Giai Phẩm Mùa Thu Tập III
Chu Ngọc
Chúng ta gắng nuôi con (Hoạt cảnh)
Nhân vật: Chồng: 37 tuổi; Vợ: 30 tuổi
Đây là một căn pḥng nhỏ của một gia đ́nh cán bộ ở ngoại ô Hà Nội. Bàn, ghế, giường, tủ mỗi thứ một kiểu, mỗi màu, cũ kỹ, rẻ tiền; h́nh như chủ nhà nhặt mỗi thứ một nơi góp lại thành cái cảnh "nội trợ" này.
Chồng là một cán bộ, của một cơ quan T.Ư, tuổi ngoài ba mươi, gương mặt hơi hốc hác, da mặt tai tái và hơi khô, mắt ḷng trắng đă ngả vàng, đùng đục. Anh thường bận bộ quần áo công nhân do mậu dịch bán giá 8.500 đ của nước bạn Tiệp Khắc. Anh nh́n người hoặc nh́n vật thường hay nh́n lâu.Có nhiều lúc như không tin ở đôi mắt nữa, anh dùng tay nắn vào người, vào vật. Đầu hay gật gù. Miệng thỉnh thoảng ho một tiếng.
Vợ, trẻ hơn, táo bạo hay nói thẳng, hay lo vặt và thường đem chuyện bực bội ở cơ quan về trút cho chồng, có lúc trút cho cả những đứa con c̣n ngây dại. Quan niệm của chị về cuộc sống: cứ vui, tin tưởng, chẳng tội ǵ gói ghém bực tức lại để thành mớ bề bộn trong ḷng.
Chồng: Hay là... liều đến rạp mà xem. Hạng cuối 3 trăm, ngồi sát "ê cờ răng" cũng được.
Vợ: Loá mắt chết đi ấy.
Chồng: Nhưng c̣n có ghế dựa cái lưng.
Vợ: Dựa lưng? Sao mà tư sản thế!
Chồng: Tư sản? Thế th́ thôi. Nhưng tả vừa vừa chứ, có thế cũng phải chụp cái mũ mới nghe.
Vợ: Chụp sẵn để anh đừng yêu cầu nữa. Từ một trăm ngoài băi tiến tới ba trăm trong rạp, hai vợ chồng mấy đứa con, mất hơn một ngh́n rồi đấy, cuối tháng có thiếu lại ầm lên.
Chồng: Ai ầm.
Vợ: Anh không ầm nhưng cái mặt anh dài ra c̣n khổ hơn là ầm.
Chồng: Ở nhà là ổn hơn hết, ngủ một giấc lại đỡ tổn.
Vợ: Th́ xem ngoài băi vậy, mỗi người một trăm thôi.
Chồng: Xem ngoài băi! Mỏi cổ lắm.
Vợ: Em đỡ cổ cho.
Chồng: Đừng có khỉ. Với lại buồn ngủ th́ dựa vào đâu.
Vợ: Dựa vào em mà ngủ.
Chồng: Đă bảo là đừng có khỉ. Chung quanh người ta phê b́nh cho.
Vợ: Ai làm ǵ mà phê b́nh. Vớ vẩn.
Chồng: Người ta phê b́nh là xem phim có nội dung tốt lại ngủ kia.
Vợ: Buồn ngủ th́ cứ ngủ, sao lại lôi thôi thế nữa.
Chồng: Ḿnh cán bộ, ngủ như thế là thiếu lập trường.
Vợ: Sao lại lập trường ở chổ ngủ ấy.
Chồng: Buổi xem phim Chỉ huy chiến hạm anh buồn ngủ quá. Một ông bên cạnh cứ ghé vào tai anh, "Sao lại ngủ, sao lại ngủ, thái độ xem phim nước bạn lạ nhỉ?". Anh cầm mũ đi về, ông ấy theo ra thảo luận, và khuyên anh xem cho hết. Bỏ về giữa chừng là có ư chê phim Liên Xô. Anh đành phải quay vào ngồi cho đến hết.
Vợ: Thế anh có nói cho ông ấy biết như thế là mất tự do của người ta không!
Chồng: Tự do nào?
Vợ: Tự do khen chê.
Chồng: Sao lại có cái tự do ấy nhỉ.
Vợ: Thế sao anh lại ngủ?
Chồng: Ờ ờ... à… à mấy ngày họp liền rồi liên hoan giữa băi, gió hiu hiu th́ ngủ chứ c̣n sao nữa.
Vợ : Phim có hay không?
Chồng: Nội dung tốt! Nhưng mà vừa xem vừa phải cắn lưỡi cho đỡ buồn ngủ. Lúc nào chót gật một cái th́ vội vàng chữa bằng cách gật vài cái ra điều là ḿnh thưởng thức. Lúc đó, may quá màn ảnh lại chiếu ngay đoạn ngoài biển khơi, ánh sáng đẹp quá. Ông bạn ngồi bên thấy ḿnh gật gù th́ ông ấy bằng ḷng lắm cũng gật gù nói nhỏ với ḿnh – “Chút nữa ông bỏ về, có phải thiệt không nào!”
Vợ: Thế là đêm hôm đó anh về căi nhau với em đấy có phải không?
Chồng: Vừa mệt vừa bực ḿnh, về đến nhà vợ lại càu nhàu bảo đi đến đâu cũng chẳng nhớ đến ai, chỉ biết sung sướng lấy một ḿnh.
Vợ: Tưởng là không thích phim cơ chứ, gật gù thưởng thức như thế c̣n oan nỗi ǵ?
Chồng: Thế em vẫn cho là anh sung sướng lấy một ḿnh ư!
Vợ: Ở nhà này anh không sung sướng... th́ em sung sướng vậy. Em sung sướng lắm: cũng công tác, cũng học, cũng họp, lại nuôi con, giặt giũ, thổi nấu... rồi th́ ở nhà phê b́nh đằng ở nhà; ở cơ quan phê b́nh đằng cơ quan...
Chồng: Thôi.. thôi... anh sung sướng! Sáng họp, chiều họp, tối học. Về nhà quét cửa, quét nhà, quét cổng, đun nước, tắm cho con, xi con ỉa, đêm ai gọi dậy mở cửa...
Vợ: Gớm gian khổ nhỉ! Nông dân người ta c̣n vất vả khối ra kia ḱa.
Chồng: Thôi... thôi... biết rồi...! Đi xem vậy thôi. Ngoài băi cũng được. Phim ǵ thế?
Vợ: Trẻ con nó bảo đâu... Chỉ huy chiến hạm đấy. Chúng nó bảo buồn lắm.
Chồng: Chỉ huy chiến hạm à... Nhưng sao trẻ con lại chê buồn.
Vợ: Thấy chúng nó bảo thế.
Chồng: Con nó bảo lại mà nghe ư? Lập trường để đâu hử trời!
Vợ: Lập trường nào?
Chồng: Lập trường bạn, thù. Phim nước bạn mà chê. Coi chừng tư tưởng đấy.
Vợ: Tư tưởng làm sao?
Chồng: Tư tưởng tư sản chứ c̣n làm sao nữa. Chê phim nước bạn có nghĩa là khen phim tư sản.
Vợ: Suy diễn tài nhỉ! Liên Xô có nhiều phim hay, song cũng có những cuốn phim không hay th́ nó chê, không được ư. Biết đâu những phim ấy chính các đồng chí Liên Xô cũng chê ấy chứ lại!
Chồng: Hỏng, hỏng... gọi con Thu về đây. Không biết ai xui nó thế, chắc lại luận điệu địch đấy thôi. Nó bắt đầu tuyên truyền vào trẻ con rồi đó. Gọi nó về xem nó chơi với con cái nhà nào, phải đề cao cảnh giác đấy.
Vợ: Nó bé, tính nó ngay thẳng, thấy thế nào nó nói thế.
Chồng: Chẳng qua là tại em cả thôi. Trẻ con nó biết thế nào là hay và không hay.
Vợ: Thôi đừng chủ quan khinh chúng nó. Trẻ con nó cũng biết nhận xét chứ lại.
Chồng: Nhưng chúng phải biết đứng về lập trường nào mà nhận xét chứ!
Vợ: Lập trường của trẻ con là ăn chơi, yêu nhân dân, yêu lao động... yêu Bác Hồ, Bác Mao... Bác Bun-ga-nin...
Chồng: Yêu bác Bun-ga-nin mà chê phim Liên Xô!
Vợ: Nó chê phim Chỉ huy chiến hạm nó thích phim Xát-cô đi t́m hạnh phúc chứ nó chê phim Liên Xô đâu nào?
Chồng: Con hư là tại mẹ, khen chê là phải hướng cho chúng nó. Không thể để cho chúng nó tự do được. Coi chừng ảnh hưởng tư sản đấy.
Vợ: Thế anh là tư sản hay tôi là tư sản.
Chồng: Người nào cũng có thể là tư sản được cả. Ăn muốn ăn ngon, ở th́ muốn ở rộng, cái ǵ cũng muốn, ước ước ao ao... Cứ đi qua các cửa hiệu Hàng Khay là đứng lại nh́n nh́n, ngắm ngắm... như thế là chớm phải tư tưởng tư sản rồi đấy.
