Hệ lụy của những người đấu tranh cho Tự do Dân chủ

Trong phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm *

Tạ Nam Sơn

*

              

Sau khi dành được một nửa đất nước ở miền Bắc, những con người yêu tự do, dân chủ, nhân quyền, họ là những đảng viên của đảng cộng sản đang cầm quyền, họ là những người tham gia kháng chiến chống Pháp để giành độc lập cho đất nước, mong đem lại tự do, hạnh phúc cho nguời dân. Nhưng khi có tự do, độc lập rồi th́ người dân không được hưởng tự do, không có nhân quyền, do đó họ đă tranh đấu cho nhân quyền, cho tự do. Nhen nhúm khởi đầu do Trần Dần, Tử Phác tổ chức phê b́nh tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu trong đơn vị quân đội, có Hoàng Cầm, Lê Đạt, Hoàng Yến tham gia với sự có mặt của tướng Nguyễn Chí Thanh Chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị. Rồi tiếp theo nhóm Trần Dần, Tử Phác, Hoàng Cầm, Đỗ Nhuận, Hoàng Tích Linh và Trúc Lâm kư bản Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hoá, chủ yếu đ̣i quyền tự do sáng tác. Bác bỏ chế độ chính trị viên trong văn nghệ quân đội.

Trần Dần (1926-1997)

*

Chưa có ảnh

Tử Phác (1932-1982)

Kế tiếp  từ 13/6/55 đến 14/9/55: Trần Dần, Tử Phác bị bắt, bị phạt cấm trại trong trại 3 tháng v́ lư do phạm quân kỷ, sau đó được đưa đi cải tạo ở Yên Viên

Đó là động cơ thúc đẩy sự h́nh thành Giai Phẩm mùa Xuân năm 1956 do Hoàng Cầm v à Lê Đạt chủ trương, thoạt đầu chỉ đăng bài của những nhà thơ Lê Đạt, Hoàng Cầm, Văn Cao, Trần Dần, Phùng Quán, Nguyễn Sáng, Sỹ Ngọc, trong đó có bài th ơ Anh Có Nghe Thấy Không của Văn Cao tố cáo những tội ác đang diễn ra phá hoại nền móng văn hóa, bóp chẹt tự do. Đến Giai Phẩm Mùa Thu Tập I mới có bài viết của Phan Khôi Phê B́nh Lănh Đạo Văn Nghệ, Giai Phẩm Mùa Thu Tập II, có bài Sùng Bái Cá Nhân Trong Giới Lănh Đạo Văn Nghệ của Trương Tửu, Giai Phẩm Mùa Thu Tập III có bài Muốn Phát Triễn Học Thuật của Đào Duy Anh, Giai Phẩm Mùa Đông  có bài Nội Dung Xă Hội Và H́nh Thức Tự Do của Trần Đức Thảo, tiếp theo báo Nhân Văn do Phan Khôi chủ trưong, Trần Duy Thư kư ṭa soạn, đăng những bài phỏng vấn Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, học giả Đào Duy Anh, triết gia Trần Đức Thảo…

Ngoài Giai Phẩm Mùa Xuân ra đời tháng 2/1956 số sau cùng là Giai Phẩm Mùa Đông Tập I tháng 12/1956; Bán nguyệt san Nhân văn số ra mắt ngày 20/9/1956, số 5 ngày 20/11/1956, đến ngày 15/12/1956 Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội ra thông báo đóng cửa báo Nhân Văn, c̣n có báo Đất Mới của Sinh viên Hà Nội, Trăm Hoa của Nguyễn Bính. Phong trào đ̣i Tự do, Dân Chủ có ảnh hưởng lan rộng, nên bị dẹp nhanh chóng.  

Những người chủ trương như Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm, Lê Đạt, những người phát khởi như Trần Dần, Tử Phác, những người tham gia như Phùng Quán, Phùng Cung … đều bị kỹ luật, trừng phạt. Đặt biệt Phùng Cung tác giả Con Ngựa Già Của Chúa Trịnh, ông bị bắt tháng 5/1961 giam ở Hỏa Ḷ, không bị ra ṭa kêu án, rồi đưa đi cải tạo cho đến tháng 11/1972  mới được cho về, tính ra ông bị tù đày trên 11 năm. C̣n những nhà trí thức, khoa bảng đă bị trù dập như thế nào, tưởng chúng ta cũng cần nên biết rơ sự thật ấy.


Phùng Cung (1928 - 1997)

Đọc các bài viết về vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm, chúng ta có thể hiểu lầm, tưởng chừng như do phê b́nh tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu nên Trần Dần, Tử Phác bị bắt khi tham gia Cải Cách Ruộng Đất, Lê Đạt bị làm việc với Tố Hữu, thật ra th́ trong Đêm Gia Ban Ngày của Nguyễn Thư Hiên cho biết những b́nh luận được cho là của Văn Cao về "tác giả" của việc dập tắt phong trào Nhân văn - Giai phẩm.

 


Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995)

 

-                Tố Hữu ấy à? Không, không phải đâu. Cần phải công bằng. Tố Hữu có không ưa ḿnh, có làm khổ ḿnh thật, do ḷng đố kỵ mà ra. Ḿnh cũng ghét cái thằng bắng nhắng ấy lắm. Nhưng có thế nào nói thế ấy. Tố Hữu chỉ là kẻ thừa hành thôi. Nói ǵ th́ nói, trong ḷng Tố Hữu vẫn c̣n một chút ǵ của nhà thơ chứ. Bề ngoài th́ thế đấy - Tố Hữu lănh đạo cuộc đánh từ đầu chí cuối. Người ta tưởng vụ Nhân văn - Giai phẩm nổ ra là bởi báo Nhân văn đăng mấy bài phê b́nh thơ Tố Hữu, Tố Hữu tức, Tố Hữu đánh. Nhầm hết. Longue Marche mới là kẻ sáng tác ra Nhân văn - Giai phẩm. Để chạy tội Cải cách ruộng đất. Để tạo ra cái hố rác mà trút mọi tội lỗi của Lúy vào đấy. Chính Longue Marche chứ không ai khác.

 

Tố Hữu (1920-2002)

Đừng tước bản quyền của Lúy, tội nghiệp! Longue Marche c̣n cho mời ḿnh và Nguyễn Tuân đến gặp. Lúy nói cả tiếng đồng hồ về đảng tính, về trách nhiệm đảng viên. Chiêu hồi mà. Nguyễn Tuân nghe, mặt hất lên, ngáp không cần che miệng. Nguyễn Tuân vẫn thế - bất cần đời. Đôi lúc cũng có hèn một tí, hèn có mức độ thôi, trong đại đa số trường hợp là kẻ bất chấp. Ḿnh nói với Longue Marche: "Nếu trong vườn hồng có sâu th́ ta phải chịu khó mà bắt bằng tay, từng con một. Đổ ụp cả đống thuốc trừ sâu vào đấy th́ chết cả vườn hồng. Rồi anh sẽ thấy: qua đợt đánh phá này không biết bao giờ nền văn nghệ Việt Nam mới ngóc đầu dậy được!" Lúy nghe, mặt câng câng. Cái cách của Trường Chinh là thế. Lúy gọi ḿnh đến c̣n có ư này nữa: Lúy muốn ḿnh phải hiểu - tôi đă chịu khó nghe các anh rồi đấy nhá, tôi dân chủ lắm rồi đấy nhá! Chứ c̣n cái nền văn nghệ của các anh, nó đáng giá mấy xu?

 

Trường Chinh (1907-1988)

 

Tưởng cũng cần nhắc lại, sau khi đóng cửa Bán nguyệt san Nhân Văn, dẹp phong trào đ̣i Tự Do, Dân chủ trong giới văn nghệ sĩ tại thủ đô Hà Nội vào cuối năm 1956, từ 1/4/1957 đến 4/4/1957 có Hội nghị thành lập Hội Nhà Văn, bầu Văn Cao làm Chủ tịch, Nguyễn Tuân Phó Chủ Tịch, Tô Hoài làm Tổng Thư Kư, hội này cho ra tuần báo Văn, Chủ bút Nguyễn Công Hoan, Phó chủ bút Nguyễn Tuân, Thư kư ṭa soạn Nguyên Hồng, số ra mắt ngày 10/5/1957. Ban đầu báo Văn theo đường lối chính thống. Nhưng khi trên báo Học Tập của Đảng, Thế Toàn lên tiếng chê báo Văn "nghèo nàn", "xa rời thực tế cách mạng", Nguyên Hồng viết bài trả lời (trên báo Văn số 15, 16/8/1957) phê b́nh Thế Toàn "quan liêu", "trịch thượng". Sự bút chiến giữa báo Văn và báo Học Tập gây chú ư trong Bộ chính trị. Rồi báo Văn dần dần thay đổi thái độ, ít lâu sau một số cây bút cũ trong NVGP lại thấy xuất hiện trên báo Văn. Văn số 21 (27/9/1957) đăng bài thơ Lời mẹ dặn của Phùng Quán. Số 24 (18/10/57), đăng kịch thơ Tiếng hát của Hoàng Cầm. Số 28 (15/11/1957), đăng bài thơ Hăy đi măi của Trần Dần. Số 30 (29/11/1957) in hư hoạ của Trần Duy chế giễu chế độ văn nghệ của Đảng.

 

Cuối năm 1957, Mao Trạch Đông hạ lệnh đánh phái hữu. Huy Cận và Hà Xuân Trường được cử đi học tập chính sách mới của Trung Quốc. Khi họ trở về, Đảng mới thực thụ áp dụng chính sách đàn áp của Bắc Kinh.

Ngày 6/1/1958, Bộ Chính Trị ra nghị quyết về văn nghệ. Tinh thần nghị quyết này dựa trên hai điểm chính:

1- Tŕnh bày các hiện tượng chống lại đường lối văn nghệ của Đảng:

"Về văn học nghệ thuật, ranh giới giữa tư tưởng văn nghệ của Đảng và tư tưởng văn nghệ tư sản bị xóa nḥa. Trên tuần báo Văn và trong một số sách xuất bản hoặc tái bản, đă biểu hiện khuynh hướng xa rời thực tế đời sống của nhân dân lao động ở nông thôn và thành thị, thoát ly chính trị và không nhằm đúng những nhiệm vụ trung tâm của cách mạng trong giai đoạn mới. Những t́nh cảm cá nhân chủ nghĩa đang có chiều hướng phát triển, những chủ đề lớn do đời sống thực tại đề ra không được chủ ư. H́nh ảnh công nông binh phấn đấu dũng cảm trong ḥa b́nh mờ nhạt trong văn thơ và trong các tác phẩm nghệ thuật khác. Nhiều quan điểm văn nghệ của giai cấp tư sản lại được nêu lên.

Cuộc tranh luận giữa tạp chí Học tập và báo Văn gần đây lại là một biểu hiện cụ thể của cuộc đấu tranh giữa đường lối văn nghệ của Đảng với khuynh hướng chống lại hoặc xa rời đường lối đó. Tư tưởng chủ đạo biểu hiện trên báo Văn chính là tư tưởng tách rời đường lối văn nghệ phục vụ công nông binh, tách rời những nhiệm vụ trung tâm của cách mạng trong giai đoạn hiện tại, tách rời sự lănh đạo của Đảng.”

2- Phải t́m cách giải quyết ngay:

"Rơ ràng những phần tử chống chủ nghĩa xă hội, chống Đảng đă nhân chỗ sơ hở của ta mà tiếp tục tiến công ta về mặt tư tưởng dưới h́nh thức văn nghệ. Sự hoạt động của những phần tử phá hoại trong giới văn nghệ là một hiện tượng hết sức nguy hiểm, một vấn đề cấp bách cần giải quyết (...) Chúng truyền bá những tài liệu và những báo chí phản động. Dưới chiêu bài “chống giáo điều, máy móc”, chúng gieo rắc những nọc độc của chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ, nhằm lôi kéo văn nghệ sĩ đi vào con đường nghệ thuật tư sản suy đồi. Trước những hoạt động có hại đó, số đông văn nghệ sĩ, kể cả một số văn nghệ sĩ đảng viên, đă mất cảnh giác hoặc bị động, không kiên quyết đấu tranh, thậm chí một số c̣n hùa theo chúng".

Tờ Văn bị đ́nh bản ở số 36 (10/1/1958) có đăng bài Ông Năm Chuột của Phan Khôi.

Thi hành tinh thần nghị quyết 6/1/58, Đảng tổ chức hai lớp học tập đấu tranh chống "bọn Nhân Văn Giai Phẩm" ở Thái Hà ấp, chính thức gọi là hai "hội nghị nghiên cứu nghị quyết của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt nam, kết hợp với hai bản Tuyên Ngôn và Tuyên Bố của hội nghị các Đảng Cộng Sản và các Đảng Công Nhân họp ở Mạc Tư Khoa cuối năm 1957". Duy chỉ có Hồng Cương, gọi thẳng tên là hai lớp chỉnh huấn chính trị.

Hội nghị có hai đợt học tập tại Thái Hà, đợt 1 từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2/1958 dành cho 172 văn nghệ sĩ là đảng viêm tham dự (có Văn Cao, Đặng Đ́nh Hưng).

 

Đợt 2 từ 3/3/1958 đế 4/4/1958 có 304 văn nghệ sĩ tham dự, gồm một số đợt 1 làm nồng cốt, số c̣n lại là văn nghệ sĩ phần đông không phải là đảng viên, chính trong đợt này những người tham dự phát hiện những sai lầm của Nhón Nhân Văn – Giai Phẩm, cá nhân của những người bị phát hiện phải thành khẩn nhận sai lầm.

 

Thành quả hai "hội nghị", được chính thức ghi lại như sau:

Cái ổ chuột "Nhân Văn-Giai Phẩm" bị vạch trần trước ánh sáng của dư luận.

"Đầu năm 1958, có hai cuộc hội nghị của anh chị em công tác văn nghệ, nghiên cứu nghị quyết của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt nam, kết hợp với hai bản Tuyên Ngôn và Tuyên Bố của hội nghị các Đảng Cộng Sản và các Đảng Công Nhân họp ở Mạc Tư Khoa cuối năm 1957. Hội nghị đầu, tháng 2 năm 1958, gồm 172 người dự. Hội nghị sau, tháng 3 năm 1958, gồm 304 người dự.

Qua hai cuộc hội nghị ấy, tất cả những "nhân vật" bỉ ổi đă được phát hiện, tất cả nhũng âm mưu, luận điệu, thủ đoạn đều bị vạch trần. Những con chuột đă phải ḅ ra khỏi cống. Những người tự giác hay không tự giác gần gũi với những con chuột ấy cũng đă tự giác tự phê b́nh. Đây là bước cuối cùng của trận chiến đấu chống «Nhân văn-Giai phẩm» trong thời kỳ 1956-1958.

