Ra Hà Nội viếng phố phường

Sáng sớm Thứ Tư 30-11, hai cha con tôi ra phi trường để đáp chuyến bay của Air Mekong từ Tân Sơn Nhất ra Nội Bài ở Hà Nội. Con rể tôi được một công ty ở Hà Nội mời ra tham vấn về việc họ xây dựng một nhà hàng, có pḥng trưng bày để chào hàng cá cảnh và thiết kế xây dựng các công tŕnh cây cảnh sân vuờn, nhân dịp tôi ăn có theo chuyến đi.

Chuyến bay khởi hành lúc 6 giờ 45, sau 2 giờ bay, đáp xuống phi trường Nội Bài lúc 8 giờ 45, đợi một chút để lấy hành lư kư gửi, chúng tôi ra ngoài đă có người đón. Đó là anh Dương, một tay chơi cá cảnh và xây dựng cây cảnh sân vườn, là một trong ba người thành lập công ty, người thứ hai Kiến trúc sư tên Nhật và người thứ ba là Bảo Nam, tất cả đều c̣n rất trẻ, khoảng ba mươi ngoài.

Từ sân bay về tới Hà Nội 30 km, xe chạy trên xa lộ cũng mất trên nửa giờ, trông cảnh vật bên đường đất đai có vẻ cằn cổi, không thấy có những cánh đồng xanh tươi mát mắt như ở trong Nam, tôi thấy có nhiều cây cau, loại cau cảnh, h́nh như khí hậu đất đai ở đây thích hợp cho loại cây này.

Con rể tôi, muốn xem công tŕnh nên đi ngay tới địa điểm, Đó là khu sân vận động Mỹ Đ́nh, nơi đây nghe Dương giới thiệu phía trước là một quảng trường rộng lớn, thường dùng tổ chức những lễ hội lớn, như kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.

Khi đến nơi tôi mới thấy, đúng là một quảng trựng rộng ở phía trước sân bóng đá Mỹ Đ́nh, đối diện với sân bóng đá qua quảng trường là khu dất chia thành hai có đường xe chạy thẳng vào, bên phải là một khu rộng cả mẫu đất, một công ty cây cảnh nào đó chưng bày những chậu bonsai, ḥn non bộ trong những chậu, những bồn to, bên tay trái là khu đất mà công ty của Dương thuê đang xây dựng, muốn vào phải đi vào cổng của Câu Lạc Bộ Bơi Lội,

Tại cổng vào, anh Nhật đang đón chúng tôi, vào trong như một vườn cảnh, có những khóm hoa, g̣ đất trồng những bụi tre, hàng dừa, một khoảnh đất rộng ước có đến gần một mẫu, công ty đang đổ móng xây khách sạn ở một góc sát quảng trường, tôi đoán mặt bằng xây cất trên 500 thước vuông, chắc là có nhiều tầng. Do có hàng rào cây xanh bao quanh, nên người đi ngoài quảng trường chưa thấy được bên trong đang thi công xây dựng.

Không việc chi làm, tôi chỉ ngắm cảnh, có lúc có anh kỷ sư xây dựng thuộc công ty thấy tôi là khách, anh chào và thăm hỏi vài chuyện xả giao, anh cho biết rất thích thành phố Sàig̣n.

Trong thời gian này, tôi nhận được điện thoại của anh Nguyễn Đệ muốn biết tôi ở đâu đến thăm, thật t́nh con rể tôi cũng chưa biết sẽ ở đâu, v́ mọi chuyện do Công Ty của Dương sắp đặt, nên tôi cho anh Đệ biết chắc khoảng 7 giờ tối, tôi mới biết ḿnh ở đâu, sẽ báo cho anh Đệ biết.

Anh Nguyễn Đệ quen với cô em họ, con chú con bác với tôi, trước 1990, anh làm ở Bộ Giáo Dục Hà Nội, nhân tiện vào Sàig̣n công tác, có ghé thăm tôi tại sở làm, nay anh đọc bài tôi viết trên Thất Sơn Châu Đốc, anh rất thích v́ tôi không phải là nhà văn nhưng viết chân thật, anh cũng cho biết nghe tôi về có gửi quà vào Nam cho tôi, nhân tôi ra Hà Nội nên muốn tới thăm.

Con rể tôi cùng vói anh Nhật và Dương đi xem địa thế, cây cảnh họ cùng nhau trao đổi về xây dựng về những cây cảnh hiện có trong vườn, cho đến hơn mười một giờ mới rời khỏi nơi đây để đi ăn trưa bằng xe của Nhật.

