Cuộc Hội Nghị của Phật Tử Thế Giới

Do sáng kiến của Tổng Hội Phật Giáo Tích Lan, năm 1950 đă có một cuộc Hội Nghị Phật Giáo Quốc Tế . Trong Lịch sử Phật Giáo, đây là một cuộc họp mặt đầu tiên của Phật tử thế giới.

Tích Lan là một nước sùng đạo Phật nhất thế giới, nên chẳng có ǵ lạ , khi mà ta thấy ông Tổng Hội Phật Giáo đă có ư kiến này.

Hội Nghị Phật Giáo Quốc Tế được triệu tập tại Colombo, kinh đô Tích Lan , từ ngày 25-5-1950 đến ngày 8-6-1950 th́ bế mạc . Hội nghị này có đại biểu Phật Giáo của 26 nước trên hoàn cầu tham dự .

Hai mươi sáu nước gồm có Á châu , Âu châu và Mỹ châu. Các nước Á châu tham dự đông nhất, rồi đến Âu châu và Mỹ châu .

Á châu có :Tích Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Cao Miên, Ai Lao, Thái Lan, Miến Điện, Nhật Bản, Trung Hoa, Tây Tạng, Triều Tiên, Népan, Bhutan, Sikkim, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Mă Lai, Nam Dương ( Indonesia ) , Hongkong.

Âu châu và Mỹ châu có : Pháp , Anh, Đức , Thụy Điển, Na Uy , Mỹ, Hawai .

Tên Hội nghị bằng Anh ngữ là: ‘ The World fellowingship of Buddhists ‘ dịch sang tiếng Việt Nam ta, đúng theo từng chữ là ‘ Liên Hữu Phật Tử Thế Giới ‘ . Ta thường gọi là ‘ Phật Giáo Thế Giới ‘ hay ‘ Phật Giáo Quốc Tế ‘ là để hiểu với nhau thôi , chớ thật ra không đúng .

Theo thư mời của Ủy ban chiêu tập th́ hội nghị có mục đích :

  1. Phật Giáo các nước gặp nhau để trao đổi tin tức về phong trào Phật Giáo trên thế giới
  2. Đi đến thống nhất các lực lượng Phật Giáo trên thế giới .

3) T́m phương tiện giúp đỡ các Phật Tử trên thế giới giải quyết những vấn đề quan hệ nhân sinh.

4) Để đại biểu Phật Giáo các nước có dịp chiêm ngưỡng Xá Lợi Đức Phật Thích Ca tại hai ngôi đền chùa ở hai tỉnh Kandy và Gandesepura thuộc Tích Lan, là nơi đă nổi tiếng trên hoàn cầu .

Nhận được thư mời dự hội nghị, Chính quyền Việt Nam thời đó (năm 1950) đă mời miền Bắc hai vị, Trung hai vị , Nam : hai vị . Nhưng rốt cuộc chỉ có hội Phật Giáo Bắc Việt phái một đại biểu là Thượng toạ Tố Liên, chủ tŕ chuà Quán Sứ Hà Nội . C̣n hai hội Trung Việt và Nam Việt có hứa , mà vào giờ chót lại chẳng có ai đi .

Phái đoàn Phật Giáo Việt Nam tham dự hội nghị Phật Giáo Thế Giới gồm có hai người : Đại biểu và Thượng Toạ Tố Liên , phó hội trưởng Hội Phật Giáo Bắc Việt, kiêm hội trưởng tăng ni Bắc Việt . Người thứ hai là ông Phạm Chữ, một công chức bộ ngoại giao, tháp tùng làm thông dịch viên Anh ngữ cho Thượng Toạ .

Lúc bấy giờ , v́ thấy phái đoàn chỉ có một ḿnh Thượng Toạ Tố Liên là bậc xuất gia, nên chính quyền có cử thêm một vị sư nữa là Đại Đức Thạch Bích tháp tùng.

Sư Thạch Bích là người Nam Việt, nhưng từ nhỏ tu theo phái Nguyên Thỉ Cao Miên . Ông ăn mặc theo lối chư sư Chùa Tháp.

