Tác giả "Màu tím hoa sim" đă ra đi…

 

 

Nhà thơ Hữu Loan
(1916-2010)

 

Vào lúc 19g00 tối nay 18.3.2010, nhà thơ Hữu Loan, tác giả của bài thơ "Màu tím hoa sim" đă vĩnh viễn từ giă cơi đời khi chuẩn bị bước sang tuổi 95 (12.4.1916 – 18.3.2010). Trong lúc chờ đợi con cái về đông đủ, bà Nhu, vợ ông và 4 người con ở quê đă khâm liệm đặt ông vào quan tài yên nghỉ vào lúc 23g cùng ngày.

Nhà thơ Hữu Loan tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Loan, quê làng Vân Hoàn, xă Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông đậu tú tài nhưng về quê mở trường dạy học và hoạt động phong trào Mặt trận B́nh dân. Năm 1943 , ông gây dựng phong trào Việt Minh. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông làm Phó chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông được cử làm Uỷ viên Văn hóa trong Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp ông thuộc Đại đ̣an 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại báo Văn Nghệ

Bài thơ "Đèo cả" mở đầu sự nghiệp thi văn của ông đă vang danh khắp chiến trường kháng chiến chống Pháp. Tiếp đó, người vợ đầu tiên Nguyễn Thị Ninh mất (1949) và ông nghe tin dữ khi đang trên đường hành quân khiến ông đă viết lên những vần thơ bất hủ "Màu tím hoa sim" đi sâu vào ḷng người cho đến tận bây giờ và có lẽ cũng là măi măi.

Lấy người vợ thứ hai vào năm 1954, bà Nguyễn Thị Nhu, ông tiếp tục làm ở báo Văn Nghệ cho đến khi bị đi tù với nỗi oan nghiệt dính vào nghiệp văn chương. Ra tù, ông trở về quê đục đá kiếm sống nuôi 10 người con và sống với những kư ức vừa đẹp đẽ vừa đau thương cho đến ngày hôm nay, bên cạnh người vợ tần tảo, thủy chung.

Đêm nay, xin thắp một nén hương thiêng vĩnh biệt linh hồn người thi sĩ đáng kính.

Ngân Hà

 

Nhà thơ Hữu Loan và vợ – bà Phạm Thị Nhu năm 2009. Ảnh: Hồ Trần

 

Điều ít biết về “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan

 

 

Đến nay, "Màu tím hoa sim" được xem là một trong những bài thơ t́nh hay nhất của thế kỷ 20 và là bài thơ đầu tiên được mua bản quyền bởi một doanh nghiệp với giá 100 triệu đồng. Nhưng quanh sự kiện này, cũng không ít độc giả c̣n thắc mắc về bản cũ và bản mới chỉnh sửa sau này của bài thơ. Tại Sài G̣n, trước năm 1975, giới văn nghệ sĩ cũng như đông đảo bạn đọc yêu thích thơ nhạc đều rất quen thuộc với bài Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan. Tuy bấy giờ tác giả đang sống ngoài Bắc, nhưng tác phẩm ấy đă chiếm một chỗ đứng trong ḷng người yêu thơ miền Nam. Bài thơ được giới thiệu không những qua sách báo, mà c̣n được phổ nhạc, hát rộng răi trên đài phát thanh, các buổi tŕnh diễn văn nghệ trên sân khấu đương thời, nhất là vào những năm thập niên 60 của thế kỷ 20. Bản Màu tím hoa sim thời ấy ngắn hơn bản tác giả công bố sau này. Nghĩa là dừng lại, chấm hết ở mấy câu: "Tôi hát trong màu hoa. Áo anh sứt chỉ đường tà. Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu" chứ không có thêm “Tôi ví vọng về đâu. Tôi với vọng về đâu. Áo anh nát chỉ dù lâu...” ở cuối bài như sau này.


So với bản Màu tím hoa sim "nay" th́ bản "xưa" tuy ngắn hơn nhưng ư thơ đi rất trọn nghĩa, trọn t́nh, không trúc trắc, không khiến người đọc phải dừng lại suy nghĩ. Nhà thơ có quyền sửa thơ của ḿnh, hoặc thêm vào những đoạn mới. Song về phía những độc giả đă cảm nhận, yêu thích, hoặc có những kỷ niệm gắn bó với Màu tím hoa sim theo bản cũ th́ khó "làm quen" với những đoạn mới, chữ mới, với hơi thơ có vẻ xa lạ với bài thơ từng biết. Do vậy, một số độc giả đă tỏ ra tâm đắc với bài Màu tím hoa sim trước kia. Nhưng dù Màu tím hoa sim bản "xưa" hay "nay" vẫn chỉ để viết về một người, một mối t́nh.

 

Đó là người vợ trẻ Đỗ Thị Lệ Ninh đă mất sau ngày cưới không lâu v́ chết đuối. Các anh của “nàng”, theo tài liệu của Hàn Anh Trúc là 3 người có thực ở chiến trường Đông Bắc. Đó là Đỗ Lê Khôi - tiểu đoàn trưởng hy sinh trên đồi Him Lam, Đỗ Lê Nguyên nay là Trung tướng Phạm Hồng Cư và Đỗ Lê Khang - nguyên Thường vụ Trung ương Đoàn. Hữu Loan kể và Hàn Anh Trúc ghi lại trong một cuốn biên khảo văn học rằng, bố vợ ông trước kia làm thanh tra nông lâm ở Sài G̣n nên “vợ ḿnh sinh ở trong ấy, quen gọi mẹ bằng má”, bài thơ mới có câu “má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối”. Hàn Anh Trúc viết là Hữu Loan sáng tác bài thơ ngay tại mộ người vợ trẻ, rồi: "ghi vào chiếc quạt giấy để lại nhà một người bạn ở Thanh Hóa. Bạn anh đă chép lại và chuyền tay nhau suốt những năm chiến tranh". Điều đó đă được chính nhà thơ Hữu Loan xác nhận.

(Theo Thanh Niên)

 

 

Nhà thơ Hữu Loan  

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh
Tôi người vệ quốc quân
xa gia đ́nh
Yêu nàng như yêu người em gái.
Ngày hợp hôn
Nàng không đ̣i may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh bết bùn
Đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo

Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi ḿnh không về
th́ thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê......
Nhưng không chết
Người trai khói lửa
Mà chết
Người gái nhỏ hậu phương.
Tôi về không gặp nàng
Má ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc b́nh hoa ngày cưới
thành b́nh hương
tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phúp cuối
Không được nghe nhau nói
Không được nh́n nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một ḿnh
đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...

 

Lời tự thuật của HỮU LOAN

 


Tôi sinh ra trong một gia đ́nh nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa,chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà . Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung, tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học . Đến năm 1938 , lúc đó cũng đă 22 tuổi, tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ư định dấn thân vào chốân quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn .Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời c̣n nhớ tên những người đậu khóa ấy , trong đó có Nguyễn Đ́nh Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và ...Tôi - Nguyễn Hữu Loan.


Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhăn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ư, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất ,bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ , tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên . Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.


Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà .Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi măi đứa con gái - lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: ' Em chào thầy ạ'Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nh́n thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tṛn xoe như có ánh chớp ấy đă hằng sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài G̣n nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu ấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng th́ cứ y như một 'bà cụ non'. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chỗ tôi ngồi ăn cơm lúc th́ vài quả ớt đỏ au, lúc th́ quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn; những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt ...

 

Có lần tôi kể chuyện ' bà cụ non' ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền em nằm ĺ trong buồn trong, không chịu học hành... Một hôm, bà tham Kỳ dẫn tôi vào pḥng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đă nói ǵ, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đă nói rất nhiều, đă kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ...Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đ̣i tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ư: ' mới ốm dậy c̣n yếu lắm, không đi được đâu' Em không chịu nhất định đ̣i đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi .....

 

Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói ǵ. Bất chợt em nh́n tôi, rồi ngước mắt nh́n ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ ǵ. bất chợt em hỏi tôi:


-Thầy có thích ăn sim không ?


Tôi nh́n xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuốn sườn đồi, c̣n tôi v́ mệt qúa nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ... Khi tôi tỉnh dậy, em đă ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những qủa sim đen láy chín mọng.


-Thầy ăn đi.


Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ: “Ngọt qúa.”


Như đă nói, tôi sinh ra trong một gia đ́nh nông dân, qủa sim đối với chẳng lạ lẫm ǵ, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những qủa sim ngọt đến thế!


Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác.Tôi nh́n em, em cười. hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má th́... tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo!


Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo măi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nh́n theo. Tôi đi lên tới bờ đê, nh́n xuống đầu làng ,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi...Tôi quay đầu nh́n lại...em vẫn đứng yên đó ...Tôi lại đi và nh́n lại đến khi không c̣n nh́n thấy em nữa...


Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đă khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đă có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ ....


Chín năm sau, tôi trở lại nhà, về Nông Cống t́m em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em , hỏi rất nhiều, nhưng em không nói ǵ, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không c̣n là cô học tṛ Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đă gần 17 tuổi, đă là một cô gái xinh đẹp..


Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sơ, v́ hai gia đ́nh không môn đăng hộ đối một chút nào. Măi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm 'soạn kịch bản'.


Một tuần sau đó, chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới th́ em gạt đi, không đ̣i may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là:'yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái t́nh bền chặt là hơn cả'. Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay...lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long,huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đ́nh em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói , hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết!

Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ. Hôm tiễn tôi lên đường, Em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đă đứng. Chỉ giờ em không c̣n cô bé Ninh nữa, mà là người bạn đời yêu qúy của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nh́n lại...Nếu như chín năm về trước, nh́n lại chỉ thấy một nỗi buồn man mát th́ lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống.


Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), v́ muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đă cuốn em vào ḷng nó, cướp đi của tôi người bạn ḷng tri kỷ, để lại tôi nỗi đau không ǵ bù đắp nổi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sau thẳm trong trái tim tôi.

 
Tôi phải giấu kính nỗi đau trong ḷng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn... Dường như càng kèm nén th́ nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự ǵ cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong ḷng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, Tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ ǵ, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra:


Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh ...
...Tôi về không gặp nàng....


 

Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc b́nh hoa ngày cưới làm b́nh hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa.. Anh bạn này đă chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh. Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim.


Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang 'ở nhà trông vườn' ở làng Nguyên Hoàn - nơi tôi gọi là chỗ 'quê đẻ của tôi đấy' thuộc xă Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.


Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay, nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu :


Chiều hành quân, qua những đồi sim
Những đồi sim, những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt
Và chiều hoang tím có chiều hoang biếc
Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.


 

Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giă văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng v́ tính tôi' hay căi, thích chống đối, không thể làm ǵ trái với suy nghĩ của tôi'. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi qúa! với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ qúa rồi!


Đó là thời năm 1955 - 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút cam tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cặn. Làm thơ phải có cái tâm thật thiêng liêng th́ thơ mới hay. Thơ hay th́ sống măi. Làm thơ mà không có t́nh, có tâm th́ chả ra ǵ! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao t́nh yêu, tôi khóc người vợ tử tế của ḿnh, người bạn đời hiếm có của ḿnh. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái t́nh cảm riêng...Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông ...Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động.. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc?


