Vạn Lư Trường Thành
Vạn Lư Trường Thành (chữ Hán giản thể: 万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; có nghĩa là "Thành dài vạn lư") là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Măn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lư Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ c̣n sót lại ít di tích.
Bức thành trải dài 6.352 km (3.948 dặm Anh), từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột
Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc gốc") và
Măn Châu, tới Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân
Cương.
Lịch sử
Một tường thành có tính chất pḥng thủ biên giới
phía bắc được xây dựng và duy tŕ bởi nhiều triều đại trong nhiều khoảng thời
gian trong lịch sử Trung Quốc. Mục đích chính của nó là bảo vệ người Trung Quốc
khỏi sự di cư của người Mông Cổ và người Thổ Nhĩ Kỳ. Có năm đoạn thành chính:
1.208 TCN (nhà Tần)
2.thế kỷ thứ 1 TCN (nhà Hán)
3.thế kỷ thứ 7 (nhà Tùy)
4.1138 - 1198 (Thời Nam Tống)
5.1368 - 1640 (từ vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch của nhà Minh)
Đoạn tường thành chính đầu tiên được xây dựng dưới thời cai trị của Tần Thuỷ
Hoàng, vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần với thời gian tồn tại ngắn ngủi. Bức
tường này không được xây dựng bởi nỗ lực của một nhóm mà là việc ghép nối nhiều
đoạn tường thành của các vùng, từng được xây dựng ở thời Chiến Quốc, vào nhau.
Bức tường được nối vào nhau ở thời gian đó làm bằng đất nện với những tháp canh
được xây ở các khoảng cách đều nhau. Nó nằm xa hơn về phía bắc so với Vạn lư
trường thành hiện tại với điểm cực đông nằm ở Bắc Triều Tiên hiện nay. Chỉ c̣n
ít phần của nó c̣n sót lại - các bức ảnh cho thấy những ụ đất thấp, dài.
Triều đ́nh bắt người dân phải làm việc để đắp thành, và các công nhân luôn bị
nguy hiểm v́ có thể bị bọn cướp tấn công. Bởi v́ có nhiều người đă chết khi xây
dựng thành, nó được đặt cho cái tên khủng khiếp, "Nghĩa địa dài nhất Trái đất".
Có lẽ khoảng một triệu công nhân đă chết khi xây dựng bức tường thành. [2]
Bức tường dài tiếp theo được nhà Hán, nhà Tùy, và giai đoạn Thập Quốc xây dựng
tiếp với cùng kiểu thiết kế. Nó được làm bằng đất nện với nhiều tháp canh nhiều
tầng được xây cách nhau vài dặm. Các bức tường thành cũng đă bị hư hại nhiều và
đă lẫn vào phong cảnh xung quanh, bị ăn ṃn bởi gió và nước mưa.
Về mặt quân sự, những bức tường này có ư nghĩa về mặt phân chia ranh giới hơn là
công sự bảo vệ có giá trị. Chắc chắn rằng chiến lược quân sự của Trung Quốc
không diễn ra quanh việc giữ vững bức tường thành.
Vạn Lư Trường Thành ngày nay được xây ở thời nhà Minh, bắt đầu khoảng năm 1368
và kết thúc khoảng năm 1640. Trong một đoạn trong kinh Koran, các nhà địa lư Ả
Rập cũng liên hệ Alexander đại đế với việc xây dựng tường thành. Bức tường này
được xây với tầm vóc to lớn bằng những vật liệu tốt (đá cứng được dùng ở các bề
mặt và ở trên đỉnh thành) hơn so với trước đó. Mục đích đầu tiên của bức tường
là để ngăn bước những giống người bán du mục phía bên ngoài (như người Mông Cổ
dưới sự chỉ huy của hăn vương Altan và Oirats dưới sự chỉ huy của Esen Taiji)
vào cướp bóc bên trong Trung Quốc khi họ sử dụng ngựa để di chuyển; hay ngăn cản
sự quay trở về của họ với những thứ cướp bóc được.
Vạn Lư Trường Thành thời nhà Minh bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan,
gần Tần Hoàng Đảo, ở tỉnh Hà Bắc gần Vịnh Bột Hải. Kéo dài qua chín tỉnh và 100
huyện, 500km cuối cùng vẫn c̣n nhưng đă thành những đống gạch vụn, và hiện nay
nó kết thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan (嘉峪关),
nằm ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và những ốc đảo
của Con đường tơ lụa. Gia Dục Quan được xây để tiếp đón những nhà du hành dọc
theo Con đường tơ lụa. Mặc dù Vạn Lư Trường Thành kết thúc ở Gia Dục Quan, tại
đó có rất nhiều "phong hoả đài" (烽火台)
trải dài về phía Gia Dục Quan dọc theo Con đường tơ lụa. Những đài quan sát đó
dùng dấu hiệu bằng khói để cảnh báo có xâm lược.
Năm 1644, người Măn Kokes vượt qua bức tường thành bằng cách thuyết phục một vị
tướng quan trọng là Ngô Tam Quế mở cửa những cánh cổng Sơn Hải Quan để cho người
Măn Châu vượt qua. Truyền thuyết kể rằng quân Măn Châu mất ba ngày mới vượt hết
qua đèo. Sau khi người Măn Châu chinh phục Trung Quốc, bức tường thành không c̣n
giá trị chiến lược nữa, đa phần bởi v́ người Măn Châu đă mở rộng quyền kiểm soát
chính trị của họ ra xa phía bắc, c̣n xa hơn cả triều Trung Quốc trước đó. Xem
thêm ở nhà Thanh (Măn Châu).
