THẾ CỜ CỦA HOA KỲ ?

Nguyễn Mạnh Trí

 

 

Các bản tin liên quan đến thế cờ của Hoa Kỳ khi cần thiết:

 

  1. DV (7-3-2011): Bắc Phi - Trung Đông: Mặt trận mới giữa Mỹ và Trung Quốc?
  2. DV (13-6-2011): 'Khát dầu', Trung Quốc phiêu lưu ở Biển Đông.   
  3. ITN (17-6-2011}: Tài chánh thế giới và hỏa mù DSK.

 

*****

 

Bắc Phi - Trung Đông: Mặt trận mới giữa Mỹ và Trung Quốc?

 

Đất Việt Online - Cập nhật lúc :4:52 PM, 07/03/2011

 

Năm 2010, thế giới chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt, trực diện và chưa ngă ngũ ở khu vực châu Á - Thái B́nh Dương giữa Washington và Bắc Kinh.

 

Bước sang năm 2011, đă xuất hiện nhiều yếu tố khiến cuộc cạnh tranh mở rộng về không gian địa lư, gia tăng về mức độ khốc liệt. Tất cả bắt nguồn từ t́nh trạng hỗn loạn ở Trung Đông, đặt biệt là ở Bắc Phi, khu vực mà Trung Quốc đă giành được những lợi thế nhất định sau một thời gian dài Mỹ “lơ là, mất cảnh giác”.


Những cơn địa chấn chính trị với “rừng người xuống phố” nổ ra ở khắp Bắc Phi và Trung Đông đă khiến 2 nhà lănh đạo Tuynisia và Ai Cập ra đi, Lybia rơi vào nội chiến, và hàng loạt những quốc gia khác như Bahrain, Yemen, Jordani, Marocco, Algeria, Iran… như trên chảo lửa.


Có khá nhiều ư kiến cho rằng Mỹ đang đau đầu bởi quan ngại làn sóng biểu t́nh có thể khiến những nhà lănh đạo thân Mỹ trong khu vực phải ra đi, đặc biệt, là tại Bahrain nơi Hạm đội 5 của Mỹ đồn trú. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cũng cho rằng, xét về tổng thể Mỹ sẽ được nhiều hơn mất, Trung Quốc mới là nhân vật chính phải lo ngại cho vị trí ảnh hưởng của ḿnh sau những biến cố chính trị tại khu vực.


Mỹ được nhiều hơn mất


Cái được dễ nhận thấy là Mỹ có thêm những ví dụ sinh động, những bài học điển h́nh để rao giảng về những giá trị dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ. Việc người dân xuống đường biểu t́nh phản đối nhà cầm quyền độc tài, đ̣i tự do, công bằng, dân chủ là điều mà bất cứ chính quyền Mỹ nào cũng khuyến khích, bởi nó hướng thế giới thêm tôn thờ và mơ về “Giấc mơ Mỹ”.

Hơn nữa, điều này khá phù hợp với chính sách “Đại Trung Đông” mà Mỹ ra đề ra năm 2004 nhằm thúc đẩy dân chủ tại khu vực. Liệu đă đến lúc chúng ta nghĩ về một chính sách “Đại châu Phi” của Mỹ?


Mặt khác, những cuộc xuống đường biểu t́nh có thể được Mỹ lợi dụng để nhân rộng ra ở những quốc gia mà Mỹ thường chỉ trích, như Triều Tiên, Cu Ba…


Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng cách cổ suư cho dân chủ của Mỹ rất linh hoạt, thậm chí mang dáng dấp của “tiêu chuẩn kép”, chẳng hạn như ủng hộ các cuộc xuống đường ở Iran, nhưng “mắt nhắm, mắt mở” khi chính quyền Bahrain giải tán các cuộc biểu t́nh.


 

Một trong những điều khiến Mỹ lo lắng nhất trong những ngày này là số phận của trụ sở Hạm đội 5 đóng ở Bahrain

 

Thứ hai, sự hỗn loạn nếu tận dụng tốt sẽ là cơ hội để làm kiệt quệ, gây thiệt hại cho những đối thủ đă và đang đầu tư vào 2 khu vực này, nhưng không dựa trên những hợp đồng kinh tế mà chủ yếu dự vào mối quan hệ với nhà cầm quyền.