 

Tài liệu sưu tầm "Bọn NVGP trước toà án dư luận"

 

Qua sự phát hiện của hai cuộc hội nghị nói trên, chúng ta được biết nhóm phá hoại "Nhân văn-Giai phẩm" bao gồm những tên "đầu sỏ", những "cây bút" đă viết "hoặc nhiều hoặc ít" cho "Nhân văn-Giai phẩm" như: Thụy An, Nguyễn hữu Đang, Trần thiếu Bảo, Trương Tửu, Trần đức Thảo, Phan Khôi, Trần Duy, Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác, Đặng đ́nh Hưng, Hoàng Cầm, Sĩ Ngọc, Chu Ngọc, Văn Cao, Nguyễn văn Tư, Phùng Quán, Hoàng tích Linh, Trần Công, Trần Thịnh, Phan Vũ, Hoàng Huế, Huy Phương, Vĩnh Mai, Như Mai tức Châm văn Biếm, Hữu Thung, Nguyễn khắc Dực, Hoàng tố Nguyên, Hoàng Yến, Thanh B́nh, Yến Lan, Nguyễn thành Long, Trần lê Văn, Lê đại Thanh v.v...

 

Nhưng đó không phải là tất cả (c̣n những tên chưa ra mặt). Và cũng không phải tất cả những "cây bút" trên đây đều có những hành động phá hoại giống nhau, hoặc phá hoại với những mức độ giống nhau. Có bọn đầu sỏ, có bọn phụ họa, có người bị lôi cuốn v́ ngây thơ chính trị...

(Bọn Nhân Văn Giai Phẩm Trước Toà Án Dư Luận (BNVGPTTADL), Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1959, trang 309-310).

Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Trần Thiếu Bảo bị bắt giam ngày 10/4/1958. Bị đưa ra toà án Hà Nội Chánh án là Nguyễn Xuân Dương. Hội thẩm là Nguyễn Tử Các và Phùng Bảo Thạch. Theo báo Nhân Dân ngày 21/1/1960 tường thuật như sau:


Trước vành móng ngựa
Từ trái Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Thụy An, Phan Tại, Lê Nguyên Chí

"Ngày 19/1/1960, Toà án Nhân Dân Hà nội đă xử vụ gián điệp có tổ chức do bọn Nguyễn Hữu Đang và Thụy An cầm đầu. Nhiều đại biểu các tầng lớp nhân dân Hà nội đă tới dự phiên toà này.

Bọn gián điệp bị đưa ra xử gồm năm tên: Nguyễn Hữu Đang, Lưu Thị Yến tức Thụy An, Trần Thiếu Bảo tức Minh Đức, Phan Tại và Lê Nguyên Chí.

Thụy An là một tên gián điệp lợi hại quốc tế (...) Năm 1956, Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi nhập thành một nhóm (...) tháng 9/1956 xuất bản tờ Nhân Văn" (...) Nguyễn Hữu Đang và Thuỵ An lấy nhà Phan Tại làm một "câu lạc bộ" bí mật, tụ tập một số phần tử phản cách mạng (...) "Đến khi chúng thấy âm mưu và hoạt động của chúng bị bại lộ, chúng định trốn vào Nam để tiếp tục làm tay sai cho Mỹ-Diệm. Lê Nguyên Chí thú nhận: "Đang nói với tôi, Đang vào theo Mỹ-Diệm sẽ được chúng tin dùng và sẽ làm được những việc lớn". Đang cùng Lê Nguyên Chí chuẩn bị trốn vào Nam".

Toà đă tuyên án:

Nguyễn Hữu Đang (1913 - 2007)

Nguyễn Hữu Đang, 15 năm phạt giam, 5 năm mất quyền công dân; Lưu Thị Yến tức Thụy An, 15 năm phạt giam, 5 năm mất quyền công dân; Trần Thiếu Bảo tức Minh Đức, 10 năm phạt giam, 5 năm mất quyền công dân; Phan Tại, 6 năm phạt giam, 3 năm mất quyền công dân; Lê Nguyên Chí, 5 năm phạt giam, 3 năm mất quyền công dân.

Nữ sĩ Thụy An Lưu Thị Yến (1913 - 1989)

Số khác không bị tù nhưng bị khai trừ ra khỏi đảng hay các hội và đi lao động cải tạo. Xin đọc tài liệu ghi dưới đây:

" Trận chiến đấu chống bọn phá hoại NVGP" đă kết thúc bằng hội nghị thứ ba của ban chấp hành hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam, họp tại Hà Nội ngày 4/6/1958 với bài báo cáo tổng kết của Tố Hữu, và Nghị quyết của của ban chấp hành hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Việt nam lên án "bọn NVGP".

Ngày 5/6/1958, tại Hà nội, hơn 800 văn nghệ sĩ thảo bàn nghị quyết gọi là "Nghị quyết của 800 văn nghệ sĩ" phụ họa với nghị quyết của Hội Liên Hiệp.

Sau đó trong tuần lễ từ 21/6 đến 3/7/1958, các ban chấp hành Hội Nhạc Sĩ, Hội Mỹ Thuật, Hội Nhà Văn, lần lượt thi hành các biện pháp kỷ luật đối với các thành viên của Hội đă tham gia NVGP:

Hội Nhà Văn khai trừ Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh ra khỏi ban chấp hành.

Hội Mỹ Thuật, cảnh cáo Sĩ Ngọc, " chấp nhận cho Sĩ Ngọc và Nguyễn Sáng rút khỏi ban chấp hành".

Hội Nhạc Sĩ " chấp nhận cho Văn Cao, Nguyễn Văn Tư rút khỏi ban chấp hành".

Cả ba hội quyết định:

- Khai trừ Phan Khôi, Trương Tửu, Thụy An ra khỏi Hội Nhà Văn, Trần Duy ra khỏi Hội Mỹ Thuật.

Hoàng Cầm (1922 - )

- Khai trừ trong thời hạn một năm Hoàng Cầm và Phùng Quán ra khỏi hội nhà văn. Khai trừ ba năm Trần Dần, Lê Đạt ra khỏi Hội Nhà văn, ba năm Tử Phác và Đặng Đ́nh Hưng ra khỏi Hội Nhạc sĩ. Và cảnh cáo một số hội viên khác đă tích cực hoạt động trong nhóm NVGP.


Phùng Quán (1932-1995)

Tháng 7/58: Văn Cao đi thực tế Điện Biên cùng với Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng, ông bị chảy máu ruột và được trở về. Ngày 22/8/58, Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đ́nh Hưng, Tử Phác... đi lao động cải tạo ở Chí Linh, đến Tết mới được về Hà Nội nghỉ, đợi đợt sau. Trong thời kỳ lao động cải tạo này Tử Phác bị ho lao (25/11/58 Tử Phác đi khám ruột, lại thấy bị lao phổi. Phùng Quán mới đầu "bất trị" đi rồi lại bỏ về, đến tháng 8/58 mới chịu đi thực tế Thái B́nh với Hoàng Cầm.

Xin đọc một đoạn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư sau này nhớ lại, trong cuộc chuyện tṛ với một phái viên của RFA:


Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư (5/3/1925 - )

“Lúc bấy giờ là năm 1958. Chúng tôi năm người là Nguyễn Huy Tưởng, bí thư đảng đoàn hội nhà văn, Huỳnh văn Đứng phụ trách hội Mỹ thuật, là đại biểu quốc hội, Nguyễn Tuân, phó chủ tịch hội nhà văn, Văn Cao và tôi được lệnh đi thực tế lao động ở quân khu Tây bắc.

Khi đến nơi th́ ông Chu Huy Mân đưa cho coi giấy của trung ương gửi, chỉ vỏn vẹn có mấy câu thôi, như thế này: Đây là năm người lănh đạo có vấn đề, nhờ anh chăm sóc, dưới kư tên, Lành, tức là ông Tố Hữu. Đây là một chuyến đi lạ lùng v́ văn nghệ sĩ chúng tôi không bao giờ phải đi lâu như thế cả, nhưng lần này là v́ “có vấn đề”, vấn đề ǵ th́ anh biết rồi đấy.”

Kết thúc lớp Thái Hà, Tố Hữu đứng chờ ở ngoài khi ra về, theo lời Lê Đạt kể, Tố Hữu đă nói riêng với ông ta: "Tội của anh cũng nặng như tội Nguyễn Hữu Đang. Lẽ ra anh cũng bị đi tù. Nhưng mà Đảng v́ nghĩ đến anh, chiếu cố đến anh c̣n trẻ, có khả năng và c̣n có thể giúp ích được cho đời nữa nên Đảng khoan hồng với anh thôi chứ anh-đừng-nên-nghĩ-rằng-anh-tội-nhẹ!" Đó là lời dặn ḍ của Tố Hữu với tôi trước khi tôi về"

Nhà thơ Lê Đạt (1929-2008)
Thư kư ṭa soạn BNS Nhân Văn

Về việc lao động cải tạo, Lê Đạt cho biết:

"Lúc đầu mới đi th́ ḿnh cũng lao động, cũng hăm hở. Ḿnh hăm hở v́ chắc là hai năm th́ xong. Thế nhưng mà hai năm rồi cũng không thấy ai nói ǵ về vấn đề đó cả và lại tiếp tục hai năm nữa... rồi dần dần nó phai nhạt đi không ai nhắc đến chuyện đó nữa. Th́ thời gian disponibilité -thời gian mà phải đi, lúc nào người ta gọi đi lao động cũng được- thời gian đó kéo dài 10 năm. Lẽ dĩ nhiên là trong 10 năm ấy, không phải lúc nào cũng đi. Người ta gọi đi, rồi người ta lại cho ḿnh về; về rồi, họ lại kéo ḿnh đi, nghĩa là trong 10 năm là thời gian ḿnh phải dành cho việc đi lao động cải tạo. Thế c̣n sau này hết 10 năm th́ ở nhà. Nhưng mà ở nhà th́... Tôi không ngờ nó kéo dài đến thế: cả thời kỳ đi lao động lẫn thời kỳ "cấm" là gần 40 năm chị ạ. Ḿnh thấy nó đằng đẵng mà ḿnh coi như là số mệnh thôi".

"Lúc bấy giờ, nếu tôi không có sự cưỡng lại th́ tôi là một người vứt đi, thành một cái rẻ rách. Tôi cho cái việc rẻ rách hóa con người đó, chính quyền phải chịu trách nhiệm."

Trong báo cáo tổng kết: Nh́n lại 3 năm phá hoại của nhóm "Nhân Văn- Giai Phẩm", Tố Hữu viết:

"Cho đến khi, dưới ánh sáng của nghị quyết Bộ Chính trị, mở ra hai lớp học tập cho ngót 500 anh chị em văn nghệ sĩ, qua một cuộc đấu tranh kiên quyết th́ mặt nạ của nhóm phá hoại "Nhân văn- Giai phẩm" mới hoàn toàn rơi xuống đất; và đồng thời, những sai lầm lệch lạc nghiêm trọng, nhất là t́nh trạng mất cảnh giác giai cấp trong văn nghệ sĩ, trong các đảng viên và cơ quan của Đảng cũng được vạch chỉ rơ ràng.

Cùng một lúc, qua cuộc học tập đấu tranh trong các trường Đại học, chủ yếu ở khoa Văn, khoa Sử, bọn tơ-rốt-kít Trương Tửu, Trần đức Thảo khoác áo giáo sư cũng phơi trần chân tướng"

 

Như vậy, xác định sự kiện cùng lúc với hai lớp Thái Hà, dành cho văn nghệ sĩ, ở Đại học có các "lớp" khác, dành cho các giáo sư đại học như Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường...

Sự việc diễn ra như thế nào, đến nay chúng ta chưa có tài liệu cho biết rơ, chỉ biết họ không c̣n được dạy học nữa.

Trương Tửu (1913-1999)

Trương Tửu sau dó về nhà hành nghề châm cứu, Đào Duy Anh chuyển sang Bộ Giáo Dục năm 1958, đến năm 1960 chuyển sang Viện Sử Học.

Nhà Sử học Đào Duy Anh (1904-1988)

C̣n Trần Đức Thảo ông  sinh tại thôn Song Tháp, xă Châu Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, tháng 11 năm 2008, đă đổi thành Song Tháp, Phường Châu Khê, Thị xă Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Triết gia Trần Đức Thảo (1917 -1993)

Năm 1936, ông được nhận học bổng sang Paris, Pháp để thi vào trường Đại học Sư phạm Paris. Ông tốt nghiệp thạc sĩ triết học hạng nhất tại Pháp lúc mới 26 tuổi (1942).

Thay mặt sinh viên và trí thức Việt Nam du học ở Pháp, Trần Đức Thảo đă viết thư gửi về Tổ quốc, bày tỏ t́nh yêu nước nồng nàn đối với đất nước vừa giành được độc lập hồi tháng 8 năm 1945. Lá thư được in trên tờ Cờ giải phóng, cơ quan của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1952 ông về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp.

Năm 1955, ông trở thành giáo sư Triết học và là Phó Giám đốc Đại học Sư phạm Văn khoa, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xă hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).

Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, ông không được dạy ở trường Đại học nữa, chỉ làm chuyên viên nghiên cứu.

Năm 1992, ông sang Pháp chữa bệnh kết hợp với nghiên cứu và mất tại Paris vào năm sau. Di hài ông được nhà nước đưa về an táng tại Khu A Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.

Ông Nguyễn Việt Phương - nguyên trợ lư của thủ tướng Ph ạm V ăn Đồng - người đă  trao tặng NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội nhũng di  cảo của Trần Đức Thảo, ngày 31-5-2006 trong buổi ra mắt tập sách Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo. dịp ông này ông dă trả lời câu hỏi của báo chí:

- C̣n về con người của Trần Đức Thảo, ông Phạm Văn Đồng luôn luôn nói với tôi: “Đó là một tài năng và là một người bị oan khuất”. Và tôi nhận ra thêm một điều cực kỳ đáng trân trọng ở con người ấy: mọi nỗi oan khuất mà ông phải gánh chịu suốt cuộc đời không hề để lại trong ông dù chỉ là một dấu vết nhỏ nhất của sự cừu hận. Con người ông trong sáng đến mức ngây thơ.

- Nhưng thưa ông, vậy tại sao nhà triết học trong sáng đến mức ngây thơ ấy lại chịu sự oan khuất đến hết cuộc đời như vậy, một nỗi oan khuất mà một vị thủ tướng cũng chỉ có thể che đỡ và xoa dịu chứ không giải tỏa hoàn toàn được?

- Trần Đức Thảo có lần nói với Thủ tướng: “Tạp chí Triết Học của VN toàn là chính trị, chẳng có chút triết học nào trong đó cả”. Thủ tướng cũng phải công nhận điều đó. Thời Trần Đức Thảo sống và nghiên cứu sau 1954, xă hội chúng ta là một xă hội đặc biệt mà nguyên nhân gây ra những bi kịch cho những trí thức như Trần Đức Thảo có khi không hẳn là sự độc ác hay ghen ghét của cá nhân hay thế lực nào đó.

Nguyên nhân chính, theo tôi, là sự giáo điều chân thực. Chính v́ chân thực nên chúng càng khủng khiếp. Cái giáo điều ấy độc lập với nhân cách của mỗi người. Có thể bản chất họ rất tốt nhưng khi đụng đến cái giáo điều của họ, họ trở nên đáng sợ. Và Trần Đức Thảo chính là một nạn nhân.