Đoạn tường cuối cùng thời nhà Minh thực sự là một công sự quân sự về một số mặt.
Tuy nhiên, các nhà sử học quân sự thường gạt bỏ giá trị thực của bức tường thành
vĩ đại này. Người ta tốn cực kỳ nhiều tiền của và công sức để xây dựng, duy tŕ
và đóng giữ. Số tiền nhà Minh chi phí vào bức tường này đáng ra có thể để chi
vào cải thiện khả năng quân sự khác như mua pháo kiểu châu Âu hay súng trường.
Sự thực là bức tường thành không hề có giá trị trong việc giúp ngăn chặn sự sụp
đổ của nhà Minh
T́nh trạng
Trong khi một số đoạn gần các trung tâm du lịch
được giữ ǵn và thậm chí xây dựng lại, tại hầu hết các vị trí bức tường đang bị
bỏ mặc không được sửa chữa, được dùng làm chỗ chơi cho những người dân làng và
là nơi khai thác đá để làm đường hay làm nhà. Các bề mặt của tường thành c̣n bị
sơn vẽ graffiti. Nhiều phần đă bị phá hủy v́ bức thành nằm chắn đường tới các
địa điểm xây dựng. Các phần không bị đụng chạm đến hay được sửa chữa là gần
những điểm phát triển du lịch và thường bị những người bán hàng rong và khách du
lịch làm giảm giá trị. Sa mạc Gobi cũng đang tiến sát tới bức tường thành ở một
số địa điểm. Một số ước tính rằng chỉ 20% bức tường thành là đang ở t́nh trạng
tốt. Năm 2005, các bức ảnh về một bữa tiệc điên dại trên Vạn lư trường thành
xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc. Chúng đă gây nên
sự phẫn nộ bởi v́ trong những bức ảnh do người nước ngoài, và người Trung Quốc
chụp, những thanh niên uống rượu bia, đi tiểu tiện, đại tiện và có những hành vi
t́nh dục trên bức thành được chiếu ở khắp nước.
Các cửa quan-cửa ải dọc Vạn Lư Trường Thành
Sơn Hải Quan:
cửa ải đầu tiên của Trường Thành, nằm ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và
Liêu Ninh, khởi điểm của Trường Thành, phía nam của dăy núi Yên Sơn, phía bắc
của Biển Bột Hải, do tướng Từ Đạt nhà Minh xây dựng. Tên Sơn Hải quan cũng là do
đứng ở nơi đây có thể ngắm được, quan sát được toàn cảnh núi non và biển cả hùng
vỹ, với non xanh nước biếc, đồi núi và biển cả soi bóng. Cửa ải này có 4 cửa,
cửa phía Đông có một bức hoành phi với ḍng chữ "Thiên hạ đệ nhất quan" dài 5,9
m, rộng 1,6 m. Chiều cao của chữ là 1,45 m, rộng 1,09 m do Tiêu Hiển, tiến sĩ,
nhà thư pháp nổi tiếng của Nhà Minh viết.
Gia Dụ Quan: c̣n gọi là Hoà B́nh Quan, là cửa quan nằm ở khởi điểm phía tây của Trường Thành, trên địa bàn thành phố Gia Dụ Quan, tỉnh Cam Túc, xây dựng vào năm thứ 5 Hồng Vũ 1372.
Nương Tử Quan: c̣n gọi là Vi Trạch Quan, thuộc địa bàn huyện B́nh Định,
tỉnh Sơn Tây. Địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp, dễ pḥng khó công nên được
mệnh danh là "Tam tấn môn hộ". Hồi đầu nhà Đường, công chúa B́nh Dương, con gái
thứ 3 của Lư Uyên từng dẫn vài vạn tướng sĩ canh giữ tại đây. Công chúa B́nh
Dương vơ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa được gọi là "nương tử quân". Bởi
vậy mọi người đổi tên cửa ải này thành Nương Tử Quan. Đến nay trên cánh cửa đông
môn thành tŕ Nương Tử Quan c̣n có 5 chữ "Trực thuộc Nương tử Quan".
Ngọc Môn Quan: ở Tiểu Phương Bàn Thành phía tây Huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam
Túc. Tên Ngọc Môn Quan là do tất cả đá ngọc sản xuất ở Hoà Điền, Tân Cương thời
cổ đều phải đi qua cửa ải này.
Biển Đầu Quan: cửa ải thuộc huyện Biển Đầu, tỉnh Sơn Tây, một vùng đất
không bằng phẳng, phía đông cao, phía tây thấp, nên mọi người mới gọi là Biển
Đầu Quan.
Nhạn Môn Quan: nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, tỉnh Sơn Tây, có khí
thế hoành tráng, hai bên là vách núi dựng đứng, chỉ những con nhạn, con én mới
bay qua được mà chỉ bay dọc theo thung lũng qua phía trước cửa ải, bởi vậy mọi
người mới gọi là Nhạn Môn Quan.
Cư Dung Quan: ở núi Tử Kinh, huyện Dị, tỉnh Hà Bắc.
Nguồn: Wikipedia (http://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Chinh)