Nhật đi rước thêm một người nửa, đến một ngôi nhà có linh gác ngoài cổng, Nhật nói với người lính gác:

-  Tôi vào t́m Nam, Nam con chớ không phải Nam bố đâu!

Người lính gác chỉ tay, Nhật chạy qua cổng, tôi thấy một anh thanh niên ăn mặc giản dị, quần tây màu vàng áo sơ mi sọc tay ngắn, Nhật chạy tới chỗ anh ta vừa mới tắc điện thoại, anh ta chào từng người, rồi xe chạy quanh trong sân rộng để quay đầu lại, tôi thoáng nh́n ngôi nhà trệt, bề thế.

V́ tôi ăn chay, nên xe chạy ven hồ Ngọc Khánh, ngừng lại trước nhà hàng chay Bồ Đề Tâm, số 68 Phạm Huy Thông, bước qua ngưỡng cửa, tôi tưởng như ḿnh đi vào một ngôi chùa nhỏ mà người ta khai thác làm nhà hàng chay, V́ ở đó nam có, nữ có ăn mặc nâu ṣng chấp tay vái chấo chúng tôi rất cung kính, chúng tôi được đưa lên tầng trên có 3 pḥng, pḥng trong, pḥng giữa và pḥng ngoài có thể nh́n ra hồ, pḥng này có ba bàn ăn từ 4 đến 8 người ngồi, và 2 bàn ăn chỉ 2 người ngồi.

Đây là một hệ thống nhà hàng chay gồm: 89 Nguyễn Khuyến, Đống Đa – 63 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, 32 Bà Triệu, Hoàn Kiếm – 79 Nguyễn Gia Thiều, Hoàn Kiếm.

Tôi gọi đậu hủ xào xả, rau muống xào, canh bông cải, cơm gạo lứt, ai đó gọi món cá kho và mỗi người một chén súp, Bảo Nam gọi món cà tím lăn bột chiên với cơm trắng, nhưng khi ăn cơm gạo lứt thấy ngon miệng, Bảo Nam đổi cơm trắng ra cơm gạo lứt, Bảo Nam cũng gọi món rượu khai vị, tôi không rơ là rưọu chi, màu nâu giống như rượu chát đỏ nhưng h́nh như rượu của Liên Xô. Bửa ăn tuy họ có bàn đến công chuyện làm ăn nhưng trong chỗ thân t́nh bạn bè với nhau.

Sau khi ăn xong, Bảo Nam lấy taxi ra về, Nhật đưa chúng tôi trở lại khu Mỹ Đ́nh để Dương lấy xe đưa tôi đi tham quan vài di tích lịch sử Hà Nội.

Sau này con rể tôi mới cho biết Bảo Nam là con trai của ông Hồng Nam, là cháu nội của Tướng Vơ Nguyên Giáp.

Trước tiên chúng tôi đi tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới triều vua Lư Thánh Tông, để thờ đức Khổng Phu Tử, đến đời vua Lư Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám để dạy các hoàng tử, năm sau mở rộng ra cho con em các quư tộc theo học. Đây là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.


Văn Miếu Môn

Ba chữ Hán ghi trên tam quan này là Văn Miếu Môn, nhưng tôi không hiểu v́ sao trong sách ghi là Đại Môn Quan. Truớc Văn Miếu Môn là môt sân cỏ khá rộng, nơi dây có quày bán vé vào cửa, nơi soát vé đặt tại cửa chính của Văn Miếu Môn, qua khỏi Văn Miếu Môn là khu vườn rợp cây cao bóng mát, đây là sân Nhập đạo.

Tiếp theo sân Nhập Đạo có Đại Trung Môn là một nhà hai mái ba gian không cửa là ba cổng vào dẫn vào sân Đại Trung cũng có những cổ thụ cây cao bóng mát dài hơn sân Nhập đạo, Đại Trung là tên ghép của hai quyển sách Đại Học và Trung Dung trong Tứ Thư của Nho giáo.


Đại Trung Môn

Từ Đại Trung Môn có lối đi dẫn đến Khuê Văn Các. Là một cái cổng có tầng lầu, trên tầng lầu bốn mặt, mỗi mặt đều có cửa tṛn, h́nh này được in trang b́a sách Việt Nam Văn Học của Dương Quảng Hàm.


