NGŨ UẨN
TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH
Bài Bát Nhã Tâm Kinh không phải là một bộ kinh to lớn và nhiều quyển như "Ðại Tạng Kinh, Hoa Nghiêm Kinh hay Pháp Hoa Kinh..." đây chỉ là một bài Kinh Bát Nhã không đầy ba trăm (300) chữ, ngắn gọn nhưng rất sâu sác và triết lý rộng bao la, không bút nào tả xiết, bản kinh này không những là phần cô kết nhất của những tinh hoa trong tư tưởng triết học Phật Giáo, mà còn trình bày con đường tu tập thực tiễn, đó là con đường hiện quán, đi vào suối nguồn tuệ giác - vô thượng ; một con đường duy nhất có thể thoát ly tất cả khổ đau ngay tại cuộc đời này. Hầu hết các Phật Tử đều thuộc lòng vì đó là một bài Kinh tụng niệm hàng ngày. Tuy nhiên, ít người hiểu biết một cách sâu rộng và thấu triệt được ý nghĩa của từng câu, từng đoạn trong bài Kinh này.
Ðể giúp cho một số Phật Tử hiểu rõ thêm về ý nghĩa của bản Tâm Kinh này tôi cố gắng sưu tầm và biên soạn ra đây một câu mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất, hầu góp phần trong việc phổ biến Phật Pháp, nếu quí vị cao tăng hoặc trí thức Phật Giáo nào có thêm các dữ kiện hay nhận xét gì xin chỉ giáo theo địa chỉ E-Mail trên, để tôi học hỏi thêm.
Trước hết tôi xin sơ lược về lịch sử Kinh Bát Nhã. Về mặt lịch sử tư tưởng, kinh Bát Nhã là một bộ kinh đầu tiền truyền bá tư tưởng Ðại thừa (Mahayana), bát nguồn từ miền nam Ấn Ðộ, thuộc trung tâm truyền giáo của Ðại chúng bộ (Mahàsamghikà) và biểu tượng trung tâm của kinh này là Tánh Không (Sùnyata). Về nội dung, Tâm kinh được xem như là "Trái Tim" của toàn bộ đại Bát Nhã, cũng như của tư tưởng Phật Giáo được nói ra bởi Tuệ giác Vô thượng của Phật, nhằm dẫn dắt chúng sinh đi vào thực tại giải thoát.
Trong câu đầu tiên của bài "Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh" ta thấy Quán tự tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Nếu dịch ra tiếng việt ta thấy = Khi tiến sâu vào nguồn mạch của Tuệ giác Vô thượng (1) Người tỉnh thức bình yên (2) soi sáng như thật ràng tự tính của 5 hợp thể (3) đều là không (4) liền thoát ly mọi khổ ách. trong đoạn trên kỳ này tôi chỉ bàn tới "Ngũ Uẩn" (năm hợp thể đều là không). Tôi muốn nói tới con người. Tạo Hóa sinh ra con người đã cấu tạo thành hai phần đó là thể xác và linh hồn mới thành thực thể của con người hiện hữu trên thế gian đó là : "NGŨ UẨN".
Năm Uẩn là : Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uần.
Bây giờ ta hãy tìm hiểu về Sắc Uẩn (Rupa ajkandha), trước hết tôi muốn nói tới ý nghĩa của chữ UẨN (skandha) "thuật ngữ.? Tiếng Phạn là Tắc-kiện-đà. cách dịch cũ là Ấm, nghĩa là che lấp, che khuất, ý nói các pháp să? tâm che lấp chân lý. Cách dịch mới là UẨN, nghĩa là tích tập chứa nhóm, ý nói các pháp sắc tâm lớn nhỏ trước sau tích tập mà tạo ra tự thể, chẳng hạn như Sắc Uẩn, Tâm Uẩn...(thể xác và linh hồn).
SẮC UẨN : Sắc uẩn gồm có 4 thể chất đó là : Ðất, nước, gió, lửa,(tứ đại) hay nói cách khác gồm có 4 đại năng tạo, bốn đại sở tạo, và bốn biểu sắc. Bốn đại có 2 nghĩa là 4 đại chúng và chấp thọ đại.