Bọn họ xúc phạm đến t́nh cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu qúy, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dơi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dơi, cho người hại tôi....Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đă có lần cứu sống tôi ! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Yên B́nh quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, v́ vậy nó không nỡ giết tôi.


Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mết chuộng. sau năm 1956 , khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ qúa, tôi đă làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!


Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954- 1955.


Lúc đó c̣n là chính trị viên của tiểu đoàn, tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học , lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản qúa, không c̣n hăng hái nữa. Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xă thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đ́nh địa chủ rất giàu, nắm trong tay gần năm trăm mẫu tư điền.


Trước đây, ông địa chủ đó giàu ḷng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn ,nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng pḥng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm ḷng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông . Thế rồi, một hôm, Tôi nghe tin gia đ́nh ông đă bị đấu tố . Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó, cho đến chết. Gia đ́nh ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng c̣n ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó , cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng .


Biết chuyện thảm thương của gia đ́nh ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xă đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao v́ trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được h́nh ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ ,nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn.


Lúc gần tới xă, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Qúa xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi ; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói ḷng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai c̣n sống hay bị chết đói.


Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.


Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi c̣n ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó , bữa đói bữa no....Cho đến bây giờ cô đă cho tôi 10 người con - 6 trai , 4 gái- và cháu nội ngoại hơn 30 đứa!


Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng th́ làm thơ. Thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve văn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm ra nhập làm ǵ.


Năm 1988, tôi ' tái xuất giang hồ' sau 30 năm tự chôn và bị chôn ḿnh ở chốn quê nghèo đèo heo hút gío. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đ̣i tự do sáng tác, tự do báo chí - xuất bản và đổi mới thực sự.


Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyền bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với gía 100 triệu đồng. Họ bảo, đó là một h́nh thức bảo tồn tài sản văn hóa. Th́ cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi c̣n 90 triệu, chia 'lộc' cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, pḥng đau ốm lúc tuổi ǵa, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.


Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin kư hợp đồng mua mấy bài thơ khác nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán./.

 

* Hữu Loan. 

 

Tác giả 'Màu tím hoa sim' ngày ấy, bây giờ...

Cả ba lớp cửa từ đường làng vào vườn, vườn vào sân, sân vào nhà của nhà thơ Hữu Loan đều khép hờ. Ai ra vào tuỳ ư. Nhưng xem ra cũng ít người qua lại, trừ đám trẻ, như bà cụ hàng xóm nói, chúng kéo đến vào mùa nhăn, cho đến khi bói không ra một quả, rồi thôi,...

Bà cụ hàng xóm mau mắn: Các bác có ḷng đến thăm cụ Tú th́ cứ vào, chứ gọi cửa cũng không có người ra đón đâu. Cụ Tú con đàn cháu đống, ra ở riêng cả rồi, về già chỉ c̣n lại hai cái bóng mướp. Cụ Tú có nhà đấy, chắc lại đang ngồi ngắm rượu.

Nhà thơ đang ngồi ngắm rượu thật, trên manh chiếu trải ngoài hiên, tựa lưng vào tường, hai đầu gối so lên cằm, mái tóc bạc trắng rũ xuống, mắt nh́n đắm đuối vào chén rượu trên tay.

Mâm bát sơ sài, chỉ một quả chuối xanh, nhúm muối và đôi đũa lệch. Nhà văn xứ Thanh Kiều Vượng nói với tôi, mỗi năm vài lần đến thăm Hữu Loan, lần nào cũng gặp ông ngồi nh́n chén rượu thế kia, chỉ nh́n mà ít uống.

Ông đang sáng tác hay chỉ ngồi ngắm chén rượu như một thói quen của một thượng thọ ngoài tám mươi? Tôi không biết. Kiều Vượng cũng chịu. Chỉ có nhà thơ Trịnh Thanh Sơn, cùng quê Nga Sơn, từng nhiều lần hầu rượu ông Loan, th́ dám chắc thi sĩ đang nghĩ về thơ đấy, nghĩ lạ lắm, chả giống ai.

Đời thơ của ông bắt đầu từ Đèo Cả, khép lại là Hoa lúa, vỏn vẹn mươi bài, nhưng ông nghĩ về thơ, người thơ, cơi thơ th́ cả đời, nếu chép ra th́ cả bộ trường thiên.

Thi bá cho rằng thơ thuộc về âm, nghĩa là thuộc về đêm, thuộc về trăng, con nước, thuộc về đàn bà. Người nào có sao Thái âm đóng cung mệnh, người đó mới làm được thơ, mới trở thành nhà thơ.

Thơ thuộc hành thuỷ, mềm đấy mà cứng đấy, thấy trước mặt mà không nắm được trong tay, ngỡ là hữu h́nh mà hoá ra vô h́nh. Bởi vậy trong thơ thường có trăng, có sông, lại khăng khít với nhau, tạo những suối nước.

Ngày trăng viên măn, th́ nước ngập tràn. Ngày trăng hao ṃn th́ con nước ngẹn ngào. Bản chất của thơ là buồn, là cô đơn, là hiu quạnh. Khi vui người ta hát. Khi buồn người ta đọc thơ.

Kiếp nhân sinh có vui có buồn. Khi buồn người ta cần có thơ để vịn mà đi. Thơ trường tồn là vậy. Bao nhiêu rượu quê Nga Sơn, bao nhiêu chiều ngồi ngắm rượu trên tay của một đời thơ để ông cảm về thơ, nghĩ về thơ tràn đầy và thâm hậu đến như vậy?

Nhà thơ ngồi đó, trước mặt tôi, như ngồi để chờ một phép lạ giúp ông được tan vào thứ ánh sáng vườn chiều sâm sẫm ḅ loang trên cỏ rác.

Giá thử không có chúng tôi đánh động th́ cơ chừng ông sắp tan vào chiều quê thật. Được thế th́ sướng quá, nhưng trời lại chưa cho nên xem cái dáng ông ngồi ngắm chén rượu thấy cái vẻ thi nhân chưa được thư thái, măn nguyện, buông xuôi sự đời của trưởng lăo, mà vẫn như để tự giam ḿnh cho đến cơi khổ tận cam lai của đời người bao vuông tṛn...

Trong các nhà thơ thuộc thế hệ đầu cách mạng, có lẽ Hữu Loan là người nhiều bước thăng trầm hơn cả. Ông người quê nghèo Nga Sơn, Thanh Hoá, từ nhỏ, nói như Nam Cao, ít khi được thoả cơm nhưng ham học, lại sáng dạ nên hai mươi tuổi đă đậu tú tài.

Đến tận bây giờ bà con láng giềng vẫn cứ một cụ Tú Loan, hai cụ Tú Loan là vậy. Cậu Tú học trường Tây, nhưng không đi làm cho Tây ở Sở Dây thép, mà mở trường dạy trẻ và hoạt động trong phong trào Mặt trận B́nh dân rồi tham gia Việt Minh.

Những ngày cách mạng Tháng Tám ông 29 tuổi, được cử làm Phó chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn.

Trong cuộc mít tinh phát động Tuần lễ vàng, hàng ngàn người xứ Thanh vây quanh anh cán bộ Việt Minh trẻ, đẹp trai, diễn thuyết dơng dạc đầy cảm hứng và mới mẻ về cách mạng, về chính quyền nhân dân, về nghĩa vụ người dân với nước Việt mới độc lập có sức cuốn hút kỳ lạ, khiến cho nhiều người sẵn sàng góp công, góp của ủng hộ kháng chiến.

Anh cán bộ Việt Minh tài hoa ấy chính là Hữu Loan, thành viên Uỷ ban Lâm thời tỉnh Thanh Hoá, phụ trách bốn ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính.

Cũng buổi sáng diễn thuyết này có cô học tṛ 16 tuổi vô cùng ngưỡng mộ tài hoa cậu Tú Loan ngày nào đă cởi ṿng xuyến vàng góp cho kháng chiến.

Kháng chiến bùng nổ, Hữu Loan làm công tác tuyên truyền, phụ trách tờ báo Chiến sĩ ở Mặt trận miền Trung.

Hữu Loan có chuyến đi công tác nhớ đời, giống tráng sĩ, cưỡi con ngựa đực bất kham từ Huế rong ruổi dọc miệt rừng miền Trung, đến với các đội quân mới từ thành phố, làng quê đồng bằng kéo lên bưng biền, tựa thế hiểm của núi non hùng vĩ dựng trận địa, bước vào cuộc chiến đấu lần thứ nhất đầy khí phách: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Thay v́ viết những phóng sự, chủ bút Hữu Loan lấy thơ để diễn tả những t́nh cảm trào dâng trước thiên nhiên và người lính vạm vỡ, gân guốc, đầy nhiệt huyết buổi đầu cách mạng

Đèo Cả !

Đèo Cả !
Núi cao ngất !
Mây trời Ai Lao
Sầu đại dương
Dặm về heo hút
Đá bia mù sương !
Bên quán Hồng quân
Người
ngựa
mỏi
Nh́n dốc
ngồi than
thương
ai
lên
đường
...
Râu ngược
chào nhau
bên sườn núi
Giặc từ vũng Rô bắn tới
Giặc từ trong tràn ra
Nhưng Đèo Cả
vẫn
giữ
vững
Chân đèo nam
máu giặc
bao lần
nắng khô
Sau mỗi lần thắng
Những người lính Đèo Cả
Về bên suối
đánh cờ
Người hái cam rừng
ăn nheo mắt
Người vá áo
thiếu kim
mài sắt
Người đập mảnh chai
vểnh cằm
cạo râu
Suối mang bóng người
soi
những
về
đâu ? !

Sau này nh́n lại lịch sử văn học cách mạng, Đèo Cả cùng với Nhớ máu của Trần Mai Ninh được xếp lên vị trí mở đầu thời đại thơ ca mới.

Nhưng bấy giờ với Hữu Loan, Đèo Cả chỉ như lời tâm sự ông dồn nén, về cuộc kháng chiến sinh tử của dân tộc, viết để gửi cho một người đọc, cô Đỗ Thị Ninh, người học tṛ cũ đă hào phóng cởi xuyến vàng góp cho kháng chiến.

Họ nên vợ nên chồng vào hai năm sau đó, đầu năm 1948, bấy giờ Hữu Loan là cán bộ tuyên huấn của một đơn vị chủ lực.

Trong chiến tranh thật khó có hạnh phúc trọn vẹn. Chỉ bảy tháng sau ngày cưới, Hữu Loan đang ở chiến trường, nhận tin vợ mất. Tráng sĩ Hữu Loan khóc vợ bằng Màu tím hoa sim làm xúc động bạn đọc nhiều thế hệ.

Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đ́nh
Yêu nàng
như t́nh yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đ̣i
may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
cưới nhau xong
là đi
Từ chiến khu xa....
nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến chinh
mấy người đi trở lại
Nhỡ khi ḿnh không về
th́ thương
người vợ chờ
bé bỏng
chiều quê !
...
Chiều hành quân
qua những đồi hoa sim
những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim dài
trong chiều
không hết
Màu tím hoa sim
Tím
chiều hoang
biền biệt
Nh́n áo rách vai
tôi hát trong màu hoa
“áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm
mẹ già chưa khâu”

Từ đây, sau Màu tím hoa sim nỗi đau riêng về hạnh phúc làm thay đổi tâm tính thi nhân. Chiến binh Hữu Loan hào hoa, phong trần, cưỡi ngựa, đeo gươm ra trận làm thơ hào sảng đổi chỗ cho một Hữu Loan thâm trầm, sâu nặng t́nh nghĩa con người.

Hoa lúa, Yên Mô, Những làng đi qua... những bài thơ sau nỗi đau Màu tím hoa sim là những chấm phá t́nh quê, t́nh người kháng chiến...

Hữu Loan đi qua chín năm kháng chiến với mười bài thơ. Và đó cũng là toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Sang ḥa b́nh, sóng gió của những đổi thay đă đẩy ông rẽ sang hướng khác.

Nhà thơ Hữu Loan và các bạn văn nhiều thế hệ (tác giả ngồi ngoài cùng, bên phải)

Bước thăng trầm của ông bắt đầu từ cuối năm 1957. Một đêm Hà Hội nhiều sương muối, buốt giá, ông và nhạc sĩ Văn Cao trắng đêm dạo quanh hồ Thiền Quang. Đến sáng th́ Văn Cao tiễn ông ra bến xe để ông trở về quê Nga Sơn kiếm kế sinh nhai.

Bấy giờ Nga Sơn, Thanh Hóa quê ông nghèo lắm. Ông lại tay trắng dắt vợ con về, biết sống sao đây. Buổi chiều đầu tiên về thôn Vân Hoàn, thay v́ đi thăm hỏi láng giềng ông cắp be rượu lên núi đá đầu thôn.

Bạn ông, người cùng thời, nhà thơ Trần Dần có câu thơ làm ông sởn gai ốc: Cuối phố có ngọn đèn thắt cổ / Hăy chỉ cho tôi chỗ nào tôi đổ bớt tôi đi. Trần Dần đổ nỗi buồn thi nhân thăm thẳm vào đâu, ông chưa h́nh dung ra, nhưng với ông, ở Nga Sơn này, ông chỉ c̣n biết đổ lên đá mà càm cắp vợ con qua cơn giáp hạt.

Vốn có sức như trai lực điền, lại ở bước cùng, không thể ngồi ngâm thơ nh́n các con hết gạo, ông tưới rượu lên mặt đá mà thề sẽ bám đá để sống.

Một chiếc xe cút kít. Một đôi quang sắt. Một xà beng. Một cuốc chim. Một chiếc đ̣n gánh bằng cả khúc tre ngâm. Ông nạy từng khối đá đưa lên chiếc xe cút kít thô sơ đem đi bán ở các ḷ thợ làm cối, làm thớt, làm kê chân cột và làm vật liệu xây dựng.

Bán cả chục xe đá mới kiếm đủ ngày hai bữa cơm dưa muối cho đàn con. Đă thế, nhiều khi ế ẩm, đá chất đầy vườn, cả tháng không ai hỏi mua. Một năm, hai năm, ba năm...

Hữu Loan trở thành người thợ đá da đen như sừng, chân tay sần sẹo, tua tủa tóc rễ tre, đi đứng nói năng mạnh mẽ. Cặm cụi vật lộn với núi đá ông nuôi cả mười đứa con khôn lớn.

Đến giờ cả mười đứa con đă có chín nên vợ nên chồng, sinh cho ông đàn cháu 37 đứa. Chỉ c̣n cậu út là chưa lập gia đ́nh.

Hữu Loan thôi bám núi đá đă mười năm nay. Ông lui về nhà, trải chiếu trên thềm, ngày ngày ngồi uống rượu, ngắm rượu và ngóng đợi con cháu về thăm nhà, ngóng đợi những chuyển động đổi thay của làng xóm, của gia đ́nh ḿnh, của phận ḿnh.

Dằng dặc ngóng đợi, vận may cũng đă đôi lần gơ cửa nhà ông. Bắt đầu là toà soạn báo Văn nghệ, cơ quan ông công tác gần bốn mươi năm trước đưa đến tận nhà cho ông sổ hưu, với mức lương gần hai trăm ngàn đồng/tháng.

Rồi chờ thêm vài năm nữa ông được xuất bản tập thơ đầu tiên trong đời, tập Màu tím hoa sim với mười bài thơ ông viết từ thời kháng chiến.

Lại đợi, ông được trời ban phúc, con trai út, chú bé ra đời trên lèn đá tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội. Cậu út kiến trúc sư đang tham gia quy hoạch Dự án bảo tồn khu di tích Bác Hồ ở Kim Liên, Nghệ An.

Nghe tin con thành đạt ông cứ ngẩn ngơ tiếc nuối, giá c̣n sức như ngày nào, ông sẽ chở một xe cút kít đá ở cái núi đá từng nuôi sống gia đ́nh ông về tận Kim Liên mà góp cho dự án bảo tồn một vài viên đá lát đường.

Không biết có c̣n vận may nào đến nữa không, Hữu Loan vẫn chờ. Cái chỗ bao nhiêu năm ngồi uống rượu, ngắm rượu và chờ đợi, mồ hôi thấm lên tường h́nh một bờ vai. H́nh bờ vai lún dần, lún dần xuống thấp, có dễ không lâu nữa ngả hẳn xuống gần mặt chiếu.

Tôi ghé sát tai ông:

- Thưa bác, bác có làm thơ nữa không?

Hữu Loan vẫn nh́n chén rượu:

- Có. Nhưng toàn thơ đểu - Bỗng nhiên ông cất tiếng cười, cười khà khà, măn nguyện.

- Bác thử đọc vài câu thơ đểu cho con nghe với nào ?

Hữu Loan ngồi im. Lát sau ông nói :

- Đọc Đèo Cả th́ đọc, chứ đọc thơ đểu phí rượu.

Rồi ông như người bất ngờ vùng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, tinh nhanh, hoạt bát hẳn ra, giọng vang và c̣n sáng. Ông đọc hết Đèo Cả không hề vấp váp. Đọc xong, ông vơ lấy chén rượu, nhưng không uống, chỉ nh́n mà nước mắt rơi.

Hà Đ́nh Cẩn

Tự phỏng vấn

 

 

 

Hữu Loan

 

Năm 1988, khi cuộc Đổi mới bắt đầu, nhà thơ Hữu Loan rất phấn chấn. Ông đă viết một bài "tự phỏng vấn" gửi cho báo Lao động Chủ nhật nhưng không được in. Nay, 19 năm sau, nhà thơ 91 tuổi đă đồng ư để talawas công bố bài trên. Các chú thích trong bài được phóng viên talawas ghi trực tiếp theo lời của nhà thơ và gia đ́nh trong cuộc gặp gỡ mới đây tại nhà ông.

talawas

 

Tiểu sử

Tên Hữu Loan cũng có tên đời là Nguyễn Văn Dao, Sắt Đỏ, Tốt Đỏ, Binh Nh́… Tên chợ là Ông già Vườn Lồi (Phù Viên Lỗi). Sinh năm Bính Th́n (1916), tại thôn Vân Hoàn, Nga Sơn, Thanh Hóa.

Từ 1936 đến 1942 làm cách mạng trong phong trào học sinh và nhà trường.

Từ 1943 đến 1945 về đi cày và đánh cá, làm Việt Minh và làm khởi nghĩa huyện nhà [1] . Cùng năm làm Ủy ban Lâm thời tỉnh phụ trách 4 ty Giáo dục, Thông tin, Công chính và Thương chính. Chán lại về đi cày và đánh cá nuôi bố mẹ già.

Từ nửa năm 1946 đến 1951, điện mời làm chủ bút báo Chiến sĩ Quân khu IV ở Huế. Gặp Nguyễn Sơn, ủng hộ đường lối ưu tiên với văn nghệ sĩ [2] .

Khi Nguyễn Sơn bị đ́nh chỉ công tác, trả cho Trung Quốc, đường lối Nguyễn Sơn bị Lê Chưởng và Hoàng Minh Thi phản đối, Hữu Loan đề nghị giữ Phạm Duy ở lại không được, lại về đi cày cho đến 1954 tiếp quản thủ đô lại có điện mời ra làm biên tập cho báo Văn nghệ, được mời vào làm hội viên Hội Nhà văn. Sau tham gia Nhân văn rồi bỏ về đi cày, đi thồ, từ 1958 cho đến giờ (cuối 1987) [3]

Phóng viên: Từ mấy chục năm nay trong dân gian và trong văn học thường hay nói đến "Nhân văn-Giai phẩm", đến "vụ án Nhân văn-Giai phẩm" như là một chuyện ǵ ghê gớm lắm mà những người đă tham gia vụ ấy là những tên đầu trộm đuôi cướp, lừa đảo không thể dung tha được, những bọn cặn bă xấu xa nhất của xă hội ta. Nhưng trong thực tế th́ thơ, nhạc của họ đều được nhân dân truyền tụng ngầm rồi đến công khai, cấm cũng không xong, càng ngày càng lan tràn. Ngay cả đến nhà nước lại cũng đă tuyên bố phục hồi cho họ, in lại thơ, lại nhạc. Như thế là trước kia không phải họ sai mà nhà nước sai hay sao? Nếu nhà nước sai th́ làm ǵ c̣n có "vụ án Nhân văn"? Có sai mới có án, mà đă không th́ cái gọi là "vụ án Nhân văn" là một vụ oan. Nhưng mới gần đây vẫn có người trịnh trọng tuyên bố "vụ Nhân văn" là một vụ án. Chúng tôi là những người cầm bút chuyên môn mà vẫn thấy mâu thuẫn khó hiểu, huống hồ người dân th́ lâu nay chỉ được thông tin một chiều… Họ thắc mắc hỏi chúng tôi, chúng tôi rất lúng túng không giải thích nổi. Vậy th́ thưa ông Hữu Loan, ông đă là người trong cuộc, xin ông giảng lại cho: Thế nào là "Nhân văn"? Thế nào là "Vụ án Nhân văn"?

Hữu Loan: Tất cả mọi cái này, tôi đă có ư kiến đầy đủ trong bản kiểm điểm của tôi ở trại chỉnh huấn Nhân văn. Các anh nên đến qua Công an Hà Nội t́m đọc th́ hơn.

Phóng viên: Bác ngại sao?

Hữu Loan: Cũng ngại chứ!

Phóng viên: V́ sao vậy?

Hữu Loan: V́ tuổi tác cũng có. Nhất là v́ mới đây thấy hưởng ứng lời kêu gọi tự do báo chí, Nguyên Ngọc chỉ cho đăng số bài của các nơi gửi về mà đă bị kết tội là sai phạm lệch lạc nghiêm trọng hơn nhiều, rồi hết cuộc họp này đến cuộc họp khác, để kiểm điểm, để bàn cách đối phó. Nhưng dù sao, khắp nơi các báo chí đều dám lên tiếng ủng hộ Nguyên Ngọc.