Nguyên nhân khác nữa là có những lực lượng ăn theo, không hề tin vào giáo điều ấy nhưng tung hô nó để t́m kiếm cơ hội cho ḿnh. Đây chính là những kẻ phá hoại khủng khiếp nhất. Và một lực lượng thứ ba nữa là những người thiếu thông tin, thiếu kiến thức, không ở trong cuộc, một ḷng một dạ tin theo những điều cấp trên nói, số đông nói.

Tất cả những lực lượng xă hội ấy làm thành một “tập đại thành” mà những thân phận trí thức như Trần Đức Thảo không thể ḥa nhập được. Họ tất nhiên không thể hiểu được ông, mà ông cũng không bao giờ t́m cách làm cho họ hiểu ḿnh. Ông cứ đơn độc một ḿnh, lầm lũi với triết học của ḿnh. Và đau xót cho chúng ta là ông không cho rằng đó là bi kịch nữa ḱa.

C̣n Nguyễn Mạnh Tường, ông sinh năm 1909 tại phố Hàng Đào, Hà Nội. Ông theo học tại trường Albert Sarrault Hà Nội và đỗ tú tài năm 16 tuổi. Sau đó du học tại Đại học Montpellier ở miền nam nước Pháp năm 1927. Khi mới 22 tuổi ông trở thành người Việt đầu tiên đỗ hai bằng tiến sĩ tại Pháp: Ưu hạng Luật khoa (Luận án L'individu dans la vieille cité annamite, Code des Lê, D.E., Droit, Montpellier, Imp. de la Presse Montpellier 1932) và Tiến sĩ Quốc gia văn chương (với luận án L'Annam dans la littérature française, D.E., Lettres, Montpellier 1932). Báo chí thời ấy đă coi người thanh niên Việt Nam trong một năm đỗ 2 bằng tiến sĩ là hiện tượng chưa từng có trong nền giáo dục đại học Pháp.


Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)

Trở về Việt Nam năm 1936, Nguyễn Mạnh Tường dạy văn học Pháp ở trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat), hay c̣n gọi là trường Bưởi (từ 1945 đổi tên thành trường Trung học Chu Văn An). Bất măn với chính sách kỳ thị của Pháp khiến ông bỏ dạy và mở văn pḥng luật sư.

Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp ông làm luật sư và dạy học tại Thanh Hóa và khu ba nói chung. Đến khi ḥa b́nh lập lại năm 1954, ông trở về Hà Nội, là giáo sư trường Đại học Văn khoa (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội).

Sau 1954 ông giữ các chức vụ Trưởng khoa Đại học Luật Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch Đoàn Luật sư, Phó Trưởng khoa Đại học Sư phạm Hà Nội; thành viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Hội Hữu nghị Việt-Pháp, Hội Hữu nghị Việt-Xô và Uỷ ban Bảo vệ Hoà b́nh Thế giới, sáng lập viên Câu lạc bộ Đoàn Kết, Phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên viên nghiên cứu giáo dục. Ông tham gia phái đoàn chính phủ dự hội nghị đàm phán ở Đà Lạt, dự các hội nghị hoà b́nh thế giới ở Bắc Kinh và Wien.

Ngày 30 tháng 10 năm 1956 luật sư Nguyễn Mạnh Tường, với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, đă đọc một bài diễn văn tại một cuộc họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, phân tích sâu sắc những sai lầm của Đảng và Nhà nước trong cải cách ruộng đất và đề ra phương hướng tránh mắc lại. Sau phát biểu này, ông bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp.

Ông mất ngày 13 tháng 6 năm 1997 tại Hà Nội, thọ 88 tuổi. Trong một tài liệu nói về ông và trích dẫn từ tác phẩm của ông Un Excommunié (Kẻ bị khai trừ), cho chúng ta thấy, ông đă bị đưa ra đấu trường như thế nào:

“Sau Nhân Văn, Nguyễn Mạnh Tường đă trải qua ba "đấu trường" (corrida): Mặt trận Tổ quốc, Đại học và Đảng. Tại mỗi đấu trường, ông phải trả lời về tội trạng của ḿnh.

Đấu trường đầu tiên là pḥng họp của Mặt trận Tổ quốc ở phố Tràng Thi, được ông mô tả như sau:

"Tôi đă có nhiều dịp tới đây dự các cuộc họp, hồi tôi c̣n ở trong nhóm những người được sủng ái được ngồi bên cánh phải của Người (Seigneur). Tôi biết rơ tất cả những vị "đồng liêu" ("mes pairs") sẽ quyết định số phận của tôi hôm nay!

Lần này, tôi vào pḥng họp như con ḅ mộng bị thả vào đấu trường (corrida). Đúng là một đấu trường bởi v́ tất cả bàn ghế đă được xếp dẫy dọc tường, chừa một chỗ trống giữa pḥng. Sau dẫy bàn, là đám đông nhiều hạng người. Những người ngồi là thành viên của Mặt trận, đứng là những kẻ hiếu kỳ, phần đông là nhà báo, hoặc các cơ quan hội đoàn. Đó là thứ quần chúng đấu trường, thèm cảm giác mạnh và sôi sục ham muốn thấy quang cảnh lạ lùng khó tả sắp diễn ra!

Như con ḅ mộng thả trong đấu trường, tôi đưa mắt nh́n một lượt cử tọa. Nếu những người đứng, trố mắt nh́n và lắng tai nghe, th́ những vị "đồng liêu" của tôi ngồi sau dăy bàn, có vẻ ngượng nghịu với nhiệm vụ mà họ chưa quen lắm. Tuy những câu hỏi đă được các vị "có thẩm quyền" soạn sẵn, nhưng trong cách diễn tả, giọng họ có chút bối rối. Tôi không khỏi thương cho họ bị rơi vào hoàn cảnh trái khoáy này" (trích dịch Un Excommunié, trang 151-152).

Biết rơ bản lĩnh của ḿnh, luật sư Nguyễn Mạnh Tường cảm thấy hoàn toàn thoải mái trong việc tự biện hộ, ông nắm chắc phần "thắng" trước những đối thủ tầm thường, đuối lư, không đáp lại được những lời hùng biện của người luật sư đầy kinh nghiệm.

Ngày hôm sau, đấu trường Đại học diễn ra trong không khí công cộng, mọi hạng người đều có thể tham dự. Hàng ngàn sinh viên, nhân viên trong đại học, nhà báo, những kẻ hiếu kỳ, bọn lang bang, đến kín chật hành lang, giảng đường, muốn dự kiến buổi "xử tử một trí thức nổi tiếng ở Hà nội". Lần này quan toà không ngồi bàn, mà thay phiên nhau bước lên giảng đàn.

Nếu bên Mặt trận Tổ quốc c̣n có chút nể mặt ông, chưa làm quá lộ liễu, th́ ở đây, ông thấy rơ:

"Người ta muốn kéo tên tôi xuống bùn đen, họ muốn chỉ rơ tội ác của tôi để biện minh trước cho sự trừng phạt mà họ sẽ dành cho tôi. Và đồng thời, để răn đe tầng lớp trí thức, để cải tạo họ, bắt họ tuân thủ vô điều kiện những mệnh lệnh và quyết định của đảng, theo đúng đường lối chính thống cộng sản. Tất cả mọi vi phạm vào nguyên tắc thần thánh này sẽ bị trừng phạt nghiêm ngặt, dù cho thủ phạm đă có công lớn như thế nào đối với tổ quốc và cách mạng.

Dưới chân giảng đàn mà tôi đă trải qua những giây phút đẹp nhất đời tôi, tôi được thấy những điều tồi tệ nhất. Tôi thấy, không những người ta muốn trừng phạt tôi -xin lỗi- cải tạo tôi, mà c̣n hơn nữa: họ muốn d́m tôi xuống địa vị một phạm nhân dưới chân cái bục mà thời vàng son tôi đă đứng, bắt tôi nghe những lời thoá mạ mỉa mai cay độc của những kẻ không phải là đồng song với tôi như ở Mặt trận mà là những đứa nhăi ranh không biết lượm được ở đâu, một vài kẻ h́nh như đă học tôi." (trang 173-174).

 Những lời đấu tố thô bỉ người thày, không được Nguyễn Mạnh Tường nhắc lại, ông chỉ ghi lại cuộc tranh luận của ông với một sinh viên học tṛ cũ và một nhà giáo trung học nhờ chạy chọt, được lên dạy đại học, v́ những vấn đề họ đưa ra, có chỗ đáng bàn. Và ông vẫn vận dụng kiến thức của ḿnh để thuyết giảng. Ông thấy ḿnh như đă chiếm được cảm t́nh của số đông cử tọa, qua ánh mắt của họ.

Đấu trường Đảng xẩy ra trong không gian kín, không có quần chúng tham dự. Có lẽ người ta thấy bất lợi khi đưa ông ra trước công chúng: không những ông không bị bôi nhọ mà dường như ông c̣n được quần chúng ủng hộ. Trong đấu trường thứ ba này, Nguyễn Mạnh Tường phải trả lời ba vị quan ṭa về Thái độ của người trí thức trong thế giới cộng sản. Câu hỏi chính đặt ra trong buổi thẩm vấn là: Sau chín năm theo cách mạng, đồng chí đă gặt hái được những thành quả không nhỏ và được sự trọng đăi của Đảng và nhà nước, thay v́ hưởng thụ những đặc quyền mà Đảng đă dành cho, tại sao đồng chí lại đứng lên chống Đảng?

Và đây là lời vấn đáp cuối cùng giữa người hỏi cung và Nguyễn Mạnh Tường, trong buổi đối chất trước toà án Đảng

Người chất vấn:

"- Đồng chí không thể không biết những ǵ đang chờ đợi. Nhà nước chỉ chấp nhận một thái độ duy nhất của trí thức. Đó là thái độ theo đúng đường lối chính thống, tin vào Đảng, trung thành với Đảng, suy nghĩ, cảm nhận, hành động, theo chiều hướng và cung cách mà các cấp lănh đạo đă quy định. Bất luận kẻ nào đi ra ngoài con đường này là bị rơi vào tà thuyết và sẽ bị trừng trị như những kẻ phản động bán nước. Đây là cơ hội cuối cùng để đồng chí hối cải về sự cả gan và bất cẩn của đồng chí. Hăy nắm lấy!"

Nguyễn Mạnh Tường trả lời:

"-Mỗi người chịu trách nhiệm về hành động của ḿnh. Nếu xă hội, tức là nhân dân, đạt tới một tŕnh độ văn hoá cao, có mức nhận thức trong sáng, th́ những cả gan của một tư tưởng khác với đường lối chung sẽ không bị trừng phạt, mà ngược lại sẽ được khuyến khích, bởi sự tiến bộ của dân tộc tùy thuộc vào những cả gan này. Lịch sử nhân loại đă chứng minh rằng không bao giờ số đông quần chúng có thể khai quang được một lối đi trong rừng rậm của dốt nát, thành kiến, hèn hạ, để tiến lên một bước về phía ánh sáng mặt trời. Trong thành Athènes, kinh đô của hiền triết, Socrate đă phải uống cạn cốc độc cần, để lại bài học cho những trí thức trên thế giới suy nghiệm và noi theo: người trí thức phải giữ vai tṛ tiên phong, hướng đạo trên con đường khó khăn và nhọc nhằn, để dẫn dân tộc đến niềm vui và hạnh phúc.

Nước ta đă phải chứng kiến sự thâm nhập của một chủ nghĩa ngoại bang hoàn toàn không bắt rễ từ quá khứ dân tộc. Bao nhiêu nhà ái quốc lớn mà mọi người đều kính phục đă bảo vệ, đă bênh vực, đă bảo trợ cho chủ nghiă này, họ đă đưa nó ra rồi bắt dân chúng phải thừa nhận, bằng cách hứa hẹn nó là ch́a khoá mở cửa vào thiên đàng trần thế. Quần chúng tin vào lời nói của lănh đạo và chờ đợi sự thực hiện những lời hứa. Chính nhờ vào sự đồng t́nh, vào những cố gắng, những hy sinh của của toàn dân mà đất nước đă giành được độc lập và tự do. Những cánh tay làm việc và những cái đầu suy nghĩ đă là rường cột cho đảng cầm quyền.

Bất hạnh thay, con đường chúng ta đi không bọc nhung. Hợm ḿnh trước những chiến công hiển hách mà họ tưởng đă đạt được nhờ chủ nghiă mác-xít, những người lănh đạo đă xây dựng nền móng và áp dụng sâu rộng hơn chủ nghiă này trong tất cả các ngành, không cần đếm xỉa đến khoa học và thực tế, tuy vẫn hô hào kính trọng giáo dục. Cuộc cải cách ruộng đất đưa đến những sai lầm nghiêm trọng mà những người cầm quyền phải chịu trách nhiệm. Sự đói khổ của nhân dân đă đến mức khốc liệt, vậy mà những kẻ trách nhiệm vẫn khoác lác rêu rao những điều ngược lại.

Trước bi kịch này, thái độ của trí thức phải thế nào? Có kẻ bịt mắt đút nút lỗ tai để đồng thanh phụ họa với bọn cơ hội và phỉnh nịnh, luôn miệng kêu gào: "Cộng sản thắng lợi. Đảng Cộng sản muôn năm". Những kẻ này hy vọng được ân sủng đến ba đời. Công chúng biết rơ và khinh họ. Nhưng những khối óc biết nghĩ và và những trái tim yêu tổ quốc và dân tộc không thể nhẫn nhục chịu đựng -trong im lặng và thụ động- những cay đắng của khát vọng không thành và những giấc mơ bị chà đạp. Họ lên tiếng tố cáo những sai lầm và đề nghị những biện pháp sửa đổi. Họ được cám ơn bằng những cú roi quất, bằng tù tội suốt đời, họ bị kết tội phản đảng, phản cách mạng, là kẻ thù của nhân dân! Sự an ủi duy nhất của họ là được quần chúng hiểu, ái ngại, nhưng không làm ǵ cho họ được. Họ phải đợi sự phán đoán của Lịch sử".

Và ông viết tiếp:

"Không một lời tuyên án. Những người cộng sản ưa bí mật. Lệnh được quyết định và thi hành trong yên lặng chết chóc. Công chúng không biết ǵ cả: bí mật được giữ trọn để khỏi khơi lên những t́nh cảm vô ích, những xao động đáng tiếc! Họ đă tiên đoán tất cả và hành động kịp thời!" (Un excommunié, trang 226- 229).

 

Quyển "Un Excommunié" của tác giả Nguyễn Mạnh Tường

Ba đấu trường. Không có án. Nguyễn Mạnh Tường đă phải xuyên qua hơn ba mươi năm sa mạc từ 1958 đến 1990. Bị khai trừ khỏi đại học. Chiếc xe đạp đi dạy bị lấy lại. Không được mở lớp dạy tư để kiếm tiền. Phải bán dần đồ đạc trong nhà. Sống trong đói khát. Bệnh tật. Bạn bè xa lánh. Người quen đổi vỉa hè.