Khuê Văn Các

Qua khỏi Khuê Văn Các là sân thứ ba hay Vườn Bia, có hai dăi nhà bia ở hai bên, ở giữa vườn bia là cái hồ nước h́nh vuôg có xây rào gạch chung quanh gọi là Thiên Quang Tinh.


Nhà bia

Kế đó là Đại Thành Môn, nhà ba gian hai mái là ba cổng để đi vào sân thứ tư h́nh vuông gọi là sân Đại Bái, nơi đây ngày nay được dùng để đánh cờ người hay làm lễ hội như Tết Nguyên Đán. Đại Thành lây từ ư nghĩa Khổng Tử là người đại thành của tập họp thánh nhân Trung Quốc.


Đại Thành Môn

Qua khỏi sân Đại Bái là ṭa nhà 9 gian, gọi là Bái Đ́nh, nơi gian giữa có hương án, bên trên có treo bức hoành phi khắc chữ “Vạn Thế Sư Biểu”, đây là lời vua Khang Hy nhà Thanh khi đi thăm đền thờ Khổng Tử ở Khúc Phụ Sơn Đông Trung Quốc, đă tôn vinh Khổng Phu tử như trên, có nghĩa là vị Thầy tiêu biểu cho muôn đời. Đây là nơi ngày xưa nhà vua cũng như các tân khoa Tiến sĩ tế lễ Khổng tử.


Sân Đại Bái và Bái Đ́nh

Kế tiếp là Đại Thành Điện, toà nhà gồm có 9 gian, gian chính giữa thờ tượng đức Khổng tử nh́n về hướng nam, gian kế bên phải (hướng đông) thờ Nhan Hồi và Tử Tư, gian kế bên trái (hướng tây) thờ Mạnh tử và Tăng tử, bốn tượng này đều quay mặt vào tuợng đức Khổng tử, hai gian đầu hồi (ngoài cùng) thờ bài vị bằng đá của mười vị học tṛ xuất sắc của Khổng tử về các phương diện: Đức hạnh, Ngôn ngữ, Chánh trị và Văn học.


Gian giữa Đại Thành Điện thờ tượng đức Khổng Tử

Sân thứ năm sau cùng là Quốc Tử Giám, nơi các pḥng học, chỗ ăn ở của Giám sinh, khi vua Gia Long dời đô, Quốc Tử Giám dời về Huế, nơi đây trở thành chỗ thờ song thân Khổng tử gọi là điện Khải Thánh, năm 1947 bị tàn phá v́ đạn pháo của Pháp, nay xây dựng lại Thái Học Đường gồm Tiền đường và Hậu đường. Tiền đường làm nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa. Hậu đựng gôm hai tầng, tầng 1 trưng bày lịch sử Văn Miếu, gian giữa tôn tượng thờ Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An (1292-1370). Tầng 2 thờ những vị có công với công nghiệp này như các vị vua:

-  Lư Thánh Tông (1023-1072)
-  Lư Nhân Tông (1066-1127)
-  Lê Thánh Tông (1442-1497)

Nh́n lại lịch sử, trên 700 năm từ khi thành lập năm 1075 đến năm 1802 dời vào kinh đô Huế, Quốc Tử Giám đă dào tạo cho dất nước Việt Nam ta biết bao nhân tài về Chánh trị cũng như Văn học như Chu Văn An (1292-1370), Nguyễn Trăi (1380-1442).


Mô H́nh Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Sau khi rời Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chúng tôi đi viếng Chùa Một Cột, nơi đây khá đông du khách, đặc biệt không có thu tiền vào cửa. Chùa Một Cột xây giữa một cái hồ vuông như đóa sen vươn lên từ mặt nước nên có tên là Liên Hoa Đài nằm trong khuôn viên của Chùa Diên Hựu.


Chùa Diên Hựu

Chùa Diên Hựu được vua Lư Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu (1049) niên hiệu Thiên Cảm Thánh Vơ thứ nhất.


Chùa Một Cột

Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lư Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ư thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đă mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên ṭa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đă thấy trong mộng và cho các nhà sư đi ṿng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, v́ thế chùa mang tên Diên Hựu

Nhưng theo cuốn Hà Nội-di tích lịch sử và danh thắng, nhóm các nhà sử học Đinh Xuân Lâm , Doăn Đoan Trinh, Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân, Nguyễn Thanh Mai, Đàm Tái Hưng nghiên cứu văn bia dựng tại chùa năm Cảnh Trị thứ 3 (1665), đời vua Lê Huyền Tông, do Tỳ Khưu Lê Tất Đạt khắc ghi như sau: tại vị trí chùa Một Cột ngày nay, vào thời nhà Đường (năm Hàm Thống thứ nhất) một cột đá trên có ngôi lầu ngọc (với tượng Phật Quan Âm ở trong) đă được dựng giữa một hồ nước vuông. Vua Lư Thái Tông thường đến cầu nguyện, được hoàng tử nối dơi, liền tu sửa lại thành chùa, xây thêm một ngôi chùa bên cạnh chùa Một Cột (cách 10 m về phía Tây Nam) và đặt tên cả quần thể chùa này là Diên Hựu tự (với nghĩa là "phúc lành dài lâu").