C̣n hồi tôi về th́ không một người bạn nào dám đến đưa chân ngay ở nhà chứ đừng nói ra ga, mặc dù có những bạn tôi đă đấu tranh cho được vào biên chế, được vào Hội Nhà văn mà mới cách đây vài năm đi công tác qua nhà tôi cũng vẫn c̣n sợ liên quan không dám vào. Họ đều đổ cho là tại chế độ, tại t́nh h́nh. Nhưng nếu chế độ là chế độ th́ người cũng phải là người chứ. Cái ǵ cũng có giới hạn của nó. Đấy là bè bạn, là người ngoài. Ruột thịt đối với tôi c̣n tàn nhẫn hơn nhiều.

Những năm 1943, 1944, 1945, Nhật đánh Pháp ở ta dữ dội, trường tư tôi dạy phải đóng cửa, tôi về quê vừa làm ruộng, đánh cá để nuôi bố mẹ và để hoạt động Việt Minh bí mật. Mấy năm ấy đói to. Bố mẹ tôi vẫn phải nhịn cháo rau cho cán bộ Việt Minh bí mật về ăn. Những người cùng ở ban khởi nghĩa với tôi làm to cả, gia đ́nh nào bố mẹ cũng sung sướng, nguyên tôi lại về. Mẹ tôi buồn ốm chết. Bố tôi chửi tôi:

“Mày làm Việt Minh chặt hết của tao một giặng tre để rào làng, rào giếng.”

Các cháu trong nhà trong họ không đứa nào không chửi:

“Ông về là đúng! Trời làm tội ông. Lúc ông phụ trách 4 ty c̣n ai nhiều chức hơn ông mà con cháu chả đứa nào được nhờ. Ông cho trong huyện hơn bốn mươi người ra làm giáo viên, con cháu xin th́ ông bảo: ‘Chúng mày rồi hẵng…’ Ông chỉ toàn khuyên các cháu đi bộ đội. Nghe ông, bốn đứa xung phong đi, giờ c̣n có một đứa về… Hồi Việt Minh c̣n đang bí mật, ông đứng ra lănh gạo, muối, diêm về phát cho dân. Ông phát cho dân trước, đến lượt ông và con cháu ông lần nào cũng hụt, có lần hết sạch. Bây giờ ông coi họ lănh sữa bột, dầu cải của quốc tế cho trẻ em, họ chia nhau trước, đến lượt trẻ em th́ hết. Không ai dại như ông. Khi ông có tiêu chuẩn xe con, đi các huyện khác th́ ông c̣n đi xe con chứ khi nào về huyện ta ông toàn đi xe đạp, trong khi những người không có tiêu chuẩn xe, họ mượn xe của ông để về vênh váo với làng nước. Ông bảo ông làm cách mạng, để cho cả làng được đi học. Khi cách mạng thành công th́ thằng con ông thi đại học đậu thừa điểm đi nước ngoài họ không cho đi ngay cả trong nước và chúng đă thay vào chỗ con ông một tên Cường không đậu, tên na ná với tên con ông là Cương.”

Có đứa nó như phát điên và nó đă chửi tôi:

“Ông là loại ngu nhất. Ông bảo ông mẫu mực, cái mẫu mực ấy đem mà vứt cho nó ăn. Chả đứa nào nó thương ông. Ông tự làm khổ ông lại làm khổ lây đến con cháu…”

Mỗi lần như thế tôi phải đấu dịu với chúng:

“Thôi tao van chúng mày, nếu mẫu mực mà lại được ngay ô tô nhà lầu th́ chúng tranh chết nhau để làm mẫu mực chứ chả đến phần tao. Ngay ngày 2/9, bên xă mổ thịt bán tự do cho dân về ăn Quốc khánh, tao biết thân phải đến rất sớm mà cũng chả đến phần. Những ông Đảng ủy, Ủy ban v.v… được mua trước, đến ḿnh th́ hết phần…”

Phóng viên: Như vậy là bác chán không muốn nói đến chuyện "Nhân văn-Giai phẩm" nữa?

Hữu Loan: Ai mà chả phải chán. Ḿnh đấu tranh cho họ, bênh vực họ, khổ v́ họ, họ lại đè ḿnh họ chửi, họ oán. Những kẻ gây tai họa cho họ, họ lại cho là đúng, là gương để cho họ noi theo.

Phóng viên: Xưa nay bác vẫn là người nói thẳng, nói thật, lúc trẻ bác c̣n dám nói, giờ già rồi không lư nào bác lại sợ, lại hèn?

Hữu Loan: Anh kích tôi đấy phỏng? Tôi là người không bị động bao giờ.

Phóng viên: Cháu không dám hỗn thế đâu, nhưng đây là một vấn đề của lịch sử, trước sau rồi cũng phải đưa ra ánh sáng. Chỉ có bác là người trong cuộc, bác giúp cho bọn cháu th́ nó cụ thể hơn, sát hơn, để các cháu có thể hiểu được những cái vô cùng rắc rối của giai đoạn xă hội hiện nay…

Hữu Loan: Thực ra nếu bên Liên Xô không có Khrushchev lật Stalin, đưa ra phong trào chống sùng bái cá nhân th́ bên Tàu không làm ǵ Mao Trạch Đông đưa ra chuyện “Bách gia tranh minh, bách hoa tề phóng" và bên ta hưởng ứng tức thời bằng phong trào mang tên dịch lại nhăn hiệu Trung Quốc “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Tên nôm na của ta là “Chống sùng bái cá nhân”.

Trước đó th́ ở ta có hiện tượng rất phổ biến này: Khi gặp nhau, trước bất cứ câu đối đáp nào đều phải có nhóm thành ngữ “ơn Đảng ơn Bác" đứng đầu. Thí dụ:

“Ơn Đảng ơn Bác, đồng chí có khỏe không?”

“Dạ, ơn Đảng ơn Bác lâu nay tôi ốm măi, ơn Đảng ơn Bác tôi mới xuất viện được 2 hôm nay.”

“Ơn Đảng ơn Bác thế mà em không hay biết ǵ…”

Sau hàng tháng phát động đấu tranh kiểm điểm ở từng cơ quan để bỏ chữ Bác đi và thay thế bằng: “Ơn Đảng ơn Chính phủ”:

“Ơn Đảng ơn Chính phủ vụ mùa này thu hoạch có đủ nộp không?”

“Ơn Đảng ơn Chính phủ nhà em có con lợn mới độ 30 kư đang lớn, thanh niên cờ đỏ vào bắt nợ rồi, được bao nhiêu thóc đong hết sạch mà c̣n thiếu phải bù bằng lợn…”

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc liên tiếp bị đô hộ, hết Tàu đến Tây, đến Nhật, đến Mỹ… Cái khao khát, cái đói cố hữu của dân tộc này là đói độc lập, tự do, cơm áo. Khi thấy Đảng hứa đem lại những thứ ấy cho th́ người dân tin tuyệt đối vào Đảng. Đảng bảo ǵ họ theo nấy, bảo phá nhà th́ phá nhà, bảo bỏ ruộng th́ bỏ ruộng, bảo bỏ bố bỏ mẹ, bỏ vợ bỏ chồng, bỏ Trời bỏ Phật, bỏ được tất, c̣n dễ hơn từ bỏ đôi dép rách. Anh đội trưởng cải cách chỉ là một sứ giả của Đảng mà dân cũng đă tin hơn trời: “Nhất đội nh́ trời”.

Ḷng dân tin vào Đảng không thước nào đo được, nên khi phát động để phủ nhận một điều ǵ Đảng đă chủ trương trước kia, thật là vô cùng khó khăn. Nguyên chỉ để thay đổi câu “Ơn Bác ơn Đảng” và kiểm điểm những việc làm trước kia có tính chất sùng bái cá nhân mà cũng mất hàng tháng phát động ở mọi cơ quan.

Khẩu hiệu là “Nói thẳng, nói thật, nói hết để xây dựng Đảng!” Không những nói mồm mà c̣n viết lên các báo. Không những viết lên các báo nhà nước mà c̣n khuyến khích mở báo tư nhân để viết. V́ thế mới có Nhân văn, Giai phẩm của chúng tôi. Và Trăm hoa của Nguyễn Bính.

Bài thơ “Màu tím hoa sim” của tôi (từ trước vẫn do dân tự tiện truyền tụng ngầm, bất chấp lệnh nghiêm cấm của những tướng trấn ải giáo điều), được đăng công khai lần đầu tiên báo Trăm hoa. Nguyễn Bính c̣n cho thuê taxi có loa phóng thanh đi quảng cáo khắp Hà Nội là Trăm hoa số này có thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan. Mấy tháng sau tôi đi cải cách ruộng đất, làm bài thơ “Hoa lúa”, 22 anh em nhà báo nhà văn đi cải cách truyền tay nhau chép. Chị Bạch Diệp báo Nhân dân xin chép đầu tiên, nhưng ư trung nhân của chị là anh Xuân Diệu ở báo Văn nghệ không đăng, bảo là thơ t́nh cảm hữu khuynh, mất lập trường. Trần Lê Văn đến mách với Nguyễn Bính, Bính đến xin ngày bài “Hoa lúa” về đăng Trăm hoa. Anh Bính c̣n làm một cử chỉ rất hào hùng là đem đến trả cho vợ tôi 15 đồng nhuận bút, trong khi đăng Văn nghệ chỉ được 7 đồng.

Anh bảo với vợ tôi: “Hữu Loan ở nhà th́ tôi xin (tôi vẫn viết không lấy nhuận bút để giúp những tờ báo nghèo, mới ra) nhưng Hữu Loan đi cải cách chị cũng cần tiêu (15đ bằng 150.000đ bây giờ). Một chỉ vàng lúc ấy mới 20 đ. Nói ra điều này để thấy rằng mức sống của người cầm bút hiện nay đă vô cùng xuống dốc. Nhuận bút của cả một quyển sách hiện nay không bằng tiền của một bài thơ Nguyễn Bính trả cho tôi. Nhà thơ Tố Hữu đă có dự báo thiên tài: “Chào 61 đỉnh cao muôn trượng!” Từ ấy đến giờ xuống dốc tuồn tuột không phanh, không thắng…

Chính sự xuống cấp thảm hại trong đời sống đă là nguyên nhân chính trong việc lưu manh hóa một số nhà văn, họ đă phải uốn cong ng̣i bút, cũng như trong việc in sách đen sách trắng vừa rồi.

Phóng viên: Xin bác cho biết lại về vụ "Nhân văn".

Hữu Loan: “Nói thẳng nói thật, nói hết, để xây dựng Đảng”. Không những chỉ có Nhân văn hay Trăm hoa mới nói thật, mà cả nước nói thật. Cả nước kêu oan. Những “Ban Giải oan” đă thành lập để vào trong các nhà tù giải oan cho hàng vạn người bị cải cách quy oan….

