Nh́n lại Lư luận phê b́nh văn học Việt Nam

 

đầu thế kỷ XX

 

Lư luận phê b́nh văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - tiếp thu, cách tân và sáng tạo 

 

*

Tính dân tộc đúng đắn được xem xét trong mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính quốc tế. Tính dân tộc đúng đắn không được cực đoan mà phải có quan hệ giao tiếp, cũng như có sự thâm nhập, ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn hóa văn học... Liên quan đến vấn đề này có một số cặp phạm trù đặt ra như: Tính dân tộc và tính hiện đại, tính dân tộc với vấn đề tiếp thu truyền thống và cách tân sáng tạo, tính dân tộc và tính nhân loại...

Sự giao lưu giữa các nền văn hóa xưa nay vẫn là hiện tượng phổ biến. Qua sự giao lưu ấy các văn nghệ sĩ tiếp thu được cái hay, cái đẹp của dân tộc khác, bổ sung cho dân tộc ḿnh, nhưng không phải là sự bổ sung bằng vay mượn, chắp vá du nhập từ ngoài vào một cách sống sượng, lai căng, mà quá tŕnh tiếp thu truyền thống nhân loại cũng là quá tŕnh sáng tạo, cách tân, dân tộc hóa. Vậy quá tŕnh tiếp thu truyền thống nhân loại, sáng tạo, cách tân cũng chính là quá tŕnh dân tộc hóa.

Viết về vấn đề này, ông Vũ Ngọc Phan có nói: “... Dân tộc ta cũng sẽ biết t́m lấy trong nền văn học của Pháp những điều sở trường để bổ sung cho những chỗ thiếu thốn của ḿnh, thứ nhất là biết mượn các phương pháp khoa học của phương Tây mà nghiên cứu các vấn đề có liên lạc đến nền văn học của nước ḿnh, đến cuộc sống sinh hoạt của dân ḿnh, thâu thái lấy tinh hoa của nền văn minh nước Pháp mà làm ra cái tinh thần được mạnh lên, để gây lấy một nền văn học vừa hợp với cái hoàn cảnh hiện thời vừa giữ được cái cốt cách cổ truyền”(1)

Những biến đổi xă hội ở các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, đă đưa đến những biến đổi về thế giới quan và nhân sinh quan của dân tộc ta. Văn hóa dân tộc tiếp biến cùng chung với văn hóa khu vực, hội nhập khu vực. Văn minh phương Tây, văn học Pháp tác động mạnh đến văn học Việt Nam.

Trong sự vận động của lịch sử, các nhà nho yêu nước Việt Nam đă tiếp thu ảnh hưởng của cách mạng dân tộc tư sản. Cuốn Văn minh tân học (1904) được coi là kim chỉ nam cho hành động của họ. Cuốn sách đă tổng kết và nêu lên nguyên nhân làm cho nước nhà tŕ trệ và mất chủ quyền. Từ thực tế đó cuốn sách đă đề xuất các hướng mở mang dân trí, tạo lập văn minh. Một là dùng văn tự nước nhà, hai là hiệu đính sách vở. Ba là sửa đổi phép thi, bốn là cổ vũ nhân tài, năm là chấn hưng công nghệ, sáu là mở ṭa báo. Đó là những ư tưởng sâu sắc, thể hiện sự vận động của tư tưởng và văn chương học thuật lúc bấy giờ. Nó cũng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong thế giới quan của nhà hoạt động tư tưởng và văn học nước ta.

Vào thập niên mười của thế kỷ XX, tờ Đông Dương tạp chí (ra đời năm 1913) và Nam Phong tạp chí (ra đời năm 1917) đă hưởng ứng cuộc vận động truyền bá chữ quốc ngữ: “Cổ vũ cho dân An Nam ai cũng dùng chữ quốc ngữ mà thế vào cái lối chữ khó khăn, học suốt đời mà chẳng mấy ai biết được lấy cách dùng chữ mà thôi, chứ  đừng nói học nữa”. Đó là việc tối yếu của bản báo” (2). Và mong muốn xây dựng một nền học vấn mới “Tỏ thuật tư tưởng Âu Tây (quốc tế hóa), nhưng vẫn không quên cái quốc túy trong nước (dân tộc hóa)” là xu hướng tư tưởng của tờ Nam Phong tạp chí.