Khi nhà cầm quyền bị hạ bệ th́ các khoản đầu tư dường như mất trắng. Điển h́nh là Trung Quốc, nước không ngại vung tiền cho những dự án dầu lửa, đường sắt, cơ sở hạ tầng… ở lục địa đen.


Thứ ba, xét về mặt chiến lược dài hạn, hỗn loạn cũng là cơ hội để sắp xếp lại bản đồ thế giới theo hướng phục vụ lợi ích quốc gia.

 

Bộ máy ngoại giao, quân sự, t́nh báo Mỹ đang hoạt động ráo riết, từ vận động hành lang tại Liên hợp quốc tới NATO và các đồng ḿnh khác để đưa ra những giải pháp và sự lựa chọn có lợi. Thậm chí cả bằng các chiến dịch quân sự nhằm đảm bảo một hậu Trung Đông và Bắc Phi thân Mỹ hay chí ít cũng là không thù địch với Mỹ.


Hiện Mỹ đă điều 2 tàu chiến áp sát Lybia, sẵn sàng cho một cuộc can thiệp quân sự.

Thứ tư, khá đặc biệt, từ những vụ xuống đường ở Bắc Phi – Trung Đông, sẽ có thêm công nghệ tạo chính biến, đảo chính mới. Đó là internet với mạng xă hội, blogs … mà Mỹ là chủ nhân sáng tạo ra. 


 

 

Mỹ đă sẵn sàng can thiệp quân sự vào Libya, chỉ chờ thời cơ thích hợp

 

Đây là điều Trung Quốc phải suy nghĩ, phần mềm tường lửa Vạn Lư Trường Thành chưa đủ sức để đấu với công nghệ tiên tiến của phương Tây. Đă có ư kiến cho rằng việc Đài VOA quyết định từ 1/10/2011 ngừng phát sóng các bản tin tiếng Trung là để tập trung cho chiến trường trên Internet, nơi có thể tiếp cận thanh niên, tri thức dễ dàng và rộng răi hơn để tuyên truyền về những “giá trị Mỹ”.


Có lẽ, trong tương lai cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ là cuộc cạnh tranh về công nghệ internet và kiểm soát thông tin.


Về cái mất của Mỹ, hiện chưa mấy rơ ràng, làn sóng xuống đường có thể vượt quá tầm kiểm soát của Washington và đe doạ những chế độ thân Mỹ như Bahrain. Hơn nữa, một số công ty Mỹ đầu tư tại đây có thể bị thiệt hại, nhưng sẽ không lớn bởi có những hợp đồng ràng buộc pháp lư.


Cuối cùng, có lẽ một số đồng minh của Mỹ sẽ e ngại chơi với “chú Sam”, bởi từ vụ khủng hoảng này họ chợt nhận ra họ sẽ bị Washington bỏ rơi nếu không c̣n hữu dụng với nước Mỹ nữa (trường hợp cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak).

 

Tất nhiên đây là điều phũ phàng nhưng nó luôn đúng trong quan hệ quốc tế, đó là “không có bạn vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn”.


Trung Quốc mất nhiều hơn được


Về chính trị - ngoại giao, không gian phát triển của Trung Quốc rất có thể sẽ bị thu hẹp, do chậm chân, thiếu kinh nghiệm hoặc không có khả năng chớp thời cơ như Mỹ.

Ai cũng biết, gần đây Trung Quốc được xem là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất châu Phi, nhiều học viện Khổng Tử đă được xây dựng và giới lănh đạo Bắc Kinh có thể tự hào bởi họ đă khai phá được một không gian phát triển đầy tiềm năng, trong bối cảnh Mỹ đang giành giật ảnh hưởng quyết liệt ở những khu vực xung quanh Trung Quốc.


Tuy nhiên, công sức bao năm qua đang phải đối mặt với nguy cơ bị quét sạch, theo kịch bản mà một nhà báo từng đề cập: T́nh h́nh Bắc Phi - Trung Đông diễn biến theo hướng từ “ổn định” tới “bất ổn” và trở lại “ổn định” nhưng theo hướng thân Mỹ.