Nhưng đă ăn thua ǵ. Đơn từ kêu oan từ các nơi gửi về ṭa soạn Nhân văn thật đă cao bằng đầu, như “đống xương vô định”. Nhân văn đă xếp thành văn kiện chuyển cho Trung ương Đảng nghiên cứu để thay đổi chính sách. Thật ra Nhân văn chỉ khái quát t́nh h́nh để đúc thành lư luận. Bài báo bị cho là phản động, phản Đảng, phản dân nhất của Nhân văn là bài “Vấn đề pháp trị” do Nguyễn Hữu Đang viết [4] .

Trong bài ư nói: sở dĩ chỗ nào cũng có áp bức chà đạp lên con người là v́ chưa có pháp luật rơ ràng. Ṭa án là một ṭa án tha hồ tùy tiện c̣n hơn Tôn giáo Pháp đ́nh của giáo hội La Mă hồi Trung Cổ. Muốn bắt ai th́ bắt, muốn xử ai th́ xử, bịa ra luật nặng nhẹ tha hồ để xử… Bài báo kêu gọi cần phải phân quyền th́ người dân mới có b́nh đẳng trước pháp luật… Sau hơn ba mươi năm do t́nh trạng pháp luật tùy tiện mà xă hội xuống cấp một cách tệ hại như hiện nay. Vấn đề hàng đầu đang đặt ra để giải quyết cũng là mấy vấn đề pháp trị mà Nguyễn Hữu Đang đă đặt ra cách đây hơn 30 năm (mà phải nói đây là vấn đề sống c̣n của chế độ).

Không có một cộng đồng nào mà thành viên nào cũng chứa toàn âm mưu đen tối để chủ hại người bên cạnh, không người nào biết phải biết trái, mà sống nổi lâu dài. Nhân loại sinh ra để hợp tác với nhau, để tin nhau là chính, mới sống được đến giờ. Ngày xưa, ngay hồi Pháp thuộc cả một vùng lớn như một huyện mới có độ 5 – 6 tên trộm mà trộm không được pháp luật bênh như thế, mà dân cũng c̣n lo ngay ngáy cho số phận trâu ḅ của cải của ḿnh. C̣n bây giờ th́ chỉ một thôn thôi cũng có hàng vài chục tên trộm cướp công khai, coi thường pháp luật th́ hỏi người dân c̣n an cư thế nào để lạc nghiệp được?

Một vấn đề nữa Nhân văn đặt ra là “Vấn đề Trần Dần” đăng trong Nhân văn số 1, có chân dung Trần Dần to tướng với một vết dao lam cứa cổ to tướng do danh họa Nguyễn Sáng vẽ [5].

Từ trước ai cũng một ḷng tin Đảng, cả trong lĩnh vực văn học. Tự Liên Xô đưa về rồi tự Diên An đưa sang, tài liệu hiện thực xă hội chủ nghĩa, tức là con đường đi lên trong văn học nghệ thuật. Nghĩa là văn nghệ chỉ được nói đến cái xă hội thiên đường vô cùng đẹp chưa có, chưa biết bao giờ mới có chứ không được nói đến những cảnh trộm cướp áp bức bóc lột đang diễn ra trước mắt. Rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm, thủ kho, cửa hàng trưởng tốt, phải nói hầu hết là ăn cắp, thi nhau để ăn cắp, nhưng văn học không được nói thực mà phải dựng lên toàn là những người lư tưởng. Luận điệu thuộc ḷng là: Không có ăn cắp mới lạ, có ăn cắp là tất nhiên. Đấy là thứ sốt rét vỡ da của nhân vật khổng lồ, của một chế độ khổng lồ!

Cũng thành khổng lồ thật nhưng lại là khổng lồ đi xuống, một thứ quỷ khổng lồ hay một thứ khổng lồ không tim như đă dự báo trong một truyện ngắn ở Nhân văn. [6]

Đường lối đó ở ta đă được ông Trường Chinh tiếp thu và bảo vệ, và truyền giáo như một thánh tông đồ xuất sắc.

Một người nhà báo hỏi ông:

“Như vậy là Cách mạng đă cấm tự do ngôn luận.”

Ông Trương Chinh sửng sốt:

“Anh nói sao? Các anh được tha hồ tự do chửi đế quốc đó thôi.”

Như thế là đường lối hiện thực xă hội chủ nghĩa đă cấm hẳn hiện thực phê phán là thứ vũ khí sắc bén nhất của báo chí để cải tạo kịp thời xă hội. Lư luận hiện thực XHCN này được học tập ráo riết trong quân đội, trung tâm đào tạo những tông đồ để áp dụng và đi phổ thuyết về “con đường đi lên” là Tổng cục Chính trị lúc bấy giờ do ông Nguyễn Chí Thanh làm Tổng cục trưởng và ông Tố Hữu làm Tổng cục phó. Trong số văn nghệ sĩ phản đối đường lối hiện thực xă hội chủ nghĩa có Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Tử Phác… Có lẽ quyết liệt nhất là Trần Dần, nên Trần Dần bị bắt giam và trong nhà giam Trần Dần đă dùng dao lam cắt ven cổ nhưng chỉ toác da, chưa đứt đến ven th́ đă kịp thời chặn lại.

V́ thế mà có bài “Vấn đề Trần Dần” trong Nhân văn số 1 như đă nói trên. Đây là một vấn đề văn học, hoàn toàn văn học. Đây là một cử chỉ khí tiết của nho sĩ Việt Nam trước cường quyền không bao giờ là không có, dù cường quyền có thiên la địa vơng đến đâu th́ cái truyền thống đáng tự hào ấy, cái hồn thiêng của sông núi ấy không tà khí nào làm mờ nổi. Trần Dần chỉ là hậu thân của những người đă viết “Vạn ngôn thư”, “Thất trảm sớ”… Cũng như vấn đề pháp trị của Nguyễn Hữu Đang, vấn đề văn học mà Trần Dần đ̣i xét lại cách đây hơn 30 năm hiện giờ vẫn đang rất là thời sự. Cái tai họa lớn nhất hiện giờ vẫn là do khuyến khích tô hồng, đề cao người giả, việc giả, hàng giả… Những người thấy trước tai họa, chân t́nh muốn ngăn chặn tệ nạn xă hội tô hồng th́ bị gán ngay cho cái tội bôi đen.

Đáng nhẽ những người như Nguyễn Hữu Đang và Trần Dần phải được một giải thưởng quốc gia, một cái giải vinh quang là đă đưa ra được giải pháp để cứu nguy cho dân tộc.

Nhưng trái lại, lại vu oan giá họa, đặt lên đầu họ cái án gọi là "án Nhân văn".

Thực ra Nhân văn hưởng ứng lời Đảng gọi: “Nói thật, nói thẳng, nói hết để xây dựng Đảng", và chỉ đấu tranh cho tự do báo chí, tự do ngôn luận mong thực hiện tự do bầu cử vào quốc hội, vào chính phủ. Chỉ cần thực hiện thật sự dân chủ nội dung của Hiến pháp là cũng đă lư tưởng rồi.

Hiện nay báo Văn nghệ cũng đang làm cái việc như Nhân văn ngày xưa làm, cũng do được kêu gọi, được giao trách nhiệm Nguyên Ngọc mới dám làm, và báo Văn nghệ cũng đang bị khép tội là mắc những lệch lạc nghiêm trọng.

Có điều khác là: Nhân văn ngày xưa đơn độc, khi bị đánh không ai dám bênh, ngậm cái miệng cúi đầu mà mang án. C̣n bây giờ th́ hoàn cảnh trong nước và ngoài nước đă khác. Không thể đóng cửa măi ở trong nhà và ngủ yên được măi trên những sai lầm vô định. Khi Nguyên Ngọc bị đánh, đă có báo chí khắp nơi lên tiếng, những bản kiến nghị đang tiếp tục gửi về…

Nếu phong trào tự do báo chí, phong trào ủng hộ Nguyên Ngọc và báo Văn nghệ mà bị dập, tức là bọn quan liêu cơ hội thắng thế, kết quả là xúc tiến sự sụp đổ toàn diện, sự tổng khủng hoảng kinh tế cũng như chính trị và uy tín của Đảng sẽ bị mất hoàn toàn v́ bọn chúng. Quần chúng sẽ mất hết tin tưởng vào Đảng.

Từ trước tới giờ: làm sai cũng là bọn cơ hội, kêu gào sửa sai cũng là chúng, rồi đàn áp sửa sai cũng lại là chúng. Khi sai quá rồi không sửa th́ dân không chịu nổi phải nổ. Nhưng sửa đến triệt để th́ cháy nhà lại ra mặt chuột, nên cứ nửa chừng th́ lại đàn áp sửa sai; chúng vu cho những người đă từng làm theo chúng tội rất nặng, càng nặng th́ quần chúng càng dễ quên tội của chúng và cho rằng những rối loạn trước kia là do âm mưu bọn sửa sai gây ra. Chúng bàn nhau mưu kế dựng chuyện theo bài bản, những ông trên không sát cũng phải tin như thật.

Chính Nguyễn Hữu Đang đă rơi vào trường hợp như vậy.

Đang là người giác ngộ cách mạng sớm. Anh là linh hồn của Hội Truyền bá Quốc ngữ mà cụ Nguyễn Văn Tố là danh nghĩa. Dựa vào Hội TBQN, Nguyễn Hữu Đang đă hoạt động cho mặt trận Văn hóa Cứu quốc. Những nhà văn như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đ́nh Thi, đều do Đang tổ chức vào mặt trận. Khi chính phủ vào Hà Nội, Nguyễn Hữu Đang là trưởng ban tổ chức lễ Tuyên ngôn Độc lập, sau làm Bộ trưởng Bộ Thanh niên. Khi rút khỏi Hà Nội năm 1952-1953 vào Thanh Hóa, Nguyễn Hữu Đang là Tổng thanh tra B́nh dân học vụ. Năm 1954 tiếp quản thủ đô, Trung ương cho xe vào Thanh Hóa mời Đang ra, muốn nhận bộ trưởng nào th́ nhận, mời sinh hoạt Đảng, anh đều khước từ. Tôi hỏi v́ sao, anh bảo:

“Nội bộ thiếu dân chủ trầm trọng, ḿnh bây giờ chỉ một ḿnh một Đảng.”

Sau hỏi anh làm ǵ, anh xin về làm nhà in, tŕnh bày cho báo Văn nghệ.

Măi đến gặp phong trào "Trăm hoa", Đảng phát động cho viết báo tự do, lại cho mở báo riêng th́ anh Đang mới ra làm Nhân văn.

Anh Đang là một người rất có khả năng về chính trị cả về lư luận lẫn tổ chức, lại là một người rất hay giúp đỡ anh em và rất giữ lời hứa. Để một người có tài có đức như vậy th́ bọn cơ hội hết đường xoay xở nên phải đánh. Một mặt phải phát động tố điêu dựng tội (như hồi cải cách dựng địa chủ) để đưa Nguyễn Hữu Đang lên thành phản động đầu sỏ. Một mặt sai điều động từ Thanh Hóa ra, từ các nơi về, hàng 6 sư đoàn để về vây thủ đô đề pḥng bọn Nhân văn làm phản (trong khi Nhân văn chỉ mấy thằng đi kháng chiến về, đói rách trói gà không nổi). Việc điều động một lực lượng quân đội lớn như vậy măi sau tôi về quê gặp những người ở trong các đơn vị ấy nói lại tôi mới biết.