Năm 1954, quân đội Viễn chinh Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đă cho đặt ḿn để phá chùa Một Cột. Báo Tia sáng ngày 10-9-1954 đưa tin " .., chùa Một Cột di tích liệt hạng của Hà Thành đă sụp đổ sau một tiếng long trời lở đất..." (Theo Wikipedia).

Sau khi rời chùa Diên Hựu, chúng tôi được đưa đi viếng Đền Quán Thánh c̣n gọi là Trấn Vũ Quán là nơi thờ thánh Trấn Vũ tại Hà Nội. Tên đền có khi bị gọi nhầm là Quan Thánh.


Cổng đền Quán Thánh

Căn cứ ba chữ tạc trên nóc cổng là Trấn Vũ Quán. Thực ra cái tên Đền Quán Thánh mới có sau này. Trước kia tên gọi chính là Trấn Vũ Quán, và dân chúng gọi nôm na là Đền Quán Thánh.

Theo sự t́m hiểu, Quán là Đạo Quán và là nơi thờ tự của Đạo Giáo, cũng như chùa là của Phật Giáo. Thánh Trấn Vũ là một h́nh tượng kết hợp nhân vật thần thoại Việt Nam (ông Thánh đă giúp An Dương Vương trừ ma trong khi xây dựng thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung Quốc (Thánh coi giữ phương Bắc).

Tương truyền đền có từ đời Lư Thái Tổ (1010-1028), nhưng đă được tu sửa nhiều lần, lần sau cùng vào năm 1838.

Trong đền có ghi sự tích và tượng thần Trấn Vũ. Tượng đúc bằng đồng đen năm 1667, cao 3,69 m, nặng khoảng 4 tấn. Tượng có h́nh dáng một người ngồi, y phục gọn gàng nhưng tóc lại bỏ xơa, chân không mang giày, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm thần có rắn quấn quanh và chống lên lưng rùa. Đó là một Đạo Sĩ.


Tượng Thần Trấn Vũ

Sau khi tham quan Đền Quán Thánh, trời đă về chiều, anh Dương đưa chúng tôi về khách sạn nghỉ ngơi, Đó là khách sạn Mornig Star, 10 phố Hàng Hành quận Hoàn Kiếm, pḥng chúng tôi ở tầng 6 phía trước, nh́n thấy đền Ngọc Sơn ở Hồ Hoàn Kiếm.


Từ khách sạn Morning Star nh́n xuống đền Ngọc Sơn ở Hồ Hoàn Kiếm

Tắm rửa và nghỉ ngơi một chốc, chúng tôi thả bộ đi ăn cơm nơi quán Ngoại Ô ở số 32 đường Ba Triệu, đây là một quán nằm trong hệ thống quán chay thuộc Bồ Đề Tâm kể trên, các cô tiếp viên mặc nâu ṣng, khăn mỏ quạ, áo ngắn, nhưng quán không thuần chay chủ yếu là phục vụ thức ăn mặn, quán có những bộ bàn ghế bằng tre, đó là sắc thái của ngoại ô. H́nh như ít có thực khách, quán vắng, tôi gọi một món kho do cô tiếp viên đề nghị, nhưng khi ăn thức ăn dă bị chua.

Ở quán ăn ra, con rể tôi đi gặp mấy anh Nhật, Dương, Nam để bàn bạc tiếp công việc của họ, tôi về khách sạn v́ có hẹn với anh Nguyễn Đệ.

Như đă hẹn, hơn 8 giờ một chút th́ anh Đệ tới, tuy anh lớn hơn tôi khoảng con giáp nhưng vẫn c̣n khỏe mạnh, anh lại mang cho quà Trà và một hộp bánh đậu xanh nướng.

Anh đến thăm hỏi tôi như hai người bạn vong niên lâu ngày gặp lại, măi cho đến hơn 10 giờ 30 anh mới ra về, hẹn sẽ email cho tôi. Đến Hà Nội lần này chỉ có anh Đệ là người quen duy nhất, anh đă chẳng quản ngại tuổi già đạp xe 4, 5 cây số đi thăm cho quà, v́ mến mộ tôi qua các bài viết.

