Vọng Cổ
*
Nghệ sĩ Sáu Lầu cha đẻ của bài ca Vọng Cổ. Ông tên thật là Cao Văn Lầu sinh ngày 22-12-1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau nhập với làng Thuận Mỹ thành xă Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An, năm 1901, ông theo gia đ́nh đến lập nghiệp tại Bạc Liêu. Thuở nhỏ có học chữ Nho rồi học lớp Nh́ năm thứ hai (Cours moyen 2è année), tức lớp Bốn ngày nay, sau đó quy y đầu Phật tại chùa Vĩnh Phước, Bạc Liêu. Sau rời cửa Phật trở về nhà, lập gia đ́nh. Ông có học nhạc với nhạc sư Lê Tài Khị (Nhạc Khị), ông sử dụng rành đàn tranh, c̣, ḱm và trống lễ. Năm 1919, hoàn cảnh gia đ́nh gây cho ông xúc cảm sáng tác bài Dạ Cổ Hoài Lang.
Xin mời nghe bài Dạ Cổ Hoài Lang (Nghe tiếng trống đêm tưởng nhớ tới chàng) qua giọng ca ngọt ngào, truyền cảm của danh ca Hương Lan
Những danh ca thuở trước như Phùng Há, Cô Tư Sạn, Năm Sa Đéc … Bảy Nhiêu, Năm Châu, Năm Nghĩa, Bảy Cao … rồi tiếp nối đến Út Trà Ôn, ông Vua Vọng Cổ. Xin mời nghe Ông Lăo Chèo Đ̣ qua giọng ca của Út Trà Ôn
Thời kỳ vàng son của sân khấu miền Nam từ giữa thập niên 50 cho đến giữa thập niên 70. Trong 20 năm ấy, nhờ những năm thanh b́nh, cải lương miền Nam phát triển thịnh đạt, miền Nam có gần 20 đại ban Cải lương, không kể những đoàn hát nhỏ, có những đoàn trở thành công ty như Kim Chung 1, Kim Chung 2, Dạ Lư Hương 1, Dạ Lư Hương 2 ... nhưng Thanh Minh Thanh Nga là một đoàn hát nổi hơn hết, v́ thường trực tại thủ đô, lại có nhiều đào kép danh tiếng như Hữu Phước, Thành Được, Thanh Sang ... Mời nghe Hữu Phước Khóc Thanh Nga qua giọng ca Hữu Phước.
Thành Được, bước lên sân khấu từ một đoàn hát nhỏ, sự nghiệp bắt đầu sáng chói với vở Khi Hoa Anh Đào Nở trên sấn khấu Thúy Nga. Xin mời nghe giọng ca cao sang của Thành Được.
Bên cạnh Thành Được phải nói đến Út Bạch Lan, đôi danh ca này một thời từng là chủ nhân của đoàn cải lương Út Bạch Lan-Thành Được, giọng ca của Út Bạch Lan rất ngọt ngào. Xin mời nghe Mẹ Dạy Con của Út Bạch Lan, bài này xưa kia Cô Tư Sạn hát và được thâu vào đĩa Pathé hay Asia ?
Nói đến đào thương trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga không thể không nói đến Ngọc Giàu, chẳng những cô diễn bi mà c̣n có thể diễn hài, giọng ca của Ngọc Giàu cũng ngọt ngào, truyền cảm. Xin mời nghe Dạ Cổ Hoài Lang qua giọng ca Ngọc Giàu.
Nói đến cải lương miền Nam, giọng ca truyền cảm, tài sắc vẹn toàn không thể không nói đến Thanh Nga, cô là con riêng của bà bầu Thơ, vợ của nghệ sĩ Năm Nghĩa, Năm Nghĩa đă dạy Thanh Nga ca diễn từ lúc nhỏ, sau khi Năm Nghĩa mất bà bầu Thơ tiếp tục lèo lái đoàn cải lương Thanh Minh, Thanh Nga đă diễn xuất trên sân khấu này.
Năm 1958, kư giả kịch trường Trần Tấn Quốc lập ra giải để tặng thưởng cho đào kép cải lương đă tŕnh diễn xuất sắc trên sân khấu. Năm đó Thanh Nga mới có 16 tuổi đoạt được huy chương vàng giải Triển Vọng vai Phà Ca trong vở Người Vợ Không Bao Giờ Cưới và năm 1966 huy chương vàng giải xuất sắc vai Giáng Hương trong vở Sân Khấu Về Khuya của giải thưởng có tên là Thanh Tâm. Giải Thanh Tâm đă phát trong những năm gồm có:
- 1959 Lan Chi - Hùng Minh
- 1960 Bích Sơn - Ngọc Giàu
- 1961 Thanh Thanh Hoa
- 1962 Ngọc Hương - Ánh Hồng
- 1963 Bạch Tuyết - Kim Loan - Trương Ánh Loan - Tấn Tài - Diệp Lang - Thanh Tú
- 1964 Lệ Thủy - Thanh Sang
Ngoài ra, sau này c̣n có những nghệ sĩ đoạt huy chương vàng Thanh Tâm như Nam Hùng, Phương Quang, Tô Kim Hồng, Phượng Liên, Mộng Tuyền ... giải Thanh Tâm v́ biến cố Mậu Thân bị ngưng từ năm 1968.
Thanh Nga chẳng những thành công rực rỡ trên sân khấu cải lương mà cô cũng thành công trên đường nghệ thuật thứ bảy nữa. Đoàn cải lương Thanh Minh về sau đổi thành Thanh Minh-Thanh Nga. Sau 1975, Thanh Nga một lần bị ném lựu đạn khi tŕnh diễn vở Tiếng Trống Mê Linh và bị ám sát chết cùng với chồng là luật sư Phạm Duy Lân, nguyên Đổng lư văn pḥng Bộ Thông Tin vào đêm 26-11-1978, sau khi cô tŕnh diễn vở Thái Hậu Dương Vân Nga ra về. Xin mời xem trích đoạn Tiếng Trống Mê Linh.
Sân khấu cải lương ngày nay không c̣n được như thời cực thịnh của thập niên 60, bản Vọng Cổ được nghệ sĩ cách tân hơi nhiều thành ra nó mất cái chất mùi.
Nhớ lại thời tôi c̣n nhỏ, đêm trăng thanh, gió mát, ai đó đă để trên chiếc xuồng con một cái máy hát, cho xuồng trôi theo con nước chảy của gịng sông Hậu, văng vẳng trên sông bài ca vọng cổ, c̣n có thanh b́nh nào hơn.
24-7-2009