Về kinh tế, bao năm nay các nhà đầu tư Trung Quốc đổ dồn về châu Phi với những giấc mơ trở thành tỷ phú. Họ đă hào phóng viện trợ để thiết lập quan hệ với giới cầm quyền, từ đó t́m kiếm những hợp đồng béo bở trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, xây dựng đường sắt, cơ sở hạ tầng… Trớ trêu thay, khi đang lên như diều gặp gió th́ hỗn loạn chính trị ập tới, khiến họ đối mặt với nguy cơ trắng tay.


Sắc đỏ Trung Quốc ở lục địa đen sẽ tàn phai trong cơn băo tố cách mạng?

 

Theo số liệu thống kê, năm 2009, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất châu Phi, vốn đầu tư trực tiếp trên 9 tỷ USD và sẽ tăng lên 70% vào năm 2015. Chỉ riêng Lybia, nơi đang nổ ra nội chiến, thương mại song phương Trung Quốc – Lybia đạt 6.6 tỷ USD năm 2010, Tập đoàn đường sắt Trung Quốc đă đầu tư 5.2 tỷ  USD và gần 40,000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại quốc gia này. Vẫn biết rằng không có bài học nào là miễn phí, nhưng cái giá mà Trung Quốc phải trả có lẽ quá đắt.


Cái được duy nhất của Trung Quốc có lẽ chính là bài học về quản lư đất nước. Tuy đă trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, nhưng khoảng cách giàu nghèo, phân phối thành quả phát triển, thất nghiệp … vẫn là điều nhức nhối. Những mầm bệnh của người khổng lồ vẫn đang âm ỉ. Bên cạnh đó, vấn đề Tây Tạng, Tân Cương cũng đáng phải suy ngẫm. Có lẽ, Trung Quốc cần phải chú trọng hơn tới phát triển bền vững, chứ không phải là những con số tăng trưởng.


Nh́n rộng ra thế giới


Bất ổn tại Bắc Phi – Trung Đông và những cuộc cạnh tranh giành giật ảnh hưởng sẽ không chỉ tác động tới những quốc gia liên quan. Thế giới cũng sẽ gánh chịu nhiều tác động tiêu cực, trước mắt là về kinh tế khi giá dầu lên cao.


Nguy hiểm hơn, những tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế có thể sẽ ra đời, những h́nh thức can thiệp tinh vi mới có thể sẽ được áp dụng, và những quân bài mặc cả mới có thể sẽ xuất hiện trong tay các nước lớn. Tất cả báo hiệu một thời kỳ không mấy b́nh yên trên trường quốc tế.

Định Nam

 

*****

 

'Khát dầu', Trung Quốc phiêu lưu ở Biển Đông

 

Đất Việt - Cập nhật lúc :4:45 PM, 13/06/2011

 

Một đất nước với dân số lên đến 1,341 tỷ người, tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại nhanh nhất thế giới, năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 10.3%.

 

Điều đó đă đặt ra những áp lực ghê gớm đối với việc đảm bảo năng lượng cho phát triển kinh tế bền vững cũng như các vấn đề ổn định nền kinh tế vĩ mô, các giải pháp an sinh xă hội.


Để đáp ứng năng lượng cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này, Bắc Kinh không ngừng mở rộng và tăng cường khai thác tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho nền kinh tế.


Ngoài việc tăng cường hết công suất các dự án khai thác tài nguyên trong nước, Bắc Kinh c̣n nhanh chóng vươn ra khắp thế giới để tăng cường khai thác tài nguyên, đặc biệt là khu vực châu Phi.


Đầu năm 2011, biến cố chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt là cuộc chiến NATO gây ra ở Libya khiến Bắc Kinh chịu nhiều thiệt hại kinh tế to lớn.


Chiến sự biến quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 khu vực châu Phi rơi vào cuộc nội chiến đẫm máu. Đă 3 tháng sau khi chiến dịch không kích Libya được bắt đầu, t́nh h́nh ở đây ngày càng trở nên tồi tệ hơn.


Theo số liệu được công bố bởi China Africa Real Story, trước khi xảy cuộc không kích của NATO chống lại chính quyền của Tổng thống Libya Gaddafi: Có khoảng 36,000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại Libya cùng với 75 công ty đang triển khai các dự án khai thác dầu mỏ và các dịch vụ liên quan. Tổng cộng có hơn 125 công ty, với 50 dự án lớn cùng với 60,000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại các quốc gia Bắc Phi.