Nhưng trong đêm khuya tăm tối vẫn có những đốm lửa lóe lên: "Thỉnh thoảng, sáng thức dậy mở cửa tôi thấy ai đă nhét vào kẽ cửa một phong b́ đầy tiền. Chúng tôi cảm động rơi nước mắt, tuyệt vọng v́ không thể cám ơn ân nhân được bởi có biết họ là ai. Hay có những hôm tôi đi dạo lúc trời nhá nhem. Luôn luôn vẫn có cớm theo dơi đằng xa. Bỗng một chiếc xe đạp đạp rất nhanh, sát bên tôi, nhét vào tay tôi một phong b́ hay một gói nhỏ rồi biến mất. Tất cả chỉ trong nháy mắt". (Un excommunié, trang 335).

Những đốm lửa hy vọng đó đă nuôi sống nhà trí thức trong suốt cuộc đời c̣n lại.”

Năm 1995, trong một cuộc phỏng vấn, nhà báo Mỹ hỏi về t́nh trạng và đời sống của ông như vậy, Hồ Chí Minh không can thiệp, giúp đỡ ǵ cho ông?  Thế mối quan hệ thân thiết của ông đối với ông Hồ th́ sao? Ông Tường trả  lời: “Tất cả thành viên của Đảng CS, Chủ tịch nước đến cán bộ cấp thấp nhất, đều không bao giờ có thể nói lên một ư kiến nào khác ư kiến của Đảng. Đó là lư do tại sao họ để tôi chết đói.

Đọc đoạn này, chúng ta hiểu ông Nguyễn Việt Phương nói về trường hợp của Trần Đức Thảo với Phạm Văn Đồng ở trên.

Tôi có mối u hoài về những người trong Nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm đặc biệt về ông Phan Khôi, từng làm báo khắp Bắc Trung Nam, là người khởi xướng phong trào thơ mới, theo cách mạng lên chiến khu Việt Bắc, ngày về già ông bị đối xử tệ bạc hơn bất cứ ai trong Nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm, xin đọc đoạn bài Tưởng Niệm Phan Khôi của Trần Duy:

Trần Duy Tổng Thư Kư Bán nguyệt san Nhân Văn

Một hôm tôi, Văn Cao và ông Phan ngồi ở một hàng nước trà ở phố Hàng Quạt, th́ Nguyễn Sáng đến. Sáng gọi thẳng tên tôi và nói:

Họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-1988)

“Bọn mày là bọn lừa đảo. Tại sao Trần Dần chỉ kéo da cổ để cắt ăn vạ bọn báo Quân đội mà chúng mày lại bảo là cắt cổ tự tử? Rồi đẩy tao minh hoạ bài báo Con người Trần Dần?”

Văn Cao là người khôn và tṛn trịa, không muốn xảy ra to chuyện, nên nói với Sáng:

“Bài viết ấy của Hoàng Cầm; Trần Duy không hay biết ǵ việc này. Cậu nghe tin này ở đâu?”

“Tụi Văn nghệ Quân đội.” − Sáng vừa trả lời vừa bỏ đi.

Chiều hôm ấy, gặp tôi, ông Phan Khôi vừa cười vừa nói:

“Vậy là thiên anh hùng ca không có anh hùng!”

Trước khi ra về ông nói với tôi:

“Xem ra khi đến với nhau th́ bằng chữ ‘nghĩa’, nay nghĩa không c̣n th́ cũng nên lo liệu trước.”

Và ông hỏi tôi:

“Tiền nong như thế nào? Ai nắm? Các phiếu bưu điện bạn đọc gửi tiền cho toà báo, ai giữ?”

Tôi đáp:

“Cháu.”

Ông bảo:

“Theo tôi, anh nên ra bưu điện hoàn trả lại người gửi, v́ ḿnh không rơ lai lịch của người gửi, không biết họ là ai, gửi tiền nhằm mục đích ǵ? Anh nên gửi trả lại để tránh những điều không hay.”

Cũng nhờ vậy, sau này có tin đồn báo Nhân văn đă nhận tiền của nước ngoài, th́ biên lai của Bưu điện Hà Nội đă chứng minh được sự lành mạnh về tiền nong, tài chính của toà báo.

Cũng từ dạo ấy, tôi thấy sức khoẻ của ông Phan Khôi sa sút. Có lúc thấy ông đi không vững. Có lúc thấy ông khó thở. Ông nói với tôi ông bị sốt thường xuyên, xin được đi khám bệnh nhưng không ai kư giấy giới thiệu.

Một buổi chiều tôi đến 51 Trần Hưng Đạo th́ gặp cảnh: Một quan chức có quyền lực quát đuổi vợ chồng ông ra khỏi số nhà 51 Trần Hưng Đạo.

Người này quát lớn:

“Tống cổ thằng già khốn nạn này ra khỏi đây!”

Vợ ông, − bà Huệ ôm chăn màn, sách vở; ông Phan Khôi lảo đảo theo sau. Ra cổng gặp tôi, ông chào và nói:

“Thôi, anh về đi… Buồn không cần thiết!”

Đến buồn mà cũng không cần thiết, kể cả khi hắt bát nước đi vẫn biết là không hớt lại được.

Hôm sau tôi gặp lại vị quan chức hôm qua, nguyên là bạn học cùng tôi thời tiểu học ở Quy Nhơn, B́nh Định, tôi hỏi:

“Ăn ở đối xử với nhau như vậy có quá lắm không? Nhất là tầm tuổi ông Phan cũng ngang hàng cha chú chúng ḿnh?”

Phan Khôi (1887-1959)
Chủ nhiệm BNS Nhân Văn

C̣n Nguyễn Hữu Đang (1913-2007) nhân vật chính diện trong phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm th́ sao. Nhờ bài kư của Phùng Quán, chúng ta được biết đời sống của ông sau những năm tù đày:

 

Vinh dự phù du ; mà oan khiên đăng đẳng **

Cách đây khoảng mười lăm năm, anh từ cao nguyên Hà Giang trở về, tá túc tại quê nhà. Hàng năm vào dịp giáp Tết, lại thấy anh đáo lên Hà nội trên chiếc xe đạp thiếu nhi Liên Xô (cũ). Anh mang đến cho mấy bạn cũ mỗi người một cân gạo nếp. Một lần tôi cũng được anh cho một cân. Tôi cảm động và ngạc nhiên hỏi anh: “Anh kiếm đâu ra gạo nếp mà cho chúng em thế?”. Anh cười: “Ḿnh sống ở nông thôn cũng phong lưu ra phết. Không những có gạo nếp biếu bạn, lại c̣n có cả thóc và rơm cho nông dân vay”. – “Hiện nay anh đang làm ǵ ở dưới đó?”. “Ḿnh nghiên cứu Lăo Trang và dịch lại cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên xô qua bản tiếng Pháp. Đối chiếu thấy bản dịch đă in sai nhiều quá” .

Sau khi đọc kỹ những tư liệu trên, tôi suy luận: ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban tổ chức Ngày Độc lập, vậy chắc ông phải biết ai là tác giả công tŕnh kiến trúc Lễ đài. Cần phải t́m gặp ông để hỏi cho ra.
 

***
 

Anh Nguyễn Hữu Đang th́ tôi được biết mặt từ mấy chục năm trước, nhưng rất ít khi được chuyện tṛ với anh. Mỗi lần tôi được anh hỏi chuyện, tôi bối rối, sướng mê nguời, đầu không khiến mà chân cứ rụt về tư thế đứng nghiêm, như ngày c̣n làm trinh sát mỗi lần được Chính uỷ Sư đoàn hỏi chuyện. Tôi nghĩ bụng: Tôi là cái thá ǵ mà được một người như Nguyễn Hữu Đang hỏi chuyện? Nguyễn Hữu Đang, người tham gia hoạt động cách mạng từ khi tôi chưa đẻ; nhà hoạt động báo chí công khai của Đảng cùng thời với Trường Chinh, Trần Huy Liệu; một trong những người tổ chức và lănh đạo chủ chốt của Hội Truyền bá Quốc ngữ cùng thời với Phan Thanh, cụ Nguyễn Văn Tố. Một trong những người sáng lập và tổ chức Hội Văn hoá Cứu quốc cùng với Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đ́nh Thi. Và cuối cùng là Trưởng ban Tổ chức ngày Đại lễ của Đất nước: 2-9-1945.

 
Hai năm trở lại đây không thấy anh lên Hà nội nữa. Mấy anh em quen cũ chúng tôi hỏi nhau: “Không biết anh Đang có gặp chuyện ǵ trắc trở dưới đó không?”
 

Nỗi lo lắng này thường xuyên ám ảnh tôi. Nhân thể tôi muốn t́m hiểu về công tŕnh Lễ đài Độc lập, năm đó tôi nhất quyết phải về thăm anh, mặc dầu đă gần giáp Tết. Tôi nói khó với vợ: “Em bớt cho anh một phần lương hưu tháng này; lấy tiền tàu xe, ăn đường, về Thái B́nh t́m thăm anh Đang…” “Nhưng tết nhất đến nơi rồi, chờ ra giêng anh đi có được không?”. “Anh bỗng nhiên thấy nóng ruột quá… đợi đến ra giêng e chậm mất. Anh Đang đă gần cái tuổi tám mươi, mà lại một thân một ḿnh…”. “Anh có biết địa chỉ của anh Đang không?”. “Anh chỉ biết anh ấy ở Thái B́nh, địa chỉ cụ thể th́ không biết”. “Cả cái tỉnh Thái B́nh rộng mênh mông với hơn hai triệu dân, không có địa chỉ cụ thể làm sao anh t́m được?”. “Trời đất! Một người như anh Nguyễn Hữu Đang th́ anh tin rằng về dưới đó hỏi đứa con nít nó cũng biết”. Vợ tôi đành trao cho tôi nửa số tiền lương hưu tháng cuối năm vừa lĩnh, với vẻ mặt nhẫn nhịn của người vợ phải trao cả một nửa sản nghiệp cho chồng tiêu hoang vào một việc không đâu! Tôi vội nhét mấy tờ giấy bạc vào túi, nhảy lên xe đạp, cắm đầu đạp thẳng ra ga v́ sợ vợ thay đổi ư kiến.
 

***
 

Vừa đi tàu, vừa ô-tô, xe đạp… sáng 26 Tết, tôi có mặt tại thị xă Thái B́nh. Để đỡ bớt th́ giờ t́m kiếm, tôi hỏi đường đến Sở văn hoá và Hội văn nghệ tỉnh, hỏi địa chỉ của anh. Tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy nhiều anh chị em cán bộ ở hai cơ quan này không biết Nguyễn Hữu Đang là ai. Có vài người biết nhưng lại rất lơ mơ: “H́nh như ông ta ở Quỳnh Phụ, Kiến Xương hay Tiền Hải ǵ đó…”. Ở Hội văn nghệ tỉnh, tôi làm quen với một nhà thơ trẻ. Khi biết rơ ư định của tôi, anh hăng hái nói: “Cháu sẽ đưa chú ra cái quán thịt chó, ở đó thường có mấy anh cán bộ về hưu, chắc sẽ hỏi ra”. Đến quán thịt chó, tôi đành móc số tiền c̣m cơi trong túi, gọi một đĩa thịt chó luộc và hai chén rượu cho phải phép. Đợi chừng nửa tiếng, có một người đứng tuổi để chiếc xe cúp trước cửa, đi vào quán. Nhà thơ trẻ bật dậy nói với tôi: “Ông này ở cơ quan an ninh tỉnh, hỏi chắc biết”. Tôi vội níu tay anh lại, dặn nhỏ: “Cậu đừng giới thiệu ḿnh là ai, sẽ rách việc”. “Biết rồi, biết rồi, chú không phải dặn”. Anh bạn trẻ đi đến gặp anh ta, nói cái ǵ đó, và chỉ tay về phía tôi. Anh cán bộ an ninh tươi cười bắt tay tôi, ngồi đối diện và niềm nở hỏi: “Xin lỗi cụ, năm nay cụ hưởng thọ bao nhiêu tuổi ạ?”. Tôi đoán chắc anh ta thấy tôi ăn vận nhếch nhác – áo quần bà ba nâu, chân dép lốp – râu tóc bạc trắng, nên hỏi vậy. Tôi liền nói phứa lên: “Cám ơn đồng chí – tôi cười – cũng thất thập cổ lai hi (3) rồi đồng chí ạ”. “Trước cụ công tác ở đâu ạ?”. “Tôi làm thường trực cho một cơ quan thương nghiệp trên Hà nội… về hưu đă gần chục năm rồi”. “Cụ là thế nào với ông Nguyễn Hữu Đang ạ?”. “Tôi có quen biết ǵ ông ta đâu. Thậm chí cũng chưa biết mặt. Chẳng là ở tổ hưu của tôi có một cụ nghe đâu hồi bí mật cùng hoạt động với ông ta. Biết tin tôi về thăm đứa cháu họ công tác giáo viên ở Quỳnh Côi, ông cụ gửi tôi mười ngàn bạc để biếu ông ấy, mà giao hẹn phải đưa tận tay. Tôi tưởng ông ấy ở thị xă, hỏi loanh quanh măi không ai biết…”. Anh cán bộ cười: “Ông ấy đâu có ở thị xă. Hiện ông ấy đang ở thôn Trà Vỵ, xă Vũ Công, huyện Kiến Xương… cách đây gần hai chục cây số. Ngược gió này mà cụ đạp xe về đó cũng vất vả đấy…”. Thấy tôi chăm chú lắng nghe, anh cán bộ trở nên cởi mở: “Nói để cụ biết, trước kia cái ông Đang ấy cũng là người hoạt động cách mạng có tên tuổi… Nhưng rồi ông ta giở chứng, làm báo làm văn chống đối Đảng và Nhà nước, bị xử phạt 15 năm tù ngồi, đưa lên giam trên trại tù Hà Giang. Măn hạn tù, ông ta xin về cư trú tại quê quán. Tuy vậy cách đây mấy năm ông Đang này tự tiện đi sang Nam Định không có giấy đi đường, đến nhà một đối tượng mà công an đang theo dơi. Công an hai tỉnh liền phối hợp, hỏi giấy tờ đi đường của ông ta, rồi bắt giam giữ bốn tháng ở nhà lao hai tỉnh để cảnh cáo, và tổ chức khám nhà. Sau đó thả cho về…”. Tôi tỏ ư sợ hăi găi đầu găi tai: “Chà… biết rắc rối thế này th́ tôi chẳng gặp ông ấy nữa… đem tiền về trả lại thôi…”. Anh cán bộ xuê xoa: “Không sao đâu cụ ạ, chính sách của ta bây giờ là đổi mới tư duy. Nghe đâu trên cũng đang sửa soạn cho ông ấy được hưởng lương hưu. Nếu cụ muốn về thăm ông ấy, cứ việc về. Tôi sẽ chỉ đường cho cụ”. Anh cán bộ chấm ngón tay vào li rượu, vẽ lên mặt bàn, chỉ vẽ cho tôi rất cặn kẽ con đường từ thị xă về chỗ anh Đang tá túc. Tôi đứng lên rối rít cảm ơn anh…
 

