Thủ Tướng Đức Angela Merkel
Thủ tướng Angela Merkel là người phụ nữ thật là kỳ diệu. Bà đă giúp nước Đức thoát khỏi hậu quả trầm trọng của cuộc khủng hoảng tài chánh, duy tŕ mức phát triển kinh tế 3.6% cho nước Đức, và đang t́m cách cứu giúp khỏi Âu Châu thoát ra khỏi cơn khủng hoảng ngân sách hiện nay.
Bà Angela Merkel xuất thân là con của một Mục Sư Tin Lành Lutheran bên Đông Đức. Sống dưới chế độ cộng sản độc tài, thiếu tự do cho đến ngày bức tường ô nhục Bá Linh sụp đổ. Sau đó, bà được cựu Thủ Tướng Helmut Kohl cất nhắc làm Bộ Trưởng, và trở thành Thủ tướng nước Đức khi ông Kohl bị tai tiếng trong vụ sử dùng tiền tranh cử không chính đáng.
Việc bắt giam Tổng Giám Đốc Qũi Tiền tệ Quốc tế Dominique Strauss-Kahn đă xảy ra được hơn hai ngày, nhưng bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel vẫn c̣n đang cảm nhận thấm thía tầm quan trọng của nguồn tin này. Bà ngồi làm việc trong văn pḥng Thủ Tướng, cạnh một pḥng hội rộng lớn trong dinh Thủ Tướng Đức làm bằng kính trong suốt, và thép. Bà lắc đầu ngao ngán khi được hỏi về phản ứng của bà về việc người đứng đầu IMF bị ngă từ đài danh vọng cao ngất xuống đất đen. Trước đó, bà đă lên lịch tŕnh làm việc với ông Strauss- Kahn để bàn về t́nh h́nh ngày càng xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Âu Châu. Nhưng phiên họp bị hủy bỏ v́ ông Tổng Gám Đốc IMF bị bắt về tội hiếp dâm cô bồi pḥng khách sạn. Bà đă khôn khéo trả lời kư giả như sau: “Tôi nghĩ nguyên tắc coi nghi can là vô tội cho đến khi có bằng chứng để kết án người đó, là một nguyên tắc chung áp dụng cho tất cả mọi người. Tôi sẽ chờ đợi kết quả của thủ tục pháp lư.”.
Hôm đó là lúc xế trưa ở Bá Linh , bà Merkel dành một chút th́ giờ trống trong lịch làm việc bận rộn của bà để tiếp một kư gỉa người Mỹ. Đây là một ngoại lệ híếm thấy, bởi v́ bà là một chính khách hầu như không bao giờ nói chuyện với báo chí ngoại quốc. Và bà tỏ ra hết sức thận trọng né tránh khi trả lời câu hỏi này.
Trong chiếc áo vét mầu trắng sữa, quần đen, bà Merkel trả lời bắng tiếng Đức. Cạnh đó, người tùy viên báo chí riêng của bà theo dơi rất kỹ thời hạn cho phép bà tiếp xúc với báo chí. Nhưng khi tôi, người kư gỉa Mỹ, ngưng cuộc phỏng vấn để tỏ ư ngưỡng mộ cảnh đẹp đứng từ trong dinh Thủ tướng nh́n ra ngoài, bà đă vui vẻ không dùng tiếng mẹ đẻ để trả lời cuộc phỏng vấn. Sau khi nước Đức thống nhất, người Đức xây lên một số dinh thự tuyệt đẹp ngay tại đường ranh giới phân chia Đông-Tây Đức trước kia. Chuyển sang tiếng Anh, bà Merkel thú nhận rằng bà vẫn c̣n ngạc nhiên khi thấy hàng ngày bà đi làm việc, ngồi trong văn pḥng đặt ở bên phía Tây Đức. Hồi trước, khi c̣n nhỏ, bà đă lớn lên bên phía Đông Đức Cộng Sản.