Khi học tập, dựng tội cho Nguyễn Hữu Đang xong, cả lớp học sát khí đằng đằng ḥ hét nào là tên Đang, nào là thằng Đang phản động đầu sỏ. Mọi người kư vào kiến nghị lên Trung ương Đảng đ̣i xử tội đích đáng Nguyễn Hữu Đang. Tôi là người duy nhất đă kư như sau: “Khi Nguyễn Hữu Đang hoạt động với tôi, tôi thấy Nguyễn Hữu Đang là người có tài, có đức, tội trạng mới đây của Nguyễn Hữu Đang tôi chỉ tai nghe, mắt không thấy, tôi không dám kết luận. Kư tên: Hữu Loan"

Thế là Nguyễn Hữu Đang bị kết án 17 năm tù, mới đi được 7 năm th́ nhờ đâu có sự can thiệp của Nhân quyền Quốc tế nên anh được tha. Đáng nhẽ không thưởng, không giải oan cho Nguyễn Hữu Đang th́ im quách đi cho nó xong, đừng nay gào mai gào “Vụ Nhân văn là một vụ án chính trị!”. Gào như vậy nhưng nếu có ai hỏi đến để t́m hiểu lịch sử th́ lại bảo “Đó là vụ án đă qua, bọn Nhân văn đă nhận tội không nên nhắc đến nữa!”.

Nếu không nhắc Nhân văn, sao người ta vẫn nhắc đến phát-xít, Hitler, đến Stalin, đến Pol Pot? Thậm chí bọn vua chúa hay Pháp Nhật Mỹ đă đi từ lâu rồi, mà bao nhiêu vụ ăn cắp cũng là do phong kiến đế quốc, bao vụ cưỡng hiếp phụ nữ trong cơ quan cũng là do phong kiến đế quốc, mặc dù những người thực hiện các vụ ấy đều thuần túy xă hội chủ nghĩa gốc Việt.

Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông có cấm nói đến ḿnh được măi không, dù là những bạo chúa, những nhà độc tài cỡ quốc tế?

Ngoài Nguyễn Hữu Đang c̣n có thêm những người này:

Phùng Cung, tác giả truyện ngắn “Con ngựa già của chúa Trịnh” [7] : 7 năm tù giam. Vũ Duy Lân (Bộ Nông lâm, bị nghi là cho Nguyễn Hữu Đang một áo len khi đang đi tù): bị giam 7 năm mới tha.

Giám đốc Nhà xuất bản Minh Đức: 17 năm như Đang.

Nhà nước xuất bản th́ lúc nào cũng kêu lỗ, mặc dù in nhiều hơn Minh Đức mà trả quyền tác giả lại rất rẻ mạt. Nhà Minh Đức xuất bản Vũ Trọng Phụng, mời con gái của Phụng lên lĩnh nhuận bút mà c̣n bỏ tiền về Hà Đông xây mộ cho Vũ Trọng Phụng. Minh Đức định xuất bản Kiều để vào xây mộ cho Nguyễn Du nhưng bị bắt. Ngoài ra từ 1954 đến 1956 Minh Đức c̣n mua được ½ nhà ưu giá 30.000đ (bằng 150 cây vàng). Nhà Minh Đức làm ăn lời lăi như vậy mà ngoài anh ta ra chỉ có thêm vài người giúp việc. C̣n những nhà xuất bản của nhà nước th́ nhà nào cũng rất đông người làm mà chả được bao nhiêu việc, nhà nào cũng kêu lỗ, nhưng vẫn cứ cố bao nhiêu rơm cũng ôm.

Xưa nay bất cứ ai nhận một công việc ǵ đều phải có trách nhiệm với công việc ấy, công việc càng khó khăn, lớn lao trách nhiệm càng nặng nề, ở ta lại toàn chuyện ngược đời. Một lái xe chặn chết người muốn sửa sai không được, anh phải đi tù, phải tước bằng. Anh bác sĩ chữa bệnh làm chết người cũng thế, phải tước bằng và đi tù. Đấy là những người làm chết ít người. C̣n những người cầm vận mệnh của cả nước đă làm cho đồng bạc mất giá hàng vạn lần, làm cho hầu hết công nông trường xí nghiệp phá sản, cho 90% con cái gia đ́nh thành lưu manh, cho 50% trẻ em mất dinh dưỡng, c̣n giết oan bao nhiêu người có tài, có đức, c̣n phá phách bao nhiêu công tŕnh văn hóa lịch sử. Những con giun bị đạp gào lên: "Sai rồi!" th́ họ rất b́nh tĩnh trả lời: "Sai th́ sửa!" hoặc bất đắc dĩ phải sửa th́ không sửa chân thành.

Họ vẫn núp dưới cờ Đảng để đi từ sai lầm tày trời này đến sai lầm tày trời khác. Họ đang làm cho dân không c̣n tin vào Đảng. Họ xúc phạm vào anh linh những đảng viên ưu tú đă nằm xuống. Họ coi thường những Đảng viên ưu tú đang sống, đang không ngớt đấu tranh để thể hiện những tính cách vô cùng cao quư của người cộng sản cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, khổ trước sướng sau v.v…

Hỡi những người Đảng viên quang vinh của Đảng Cộng sản vô cùng quang vinh, người dân đau khổ lâu đời lúc nào cũng đứng bên các bạn.

*

Phụ lục:

Hữu Loan

Giai thoại về một bài thơ

Hồi ấy vào đầu năm 1955. Tôi lúc ấy là cán bộ biên tập báo Văn nghệ ở Hà Nội. Tôi được cử đi cải cách ruộng đất ở xă Tứ Kỳ, Hải Dương. Cán bộ ai cũng “được” đi cải cách. Đấy là một vinh dự v́ “chưa qua cải cách th́ chưa thể làm người được".

Ngoài việc đi để làm người, tôi c̣n có nhiệm vụ viết bài cho báo. Theo tinh thần trong những buổi học tập trước khi đi th́ nông dân được phát động vô cùng vui sướng phấn khởi. Ngay cả giai cấp địa chủ là có tội mà cũng không oán Đảng v́ Đảng rất công minh. Nhưng thực tế th́ khác nhiều. Địa chủ không dám oán đă đành nhưng nông dân, chính nông dân th́ lại kêu ca rất nhiều về những hành động của anh em cốt cán, nhất là những gia đ́nh liệt sĩ lại càng bị sách nhiễu hết mức như thu gian thuế, hay bắt phải làm cơm rượu cho hàng chục người ăn th́ mới cho người đem giúp đến kho độ 5 yến thóc… Họ đều kêu là bao nhiêu từng áp bức, kêu trời, trời xa, kêu Bác Hồ c̣n cao hơn trời…

Tôi bèn làm một bài thơ gửi về ṭa soạn.

Ngày hôm sau tôi nhận được điện khẩn của anh Xuân Diệu: “Hữu Loan về ṭa soạn ngay!”. Chai ĺ như tôi mà vẫn thấy lo lắng. Vừa về gặp anh Xuân Diệu tôi hỏi ngay:

“Cái ǵ đấy anh? Lành hay dữ?”

Xuân Diệu trấn an ngay:

"Bài thơ hay quá!"

Tôi không khỏi lạ. Hay sao lại phải điện khẩn về, ai mà không khỏi hoảng.

“Nhưng phải sửa một câu th́ mới đăng được.”

Tôi vội hỏi:

“Câu nào?”

“Câu: Cụ Hồ như trời cao / Kêu làm sao cho thấu!"

Tôi hơi bực:

“Đăng th́ đăng cả, bỏ bỏ cả, cả bài tôi chỉ thích có câu ấy.”

Một lúc rồi Xuân Diệu mới rủ rỉ như tâm sự:

“Để câu ấy th́ ra Bác kính yêu của chúng ḿnh lại xa quần chúng à?”

Tôi khẳng định:

“Bác là thánh là trời thật, nhưng khi có những người cản mắt Bác th́ Bác thấy quần chúng làm sao được. Chính những người như anh đang che mắt Bác đấy. Làm như tôi, lại không che. Tôi đề nghị anh thỉnh thị Bác, tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về bài thơ này.”

Tôi không hiểu anh Xuân Diệu có dám thỉnh thị Bác không, nhưng bài thơ của tôi không được đăng. Tôi chắc lư do không đăng là v́ Bác lúc nào cũng quan tâm đến quần chúng, khi quần chúng khổ đă phải thét lên thành tiếng th́ Bác không thể nào b́nh tĩnh được.
© 2007 talawas


[1]Ông gửi thư cho tên Bang tá ở huyện, vận động quan quân ở huyện hàng Việt Minh, không mất một viên đạn (theo lời kể của con trai út ông là Nguyễn Hữu Đán trước mặt ông).


[2]Ông cho biết là chính ông đi hỏi vợ cho tướng Nguyễn Sơn.


[3]Bà Phạm Thị Nhu, vợ ông, kể trước mặt ông một số chi tiết sau: "Khi ông nhà tôi quyết định bỏ về quê, gia đ́nh rất túng bấn, bản thân tôi phải may khâu kiếm thêm. Lúc ấy ở quê lại đang chuẩn bị lên hợp tác xă, ông nhà tôi chỉ băn khoăn là về quê vợ con sẽ khổ, song ông bảo tôi: ‘Thôi th́ bà với các con chịu khổ để cho tôi được sống lương thiện. Tôi mà chịu khó hót th́ nhà lầu xe hơi sung sướng đấy, nhưng tôi không làm được.’ Ông ấy viết 4 lá đơn xin về, trong ṿng hai năm mới được giải quyết. Lần cuối c̣n có hai anh cán bộ đến nhà vận động ông ở lại. Họ nói từ sáng đến trưa, ông bèn cầm cây bút lên bẻ làm đôi, bảo: ‘Làm cán bộ, làm nhà văn khó lắm. Viết vừa ḷng nhà nước th́ dân chửi cho, viết vừa ḷng dân th́ có thể đi tù như chơi. Thôi tôi về đi cày.’ Hai anh ấy lại nhờ tôi khuyên ông. Tôi bảo: ‘Nhà tôi đă quyết th́ không ai nói được đâu.’ Chúng tôi nuôi 10 đứa con khôn lớn thật vô cùng vất vả. Ông nhà tôi đi thồ đá, tôi làm 2 sào ruộng, lại xay bột làm bánh bán ở chợ. Hôm nào bán ế là gánh về một gánh nặng, cả nhà ăn trừ bữa. Tôi cứ xào một xoong to toàn các thức rau, các con đi học về là nhào vào múc ăn thay cơm. Ba đứa trai lớn th́ hàng ngày phải dậy từ 3 giờ sáng, kéo 3 xe chuyến xe cải tiến chở đá từ trên núi xuống hồ cách 2 cây số, bán cho các thuyền rồi mới ăn vội bát cơm độn để chạy bộ 7 cây số đi học."