*
 

Con đường đá mười mấy cây số chi chít ổ gà. Gió cuối đông buốt như kim châm táp thẳng vào mặt. Nhưng vừa đạp xe tôi vừa nghĩ ngợi miên man về sự thăng trầm của những kiếp người t́nh nguyện dấn thân v́ nghĩa lớn, nên con đường cũng như bớt xa… Đến chỗ ngă ba rẽ vào trường phổ thông cấp I, II xă Vũ Công – Nơi anh Đang tá túc – tôi vào cái quán bên đường uống li rượu cho ấm bụng. Ông cụ chủ quán khi biết tôi từ Hà nội về t́m thăm anh Đang, rót rượu tràn li và nói: “Ông ấy thỉnh thoảng vẫn ngang qua đấy, tôi đều mời vào uống nước. Ông ấy tằn tiện khét tiếng cái xă Vũ Công này. Mới cách đây dăm hôm, ông ấy đèo sau xe cái rỏ tre ràng buộc rất kỹ. Ông ấy kể với tôi tối qua bắt được con rắn ǵ dữ lắm, phun phè phè ḅ vào nhà ḿnh. Định làm thịt ăn nhưng tiếc, chở lên chợ bán cho một tay buôn rắn độc, kiếm lấy mấy ngh́n mua mấy lạng mỡ lá…”. Tôi bật ph́ cười: “Ông ấy bây giờ lại thêm cái tài bắt rắn độc, mà mất công đạp xe mini những mười mấy cây số để đổi lấy mấy lạng mỡ lá… Vui thật! Tôi có người bạn làm thơ tên là Tuân Nguyễn, chết lâu rồi, làm câu thơ nghe thật vô nghĩa, nhưng cứ bất chợt hiện ra trong trí nhớ tôi: Cuộc đời vui quá không buồn được!”. Ông chủ quán rót thêm li rượu nữa, giọng hào hiệp: “Li này tôi đăi cụ!… Mà khổ, ông ấy có bán được đâu. Chiều tối ông ấy đạp xe về phàn nàn: nó không chịu mua, nó bảo loại rắn này không nằm trong bộ tam xà!”. Tôi cười ngất.


Anh Đang ở gian đầu hồi cái nhà bếp của khu tập thể giáo viên, trước mặt là ao cá Bác Hồ của xă. Đứng bên kia bờ ao, một cô giáo chỉ cho tôi: “Bác ấy đang ngồi ở bậc cầu ao kia ḱa! Đang cọ rửa cái ǵ mà chăm chú thế không biết…”. Tôi dắt xe đạp qua sân trường, ṿng ra sát sau lưng anh. Anh đang dùng nắm rơm cọ rửa những viên gạch vỡ đôi, xếp thành chồng cao cạnh chỗ ngồi. Tôi đứng lặng nh́n anh. Đầu anh đội cái mũ cối méo mó, khoác cái ruột áo bông thủng be bét, quần lao động màu cháo ḷng, hai ống chân ôm ṿng hai dây cao su đen nom như ṿng cùm sắt; chắc hẳn để nhét hai ống quần vào đó chống rét, lưng anh kḥng h́nh chữ C viết nghiêng… Tôi chợt nhớ cách đây rất lâu, tôi được nghe những người cùng thời với anh kể. Hồi Mặt trận B́nh dân, Nguyễn Hữu Đang là cán bộ Đảng được cử ra hoạt động công khai, ăn vận sang trọng như công tử loại một của Hà thành, thắt cà vạt đỏ chói, đi khắp Trung Nam Bắc diễn thuyết, oai phong, hùng biện, tuyên truyền cách mạng… Mỗi lần cách mạng cần tiền để hoạt động, Nguyễn Hữu Đang có thể đến bất ḱ một nhà tư sản Hà nội nào giàu có, vay vàng, tiền. Mà những người này trao vàng, tiền cho anh đều không đ̣i hỏi một thứ giấy tờ ǵ, v́ họ tin sâu sắc rằng trao vàng, tiền cho anh là trao tận tay cho cách mạng… Và bây giờ, anh ngồi đó, gần tám chục tuổi, không vợ, không con, không cửa không nhà, lưng kḥng chữ C viết nghiêng, tỉ mỉ cọ rửa những viên gạch vỡ – chẳng hiểu để làm ǵ – như người bơ già trong truyện “Hương cuội” của Nguyễn Tuân cọ rửa những viên cuội trắng để tẩm kẹo mạch nha vào dịp tất niên… Miên man nghĩ như vậy và tôi bật ph́ cười… “Anh Đang!”, tôi nghẹn ngào gọi. Anh quay lại, chớp chớp mắt, răng vàng sỉn, cùn ṃn gần nửa v́ năm tháng… “Phùng Quán! Chú về đây từ lúc nào thế?”. Hai anh em chúng tôi ôm chặt nhau giữa bậc cầu ao. Và cả hai gương mặt già nua phút chốc đẫm lệ…
 

*
 

Cái chái bếp căn hộ độc thân của anh rộng chỉ khoảng 5 mét vuông, chật kín những tư trang, đồ đạc. Mấy cây sào ngọn tre gác dọc ngang sát mái, treo vắt cả chục cái khăn mặt rách xơ như giẻ lau bát, áo may-ô thủng nát, quần lao động vá víu. Cạp quần đeo lủng lẳng một chùm lục lạc làm bằng vỏ hộp dầu cao Sao vàng xuyên thủng, buộc dây thép, bên trong có ḥn sỏi nhỏ. Đụng vào, chùm lục lạc rung lên leng keng, nghe rất vui tai. Sau đó tôi được anh giải thích tác dụng của chùm lục lạc: Đi lại trong đường làng những đêm tối trời, anh thường bị cánh thanh niên đi xe đạp, xe máy phóng ẩu đâm sầm vào, làm anh ngă trẹo tay, sầy gối. Học tập sáng kiến của đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc, treo mơ vào cổ trâu – trâu gơ mơ, chó leo thang – anh Đang chế chùm lục lạc đeo vào cạp quần, báo hiệu có người để họ tránh xe. Tác dụng thứ hai, quan trọng không kém… Mỗi lần đạp xe trên đường vắng, nghe tiếng lục lạc loong coong ngang thắt lưng, tự nhiên cảm thấy đỡ cô độc. Chính giữa gian chái kê cái tủ gỗ tạp nhỏ, hai cánh mọt ruỗng không khép kín được, khoá một chiếc khoá lớn như khoá nhà kho. Trên nóc tủ, xếp một chồng mũ cối, mũ vải, mũ lá mà ở Hà nội người ta thường quẳng vào các đống rác. Cạnh tủ là một cái giường cá nhân, bốn chân giường được thống cố thêm bốn chồng gạch. Trên giường một đống chăn bông trần rách thủng, và một xấp quần áo cũ làm gối… Sát chân giường kê chiếc bàn xiêu vẹo chỉ có hai chân, hai chân kia được thay bằng hai sợi dây thép buộc treo vào tường. Anh nói, giọng Lăo Trang: “Một cái bàn bốn chân là một con vật. Khi nó chỉ c̣n hai chân nó là một con người”. Trên mặt bàn xếp kín những chai lọ, vỏ đồ hộp, hai cái đèn dầu làm bằng lọ mực Cửu Long, vài con dao làm bằng mẩu lưỡi liềm gẫy, và ba bốn cái bát hương, nắp đậy là những viên gạch vỡ. Anh chỉ nắp đậy, giới thiệu với giọng trang trọng của thuyết tŕnh viên giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng nghệ thuật: “Nó là loại gạch nung rất già, gần đạt tới tiêu chuẩn của sành sứ cổ, sức nặng và độ bền của nó làm cho các loại chuột, mối, dán phải vị nể”. Bây giờ tôi mới hiểu anh cọ rửa những viên gạch vỡ để làm ǵ. Dưới gầm bàn là mấy chục đôi dép cao su hư nát, đứt quai, được bó thành từng bó, hai cái vại muối dưa rạn nứt, sứt miệng, một đống bản lề cửa, sắt vụn, đinh c̣ng queo, mẩu dây thép han rỉ… Tất cả những đồ lề đó, phủ lên một lớp bụi tro… Lúc tôi bước vào, gian buồng mờ mịt khói. Anh giải thích: “Giờ này các cô giáo nấu ăn. Bếp tập thể ở sát bên kia tường. Tôi đă trộn rơm với bùn trát những khe hở sát mái, nhưng khói vẫn cứ lọt sang – anh cười – Chịu khói một chút nhưng cũng có cái lợi. Thỉnh thoảng lại được ngửi mùi xào nấu lẫn với khói, cái mũi được bồi dưỡng. Trong việc dở nào cũng có việc hay, và ngược lại”. “Để em đạp xe ra chợ mua cái ǵ về ăn”. “Thôi khỏi cần. Chú về chơi hôm nay là rất gặp may. Sáng nay tôi vừa chế biến được một mẻ thức ăn ngon vô địch. Chú nếm rồi sẽ biết. Cơm cũng có sẵn rồi. Tôi mới nấu lúc sáng, ủ vào lồng ủ rơm, c̣n nóng nguyên. À, tôi lại có cả rượu cho chú, rượu cam hẳn hoi, quà của Hội Nhà văn gửi biếu vào dịp Tết năm ngoái… Tôi chỉ mới mời mấy thầy giáo mấy chén, c̣n đủ cho chú say sưa suốt mấy ngày ở chơi”. Anh xăng xái lấy chùm ch́a khoá buộc chung với chùm lục lạc, mở khoá tủ t́m chai rượu. Tôi liếc nh́n vào mấy ngăn tủ. Những xấp quần áo cũ nát để lẫn với những chồng báo, giấy má, sách… ố vàng. Ngăn dưới cùng để rất nhiều chai lọ, vỏ đồ hộp, vỏ lon bia, và nhiều chồng các loại bao thuốc lá. Anh lúi húi t́m một lúc khá lâu mới lôi ra được chai rượu cam c̣n già nửa: “Đây rồi! Bây giờ già hoá ra lẩm cẩm. Để chỗ này lại t́m sang chỗ kia”. Tôi cười, nói: “Nh́n anh, em cứ tưởng là một nhà quí tộc Nga thời Sa Hoàng, tự tay t́m chọn loại rượu quí cất giữ một trăm năm trong hầm rượu, để đăi khách quí”. Tôi chỉ những chồng vỏ bao thuốc lá, hỏi: “Anh chơi sưu tập vỏ bao thuốc lá à? Thế mà em không biết. Trên nhà em, các bạn đến chơi, hút các loại thuốc lá ngoại hảo hạng, vỏ bao vất lung tung, vợ em ngày nào cũng phàn nàn v́ phải dọn nhặt đem đốt”. Anh kêu lên: “Thế có tiếc không! Lần này chú về trên đó nhớ dặn cô, có vỏ bao thuốc là ngoại cứ cất giữ cho anh Đang, càng nhiều càng tốt. Nó là hàng đối lưu của tôi đấy…”. “Hàng đối lưu?”, tôi ngạc nhiên hỏi. “Để tôi dọn cơm cho ăn rồi tôi giảng cho chú nghe thế nào là hàng đối lưu. Tôi xem ra chú mù tịt về môn kinh tế chính trị học”. Tôi ngắm nh́n căn hộ độc thân đầy khói của anh, hỏi: “Hơn mười lăm năm qua anh vẫn sống ở gian buồng này à?”. “Ngày tôi mới về xă, tôi sống ở trại lợn của Hợp tác xă. Chẳng là cán bộ xă cũng thông cảm hoàn cảnh khó khăn của tôi, nên đề nghị tôi ra đó trông coi giúp như nhân viên thường trực của trại. Ở đó một thời gian. Nhà kho cũng thoáng mát, tôi có thể ăn ở, đọc sách, viết lách kết hợp với trông coi trại. Mỗi mùa hợp tác xă trả công điểm mấy chục cân thóc, mấy chục cân rơm làm chất đốt. Số thóc, rơm này tôi không phải dùng đến, trong mấy năm tiết kiệm được hai ba tạ thóc, hai trăm sáu chục cân rơm cho bà con vay. Ngoài ra, vào dịp tết, Hợp tác xă bồi dưỡng thêm ít thóc nếp, đem lên Hà nội biếu các chú… Khi bắt tay vào việc dịch thuật lại cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, tiếng lợn kêu âm ĩ quá làm tôi mất tập trung tư tưởng, nên phải xin thôi công việc trông coi trại, chuyển về đây để được yên tĩnh hơn”.
 

***
 

Anh lôi dưới gầm giường ra một cái xô tôn thủng đáy, đặt lên miệng xô tấm gỗ dán. “Đây là bàn ăn – anh giới thiệu và vần tiếp ra hai cái vại muối dưa sứt miệng – C̣n đây là ghế ngồi. Bà con nông dân ḿnh nghèo mà phí phạm thế đấy. Hai cái vại c̣n tốt như thế này mà đem quẳng bụi tre… Tôi nhặt về, cọ rửa sạch sẽ, lật đít lên, làm thành cái ghế ngồi vừa vững chăi lại vừa mát. Chú ngồi thử mà xem, có khác ǵ ngồi trên đôn sứ đời Minh?”. Anh dọn ra hai cái đĩa, rồi chọn trong hai cái bát hương đậy viên gạch vỡ gắp ra năm sáu viên ǵ đó tṛn tṛn, đen xỉn, nom rất khả nghi. Anh chỉ vào một đĩa, giới thiệu thực đơn: “Đĩa này là chả cóc, đĩa này là chả nhái. Nhờ ăn thường xuyên hai thứ đặc sản này mà tôi rất khoẻ, c̣n khoẻ hơn cả chú”.
 

Anh nhắc trong cái rổ phủ đầy rơm để ở góc nhà, xoong cơm đă ăn mất một góc mà anh giới thiệu vẫn nóng nguyên. Nói đúng hơn là một thứ cháo rất đặc, có thể xắn thành từng miếng như bánh đúc. “Ba năm trở lại đây, tôi phải ăn cơm nhăo, nếu ăn cơm khô th́ bị nghẹn. Tôi nấu cơm với nước vo gạo nên rất bổ. Chẳng là các cô giáo thường bỏ phí nước vo gạo. Tôi đưa cho các cô cái chậu, dặn đổ nước vo gạo vào đấy cho tôi, để tôi chắt ra nấu lẫn với cơm. Tinh tuư của gạo nằm trong nước vo, bỏ đi thật phí phạm”. “Nhưng cóc nhái đâu ra mà anh bồi dưỡng được thường xuyên thế?”, tôi hỏi. “Ấy chỗ này mới là bí quyết. Phải huy động lực lượng quần chúng, tức là các cháu thiếu nhi. Biết các cháu ở đây thích chơi vỏ bao thuốc lá, nhất là các loại vỏ bao đẹp. Mỗi lần lên thị xă hoặc sang Nam Định chơi, tôi đều nhặt nhạnh về, đổi cho các cháu lấy cóc, nhái. Cũng đề ra tiêu chuẩn hẳn hoi. Một vỏ bao ba số  đổi 3 con cóc hoặc 5 con nhái. Các loại khác 2 cóc, 3 nhái. Bởi vậy tôi mới nói là hàng đối lưu, chú hiểu chưa. Mỗi tháng tôi chỉ cần ba bốn chục cái vỏ bao là thừa chất đạm, mà là loại đạm cao cấp… Hôm nào chú về tôi gửi biếu cô, chú Cung(4), mỗi nhà mấy viên nếm thử. Cô chú ăn thịt cóc của tôi rồi sẽ thấy các thứ thịt khác đều nhạt hoét!”.
 