1)-Ðại chúng : Bốn đại là đất, nước, gió, lửa. Chúng là hạt giống. Tất cả sự vật chất đều do 4 đại mà có nên gọi là chúng, 4 đại cũng như hạt giống. Cây được sinh ra từ hạt giống. Cũng vậy, bốn đại là cái gốc, từ đó sinh ra tất cả sự vật khác, vật chất khác, nên gọi là bốn đại chúng. Gọi tát là bốn đại. Bốn thứ này có tính chất rộng lớn, hiện diện kháp tất cả vạn vật.nó có bốn đặc tính :
a)-Sở ý đại : Chỗ nương rộng lớn; tất cả sắc pháp, mọi sự vật, mọi hiện tượng đều nhờ có 4 đại mà hiện hữu và tồn tại.
b)-Thể đại : Thể của bốn đại là rộng lớn, cũng có thể nói nó là bản thể của sự vật.
c)-Tướng đại : Tướng của bốn đại rộng lớn, đó là những biểu tướng hiện hữu nơi mỗi sự vật khiến ta có thể nhận thức được. Ví dụ : Ðất có biểu tướng là cứng, có biên giới, có hình tướng rõ ràng. Nước có biểu tượng là thấm ướt, lưu chuyển. Lửa có biểu tượng là nóng bức và thiêu đốt. Gió có biểu tượng là cuốn hút và co giãn, lay động. Tướng của đất là đại địa, tướng của nước là đại hải, tướng cuả gió là cuồng phong, tướng của lửa là đại hỏa.
d)-Dụng đại : Là tác dụng, là hoạt dụng của bốn đại. Ðất : có tác dụng nâng đỏ và chứa nhóm; Nước : có tác dụng nối kết, nâng đỡ và dung hóa sự vật; Gió : vừa có tác dụng trưởng dưỡng vừa có tác dụng phá hủy: Như gió nhẹ làm cây xanh tốt, nẩy nở, hơi thở đều hòa làm người khỏe mạnh nhưng gió mạnh quá thì sẽ làm cây gẫy đổ. Lửa :
có tác dụng thiêu đốt và làm chuyển hóa tứ đại lẫn nhău (từ địa chuyển hóa thành thủy phải nhờ sự nung chẩy của hỏa, như nấu sắt, đồng chảy thành thể lỏng.
Do bốn đặc tính của tứ đại ấy mà kinh thường nói đến đại tam tai tức là ba tai nạn phá hủy lớn : Thủy tai, Hỏa tai và Phong tai. Bốn đặc tính của Ðất, Nước, Gió
鬠Lửa có thể nói tóm tắt với các từ là tính chắc cứng, tính ướt nhuyễn, tính chuyển động, và tính nung nóng (cố thể là đất, dịch thể là nước, động lực là gió và nhiệt lực là lửa) hay gọn hơn thì nói là Thể và Lực.2)-Chấp Thọ : Nói cho đủ là "chấp vi tự thể linh sanh giác thọ" . Nói tắt là chấp thọ. Vậy chấp cái gì và thọ cái gì ? Cơ thể của chúng ta được nuôi dưỡng bằng chén cơm, bình nước hay các chất bột khác như bánh, bún, mì v..v..những thứ ấy đều là tứ đại cả. Khi chén cơm, bình nước, cái bánh ...để giữa bàn nó là vật vô tri vô giác, ai muốn đánh đập gì cũng được. Nhưng khi nó được đưa vào cơ thể của chúng ta, tứ đại ấy đã biến thành tự thể của chúng ta, nếu có ai đến vuốt ve, nịnh hót thì ta thọ vui, đến chửi rủa hay đánh đập thì ta thọ khổ. Như vậy từ tứ đại mà sanh ra tự thể và tự thể mà sanh ra có cảm giác, biết vui,biết buồn là giác thọ. Thuận với nó thì nó vui,(thọ lạc); nghịch với nó thì nó khổ (thọ khổ) Như thế là "Chấp vi tự thể linh sanh giác thọ", nói tắt là chấp thọ. Nói tóm lại khi thân ta thọ một pháp gì thuận hợp với ta thì ta cảm thọ vui, Thọ pháp gì trái với ta thì ta cảm thọ khổ, buồn..Vui thì biết vui, buồn thì biết buồn chứ không so sánh phân biệt gì cả.