Nhưng có lẽ điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là sau sáu năm làm Thủ Tướng nước Đức thống nhất, bà Merkel, 56 tuổi, nay trở thành nhà lănh đạo mạnh nhất, giữ chức vụ thủ tướng lâu nhất Âu châu. Chính bà, trong lúc nước Đức gặp nhiều khó khăn, xáo trộn, đă khéo léo lănh đạo đảng Liên Minh Dân Chủ Cơ Đốc – Christian Democratic Union, thắng liên tiếp hai cuộc bầu cử một cách vẻ vang. Tạp chí đầu tư kinh tế Forbes nhiều lần đă gọi bà là “người phụ nữ bản lănh nhất thế giới”. Vâng, đúng thế. Mặc dù theo bảng thăm ḍ dư luận lúc gần đây, uy tín của bà có hơi xuống một chút tại nước Đức, nhưng so với cả Âu Châu th́ uy tín của bà hơn hẳn ông Silvio Berlusconi của nước Ư, ông Nicolas Sarkozy nước Pháp, và cả ông David Cameron của nước Anh. Bà có vị thế khá vững chắc trong chức vụ Thủ Tướng nước Đức.
Ông Tony Blair, cựu thủ tướng nước Anh nhận xét rằng: “Bà Angela Merkel không giống như những chính khách thích chơi nổi của Âu châu. Bà là người dễ khiến cho người khác hiểu lầm, đánh giá thấp về bà. Và đó cũng chính là điều ngu xuẩn nhiều chính khách phạm phải.”.
Bà đă khéo léo đưa nước Đức ra khỏi cơn khủng hỏang tài chánh của thế giới, tệ nhất kể từ thời Đại Khủng Hoảng đến nay. Bà giúp duy tŕ ngân sách quốc gia ở t́nh trạng cân bằng, vững mạnh, đầy tự tin. Năm ngoái, nước Đức đạt mức phát triển kinh tế 3.6%, tỉ lệ cao nhất ở Tây Âu, và hiện nay kinh tế nước Đức vẫn đang trên đà phát triển sung măn. Trong cuộc khủng hoảng tài chánh ở Âu Châu, bà Merkel là tiếng nói lớn nhất hô hào các nước Âu châu phải có kỷ luật khi soạn thảo ngân sách. Trong lúc đó, bà đă khéo léo thảo ra kế hoạch cứu nguy kinh tế cho các nước Âu Châu như Hy Lạp, Aí Nhĩ Lan, và Bồ Đào Nha thoát khỏi t́nh trạng vỡ nợ. Thỉnh thoảnh những nước nghèo ở Âu Châu cũng lên tiếng phàn nàn, chỉ trích bà. Ví dụ báo chí Hy lạp viết rằng nước Đức đă biến các con nợ thành “những nước thuộc điạ của Đức Quốc Xă Đệ Tứ”, hay biến Âu châu thành ḷ sát sinh “ Dachau ” về mặt tài chánh. Nhưng những nước nghèo ở Âu châu chẳng làm ǵ được hơn, ngoài những lời than trách cho số phận hẩm hiu của ḿnh. Nếu không có sự giúp đỡ của Bá Linh, hẳn là Âu châu đă bị lụn bại, ngóc đầu không nổi. Nước Đức ngày nay là nước Âu châu duy nhất đóng vai tṛ chủ yếu trong nền kinh tế toàn cầu, với số lượng hàng xuất cảng đứng hàng nh́ thế giới, chỉ sau Trung Hoa, và có nền kinh tế đứng hàng thứ tư sau Hoa Kỳ, Trung quốc, và Nhật Bản.
Thủ tướng Blair nhận xét về việc làm của bà Merkel như sau: “Nỗi lo sợ cũng như niềm ao ước thường xuyên của bà là phải giúp đỡ cho Hy Lạp dựa trên căn bản chữa trị được căn bệnh của Hy Lạp, chứ không chỉ t́m cách tŕ hoăn mà không giải quyết tận gốc rễ của vấn đề. Lẽ dĩ nhiên mối quan ngại chính của bà là những giúp đỡ của Đức cho Hy Lạp phải chứng minh được cho người dân Đức hiểu đó là việc làm hợp lư.”.