Thập niên mười của thế kỷ XX là thời điểm bản lề của quá tŕnh văn hóa, văn học Việt Nam ḥa vào ḍng chung của văn hóa, văn học thế giới. Khi đó, dân tộc Việt Nam phải nâng ḿnh lên tŕnh độ quốc tế về mọi mặt: Khoa học, triết học, văn học... Nam Phong tạp chí là một tạp chí có tính chất bách khoa, trong đó người chủ xướng cho đăng các công tŕnh dịch thuật, khảo cứu về khoa học, triết học, các sáng tác văn chương, các bài nghiên cứu, lư luận, phê  b́nh văn học. Ngoài ra c̣n công bố những tài liệu thư tịch cổ, in lại các sách cũ, đăng các bài thuộc các lĩnh vực như: chính trị, địa lư, luật học, giáo dục, y học. Nam Phong tạp chí, thực sự là cuốn tạp chí bổ ích cho nhiều trí thức Nho học và Tây học lúc bấy giờ.

Học giả Phạm Quỳnh là người đă viết nhiều bài nghiên cứu lư luận phê b́nh trên Tạp chí Nam Phong. Ông là một trong những người đầu tiên đă vận dụng các phương pháp khoa học (phương pháp phân tích văn học) của phương Tây vào nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến nền văn học của nước ta. Bài Một tấm ḷng của Đoàn Như Khuê, đăng trên Nam Phong tạp chí số 2 năm 1917 của Phạm Quỳnh là một bài phê b́nh văn học. Đây có thể được coi là một trong những bài phê b́nh văn học đầu tiên được viết theo phương pháp phân tích văn học của phương Tây. Tức là theo lối “nhà phê b́nh là kẻ đọc hộ người khác”. Hoặc có thể hiểu phê b́nh văn học được coi như là một h́nh thái tiếp nhận văn học.

Trước đây, trong nền văn học trung đại Việt Nam, thể phê b́nh văn học tồn tại dưới dạng các bài tựa, bài bạt, những lời b́nh, những thư từ trao đổi về văn chương, nhân một tập thơ của chính tác giả hay bạn bè, anh em, cha con. Nó cũng mang nội dung, nhận định, đánh giá, giao lưu, đối thoại... Nhưng nh́n chung các ư kiến như là những cảm  tưởng hàm súc với cảm  hứng trang trọng và trân trọng. Những bài bạt, bài tựa, những lời b́nh ấy viết ra để cho ḿnh, viết vào văn tập, thi tập, lưu lại cho con cháu, để “cất vào danh sơn”. Những lời b́nh văn có giá trị, những áng văn hay có thể vẫn được phổ biến, truyền tụng, nhưng đó là sự trao đổi bằng cách đọc cho nghe, chép cho xem giữa những người giống ḿnh. Người viết không hề nghĩ đến chuyện công bố tác phẩm, không hề quan tâm đến công chúng. Khi viết văn, người ta chú ư trước hết không phải là thực tế khách quan, đối tượng khách quan, mà là đạo lư cương thường. Cái hay cái đẹp của nó trước hết là nghĩa lư.

Lối phê b́nh khoa học xuất hiện đầu thế kỷ XX là một hiện tượng mới, phi truyền thống, tức là chưa hề có trong văn học cổ truyền của ta. Tư duy phê b́nh khoa học đầu thế kỷ XX, có đặc tính và h́nh thức khác, không chỉ mô tả mà c̣n cắt nghĩa chứng minh bản chất của sự vật, nó chống lại lối phê b́nh chủ quan thiên về ghi lại những cảm xúc của người đọc do tác phẩm kích thích, gợi lên.

Đầu thế kỷ XX, lối phê b́nh văn học của Phạm Quỳnh là một lối phê b́nh văn học mới lạ. Chính Phạm Quỳnh cũng tự nhận ḿnh là thuộc “đội quân phá đường mở lối, là quân tiên phong của đội binh những nhà làm văn về sau này”, là những người tiên phong của lối phê b́nh văn học hiện đại. Hai mươi sáu năm sau câu nói đó của Phạm Quỳnh, trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan nhận định: “...Vậy liệt ông (Phạm Quỳnh) vào các nhà văn đi tiên phong không phải là vô lư vậy”.