Vợ: Những thứ ước ao ấy những người làm cách mạng không được dùng ư?
Chồng: Lúc nào tiến sang chủ nghĩa xă hội đầy đủ sẽ dùng.
Vợ: Thế lúc đó có gọi những người xă hội chủ nghĩa là tư sản không…
Chồng: Ừ... ừ... ừ... Thôi không nói nữa. Đi xem, đi xem...
Vợ: Thua rồi à. Thế đi xem phim nào?
Chồng: Bất cứ. Miễn là đi xem. Nghĩa là là không ở nhà.
Vợ : Có phim Dân chủ Đức, lại ở măi Đại Nam kia. Mấy trăm bạc xe nữa.
Chồng: T́m xem có phim nào xem tàm tạm.
Vợ: Nghe như có nhiều phim hay các ông ấy c̣n om, để chiếu cho chán những phim tiền cách mạng này đi đă. Giả có phim như Anh gắng nuôi con th́ thích nhỉ.
Chồng: Em thích Anh gắng nuôi con lắm à?
Vợ: Ừ thích.
Chồng: Thế là chết rồi!
Vợ: Sao?
Chồng: (suy nghĩ một lát) Có vấn đề đấy. Nhận định của tôi đúng rồi.
Vợ: Đúng cái ǵ kia?
Chồng: Em bị tư sản tấn công thật đấy. Anh gắng nuôi con là phim Nhật.
Vợ: Nhật th́ sao?
Chồng: Nhật chứ Nhật sao nữa. Một nước phát xít chinh phục loài người. Bây giờ đi với Mỹ, là một nước tư bản đế quốc.
Vợ: Thế à?
Chồng: Một nước có truyền thống vơ sĩ đạo, rất nhiều anh hùng cá nhân, cho nên tôi kết luận rằng văn hoá của nước ấy là văn hoá tư sản.
Vợ: Ghê nhỉ? Nhưng c̣n thiếu.
Chồng: Thiếu ǵ nữa?
Vợ: Người Nhật... lùn nữa chứ lại. Và lần đầu tiên nhân dân Nhật bị hai quả bom nguyên tử của Mỹ chết mấy chục vạn người.
Chồng: Em để yên tôi nói.
Vợ: Nói như mọi hôm chứ ǵ. Lại cụ Mác, cụ Lê. Thôi, anh đừng làm khổ các cụ nữa. Lư luận để áp dụng vào thực tế công tác không phải để nói. Anh ăn đă chẳng được mấy hột, nói nhiều quá, phổi nó ráo đi.
Chồng: Nhưng mà em không được thích Anh gắng nuôi con
Vợ: Sao anh lại cấm em.
Chồng: (Cầm tờ báo Nhân dân đưa cho vợ) Đây này, báo đăng là không cho chiếu lần thứ hai nữa. Anh đọc em nghe nhé.
Vợ: (đứng lên) Thong thả em chặn cho con cái gối đă, kẻo nó giật ḿnh.
Chồng: “Suốt từ đầu đến cuối bộ phim, người xem chỉ thấy một anh chàng say rượu, cờ bạc, cục cằn, hay đánh nhau, tính nết như một thằng điên.”
Vợ: Ư kiến của anh thế nào?
Chồng: Anh... anh (gật gù) cũng thấy Mễ Lang như hơi điên, uống rượu, đánh bạc, cục cằn, hay đánh nhau. Đúng đấy.
Vợ: Anh nói thật đấy chứ?
Chồng: Ừ.
Vợ: Sao hôm đi xem về anh khen cơ mà?
Chồng: Ai khen?
Vợ: Anh chẳng bảo - lâu lắm mới được xem một cuốn phim...
Chồng: Nói như thế mà bảo là khen ư?
Vợ: Thế ai nói cái xă hội Nhật trong phim ngột ngạt thật. Buôn bán lừa lọc, thằng trùm cờ bạc bịp Liễu Lang lại mở trường dạy học – giáo dục thiếu niên, thực mỉa mai - Chẳng khác ǵ Xuân tóc đỏ của ḿnh.
Chồng: …
Vợ: Có thế không nào? Mà anh lại c̣n ra vẻ thạo về chính trị, anh phân tích: Đấy cái thằng cờ bạc bịp nó tổ chức đánh bạc rồi nó lại gây ra cuộc ẩu đả - Trong lúc người ta xô vào đánh nhau th́ nó lúi húi nhặt tiền ở chiếu bạc nhét đầy hào bao, để sau này nó thành một thằng mô phạm đúng là cái thằng Mỹ.
Chồng: Người ta ví với thằng Nguyễn Văn Mỹ bạn cũ hồi Pháp thuộc, nó giống cái thằng ấy, chứ ai bảo giống đề quốc Mỹ - Bảo người ta đương tố cáo là chẳng có ǵ là chồng viện trợ Mỹ cả, phê b́nh nhà chiếu bóng quảng cáo láo để làm tiền khán giả đấy.
Vợ: Thế việc ǵ đến anh mà cũng thắc mắc.
Chồng: Ḿnh trót khen ầm lên ở cơ quan, cổ động anh chị em đi xem. Họ chen nhau mới lấy được cái vé. Bây giờ lại… phiền quá thôi, biết cứ đóng cửa ở nhà cho xong, chẳng xem chẳng xung ǵ cả, đỡ bực ḿnh.
Vợ: Lúc xem lưỡi cứ tắc tắc như thạch sùng ấy, khen lấy khen để... Anh ngồi cạnh tôi, thấy tôi chưa kịp khen th́ y như anh bực ḿnh cho tôi là chậm hiểu.
Chồng: Nhưng bây giờ báo Nhân dân chê, cơ quan của Đảng nhận định cái ǵ là đă nghiên cứu chán rồi. Chắc có điểm ǵ sai lầm nghiêm trọng lắm... mới đề nghị cấm chiếu đấy. Mai đến cơ quan chúng nó lại nhè ḿnh nó truy - Khen phim ǵ chẳng khen lại khen phim Nhật.
Vợ: Các đồng chí ở cơ quan cũng khen cả đấy chứ.
Chồng: Bây giờ ai c̣n nhận nữa.
Vợ: Th́ phim ấy cũng hay đấy chứ, tội ǵ mà sợ.
Chồng: Em chỉ được cái nói bướng ở nhà mà thôi. Báo Đảng đă nhận định rồi.
Vợ: Ông Lam ở sở Hải quan Trung ương đấy chứ, có phải báo đâu.
Chồng: Nào riêng ǵ ông Lam, cả bà Nguyễn Thị Xuân nào nữa đấy cũng viết một giọng như thế...
Vợ: Ừ th́ hai người chứ bao nhiêu mà lo. Bao giờ báo Nhân dân viết sẽ hay. Đây là ư kiến bạn đọc cơ mà.
Chồng: Đăng lên như thế tức là toà báo đă đồng t́nh rồi đấy. Ḿnh thế nào cũng bị qui là bị tư sản tấn công.
(im lặng một lát)
Vợ: Ai đă qui mà sợ. Chính phủ cho phép chiếu, nhân dân xem sướng mắt rồi. C̣n chiếu em c̣n đi xem, để ư làm ǵ đến những chuyện hẹp ḥi, vụn vặt ấy.
Chồng: Xem th́ có sao, đằng này ḿnh lại khen kia. Bây giờ làm thế nào?
Vợ:...
Chồng: Thế nào.
Vợ: Chẳng biết thế nào cả. Đă rắc rối thế bây giờ không đi xem nữa.
Chồng: Chỉ tại em thôi.
Vợ: Tại ǵ tôi?
Chồng: Em khen lấy khen để...
Vợ: Th́ đi qua cửa rạp thấy người ta xếp hàng lấy vé dài ra tận đường ấy, chắc phim phải hay mới đông như thế chứ? Bao nhiêu người khen cả sợ quái ǵ.
Chồng: Người ta là nhân dân th́ sợ ǵ. Ḿnh là cán bộ mới phiền.
Vợ: Sao lại có cái bà Xuân, với ông Lam nào mà ác thế nhỉ.
Chồng: Họ ác ǵ? Lập trường người ta vững mới phê phán như thế chứ! Chắc không phải thành phần ḿnh đâu.
Vợ: Phim hay thế mà kêu rức óc lên. Hay là bị bệnh thần kinh th́ có.
Chồng: Chẳng biết là cô hay bà nữa, nhưng chắc là cán bộ, nói có vẻ lên lớp lắm.
Vợ: Biết địa chỉ ở đâu kéo đến đấu tranh cho một chuyến cho ra lẽ. Phụ nữ mà lại khô thế nhỉ.
Chồng: Chắc đâu là phụ nữ.
Vợ: Kư là Nguyễn Thị hẳn hoi kia mà chẳng lẽ lại là đàn ông.
Chồng: Chưa chắc là đàn ông đâu. Khô hơn đàn ông nhiều.
Vợ: Em chắc, không phải là phụ nữ đúng hơn.
Chồng: Anh đă bảo không phải nam giới.
Vợ: Nam giới đấy.
Chồng: Anh không nhận đâu.