Thượng Toạ Tố Liên phản đối việc này, cho rằng uy tín Phật Giáo của Việt Nam sẽ bị tổn thương ở hội nghị : Đại biểu các nước khác sẽ cho rằng nước ta thiếu người xứng đáng , nên mới cử một nhà sư Khờ Me làm đại diện . Sau cùng sư Thạch Bích phải ở lại

Những hoạt động của Thượng Tọa Thích Tố Liên

Vào những ngày đầu khi đến Calcutta, Thượng Toạ có tổ chức một cuộc nói chuyện về Phật giáo Việt Nam đă được rất đông khán thính giả hoan nghinh và tán thưởng. Kế đó Thượng Toạ đi thăm các cơ quan Phật giáo quan trọng ở Án Độ. Thượng Toạ có kính biếu hai rương sách, trong đó có những tác phẩm quí nhất của Phật Giáo Việt Nam , một cho hội nghiên cứu Phật học Ấn Độ, một cho chính phủ Ấn , để mở đường thân thích cho hai dân tộc Việt-Ấn . Thượng Toạ t́m mua các kinh sách nhà Phật để làm tài liệu cho Phật Giáo nước nhà

Qua Tích Lan Thượng Toạ đă đi khảo sát các di tích quan trọng của Phật Giáo xứ này , ghi chép lại để cống hiến cho Phật giáo nước nhạ

Chính phủ và nhân dân Tích Lan tiếp đón các phái đoàn Phật Giáo ngoại quốc rất chu đáo . Từ thủ tướng Tích Lan cho đến người b́nh dân nghèo , ai ai cũng tỏ ra tấm ḷng nồng hậu với các đại biểu.

Nh́n chung th́ chỉ có phái đoàn Việt Nam là ít người nhất (hai người) . C̣n các nước mà Phật Giáo được tôn làm quốc giáo như : Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan , Bhutan, Tây Tạng họ rất chú ư đến Hội nghị nên đă cử nhiều nhân tài đến dự . Phái đoàn Thái Lan ngoài những nhân vật chính thức, Hoàng gia c̣n cử thêm một công chúa, thay mặt cho Hoàng Gia tham dự .

Trước ngày khai mạc, hội nghị đă có một buổi lễ tuyên thệ ở chùa Phật Xỉ , tức là chùa thờ Răng của Phật Thích Ca. Chùa Phật Xỉ ( chùa thờ răng Phật ) cách Colombo, thủ đô Tích Lan 150 cây số .

Đại ư bài tuyên thệ viết tắc như sau :

Chúng tôi đại biểu Phật Giáo các nước, hôm nay ngày 25/5/1950 họp mặt trước tam bảo tôn nghiêm, cùng nhau phát huệ rằng :

‘ Chúng tôi : cả xuất gia, lẫn tại gia, đều hết sức tuân theo và thi hành pháp giáo và giới luận của Đức Phật Thích Ca.

‘ Chúng tôi cố gắng làm những tấm gương trong sạch, sáng giá suốt giữa nền tính ngưỡng Phật Giáo.

‘ Chúng tôi nguyện sẽ thống nhất Phật Giáo và đoàn kết Phật tử , theo nghĩa ‘ Lục Ḥa ‘

‘ Chúng tôi phải làm cho ánh sáng ‘ Từ Bi Hỷ Xă ‘ của Đức Phật được mọi người trên thế giới đều biết, đă biết càng thêm biết rơ thêm, chưa biết sẽ được biết . ‘

Tất cả 26 vị Trưởng phái đoàn đọc bảng quyết định tuyên thệ chung này, xong rồi lần lược từng người một , đọc lời phát nguyện riêng. Bài phát nguyện riêng , các vị tự soạn lấy.

Sau đây là đại ư bài phát nguyện của Thượng Toạ Thích Tố Liên, Trưởng phái đoàn Phật giáo Việt Nam :

‘ Đệ tử Tỳ khiêu Thanh Lai , biệt hiệu Tố Liên, nhân danh Trưởng phái đoàn Việt Nam, nguyện tuyên thệ với Đức Từ Bi, với Phật tử thế giới rằng : sẽ áp dụng những lời đă cùng 25 đại biểu các nước tuyên thệ cho được thực hiện . Nguyện cố gắng làm cho Phật giáo Viêt Nam, mỗi ngày một tăng huy, phát triển sáng sủa hơn , ngơ hầu để làm công tŕnh gom góp lực lượng với Hội Phật Giáo Quốc Tế .’

