"I want to be a person who changes the ordinary"
(Kính tặng Mẹ tôi và những phụ nữ Việt trong nghề nails nhân ngày vu lan 2010)
Nguyễn Kim Ngọc
Vài năm về trước, cô giáo dạy Anh của tôi hỏi tất cả học sinh rằng họ muốn làm ǵ khi họ lớn lên. Có bạn th́ muốn làm bác sỹ, nhà khoa học. Bạn khác th́ muốn làm luật sư, kỹ sư.. Khi cô giáo hỏi đến tôi th́ tôi nh́n quanh và tự hỏi ḿnh, "Tôi muốn làm ǵ trong tương lai?" Có một ai đó la lên, "Bạn có thễ làm nail đấy!" Cứ thể như điều đó là một tṛ cười, ai ai trong lớp cũng bật cười. Tôi cảm thấy buồn và tức giận v́ họ đă coi thường những người làm nail, và họ đă coi thường địa vị của gia đ́nh tôi.
Ông ngoại tôi là cựu chiến binh từ hồi chiến tranh dành sự tự do cho nhân dân miền Nam. Việt nam đă có sự giúp của quân đội Hoa Kỳ, nhưng sau khi chiến tranh kết thúc th́ phần thắng lại chẳng thuộc về những người đấu tranh cho sự tự do chính nghĩa. Và những chiến sĩ như ngoại tôi đă bị quân thắng trận giam giữ sau những năm tháng từ đấy. Nhiều năm gian khổ th́ ông ngoại tôi lại được trở về nhà với gia đ́nh và được chính phủ Hoa Kỳ đưa đến đất nước Mỹ để được hưởng sự tự do thật sự mà bao nhiêu năm đă bỏ biết bao công sức và tuổi thanh xuân để bảo vệ.Năm 2003 chính là năm mà ngoại bảo lảnh gia đ́nh tôi qua Mỹ. Tôi đă nghe ba tôi kể thật nhiều chuyện về sự khó khăn mà gia định ngoại đă trải qua khi họ bước lên đất nước Mỹ. Ông ngoại tôi sang Mỹ cùng với bà ngoài và 5 cậu, d́ của tôi. Tôi luôn luôn khâm phục họ v́ họ thật là mạnh mẽ, can đảm, và kiên tŕ. Ông ngoại làm việc lao động trong hảng, bà ngoại làm nail, c̣n các cậu th́ rửa chén trong nhà hàng. Cuộc sống sao thật gian khổ v́ ngoại vừa phải học tiếng Anh, vừa phải làm những công việc lao động - những công việc mà không cần đến sự hiểu biết tiếng Anh. Và để thêm vào nỗi đắng cay ấy, ngoại tôi chẳng quen biết ai trên đất nước Mỹ xa lạ này. Ngoại chẳng có ai để chia sẻ nỗi buồn, chẳng biết nương tựa vào ai khác trừ hai bàn tay trắng của ḿnh.
Tôi nhớ có một ngày mẹ bảo tôi, "Con nhớ là phải học giỏi, để rồi mai mốt, con sẽ có tương lai tốt đẹp. Người Việt như mẹ với bà ngoại đây qua Mỹ trễ quá, mù chữ, nên phải làm nail, cực lắm con ơi." Khi đó tôi mới biết rằng: Người Việt ḿnh qua Mỹ để t́m cơ hội; một cơ hội không phải cho họ, mà cho con cái, cho thế hệ trong tương lai. Tôi biết rằng mẹ tôi đă nghiến răng chịu đựng khi mọi người chê báng nghề làm nail của ḿnh chỉ để đem lại cho chị em tôi một tương lại sáng đẹp.Những sự khó nhọc mà gia đ́nh tôi đă đi qua chỉ v́ họ muốn đem lại cho thế hệ sau một tương lai tươi đẹp. Vào lúc đó th́ tôi chợt nghĩ rằng: Nếu ai đó đă cố gắng làm một công việc mà bị nhiều người khác chê cười, chỉ v́ tương lai của con cái họ, th́ người đó thật là đáng khen ngợi, đáng được tôn trọng. Người mà hy sinh bản thân và cuộc sống của ḿnh để con cái được hạnh phúc th́ thật là đáng nể. Bởi v́ gia đ́nh tôi đă can đảm làm những việc mà người khác coi thường, tôi đang sống nơi đây. Tôi đang có cơ hội để hiểu biết thêm về kiến thức. Tôi đang đi đến một tương lai sáng ngời. Và tôi đă t́m ra câu trả lời mà cô giáo Anh đă hỏi hồi năm xưa: Khi tôi lớn lên, tôi sẽ đem đến những sự đổi mới cho cuộc đời. Và hiện tại, tôi là một người không hề sợ hải hoặc e ngại khi nói lên, "Tôi rất tự hào là gia đ́nh tôi làm nail v́ họ làm điều đó cho tương lai của tôi."
Nguyễn Kim Ngọc