Vợ: Phụ nữ là phải để ư đến Mễ Lang. Một người chồng cờ bạc, rượu chè, du côn như thế mà thực hiện lời giối giăng của vợ, không đánh nhau nữa, chăm nom con, cố gắng xây dựng tương lai cho con để con khỏi sa vào con đường tối tăm tội lỗi cũ, như thế là người tốt có thuỷ chung đấy chứ!
Chồng: Ai người ta rung động làm ǵ những chuyện ngóc ngách ấy. Trái tim người ta đă thành trái tim ái nam ái nữ mất rồi.
Vợ: Chán nhỉ.
Chồng: T́nh cảm phi nam phi nữ ấy c̣n biết rung động cái ǵ nữa... Mấy cái anh làm phim Nhật ấy cũng tồi. Cho ngay Liễu Lang là địa chủ bóc lột. Cho ngay Mễ Lang là bần cố nông, trong sạch, anh dũng, hữu ái giai cấp, được đội về bắt rễ, cuối cùng đứng lên đấu một trận có phải ông Lam với bà Xuân thích không nào.
Vợ: Phim nào cũng thế th́ chán ốm.
Chồng: Nhưng mà dễ hiểu em ạ. Đỡ bận óc, chẳng phải suy nghĩ ǵ.
Vợ: Nhưng mà Nhật đă cải cách ruộng đất đâu. Mỹ c̣n chiếm đóng cơ mà. Chính phủ Nhật ở trong tay bọn trùm tư bản thân Mỹ kia mà.
Chồng: Ừ nhỉ. Thành ra người Nhật chửi Mỹ, phản đối Mỹ cũng vất vả nhỉ.
Vợ: Chắc thế cho nên các ông văn nghệ Nhật mới xây dựng lên Liễu Lang để bóng gió.
Chồng: Buồn nhỉ, là dân một nước không dân chủ, ăn không được ăn, nói không được nói, rồi cứ phải mượn cái này nói cái khác, làm cho người nước khác phải suy nghĩ mới hiểu th́ mệt quá nhỉ.
Vợ: Không suy nghĩ th́ bộ óc, với trái tim để làm ǵ? Ḿnh là người đă từng bị bọn đế quốc nó thống trị th́ ḿnh cũng thông cảm với nhân dân một nước bị chiếm đóng chứ!
Chồng: Mấy người viết báo ấy nghĩ được như thế th́ ngày mai ḿnh đến cơ quan đă chẳng làm sao.
Vợ: Chẳng việc ǵ đâu.
Chồng: Mấy cái ông đại diện tư tưởng ở cơ quan thế nào mà chẳng xoay, chẳng truy ḿnh.
Vợ: Đề nghị cho mấy ông đi học để các ông ấy biết dùng bộ óc đi chứ lại.
Chồng: Học chưa đủ. Điều cần phải có trước nhất là sự thông cảm. Chúng ta mới thoát khỏi ṿng nô lệ, sao không thương nhau, lại hay dằn vặt hay úm nhau. Mà anh nữa, sao lại không dám chống lại khi họ chụp mũ vào đầu ḿnh
(một lát) Này em! ḿnh có phải là người nữa không nhỉ?
Vợ: Sao anh lại hỏi thế?
Chồng: Đầu là đầu của ḿnh hay là đầu của ai?
Vợ: Dớ dẩn, đầu chẳng phải là đầu của ḿnh, chẳng lẽ đầu của ai chạy đến gắn vào cổ ḿnh.
Chồng: Nhưng c̣n cái chất đặc ở trong kia mà.
Vợ: Đầu của ḿnh th́ óc cũng của ḿnh chứ của ai nữa.
Chồng: (một lát) Thế th́ thích nhỉ.
Vợ: Thế xưa nay anh vẫn thấy bộ óc, trái tim là không phải của anh ư?
Chồng: Không... với lại có phải anh nói riêng ḿnh anh đâu.
Vợ: Nhưng sao anh lại hỏi về đầu óc như thế mới được chứ?
Chồng: Anh hỏi thế để biết rằng lâu nay anh không dùng đến cái đầu này - đến cái bộ ngực này. Ngũ quan của anh chỉ dùng có cái tai, anh chỉ nghe thôi. Và cái cổ để gật. Ḷng anh chắc cũng như ḷng một số người cứ thu hẹp măi lại, cuộc sống t́nh cảm cứ lần lần mất đất. Một bộ phim nêu lên một ư nguyện từ chối một cuộc sống cũ - đánh nhau, bịp bợm, kẻ tiểu nhân như Liễu Lang lại cầm vận mệnh của tương lai, một người tự lực cánh sinh, lao động xây dựng cho lớp người về sau, anh tưởng đó là nguyện vọng của người muốn cách mạng, người tốt chứ. Sao lại phê phán là: chẳng hé mở cho người xem thấy một giải quyết nào - Thế nào mới là giải quyết. Đóng cửa tâm hồn ḿnh lại th́ c̣n thấy được ai hé mở. Có chăng là tự ḿnh phải cởi trói cho tâm hồn ḿnh. (một lát). Khen không dám khen, chê không dám chê. Từ Chỉ huy chiến hạm đến Anh gắng nuôi con anh đă không phải là anh nữa. Bản tâm th́ khen nhưng khi thấy báo Nhân dân chê th́ sợ... Nhân phẩm của anh lâu nay không biết c̣n hay mất.
Vợ: Ai cấm chúng ta không được khen chê, Đảng đă chẳng khuyến khích chúng ta mạnh dạn phát huy tự do tư tưởng, nói thẳng, nói thật, nói hết, bày tỏ nguyện vọng để Đảng biết kia mà. Có ai cấm đâu.
Chồng: Chẳng ai cấm, nhưng anh có dám tin ở anh đâu. Thành phần của ḿnh nói ǵ ra cũng tự cảm thấy có thể sai được cả - tiểu tư sản bấp bênh lắm. Ở nông thôn th́ lập trường địa chủ, về thành phố dễ bị tư sản tấn công. Một người nói ra như thế, trăm người nói theo, thế là bách khẩu đồng từ, ấy thế là bất cứ một việc ǵ sự tự ti về thành phần cũng ngăn cách giải quyết của anh: Sợ sai em ạ. Đến cả em nữa, em là một người trao xương gửi thịt, ấy thế mà nhiều lúc anh cũng sợ. Anh không dám nói phim hay, phim dở. Vừa rồi anh cũng sợ chúng ta quay lại chỉnh nhau, nên anh tự chỉnh trước. Kể anh cũng hèn thực. Nói dối cả ḿnh, nói dối cả vợ, nói dối cả Đảng. Chỉ ừ ào xuôi chiều, thủ tiêu đấu tranh.
Vợ: Không biết ông Lam có cùng một tâm trạng như chúng ta không nhỉ. Em tin rằng ông cũng có thể dối ḷng ông. Em tưởng khi đặt câu hỏi cho cô Tuyết trong phim khi yêu Mễ Lang: Không hiểu yêu v́ nỗi ǵ, yêu v́ hay uống rượu, cờ bạc hay đánh nhau khoẻ. Sao không lật ngược lại vấn đề mà hỏi ngay ở ḷng ḿnh là một người con gái phải làm trong một quán rượu muốn thoát khỏi cái cảnh không ra ǵ ấy để có một cảnh gia đ́nh êm ấm trong sạch yêu một người "không đánh nhau nữa, chỉ biết lo cho con" th́ không xứng đáng hay sao, anh nhỉ. Thông cảm cho nỗi khổ của con người, khó thật.
Chồng: Không nói đến ông Lam bà Xuân vội. Nói ngay đến vợ chồng ḿnh đă…
Vợ: Th́ ḿnh cũng phải lên tiếng chứ. Tôi không tán thành ư kiến của các ông, các bà kia mà. Sao lại không đấu tranh.
Chồng: Anh đương đấu tranh đây, đấu tranh bản thân đă em ạ, không phá tung cái lưới đương vây ḷng ḿnh lại th́ không nói ǵ được cả. Dù đau xót, dù có phải rớm máu cũng phải cố rứt cho được những mắt lưới đương dăng ở cuống họng anh, để anh có thể nói thật được với em là vợ của anh, các đồng chí ở cơ quan, các bạn bè, bà con. Anh phải phá cái hẹp ḥi của anh đă. Xưa nay không nói là để khỏi phiền đến ḿnh, để bảo vệ ḿnh, đó cũng là một khía cạnh của bệnh hẹp ḥi.
Vợ: Th́ em vẫn khuyên anh cứ nói kia mà!
Chồng: Nhưng mà em có dám nói không? Em dám nói sao không dám nói ở cơ quan. Đem chuyện về nhà to nhỏ với nhau là chưa nói được ở cơ quan. Anh chỉ là chỗ trút thắc mắc của em. Em chẳng thường nói với anh: Thôi mọi chuyện bỏ ngoài tai, nhắm mắt lại, cốt sao có đồng lương nuôi con đă, bao giờ đầy đủ sẽ đấu tranh...
Vợ: Em nghĩ thế là khi c̣n kháng chiến... phải đuổi địch và đánh đổ địch đă... Bây giờ kiến thiết rồi.
