Phật giáo Trung quốc
Phúc Trung
I.- Dẫn nhập : Một ngàn nă
m Trung Quốc đô hộ Việt Nam, chúng ta chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc. Phật Giáo truyền vào Việt Nam từ Ấn Độ và Trung Quốc, về sau nầy chỉ c̣n có Trung Quốc mà thôi, vả lại Phật Giáo Trung Quốc là Đại Thừa Phật Giáo, do đó chúng ta cần phải biết về Phật Giáo Trung Quốc.II.- Thời kỳ du nhập : Có nhiều thuyết nói về thời kỳ khởi thuỷ, Phật Giáo du nhập vào Trung Quốc, nhưng có thuyết nói rằng Niên hiệu Vĩnh B́nh nă
m thứ 10 ( năm 67 TL ), vua Minh Đế nhà Hậu Hán, nằm mộng thấy người vàng, có hào quang rực rỡ từ phương Tây tới, làm sáng tỏ cả cung điện, vua đoán biết có Phật Giáo ở phương Tây, liền sai Thái Hâm, Vương Tuân, Tần Cảnh và tuỳ tùng cả thảy 18 người sang Tây vực thỉnh tượng và kinh sách, nửa đường gặp hai nhà sư Ấn là Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan đang tải kinh, tượng bằng ngựa trắng đi về phía Đông, liền mời hai vị ấy tới Trung Hoa,Vua Minh Đế rất mừng, cho cất nhà quán để thờ Phật, ở và dịch kinh, nơi đó đặt tên là Bạch Mă Tự. Hai vị nầy đă dịch Tứ Thập Nhị Chương, hiện nay vẫn c̣n lưu truyền, đây là quyển kinh dịch chữ Phạn sang chữ Trung Hoa đầu tiên.Sở Vương Anh là em của vua Minh Đế sùng tín đ
ạo Phật, do đó nhiều người tin theo. Rồi những vị sư Ấn Độ khác tiếp tục đến Trung Hoa như An Thế Cao ( Arsakes ) năm 147 đến Lạc Dương, ngài đă dịch kinh Tiểu thừa như Tứ Đế Kinh, Chuyển Pháp Luân Kinh, Bát Chính Đạo Kinh rồi sau đó ngài Chi Lâu Ca Sắm ( Lokaraksa ) đến Trung Hoa trong khoảng 178-189, trong 12 năm ngài đă dịch nhiều kinh điển Đại thừa như Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Bang Chu Tam Muội, Kinh Vô Lượng Thanh Tịnh B́nh Đẳng Giác, hai ngài đă dịch một số kinh, là nền tảng vững chắc cho Phật Giáo từ đây.III.- Những thời kỳ hưng thịnh
1) Thời kỳ thứ nhất
( Thế kỷ 3 đế Thế kỷ 4 ): Trong thời kỳ nầy có những vị sư Ấn độ, Tây vực, Việt nam sang truyền đạo trong đó có ngài Đàm Ma La Sát ( Dharmaraksha ) tức là Trúc Pháp Hộ là người dịch kinh nổi tiếng hơn cả, ngài đi tu lúc 8 tuổi, tinh thông Lục kinh, Bách gia chu tử, sau lại sang Tây vực nghiên cứu kinh điển, là người bác học đa văn cho nên đệ tử theo ngài có hàng ngàn, mến đức độ ngài nên tôn xưng ngài là Đôn Hoàng Bồ Tát ( ngài sanh ở Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc ).Sau đó ngài Cưu Ma La Thập, tiếp nối sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, đă đưa Đạo Phật ở Trung Hoa đến địa vị vô
cùng rực rở.Phong trào Nhập Trúc Cầu Pháp tức là đi sang Thiên Trúc (Ấn Độ đ
ể học hoỉ giáo lư), mở đầu là ngài Chu Sĩ Hành đời Tam Quốc tới Tây Vực, sau nầy có ngài Pháp Hiển là nổi tiếng nhất trong thời kỳ nầy, ngài đi từ Tràng An năm 339, sang Ấn Độ đi nhiều nơi và về đến Thanh Châu ( Sơn Đông ) năm 414, ngài có sáng tác Phật Quốc Kư, sách có giá trị để nhiên cứu trạng thái Phật Giáo Ấn Độ thời bấy giờ.2) Thời kỳ thứ hai ( Thế Kỷ V đến thế kỷ VI )