Trong các bài phê b́nh văn học, Phạm Quỳnh đă vận dụng những thao tác, phương pháp phân tích văn học của phương Tây một cách sáng rơ, mạch lạc, trên tinh thần duy lư, tu nhiên vẫn c̣n mang tính chất thô sơ, đơn giản của buổi ban đầu. Cũng trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đă viết về lối phê b́nh văn học của Phạm Quỳnh như sau: “Một cây bút sắc sảo mà phê b́nh theo lối ấy, tất nhiên có ích cho những người hiếu học, có thể hướng dẫn cho người ta khỏi lầm đường” và Vũ Ngọc Phan khen: “Lối phê b́nh của Phạm Quỳnh ai cũng nhận thấy là một lối thật trang nhă, trang nhă cả ở những chỗ chê bai... Bao giờ lời ông cũng phải chăng, lịch sự, làm cho người có văn bị chỉ trích cũng có thể đọc được một cách b́nh tĩnh. Trong sự giao tế hàng ngày, người ta thường lấy làm thú vị khi được nghe những lời xét đoán của những người có học, v́ những lời ấy nếu không đúng hẳn sự thực chăng nữa, nó cũng vẫn không phải những lời thô tục và vu vơ. Trong lối phê b́nh cũng vậy, lời của người có học thâm thúy đem so với lời người ít học chẳng khác nào đem sợi tơ mà so với sợi gai. Lời phê b́nh của Phạm Quỳnh chính là sợi tơ đó”.

Đó cũng chính là văn hóa trong phê b́nh văn học.

Phạm Quỳnh c̣n viết một số bài phê b́nh văn học như: Bàn về văn Nôm của ông Nguyễn Khắc Hiếu, (đây là bài phê b́nh Khối t́nh con của Nguyễn Khắc Hiếu), đăng trên Đông Dương tạp chí, năm 1915, số 120, Giấc mộng con của Nguyễn Khắc Hiếu, đăng trên Nam Phong tạp chí, số 7 năm 1918, Văn học nước Pháp và Khảo về tiểu thuyết (Nam Phong tùng thư năm 1929)...

Trong ba thập kỷ đầu của thế kỷ XX, quá tŕnh chuyển đổi từ phương thức tư duy đánh giá văn học theo cách b́nh tán, b́nh điểm của phương Đông sang phương thức tư duy phân tích mang tính chất phương Tây, vẫn c̣n ở trong những bước đầu khởi động. Được du nhập tinh thần duy lư và phương pháp nghiên cứu, các trí thức Nho học và Tây học đă tạo nên một không khí sinh hoạt học thuật liên tục và sôi nổi. Và từ năm 1932, nghiên cứu, lư luận, phê b́nh văn học thực sự đă có đóng góp một vai tṛ quan trọng trong đời sống văn học. Đội ngũ các nhà nghiên cứu, lư luận, phê b́nh văn học cũng đông dần lên. Những hoạt động nghiên cứu, lư luận, phê b́nh văn học trở nên sôi động. Cùng với lĩnh vực phê b́nh văn học, các bài viết có tính chất lư luận với chức năng hướng dẫn, định hướng dư luận ngày càng bộc lộ rơ trong nhiều bài viết. Các nhà văn thể hiện thái độ, quan niệm hoặc bày tỏ lập trường, tranh luận ư thức hệ, thậm chí trở nên cực đoan, hạ bệ nhau, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau hoặc lôi kéo độc giả... Quá tŕnh dân tộc hóa đă diễn ra trong lĩnh vực nghiên cứu, lư luận, phê b́nh văn học. Nghiên cứu, lư luận, phê b́nh văn học đă tạo ra một môi trường văn học cần thiết để tự đổi mới ḿnh, hơn nữa nó c̣n có ư nghĩa tác động mạnh mẽ vào việc đổi mới các thể loại khác như tiểu thuyết, kịch, thơ...

Năm 1932, Thiếu Sơn cho xuất bản cuốn Phê b́nh và cảo luận. Cuốn sách bao gồm hai phần: Phê b́nh và cảo luận. Phần phê b́nh gồm phê b́nh nhân vật và phê b́nh sách. Phần cảo luận nói về tiểu thuyết và mối quan hệ của báo chí đối với nền văn học quốc ngữ. Sau Phạm Quỳnh, Thiếu Sơn được coi là một trong những người mở đầu cho phê b́nh văn học hiện đại bằng chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Văn phong của ông trong sáng, hàm súc, kín đáo. Trong phần phê b́nh, Thiếu Sơn đă đề cập đến những vấn đề thời sự của văn học, những yêu cầu của t́nh h́nh văn học lúc bấy giờ và ông cũng kịp thời biểu dương, khích lệ những bước sáng tạo độc đáo, mới mẻ về tư tưởng và nghệ thuật trong sáng tác văn thơ của Tản Đà, Tương Phố, Nguyễn Trọng Thuật, Hoàng Ngọc Phách.