3)-Tưởng : Nhưng đến khi tường thủ tướng ấy thì nó gom lại tất cả các tướng đã lãnh thọ nó rồi nó đối chiếu, so sánh, phân biệt, rồi nó sắp đặt lại.
Nếu không có sự so sánh, phân biệt của tưởng thì tất cả các Pháp đều bình đẳng như nhău trong một tương quan trùng trùng duyên khởi ở trong bể pháp giới, không có cái gì tách biệt. Thế nhưng tưởng đem cắt nó ra, riêng biệt từng phần, sắp đặt phân biệt ; so sánh pháp này với pháp khác và đặt tên riêng cho nó. Vì thế` mà có tướng núi, tướng sông, hoa, lá, cây, cỏ con người con vật v..v..Ðó là tác dụng của Tưởng.
Vì vậy, ta thấy người có học thức, kiến thức rộng rãi với người ít học và trình độ hiểu biết kém nó khác nhău nếu hai loại người này ngồi chung với nhau để thảo luận một đề tài nào đó thì thật khó có thể hòa hợp được. Trên đây tôi chỉ phân biệt đơn giản nhưng rõ ràng để ta có thể thấu hiểu được sự khác biệt của hai chữ Thọ và Tưởng. Ngay trong kinh dậy người tu thiền quán nên có một cái tâm luôn luôn sống trong hiện tại. Khi Thọ mà không đem tưởng vào thi ta mới sống trong hiện tại được. Thí dụ khi ăn cơm, ta chỉ biết miếng cơm, ta đang nhai trong miệng là ta đang sống với hiện tại. Còn ta biết so sanh cơm bây giờ ngon hơn cơm hôm qua hay ngược lại thì đã có tưởng vào nên sinh ra lắm chuyện khen chê. Con người lúc sơ sanh sống với tiền ngũ thức nhiều hơn, khi có tưởng vào mới có ý thức phân biệt, so sanh và đặt tên cho sự vật ; đó tức là lý trí.
4)-Hành : Như trên đã nói hành uẩn là thiên lưu, tạo tác. Tạo tác này lấy "Tư tâm sở" làm chủ yếu. Tư đây là ý chí. Tưởng mới chỉ là ý nghĩ thôi, còn khi quyết định làm, quyết định hành động là thuộc về hành thuộc về Tư Tâm Sở.
5)-Thức : Là liễu biệt, là nhận thức. Nó khác với vô tri vô giác. Năm thứ trên đây : Thọ, Tưởng, Hành, Thức là thuộc về Tâm. Sác Uẩn thuộc về Thân. Thân Tâm hợp lại thành con người có đủ thể xác và tâm linh. Khi phân tách ra thì gọi là ngũ uẩn, gom lại thì gọi là danh sác hay sác tâm. Ta nói sác pháp, tâm pháp hai thứ ấy cũng giống như khi nói về con người nói chung lại là thể chất và tâm hồn. Cho nên đây là phần căn bản nhất.
Trong duy thức học có chia ngũ vị bách pháp (5 vị 100 pháp). Năm vị là gì ? Là sắc vị, tâm vị, tâm sở vị, tâm bất tương ưng vị, và vô vi vị, mà 5 vị ấy gồm có 100 pháp, ngũ uẩn này cũng gồm có 100 pháp. Tuy chỉ có 5 nhưng trong đó gồm cả 100 pháp. Nếu chi tiết hóa ra thì nó còn rất bao la.
Trên đây tôi chỉ phân tách đại cương về ngũ uẩn, hầu giúp cho một số phật tử hiểu rõ về sự cấu tạo nên con người do hợp thể của năm uẩn ở trên, tất nhiên còn rất nhiều thiếu sót kính mong quí vị cao minh niệm tình thứ lối và xin chỉ giáo thêm.
Cư Sĩ, Nguyễn Ðức Can
E-Mail : ndcan2000@yahoo.com