Những kỷ niệm với anh Vơ Đ́nh Cường

 

Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
 

*

Vào những ngày cuối hè năm 1947, khi kinh thành Huế bắt đầu hồi cư, tôi từ thôn Liễu Hạ, huyện Hương Trà chuẩn bị trở lại học ở trường Trung Học Khải Định (Quốc Học), th́ nhận được văn thư của Gia Đ́nh Phật Hoá Phổ, do anh Vơ Đ́nh Cường kư, tham dự Khóa Huấn luyện Huynh Trưởng.

Khoá học trong 4 ngày, tại trường Tiểu học Thanh Long (Abattoir), trên đường về hướng Bao Vinh – Thanh Hà. Khoá học quy tụ 47 anh chị em Huynh trưởng của sáu huyện tỉnh Thừa Thiên. Tôi gặp Cao Chánh Hựu lần đầu tiên tham dự khóa này.

Một tối, tôi t́m gặp anh Cường tâm sự:

- Lư thuyết tổ chức GĐPHP th́ như thế, nhưng ở vùng nông thôn luôn bất an, Tây đi lùng liên miên, anh nghĩ làm sao thực hiện được?

Anh Cường ôn tồn bảo:

- Anh cũng biết những khó khăn đó. Chúng ta tổ chức từ hạt nhân, rồi từ đó mở rộng. Bám theo khuôn hội để tổ chức được sống. Có lẽ phát triển ở thành phố Huế trước. Sau đó, rút tỉa kinh nghiệm đi dần vùng ngoại ô...

Ổn định nơi ăn chốn ở xong, tôi tham gia hoạt động GĐPT Gia Thiện, chùa Ông, cạnh Diệu Đế. Những Huynh trưởng chính là: Văn Đ́nh Hy, Nguyễn Đắc An,  Nguyễn Khoa Dzánh, Đặng Tống Tịnh Nhơn,  Lương thị Đào, Lữ Hồ Nguyễn Minh Hiền, Đỗ Kim Bảng và tôi.

Nhà anh Cường hồi đó ở đầu cầu Thanh Long. Anh vừa kết hôn với chi Cam. Giáo lư do “chú” Minh Châu đảm nhiệm. Ở gần chùa Ông, nên anh Cường thường đến lễ Phật, nhưng chính yếu là quan sát sinh họat của chúng tôi về các bộ môn: Giáo lư, Hoạt động thanh niên, Tṛ chơi  Văn nghệ, Xă hội.. Theo Anh, những môn đó hoà quyện lẫn nhau thật nhuần nhuyễn.

Hồi đó, chỉ mới thành lập 2 Gia Đ́nh: Hướng Thiện (số 1Bis Nguyễn Hoàng) và Gia Thiện (Gia Hội). Ngay sau đó, các anh Cao Chánh Hựu (GĐ Chơn Tri) Hoàng Trọng Cang  (Hương Trang), Dương Xuân Dưỡng... mở rộng thêm các Gia Đ́nh khác. Như thế anh Cường phải luân phiên đến từng Gia Đ́nh trong mỗi chủ nhật.

Muà Giáng Sinh năm 1949, anh  Vơ Đ́nh Cường và chị Hoàng Thị Kim Cúc của BHD Thừa Thiên tổ chức thi Chánh Thiện lần đầu tiên. Khốn nổi, tối hôm 24/12, chúng tôi đến nhà thờ Kim Long của cha Nguyễn Văn Thích là giáo sư môn Hán Học; vui chơi gần sáng nên ngủ quên, cuộc thi không thấy một bóng người. Khi đến chân đồi Hàm Long, chùa Báo Quốc th́ chúng tôi gặp ngay anh Vơ Đ́nh Cường đứng chận lại. Cao Chánh Hựu, Phạm Mạnh Cương, Nguyễn Minh Hiền t́m các biện bạch cho qua “chuyện đi nhà thờ”.

Anh Cường ph́ cười:

-  Hay quá nhỉ! Tối đi Chúa, sáng đi chùa... Liệu c̣n sức mà vào thi không đây?

Cũng may, tất cả chúng tôi đều trúng cách.