[4]Chú thích của talawas: Tên bài viết này của Nguyễn Hữu Đang là “Cần phải chính quy hơn nữa”, đăng trên Nhân văn số 4, ở vị trí xă luận, trang 1 và trang 2, ngày 5.11.1956


[5]Chú thích của talawas: Tên bài hồi kư này của Hoàng Cầm là: “Tiến tới xét lại một vụ án văn học: Con người Trần Dần”, đăng trên Nhân văn số 1, trang 2 và trang 4, ngày 20.9.1956


[6]Chú thích của talawas: Truyện ngắn “Thi sĩ máy” của Châm Văn Biếm, Nhân văn số 5, trang 3 và trang 4, ra ngày 20.11.1956


[7]Chú thích của talawas: Truyện ngắn này đăng trên Nhân văn số 4, trang 3, ngày 05.11.1956

 

(NCTG) Theo tin từ Việt Nam, vào hồi 19 giờ ngày 18-3-2010, thi sĩ Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng “Màu tím hoa sim”, thành viên phong trào Nhân văn - Giai phẩm, đă từ trần tại nhà riêng ở thôn Vân Hoàn (xă Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa), thọ 95 tuổi.

Thi sĩ Hữu Loan trên sân gạch trước nhà ông (2006) - Ảnh: Văn Khoa

Ngay sau khi được tin về sự ra đi của lăo thi sĩ, NCTG đă có một cuộc trao đổi nhanh với nhạc sĩ Phạm Duy từ TP HCM - đă phổ nhạc rất thành công thi phẩm “Màu tím hoa sim” - về mối giao t́nh giữa hai người bạn văn nghệ.

Nói về cảm xúc trước tin thi sĩ Hữu Loan qua đời, nhạc sĩ Phạm Duy cho biết: “Lẽ tất nhiên, sự buồn rầu của tôi là phải có, khi được tin anh Hữu Loan từ trần. Nhưng anh mất đi khi đă gần một trăm tuổi th́ tôi không phải tiếc thương quá đỗi v́ sự thương tiếc của tôi cũng như của mọi người đă dành cho người vợ trẻ của anh qua đời trong kháng chiến rồi...”.

- Nhạc sĩ có thể cho biết những kỷ niệm cũ với nhà thơ Hữu Loan?

Nhạc sĩ Phạm Duy (PD): Tôi quen anh Hữu Loan từ ngày tôi vào Khu 4 năm 1948 và làm công tác văn nghệ trong Trung đoàn 9. Khi đó anh Hữu Loan là cán bộ trong Ủy ban Kháng chiến tỉnh Thanh Hóa, ngày ngày cưỡi ngựa đi công tác khắp nơi trong tỉnh, trông rất oai nghiêm khiến tôi bái phục...

Biết anh cũng làm thơ, cùng anh đàm đạo về thơ, được nghe anh đọc bài “Màu tím hoa sim”, “Đèo cả”, “Ṭ he”, “Chiếc chiếu”, “Những làng đi qua”, “Hoa lúa”, v.v... Tôi đă có ư định phổ nhạc bài “Màu tím hoa sim” ngay từ lúc đó...

- Sau khi hồi hương, nhạc sĩ có dịp gặp lại thi sĩ Hữu Loan?

PD: Tôi có cơ hội về Thanh Hóa thăm Hữu Loan vào năm 2006 trong một ngày mưa lạnh và ngồi xe ôm để vào con đường nhỏ hẹp dẫn tới nhà ông.

..

Thấy nhà của thi sĩ rất khang trang, sạch sẽ. Vợ chồng Hữu Loan và người con cả tiếp đón tôi rất ân cần.

Tôi tặng thi sĩ một cuốn video trong đó tôi được phỏng vấn về bài “Áo anh sứt chỉ đường tà”.

Thế rồi chúng tôi chia tay nhau trong khi trời đă tạnh mưa...

- “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan đă được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, như “Những đồi hoa sim” (Dzũng Chinh), “Chuyện hoa sim” (Anh Bằng) và nhất là “Áo anh sứt chỉ đường tà” (Phạm Duy). Mỗi ca khúc một vẻ, đều tôn vinh vẻ đẹp của thi phẩm, nhưng ca khúc của nhạc sĩ đă phản ánh một cách bi hùng nhất những đau thương, mất mát của con người trong chiến trận. Tại sao nhạc sĩ lại chọn h́nh thức phổ nhạc như thế?

PD: Hai nhạc sĩ Dzũng Chinh và Anh Bằng phổ nhạc bài thơ “Màu tím hoa sim” một cách rất tốt, nhưng dùng h́nh thức “tiểu khúc” b́nh dân, ngắn ngủi chỉ có một đoản khúc Pop Boléro, Slow Rock giản dị, dễ nghe, dễ hiểu...

Và cũng v́ lư do các ông không có kinh nghiệm đi kháng chiến nên không đem được nhiều cảm xúc buồn thương hay hùng vĩ vào âm nhạc.

C̣n tôi, tôi muốn soạn một “đại khúc” (grand music) bi hùng dài tới 5-7 đoạn, một “chant patriotic”. Có thế thôi!...".

Kính,

TB:

Gởi Nàng:

Huệ nhớ thương Lan, héo vàng xác Huệ
Anh quá thương Nàng, trối kệ thị phi

(Ca Dao)

Nhà thơ Hữu Loan - "T́nh đẹp, tâm thiêng, thơ sẽ sống măi"  

“Kể cũng lạ, tôi là anh học tṛ nghèo từ đồng cói Nga Sơn tự học, thi đậu tú tài rồi đi làm gia sư trong gia đ́nh cô Ninh để kiếm gạo, khi cô ấy đă đẹp nổi tiếng trường nữ sinh Thanh Hóa. Không ngờ cô con gái nhà giàu nhưng lại đem ḷng anh giáo nghèo là tôi.”

Lần theo sự kiện Màu tím hoa sim - một trong những bài thơ t́nh hay nhất thế kỷ vừa có tác quyền trị giá 100 triệu đồng, chúng tôi t́m về làng Vân Hoàn, xă Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) để mong gặp được nhà thơ Hữu Loan. Trái với mọi lời đồn thổi “ông già ấy lập dị lắm, không hề tiếp ai đâu”, nhà thơ đă dành cho chúng tôi hơn nửa ngày không chỉ với Màu tím hoa sim nổi tiếng, mà c̣n dốc bầu tâm sự về chữ “tâm”, chữ “t́nh” trong thơ ông.

Trong căn nhà cấp bốn đơn sơ tại làng Vân Hoàn, thi sĩ Hữu Loan ngồi im ĺm như một pho tượng sống trên chiếc ghế nhựa, sát chiếc tivi để nghe tiếng cho rơ nhưng mắt ông lại nh́n đau đáu ra khoảng vườn li ti bóng nắng, bóng dừa, bóng nhăn. Mái tóc trắng bạc x̣a lên hai bờ vai làm cho khuôn mặt hào hoa, đẹp lăo của ông thêm vẻ trầm lắng. Chiếc áo bông khoác xuề xoà trên vai không giấu nổi một vóc h́nh vốn to cao, vạm vỡ.

T́nh và tâm trong thơ

- Được hỏi chuyện, thi sĩ nhớ lại cảm xúc khi ông Lê Văn Chính, giám đốc Công ty Vitek VTB, đến đặt 100 triệu đồng xin mua tác quyền bài thơ Màu tím hoa sim:

- Trước khi trao bản quyền bài thơ tôi suy nghĩ nhiều lắm. Phải mấy tuần sau tôi mới quyết. Lâu nay có nhiều người trong Nam ngoài Bắc kể cả người nước ngoài t́m gặp xin tôi chép lại bài thơ, nay nó được tung hẳn ra một cách đàng hoàng cũng là một điều vui. Một điều vui khác, lần đầu tiên vợ chồng tôi có tiền chia đều cho mười đứa con mỗi đứa một ít. Đặc biệt chu cấp vốn cho những đứa con nghèo làm ăn, thứ đến sẽ trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài sẽ mang tên Thơ Hữu Loan.

Nói đoạn, ông đọc lại cho tôi nghe toàn bộ bài Màu tím hoa sim bằng giọng quê mạch lạc, giàu cảm xúc và trầm ấm của người tỉnh Thanh. Đến những từ cuối cùng của bài thơ, khóe mắt ông hoe đỏ. Không dám bàn luận ǵ nhiều về những câu chữ tài hoa, tôi hỏi ông một chi tiết rất dễ thương của bài thơ:

- Nàng không đ̣i may áo mới trong ngày hợp hôn có thật hay không lời của cô gái 16 tuổi?

- Thật chứ. Cô ấy tên là Lê Đỗ Thị Ninh quê ở làng Đ́nh Hương, nay là vùng Sặt thuộc huyện Đông Sơn. Kể cũng lạ, tôi là anh học tṛ nghèo từ đồng cói Nga Sơn tự học, thi đậu tú tài rồi đi làm gia sư trong gia đ́nh cô Ninh để kiếm gạo, khi cô ấy đă đẹp nổi tiếng trường nữ sinh Thanh Hóa. Không ngờ cô con gái nhà giàu nhưng lại đem ḷng anh giáo nghèo là tôi. Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ v́ hai gia đ́nh không “môn đăng hộ đối” một chút nào. Măi sau mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ cô ấy ngấm ngầm “soạn kịch bản”. Một lần tôi bàn việc may áo cưới cô ấy gạt đi, rằng: Yêu nhau, thương nhau cốt cái tâm và cái t́nh bền chặt là hơn cả.

- C̣n bốn từ anh chồng độc đáo là sao ạ?

- Cũng là câu nói của cô ấy. V́ hồi đó tôi học giỏi, làm thơ hay và lại đẹp mă nữa. Độc đáo quá đi chứ! - ông cười vui, rung rung cái miệng móm mém.

Như sống lại với một thời trai trẻ, thi sĩ Hữu Loan thổ lộ:

- Cô Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi cô bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa năm 16 tuổi cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi mới viết nổi những câu chiều hành quân/ qua những đồi hoa sim /những đồi hoa sim/ những đồi hoa sim dài trong chiều không hết /màu tím hoa sim /tím chiều hoang biền biệt và chiều hoang tím có chiều hoang biết/ chiều hoang tím tím thêm màu da diết.

Bài thơ được anh lính Vệ quốc quân viết rất nhanh bởi “nỗi nhớ, niềm đau và t́nh thương người vợ trẻ đă tự “viết” sẵn từng quăng thơ trong đầu anh rồi. Đặt bút là câu thơ hiện h́nh lên. “Làm thơ phải có cái tâm mà phải là cái tâm linh thật thiêng liêng th́ mới có thơ hay. Thơ hay th́ sống măi. Làm thơ mà không có t́nh, có tâm th́ chả ra ǵ”. Nghe ông nói, bất chợt tôi ngước nh́n chữ “Tâm” do ông viết bằng Hán tự khá đẹp treo trên bức tường chính giữa bàn thờ đang thoảng bay mùi hương thơm.