Ngày Thứ Năm 1-12-2011, khoảng 8 giờ, có xe đến rước chúng tôi đi Vịnh Hạ Long, đây là xe chở những người đi Tour, do những công ty du lịch tổ chức, có người đi 1 ngày, có người đi 2 ngày, có người đi 3 ngày, ăn ngủ dưới thuyền. V́ không có th́ giờ, hai cha con chúng tôi chỉ đi Tour sáng đi chiều về, giá khoảng độ 22 đô, gồm có xe đưa rước, đi thuyền thăm đảo, ăn một bửa ăn trưa trên thuyền, bơi xuồng độc mộc và tham quan thắng cảnh.

Xe rước chúng tôi sau cùng, tôi ngồi cạnh một người đàn bà Thụy sĩ, bà đi với chồng, cả hai đều đă nghỉ hưu, họ muốn được ngắm cảnh nên chồng ngồi một bên, vợ ngồi một bên hông xe. Bà ta hỏi tôi về nhiều vấn đề, tôi phải cho biết trước kia tôi là Sĩ quan, bị học tập cải tạo nên được đi Mỹ định cư, c̣n những người lính không bị đi cải tạo, họ làm đủ thứ nghề để sống sau chiến tranh. Bà ta cho biết đă đi du lịch vài nơi ở Việt Nam như Pleiku, Hồ ở Banmêthuộc, Đà Lạt và khen Việt Nam có phong cảnh đẹp.

Chuyến đi cũng như luợt về, xe chạy đến cửa hàng Tân Đại Nghĩ ở Vân An, Chí Linh, khoảng nửa đoạn đường, xe dừng lại cho hành khách giải khát, đi vệ sinh, mua quà kỷ niệm. Nghe nói trước đây thuyền tham quan Vịnh Hạ Long bị ch́m có nhiều người chết, do chiếc thuyền bị vô nước vào ban đêm, thuyền ch́m khi mọi người an giấc, nên người ta không có mặc áo phao dễ bị chết ch́m. Nếu tai nạn xảy ra vào ban ngày, không đến nổi v́ có rất nhiều thuyền qua lại.


Ḥn Trống Mái

Ra đến Vịnh Hạ Long, người hưóng dẫn đưa chúng tôi xuống thuyền, gồm cả hai toán đi Tour của công ty du lịch khác nhau, họ ghép chung lại chừng 18 ngựi, thuyền tách bến chạy ra biển, nh́n ra xa thấy toàn là đảo lớn có nhỏ có bao bọc chung quanh, trên thuyền họ bắt đầu dọn cơm cho chúng tôi ăn, cứ 6 người ngồi chung một bàn, bàn tôi có một cập t́nh nhân trẻ du học sinh ở Úc về, tuổi họ chừng độ đôi mươi,  nhà của họ ở đều Sàig̣n, nhưng quê họ kẻ ở Phan Thiết, người ở Qui Nhơn, chàng trai ít nói, nhưng cô gái dễ mến thường chuyện tṛ với chúng tôi, một cập t́nh nhân khac, chàng trai ngựi Singapour, cô gái người Thái Lan, tuổi của họ chừng 30, du lịch Việt Nam. Thức ăn mặn có ba món, một tô canh bông cải, một đĩa đậu hủ kho, một đĩa bắp cải, bông cải, đậu xào, tuy đơn giản nhưng ngon miệng, tôi có dặn trước phần chay, nên họ dọn thêm đĩa đậu phộng chiên ḍn với ḿ xào.

Chúng tôi ăn tàn bửa cơm th́ thuyền ra tới một chiếc bè đậu lại, nh́n phong cảnh xung quanh là những đảo, non nước hữu t́nh, ai muốn đi thuyền có người chèo trả thêm tiền, ai muôn ngồi xuồng hai chỗ tự bơi lấy không phải trả tiền. Ở đây có nhữn chiếc xuồng nhỏ, họ chở đầy trái cây bán cho du khách, làm cho tôi nhớ tới cảnh ghe, xuồng bán trái cây ở ngoài sông chợ Long Xuyên. Thuyền chở chúng tôi đậu lại khoảng 1 giờ, sau đó thuyền chạy đưa chúng tôi đi viếng động Thiên Cung.