Cuộc nội chiến giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy, tiếp đến là chiến dịch không kích Libya khiến toàn bộ dự án đang dang ở của Trung Quốc cũng như một số quốc gia khác phải đóng cửa.


Toàn bộ số lao động nói trên buộc phải sơ tán khỏi Libya để trở về Trung Quốc, tạo thêm áp lực để giải quyết công ăn việc làm cho số lao động này. Hơn 75 công ty Trung Quốc đang làm việc tại Libya buộc phải để lại số tài sản có giá trị tại đây.

 

 

Việc phải di tản khỏi Bắc Phi đă tạo ra một cú "sốc" với kinh tế Trung Quốc

 

Theo một báo cáo, cuối năm 2010, Trung Quốc hợp tác đầu tư nước ngoài với 16,000 công ty trên khắp thế giới, hơn 1,400,000 lao động đang làm việc, tổng giá trị tài sản nước ngoài đạt hơn 1,200 tỷ USD. Hiện tại, Trung Quốc chưa có biện pháp cụ thể nào để bảo vệ số tài sản này trong trường hợp xảy ra chiến tranh.


Số tài sản này gần như mất trắng bởi chiến tranh tại đây, chưa hết thiệt hại to lớn hơn cả đó là nguồn cung cấp dầu thô từ Libya gần như bị cắt đứt. Các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc bị “đói nguồn cung”


Biến cố này có thể coi là một cú “sốc” đối với nền kinh tế Trung Quốc, cùng với đó, sự can thiệp quân sự ngày càng sâu rộng của NATO tại Libya khiến cơ hội quay trở lại với các dự án khai thác dầu mỏ dang dở tại đây gần như bằng 0.

 

 

Việc thiếu kho dự trữ dầu mỏ chiến lược khiến nền kinh tế Trung Quốc dễ bị tổn thương từ việc gián đoạn nguồn cung - Ảnh minh họa

 

Hiện tại, Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu mỏ  lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, nhưng khác với Washington, Bắc Kinh thiếu một kho dự trữ dầu mỏ chiến lược đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng nguồn cung như Mỹ hay EU.


Theo một báo cáo được đăng tải bởi Financial Times, Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng kho dự trữ dầu mỏ chiến lược với trữ lượng khoảng 500 triệu thùng. Đủ dùng cho khoảng 100 ngày sau khi gián đoạn nguồn cung.


Thế nhưng, phải đến tận năm 2020, kho dự trữ chiến lược này mới hoàn thành. Ngay cả vậy, các chuyên gia kinh tế dự đoán, kho dự trữ này cũng chỉ đáp ứng được khoảng 75-85 ngày sau nhập khẩu. Biến cố tại Libya đă làm cho kế hoạch này bị gián đoạn và chưa biết khi nào mới hoàn thành.


Theo Economist, trước khi xảy ra chiến tranh Libya, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 150,000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Libya, chiếm 3% tổng sản lượng dầu thô của Libya. Con số này sẽ tăng cao hơn nữa sau khi các dự án mới hoàn thành.


Việc nguồn cung dầu mỏ từ Libya bị cắt đứt càng làm cho áp lực năng lượng cho phát triển kinh tế của Trung Quốc thêm trầm trọng.

 

 

Áp lực năng lượng cho phát triển kinh tế khiến Bắc Kinh trở nên liều lĩnh hơn, trong ảnh tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm lănh hải Việt Nam

 

Việc công bố chủ quyền đường “lưỡi ḅ” chiếm 80% diện tích biển Đông đang gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các quốc gia ASEAN đặc biệt là các quốc gia có tranh chấp trực tiếp với Bắc Kinh về chủ quyền biển đảo.


Khi tham vọng của ḿnh chưa đạt được, Bắc Kinh trở nên “nóng mặt” khi thấy các quốc gia ASEAN tăng cường các dự án khai thác tài nguyên ở nơi đây.


Tài nguyên khoáng sản trên biển là có giới hạn, Bắc Kinh hiểu rơ điều này, và họ bất chấp thủ đoạn để cản trở hoạt động khai thác hợp pháp của các nước khác, thậm chí sử dụng tới các giải pháp “nhỏ nhen” là phá rối các hoạt động thăm ḍ dầu khí.Chỉ trong thời gian ngắn, tàu hải giám và tàu cải trang thành tàu đánh cá  của Trung Quốc đă 2 lần xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để phá hoại hoạt động thăm ḍ dầu khí trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.