Trong hoàn cảnh đa số các lănh tụ trên thế giới là đàn ông, bà Merkel là một phụ nữ vẫn duy tŕ vị thế của ḿnh một cách vững chắc. Hồi tháng Hai, Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu gọi điện thoại nói chuyện với bà,và bị bà mắng cho một trận v́ ông chê trách quyết định của Liên Hiệp Quốc buộc Do Thái phải ngưng phát triển khu vực định cư. Khi ông chỉ trích lá phiếu của bà tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề này. Bà nạt lại: “Ông dám phê b́nh quyết định của tôi sao?”. Tờ báo Ha’arets của Do Thái đă viết chi tiết về cuộc điện đàm đó. Khi tôi vặn hỏi bà câu chuyện này, bà tế nhị nói với tôi rằng bà không bao giờ tiết lộ chi tiết về những cuộc điện đàm cá nhân. Nhưng sau đó, bà lại giải thích thêm: “Tôi tin rằng việc thừa nhận có hai quốc gia sống chung trên cùng khu đất là một vấn đề cấp bách… và ngưng xây dựng khu định cư là bước đầu hợp lư để tiến đến giải pháp hoà b́nh. Là một người bạn với Do Thái. Tôi cảm nhận sâu xa rằng kết qủa thương lượng đó sẽ có lợi cho Do Thái.”.
Mặc dù làm được nhiều thành tích khá vĩ đại, bà Merkel vẫn sống rất khiêm tốn, b́nh dị. Bạn bè thân của bà dùng chữ trong tiếng Đức gọi là uneitel. để mô tả đặc điểm này của bà. Bà vẫn thường đi nghỉ hè trong căn nhà vùng thôn dă bên Đông Đức, đó là căn nhà do bà làm chủ trước khi bức tuờng Bá Linh sụp đổ. Chồng bà, ông Joachim Sauer, một khoa học gia đồng nghiệp với bà, vẫn ở trong căn nhà khiêm tốn trước đây của hai ông bà. Ông vẫn đi làm hàng ngày ở Viện Nghiên Cứu Hoá Học của trường đại học Humboldt University .
Ông James Wolfensohn, cựu Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới nói về bà như sau: “Bà Merkel làm việc rất hữu hiệu v́ bà luôn luôn giữ kín chyện đời tư cá nhân, và có tinh thần độc lập. Bà ta không phải là loại người ăn mặc sang trọng để đi phô trương quyền hành và thế lực của ḿnh.”. Ông Wolfensohn rất khâm phục tính t́nh cứng rắn của bà Merkel, theo ông cai trị nước Đức không phải là chuyện dễ, người có bản lănh yếu không thể nào làm được việc này.
Trên điạ bàn thế giới, bà lúc nào cũng lớn tiếng ủng hộ nhân quyền. Nhiều lần bà nói về cuộc hành tŕnh cam go của đời của bà, từ một cô gái con mục sư Tin lành Lutheran sống trong chế độ cộng sản ở Đông Đức, và trở thành người lănh đạo một nước Đức thống nhất. Bà nói: “Cuối cùng th́ điều ảnh hưởng lớn nhất đối với tôi là tự do không phải từ trên trời rơi xuống, phải đi t́m mới có. Điều đó khiến tôi trở thành một người nhiệt t́nh cổ vũ cho tự do, nhất là quyền tự do suy nghĩ, tự do có ư kiến riêng của ḿnh.”.
Ngày thứ Ba 7 tháng Sáu, bà Merkel sẽ gặp tổng thống Obama tại Hoa Thịnh Đốn để thào luận về t́nh h́nh kinh tế, về cuộc chiến c̣n đang tiếp diễn, và quan hệ giữa các nước ở hai bên bờ Đại Tây Dương (Hoa Kỳ và Âu châu). Sau đó, bà sẽ dự tiệc ở Bạch Cung. Tại đây, tổng thống Obama sẽ trao tặng cho bà Huy Chương Tự Do – Medal of Freedom một huy chương dân sự cao qúi nhất của nước Mỹ. Tiếc thay, phần thưởng dành cho bà lại xảy ra đúng vào lúc có những căng thẳng trong quan hệ đồng minh giữa hai nước Hoa Kỳ và Đức. Hồi thời ông Bush người ta trông thấy cảnh ông George W. Bush thân thiện thoa bóp vai cho bà Merkel. Bây giờ, bà Merkel coi ông Obama như một kẻ đáng nghi ngại, khiến bà phải cẩn trọng, mặc dù cả hai có lối suy nghĩ giống nhau.