Chồng: Thế à, nếu thế anh sẽ nói, nói hết. Trên sai, anh sẽ nói trên sai, chung quanh sai, sẽ nói chung quanh sai, mà anh sai anh đẩy cao tự phê. Cái ǵ chưa hay th́ nói chưa hay, cái ǵ của ḿnh kém th́ phải học, công tŕnh lao động nào của nhân loại mà tốt đẹp chúng ta phải hoan nghênh. Phải đả phá cái óc "bế quan toả cảng", phải làm bật gốc nó đi.
Vợ: Anh nói th́ nói, nhưng phải xây dựng đấy, đừng có nói cho hả, các đồng chí lại hiểu lầm th́ lại khổ vợ khổ con. Em chẳng lạ ǵ kẻ làm sai họ thường hay bảo thủ, họ bám lấy cái sai của họ. Phải coi chừng họ lại đánh những đ̣n ngầm, hoặc bôi nhọ ḿnh bằng cách vu khống th́ khổ đấy....
Chồng: Nếu quả việc đời c̣n đến như thế th́ cũng chịu em.
Vợ: Chịu à? Thế c̣n em và các con th́ sao?
Chồng: Th́ lại quay một cuốn phim...
Vợ: Phim ǵ kia?
Chồng: Em gắng nuôi con.
Vợ: Em gắng nuôi con à.
Chồng: Ừ.
Vợ: Khiếp! Đâu đến nỗi thế. Có Đảng có nhân dân sao lại có thể như thế được. Với lại anh cũng phải thanh toán sự hoài nghi của anh đi. Mấy cái bài báo đó ai tin kia chứ. Người ta đọc người ta c̣n cười cho là đằng khác. Em có tin đâu nào. C̣n anh, anh có tin không?
Chồng: Th́ ai lại lạc hậu đến thế mà em hỏi.
Vợ: Thế th́ các đồng chí ở cơ quan, bà con đă xem Anh gắng nuôi con. Ai người ta tin chứ.
Chồng: Ừ nhỉ! Suy bụng ta ra bụng người. Cái ǵ dở mà bảo hay ai mà chịu được, cũng như cái hay mà bảo dở th́ dù trời có bảo th́ người ta cũng cười vào mũi trời ấy chứ lại. Huống hồ là hai bài báo ấy...
Vợ: Như thế anh phải tin tưởng chứ - Xem thằng con nó ngủ ra sao đây này.
Chồng: Nó ngủ ngoan nhỉ (anh bắt chước giọng Mễ Lang). B́nh ơi! con ngoan nhé, con ngoan nhé!
Vợ: Khỉ, để con nó ngủ (một lát). Chúng ta gắng nuôi con cho khôn lớn, tương lai của chế độ là phần con ḿnh được hưởng đấy.
Chồng: (vẫn tiếp tục) B́nh, ngoan nhé, con ngoan nhé... Lớn lên đừng có hẹp ḥi con nhé!
(Trang 48-56)
*
Quảng cáo
Đón đọc loại sách Tự do Diễn đàn: nghị luận – sáng tác - phê b́nh, tập I, ra ngày 10-12-1956. Minh Đức xuất bản
*
Jovan Djordjevic
Chủ nghĩa xă hội và nhà nước tổ chức chính trị của Nam Tư
Bùi Quang Đoài dịch
Những người trí thức nào thiết tha đến sự nghiệp và tiền đồ của cách mạng, đến lư luận và thực tiễn cách mạng, đến công cuộc giải phóng nhân dân lao động, kiến thiết xă hội chủ nghĩa, sẽ nghiên cứu các trang sau đây do ông Jovan Djordjevic, Giáo sư Luật khoa đại học ở Belgrade và Thư kư phụ trách vấn đề lập pháp và tổ chức ở Hội đồng Chấp hành Liên bang của nước Nam Tư, viết. Cuộc đón tiếp nồng nhiệt và trọng thể của Liên Xô đối với chủ tịch Tito, mối giao hảo đặt lại giữa Liên Xô và Nam Tư, việc mới rồi đồng chí Khroutchev đến đón đồng chí Tito đi nghỉ mát ở bờ Hắc Hải cho phép chúng ta biết rằng kinh nghiệm của Nam Tư trên con đường xây dựng chủ nghĩa xă hội, tuy khác Liên Xô, nhưng vẫn căn cứ vào chủ nghĩa Mác-Lê. Do đó, trên con đường tiến triển của cách mạng, Nam Tư tiến một bước mới. Như tác giả viết: cái vấn đề chủ yếu hiện thời là “cần thiết tiến tới một sự đồng t́nh, đồng ư của các lực lượng xă hội chủ nghĩa” trên điểm sau đây: “cuộc chuyển biến từ tư bản chủ nghĩa tới xă hội chủ nghĩa thành tựu hoặc bằng cách tiêu diệt bộ máy Nhà nước cũ, và kiến lập một hệ thống Nhà nước mới, hoặc bằng cách biến đổi hệ thống Nhà nước cũ và bộ phận dân chủ của nó, để làm nó thích hợp với sự chuyển sang một xă hội mới”. Đạt được sự đồng t́nh đồng ư giữa các lực lượng xă hội chủ nghĩa về điểm ấy, mới thống nhất được phong trào xă hội chủ nghĩa quốc tế. Đảng Cộng sản Liên Xô đă công nhận rằng điểm ấy là đúng.
V́ vậy chúng ta nghiên cứu kinh nghiệm Nam Tư qua Hiến pháp xây dựng Nhà nước ở Nam Tư. Dĩ nhiên chúng ta chưa thoả măn với tài liệu sau đây v́ nó c̣n thiếu sót về một số điểm. Tuy nhiên tài liệu ấy cho ta một khái niệm về một vấn đề pháp lư và chính trị mà ta thấy cực kỳ quan trọng. Các điểm căn bản trong kinh nghiệm Nam Tư xây dựng Nhà nước tác giả tóm tắt trong các ḍng kết thúc tài liệu là: “quyền sở hữu của xă hội đối với các phương tiện sản xuất, quyền tự trị của các người sản xuất và công nhân, đặc biệt trong khu vực kinh tế, cuộc tranh đấu chống lại tất cả cái ǵ tạo ra sự bất b́nh đẳng giai cấp và sự người bóc lột người, sự Nhà nước dần dần chết, sự giải phóng cá nhân của người và của sản xuất nhằm lợi ích của mọi người và sự thoả măn các nhu cầu của họ”.
Nguyễn Mạnh Tường
1. Bản chất Nhà nước xă hội chủ nghĩa là tổ chức chính trị của xă hội quá độ
Chủ nghĩa xă hội ngày nay không phải chỉ là một chủ nghĩa trừu trượng một mớ quan niệm và nguyện vọng chủ quan. Nó trở thành sự thực tiễn thường ngày của hàng triệu người: trong cả một loạt nước tiên tiến và một số nước chậm tiến hơn, cái chế độ xă hội đó sửa đổi trong căn bản, nếu nó không thay thế chủ nghĩa tư bản “cổ điển” và chủ nghĩa tư bản nhà nước. Do đó cần phải làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản mà sự tiến hoá của một phần lớn nhân loại đặt ra: một trong những vấn đề quan trọng nhất là vấn đề quan hệ giữa Nhà nước và chủ nghĩa xă hội.
Cuộc tiến hoá xă hội hiện đại cho phép đặt vấn đề đó một cách thẳng thắn và tất cả phạm vi rộng răi của nó. Tôi dùng chữ “tiến hoá xă hội” với ư nghĩa là sự phát sinh và phát triển của những nước xây dựng chủ nghĩa xă hội hay nh́n thấy những cơ cấu xă hội chủ nghĩa xuyên thọc qua mọi kẽ nách của chủ nghĩa tư bản rồi biến h́nh dần nó đi. Thực ra trong lănh vực đó, chúng ta luôn luôn vẫn phải t́m những giải pháp mới mẻ, thích hợp và luôn luôn tranh đấu chống những quan điểm hủ lậu hay giáo điều.
Nhưng một lư luận xă hội chủ nghĩa táo bạo bắt đầu càng ngày càng tự khẳng định. Nó gây ra một thực tiễn xă hội hợp lư. Căn cứ đặc biệt vào lư luận chính trị và thực tiễn xă hội ở Nam Tư chúng ta sẽ suy diễn ở đây một vài nét tổng quát về những mối quan hệ giữa chủ nghĩa xă hội và Nhà nước. Không ai c̣n phủ định trong hàng ngũ xă hội chủ nghĩa và những nhà chuyên môn nghiên cứu về khoa học xă hội rằng nhà nước là cần thiết không những trong khoảng chuyển bước từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xă hội mà cũng cả trong khoảng thời kỳ lịch sử tương đối lâu dài giữa xă hội cũ và xă hội mới. Đấy là 1 sự thực: nhà nước là cần thiết trong một xă hội đang xây dựng chủ nghĩa xă hội. Một mặt khác cũng chắc chắn rằng – và lịch sử chứng minh quan điểm ấy - sự chuyển bước từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xă hội được thực hiện hoặc bởi sự tiêu diệt Nhà nước cũ và sự xây dựng một hệ thống nhà nước mới, hoặc bằng cách sử dụng hệ thống nhà nước cũ và bộ máy dân chủ của nó và cải biến những yếu tố này để cho nó thích hợp với sự chuyển bước lên xă hội mới. Trong bài khảo luận nhan đề: “Dân chủ xă hội chủ nghĩa trong thực tiễn Nam Tư”. Eduard Kardelj [1] chứng minh rằng cần phải thống nhất ư kiến giữa mọi lực lượng xă hội chủ nghĩa về điểm ấy nếu muốn thống nhất phong trào xă hội chủ nghĩa quốc tế. Sự thống nhất này là rất cần thiết. Cái tiền đề ấy đặc biệt quan trọng cho lư luận và thực tiễn của chủ nghĩa xă hội và nói chung cho lư luận về xă hội. Với sự tán thành của Đảng Cộng sản Liên Xô, cái tiền đề ấy bây giờ có giá trị của một “ư kiến động lực”.