Phần Cảo luận, Thiếu Sơn đề cập đến những vấn đề của văn học quốc ngữ và khẳng định vai tṛ của chữ quốc ngữ trong đời sống và trong văn học. Những vấn đề của tiểu thuyết, của báo chí cũng được ông nh́n nhận, chiêm nghiệm trong những biến cố và yêu cầu của xă hội.

Thiếu Sơn đă kết hợp một cách nhuần nhị phương pháp phê b́nh hiện đại của phương Tây với tinh hoa của nền văn học dân tộc, để tạo nên những trang viết đầy ấn tượng, mang đậm dấu ấn chủ quan, với nhiệt thành t́m cái đẹp và biểu dương cái đẹp của các tác phẩm văn học.

Năm 1925, Dương Quảng Hàm viết cuốn Quốc văn trích diễm. Từ công tŕnh có tính chất phác thảo đó, năm 1943 ông viết Việt Nam văn học sử yếu. Trong công tŕnh này, Dương Quảng Hàm đă dùng phương pháp so sánh để giám định, hiệu đính, chọn lọc và sắp xếp tư liệu xung quanh những vấn đề then chốt của văn học như: tác gia và tác phẩm. ư thức rằng đây là công tŕnh viết về lịch sử văn học của nước nhà, nên Dương Quảng Hàm luôn tuân theo một nguyên tắc nhất quán là “lấy sự thực làm trọng”. Với sự hiểu biết sâu sắc về văn học Việt Nam, ông đă xử lư một cách công phu, thận trọng và khoa học, những khối lượng lớn tư liệu văn học của nước ta trong suốt quá tŕnh lịch sử. Và đưa ra những ư kiến khái quát nhận định về sự vận động, sự phát triển của nền văn học dân tộc. Đối với nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, Dương Quảng Hàm quan tâm đến sự h́nh thành một nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ, với một khả năng diễn đạt tinh tế, phong phú và giàu có đă tạo điều kiện để cho các thể loại: Thơ, văn xuôi, kịch nói, nghiên cứu, phê b́nh, lư luận văn học nở rộ và phát triển.

Có thể nói, Dương Quảng Hàm là người đặt nền móng đầu tiên, vững chắc cho chuyên ngành văn học sử ở nước ta. Bằng vốn kiến thức uyên thâm kết hợp với sự vận dụng phương pháp nghiên cứu văn học của phương Tây, với Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm đă tạo cho người đọc một sự tin cậy, ở tinh thần khoa học, nghiêm túc và khách quan, luôn tôn trọng các tư liệu, các sự kiện của lịch sử văn học dân tộc.

 Vũ Ngọc Phan, nhà nghiên cứu phê b́nh văn học có những quan niệm đúng đắn về văn chương. Cuốn Trên đường nghệ thuật (1941) và Nhà văn hiện đại (1942 - 1943) đă nghiên cứu, phê b́nh các tác giả, tác phẩm cụ thể của văn học Việt Nam hiện đại tính từ đầu thế kỷ XX. Đặc biệt cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan đă thu hút được sự quan tâm chú ư của độc giả và thực sự có tác dụng thúc đẩy quá tŕnh sáng tác của giới văn học lúc bấy giờ  và giúp vào sự b́nh giá tác phẩm, cũng như những nhận định về các nhà văn có được những căn cứ khoa học, khách quan. Vũ Ngọc Phan viết: “Viết bộ nhà văn hiện đại, tôi đă theo phương pháp khoa học và căn cứ vào những bằng chứng xác thực để phê b́nh, sự khen chê không bao giờ vu vơ cả. Bởi thế độc giả đă thấy có nhiều đoạn trích ở các văn phẩm, để chứng minh cho lời xét đoán. Sau nữa là theo phương pháp khoa học th́ phải dựa vào một lư thuyết, công việc phê b́nh mới vững vàng được. Tôi rất hoan nghênh cái lư thuyết phê b́nh của Brunetièrè về luật tiến hóa”. Có thể nói, Vũ Ngọc Phan đă học tập phương Tây và tiếp thu có sáng tạo cả về mặt lư thuyết và phương pháp, vận dụng linh hoạt không khiêng cưỡng để nghiên cứu, khám phá những cái hay, cái đặc sắc của nền văn học dân tộc.

