Nhận định về bài trả lời phỏng vấn

của Ḥa thượng Thích Trí Tịnh

Chủ Tịch HĐTSTƯ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

trên báo Giác Ngộ số 197 ra ngày 06/11/2003

Gần đây, sau khi chính quyền nhà nước Cộng Sản (CS) đàn áp khốc liệt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) thông qua việc bắt giam, quản thúc chư tôn đức trong Hội Đồng lănh đạo Lưỡng Viện, th́ trên báo Giác Ngộ, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) cũng lên tiếng khá rầm rộ để hưởng ứng. Một điều rất b́nh thường khi mà quyền lợi, địa vị của ai đó có nguy cơ bị mất và quan trọng hơn, cái gọi là "Chính danh" của GHPGVN được phơi bày trước công luận trong và ngoài nước.

Hơn nữa, là một tổ chức thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (MTTQVN) được đặt dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), điều hiển nhiên là Đảng bảo phải làm như thế. Cũng rất b́nh thường – trên diễn đàn tranh luận – mọi người có quyền nói lên quan điểm cá nhân để bảo vệ chính kiến của ḿnh. Thế nên, tưởng cũng không có ǵ lạ khi báo Giác Ngộ – tờ báo Phật giáo duy nhất được chính quyền cho phép xuất bản – phải biết viết những ǵ. Điều lạ, hay có thể gọi là bất ngờ ở đây là bài trả lời phỏng vấn của Ḥa thượng Thích Trí Tịnh, Chủ tịch Hội Đồng Trị Sự Trung Ương GHPGVN trên số báo Giác Ngộ 197 ra ngày 6/11/2003, mà những ai có chút hiểu biết ít nhiều về lịch sử, quá tŕnh ra đời của GHPGVNTN hẳn sẽ ngạc nhiên khi nghe Ḥa thượng nói sai quá nhiều sự thật một cách vô t́nh hay chủ ư? Bài viết này xin được nêu lên một vài thắc mắc ngơ hầu làm sáng tỏ những lời phát biểu của Ḥa thượng.

Xin được trích dẫn ở đây lời mở đầu bài trả lời của Ḥa thượng Chủ tịch: "Trước năm 1975,Phật giáo miền Nam có hơn 10 tổ chức hệ phái hoạt động riêng lẻ. Tôi cảm thấy cũng xót xa. Chỉ có một vùng mà đă phân chia như vậy rồi, huống chi cả nước!”. GHPGVNTN ra đời trong hoàn cảnh sau một giai đoạn Pháp Nạn khốc liệt nhất trong lịch sử PGVN hiện đại. Sau thành công của cuộc đấu tranh đầy hy sinh và cam go, đầu năm 1964, Tăng Ni tín đồ Phật giáo toàn miền Nam đă ngồi lại trong một đại hội khoáng đại và nhất trí thành lập một Giáo Hội lấy tên là GHPGVNTN, tập hợp tất cả 11 hệ phái Phật giáo miền Nam lúc bấy giờ. Ḥa thượng cũng là một thành viên và hơn nữa, là một trong những vị tôn túc có chân trong Viện Hóa Đạo lúc đó và măi đến ngày giải phóng. Thế mà Ngài mở đầu bài nói của ḿnh như thế. "Tôi cảm thấy cũng xót xa". Có lẽ sự xót xa này chỉ xuất hiện trong Ngài sau ngày 30/4 th́ đúng hơn v́ nếu như Ngài nói, hẳn Ngài đă không ngồi vào chiếc ghế Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự của Viện Hóa Đạo công cử. Lời nói này đă khẳng định Ngài đă không thừa nhận GHPGVNTN ngay từ đầu. Có thể bào chữa ǵ đây trước sự mâu thuẫn đó?

Ḥa thượng nói tiếp: "Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, tôi có tiếp xúc với một số vị có trách nhiệm của Nhà nước, tŕnh bày quan điểm của tôi và mong muốn PGVN phải có một tổ chức thống nhất đại diện cho PGVN khi có Phật giáo nước bạn tới thăm, giao lưu trao đổi các mặt sinh hoạt”. Chúng ta có cảm giác rằng: Đoạn này Ngài nói để làm vừa ḷng chính quyền nhà nước CS hơn là nói lên sự thật v́ nó quá sai sự thật. Thực tế ai cũng biết rằng sau khi chính thể Việt Nam Cộng Ḥa sụp đổ th́ GHPGVNTN là cái gai mà CS miền Bắc lúc bấy giờ muốn nhổ tiếp. Bằng chứng là một tổ chức gọi là: "Ban Liên Lạc Phật Giáo Yêu Nước TP.Hồ Chí Minh" lập tức được nặn ra không ngoài mục đích là làm đối trọng với GHPGVNTN lúc bấy giờ. Ngoài sự đàn áp bắt bớ giam cầm các vị tôn túc lănh đạo Lưỡng Viện và chiếm đoạt các cơ sở của GHPGVNTN, Đảng CS c̣n có chủ trương xa hơn là tạo dựng nên một Giáo hội khác để dùng chính nó như một cánh tay của Đảng tiêu diệt GHPGVNTN. Như thế, việc thống nhất PG đă nằm sẵn trong kế hoạch và chủ trương của Đảng, đâu cần và đâu phải đợi Ngài "Xin tiếp xúc và đề đạt nguyện vọng” mà Đảng mới làm. Đành rằng đó là một sự thật nhưng không phải sự thật nào cũng nên nói ra, đặc biệt là với Ngài – người lănh đạo cao nhất của GHPGVN hiện tại. Nói ra chỉ thêm đau ḷng cho Tăng Ni tín đồ Phật tử mà thôi.