………
2. Cơ sở tổ chức chính trị
… Cơ sở xă hội của tổ chức chính trị và của bộ máy chính phủ ở Nam Tư là quyền sở hữu xă hội về những phương diện sản xuất và quyền “tự trị” của những người sản xuất trong kinh tế”.
Tất cả những phương tiện sản xuất không phải là đă trở thành sở hữu xă hội, nhưng những cái căn bản nhất đă được xă hội hoá. Quyền tư hữu tài sản c̣n tồn tại trong lănh vực nông nghiệp và thủ công; người nông dân tư hữu có thể có cho đến 10 hécta; c̣n về hoạt động thủ công th́ hướng bây giờ là bác bỏ sự bóc lột nhân công, như thế th́ có thể nói rằng có một thứ quyền tư hữu của người lao công đă được cải biến. Cái quyền tư hữu ấy tất nhiên cũng được hoàn toàn bảo đảm về những vật tiêu thụ và thực dụng.
Thực chất của quyền sở hữu xă hội về những phương diện sản xuất không phải chỉ là ở cái khối lượng của nó mà cũng là và trước hết là ở trong tính chất của nó nữa. Tất cả mọi quyền sở hữu trong lịch sử đều biểu hiện những mâu thuẫn giữa “sở hữu” và “không sở hữu”. Đó cũng là trường hợp quyền sở hữu Nhà nước. Quyền sở hữu này là quyền sở hữu tập thể hoá với những yếu tố sở hữu xă hội. Sở hữu xă hội có nghĩa là những phương tiện sản xuất đều thuộc về tất cả xă hội mà những phương tiện ấy phục vụ về phần chính hoặc phục vụ hoàn toàn. Từ đó, không một đơn vị nào, dù có là Nhà nước, được nắm quyền sở hữu. Nguyên tắc này được bảo đảm trước hết bởi một quyền pháp mới mà những người sản xuất ở Nam Tư đă giành được: quyền pháp tự trị của những người sản xuất. Thực tế th́ giai cấp công nhân dùng toàn bộ các quyền hành chính, kinh tế và xă hội để quản lư một cách tự chủ những xí nghiệp kinh tế (trong phạm vi luật pháp và trong phạm vi kế hoạch kinh tế) và nhận phân phối những sản phẩm lao động xă hội.
Quyền sở hữu xă hội về những phương tiện sản xuất và quyền tự trị của những người sản xuất đă tạo nên một phạm trù khoa học độc nhất: chính đấy là thành lập những quan hệ sản xuất mới trong lịch sử. Người sản xuất không c̣n là một người làm công mà trở thành một người tham gia xí nghiệp hay như những nhà xă hội chủ nghĩa không tưởng Pháp thường nói là một người “hội viên”.
Sự thay đổi đó rất là quan trọng, nhất là v́ từ đây không có một quyền uy xă hội nào, dù có là Nhà nước xă hội chủ nghĩa có quyền tuyệt đối trong sự phân phối sản phẩm xă hội.
Trên cơ sở quyền sở hữu xă hội về những phương tiện sản xuất và quyền tự trị của những người sản xuất, Nhà nước mất cái tính chất tuyệt đối và tập trung chủ nghĩa của nó.
Quyền tự trị của những người lao động trong ḷng những tổ chức kinh tế cũng đưa đến sự mở rộng cơ sở chính trị của những cơ quan dân cử, bằng cách thêm một uỷ ban kinh tế vào những uỷ ban và hội nghị nhân dân. Cuối cùng đó là một cách trả lại cái tư thế nhân cách cho người sản xuất và cho con người bước đầu bằng cách chấm dứt sự tách rời từ bao nhiêu thế kỷ giữa phương tiện sản xuất và người lao động. Sự chấm dứt cái t́nh trạng tha hoá ấy là điều kiện đệ nhất để giải phóng con người. Sự giải phóng này sẽ làm cho nó thực sự tự thuộc về ḿnh như Mác đă mong ước sau Hê-ghen hay như Gor-ki đă tưởng tượng một cách nên thơ là làm cho tiếng nói của nó vang dội lên kiêu hănh.
Từ đây chúng ta có thể khẳng định rằng sự phát triển của quyền tự quản của tập thể công nhân ở Nam Tư đă phát hiện cái tính chất nhân đạo tiến bộ và giải phóng của chủ nghĩa xă hội; chính đấy là cái sở trường của phong trào công nhân mà thói quan liêu, tư tưởng công thức, tinh thần sự vụ, sự thờ phụng nhà nước và sự sùng bái lănh tụ đă muốn chiếm đoạt. Theo một vài triệu chứng th́ có thể suy diễn rằng tư tưởng xă hội chủ nghĩa bắt đầu giải thoát những áp lực đó và phát triển một cách tự do hơn.
Quyền tự quản của tập thể công nhân rơ ràng đă ảnh hưởng một cách tích cực đến quá tŕnh tiến triển dân chủ của Nam Tư trong ṿng sáu năm gần đây. Chính cái quyền tự quản tập thể công nhân là cơ sở của tất cả chính sách “giảm quyền nhà nước” và “giảm quyền quan liêu” trong nước. Quyền tự quản của tập thể công nhân đă đánh dấu bước đầu của quá tŕnh chuyển về địa phương những quyền chấp hành và hành chính của chính quyền; nó gây nên những thay đổi sâu sắc trong cơ cấu chính trị của nền tự trị địa phương và của tổ chức trong nước. Cuối cùng nó đă điều chỉnh những quan hệ sở hữu và những quan hệ xă hội nói chung, đồng thời tạo nên những điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế, củng cố tự do của con người và của công dân và để cải thiện chế độ dân chủ xă hội chủ nghĩa.
3. Xă tự trị, nền tảng của tổ chức chính trị
Hiến pháp Nam Tư năm 1953 xác nhận những kết quả đă đạt được trong sự phát triển của những uỷ ban nhân dân (tức là cơ quan hành chính tự trị địa phương) đă đặt quyền tự trị của xă thành cơ sở của toàn bộ tổ chức chính trị của Nam Tư. Hiến pháp đảm bảo quyền hành chính tự trị của những tập thể địa phương bằng cách quy định rằng “Liên bang và những người Cộng hoà nhân dân” nghĩa là những cơ quan chính quyền trung ương) chỉ đảm nhận những nhiệm vụ mà Hiến pháp Liên bang và những Hiến pháp Cộng hoà đă giao phó cho một cách rơ ràng”.
…..
Những đặc tính cơ bản của tổ chức hiện tại của các xă và các huyện có thể tóm tắt như sau:
Hệ thống tự trị địa phương được thống nhất hơn và đơn giản hơn đối với giai đoạn trước. Trước hết điểm ấy đă rơ ràng trong sự mở rộng diện tích xă và huyện. Trước ngày được tổ chức lại, nghĩa là măi đến tháng 9 năm 1955, Nam Tư gồm có 4156 xă trong đó một số chỉ gồm có vài thôn hoặc là vài xóm. Ngày nay, Nam Tư gồm có 1479 xă. Sự thực về dân số và diện tích vẫn c̣n sự khác nhau khá quan trọng giữa các xă với nhau. Nhưng trừ một vài ngoại lệ, không có xă nào là dưới hai ngàn đầu người và dân số trung b́nh được chừng 6 ngàn. Những xă bao gồm những thôn gần nhau, những đơn vị tập thể nông nghiệp và những thị xă nhỏ. Ở huyện cũng có những thay đổi như thế: 329 huyện và 24 thành phố riêng biệt đă bị rút xuống thành 107 huyện trong toàn Nam Tư.
Xă không phải chỉ là một đơn vị cơ sở của quyền tự trị địa phương mà c̣n là đơn vị cơ sở của toàn bộ tổ chức xă hội và chính trị trong nước. Pháp luật và các điều lệ định nghĩa xă là “tổ chức chính trị địa lư cơ sở của quyền hành chính tự quản của nhân dân lao động và tập thể kinh tế và xă hội cơ bản của dân xă”. Do đó có những kết quả quan trọng. Theo nguyên tắc, xă được những yếu tố của một xă tự trị xă hội chủ nghĩa, tức là một tổ chức thay đổi thực chất của chính thể nhà nước cổ điển và cấu tạo cơ sở của Nhà nước quá độ. Là tổ chức trực tiếp và cơ sở của quyền hành chính tự quản, xă biểu hiện một cách cụ thể rằng chủ quyền đă trở lại nhân dân lao động. Trong dân chủ tư sản chủ quyền của nhân dân, mặc dầu đă được Cách mạng dân chủ tư sản công bố trong những bản Tuyên ngôn thắng lợi của nó, chỉ là một h́nh thức trừu tượng, v́ bộ máy hiến pháp và thực tiễn của dân chủ tư sản đă giao phó chủ quyền cho những cơ quan dân chủ trung ương. Bây giờ mà xă đă được đặt thành cơ sở của tổ chức hành chính th́ không những là “nhà nước đă được đặt lên chân mà người công dân đă có điều kiện cần thiết để lấy lại những quyền chính trị trước kia đă bị chiếm đoạt.