Trong Một thời đại trong thi ca (in trong cuốn Thi nhân Việt Nam 1932 - 1941)(3), khi bàn về Thơ mới, nói về ảnh hưởng của thơ Pháp đến phong trào Thơ mới, Hoài Thanh viết: “Cá tính con người bị kiềm chế trong bao nhiêu lâu bỗng được giải phóng, sự giải phóng có thể tác hại ở chỗ khác. ở đây nó chỉ làm giàu cho thi ca. Cái sức mạnh súc tích từ mấy ngàn năm nhất đảm tung bờ vỡ đê. Nh́n qua ta chỉ thấy một điều rơ:... ảnh hưởng (của thơ) Pháp. người đầu tiên chịu ảnh hưởng Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến cuối năm 1934... Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm lương thời đệ nhất thi sĩ và nhờ thế đă lập được công lớn, đă mở đường cho các nhà Thơ mới sau này. Chung quanh ngôi sao thế Lữ châu tuần bao nhiêu hành tinh có tên và không tên, hầu hết các thi sĩ lớn nhỏ thời bấy giờ: Nguyễn Văn Kiện, Vũ Đ́nh Liên, Thanh Tịnh, Thúc Tề, Phi Yến, Lư Khê, Vân Đài, Đông Hồ, Mộng Tuyết... Nhưng đến năm 1936, ảnh hưởng của Pháp lại thấm thía thêm một tầng nữa... ảnh hưởng của Pháp trong thơ Việt đến Xuân Diệu là cực điểm. Và ông nhận định: “Từ Xuân Diệu, Huy Cận, thơ Việt Nam đă có tính cách của thơ Pháp lối tượng trưng”. Điểm lại “một thời đại vừa chẵn mười năm” của phong trào Thơ mới, Hoài Thanh cho rằng Thơ mới có chịu ảnh hưởng của thơ Pháp và ông băn khoăn “mỗi nhà thơ Việt h́nh như mang nặng trên đầu năm, bảy nhà thơ Pháp”. Tuy nhiên, Hoài Thanh đă có một cách nh́n khả dĩ về vấn đề này. Ông viết: “Sự thực đâu có thế. Tiếng Việt và tiếng Pháp khác xa nhau. Hồn thơ Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt là đă Việt hóa hoàn toàn... Thi văn Pháp không làm mất bản sắc Việt Nam. Những sự mô phỏng ngu muội sẽ lập tức bị đào thải”. Thơ mới tuy có tiếp thu tinh hoa của văn thơ Pháp và chịu ảnh hưởng khá trực tiếp từ thơ ca Pháp, nhưng Thơ mới vẫn là một trào lưu thơ ca của dân tộc không mang tính chất ngoại lai và không xa lạ với mọi người Việt Nam. Bởi tinh hoa văn thơ Pháp, hồn thơ Pháp khi chuyển được vào thơ Việt Nam th́ đă “Việt hóa hoàn toàn”. Bản sắc Việt Nam hoặc kín đáo tinh vi, hoặc rắn rỏi vững vàng trên từng ḍng thơ, trên từng câu chữ.

Truyền thống của dân tộc là vốn quư. Hoài Thanh tin rằng truyền thống đó sẽ đưa “sinh khí đến cho thơ” và các thi nhân có đủ chân thành để thừa hưởng di sản đó, họ sẽ có những tác phẩm sâu sắc hơn, b́nh dị hơn: “Di sản tinh thần của cha ông đại khái hăy c̣n nguyên vẹn. Tôi tin rằng nó có thể đưa sinh khí đến cho thơ... Nếu các thi nhân đủ chân thành để thừa hưởng di sản xưa, nếu họ biết t́m đến thơ xưa với một tấm ḷng trẻ, họ sẽ phát huy được những ǵ vĩnh viễn hơn, sâu sắc hơn mà b́nh dị hơn trong linh hồn giống ṇi. Nhất là ca dao đă đưa họ về với dân quê... Trong nguồn sống dồi dào và mạnh mẽ ấy họ sẽ t́m ra những vần thơ... có thể làm  nao ḷng thết thảy người Việt Nam”. Hoài Thanh cho rằng, những ảnh hưởng của thơ Pháp đă giúp ta hiểu được “cái cá tính của ta” và nhận thức được những tinh hoa trong truyền thống văn hóa dân tộc. Thơ mới đă h́nh thành h́nh hài trong ba ḍng thơ: Thơ Việt xưa, thơ Đường (nói rộng ra là thơ Trung Quốc) và thơ Pháp. Và dù với ảnh hưởng từ đâu, th́ Thơ mới cũng luôn t́m về với truyền thống dân tộc, “đi đâu ta cũng cốt t́m ta”:

 “Ảnh hưởng của Pháp giúp ta nhận được cá tính của ta. Hoặc trở về với thơ Việt xưa, hoặc t́m đến thơ Đường, thơ Pháp, đi đâu ta cũng cốt t́m ta. Ta t́m và nhiều lần ta đă gặp”.

 Phong trào Thơ mới đă h́nh thành từ những cội rễ trong truyền thống, từ những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Trong quá tŕnh phát triển, Thơ mới đă vứt đi nhiều khuôn phép xưa, song cũng nhiều khuôn phép trong truyền thống nhân đó  sẽ thêm bền vững. Những khuôn phép đă qua thử thách đó hẳn sẽ có tương lai và cũng có những khuôn phép mới h́nh thành do không phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của dân tộc th́ sẽ bị “tiêu trầm” đi:

“... Các khuôn phép mới xuất hiện đều tiêu trầm như thơ mười chữ, thơ mười hai chữ, hay đương sắp sửa tiêu trầm như những cách gieo vần phỏng theo thơ Pháp”.

Xuân Diệu, trong bài Mở rộng văn chương(4) có nói, văn chương là sự sáng tạo và có “luật đào thải tự nhiên trong văn chương” và cái ǵ không hợp với tiếng Việt, tất phải chết: “Tôi xin bạn viết văn chú ư rằng khi dùng đúng tiếng Việt Nam theo mẹo luật, theo cú pháp, theo tinh thần Việt Nam th́ văn ta là văn Việt Nam”. Theo Xuân Diệu, học Tây Âu, nhưng chúng ta không phụ thuộc, chúng ta tiếp thu, cách tân và sáng tạo, chúng ta đă tiến bộ lên nhiều: “Ta phải làm giàu văn chương ta nghĩa là ta làm giàu sự sống của ta. Làm giàu bằng cách ǵ? Cố nhiên là bằng cách sáng tạo... Sự tiến bộ, sự tỉnh ngộ đă rơ rệt”.                              

                                                                        *

                                                                *              *

Bản sắc và bản lĩnh văn hoá Việt Nam đă giúp Việt Nam sống c̣n sau hơn ngàn năm Bắc thuộc và phát triển qua ngàn năm tiếp đó của thời kỳ phong kiến tự chủ (thế kỷ X- thế kỷ XIX) và trở thành 1 thực thể độc đáo ở phương Đông, nơi giao thoa của lục địa và hải dương trên bán đảo Đông Dương và khu vực Đông Nam á. Cuộc giao lưu hội nhập lớn thứ hai là với văn hoá Pháp và phương Tây. Việt Nam đă lặp lại với văn hoá Pháp và phương Tây con đường đă thực hiện trước đó hai ngàn năm với văn hoá Trung Hoa và phương Đông. Tuy bị xâm lược và thống trị, song văn hoá Việt Nam không để bị đồng hoá mà trái lại đă đồng hoá các giá trị của văn hoá phương Tây để tăng cường bản sắc bền vững, bản lĩnh cố hữu và truyền thống của dân tộc ḿnh.

Bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc, nhưng không bảo thủ mà phải mở rộng quan hệ, tiếp thu, vận dụng tinh hoa văn hóa của phương Tây, đó là ư nguyện tinh thần và tôn chỉ sáng tác của giới nghiên cứu, phê b́nh, lư luận văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Đinh Thị Minh Hằng

............................

(1) Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại. Vĩnh Thịnh xuất bản, Hà Nội, 1951, trang 460-461

(2) Đông Dương tạp chí, số 1, 22-5-1913

(3) Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Sđd, trang 675

(4) Trong tập Văn học Việt Nam tập 24B, Sdd, tr 1130