Trong động Thiên cung

Động Thiên Cung, mới t́m ra sau 1990 Động nằm ở phía tây nam vịnh Hạ Long cách cảng tàu du lịch 4 km, trên đảo Đầu Gỗ ở độ cao 25 m so với mực nước biển. Ngành du lịch địa phương đă xây hẳn một hệ thống cầu thang, hành lang đẹp với các hệ thống đèn chiếu sáng trong hang để du khách dễ dàng vào thăm hang. Ngày 1/5/1998, động Thiên Cung chính thức mở cửa đón du khách và từ đó đă tạo thành một làn sóng du lịch để về vịnh Hạ Long. Đây là chiếc động đầu tiên ở Hạ Long đă được con người sửa sang với quy mô lớn. Càng vào trong du khách càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hết sức sinh động và lộng lẫy do thạch nhũ tạo nên. Đường đi quanh co trong động được người ta làm thêm dựa theo h́nh dáng thạch nhũ vừa để được an toàn, vừa giữ được vẻ thiên nhiên. Đường từ động Thiên Cung đi ra, có hang Đầu Gỗ. Sở dĩ gọi là hang Đầu Gỗ, theo truyền thuyết xưa kể rằng: “Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo đă cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở đây để cắm xuống ḷng sông Bạch Đằng, tạo nên một trận thuỷ chiến vang lừng trong lịch sử”. Sau đó c̣n rất nhiều mẩu gỗ sót lại v́ vậy hang mang tên là hang Đầu Gỗ. Chúng tôi không có tham quan hang này, phải xuống thuyền quay về bến, để trở về Hà Nội.

Xe trả chúng tôi về khách sạn đă hơn 7 ǵờ, Nhật với tài xế đón con rể tôi tại khách sạn để đưa đi ăn tối và bàn tiếp công việc, tôi báo trước cảm thấy ngựi không khỏe nên không đi ăn, do đó Nhật mua cho tôi vừa làm quà vừa để ăn chiều, một chục cái bánh cốm và một chục cái bánh dẽo. Thật ra, tôi muốn buổi tối đi dạo bờ hồ, đi ra phố xem một chút cho biết phố đêm ở Hà Nội, tôi lục t́m thấy một ổ bánh ḿ với chả lụa chay, do con gái tôi chuẩn bị c̣n lại trong tủ lạnh, tôi ăn trừ cơm bửa tối, rồi thả bộ ra bờ Hồ.

Ban đêm, hôm ấy trời vừa mưa xong, đường phố đôi chỗ c̣n đọng nuớc, trời Hà Nội lại lạnh, nghe tin tức khoảng 18 độ, khách đi theo bờ hồ Hoàn Kiếm thưa thớt người, tôi đi qua một vài con phố cũng đèn xanh đỏ nên tôi quay về khách sạn sửa chữa sách tiếp tục và xem chương tŕnh TV Hà Nội.


Một khu phố Hà Nội về đêm

Sáng hôm sau, chúng tôi dậy sớm đi dạo bờ Hồ, có nhiều người đi bộ dưỡng sinh, khi chúng tôi đến đền Ngọc Sơn chưa mở cổng, có nhiều người đứng trên cầu tập thể dục, chúng tôi đi qua khỏi đền không xa, có một nhóm người tuổi khoảng năm mươi trở đi, theo điệu nhạc phát ra từ dàn loa lớn đặt gần đó, những cặp nam nữ đang ôm nhau nhảy theo nhịp điệu nhẹ nhàng.

Chúng tôi trở về khách sạn, đi với Dương ăn sáng. Ăn xong con rể tôi đi làm việc với Công ty của Dương, tôi đi xem cho biết Hà Nội băm sáu phố phường.

Nơi quán ăn sáng gần khách sạn, tôi đi trở lại phố Hàng Hành, từ đó tôi đi tới phố Hàng Đào, rẽ sang phố hàng Bạc, trở lại phố Hàng Ngang, Hàng Đường đi đến chợ Đồng Xuân, thoạt nh́n chợ Đồng Xuân trông giông giống như Chợ Tân Định ở Sàig̣n, nhớ ngày xưa đọc tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn, tưởng chợ Đồng Xuân xa Hà Nội nên phải đi xe điện. Tôi không vào chợ v́ ngại chỗ đông người, nghĩ phải cần có bản đồ, nên tôi mua một bản đồ và tờ báo của một chị bán báo dạo.