Quan hệ giữa đôi bên bắt đầu trở nên lạnh lùng kể từ tháng bảy năm 2008, khi bà Merkel chỉ trích việc ông Obama định bắt chước ông Kennedy đến cổng Brandenburg Gate ở Bá Linh để đọc diễn văn trước một đám đông trong lúc ra tranh cử. Một năm sau, khi ông Obama đă trở thành tổng thống, ông từ chối không viếng thăm nước Đức vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày Bức Tường Bá Linh sụp đổ. Người ta coi đó như một hành vi trả đũa về việc bà Merkel không muốn Obama đọc bài diễn văn như John F. Kennedy. Cho đến nay, ông Obama vẫn chưa đi thăm Bá Linh, điều nay khiến ban cố vấn của bà Merkel nghĩ rằng ông Obama không coi Âu Châu là ưu tiên trong chính sách của ông.
Chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi bà Merkel cứ đ̣i thanh minh rằng bà có quan hệ tốt đẹp với ông Obama. Bà giải thích với tôi như sau: “Tôi có một quan hệ thân hữu, và tin cậy vào nhau với Tổng thống Bush, và tôi cũng có quan hệ rất tốt, thân hữu với Tổng thống Obama.”. Bà nhấn mạnh: “Chúng tôi sinh ra có hai cuộc đời khác nhau, nhưng chúng tôi làm việc ăn ư với nhau, và sự thể là ông ấy mời tôi đến Hoa Thịnh Đốn để nhận Huy Chương Tự Do đủ để nói lên về tính chất của quan hệ giữa hai chúng tôi.”.
Đối sử tử tế, cộng tác với mọi người chính là ưu điểm của bà Merkel, ở trong nước cũng như trên b́nh diện quốc tế. Vào tháng Chạp năm 2008, khi nền kinh tế nước Đức đ́nh trệ đến mức thấp nhất, bà mời khoảng 30 nhân vật lănh đạo các công ty lớn trong nước vào pḥng hội để trao đổi ư kiến với bà. Trong đó có những Chủ tịch công ty, kinh tế gia, và lănh đạo nghiệp đoàn. Ông Peter Loscher, Tổng Giám Đốc công ty Siemens AG nhớ rơ là bà Merkel đă đến từng người đặt câu hỏi nền kinh tế Đức đang gặp những trở ngại ǵ, và làm sao để sửa chữa những khúc mắc này. Cuối cùng, theo ông Loscher, bà Merkel đă thảo ra một thỏa ước hiếm có ở Đức, với những điểm như sau: Các công ty doanh nghiệp hứa sẽ không cho nghỉ việc một số lớn công nhân, thay vào đó, họ sẽ chỉ cắt bớt số giờ làm việc của công nhân. Đổi lại, chính quyền sẽ đền bù một số thiệt hại cho công ty doanh nghiệp, và cho phép công ty giữ được những công nhân chuyên môn cho đến khi t́nh trạng kinh tế khó khăn vượt qua. Một chính khách Đức cho biết thoả ước trên xuất phát từ ư kiến của một nhân vật đối lập với bà Merkel, song bà đồng ư dùng ư kiến đó, và t́m cách thuyết phục người trong đảng của ḿnh làm theo. Ông Loscher nói: “Tâm niệm chính của bà là t́m sự hợp tác của mọi phía, chứ không phải t́m cách đối đầu chống đối nhau. Bà ta có một khả năng siêu đẳng trong việc gây sự tin tưởng nơi người khác.”.
Nhưng lúc gần đây, bà Merkel gặp một vài lời b́nh phẩm trước công chúng có hại cho uy tín của bà. Hồi tháng trước, cựu Thủ Tướng Helmut Kohl, 81 tuổi, đến nói chuyện tại American Academy, ở Bá Linh. Ông lên tiếng bênh vực khu vực đồng Euro. Ngồi trên xe lăn, với giọng nói thều thào, ông tỏ ra yếu lắm. Bài diễn văn của ông thật là khó nghe, chữ dùng của ông phải được diễn dịch lại cho rơ. Ông kết án nước Đức đă không làm hết sức ḿnh để bảo vệ liên hiệp Âu châu. Rơ ràng là ông nhắm vào việc chỉ trích bà Merkel, một đệ tử cũ của ông nay đă bỏ rơi ông. Bà đang ngồi ngay hàng ghế đầu, lắng nghe ông nói với nét mặt lạnh như băng giá. Ông nhắn nhủ: “Tương lai của nước Đức gắn liền với những nước lân cận. Chúng ta phải đi theo con đường của chúng ta, kéo theo nưóc Hy Lạp, mặc dù chúng ta có thể phải thiệt tḥi đôi chút.”.