Vào ngày khai mặc, Thủ tướng Tích Lan chủ toạ , thân hành đọc diễn văn đón chào các đại biểu Phật Giáo Quốc Tế .

Chính phủ Thái Lan đă hết sức tránh sự can thiệp vào công việc của hội nghị . Xong phần thủ tục nghi lễ, suốt thời gian hội nghị , không bao giờ thấy có một đại biểu Chính phủ ở trong cuộc bàn căi . Xem như thế đủ biết từ chính phủ cho đến dân Tích Lan đều có cảm t́nh sâu xa tốt đẹp với các nước có phái đoàn đến dự .

Không những thế, các đại biểu cứ thi nhau tường tŕnh về t́nh h́nh Phật giáo của xứ sở ḿnh . Ky` thật, th́ không có ai được cử ra để phán đoán các bài tường tŕnh đó .

Thượng Toạ Thích Tố Liên thấy hội nghị thiếu tổ chức, đă hai lần đưa lời yêu cầu Ban tổ chức sửa lại chương tŕnh nghị sự, nhưng không công hiệu .

Ban tổ chức cũng có vài lần mời phái đoàn Việt Nam tường tŕnh. Thượng Toạ trả lời : ‘ Chủ tịch hội nghị không do chúng tôi công cử ra, th́ chúng tôi tường tŕnh với ai ? Vả lại có 100 đại biểu đến dự , mà mỗi đại biểu tường tŕnh hết một giờ, th́ c̣n th́ giờ đâu mà bàn căi vào mục đích chúng ḿnh. Huống hồ chi c̣n một vấn đề quan trọng nữa là nghiên cứu những phương tiện thực tế để giúp các Phật tử thế giới và đê giải quyết vấn đề quan hệ nhân sinh , nó là điều kiện then chốt của hội nghị .

Các báo chí Thai Lan đem câu nói của Thượng Tọa công bố, thành ra dư luận tán đồng, hưởng ứng sôi nổi. Lại được thêm các đại biểu hội Đại Bồ Đề Ấn độ, Anh , Mỹ , Pháp Tích Lan cũng đều ủng hộ và làm theo lời đề nghị của Thượng Toạ .

Đại ư lời đề nghị của Thượng Toạ là :

Khi khai mạc hội nghị lần đầu tiên , Ban tổ chức chỉ nên giữ thường vụ để ứng tiếp với các phái đoàn. C̣n chủ tịch và thư kư phải để toàn thể Đại hội đồng ư đề củ ra, để điều khiểu và cùng định chương tŕnh nghị sự .

Ban tổ chức và cả hội nghị đều đổi thái độ và đă bầu luôn ra năm Tiểu Ban Nghiên cứu :

1) Tiểu ban dự thảo Hiến Chương và Điều Lệ

2) Tiểu ban Thống nhất và Đoàn kết

3) Tiểu ban Báo chí tuyên truyền

4) Tiểu ban Xă hội

5) Tiểu ban Truyền giáo .

Tiểu ban dự thảo Hiến chương và Điều lệ, một tiểu ban quan trọng. Hội nghị đă bầu trưởng phái đoàn Phật giáo Miến Điện làm chủ tịch với sự cộng tác của phái đoàn Phật giáo Việt Nam .

Phái đoàn Phật giáo Việt Nam có thể tự hào rằng : Đă đứng đầu phản đối Ban tổ chức lẫn Hội nghị đi sai nguyên tắc , trái lại vẫn được hội nghị mời vào dự Ban thảo Hiến chương và điều lệ, tức là dự một phần quan trọng của Hội nghị .

Theo Hiến Chương mỗi nước Phật giáo được cử một đại biểu vào Đại Hội Đồng Phật Giáo Quốc Tế . Cũng v́ vậy mà Tiểu bang thống nhất đề nghị : Việt , Miên , Lào chỉ được cử một đại biểu để đại diện cho Phật giáo Liên bang Đông Dương. Đề nghị đó được hội đồng chuẩn y. Hai phái đoàn Miên Lào yên lặng.

