm tâm tôi xin cám ơn các bạn đă trao giải cho ba nhà ly khai của đất nước chúng tôi...
"(...) Giải Nhân quyền mà các bạn trao cho ba nhà ly khai, không những bảo vệ cá nhân họ trước cuộc đàn áp, mà c̣n bảo vệ và khuyến khích cuộc đấu tranh bất bạo động và những phong trào mà ba nhà ly khai đại diện đang vận động cho nhân quyền và dân chủ, để cho con người được sống giữa loài người, thay v́ sống giữa loài lang sói.
"(...) Chúng ta có nên tuyệt vọng trước chế độ độc tài toàn trị này chăng ? Chúng ta có c̣n hy vọng vào cuộc đổi thay nữa hay không ?
"Tôi tin là có. Mười lăm năm trước, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam của chúng tôi tung chiến dịch quốc tế đ̣i hủy bỏ hai điều trên Hiến pháp Việt Nam : điều 2 quy định chuyên chính vô sản và điều 4 quy định sự độc tôn chính trị, văn hóa, tư tưởng của đảng Cộng sản. Nhờ công luận quốc tế hỗ trợ, điều 2 đă bị hủy. Chúng tôi tiếp tục vận động triệt tiêu điều 4.
"Tôi giữ ḷng hy vọng. Tôi hy vọng là v́ nhân dân Tiệp đón tiếp chúng tôi hôm nay đă thành công quét sạch nạn đôc tài độc đảng hơn mười năm trước. Tôi tràn đầy hy vọng khi thấy các bạn mang lại cho chúng tôi sự hậu thuẫn vô giá cho một nước Việt Nam Tự do. Nhân danh Đại lăo Ḥa thượng Thích Huyền Quang, Ḥa thượng Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Văn Lư, nhân danh tất cả những người Việt Nam ưu tư cho dân chủ và nhân quyền, tôi tri ân các bạn".
Giải Nhân quyền Người giữa loài người (Homo Homini) đặt dưới sự chứng minh của cựu Tổng thống Vaclav Havel, Đô trưởng Praha và Bộ trưởng Bộ Văn hóa Cộng ḥa Tiệp, v.v...
Qua ngày 10.4.2003, cựu Tổng thống Vaclav Havel đă tiếp ông Vơ Văn Ái và bà Ỷ Lan, đại diện cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam. Ông Ái cảm ơn cựu Tổng thống đă vinh danh ba nhà đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo Việt Nam qua Giải Người giữa loài người (Homo Homini), cám ơn ông Vaclav Havel không ngừng hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam. Ông Ái báo động về một h́nh thái chiến tranh mới mà nhà cầm quyền cộng sản đang tiếp diễn chống nhân dân họ, che đậy qua lập luận mở cửa kinh tế, nhưng không chấp nhận cải cách chính trị, cũng như hiện t́nh các phong trào đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Cựu Tổng thống Tiệp nhờ ông Ái chuyển "Lời chào, niềm cảm thông ưu ái và sự đoàn kết tương trợ đến những nhà đấu tranh cho dân chủ Việt Nam". Ông Vaclav Havel c̣n nhận xét rằng : "Điều quan trọng không thể tránh là phải cương quyết đối đầu chủ nghĩa độc tài toàn trị, dù niềm hy vọng thành công mong manh đến đâu. Ngày trước nhân dân Tiệp chúng tôi cũng ở trong hoàn cảnh như các bạn ngày nay. Nhưng chúng tôi quyết tâm tranh đấu không ngừng. Phải thét to lên, ngay cả những lúc tuyệt vọng".
Được hỏi về luận điểm cho rằng đổi mới kinh tế sẽ đem lại dân chủ, ông Vaclav Havel đáp : "Trước kia có lúc tôi cũng nghĩ như thế. Tôi mường tượng rằng những nhà đầu tư, vốn liếng nước ngoài đưa vào làm mở mang đời sống quốc gia. Nền kinh tế thị trường sẽ dẫn đến dân chủ đa nguyên. Tôi đă nghĩ rằng một quốc gia khi chịu mở cửa trên lĩnh vực này, ắt khó ḷng đóng cửa trên lĩnh vực khác. Nhưng ngày nay, tôi không c̣n tin như thế nữa. Phải mở cửa và thay đổi chính trị cùng lúc với việc phát triển kinh tế. Việc mở cửa kinh tế thường che giấu tính vô liêm sĩ của một số người cư ngụ trong các khách sạn sang trọng, họ chỉ đến một xứ sở để bóc lột kinh tế quốc gia này mà chẳng lưu tâm chút nào cho kẻ đang bị tra tấn ngay bên cạnh khách sạn họ cư ngụ".
( * ) Trở về Mục Lục