Mưu đồ của Bắc Kinh là quá “thô thiển”, cản trở các hoạt động thăm ḍ dầu khí của Việt Nam, kéo dài quá tŕnh triển khai khai thác dầu khí. Tạo tâm lư ức chế cho Việt Nam và ḥng làm nản ḷng các nhà đầu tư nước ngoài đang hợp tác với PetroViet Nam. 


Bắc Kinh đang cố t́nh biến phần biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ một vùng biển b́nh yên thành nơi sóng gió.


V́ vậy, đối phó với “mưu đồ” này của Trung Quốc, ASEAN cần thể hiện tinh thần đoàn kết hơn nữa, hợp tác chặt chẽ với nhau v́ lợi ích chung. Cần có các chính sách hợp lư để bảo vệ tài sản của quốc gia cũng như của nhà đầu tư nước ngoài.

 

Quốc Việt

 

*****

 

Tài chánh thế giới và hỏa mù DSK

 

 ITN – 17-6-2011

 

Mời đọc bài dưới đây từ Tinparis:


Tinparis.  Sau vụ tai tiếng xảy ra ở khách sạn Sofitel tại Nữu Ước,ông Dominique Strauss Kahn đă bị rơi đài, dù sau các cuộc điều tra tư pháp và các tranh căi trước toà, luật sư của ông thành công trong việc trả tự do tạm cho ông!


Nhưng người ta không thế nào hiểu được việc rơi đài của ông nếu không đặt nó trong một khung cảnh đặc biệt, đó là dự án mà ông định thực hiện: đó là việc tạo ra một thứ tiền dự trữ quốc tế mới. Việc này được các quốc gia khối đang trỗi dậy chờ đợi nhưng bị các thế lực quân sự - kỹ nghệ Mỹ chống đối. Phải chăng việc rơi đài của Dominique Strauss Kahn là do một đ̣n thâm hiểm? Có 2 sự kiện khác cho thấy là Mỹ bằng bất cứ mọi giá , phải hạ bệ Kadhafi (như trong bài viết dưới đây) :

1- Ngày 16.04.2011, trong cuộc phỏng vấn trên Press.TV , Cựu   thứ trưởng tài chánh Mỹ dưới thời Reagan, Ông Paul Craig Roberts tỏ  ư  ủng hộ TT Obama trong việc tấn công Libya nhằm mục đích là hất cẳng Trung Quốc ra khỏi Libya, và Khadafi v́ ông nầy không ủng hộ Bộ Chỉ Huy Quân Sự Mỹ cho Phi Châu ( US African Command / US Africom hay USAC) và cho rằng đáng lẽ Mỹ phải ra tay từ lâu.

(http://www.informationclearinghouse.info/article27904.htm).

2- Sau hơn 4 tháng chiến tranh chống Libya, lần đầu tiên, Bộ Trưởng Ngoại Giao Đức mới đến Benghazi để chánh thức công nhận " Hội Đồng Quốc Gia Libya " đại diện cho Libya. Dưới áp lực của Otan ( của Mỹ ), Đức cuối cùng đă phải nhượng bộ việc  "thanh toán Khadafi ".


Việc ǵ mà ông Cựu Thứ Trưởng  tài chánh phải  phát biểu  như vậy? Phải chăng v́ Khadafi ủng hộ " đồng tiền khác để thay thế đồng đô la Mỹ"? Hăy theo dơi cách tŕnh bày của Thierry Meyssan.

 

Tin hay Không tin : Đàng sau vụ  Dominique Straưs Kahn là  "Sự sống c̣n của đồng Đô La Mỹ " !


Ngày 14.05.2011, ngày đánh dấu sự rơi đài của Dominique Strauss-Kahn.

Cho đến ngày hôm đó, Dominique Strauss-Kahn,người thường được dân chúng Pháp biết đến qua tên viết tắt DSK, là một nhân vật được tôn trọng không những ở Pháp mà cả trên chánh trường quốc tế. Ông là một nhân vật thành danh ở Pháp, cựu tổng trưởng kinh tế, dân biểu, thị trưởng  và đang là chuẩn ứng cử viên tranh cử tổng thống ở Pháp năm 2012. Ông là một nhân vật thành danh quốc tế, tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế, chơi trong sân chơi lớn của những đại cường kinh tế. Ông là một công chức quốc-tế cao cấp với lương bổng hằng năm,không kể tiền thưởng và lệ phí, lên đến 461,519 đô la Mỹ!