Thượng Toạ Tố Liên đă ủy ông Phạm chữ lên tiếng rằng :

Việt Nam là một nước độc lập, không phải là một nước Liên bang Đông Dương, vậy phái đoàn Phật giáo Việt Nam theo hiến chương có quyền cử một đại biểu cho Phật giáo nước ḿnh. Lời yêu cầu của Việt Nam đă được một số trưởng phái đoàn hưởng ứng, nhưng vẫn có thiểu số không đ̣ng ư . Hội nghị bàn đi, tán lại rất sôi nổi mà vẫn chưa giải quyết xong.

Ông Phạm Chữ, theo ư Thượng Toạ , đă trả lời quyết liệt rằng: nước Việt Nam đă độc lập, vậy th́ Phật giáo Việt Nam phải được cử riêng một đại biểu. Nếu không được như lời yêu cầu , phái đoàn chúng tôi xin rút lui khỏi hội nghị, v́ rằng toàn thể dân Việt Nam theo Phật giáo, không bao giờ chịu liệt đất nước ḿnh vào Liên Bang Đông Dương.

Măy câu nói cương quyết đó đă chuyển được đại hội . Toàn thể đều tán thành để đại biểu Việt Nam được cử riêng một đại biểu như các nước khác. Thượng Toạ Tố Liên , nhân dang trưởng phái đoàn ra đảm nhiệm vụ này .

Hội nghị Phật giáo đă thu lượm được những kết quả tốt đẹp là đều đồng ư một Hiến Chương soạn thảo có ghi rơ tôn chỉ và mục đích của Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới ( The World Fellowship of Buddhists )

1) Khuyến khích hội viên tuân hành triệt để giáo pháp của Đức Phật

2) Thống nhất , đoàn kết và lương hữu hoá các Phật tử

3) Truyền bá khắp nơi giáo lư và t́nh thương của Đức Phật

4) Tiếp tục tổ chức những hoạt động hiện có về xă hội , văn hoá và giáo dục

5) Nỗ lực đem lại cho nhân loại một cảnh thái b́nh, một niềm hoà khí , một hạnh phúc chân chính , cho tất cả chúng sinh và chặc chẽ cộng tác với những tổ chức cùng đeo đuổi mục đích.

Hội nghị đă quyết định cứ hai năm lại có một Đại Hội Phật Giáo Thế Giới một lần, và địa điểm mỗi ky`họp, mỗi thay đổi.

Hội nghị kỳ đầu như chúng ta đă biết, là tại Colombo (Tích Lan). Kế đó đến Tokyo (Nhật Bản), rồi Rangoon (Miến Điện), Katmandhu (Népal), Bankok (Thai Lan) , Nam Vang (Cao Miên).

Thượng Toạ Tố Liên đă cần đầu phái đoàn Việt Nam hai kỳliền , rồi đến Hội Chủ Thích Tịnh Khiết, tiếp theo Cư sĩ Trí Mai Thọ Truyền, hội trưởng hội Phật học Việt Nam ( Chùa Xá Lợi ).

Nhờ có phái đoàn đi dự hội nghị này, mà năm sau 1951, mới có Đại Hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc họp cả năm sáu ngày tại chùa Từ Đàm (Huế)

Lá cờ Phật giáo năm màu, tượng trưng cho hào quang của Đức Phật đă ra đời trong Hội nghị này. Trước kia vào những ngày lễ chùa chiền Việt Nam chỉ treo phướn.

Phái đoàn Phật giáo đi dự Phật Giáo Thế Giới đầu tiên đă thu lượm được kết quả tốt đẹp , là nhờ Thượng Toạ Tố Liên có kinh nghiệm giữ được lập trường chắc chắn, cũng như thái độ cương quyết.

Ông Phạm Chữ , là thông ngôn của phái đoàn , mặc dầu c̣n ít tuổi nhưng ông đă tỏ ra tất thông thạo Anh ngữ, lại linh hoạt về ngoại giao, nên đă gây được nhiều cảm t́nh với nhiều người ngoại quốc. Nhất là ông lại tâm đầu ư hợp với Thượng Toạ trong nhiều công việc ./.

Viết tại thư viện Chùa Vĩnh Nghiêm Sai Gon

tháng Mạnh Đông , năm Ất hợi (1995) PL 2539

Nguyễn Hữu Hy

( * ) Trở về Mục Lục