Hăy nghe Ngài nói tiếp: "Năm 1979, một cơ duyên là Phật giáo một số nước đặt vấn đề muốn sang thăm PGVN. Câu hỏi được đặt ra là với hơn 10 tổ chức hệ phái là tổ chức hệ phái nào đại diện cho PGVN tiếp Phật giáo nước bạn đến thăm?”. Trên danh nghĩa th́ vào thời điểm đó, PGVN có hai tổ chức lớn nhất là Hội Phật Giáo Thống Nhất ở miền Bắc và GHPGVNTN ở miền Nam. Các tổ chức Phật giáo một số nước đến thăm như Ngài nói, tất phải tùy vào mối quan hệ bang giao trước đó mà được hoặc một trong hai tổ chức Phật giáo nói trên tiếp kiến. Nói cách khác, một khi đă đến thăm hẳn nhiên phải được mời. Vậy tổ chức nào mời th́ tổ chức đó đón tiếp, làm việc chứ sao lại không biết ai. Nói điều này, một là Ngài chẳng biết chút ǵ sơ đẳng về quan hệ đối tác bang giao, hay là các tổ chức Phật giáo đến thăm đó do Đảng sắp đặt mời đến và Đảng cần một tổ chức Phật giáo theo ư Đảng tiếp xúc. Trường hợp thứ hai có lẽ đúng hơn. Một lần nữa, Ngài phủ nhận sự tồn tại của GHPGVNTN ngay sau ngày miền Nam giải phóng. Một sự mau mắn c̣n hơn cả Đảng CS nữa!

Chúng ta hăy nghe Ḥa thượng nói về vai tṛ của ḿnh trong nổ lực bóp chết GHPGVNTN mà trước đó không lâu, Ngài là một trong những người sáng lập và lănh đạo: “Chúng ta cũng biết giai đoạn này, Ban Vận động Thống nhất PGVN trải qua nhiều sự khó khăn, nhưng tính tôi đă không làm th́ thôi, khi đă quyết làm một việc ǵ th́ làm cho dứt khoát, không lừng khừng, làm cho lấy có. Mọi sự thành tựu năm 1981 là do chúng ta quyết tâm thực hiện nguyện vọng của TNPT cả nước". Có thể hiểu lời nói trên như một sự kể công, công lớn của Ngài trong việc xóa sổ một Giáo hội truyền thống được lập ra từ ba tập đoàn Phật giáo Bắc, Trung, Nam; được lập ra từ sự đấu tranh gian khổ bằng máu và nước mắt của tăng ni tín đồ Phật tử. Nhưng liệu sự kể công ấy có đúng không khi mà như trên đă nói, chủ trương gom hết Phật giáo vào một mối nằm trong MTTQVN là chủ trương của chính Đảng CS, Ngài chỉ là kẻ trở cờ chạy theo chứ có ǵ gọi là công. "Tính tôi đă không làm th́ thôi, khi đă quyết làm một việc ǵ th́ làm cho dứt khoát, không lừng khừng…" Ngài muốn lừng khừng cũng không được. Trong thời điểm cam go mà có thể gọi là khởi đầu cho Pháp Nạn thứ 2 này, chỉ có những con người sống đúng tinh thần chánh pháp, vô úy trước bạo quyền thế tục, cương quyết giữ vững giềng mối Đạo mới khó; chứ buông xuôi hoặc vào hùa với Đảng để phá Đạo, đem cả giềng mối, truyền thống Đạo pháp 2000 năm vào làm tay sai cho Đảng th́ có ǵ là khó. Đảng và Nhà nước CS sẽ long trọng ghi lên bảng vàng công trạng của Ngài trong việc "Làm cho dứt khoát" đó của Ngài nhưng Tăng Ni Phật tử tín đồ, những con người một ḷng theo đạo th́ không. V́ họ c̣n phải khóc cho bao người anh em cùng đạo bị giết chết, bị cầm tù; họ c̣n phải ưu tư cho con thuyền Đạo pháp sóng gió ngă nghiêng; họ c̣n phải đau thương cho nỗi đau huynh đệ tương tàn, đồng môn sát hại lẫn nhau chỉ bởi những con người v́ một chút lợi, chút danh, chút b́nh yên giả tạm của bản thân mà phải cúi đầu khuất phục trước cường quyền ma quỷ, vô thần.