Thơ trong đời

- Dù sao th́ chuyện cũ Hữu Loan đă lùi về quá khứ. Tôi đă trải đủ nghề kiếm sống từ nghề đi xe thồ, xe cút kít, vác đá, ṃ cua, bắt ốc. Không thể từ nan việc ǵ mới đủ sức nuôi mười đứa con sáu trai, bốn gái sau khi tôi làm bạn với bà Nhu đây này.

Bà Phạm Thị Nhu (kém chồng 20 tuổi) ngồi cạnh thi sĩ quay sang hỏi tôi:

- Thế chú đă nghe bài thơ Hoa lúa ông ấy viết nịnh tôi chưa?

Tôi thưa mới chỉ nghe loáng thoáng qua một bản nhạc đă lâu lắm rồi, c̣n nguyên gốc bài thơ th́ bây giờ mới xin nghe. Ông đọc:

- Em là con gái đồng xanh
tóc dài vương hoa lúa
đôi mắt em mang chân trời quê cũ
giếng ngọt, cây đa
anh khát t́nh quê ta trong mắt em thăm thẳm
nhạc quê hương say đắm
trong lời em từng lời
tiếng quê hương muôn đời và tiếng em là một
em ca giữa đồng xanh bát ngát
anh nghe quê ta sống lại hội mùa
có vật trụi, đánh đu, kéo hẹ, đánh cờ
có dân ca quan họ
trai thôn Thượng, gái thôn Đoài hai bên gặp gỡ
cầm tay trao một miếng trầu
yêu nhau cởi áo cho nhau
về nhà dối mẹ qua cầu gió bay
Quê hương ta núi ngất, sông đầy
bát ngát làng tre, ruộng lúa
em gái quê hương mang h́nh ảnh quê hương
xa em năm nhớ, gần em mười thương
c̣n bàn tay em c̣n quê hương măi
em mang nguồn ân ái
căng ngực trẻ hai mươi và trong mắt biếc nh́n anh
em gái quê si t́nh
chưa bao giờ được yêu đương trọn vẹn…

Anh yêu em muôn vàn như quê ta bất diệt
quê hương ta ơi từ
nay càng đẹp/ t́nh yêu ta ơi từ nay càng sâu
Ta đi đầu sát bên đầu/mắt em thăm thẳm đựng màu quê hương.

Hoa lúa được ông xem là bài thơ tặng bà vợ sống, viết năm 1955, sáu năm sau bài thơ Màu tím hoa sim tặng bà vợ đă qua đời.

 

Sau khi cắm thêm một nén hương trên bàn thờ, thi sĩ tiếp tục câu chuyện:

 

- Tôi làm thơ không nhiều, toàn bộ gia tài thơ có khoảng 40 bài nhưng bài nào cũng được khen hay. Thơ tôi không giống ai, ngắt câu, lên xuống ḍng tùy ư. Vậy mà lạ: đọc nghe lúc nào cũng mới.

 

Nói rồi ông đọc bốn câu về lúa, về trăng, về người du kích và đồn giặc Pháp trong bài Yên Mô dài 37 câu viết năm 1947:

 

-...Đêm nhúng sương trăng soi/ ngày phơi bông vàng nắng/...Anh làm du kích Yên Mô/ nửa đêm trăng mọc đỏ như cháy đồn. Hồi c̣n sống cụ Đặng Thai Mai yêu những câu này lắm nhé…

 

Thường ngày thi thoảng căn nhà vắng lặng giữa vườn cây trái của ông bà Hữu Loan lại vui lên bởi những đoàn học sinh giỏi trường chuyên Lam Sơn về hỏi chuyện thơ văn kim cổ. Hè năm 2003 dân làng Vân Hoàn tưởng nhà ông bà Hữu Loan có đám cưới v́ thấy hơn 30 xe máy, mỗi xe hai người về dựng chật cổng.

 

Hóa ra đó là 60 thầy cô giáo và sinh viên Đại học Quốc gia từ Hà Nội rủ nhau về nghe tác giả Màu tím hoa sim nói chuyện văn học và một số chi tiết trong bài thơ nổi tiếng. Hôm ấy thầy tṛ ngồi chật nhà, chật sân nghe ông già ngồi nói chuyện suốt hơn hai giờ. Mới đây có một cô giáo nghèo cuối huyện “đi ṿng thúng hết xă này sang xă khác hỏi nhà ông Hữu Loan không chỉ để tặng quà mà c̣n v́ nghe tiếng nhà thơ ở cùng huyện nhưng chưa được biết mặt”.

 

Hôm nay tôi cũng như cô giáo nghèo ấy rời quốc lộ 1A, rời đường 13, men theo khúc sông Bó Văn, rẽ dưới chân núi Vân Hoàn, khẽ tay nhấc hai cánh cổng tre phía ngoài và hai cánh cổng sắt phía trong để vào nhà thi sĩ Hữu Loan; để được nghe bài Màu tím hoa sim do chính tác giả đọc cùng bầu tâm sự của một nhà thơ gần bước sang tuổi 90 mà vẫn có những phút giây rung động của chàng trai trẻ tuổi đôi mươi…

 

Hai lần gặp nhà thơ Hữu Loan

Lần đầu tiên chúng tôi về thăm nhà thơ Hữu Loan vào một ngày cuối tháng 3 âm lịch năm 2007. Phải mất cả chục lần hỏi thăm chúng tôi mới t́m đến nơi. Ngôi nhà nhỏ của nhà thơ Hữu Loan nằm cuối thôn Vân Hoàn, nép dưới những bóng dừa yên ả. Căn nhà vắng hoe khi chỉ có hai ông bà mỗi người nằm một góc. Lăo nhà thơ nằm ở gian giữa c̣n bà Nguyễn Thị Nhu nằm co ro ở góc bên trái. Bà vừa mới bị ngă găy chân, phải bó bột chưa đi được. C̣n lăo nhà thơ th́ từ lâu mỗi khi đi lại đều cần người giúp đỡ.
 
1. Trong căn nhà âm u bởi mùi những chiếc bô lâu ngày chưa đổ chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi ngổn ngang những cây luồng buộc ngang dọc. Hỏi ra mới biết người nhà làm thế để ông bà có cái vịn đi lại. Nghe chúng tôi từ Hà Nội về thăm, ông chỉ cười tủm tỉm, bảo bà pha trà rót nước mời khách. Nhưng vết đau ở chân khiến bà không thể nào gượng dậy nổi.

 

Vợ chồng nhà thơ Hữu Loan

 
Tôi d́u bà ra ngồi trước căn nhà mái ngói mà người yêu thơ mới xây tặng rồi quay sang d́u ông ra ngồi trong chiếc ghế nhựa đặt bên cạnh. Thú thật tôi cảm thấy ngộp thở khi bước vào căn nhà âm u ấy.

Chúng tôi gửi tặng ông dăm chai rượu quê, mấy gói bánh mua từ Hà Nội và mấy quả ổi hái ở cây 300 năm tuổi gần đền Bà Triệu. Cây ổi thiêng có vị thơm gịn nức tiếng cả vùng. Ông bảo chúng tôi mở chai rượu quê Nga Sơn trong veo để nhắm với ổi. Bà Phạm Thị Nhu, người bạn đời của ông bảo ông thích nhất là ăn ổi, nhắm rượu suông với ổi. Ông đeo hàm răng giả vào gặm ổi ngon lành như trẻ thơ và không ngớt lời khen ổi ngon. Vừa nhâm nhi chén rượu ông kể cho chúng tôi nghe đủ nỗi thăng giáng cuộc đời.

Câu chuyện của chúng tôi thi thoảng lại bị cắt ngang khi có người đi qua ghé vào thăm. Có người giáo viên dạy văn phương xa ghé chơi ôm lấy ông rồi lại vội vội vàng vàng đi ngay kẻo trễ giờ tàu. Có người bà con sang năn nỉ hỏi vay tiền cho con đi xuất khẩu lao động nước ngoài dẫu biết ông bà chẳng có nhiều nhặn ǵ. Bà bảo ở làng này ai có việc ǵ cũng chạy sang nhờ cậy hai ông bà già sắp gần đất xa trời.

Chúng tôi không cầm nổi ḷng ḿnh khi biết thức ăn hàng ngày của hai ông bà là những gói cháo ăn liền ḥa với nước sôi. Mấy hôm nay có người con gái út là họa sĩ ở Hà Nội về chăm nom nên c̣n có thức ăn tươi. C̣n mỗi khi bà nằm xuống không chạy chợ được là quay lại với điệp khúc cháo ăn liền cho dễ ăn dễ tiêu, lại tiết kiệm.

Chúng tôi ở chơi đến giờ chiều th́ người con gái út của ông bà về cặm cụi ở dưới bếp, lặng lẽ như một tiếng thở dài. Trước khi tạm biệt ông bà ra về có hai cán bộ giáo dục ở Sở GD&ĐT Thanh Hóa ghé qua tặng ông cuốn sách có in bài thơ Hoa lúa và mấy trăm ngàn nhuận bút. Ông dặn bà cất đi để mai kia trả tiền điện thoại. Rồi lại thong thả nhâm nhi ly rượu và khẽ khẽ ngâm mấy câu thơ như chẳng vướng bận ǵ cuộc sống thường nhật.

2. Gần một năm sau, vào mùa Hè năm 2008, chúng tôi lại có dịp ghé qua nhà ông chơi. Quang cảnh dường như chẳng có ǵ thay đổi. Duy chỉ có giàn mướp là đang rộ hoa vàng ươm quả sà xuống trước mái hiên lúc lỉu. Có điều ông đă yếu đi nhiều, tay cầm ly rượu run run đưa lên miệng đă trào ra quá nửa.

Bà bảo dạo này ông thường xuyên mất ngủ, rượu cũng chẳng c̣n muốn uống nữa. Những người trong đoàn lần đầu tiên đến thăm ông không khỏi bùi ngùi khi nh́n thấy lăo nhà thơ gầy rộc đi trong bộ quần áo pijama cũ. Ông vẫn kể lại câu chuyện về h́nh ảnh người con gái trong bài Màu tím hoa sim với mọi người không bỏ sót chi tiết nào. Ông bảo mấy hôm nay mệt nên không uống được rượu, hẹn chúng tôi dịp khác về cùng uống rượu hàn huyên. Trước khi chia tay ông cầm tay chúng tôi như muốn níu lại mà không nói nên lời.

Chúng tôi ra về, không ai bảo ai nhưng ai cũng thầm nhắc nhất quyết sẽ có lần trở lại nơi đây để cùng ông uống hết chai rượu mà ông đă hẹn.

Thế mà... ông đă ra đi trước khi chúng tôi kịp trở về. Nhà thơ Hữu Loan đă thôi ở trọ trần gian để về với cơi vĩnh hằng. Ông lặng lẽ trở về với đất mẹ, về với người con gái của Màu tím hoa sim để lại cho chúng ta những vần thơ măi c̣n day dứt “Anh có biết chăng/ Những đêm dài em khóc/ Đầy như giếng mưa/ Câm như bồ thóc/.

 
Trương Xuân Thiên (Nhà thơ trẻ)