 

Nhưng ông cũng là một người được coi là biết hưởng thụ kiểu "một trà,một rượu,một đàn bà".Ngày 14.05.2011,ông bị bắt giữ trên một chuyến phi cơ sắp sửa rời Mỹ để về Âu Châu,v́ ngày hôm sau ông có cuộc hẹn gặp thảo luận với nữ thủ tướng Đức Merkel.Lư do của việc bắt giữ: một nữ nhân viên của khách sạn Sofitel,nơi ông cư ngụ trước đó,cáo buộc ông có những hành vi xách nhiễu t́nh dục và định cưỡng dâm!


Trong những ngày sau đó,dân chúng Pháp dán mắt vào máy truyền h́nh để theo dơi các cuộc tấn công dồn dập về pháp lư một người họ coi như có thể thay thế cho ông Nicolas Sarkozy, nhưng sự rơi đài của ông này đă làm mất đi ảo tưởng của họ! Nhưng điều làm người dân Pháp kinh hoàng,ngơ ngác là việc tư pháp Mỹ đă tỏ ra quá khắc nghiệt với ông, không cho tự do tạm với thế chân, bị giam vào một nhà tù với hơn 14,000 tù nhân, được đặt trong một pḥng giam cách ly có sự quan sát thường xuyên v́ e ông tự tử...Cuối cùng,ông được tự do tạm với tiền thế chân lớn,bị đặt dưới sự kiểm soát của xiềng điện tử,vất vả để t́m một chỗ ở trong những ngày đầu v́ sự chống đối của cư dân Mỹ... Những người dân b́nh thường Pháp tự hỏi với một người có phương tiện như ông mà c̣n chịu đựng như thế,những người b́nh thường khác sẽ ra sao?


Trong những ngày đầu khi DSK c̣n bị  câu lưu, sau đó tạm giam, ông ta đă chẳng bao giờ có cơ hội để phát-biểu, trong khi đó,  công tố viên ở New York đă phân phối cho báo chí một cáo trạng đầy đủ chi tiết. Người ta có thể đọc được các chi tiết gán cho ông DSK và những điều này được trải rộng ra trong các bản tin 20 giờ với tất cả các chi tiết!

Nhưng, DSK có tội cưỡng dâm hay là nạn nhân của một vụ mưu hại.Chỉ cần suy nghĩ để trả lời câu hỏi trên.


Bị cáo đă trải qua đêm hôm trước với một cô gái gọi (call-girl).Ông ta đă cưỡng hiếp một bà dọn buồng vào buổi sáng, sau đó đi ăn trưa một cách b́nh thản với cô con gái, nữ sinh viên ở Columbia University. Cuối cùng, ông ta lên phi cơ đă được giữ chỗ từ nhiều ngày trước để đi gặp nữ thủ tướng Anh Angela Merkel ở Berlin. Chính lúc đă ngồi yên trên một phi cơ Air France th́ ông ta bị chận bắt, mười phút trước khi phi cơ cất cánh!


Theo lời của nhân viên phi hành đoàn,các cảnh sát viên của đơn vị đặc nhiệm đă không yêu cầu các bạn đồng nghiệp ở phi trường thực hiện việc chận xét nhưng đă dành quyền thực hiện với việc có thể đến muộn. Để tránh việc DSK có thể được thông báo, họ đă đề nghị việc làm rối loạn hệ thống điện thoại di động trong vùng phi trường thời gian cần thiết để họ đến đó. Mà,một việc làm 'rối loạn' như thế không thuộc thẩm quyền của họ. Điều này thuộc về lănh vực an ninh quốc gia!