Anh rót rượu, chọn gắp viên chả cóc, nhái bỏ vào bát cho tôi, ân cần, âu yếm, trang trọng, làm tôi ứa nước mắt. Anh hỏi: “Chú đi đâu mà lại lặn lội về tận đây, vào lúc tết nhất sắp đến nơi?”. “Em về đây chỉ một mục đích là thăm anh. Hơn hai năm nay không thấy anh lên Hà nội, chúng em rất lo. Không biết anh ốm đau ǵ, liệu anh có c̣n sống không? Về đây thấy anh vẫn khoẻ mạnh, em rất mừng… Anh là nhân chứng của một quá khứ hào hùng của đất nước. Nếu anh chết đi, tàn lụi như cỏ cây, không nhắn gửi ǵ lại cho các thế hệ sinh sau, theo em là một tổn thất không ǵ bù đắp được…”. Tôi lấy đưa anh xem số tài liệu liên quan đến ngày Đại lễ mồng 2 tháng 9 năm 1945, vừa sao chụp: “Em suy luận ra anh là Trưởng ban Tổ chức Ngày Độc lập như trong tư liệu hiện c̣n giữ được. Em muốn được tận tai nghe anh kể lại những kỉ niệm, những hồi ức mà anh cho là sâu sắc nhất… mà nếu anh không dùng đến th́ cho em xin”.
 

Anh im lặng rất lâu, dùng đũa tém lại những mảnh vụn thịt cóc, nhái trong đĩa, gắp bỏ vào bát ḿnh những mảnh khác rớt xuống mâm ván. Anh chăm chú nh́n vào cái đĩa đă tém gọn, như đang gắng đọc những hồi ức in lại trong lớp men sành… Anh chợt nói, mắt vẫn không rời cái đĩa:
 

“Thấm thoắt thế mà đă bốn mươi bảy năm trôi qua… Tôi c̣n nhớ như in ngày hôm đó là ngày 28 tháng 8… Tại sao tôi nhớ, v́ đó là thời khắc lịch sử phải được tính từng phút một… Năm đó tôi bước vào tuổi băm ba. Chính phủ cách mạng lâm thời họp tại Bắc Bộ phủ, để quyết định ngày lễ ra mắt quốc dân đồng bào… Hôm đó, tôi có việc cần phải giải quyết gấp, nên đến nơi th́ phiên họp vừa giải tán. Vừa bước lên mấy bậc thềm th́ thấy cụ Nguyễn Văn Tố từ trong pḥng họp đi ra. Cụ mừng rỡ chụp lấy tay tôi, nói: “Anh vào ngay đi, cụ Hồ đang đợi anh trong đó”. Tôi theo cụ Tố vào pḥng họp. Đó là lần đầu tiên tôi được gặp mặt ông Cụ. Ông Cụ ngồi ở ghế tựa, mặc bộ quần áo chàm, tay chống lên ba toong. Cụ Tố kéo tôi lại trước mặt Cụ, giới thiệu: “Thưa Cụ, đây là ông Nguyễn Hữu Đang, người mà phiên họp quyết định cử làm Trưởng ban Tổ chức ngày lễ”. Cụ Hồ nh́n tôi một lúc với cặp mắt rất sáng, cặp mắt mà về sau này nhân dân cả nước đồn rằng có bốn con ngươi – như muốn cân nhắc, đánh giá người mà Cụ quyết định giao trọng trách. Cụ hỏi tôi với giọng Nghệ pha, rất giống giọng cụ Phan Bội Châu mà có lần tôi đă được nghe: “Chính phủ lâm thời quyết định làm lễ ra mắt quốc dân đồng bào vào ngày mồng hai tháng chín. Chú có đảm đương được việc tổ chức buổi lễ không?”. Tôi tính rất nhanh trong đầu: tháng 8 có 31 ngày, như vậy là chỉ c̣n 4 ngày nữa thôi… Tôi suy nghĩ cân nhắc trong từng phút. H́nh dung ra tất cả những khó khăn như núi mà tôi phải vượt qua… để tổ chức được một ngày đại lễ như vậy, trong khi ḿnh chỉ có hai bàn tay trắng. Tôi nói với Cụ Hồ: “Thưa Cụ, việc cụ giao là quá khó v́ gấp quá rồi”. Cụ Hồ nói ngay: “Có khó th́ mới giao cho chú chứ!”. Anh Đang ngẩng phắt lên nh́n tôi. Vẻ già nua cùng quẫn trên con người anh như được trút bỏ hết. Dáng dấp oai phong, khí phách của người chiến sĩ cách mạng luôn luôn đứng ở hàng xung kích lại hiện nguyên h́nh.
 

“Như chú biết đấy – giọng anh vụt trở nên sang sảng – tôi là một nhà tuyên truyền, động viên thiên hạ, chuyên nghiệp. Thế mà lần này tôi lại bị ông cụ động viên một cách tài t́nh, bằng một lời thật ngắn gọn, giản dị! Nghe ông Cụ nói vậy lúc đó tôi thấy trong con người ḿnh bừng bừng khí thế, muốn lập nên được những ḱ tích, những chiến công thật vang dội… Tôi nói với ông Cụ: “Thưa Cụ, Cụ đă nói như vậy con xin nhận nhiệm vụ. Con xin hứa sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành trọng trách”. Cụ Hồ đứng lên, bắt tay tôi, dáng bộ, gương mặt nom rất vui vẻ, bằng ḷng: “Thế th́ chú trở về bắt tay ngay vào việc đi. Đến sáng ngày kia, chú đến đây báo cáo với tôi công việc được tiến hành như thế nào”. Tôi chào Cụ, ra về, ḷng rạo rực lâng lâng… Nhưng khi vừa bước xuống hết những bậc thềm rộng thênh thang của Bắc Bộ phủ, tôi chợt nghĩ ra một điều. Tôi liền quay trở lại pḥng họp. Cụ Hồ vẫn c̣n đứng đó. Cụ hỏi ngay: “Chú c̣n cần ǵ nữa?”. “Thưa Cụ, để hoàn thành trọng trách, xin Cụ trao cho con một quyền…”. “Quyền ǵ, chú cứ nói đi!”. “Thưa Cụ, quyền được huy động tất cả những ǵ cần thiết cho buổi lễ, về người cũng như về của…”. “Được, tôi trao cho chú cái quyền đó. Nếu ai hỏi huy động theo lệnh của ai, cho phép chú được trả lời: Theo lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh!”.
 

- Công việc đầu tiên là tôi thảo một thông cáo ngắn gọn – anh gắp thêm mấy viên chả cóc trong bát hương, bỏ ra đĩa rồi kể tiếp – Nội dung như sau: ngày 2 tháng 9 năm 1945. Chính phủ cách mạng lâm thời sẽ làm lễ ra mắt quốc dân đồng bào, tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đ́nh. Đồng bào nào có nhiệt tâm, muốn đóng góp sức, góp của vào việc tổ chức ngày lễ lịch sử trọng đại này, xin mời đến Hội quán Trí Tri phố Hàng Quạt gặp Ban tổ chức. Thông cáo được gửi ngay đến tất cả các báo hàng ngày, yêu cầu đăng lên trang nhất, với hàng tít thật lớn chạy hết trang báo (… mất một ḍng… ) ngoài chật kín Hội quán. Người ghi tên vào các công tác, người góp tiền, góp vàng, góp vải vóc, gỗ ván. Nhiều người từ chối không lấy giấy biên nhận: “Biết bao anh hùng, liệt nữ đóng góp cho nền độc lập của dân tộc, đâu có lấy giấy biên nhận”, họ nói vậy. Tôi mời mọi người dự cuộc họp chớp nhoáng, và đưa ra ư kiến: Việc cần thiết trước tiên là phải dựng một lễ đài Độc lập thật đẹp, thật lớn, thật uy nghi, xứng đáng với ngày lịch sử trọng đại này, tại trung tâm vườn hoa Ba Đ́nh để Chính phủ cách mạng lâm thời đứng lên ra mắt. Vậy đồng bào nào hiện có mặt tại đây có thể đảm nhiệm trọng trách đó? Một người trạc ngoài ba mươi, ăn mặc lối nghệ sĩ, đeo kính trắng, bước ra nói: “Tôi là hoạ sĩ Lê Văn Đệ (5). Tôi xin t́nh nguyện nhận việc dựng lễ đài. Trưa nay tôi sẽ mang bản phác thảo lễ đài đến ban tổ chức xem xét”. Tôi bắt tay hoạ sĩ, nói: “Tôi được biết tên tuổi anh từ lâu và cũng nhiều lần được xem tranh của anh. Tôi xin thay mặt Ban tổ chức hoan nghênh nhiệt tâm đóng góp của anh. Nhưng Lễ đài Độc lập là một công tŕnh kiến trúc, tuy dựng gấp rút, tạm thời, nhưng phải đạt những tiêu chuẩn không thể thiếu của nó như sự vững chắc, sự hài hoà công tŕnh với tổng thể… Nói ví dụ nếu như không vững chắc, mấy chục con người đứng lên, nó đổ sụp xuống th́ ngày lễ coi như thất bại. Bởi vậy cần một kiến trúc sư phối hợp với anh”. Một người trẻ tuổi ăn vận chỉnh tề, từ trong đám đông bước ra, tự giới thiệu: “Tôi là kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh(6), cùng hoạt động trong Hội Văn hoá Cứu quốc với anh Phạm Văn Khoa. Hôm qua tôi được anh Khoa cho biết ư đồ của Ban tổ chức, tôi đă vẽ xong bản đề án thiết kế lễ đài”. Anh Quỳnh trải cuộn giấy can cầm sẵn trên tay lên mặt bàn. Đó chính là toàn cảnh lễ đài Độc Lập mà sau này chú được nh́n thấy in h́nh trên báo chí. Bản vẽ thật đẹp, thật chi tiết, tỉ mỉ… Lễ đài với tổng thể vườn hoa Ba Đ́nh, vị trí dựng lễ đài, chiều cao, chiều rộng, mặt bằng, mặt cắt ngang, cắt dọc lễ đài, độ lớn các xà gỗ, tổng diện tích mặt ván ốp lát v.v… Sau khi nghe anh Quỳnh thuyết tŕnh, tôi xem xét, cân nhắc rồi đặt bút kí duyệt bản thiết kế, đóng dấu Ban tổ chức. Tôi nói với anh Lê Văn Đệ và anh Ngô Huy Quỳnh: “Ban tổ chức quyết định giao việc này cho hai anh (Các anh cần ǵ, chúng tôi) sẽ lo chạy đầy đủ. Hiện nay chúng tôi có một kho ba ngàn thước len đỏ (7), cần dùng bao nhiêu các anh cứ lấy dùng. Lễ đài phải được dựng xong trong ṿng 48 giờ đồng hồ. Đúng 5 giờ sáng ngày mồng 2 tháng 9, tôi sẽ đến nghiệm thu. Chúc các anh hoàn thành nhiệm vụ”.
 

Sáng ngày 31 tháng 8, tôi đến Bắc Bộ phủ gặp Cụ Hồ như Cụ đă chỉ thị. Sau khi nghe tôi báo cáo ngắn gọn, đầy đủ về tất cả mọi việc có liên quan tới ngày lễ, Cụ nói giọng hết sức nghiêm trang: “Chú phải nhớ ngày Mồng hai tháng Chín tới sẽ là một ngày lịch sử. Đó là ngày khép lại cuộc Cách mạng tháng Tám, và ngày khai sinh nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà”.
 

*
 

“Ông Đang ơi! Ông Đang ơi!”, tiếng con nít gọi nheo nhéo ngoài cửa, ngắt ngang câu chuyện của anh. Tôi nh́n ra, thấy hai chú bé chạc 9, 10 tuổi, mỗi chú cầm một cành tre, đầu cành tre thơng thượt một con rắn nước, ḿnh nhỏ bằng chuôi dao, đầu bị đập dập c̣n rỉ máu tươi: “Ông có đổi rắn nước không ạ?”. Anh Đang bỏ đũa bước ra cửa, xem xét cẩn thận hai con rắn nước, rồi hỏi: “Các cháu định đổi như thế nào?”. “Ông cho cháu mỗi con hai cái vỏ bao ba số”. “Các chú đừng có giở thói bắt chẹt”, giọng nói vá dáng bộ của anh đă chuyển sang giọng của dịch vụ đổi chác, “Mỗi con rắn này chỉ giá trị bằng hai con cóc. Nhưng thôi, th́ ông cũng đành chịu thiệt vậy, mỗi con một vỏ bao ba số, các chú có đổi th́ đổi, không đổi th́ thôi”. Hai chú bé ngần ngừ một lúc, rồi nói: “Chúng cháu đổi ạ”. Anh quay vào mở khoá tủ, chọn lấy ra hai cái vỏ bao ba số, đưa cho mỗi chú một chiếc, và cầm lấy hai con rắn. Hai chú bé cũng xem xét hai cái vỏ bao cẩn thận không kém ông Đang xem xét hai con rắn. Một chú nói: “Ông đổi cho cháu cái vỏ bao khác, cái này bên trong không có tờ giấy vàng”. Anh cầm lấy cái vỏ bao xem lại, cười: “Được, ông sẽ đổi cho vỏ bao khác. Sau này chú mà làm cán bộ thu mua th́ Nhà nước sẽ không phải chịu thua thiệt”.
 

Anh cầm hai con rắn bỏ vào cái rổ con ở góc nhà, mặt tươi hẳn lên, như người buôn bán vừa vớ được món hời: “Thịt rắn c̣n bổ hơn thịt nhái. Tối mai tôi sẽ đăi chú món rắn om riềng mẻ. Ăn vào chú sẽ thấy tăng lực gấp đôi, có thể đạp xe một mạch lên đến bến phà Tân Đệ”.
 