Phần c̣n lại của bài viết, Ḥa thượng cũng lặp lại điệp khúc mà mọi người đă từng nghe suốt mấy năm qua, theo đúng luận điệu mà Đảng đă nói: Khẳng định GHPGVN đă có một vị trí quan trọng, một tổ chức duy nhất đại diện cho PGVN. Ḥa thượng cho rằng: " … có một vài người không hài ḷng về tổ chức GHPGVN, đây là điều tất nhiên trong bất cứ tổ chức xă hội hay Phật giáo". Vâng, xin thưa Ḥa thượng đúng như vậy. Điều cần xét ở đây là " Một vài người" mà Ḥa thượng nói đến, họ không hài ḷng tổ chức GHPGVN đó v́ nguyên nhân, động cơ ǵ? Có phải v́ một chút hư danh, một vài quyền lợi, ân huệ của Nhà nước CS ban phát? Một HT Huyền Quang, một HT Quảng Độ cam chịu giam cầm, đầy đọa suốt mấy mươi năm chỉ v́ không thể đành ḷng đem cả một truyền thống 2000 năm PGVN làm công cụ cho Đảng sai khiến. Các vị ấy không thể hài ḷng bởi một tổ chức mang danh GHPG mà không có chút quyền tự quyết nào cho Phật giáo của ḿnh. Vậy th́ sự không hài ḷng ấy có ǵ sai trái và quá đáng? Sai trái chăng là quư Ngài đă không nghe lời Đảng dạy? Quá đáng chăng là quư Ngài đang gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh một giai đọan suy tàn của PGVN?

Ḥa thượng khẳng định: " … chúng ta không có ǵ phải băn khoăn lo lắng. Đây là một Giáo hội có một thể thống nhất từ trước đến nay trong lịch sử PG.” Vâng, Ḥa thượng không có ǵ phải lo lắng cả. Một khi Đảng CS c̣n độc quyền cai trị đất nước, điều đương nhiên là Đảng phải chăm lo, bảo vệ tất cả những tổ chức do Đảng lập ra để làm công cụ cai trị mà về mặt Tôn Giáo, tổ chức GHPGVN là thành công tiêu biểu nhất của họ. Ḥa thượng cứ yên tâm tại vị trên chức vụ của ḿnh cùng với những quư ngài lănh đạo khác của Giáo hội, để mỗi năm hai lần đi họp, 5 năm đại hội một lần để báo công với Đảng. C̣n thực trạng, nội dung PGVN hiện tại ra sao dưới cơ sở hạ tầng, Tăng Ni phải gian khổ thế nào để kư được giấy tờ xin thọ giới, đi học; phải khó khăn thế nào để được ở chùa do vấn đề hộ khẩu, tạm trú, Ḥa thượng đâu có hay. Ḥa thượng chỉ biết rằng đang được Đảng chăm lo, chính quyền bảo vệ là tốt quá rồi, chẳng có ǵ phải "băn khoăn, lo lắng”.

Lịch sử sẽ rất công bằng và trung thực khi ghi lại một giai đoạn tủi nhục của PGVN. Tất nhiên sẽ là hai chữ Lịch sử đúng nghĩa chứ không phải những lời được ghi theo ư Đảng. Những ǵ viết trên đây chỉ là vài đính chính cho lời nói quá sai sự thật của Ḥa thượng như Ḥa thượng đă nói "Mọi người đều có mắt để thấy, có tai để nghe, có miệng để nói, làm sao cấm được…”. Chỉ mong rằng những ai là người Việt Nam nói chung, tín đồ Phật giáo nói riêng hăy thấy bằng chánh kiến để phân biệt đâu chân, đâu ngụy; hăy nghe âm vọng của truyền thống PG 2000 năm chứ không nghe tiếng nói của bạo quyền; hăy nói lên tiếng nói trung thực của lương tâm và lương tri chứ không phải nói điều sai sự thật, bóp méo sự thật. Đó cũng là ước vọng duy nhất của người viết những ḍng này.

Không biết nói ǵ hơn là mượn lời một câu nói thời danh: " Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục th́ tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác” để kết thúc cho bài nhận định này

Nhóm Tăng Sinh tại Sài G̣n

Trở về Mục Lục