Vào hồi đầu năm, bà Merkel bị chỉ trích v́ bỏ phiếu “trống”, tại Hội Đồng bảo An Liên Hiệp Quốc về quyết định” NO-FLY Zone” của NATO trong việc trừng phạt Libya. Hành động này theo chủ bút cuả nhật báo Die Zeit của Đức, ông Josef Joffe, bị coi là hành vi “đơn độc”, xé lẻ, không đồng t́nh với các nước trong khối NATO. Bà Merkel phải giải thích rằng nước Đức lúc nào cũng ủng hộ NATO, các nước đồng minh, và không chủ trương chính sách bất can thiệp. Bà nóí: “Chúng tôi hoàn toàn đồng ư với các nước bạn bè và đồng minh. Chúng tôi tin rằng chế độ của Gaddafi phải chấm dứt, người dân Libya phải có quyền tự do, và thực thi dân chủ giống như người dân của các nước Ai Cập, Tunisia , Syria , và các nước khác trên toàn vùng. Nhưng chỉ theo đuổi giải pháp quân sự thôi th́ không đủ để giải quyết vấn đề, cuối cùng, phài có giải pháp chính trị mới thu xếp ổn thoả t́nh h́nh được.”.
Thuở thiếu thời, bà Merkel đă có những ngày hạnh phúc sống trong vùng đồng quê của tỉnh Templin, cách Bá Linh 60 dậm về phía tây bắc, thuộc nước Đông Đức cũ. Cha của bà đă đem gia đ́nh từ Hamburg về đây lập nghiệp lúc bà vừa mới sanh ra đời, trước khi bức tường Ô Nhục Bá Linh được dựng lên. Theo lời bà: ”Thuở bé tôi sống những ngày hoa mộng tuyệt vời, gần gũi với thiên nhiên.”. Cha mẹ của bà dạy con cái tinh thần học hỏi, đầy vẻ trí thức. Merkel nhớ là trong nhà bà có rất nhiều sách để đọc, nhiều khách thuộc giới trí thức đến nhà chơi, và có những cuộc tṛ chuyện rất thú vị. Tuy nhiên, gia đ́nh bà cũng không mất cảnh giác, hiểu rằng họ đang sống trong những hạn chế, những nguy hiểm của chế độ độc tài, công an cai trị của nưóc Cộng Sản Đông Đức . Họ phải luôn luôn thận trọng trong lời ăn tiếng nói, và có thể bị công an mời lên “làm việc” bất cứ lúc nào. Cha mẹ bà thường phải dặn ḍ con cái nên kín đáo, ăn nói cẩn thận, phải coi chừng bọn Stasi, tức là bọn mật vụ, công an bí mật của nhà nước. Họ nói với tổ chức công an là cháu bé Angela hay ăn nói linh tinh lắm, chớ nên nhờ nó làm việc điềm chỉ, lấy tin cho công an. Cô bé Angela Merkel tỏ ra lơ là, không mấy quan tâm đến hoạt động chính trị, cô dùng hết năng lực trẻ của ḿnh vào việc nghiên cứu môn vật lư ở trường đại học Leipzig. Năm 1978, cô tốt nghiệp và được làm kỹ sư hoá học trong Academy of Science in Berlin- Viện Khoa Học Bá Linh- một tổ chức khoa học danh tiếng.
Mười năm sau, bức tường Bá Linh sụp đổ. Tháng Ba năm 1990, ngay sau Đông Đức được tổ chức bầu cử dân chủ lần đầu, bà Merkel bước vào văn pḥng Đông Bá Linh của đảng Democratic Awakening Pa rty, kư tên xin làm “t́nh nguyện viên”. Một chính khách ở Đông Đức, ông Hans-Christian Maak là người thựng gặp Merkel trong thời gian này, nhận xét về bà như sau: “Cô ta đến với cách mạng hơi trễ, nhưng cô ta học rất mau.”. Ông thường mời nhà vật lư trẻ tuồi đến nhà ông chơi, cô ấy thích nướng bánh cho bọn trẻ con ăn. Ít lâu sau Đảng chính trị này bị mất chỗ đứng trong bảng thăm ḍ dư luận, v́ tay lănh đạo đảng từng là một tên điểm chỉ cho tổ chức Stasi trước đây. May thay, ông Maak t́m cho cô Merkel một chân trong chính quyền chuyển tiếp, cô được giữ vai tṛ Phát Ngôn Viên. Vào cuối năm 1990, cô ra ứng cử vào quốc hội, và được Thủ tướng Đức lúc bấy giờ là ông Helmut Kohl chú ư đến cô. Sau bầu cử, Thủ tướng Kohl bổ nhiệm cô làm Bộ trưởng Phụ Nữ và Thanh Niên trong nội các đầu tiên kể từ ngày thống nhất nước Đức. Ông Maak nhận xét: “Đối với bà Merkel, chức vụ này là tia sáng đầu tiên trong một tương lai chính trị mới của bà.” .