*
 

Tôi ở lại chơi với anh Đang ba ngày, thuê một anh phó nháy ở xă trên xuống chụp mấy pô ảnh làm kỉ niệm. Bữa cơm tiễn tôi, anh có vẻ buồn. Vừa dùng đũa tém tém mấy khúc rắn om mặn chát nổi muối trong đĩa, anh vừa nói: “Hiện nay tôi đang cố gắng hoàn thành thiên hồi kư thuật lại tất cả những ǵ có liên quan đến thế sự, kể từ khi tôi bước chân vào con đường hoạt động cách mạng cho đến những năm tháng gần đây… Trong hồi kư, tôi sẽ đề cập đến những việc mà từ trước đến nay tôi chưa hề tiết lộ với ai. Ví dụ như bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập” Cụ Hồ viết… c̣n hay mất, nếu c̣n th́ bây giờ đang ở đâu… Hoặc cụ định sửa hai câu trong bản “Tuyên ngôn”, nhưng không kịp v́ bản chính đă đưa in mất rồi. Là Trưởng ban Tổ chức ngày lễ, tôi phải phụ trách việc in ấn những tài liệu có liên quan đến vận mệnh đất nước này, nhưng… như chú biết đấy, hiện nay trong Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng như Bảo tàng Lịch sử, không có bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”… Tôi sợ sẽ làm không kịp mất, gần tám chục tuổi đầu rồi c̣n ǵ, mà lại không có điều kiện làm việc, ban đêm coi như chịu chết, đèn đóm tù mù, đúng là đóm thật”… Anh im lặng một lúc lâu, rồi ngẩng lên nh́n tôi, hỏi tiếp: “Chú có biết điều lo lắng nhất của tôi hiện nay là ǵ không?”, không đợi tôi đoán, anh nói luôn: “Tôi lo nhất là không biết chết ở đâu. Lúc sống th́ tôi ở nhờ nhà ai chẳng được, ở đây cũng như ở trên Hà nội… Nhưng lúc chết th́ người thân mấy cũng làm phiền người ta. Có ai muốn một người không phải ruột ra máu mủ lại nằm chết trong nhà ḿnh? Ngay cả cái chái bếp này cũng vậy, tôi nằm chết sẽ làm phiền đến nhà trường, các thày các cô, các cháu học sinh… Bởi vậy mà hai năm nay tôi không muốn lên Hà nội. Ở đây, tại quê hương bản quán, tôi đă chọn sẵn chỗ để nằm chết… Chú ra đây tôi chỉ cho, đứng ở đây cũng nh́n thấy…”.
 

Tôi theo anh ra đứng trên cái trụ xi măng cầu ao cá. Gió mùa đông bắc lạnh thấu xương thổi thốc vào mặt hai anh em. Anh chỉ tay về phía một búi tre gần cuối xóm, đơn độc giữa cánh đồng, ngọn tre đang vật vă trong gió buốt. “Đấy, dưới chân búi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ đầy lá tre rụng, rất vừa người tôi… Tôi sẽ nằm đó chết để khỏi phải phiền ai… Tôi đă chọn con đường ngắn nhất để có thể ḅ kịp đến đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay…”
 

Trở vào nhà, cả người tôi nổi gai, ớn lạnh, chắc là bị cảm… Tôi dốc hết rượu ra bát uống ực một hơi chống lạnh. Rượu vào lời ra, tôi cất giọng ngâm to mấy câu thơ của Phùng Cung gửi tôi mang về tặng anh:
 

Mặt ra giông chớp
Rạc mái phong lưu
Gót nhọc men về thung cũ
Quỳ dưới chân quê
Trăm sự cúi đầu
Xin quê rộng lương
Chút thổ phần ḅ xéo cuối thôn!

Tháng 12.1992 ( 8 )

Phần Viết Thêm
 

Nấn ná măi, sáng 27 Tết tôi phải rời thôn Trà Vy trở về Hà Nội. Đạp xe ngược gió trên con đường đất sống trâu dọc bờ sông Máng, tôi bỗng thấy lạnh kinh khủng. Hai ba lần, tôi ngoái lại nh́n làn khói mỏng trên cái chái bếp, bên dưới làn khói đó là một bậc hào kiệt của đất nước đang ngồi trầm tư v́ thế sự giữa một đống giẻ rách, dép lốp đứt quai, đinh c̣ng queo, chai lọ bụi bám đáy, những cái vỏ lon bia, những mẩu sắt han rỉ chẳng biết để làm ǵ. Hai mắt tôi tự nhiên cay lệ. Tôi chỉ muốn quay xe lại với anh nhưng sợ anh mắng. Từ chiều hôm qua, anh giục giă tôi suốt: “áng mai chú phải về Tết nhất đến nơi. Chú không thể để cô ấy cúng tất mên một ḿnh như cảnh nhà những người góa bụa cô đơn…”.
 

Đăm đăm nh́n anh, tôi tự hỏi: “Trên thế gian này, không biết c̣n ai cô đơn hơn anh?”. Tôi khẩn khoản: “Anh cùng về Hà Nội với em, ăn Tết cùng với nhà em, nhà anh Cung có vui hơn không?”. “Chú cứ về trước đi, chậm lắm sáng mồng hai Tết, tôi sẽ có mặt ở nhà chú hoặc ở nhà chú Cung”.
 

“Nhưng anh c̣n vướng víu ǵ ở đây mà không về cùng với em được?”. “Chuyến này lên Hà Nội tôi sẽ ở lại. Tôi muốn t́m gặp lại anh em thời Truyền bá quốc ngữ xem ai c̣n ai mất, hên hệ với những anh em hiện đang sống ở nước ngoài như Hoàng Xuân Hăn. Ông ta có công lớn lắm đấy. Ông được Hội giao soạn thảo học chữ quốc ngữ theo lối mới, làm sao cho dễ học, dễ thuộc, dễ nhớ và ông đă soạn thảo rất thành công. Tài t́nh nhất là ông đă vần vè hóa được cách nhận diện các chữ cái:
 

“i t giống móc cả hai
i ngắn có chấm, t dài có ngang”

hoặc:
“O tṛn như quả trứng gà
Ô th́ đội mũ, Ơ là thêm râu”


Tôi ngạc nhiên: “Hồi c̣n đi giữ trâu ở làng quê em học truyền bá quốc ngữ cũng thuộc ḷng những câu vần vè đó. Nhưng em thật không ngờ tác giả của nó lại là nhà toán học nổi danh Hoàng Xuân Hăn”. “Đó chính là tấm ḷng thương nước, thương dân của người trí thức chân chính”. Anh nói thêm: “Tấm ḷng của họ đối với nước, với dân trong suốt như thuỷ tinh, không gợn một chút bợn đặc quyền đặc lợi. Lần này lên Hà Nội, tôi có một mục đích là tổ chức một cuộc gặp gỡ những người trước đây tham gia Hội Truyền bá quốc ngữ. Chúng tôi sẽ ôn lại hồi ức và viết hồi kư. Mà muốn làm như vậy th́ phải có…
 

(Bài viết đến đây th́ dừng v́ Phùng Quán bệnh nặng không c̣n sức để viết tiếp)


(*) Bài viết trên được Phùng Quán viết xong tháng 12.1992, đến tháng 1.1995, trong lúc nằm trên giường bệnh, chưa hài ḷng với những ǵ đă viết, Phùng Quán viết thêm bằng bút ch́ trong tư thế nằm ngửa viết lên giấy đặt dưới tấm ván treo úp xuống trước mặt ở đầu giường. Đây chính là những ḍng cuối cùng của Phùng Quán. Di cảo do bà Vũ Thị Bội Trâm, vợ nhà văn Phùng Quán cung cấp (BT)

Chú thích:
 

(1) Bản in này căn cứ vào bản sao ảnh bản thảo 19 trang viết tay của Phùng Quán, Một vài trang chụp thiếu một hai ḍng chót. Chúng tôi phải ghi (… mất một ḍng… ), hoặc khôi phục đoạn câu bị mất đi, nhưng vẫn để trong ngoặc. (BT)
(2) Thơ Tố Hữu
(3) Bảy mươi tuổi xưa nay hiếm, thơ Đỗ Phủ
(4) Phùng Cung, nhà văn
(5) Họa sĩ Lê Văn Đệ ( theo tạp chí Bách Khoa Sài G̣n 1963) sang La Mă, được phong họa sư, được chính Giáo hoàng Pie Xl giao cho trang hoàng điện Vatican.
(6) Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh sau này có thời là thứ trưởng Bộ Xây dựng.
(7) Số len này lấy được ngày 19-8-1945, khi tấn công chiếm Trại lính khố đỏ ở phố Hàng Bài. (Chú thích của tác giả)
( 8 ) Năm 1993, ông Nguyễn Hữu Đang đă được Nhà nước cấp nhà ở Hà Nội và được hưởng iương hưu. Nhưng qua bài viết này giúp cho độc giả hiểu thêm về một chi tiết cụ thể của lịch sử Cách mạng tháng Tám và tấm ḷng của nhà văn Phùng Quán. (Chú thích của Ngô Minh)

Ông Nguyễn Hữu Đang đă từ trần ngày 8.2.2007 tại Hà Nội, thọ 94 tuổi. Lễ tang, do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức, được cử hành sáng thứ bảy 10.2. 2007 tại Nhà lễ tang quân đội, 5 Trần Nhân Tông.

*****

Nhờ bài viết của Phùng Hà Phủ con trai của nhà thơ Phùng Cung, chúng ta được biết cuộc đời Phùng Cung:

 

Nhà thơ Phùng Cung (1928-1997)

 

 

Bố tôi, nhà thơ Phùng Cung, sinh ngày 18 tháng 7. 1928 (Mậu Th́n) tại Kim Lân, Hồng Châu, Yên Lạc, Vĩnh Yên. Là con trưởng của một gia đ́nh đông con và giàu có, ngay từ lúc nhỏ, bố tôi đă được cha mẹ gửi trọ học ở Sơn Tây. Đến khi Nhật đảo chính Pháp mới trở lại quê nhà. Khi cách mạng nổi dậy cướp chính quyền (9-1945), vốn trẻ tuổi, năng nổ lại là người có văn hóa, bố tôi được dân bầu làm chủ tịch liên xă Hồng Châu - Liên Châu năm mới 17 tuổi. Và tên của địa phương do bố tôi đặt vẫn giữ cho đến tận bây giờ. Làm chủ tịch được vài năm th́ "phá tề", thực dân Pháp quay trở lại càn quét tái chiếm, bố tôi phải trốn lên chiến khu Việt Bắc và kéo theo mấy em trai c̣n ít tuổi theo cùng. Tại quê nhà, gia đ́nh họ hàng bố tôi gồm bố, mẹ và các anh chị em khác đều bị liên lụy v́ có con trốn đi làm cách mạng.

Khi lên chiến khu, bố tôi làm công tác thông tin ở liên khu 10 Việt Bắc, cơ quan thông tin của ông Nguyễn Tấn Gi Trọng (bác sĩ Trọng sau này làm công tác chuyên môn tại trường Đại học Y Dược Hà Nội và là người giúp mẹ tôi theo học lớp dược tá khi ḥa b́nh lập lại). Sau một thời gian làm tại liên khu 10, bố tôi mới chuyển sang an toàn khu và làm công tác văn nghệ, cùng sống và làm việc với các ông Ngô Tất Tố, Phan Khôi, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài,... cho đến khi ḥa b́nh lập lại (1954) th́ cùng với cơ quan Hội văn nghệ về tiếp quản thủ đô Hà Nội.

Trong suốt thời gian tham gia cách mạng, bố tôi ít có điều kiện trở lại quê nhà. Khi chính phủ phát động phong trào "cải cách ruộng đất", bố tôi cũng như bao anh em khác cùng cơ quan phải về các địa phương khác nhau để tham gia phong trào. Một lần nhân dịp Tết Nguyên đán về thăm gia đ́nh, thấy cảnh tượng cửa nhà, ruộng đất bị chia cướp, phá phách. Ông nội tôi rất lo lắng v́ gia đ́nh sợ đang bị quy là thành phần địa chủ cường hào. Bố tôi có an ủi động viên ông: "Con đi làm cách mạng, thoát ly đă lâu th́ thế nào gia đ́nh ḿnh cũng được chiếu cố. Cùng lắm là nhà nước lấy lại hết ruộng đất chia cho người nghèo hơn, bố cứ an tâm, đừng lo lắng ǵ, vả lại bố cũng nhiều tuổi rồi". Nhưng thật không ngờ, sau đợt về thăm nhà và trở lại cơ quan được ít lâu, th́ bố tôi được tin gia đ́nh ḿnh bị quy là địa chủ cường hào ngay trong đợt phát động tiếp theo. Thực ra ông nội tôi là người sống rất phân minh và tốt bụng, rất quư người làm và không ai trong số họ đứng ra tố cáo ông cụ. Sau khi bị tổ chức đấu tố tại địa phương mất mấy ngày, ông cụ lại tiếp tục bị bắt đưa đi giam ở trại C̣ Nỉ - Thái Nguyên. Khi bố tôi hay tin, bố rất nóng ḷng chuyện nhà và muốn quay về xem sự thể ra sao. Những bạn bè thân trong cơ quan biết chuyện như ông Tô Hoài (lúc này đang phụ trách công tác Đảng - Đoàn của Cơ quan văn nghệ) đều khuyên nên thật b́nh tĩnh, chờ Đảng sẽ sửa sai. Trong một lần kết hợp đi công tác, bố tôi có t́m lên thăm và những mong gặp mặt để tiếp tế cho cụ. Nhưng tới nơi th́ được một người bạn tù già cùng lán với cụ, chưa kịp nói câu nào vội vă dẫn bố lên khu đồi trọc phía sau trại giam và chỉ cho bố lùm đất mà ngọn sắn làm dấu mới héo lá. Quá bất ngờ trước cái chết của cụ, bố tôi quay ngay về Hà Nội, bố rất buồn, suy nghĩ nhiều và tránh mọi sự tiếp xúc với bên ngoài.

Năm 1956, một nhóm văn nghệ sỹ gồm những người tham gia kháng chiến cũ tập họp nhau đứng ra thành lập báo Nhân VănGiai Phẩm. Ông Nguyễn Hữu Đang đến gặp và bảo bố tôi tham gia viết bài. Truyện Con ngựa già của Chúa Trịnh đăng trên báo Nhân Văn ngay sau đó. Thời gian này mẹ tôi thấy mọi người xung quanh bàn tán với nhau rằng tờ báo Nhân Văn "có vấn đề". Và chỉ một thời gian ngắn sau khi có bài viết của bố tôi th́ tờ báo bị cấm xuất bản và lưu hành.

Cũng khoảng thời gian này, bố tôi bị đ́nh chỉ công tác để làm kiểm thảo. Bố tôi ít đến cơ quan và chỉ viết ở nhà, một số bạn thân của bố tôi thường lui tới như Trần Dần, Hoàng Cầm, Đặng Đ́nh Hưng...

Một buổi sáng như thường lệ, khi mẹ tôi đi làm (lúc đó hai anh em tôi c̣n nhỏ, chưa đến tuổi đi học), th́ ở nhà, căn hộ mà gia đ́nh tôi ở bị công an mang xe ô tô đến vây bắt khám xét. Sau khi khám nhà và tịch thu toàn bộ sách vở, tài liệu, bố tôi bị đưa ngay vào giam ở nhà tù Hỏa Ḷ (Hà Nội). Đó là tháng 5. 1961. Kể từ ngày đó măi cho đến thời gian chuẩn bị kư hiệp định Paris (1973), tức là 12 năm sau, bố tôi mới được tha về nhà. Thời gian đầu bố tôi bị giam ở Hỏa Ḷ (Hà Nội), sau đó đưa lên Bất Bạt (Sơn Tây), rồi Yên B́nh (Yên Bái), Phong Quang (Lào Cai).