Ngă tư các phố: Hàng Mă, Hàng Chiếu, Đồng Xuan và Hàng Đường

Tôi đi trở lại, sang phố Hàng Mă, Hàng Lược, đến phố Hàng Rươi tôi lại quay về Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Hàng Gai, Hàng Ḥm, rẽ phố Hàng Quạt, theo Luơng Văn Can để ra bờ Hồ viếng đền Ngọc Sơn.


Chợ Đồng Xuân

Nói chung, ngày nay các phố không c̣n bán chuyên ngành như xưa, phố Hàng Bạc vẫn có nhiều hiệu nữ trang, phố Hàng Ḥm vẫn có bán nhữn thứ thùng, phố Hàng Đường vẫn có bán bánh kẹo nhưng đều có xen lẫn những thứ khác.

Nhớ con đường Lê Thái Tổ chạy dọc theo bờ hồ, phố ấy có hiệu sách, tôi muốn đến đó xem cho biết, đến nơi cũng chẳng thấy sách vở ǵ nhiều, thấy có bút đẹp, thân có h́nh và chữ nổi, tôi mua hết 2 cây có trong tử kính, sau đó đi sang đền Ngọc Sơn, vào đền Ngọc Sơn phải đi qua cầu Thê Húc. Trên Wikipedia ghi chép về đền như sau:


Cổng vào đền Ngọc Sơn

Đền hiện nay được xây dựng từ thế kỷ 19. Lúc đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn (chữ Nho: 玉山), sau đổi gọi là đền Ngọc Sơn v́ trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13.

Khởi nguyên, khi vua Lư Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên ngôi đền đă có tại đây là Ngọc Tượng, đến đời nhà Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Thời Trần, ngôi đền để thờ những người anh hùng liệt sĩ đă hy sinh trong kháng chiến chống Nguyên-Mông. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ.

Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1739), chúa Trịnh Giang đă dựng cung Thụy Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đă lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Bài kí "Đền Ngọc Sơn đế quân" được soạn năm 1843 vào lúc nhân dịp sửa đền Quan đế thành chùa Ngọc Sơn có viết : "...Hồ Tả Vọng tên cũ gọi hồ Hoàn Kiếm là một danh thắng đất Kinh kỳ xưa. Phía bắc mặt hồ, một g̣ đất nổi lên rộng khoảng ba bốn sào, tương truyền là chỗ đài câu cá thời cuối Lê. Trước đây, ông Tín Trai làng Nhị Khê nhân có đền Quan Đế tại đấy bèn mở rộng sửa sang thêm gọi là chùa Ngọc Sơn...".

Ít năm sau chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đă bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dăy pḥng hai bên, đặt tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn. Theo bài kư "Sửa lại miếu Văn Xương", th́ "...Hiện nay đền thờ mới đă hoàn thành, phía trước kề bờ nước, làm đ́nh Trấn Ba, ngụ ư là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Bên tả, phía đông cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên. Lại về phía đông trên núi Độc Tôn, xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật..."

Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đ́nh Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.

Một tài liệu khác ghi về sự thờ cúng bên trong dền như sau:

Khu vực chính của đền Ngọc Sơn có ba phần: phía trước là Trấn Ba Đ́nh (đ́nh chắn sóng); giữa là điện thờ chính, sau cùng là Hậu Cung. Điện thờ chính là nơi thờ Vǎn Xương Đế Quân cùng chư vị Thần Tiên, ở đây mầu sắc Đạo giáo rơ rệt. Phần Hậu Cung là nơi thờ trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, tượng Đức Thánh Trần với bàn thờ ở giữa, c̣n một bên là bàn thờ Phật A Di Đà với tượng Quan Âm Bồ Tát và Thiện Tài Đồng Tử, bên kia là bàn thờ Thần linh, sơn Thần, Thổ địa. Bức tường trước Hậu Cung th́ lại có sự dung ḥa giữa Đạo giáo và Nho giáo, giữa hai chữ Trung - Nghĩa là h́nh Bát quái.

Bên ngoài sân có nhiều du khách ngoại quốc, tôi vào bên trong xem thấy có nhiều người vào vái lạy có hai người, mỗi người bưng một mâm đầy trái cây vào cúng.

Gian bên phải đền có một hộp kính lớn, để con rùa to, chiều dài trên một thước, đây là con rùa ở dưới Hồ đă chết, ngựi ta giữ xác lại c̣n nguyên vẹn đầu và bốn chân, kế bên tiếp theo là gian bán vật phẩm lưu niệm, tôi chọn mua một cái đĩa kim loại đúc nổi h́nh Chùa Một Cột.