Điều kiện để cái quyền tự trị xă hội chủ nghĩa ấy được thành lập không phải chỉ là xă là một tổ chức dân chủ. Nói một cách khác, quyền người công dân bầu cử trực tiếp cơ quan đại diện xă và kiểm soát hoạt động của nó về mặt chính trị với quyền băi bác đại biểu của ḿnh cũng không đủ. Cần phải thấy hai khái niệm căn bản khác làm cơ sở cho chế độ tự trị địa phương ở Nam Tư. Quyền tự trị này không đồng nhất với cơ quan dân cử và tự trị của chính quyền - uỷ ban nhân dân - Quyền tự trị của xă là sự thống nhất trên cương vị chính trị và dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Ngoài uỷ ban nhân dân, xă Nam Tư c̣n có những h́nh thái dân chủ trực tiếp và bán trực tiếp sau đây: những đại hội cử tri, tổ chức trưng cầu dân ư và uỷ ban thôn. Mặt khác, một nguyên lư của hiến pháp Nam Tư là xă có tất cả mọi quyền hành và nhiệm vụ về vấn đề quản trị việc công trừ những quyền hành và nhiệm vụ mà Hiến pháp và Luật pháp đă giao cho Huyện, Cộng hoà hay Liên bang và trừ những quyền hành và nhiệm vụ thuộc về phạm vi của các tổ chức kinh tế, xă hội và tự trị”. Trong lănh vực xă, nguyên lư đó được diễn đạt theo hai cách khác nhau. Xă là một tổ chức quản trị chính trị pháp lư cơ bản. Quyền tự trị xă như thế không có tính chất tập trung chủ nghĩa và độc đoán. Nó không đồng nhất với cái tập thể xă hội và kinh tế của xă: v́ rằng trong ấy c̣n có những hệ thống tự trị hành chính tự quản, như tự quản của tập thể công nhân trong kinh tế và tự quản xă hội trong các trường, trong các cơ quan y tế và trong những cơ quan phục vụ công chúng khác.
Sau hết, một quyền tự trị như vậy ở xă bao hàm cả những quyền hành và những phương tiện vật chất mà những đạo luật mới định rơ. Những quyền hành chủ yếu của xă là như sau:
Để thực hiện những quyền hành đó, xă có những nguồn thu hoạch riêng của nó được luật pháp bảo đảm; xă xây dựng kế hoạch xă hội và ngân sách của nó, thành lập các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, ra nghị định pháp lư chấp hành, xử các cuộc kiện tụng hành chính ở bậc sơ cấp, cử viên chức, sử dụng những phương tiện bảo đảm quyền hành của xă v.v…
- Quyền xă hội và chính trị - Điều hoà những quyền lợi cá nhân của công dân với quyền lợi chung của xă hội và bảo đảm sự bảo trợ những quyền tư nhân và chính trị của công dân
- Quyền kinh tế - Bảo đảm những điều kiện phát triển sức sản xuất; phối hợp những quyền lợi và hoạt động của những tổ chức kinh tế với những quyền lợi chung của xă hội, khuyến khích cho những tổ chức kinh tế và năng xuất lao động tăng cường; phân phối cái phần thu hoạch quốc gia trong xă thuộc về quyền sử dụng của xă hướng sự phát triển kinh tế trong xă.
- Quyền sử dụng kinh tế - Quản trị những tài sản xă hội thuộc về quyền sử dụng công cộng và những tài sản xă hội khác: Bất động sản, đất đai, v.v…
- Quyền điều chỉnh - Quản trị một cách tự trị những việc thuộc về quyền lợi trực tiếp của xă và do xă khởi đầu
- Quyền chấp hành cơ bản - Chấp hành các đạo luật và những chế khác, trừ phi nhiệm vụ đă được giao một cách rơ ràng cho những cơ quan và tổ chức khác.
- Quyền văn hoá và xă hội - Bảo đảm sự bảo trợ và cải thiện sức khoẻ nhân dân; thực hiện chế độ giáo dục nghĩa vụ 8 năm và chế độ giáo dục của những tổ chức chuyên nghiệp, bảo đảm những điều kiện cần thiết cho sự phát triển văn hoá và sự bảo trợ xă hội.
- Quyền chính trị tự trị - Thành lập một cách hoàn toàn độc lập những tổ chức tự trị và kiểm tra tính chất hợp pháp của công tác của những tổ chức ấy.
- Quyền hành chính - Giữ vững an ninh trật tự trong xă.
Huyện không phải là một tổ chức hành chính mà cũng không phải là một chi nhánh của chính quyền trung ương. Hai yếu tố biểu thị đặc tính của nó: a) Huyện là một tổ chức chính trị địa lư hành chính tự quản, b) Nó là tập thể xă hội tinh tế của những xă và tập thể nhân dân trên đất đai của nó. Với danh nghĩa là tập thể xă hội kinh tế, huyện là một hệ thống có phần chặt chẽ, có phần lỏng lẻo với danh nghĩa là một tổ chức hành chính tự trị nó là cần thiết cho tổ chức xă hội, kinh tế và chính trị trong giai đoạn hiện tại của sự phát triển văn hoá và xă hội ở Nam Tư.
Quyền hành của huyện xuất phát từ cái vị trí ấy. Trước tiên nó có “những quyền hành và nhiệm vụ liên quan công tác quản trị việc xă hội của xă”. Nhưng với danh nghĩa là tổ chức hành chính tự trị liên quan trực tiếp với Cộng hoà nhân dân và với Liên bang, huyện cũng giải quyết những công việc vượt qua quyền lợi của xă mà không hoặc không thể dính dáng đến nó. Đó là những công việc do Luật pháp quyết định tức là “những việc chung của xă hội” (như sự an ninh của Nhà nước, giấy hộ chiếu, sự trừng trị những tội ác, v.v…).
Huyện đối với xă không phải là một chính quyền đệ nhị cấp. Huyện với danh nghĩa là h́nh thức tự trị địa phương đệ nhị cấp chỉ có một việc kiểm tra tính chất hợp pháp của những hoạt động của uỷ ban nhân dân xă. Tất nhiên cũng có một phạm vi hợp tác giữa huyện và xă. Cả hai đều cùng nhau giải quyết một số vấn đề: nghĩa là về những vấn đề ấy th́ uỷ ban nhân dân xă quyết nghị với sự đồng ư của uỷ ban nhân dân huyện. Mặt khác, huyện phải cung cấp sự giúp đỡ về phần kỹ thuật và hành chính những xă có nhu cầu. Tuy nhiên, thực chất của những quan hệ đó là huyện không có quyền hành tuyệt đối hoặc quyền hành đệ nhị cấp đối với xă; huyện và xă là hai phạm vi hành chính tự trị độc lập đối với nhau mà quyền tự trị của xă là cơ sở.
Cũng như quyền tự trị của xă, quyền tự trị của huyện bao hàm trong cơ cấu của nó uỷ ban nhân dân với danh nghĩa là cơ quan đại diện và những h́nh thái dân chủ trực tiếp (đại hội cử tri và h́nh thức trưng cầu dân ư). Cũng như quyền tự trị của xă, quyền tự trị của huyện không có tính chất tập trung chủ nghĩa hay tuyệt đối. Cái quyền tự trị ấy không đồng nhất với tập thể xă hội kinh tế của huyện. Những cơ quan trung ương của Cộng hoà Nhân dân đối với huyện chỉ kiểm soát tính chất hợp pháp của hoạt động của nó.
Tuy vậy, xă và huyện không phải là “những Nhà nước nhỏ” tự túc; nó không tuyệt giao với “sự thống nhất quốc gia”. Quyền tự trị của nó nằm trong bộ máy quản trị độc nhất. Sự thống nhất này cũng không theo nguyên tắc tôn ti hay tập trung chủ nghĩa; nó cũng không phải là vô chính phủ. Trước hết nó nằm trong quyền sở hữu xă hội về phương tiện sản xuất, trong quyền chính trị mới của công dân xă hội chủ nghĩa, trong những lực lượng tinh thần và chính trị xuất phát từ một xă hội thủ tiêu sự bóc lột và những h́nh thức bất b́nh đẳng và độc quyền khác. Nhưng sự thống nhất này cũng có những khí cụ pháp lư và những khí cụ khác của nó; trong đó sự thống nhất cơ bản của kế hoạch hoá kinh tế, sự thống nhất những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống kinh tế, chính trị, nhà nước (và nói chung là của hệ thống xă hội) cũng như sự thống nhất của pháp quyền.