Khi nghi can bị câu lưu, ông này bị cắt mọi liên lạc với bên ngoài, ngoại trừ các luật sư của ông ta,theo như dự trù của luật lệ hiệp-chúng-quốc. Nhưng khi quan toà Melissa Jackson ra lệnh tạm giam, ông DSK vẫn tiếp tục bị cắt đứt liên lạc với bên ngoài.Không có lư do!  Việc tạm giam được dựa trên lư lẽ ông ta có thể bỏ trốn về Pháp, mà Pháp không có thoả hiệp trục xuất với Hoa Kỳ, đă từng bảo vệ một can nhân bị cáo buộc về tội cưỡng hiếp:đó là nhà làm phim Roman Polanski. Quyết định này không nhằm cô lập bị cáo và ngăn cản việc ảnh hưởng đến các nhân chứng. Nhưng quan toà này đă quyết định giam ông ở Rikers Island, một trong những nhà tù quan trọng trên thế giới với 14000 tù nhân, và là một trong những nhà tù hắc ám nhất! Một địa ngục trần gian! Để bảo vệ ông ta, ông ta được giam trong một pḥng riêng và giữ mật! Thời gian này kéo dài 10 ngày! Trong mười ngày đó, định chế tiền tệ quốc tế đă bị khựng lại v́ thiếu chữ kư của vị tổng giám đốc! Trong mười ngày đó, các vấn đề euros, dollars, việc phá sản của Hi Lạp, và biết bao nhiêu trận thế tài chánh quốc tế khác đă bị 'lơ lửng' chỉ v́ ư muốn của cảnh sát, quan toà và mấy tay cai tù mà theo án lệ Hoa Kỳ, DSK không có tiền án,có địa chỉ ở Washington, lẽ ra không thể bị tạm giam nhưng phải được tự do với tiền thế chân!


Qua trung gian của luật sư của ông, DSK đă có thể gởi một thư từ chức đến FMI. Thế là ngay ngày hôm sau,một quan toà khác đă chấp nhận cho ông được tự do tạm với tiền thế chân, dưới sự giám sát bằng ṿng xiềng điện tử và của các giám thị! Sự giam giữ ông không cần thiết nữa v́ FMI đă có khả năng hoạt động trở lại!

 

Nhưng tại sao lại phải huy động các phương tiện 'Hollywood' và làm FMI bị khựng lại trong 10 ngày? Có thể có hai trả lời và những trả lời này có thể có dính líu với nhau.


Trước hết,ngày 29 tháng ba năm 2009, thống đốc ngân hàng trung ương Trung Hoa Zhou Xiaochuan  đă đặt lại vấn đề ưu thắng của đồng đô la như tiền dự trữ.Ta thán về dự án của John Maynard Keynes lập ra một thứ tiền tệ quốc tế (Bancor) đă không được cụ-thể hoá sau đệ nhị thế chiến, ông này đă đề nghị dùng Quyền phát hành đặc biệt (Droits de tirage spéciaux) của FMI để làm vai tṛ này.


Nhượng bộ trước áp lực, Hoa Kỳ đă thuận để tăng gấp ba số tài nguyên của FMI và việc phát hành của FMI theo quyền phát hành đặc biệt một trị giá là 250 tỉ đô la, nhân cuộc họp thượng đỉnh của G20 tại Londres ngày 02.09.2009.  Nước này cũng chấp nhận nguyên tắc Hội đồng ổn định tài chánh trong đó có sự tham dự của những "Nhà Nước  trỗi dậy lớn! Ư kiến này đă được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh G8 tại Aquila Ư đại lợi) ngày 08.07.2009.Nước Nga, đẩy con cờ đi xa hơn nữa , bằng cách đề nghị không nên hài ḷng với môt thứ tiền tệ ảo  nhưng mà là phát hành. Tổng Thống Nga Dimitry Medevedev, đă cho làm ra một cách tượng trưng vài mẫu của thứ tiền tệ này, đặt lên bàn vài đồng tiền. Một mặt của đồng tiền này có h́nh gương mặt của tám vị quốc trưởng và mặt kia là tiêu ngữ của Anh "Unity in Diversity" (thống nhất trong dị biệt).


Dự án được đệ tŕnh cho các chuyên gia của phân bộ kinh tế và xă hội sự vụ (Division des affaires économiques et sociales) của LHQ. Phúc tŕnh của phân bộ, trong đó có sự tham dự của Giáo Sư Vladimir Popov của Trường Tân Kinh Tế của Moscou,được nghiên cứu vào ngày 25.04.2010 nhân cuộc họp phối hợp giữa FMI và Ngân Hàng Quốc Tế.