Bà Merkel thăng tiến rất nhanh trong Đảng Christian Democratic Union. Bà nhớ lại cái thuở mới hoạt động chính trị: “Tôi đang ngồi cùng bàn với Thủ Tướng Helmut Kohl, tôi không quen một ai ở thành phố Bonn , tôi không biết cách quản trị công việc của một bộ trưởng. Tôi tự nhủ với ḷng ḿnh cần phải chịu khó học hỏi nắm vững vấn đề, không được làm điều ǵ sai trái. Tôi phải học rất nhiều thứ trong một thời gian ngắn.”. Bà học việc rất nhanh. Thủ tướng Kohl bổ nhiệm bà làm Bộ Trưởng Môi Sinh trong nội các kế tiếp của ông, và sau đó, bà được làm phó chủ tịch Đảng Christian Democratic Union.
Dạo bấy giờ, Bá tước George Weidenfeld, một nhà xuất bản sinh trưởng ở nước Áo, cũng hoạt động trong Đảng giống như bà Merkel, kể lại về bà như sau: “Hàng ngày tôi gặp một chính khách trẻ tuồi, cô ta tỏ ra vui vẻ, thân thiện. Cô là người chịu khó lắng nghe người khác mỗi khi chúng tôi có dịp sinh hoạt chung với nhau, như đi cắm trại cuối tuần. Cô ta có cái nét giống như bà Margaret Thatcher, tôi muốn nói đến cá tính mạnh của hai phụ nữ này.”. Thực ra, cô Merkel là mẫu người tiêu biểu trọn vẹn cho “phong trào trung lưu hiếu động”, gọi tắt là Ms (the movement of the militant middle).
Là một phụ nữ duy nhất, và lại từ bên Đông Đức sang, bà Merkel leo lên điạ vị lănh đạo khá cao trong Đảng, nhưng vẫn bị các “xếp lớn” coi bà nhưng là loại “nhẹ kư” tầm thường. Đến khi ông Kohl, và Tổng Bí thư Đảng là ông Wolfgang Schauble bị tai tiếng rất xấu về vụ sử dụng qũi tranh cử bí mật, bà Merkel có thái độ không thương xót, đoái hoài với “xếp cũ” của ḿnh. Bà viết bài báo đăng trên tờ Franfurer Allgemein Zeitung chỉ trích thậm tệ hai vị lănh đạo Đảng về tội thiếu chính trực, trong sáng khi dùng qũi tranh cử. Bà kêu gọi phải cải tổ, thực hiện những nguyên tắc trách nhiệm, và thận trọng. Ông Tổng bí thư Schauble bị buộc phải từ chức, và bà Merkel lên làm Tổng bí thư Đảng, mở đường cho bà làm Thủ tướng trong cuộc bầu cử năm năm sau đó. Một nhân vật có uy tín ở Berlin nhận xét như sau: “Mấy tay chính khách bên Tây Đức không thể ngờ rằng một phụ nữ bên Đông Đức lại đối sử với họ tệ bạc và thẳng tay đến như vậy. Nhưng bà này biết rơ qui luật của tṛ chơi chính trị, biết vận dụng quyền lực khi cờ đến tay.”.
Có thể nhiều người đánh giá thấp, coi thường bà ta. Nhưng rơ ràng bà Angela Merkel là một lănh tụ đă cứu Âu châu ra khỏi sự sụp đổ nhờ tánh t́nh trầm lặng, nhưng cứng rắn như sắt thép của bà, và cách sử thế khôn ngoan -common sense- bà thừa hưởng trong một gia đ́nh theo đạo Tin lành Lutheran.
Nguyễn Minh Tâm dịch theo Newsweek ngày 6/6/2011