Con Rùa trong hộp kính

Đây là hồ Hoàn Kiếm nên ở phía xa kia c̣n có Tháp Rùa trên ốc đảo nhỏ, chỉ đứng bên bờ hồ nh́n chớ không thể ra đó được, ban đêm có đèn chiếu sáng, Theo tài liệu Wikipedia ghi chép về Tháp Rùa như sau:

Tháp xây trên g̣ Rùa nơi xưa từ thời vua Lê Thánh Tông đă dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ 17 - thế kỷ 18) th́ chúa Trịnh cho xây đ́nh Tả Vọng trên g̣ nhưng sang thời nhà Nguyễn th́ không c̣n dấu tích ǵ nữa.

Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội năm 1883 th́ dân vùng ven hồ xiêu tán cả. Các quan Việt cũng bỏ sở nhiệm. Riêng có Nguyễn Ngọc Kim, chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, lại được chính quyền mới tín nhiệm nên ít lâu trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim.

Năm 1886 thấy huyệt đất trên g̣ Rùa hợp phong thủy ông xuất tiền xây tháp trên g̣ với ư định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. V́ vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim. V́ vị trí đẹp giữa hồ, tháp nghiễm nhiên biến thành thắng tích Hà Nội.


Tháp Rùa trên Hồ Hoàn Kiếm

Ông Nguyễn Hữu Kim (1832 – 1901) xây Tháp Rùa chỉ cao 8,8m, với diện tích khoảng 28,51m2, chiếm tỉ lệ khiêm tốn trên gần một sào diện tích đảo Rùa.

Tháp có bốn tầng, mang dấu ấn như một sự hồ trộn giữa hai màu sắc kiến trúc, phương Tây và Á đông, cũng là một sự lạ vào thời đoạn 1884-1887.

Tôi trở về, dùng vi tính của khách sạn xem điện thư, đến hơn 12 giờ Dương và con rể tôi rước đi dùng cơm ở quán cơm chay Nàng Tấm, trên đường Trần Hưng Đạo, tôi từng nghe một người bạn giới thiệu về quán ăn này. Quán có hai pḥng ăn ở hai căn nhà riêng biệt, chúng tôi vào căn chính, thực khách đang ngồi một dăi bàn dài, chúng tôi phải lách ḿnh mới vào được bàn ăn bên trong, nói chung pḥng này có chừng 6 bàn ăn, mỗi bàn ngồi được 6 người.


Quán cơm chay Nàng Tấm

Tôi gọi món măng tre Yên Tử xào, đậu hủ xào xả ớt và canh đậu hủ nấu với cà chua, tôi muốn ăn uống đơn giản cho nhẹ bụng và muốn ăn đặc sản măng Yên Tử cho biết ra sao, khi ăn tôi được biết măng ấy hơi cứng một chút, mùi vị cũng b́nh thường hoặc có mùi khác biệt nhưng mũi tôi không được thính v́ bị dị ứng.


Lam và Dương trong quán chay Nàng Tấm

Ăn xong chúng tô trở về khách sạn tắm rửa nghỉ ngơi chờ đến 3 giờ thuê xe ra phi trường. Dương mua tặng tôi bộ khăn trải bàn ăn với 8 cái khăn, lại có 8 miếng sơn mài để ly, chén, 8 cái gát đủa bằng sành.

Đến giờ, chúng tôi ra xe do khách sạn thuê, nghe nói khoảng chừng 15 đô, khoảng từ Hà Nội ra phi trường xa 30 cây số. Vừa bước khỏi xe vài bước, tôi đă nghe tiếng gọi:

-  Cậu Sáu!

Nh́n theo chỗ phát ra tiếng, nhận ra cháu ruột của tôi, đang làm việc cho một Tổng Công Ty ở Hà Nội, cũng đáp cùng chuyến bay Việt Nam Airlines về Sàig̣n.


Trên VietNam Airlines từ phi trường Nội bài về Sàig̣n (HAN-SGN)

Ra Hà Nội viếng thăm chùa, đền, dạo xem khu phố cổ, xuống Hải Pḥng tham quan Vịnh Hạ Long chỉ trong đôi ngày, đáng gọi là “cưỡi ngựa xem hoa”, gặp anh Nguyễn Đệ bạn vong niên, biết đưọc anh Dương người bạn trẻ. Tất cả sẽ đều ghi lại trong tôi những kỷ niệm rất đẹp, rất ấn tượng về chuyên đi này, chuyện không mong lại có.

Jackson, TN 17-12-2011

(Tiếp theo)