Tiến-tŕnh sẽ phải hoàn tất,ngày hôm nay 26.05.2011, tại hội nghị thượng đỉnh G8 ở Deauville (Pháp). Đồng đô la sẽ không c̣n là thứ tiền tệ làm chuẩn trong bối cảnh việc ngưng trả nợ phải đến của chánh quyền liên bang Hoa Kỳ . Washington chắc phải từ bỏ việc tài trợ cho sức mạnh quân sự siêu đẳng của họ bằng vay nợ để dồn sức vào việc tái tổ chức nội bộ. 


Đồng dinar của Libya,đồng tiền đầu tiên  (và cuối cùng?)  trên thế giới bảo đảm bằng vàng và bằng quyền phát hành đặc biệt của FMI. Vào năm 2000, đại tá Kadhafi đă h́nh dung việc tạo ra một thứ tiền-tệ liên Phi Châu, đặt căn bản trên vàng, nhưng ông ta đă không đạt tới việc làm tiến triển ư kiến của ông. Cũng v́ thế,vào năm 2009, ông ta đă bất chợt lấy đề nghị của Zhou và đơn phương phê chuẩn cho đất nước ông.


Đáng tiếc là trong những tháng cuối cùng của tiến tŕnh,các sáng kiến quân-sự và chánh trị đă làm đảo lộn kế hoạch này.Một số nước - trong đó có Nga và Trung Hoa - đă bị lừa. Việc bắt giữ DSK cho thấy Washington đă không có thiện ư và những nhượng bộ của họ chỉ cốt để kéo dài thời gian.


Dù rằng những chi tiết chính xác  các sắp xếp của DSK để tạo ra thứ tiền tệ mới dựa vào quyền phát hành đặc biệt của FMI được giữ mật, hầu như là Libya giữ một vai tṛ then chốt: bằng cách thử nghiệm, chính ngân hàng trung ương của Libye đă là ngân hàng đầu tiên cho đặt tiền tệ của họ trên vàng và ngoài ra trên DTS (quyền phát hành đặc biệt = droits de tirages spéciaux). Sự việc c̣n quan trọng hơn là Libya là một  trong số những nước có 'vốn chủ tễ"  dồi dào trên thế giới (nước này c̣n giàu hơn Nga một chút).


Mà, khi đi vào cuộc chiến chống Libya, nước Pháp và Anh đă tạo ra một cuộc 'làm đông lạnh' trên lư thuyết các tài sản (avoirs) không những của gia đ́nh Kadhafi mà c̣n cả của Nhà Nước Libye. Tệ hại hơn, Paris và Londres đă gởi các cán bộ của ngân hàng HSBC đến Benghazi để tạo ra một ngân hàng trung ương Libya nổi dậy và chiếm các tài sản quốc gia. Bất chấp Pháp và Anh đă hành động theo ư kiến riêng hay theo ủy mệnh của Washington,điều hoạch định của DSK đă từ đó bị sụp đổ.


Theo các nguồn tin từ Tripoli, vào lúc bị bắt, DSK sẽ phải đi Berlin để gặp bà Merkel. Sau đó, ông ta sẽ đi với một đặc sứ của bà Merkel để thương thuyết với các đại diện của đại tá Kadhafi, kể cả việc thương thuyết với Kadhafi. Chữ kư của vị lănh đạo Libya rất cần cho việc giải toả t́nh h́nh.


Ngày nay, người ta đang có một cuộc chiến tài chánh có mức độ chưa từng thấy: vào lúc t́nh h́nh kinh tế của Hoa Kỳ 'lắc lư con tàu đi' và đồng đô la có thể nhanh chóng trở thành 'tiền vàng mả', thoả hiệp với G-8 và được G-20  thông qua,được FMI thực hiện và phối hợp với ngân hàng thế giới và cùng với giới ngân hàng quốc tế mà DSK là quán quân, đă bị ngưng. Sự thống trị của đồng đô la được nguyên vẹn dẫu rằng có tính cách nhân tạo hơn bao giờ hết, đồng đô la mà những quốc gia trỗi dậy muốn tương đối hóa nhưng trên đồng đô la đó các phức hợp quân sự-kỹ nghệ đặt sức mạnh của nó.


Trong khung cảnh đó,danh dự một người có nghĩa ǵ?

 

Nhữ Đ́nh Hùng rút gọn