Diễm và cuộc gặp sau 50 năm ở Huế
Ảnh của Thái Lộc
Sau gần 50 năm, Diễm trong ca khúc Diễm xưa ( 1 ) của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đă bất ngờ xuất hiện trong chương tŕnh giao lưu tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, Huế vào tối 12-3-2010.
Bà Bích Diễm
Buổi giao lưu đầy bất ngờ v́ là quyết định trong thoáng chốc của GS.TS Thái Kim Lan - chớp thời cơ bà Ngô Vũ Bích Diễm ghé Huế theo đoàn Phật giáo làm từ thiện đến từ Los Angeles, California, Mỹ.
Có đến hơn 100 thân hữu của nhạc sĩ quá cố và công chúng Huế tập trung, và nói như nhà văn Bửu Ư, "nhiều người tới đây để nh́n mặt Bích Diễm xem có thật hay chỉ là huyền thoại...".
Đêm giao lưu diễn ra trong không khí đầm ấm, thân mật, với những giọng ca đồng thời là những người mê nhạc Trịnh qua những cung trầm, cung bổng mượt mà, đầy chất thơ, chất triết lư với Ca dao mẹ, Ở trọ, Tiến thoái lưỡng nan, Để gió cuốn đi, và tất nhiên, với Diễm xưa như là chủ đề chính xuyên suốt.
Về "huyền thoại Diễm" trong bài hát Diễm xưa, "người xưa" tâm sự: "Trong bài này anh Trịnh Công Sơn viết về vẻ đẹp của Huế nhiều hơn là về... tôi. Tôi nghĩ vậy. Đó là bóng dáng của Thành nội cổ kính, của ḍng sông Hương xanh mát và huyền hoặc, là không khí lăng đăng của thơ, của nhạc".
"Nhiều người ṭ ṃ v́ sao Diễm im lặng trong suốt mấy mươi năm?". "V́ tính tôi như vậy, không muốn ra trước công chúng. Tôi cũng không biết nói ǵ và không biết có ai cần ǵ ở ḿnh hay không. Và cũng bởi v́ bóng dáng to lớn của anh Trịnh Công Sơn đă đủ rồi!", "Diễm xưa" nói.
Và điều chờ đợi của tất cả mọi người trong đêm, đó là câu chuyện của Diễm: “Tôi là gái Bắc, theo cha vào Huế năm 1952, bố tôi là giáo sư Ngô Đốc Khánh, dạy tiếng Pháp ở Trường Quốc học. Tôi theo học lần lượt ở Trường Đồng Khánh, Quốc học, đến năm 1963 tôi vào học đại học ở Sài G̣n, sau đó sang định cư ở Mỹ. Nhà tôi ở số 46 đường Phan Chu Trinh (cũ), gần cầu Phủ Cam, là nơi gần anh Sơn ở (khu cư xá trên đường Nguyễn Trường Tộ - TP Huế). Lần đầu tôi gặp anh Sơn ngay tại nhà tôi. Anh đi theo anh Đinh Cường đến thăm Nguyễn Việt Hằng, một người bạn thân của tôi lúc đó đang ở lại nhà tôi để học hè. Sau đó thấy anh Sơn một ḿnh quay trở lại. Anh viết nhạc và có tặng tôi mấy bài. Hồi đó c̣n trẻ lắm nên cũng biết lơ mơ vậy thôi… Sau này tôi mới biết thông qua hai người em của anh Sơn về câu chuyện nhánh dạ lan hương mà tôi tặng anh đă gây một chấn động mạnh nơi anh. Đó là một kỷ niệm thật đẹp, thật liêu trai…!”.
Với nhà văn - dich giả Bửu Ư, một người bạn rất thân với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở Huế
Trong ṿng vây của cánh phóng viên
Sau gần 50 năm bà Ngô Vũ Bích Diễm (trái) gặp lại người bạn học cũ Nguyễn Thị Tâm, học chung ở trường Đồng Khánh từ năm 1955 - 1961
Diễm trong Diễm xưa (thứ ba từ phải sang) và những người bạn trong đêm giao lưu( * ) Diễm xưa là một bài hát nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết năm 1960, được phát hành trong băng nhạc Sơn Ca 7, lấy từ ư "Diễm của những ngày xưa". Diễm xưa cũng được dịch ra tiếng Nhật dưới nhan đề Utsukushii mukashi, được xếp hạng 11 trong 20 ca khúc hay nhất trên kênh cáp của Nhật Bản năm 2004.
Năm 2004, Diễm xưa là nhạc phẩm Á Châu đầu tiên được Đại học Kansai Gakuin đưa vào chương tŕnh giáo dục của ḿnh trong môn Văn hoá và Âm nhạc. (Wikipedia)