Bố tôi bị bắt và giam giữ nhưng không có án mà gọi là đi tập trung cải tạo. Thời gian đầu, mẹ tôi vô cùng hoang mang, chạy khắp nơi từ Bộ công an, sang Viện Kiểm sát tối cao rồi Ṭa án để hỏi xem bố tôi bị bắt v́ tội ǵ. Tới nơi nào cũng chỉ nghe trả lời là bố tôi có tội với Đảng, tội phản động... là phần tử chống đối lănh đạo, cần phải tập trung để cải tạo tư tưởng. Khi bố tôi mới bị giam giữ th́ nghe nói thời hạn tập trung là 3 năm, sau đó là 6 năm rồi 9 năm hơn cũng chẳng thấy được tha về. Mỗi lần mẹ lên thăm bố, gặp nhau khoảng nửa tiếng đồng hồ, chưa kịp nói chuyện ǵ th́ đă hết giờ quy định. Và lần nào mẹ tôi cũng được nghe các giám thị trại giam nói rằng bố cải tạo chưa tiến bộ, ngoan cố, không gương mẫu... Sau này lúc măn hạn tù, mẹ tôi mới biết bố tôi luôn là đối tượng bị giam cấm cố trong xà lim, bị hạn chế tối đa tiếp xúc với thân nhân.

Nhớ lại theo bố tôi kể "khi xảy ra chuyện", buổi sáng đó bố tôi được triệu tập tới cơ quan để họp. Đến nơi thấy mọi người xung quanh đều có ư lảng tránh ḿnh, thậm chí không dám mời nhau uống chén nước. Ngay cả những bạn rất thân và thường lui tới nhà cũng t́m cách lánh mặt. Ngay sau đó bố tôi bị đem ra kiểm điểm trước cuộc họp, mà thực chất gần như một buổi đấu tố thời "cải cách" của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật (gồm cả đại diện bên Văn nghệ quân đội). Chủ tŕ cuộc đấu tố gồm các ông Vơ Hồng Cương, Nguyễn Đ́nh Thi, Chế Lan Viên, Hoài Thanh... Cảm tưởng đau xót và ngỡ ngàng nhất đối với bố tôi là những bạn thường ngày chơi thân với bố tôi như vậy đều tham gia vào việc "đấu tố". Ngày hôm đó, ông Trần Dần là người đứng lên "tố" để hai ông Lê Đạt và Hoàng Cầm làm chứng dối. Tội chính mà bố tôi bị "tố" là mang ḷng hận thù cách mạng sau cái chết của bố ḿnh. Lôi kéo người khác cùng về hùa để lăng mạ lănh đạo và c̣n viết nhiều chuyện chưa in khác - Tất cả nội dung đều tập trung vào lănh tụ và Đảng cộng sản như: Dạ kư, Chiếc mũ lông, Quản thổi, Kép Nghế... Việc bố tôi bị bắt sau đó là do tham gia làm báo Nhân Văn nhưng theo mẹ tôi c̣n nhiều lư do khác nữa.

Hồi thanh niên và đang c̣n công tác, bố tôi là người nhanh nhẹn, tốt bụng và hay giúp đỡ mọi người. Trước khi bị bắt và khai trừ khỏi Đảng, bố tôi làm thư kư công đoàn của Hội, là đối tượng được cơ quan đề nghị sang học tại Liên Xô. Tuy nhiên, bố tôi là người trực tính, không ưa sự giả dối. V́ vậy bố tôi thường châm chọc, đả kích những người xu nịnh, luồn cúi cấp trên cầu lợi. Thời gian trước khi bố mẹ tôi lấy nhau, bố tôi có báo cáo việc này với cơ quan. Hội cử các ông Kim Lân, Hoàng Thượng Khanh, Lều Thọ Hợp... về quê mẹ tôi để thẩm tra lư lịch gia đ́nh (mẹ tôi và bố tôi cùng quê hương nhưng khác xă). Khi về đến nơi điều tra, họ cho rằng nhà của mẹ tôi tuy không là địa chủ nhưng cũng thuộc thành phần của giai cấp phong kiến, không tiến bộ nên không đồng ư. Riêng việc này bố tôi không chấp hành ư kiến trên và đám cưới vẫn được tổ chức sau đó ở Hà Nội (đám cưới do bác Phan Khôi làm chủ hôn).

Nghe bố tôi kể lại, khi mới vào trại, mặc dù là đối tượng bị kiên giam biệt lập, nhưng khi biết bố tôi là tác giả của Con ngựa già... th́ rất nhiều trại viên t́m đến thăm hỏi, xem mặt, động viên, giúp đỡ. Nhất là thời gian đau ốm, bố tôi được các bạn tù chăm sóc rất tận t́nh, v́ thế mà bố tôi mới c̣n sống trở về. Bởi trong tù bố tôi bị mắc nhiều chứng bịnh hiểm nghèo như lao phổi, viêm loét dạ dày măn tính...

Suốt thời gian bố tôi bị giam giữ, mẹ tôi đă phải sống những năm tháng vô cùng căng thẳng về tinh thần và khốn đốn về vật chất. Một ḿnh phải nuôi hai con c̣n nhỏ dại (đứa lớn mới 4 tuổi) với đồng lương ít ỏi. Thêm vào đó là từng ngày ngóng đợi tin của chồng và cố gắng làm sao để chi tiêu thật dè xẻn. Tích cóp mọi thứ, từ cái kim sợi chỉ đến từng hộp lương khô để chờ dịp lên tiếp tế cho bố tôi. Cũng rất may, trong thời gian này, các anh chị em cùng bộ môn với mẹ tôi (Trường Đại học Dược khoa) họ đều thông cảm cho hoàn cảnh của mẹ tôi và giúp đỡ mẹ tôi nhiều để mẹ tôi vượt qua được.

Tháng 11. 1972, vẫn đang chiến tranh, mẹ tôi theo cơ quan sơ tán về Hà Bắc th́ hay tin bố tôi đă được tha về. Mẹ tôi không thể nào tin nổi v́ nghĩ rằng bố tôi là đối tượng biệt giam, sao lại được tha về trong lúc chiến tranh ác liệt như vậy. Mẹ tôi vội xin phép cơ quan để về gặp bố tôi, khi nh́n thấy bố tôi gầy yếu, mẹ tôi xúc động rơi nước mắt. Bố tôi được tha về cùng với hai người khác, họ đều là đối tượng đặc biệt như bác Vũ Thế Hùng bên công giáo và ông Doăn tỉnh trưởng Vĩnh Yên cũ.

Sau những mừng vui sum họp của bao nhiêu năm cách biệt là những nỗi lo toan vất vả mới của chuyện cơm áo đời thường đè nặng lên gia đ́nh chúng tôi. Bố tôi được tha về nhưng không có công ăn việc làm ǵ, hơn nữa bố tôi cũng c̣n rất yếu. Đang lúc túng quẫn, bố tôi có gặp lại người bạn cũ đang mở một xưởng cơ khí nhỏ. Bác ấy tới thăm và mời bố tôi đến làm cùng. Nhưng thời gian làm ở đó cũng chẳng được bao lâu v́ bố tôi từ khi ở trại về mang theo nhiều thứ bệnh, nhất là bệnh dạ dày liên tục hành hạ bố tôi. Gia đ́nh trở nên túng thiếu vô cùng. Những thiếu thốn về vật chất đă đành nhưng khổ tâm nhất là từ khi bố tôi được tha về, chẳng có quan hệ với ai cũng như chẳng ai dám quan hệ với bố tôi. Thế mà không tuần nào, tháng nào là không có cán bộ của công an đến nhà thẩm vấn: hôm nay đi những đâu? gặp những ai?... đến mức nhiều khi mẹ tôi nói với bố tôi: "Thà họ cứ bắt quách anh trở lại c̣n hơn, chứ thế này em thấy căng thẳng quá, không sống nổi." Thậm chí có lần họ chỉ ngồi với bố tôi hàng giờ, thỉnh thoảng mới hỏi dăm ba câu, ngồi chán th́ họ về.

Mẹ tôi nhớ có nhiều hôm, họ đến nhà và sau khi quay ra c̣n đưa cho bố tôi mảnh giấy hẹn, buộc bố tôi buổi tối phải đến gặp lănh đạo của họ đặt tại các trụ sở khác nhau ở Hà Nội. Những lần như vậy mẹ tôi rất lo và sợ, có lần phải cho cả tôi đi theo cùng với bố tôi. Đến nơi mẹ tôi và tôi đứng đợi ngoài cổng để một ḿnh bố tôi vào. Chờ lâu quá, trời lại khuya mà vẫn không thấy bố tôi ra, mẹ tôi bảo tôi chạy vào gọi bố. Hai ba lần như vậy cho đến khuya bố tôi mới được ra về. Mẹ tôi lo lắng hỏi lại bố tôi xem họ hỏi những ǵ th́ chỉ thấy bố tôi nói: "Họ hỏi đủ thứ chuyện, nhưng anh chẳng ngại. Anh có đủ kinh nghiệm khi phải đối đầu với bọn họ".

Từ ngày ra tù, bố tôi sống như người bị câm, hầu như không quan hệ với ai ngay trong các bạn văn quen biết cũ. Những người trực tiếp "tố" bố tôi ngày xưa đều cảm thấy hối hận về việc làm của ḿnh và xin lỗi bố tôi. Có một lần nhân dịp bố tôi và bác Phùng Quán đứng ra tổ chức lễ mừng "sống dai" cho ông Nguyễn Hữu Đang (ông Đang là cán bộ văn nghệ, ông cũng bị giam giữ 18 năm - Lúc này ông đă 81 tuổi), bạn bè văn nghệ đến rất đông. Nhiều người quen biết cũ nghe tiếng t́m đến tham dự, ông Lê Đạt cũng đến đứng cạnh và nói với bố tôi: "Cung ơi, dù có thế nào tao vẫn là bạn mày, tao có lỗi với mày. Có ǵ, mày cứ gọi tao ra mà mắng". Từ đó về sau, mối quan hệ của bố tôi với các bạn cũ có phần cởi mở hơn. Và măi sau nầy, ông Hoàng Cầm cũng t́m trở lại nhà và muốn nối lại thân thiết với bố tôi như xưa. C̣n ông Nguyễn Hữu Đang, với gia đ́nh bố tôi là chỗ để cho ông lui tới thường xuyên, ông không có gia đ́nh và ông coi bố mẹ tôi như anh em ruột thịt trong nhà.

Từ khi bị kỷ luật, bị đ́nh chỉ công tác rồi bị bắt đi tù cho đến lúc được tha về, bố tôi không hề được nhận bất cứ trợ cấp nào. Măi đến năm 1990 tức là 30 năm sau, bố tôi mới có quyết định phục hồi của Ban tổ chức Trung ương Đảng để làm lại sổ lương (hai người chung một quyết định là bố tôi và ông Đang). Lúc đầu, bố tôi cương quyết không nhận chế độ lương bổng này, nhưng rồi có sự động viên của bác Phùng Quán và một số cán bộ khác của Hội, bố tôi mới chịu nhận. Mức lương trợ cấp cố định hàng tháng là 35.000 đồng, với số tiền ấy đủ để đong thêm vài chục cân gạo. Và đúng sau thời kỳ "đổi mới" này, công an Hà Nội mặc dù vẫn thường xuyên đến thăm hỏi nhưng với tinh thần và thái độ th́ cởi mở, xem ra thân thiện hơn trước.

Vẫn theo bố tôi th́ tập thơ Xem đêm là tuyển chọn những bài được sáng tác vào các thời điểm khác nhau, trong đó có cả thời gian bố tôi ở trong tù.

Bố tôi là người rất có nghị lực. Bố tôi thường nói với mẹ tôi: "Nếu Giời cho sống th́ c̣n phải làm việc nhiều hơn nữa và c̣n rất nhiều việc phải làm". Bố tôi luôn luôn chỉ sợ phải bỏ dở công việc của ḿnh. Ngoài mấy trăm bài thơ và tập truyện viết lại, mẹ tôi thấy bố tôi nung nấu và đang bắt tay vào viết tập hồi kư. Tập thơ Xem đêm được in ra có phần cổ vũ, trợ giúp không nhỏ về tài chính của ông Đang và sự nhiệt t́nh của ông Quán. Ngoài ra cũng phải kể đến sự quư trọng và can thiệp trong khâu kiểm duyệt bài của nhà thơ Quang Huy, giám đốc nhà xuất bản đồng thời là người viết tựa cho cuốn sách này.

Bố tôi là người trực tính và luôn làm việc v́ cái tâm. Có lần bố tôi đă từng trực tiếp nói với ông Phạm Chuyên, giám đốc công an Hà Nội khi hai người gặp nhau: "Ông là cán bộ lănh đạo của ngành công an, nên mỗi khi quyết định làm việc ǵ, ông hăy hỏi lương tâm ḿnh trước rồi hăy làm...". Đôi lúc nghĩ về thời cuộc, bố tôi cho rằng c̣n quá nhiều điều không bằng ḷng. Bố tôi tin rằng sẽ vẫn c̣n tiếp diễn nhiều sự bất công, không phải chỉ một ḿnh bố tôi hứng chịu mà nhiều người khác c̣n đau thương và oan khuất hơn nhiều.

Suốt cuộc đời, bố tôi phải trải qua nhiều nỗi truân chuyên lao khổ, nhưng bằng nghị lực, bố tôi vẫn sống để đi t́m cái đẹp. Cho đến khi từ giă cơi đời, mặc dù số phận đă không mang đến cho bố tôi nhiều may mắn nhưng bố tôi luôn tự hào rằng đă không làm điều ǵ phải hổ thẹn với lương tâm của ḿnh.

(Nhân ngày giỗ đầu nhà thơ Phùng Cung)
Hà Nội, ngày 9 tháng 5, 1998

 

 

**

Để kết thúc bài này tôi xin mượn một câu của Đặng Tiến trong bài viết về Nguyễn Hữu Đang và Nhân Văn – Giai Phẩm: Nguồn: Văn Hóa Việt

Trong lịch sử nhân loại, vô số người tranh đấu cho tự do, dân chủ đă bị tù đày, lưu đày, thiệt mạng, biệt tích. Nhưng không có ai sai lầm.

Sai lầm chỉ ưu đăi phía cường quyền và bạo lực.

 

(*) - Hầu hết những tài liệu dựng nên bài viết này lấy nguồn từ các bài viết của bà Thụy Khuê qua các cuộc phỏng vấn những người trong cuộc, phát qua đài RFI. Bà có trang Web tại địa chỉ : http://thuykhue.free.fr/

Thụy Khuê (1944- )

( **) - Câu của Đặng Tiến viết trong bài Nguyễn Hữu Đang và Nhân Văn – Giai Phẩm