Từ “Mùa Gặt Ác” đến “Xây Dựng Gia Đ́nh”

Anh Vơ Đ́nh Cường là một trong nhà văn nổi tiếng ở Huế,  kể từ khi cho in “Ánh Đạo Vàng”. Cuốn sách cũng gây nhiều tranh luận. Học giả Bửu Cầm th́ cho rằng: “Ánh Đạo Vàng” viết theo tác phẩm bằng thơ của văn hào Rabindranath Thakur Ragore...(?) . Nhưng văn phong của sách th́ đă thu hút hầu hết lớp trẻ chúng tôi hồi đó.

Anh Cường lại là chủ bút báo Tiến Hoá của nhóm Nguyễn Hữu Ba, Phạm Đăng Trí, Lê Khắc Quyến, Vũ Hân, Nguyễn Khoa Huân, Tôn Thất Dương Kỵ. Trên nguyệt san Tiến Hoá, ngay số đầu đă cho in vở kịch “Mùa Gặt Ác” của Anh.

Vở kịch nói về sinh hoạt khó khăn của Gia Đ́nh Phật Hoá Phổ vùng nông thôn, sống trong khói lửa. Vở kịch được dựng trên sân khấu của hội quán Quảng Tri, đường Hàng Bè (Huỳnh Thúc Kháng), khán giả đông nghẹt, chưa từng thấy ở Huế. Theo nhà phê b́nh Bửu Kế th́ “Thật sống động và hiện thực, khi Mùa Gặt Ác đă gây nên cơn băo chống chiến tranh xâm lược” (Pháp).

Gặp khó khăn trong khâu kiểm duyệt, anh Vơ Đ́nh Cường xoay sang viết và dựng lên kịch bản “Xây Dựng Gia Đ́nh” (c̣n gọi là “Gánh Gia Đ́nh”), tuy hướng về mục đích của tổ chức GĐPT (được đổi từ  1951), nhưng tính chất hiện thực xă hội vẫn bao trùm.

Một chiều, ở chùa Báo Quốc, sau khi tôi hoàn tất bài giảng về Văn Học Phật Giáo Việt Nam ở Phật Học Viện, anh Vơ Đ́nh Cường và thầy Minh Châu đợi sẵn ở cửa lớp, gọi tôi ra vườn hoa trước chùa mà bảo:

Tập sách Phật Pháp chỉ có thể giành cho Ngành Thiếu Niên, thật khó đem giảng cho lớp Đồng Niên được. Vậy em hăy t́m cách viết lịch sử Đức Thế Tôn bằng văn vần, may ra các em nhỏ tuổi dễ nhớ hơn.

Thế là suốt trong ba tháng hè năm đó, tôi về Vỹ Dạ, ở Mai Trang của cụ Nguyễn Khoa Toàn để viết tập Hoa Đàm. Tôi hỏi anh Cường: Sao lại dùng chữ “Hoa Đàm”? th́ anh giải thích:

Em không đọc câu “Đàm hoa lạc khứ hữu dư hương” ở chùa Từ Đàm,  nói rằng: Dù đức Thế Tôn đă nhập diệt, nhưng những lời dạy của Ngài vẫn c̣n truyền tụng đến nay hay sao?

Anh là nhà phê b́nh mực thước và khắt khe trong những tài liệu viết về GĐPT sau này. Năm 1951, khi tôi và anh Ngụy Như Bàng hướng dẫn phái đoàn Khánh Hoà và Ninh- B́nh Thuận về dự Đại hội thành GĐPT, có mang theo một tài liệu viết về “Lịch Sử Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam” do đề nghị của Thầy Thiện Minh, cuốn sách lại phải bị đem ra mổ xẻ “tơi bời” trong đêm bế mạc....

Thế đấy, những chuyện xẩy ra đă 70 năm trời với anh Vơ Đ́nh Cường bỗng hiện ra trong trí nhớ, khi tôi vừa viết những gịng này, lại vừa nhỏ lệ, rồi kêu lên “Anh Cả”.

Los Angeles ngày 10-3-2008
GS Kiêm Đạt