Ngay trong chế độ hiện tại, quyền tự trị địa phương chưa phát triển đến cái h́nh thái cuối cùng của nó. Nó tiến triển song song với sự phát triển vật chất, chính trị và văn hoá của toàn nước Nam Tư. Quyền tự trị địa phương ngày nay trong hệ thống xă hội và chính trị đóng một vai tṛ rộng răi hơn và một công việc quyết định hơn trước. Kinh nghiệm sẽ cho biết rằng những quyền hành của quyền tự trị địa phương là có tác dụng thực tế và những giải pháp mới là thích hợp hay không. Sự phát triển của hệ thống đó không những do lực lượng vật chất của toàn thể Nam Tư mà c̣n do ở ư thức, văn hoá, sáng kiến, đoàn kết, tính kiên nhẫn và sự phối hợp lao động của các công dân của các cơ quan tự trị và các tổ chức trung ương của Nhà nước. Không có người công dân nào có ư thức mà không trông thấy những khó khăn phải đương đầu, những cố gằng và hy sinh cần thiết. Nhưng họ cũng hiểu rằng sự thực hiện một quyền tự trị địa phương càng ngày càng thực sự, biểu hiện rằng trong toàn quốc thực sự đă có những cải tạo xă hội chủ nghĩa và những quan hệ dân chủ mạnh mẽ. Mà cũng chắc chắn rằng xă hội xă hội chủ nghĩa không thể nào tiến triển bằng một tổ chức hành chính tập trung chủ nghĩa và quan liêu hay trong khuôn khổ cứng rắn của nền dân chủ cổ điển.
4. Bộ máy chính quyền
Bộ máy chính quyền đặt trên cơ sở nguyên tắc tự trị (self–government) của nhân dân lao động. Bên cạnh quyền quản trị xă hội trong mặt kinh tế, quyền ấy đă trở thành một tổ chức chính trị, bộ máy chính quyền bao gồm hệ thống chính quyền với những tổ chức cai trị trực tiếp, và quyền “quản trị xă hội” trong lănh vực những “cơ quan phục vụ công chúng’ (giáo dục, khoa học, văn hoá, y tế, an ninh, xă hội, nhà ở).
Chế độ chính quyền là dân cử và dựa vào nguyên tắc “chính quyền hội nghị”. “Chính quyền hội nghị” có nghĩa là chính quyền được thống nhất về mặt chính trị nằm trong tay những cơ quan đại diện, đại hội và uỷ ban nhân dân. Riêng hệ thống tư pháp th́ độc lập và chỉ hoạt động theo luật pháp. C̣n về phần quản đốc những công việc chấp chính, các hội đồng nhân dân tự bầu cử những cơ quan chấp hành của họ. Những cơ quan này lại cử những bộ phận hành chính cần thiết để giải quyết những vấn đề hành chính (Bộ và các tổ chức hành chính khác). Trong những uỷ ban nhân dân, những công việc chấp chính, thực tế đều giao phó cho những tiểu ban của các uỷ ban đó uỷ viên và một số công dân khác. Tổ chức hội đồng những người sản xuất mở rộng và củng cố chế độ chính quyền hội nghị. Những hội đồng của những người sản xuất là những cơ qua đại diện cho những người sản xuất trực tiếp: nó ngang quyền với những cơ qua đại diện chính trị trong những vấn đề kinh tế, lao động và sự an ninh xă hội. Nhờ những hội đồng của những người sản xuất, những người công dân hoạt động nhiều nhất được tham gia vào những sự quyết định chính trị căn bản trong nước; nhờ những hội đồng đó mà những người sản xuất lao động với những phương tiện sản xuất cá thể được đại diện một cách tương ứng với phần đóng góp vật chất của họ.
Bên cạnh những cơ quan đại diện c̣n có cả một số khác thuộc về dân chủ trực tiếp. Đó là: pḥng những buổi họp cử tri kiểm soát về mặt chính trị hoạt động của những cơ quan đại diện, giới thiệu những người ra ứng cử và có một số quyền hành khác (quyền cử tri băi bác đại biểu, trưng cầu dân ư, sự tham gia của công dân trong toà án; những tiểu ban và hội đồng công dân lập bên cạnh những uỷ ban nhân dân để điều khiển một số việc). Chính quyền dân chủ xă hội chủ nghĩa là một sự phối hợp của những h́nh thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp; h́nh thức dân chủ trực tiếp càng ngày càng trở nên quan trọng. Thực tế, đó là một bộ máy dân chủ đại diện bao hàm một số h́nh thái quản trị và cai trị trực tiếp hay bán trực tiếp của công dân.
Trong lănh vực giáo dục, khoa học, văn hoá và trong “những tổ chức xă hội” khác, nguyên tắc được áp dụng là nguyên tắc quản trị xă hội: quyền quản trị các tổ chức này chuyển gần hết – và sắp chuyển hoàn toàn sang những cơ quan xă hội, tức là những cơ quan thành lập ngay trong những tổ chức đó bởi những tập thể lao động cùng với một số công dân khác do những buổi họp cử tri, những hội khoa học hay kỹ thuật v.v… bầu ra. Những tổ chức đó trước kia thuộc về phạm vi hành chính tự trị bây giờ trở thành những tổ chức tự trị hay quản trị xă hội, tách khỏi hành chính nhà nước. Những cơ quan đại diện hay đúng hơn là những cơ quan chấp hành của nó đối với những tổ chức ấy chỉ giữ những quyền hành do luật pháp quy định và nói chung là hạn chế vào việc kiểm soát tính hợp pháp. Trong những lănh vực ấy, quyền quản trị xă hội không những là thay đổi vai tṛ và cơ cấu của hành chính nhà nước, nó c̣n thay đổi tính chất của hành chính ấy. Cái mà đang thực hiện là một quá tŕnh tự tiêu cơ bản của vai tṛ trước kia của hành chính và do đó sự phá bỏ mọi độc quyền nhà nước hay chính trị trong một lănh vực khó xử bậc nhất của đời sống xă hội và đời sống tư nhân của người ta.
Sở dĩ quyền quản trị xă hội có thể thực hiện là do quyền sở hữu xă hội về tư liệu sản xuất và do sự cách tạo sâu sắc thực chất của nhà nước cổ điển. Nhưng nó không xuất phát máy móc từ cơ sở xă hội và chính trị của nó. Nó đ̣i hỏi những h́nh thái và những quyền tự do chính trị trái với chủ nghĩa tập quyền và chủ nghĩa độc quyền về tư tưởng hay chính trị, nhưng góp phần gây ư thức cho người công dân về cương vị và quyền lợi bản thân, về trách nhiệm và nhiệm vụ xă hội của ḿnh: như vậy người công dân sẽ có thể trở thành thực sự chủ thể chính thức của chế độ quản lư mới, anh ta trở thành chủ nhân ông của “quyền lực” của ḿnh. Xét tới cùng, quyền quản trị xă hội có hướng vượt qua về mặt dân chủ cái chế độ cổ điển về đảng phái và Nhà nước. Nó trở thành quyền quản trị tổ chức trên cơ sở xă hội của người công dân sản xuất có ư thức, tự do và có quyền của ḿnh.
5. Thực chất và vai tṛ của những đảng chính trị
Đời sống tập thể và động lực nội bộ của Nhà nước xă hội chủ nghĩa luôn luôn biểu hiện trong chính trị và bằng những phương tiện chính trị. Do đó cần phải có những tổ chức chính trị hay đảng phái.
Sự tồn tại của một Đảng độc nhất không phải là nhất định đi đôi với sự phát triển xă hội chủ nghĩa của xă hội. V́ cho rằng tất cả mọi giai cấp đă được hoàn toàn thủ tiêu trong những giai đoạn đầu tiên xây dựng chủ nghĩa xă hội tưởng rằng giai cấp công nhân sẵn sàng và chỉ sỉnh ra một lần thôi, chính đấy là sai lầm. Có thể cho rằng trong cái xă hội phức tạp và phân hoá của giai đoạn quá độ, chính giai cấp công nhân cũng có nhiều đảng và có thể là những đảng ấy có đấu tranh chính trị với nhau, thậm chí lại có thể rằng những đảng công nhân hợp tác với những đảng đại diện cho tầng lớp xă hội và những giai cấp mà quá tŕnh tiến hoá của lịch sử lôi cuốn vào đường lối xây dựng chủ nghĩa xă hội, những tầng lớp và giai cấp ấy tham gia chủ nghĩa xă hội trên lập trường riêng của họ và bảo vệ không những là quyền lợi riêng mà cả những quan niệm riêng về h́nh thái tiến bộ.
Trường hợp mà chỉ có một đảng độc nhất có thể là do một tất yếu lịch sử, kết quả của một cuộc tiến hoá và những điều kiện lịch sử nhất định. Tất yếu đấy là tất yếu của một trường hợp lịch sử cụ thể chứ không phải là tất yếu của bản thân xă hội xă hội chủ nghĩa. Quá tŕnh tiến hoá chính trị của nước Nam Tư trước kia, cũng như những biến chuyển thực hiện trong Chiến tranh giải phóng và Cách mạng, đă đưa đến một kết quả khách quan: là chỉ có hai tổ chức chính trị, Đảng Cộng sản và Mặt trận nhân dân, là đă đấu tranh giải phóng Tổ quốc, trong lúc mà các đảng phái cũ đều ra khỏi sân khấu chính trị. Hai tổ chức đó trong thời ḱ đấu tranh là những lực lượng thực tế duy nhất; chính nhờ hai tổ chức đó mà Nhà nước mới sinh nở và bắt đầu sống và phát triển. Sau đấy mà lại tái lập những đảng phái cũ th́ không thích hợp với hoàn cảnh xă hội mới: làm như thế sẽ là đưa những tổ chức chính trị một cách giả tạo từ ngoài vào trong. Đứng về mặt lịch sử, không thể đưa vào như thế được, v́ hai lư do: một là, v́ rằng những tổ chức như thế không thể có vị trí trong cơ cấu chính trị và xă hội trên đất nước; hai là, v́ rằng những lực lượng xă hội và chính trị đă chịu đựng những hy sinh rất nặng nề và có những cố gắng to lớn để giải phóng xă hội thoát khỏi quá khứ của nó (tức là thoát khỏi những giai cấp cũ và tổ chức của nó) không chịu, không thể và cũng không có quyền dung túng việc ấy; và cũng không ai có tư cách để chê trách những lực lượng đó.
Một trong những đặc tính quan trọng nhất của tổ chức chính trị Nam Tư trước hết là Đảng Cộng sản không bao giờ đă là một đảng theo kiểu “đảng độc nhất” (về tổ chức, về vai tṛ, v́ rằng thực tế nó cũng không bao giờ đứng “độc nhất”); điểm thứ hai là sự thay đổi tính chất, vị trí và vai tṛ của đảng và của bản thân “chế độ đảng phái”. Mục đích của chủ nghĩa xă hội không phải là giữ vững và phát triển một hay nhiều chính đảng theo nghĩa thông thường. Nó chỉ là để đảm bảo một quá tŕnh giải phóng trong ấy có hai mặt chính:
a.
phát triển những điều kiện cần thiết xây dựng quyền tự do thực sự công và tư của người lao động và của con người nói chung;
b.
biến chuyển cơ cấu chính trị cổ điển của xă hội bởi sự thay đổi biến h́nh và tự tiện của Nhà nước và của đảng, tức là của những bánh xe chính trong bộ máy cổ điển của chính quyền giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Trong những biến chuyển ấy ở Nam Tư, những đặc tính cổ điển của Đảng đă biến chuyển: Đảng Cộng sản ngày nay đă trở thành một liên đoàn chính trị, liên đoàn những người Cộng sản. Với danh nghĩa là tổ chức chính trị, Liên đoàn c̣n giữ một vài thuộc tính của một đảng, v́ nó c̣n là đoàn thể chính trị của những thành viên của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đă chọn con đường xă hội chủ nghĩa bằng công tŕnh lao động, bằng quan niệm và thái độ của họ và đấu tranh để cải biến thực tế xă hội.
Nhưng liên đoàn mất dần những yếu tố đảng tính, yếu tố làm cho một đảng đ̣i nắm chính quyền cho ḿnh và cho giai cấp của ḿnh, biến nó thành độc quyền của ḿnh hay giai cấp của ḿnh và trên lập trường ấy, lănh đạo xă hội và cuộc tiến hoá của nó. Liên đoàn những người cộng sản chỉ là tổ chức của “bộ phận có ư thức nhất của nhân dân lao động”.
Nhưng đấy không phải chỉ là một sự thay đổi danh từ, vị trí và vai tṛ của một đảng phái trong đời sống chính trị và xă hội, mặc dầu yếu tố này có tầm quan trọng sống c̣n cho một Nhà nước của giai đoạn quá độ đă phát triển trên cơ sở tương đối thống nhất chính trị để tiến lên chủ nghĩa xă hội.
Để thay đổi tính chất và vai tṛ của một đảng, điều kiện cần thiết là phải thay đổi nền tảng và điều kiện tồn tại của chế độ đảng phái. Một trong những điều kiện của sự thay đổi đó ở Nam Tư là Liên minh Xă hội chủ nghĩa của Nhân dân lao động, tổ chức chính trị phổ cập của những người công dân Nam Tư. Liên minh Xă hội chủ nghĩa là một tổ chức trên cơ sở tự nguyện, không có một độc quyền tư tưởng hay chính trị nào. Nó hạn chế và ngăn cản mọi sự độc quyền. Trong phạm vi nào đó, nó là sự thừa nhận chủ nghĩa đa diện chính trị và là sự biểu diễn bên ngoài của sự tồn tại của chủ nghĩa ấy. Nhưng chủ nghĩa đa diện này càng ngày càng là chủ nghĩa đa diện tự do của cá nhân công dân.
Cơ sở để thay đổi chế độ đảng phái, nghĩa là thay đổi độc quyền chính trị, phải là và, ở Nam Tư, chỉ là thiết lập những quan hệ theo kiểu xă hội chủ nghĩa và quy định cho con người tự do và có ư thức về cái vị trí của ḿnh trong hệ thống xă hội và chính trị. Sự biểu hiện chính trị của cơ sở đó, cái thượng tầng kiến trúc được xây dựng trên nó và thích nghi với nó là chế độ dân chủ trực tiếp, quyền tự quản của người sản xuất và tự trị của người công dân. Những xă tự trị, hội đồng công nhân và cả chế độ quản trị xă hội cũng cấu thành một bộ máy lịch sử mới giải thoát con người khỏi sự bao biện và sự tha hoá chính trị. Cái t́nh trạng tha hoá của con người, chế độ độc quyền chủ nghĩa tập quyền, chính quyền do một tổ chức chính trị độc nhất nắm đều phải tính là lực lượng ngoại lai.
Cũng như những đảng phái trong sự cấu thành và phát triển của nó có liên quan chặt chẽ, phức tạp và nhiều mặt với những từng lớp xă hội với những giai cấp và đấu tranh giai cấp, cái quá tŕnh biến chuyển và tự tiên của chế độ đảng phái và bản thân những đảng phái ấy là do mức độ mà xă hội đă đạt được trong công việc thủ tiêu thực sự những đối kháng và bất b́nh đẳng, những xung đột giai cấp và mọi h́nh thái ngu dốt, bất b́nh đẳng, bóc lột và tha hoá của con người.
6. Những đường lối khác nhau để tiến tới và phát triển chủ nghĩa xă hội
Quyền hạn của mỗi dân tộc là chọn con đường của ḿnh tiến tới và phát triển chủ nghĩa xă hội không phải chỉ là một nguyên tắc chính trị nhưng là một quy luật khoa học do Mác khám phá ra, được Lê–nin và nhiều nhà tư tưởng xă hội chủ nghĩa khác biện hộ, cuối cùng được thực tiễn xă hội trong lịch sử xác nhận. V́ thế mà tổ chức chính trị của một nước xă hội chủ nghĩa chỉ là một h́nh thái cụ thể của một quá tŕnh đặc biệt của tổ chức chính trị của xă hội xă hội chủ nghĩa. Chế độ chính trị Nam Tư không bao giờ có tham vọng cung cấp những giải pháp sẵn sàng cho các nước khác dù có là những nước nằm trong một hoàn cảnh lịch sử tương tự (v́ không cái ǵ có thể thực sự gọi là tương tự lịch sử). Những lực lượng giác ngộ nhất ở Nam Tư cũng không cho tổ chức chính trị của nước ḿnh là hoàn bị hay đă hoàn toàn thoả măn: cái tổ chức đó gồm có những h́nh thái xă hội và chính trị mới, bên cạnh những h́nh thái khác kế thừa của dĩ văng, những h́nh thái ấy là tạm thời, chưa đầy đủ và chưa hoàn thành. Sự khiêm tốn ấy rất cần thiết cho sự tiến bộ xă hội và nhân văn cũng như sự hợp tác của những lực lượng xă hội chủ nghĩa của những nước khác nhau đang phát triển mỗi dân tộc và toàn thể nhân loại.
Tuy nhiên chế độ xă hội và chính trị của Nam Tư rất đáng chú ư ngày nay cho khoa học xă hội và phong trào tư tưởng. Nó đă chứng minh giá trị của một số nguyên tắc đang có hoặc có thể sẽ có vai tṛ trong những tiền đề của chế độ dân chủ mới. Chế độ này là chế độ tất yếu của Nhà nước xă hội chủ nghĩa. Những tiền đề đó là: quyền sở hữu xă hội của những phương tiện sản xuất, quyền tự trị (self government) của những người sản xuất và công nhân, nhất là về kinh tế, đấu tranh chống tất cả cái ǵ gây ra bất b́nh đẳng giai cấp và sự người bóc lột người, quá tŕnh tự tiêu từng bước của Nhà nước, sự giải phóng cá nhân con người và sự sản xuất v́ quyền lợi con người để thoả măn nhu cầu của nó.
(Trang 57-67)
[1]Eduard Karadelj là phó chủ tịch Hội đồng Chấp hành Liên bang của Cộng hoà Liên bang Nhân dân Nam Tư (N.D.)