: Trong thớ kỳ nầy, có nhiều cao tăng gây thêm uy tín cho Đạo Phật như Ngài Huệ Lâm được tham dự triều chính. Thời kỳ nầy có Lương Vơ Đế là ông vua tin Phật Giáo đứng bậc nhất trong Lịch Đại Hoàng Đế ở Trung Hoa. Ngài Bồ Đề Đạt Ma vị Tổ thứ 28 từ Ấn Độ sang Trung Hoa năm 520, lập thành Thiền Tôn Trung Hoa, sau ngài truyền Y Bát và Kinh Lăng Già cho Huệ Khả, Huệ Khả truyền cho Tăng Xán, Tăng Xán truyền cho Đạo Tín, Đạo Tín truyền cho Hoằng Nhẫn, đệ tử của Hoằng Nhẫn có Thần Tú ở phương Bắc, Thiền phương Bắc của Thần Tú gọi là Bắc Tiệm và Hoằng Nhẫn truyền Y Bát cho Huệ Năng ở phương Nam gọi là Thiền Nam Đốn, đến Huệ Năng bỏ lệ truyền Y Bát, sau nầy Thiền Tôn của Huệ Năng chia thành 5 tôn là: Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhăn. Lâm Tế Tôn sau chia thành 2 phái là : Hoàng Long và Dương kỳ. Lịch sử Phật Giáo Trung Hoa gọi là " Ngủ Gia, Thất Tôn ".Thiền Tôn nhiều đời truyền sang Việt Nam nổi tiếng như Tỳ Ni Đ
a Lưu Chi sang Việt Nam ở chùa Pháp Vân, năm 580 lập phái Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi; Vô Ngôn Thông đến Việt Nam năm 820, lập thành phái Vô Ngôn Thông, đệ tử của ngài Tuyết Đậu lập nên phái Thảo Đường. Ngài Nguyên Thiều phái Lâm Tế sang Việt Nam vào thế kỷ 17.3) Thời kỳ thứ ba ( Thế kỷ VII đến thế kỷ IX ) :
Đến đời Đường Thái Tôn, sau thời gian giặc giả, Phật Giáo hưng thịnh, có Trần Huyền Trang ( 600-664 ) đi sang Ấn Độ học hỏi giáo lư từ năm 629, đến năm 645 mới trở về, ngài có đến Na Lan Đà ( Nalanda ) thụ giáo với ngài Giới Hiền Luật sư, thỉnh được nhiều Xá Lợi Phật và kinh đem về Tràng An, được vua Đường Thái Tôn rất quư trọng, vua cho xây Đại Từ Ân để ngài tổ chức việc dịch kinh, ngài dịch được 76 bộ gồm 1349 quyển. Ngài Huyền Trang có sáng tác Đại Đường Tây Vực Kư gồm 12 quyển, ghi chép trạng thái tôn giáo, địa lư, lịch sử, phong tục Ấn Độ thời bấy giờ, dân gian dựa theo đó sáng tác thành truyện và Ngô Thừa Ân ghi chép lại thành truyện Tây Du Kư. Sau nầy c̣n có Nghĩa Tịnh ( 635-713), cũng đi sang Ấn Độ bằng đường biển năm 671, ngài cầu học trong 20 năm, thỉnh về nhiều kinh, dịch ra 68 bộ gồm 290 quyển. Ngài có sáng tác Đại Đường Cầu Pháp Cao Tăng và Nam Hải Kư Quy Truyện ghi chép trạng thái Phật Giáo Ấn Độ đương thời.4) Thời Kỳ thứ tư ( 960-1661 ) : Tống Thái Tổ sau khi tức vị liền lo việc phục hưng Phật Giáo, v́ đă bị phế Phật của Thế Tôn nhà Hậu Chu, vua đ
ộ cho 800 đồng tử xuất gia, mời danh tăng vào cung giảng đạo, ban áo màu tía, sai 157 người đến Tây Vực cầu pháp, hạ sắc lệnh khắc Đại Tạng Kinh, vua Thái Tôn cũng tận lực phục hưng Phật Giáo, đến đời nhà Minh ( 1368-1661 ) vua Thái Tổ nhà Minh là Chu Nguyên Chương vốn là một vị Sa Di, nên sau khi lên ngôi, ngài lo chấn hưng Phật Giáo, các vua nhà Minh ngoại hộ, sự thống lĩnh giáo đoàn chỉnh đốn trang nghiêm, nên Phật Giáo được hưng thịnh một thời.IV.- Những thời kỳ suy vong
Phật Giáo Trung Hoa có những thời kỳ bị pháp nạn suy vong, tất cả
có 4 lần, thường được tóm tắc là " Tam Vơ, Nhất Tôn chi ách " hay " Tam Vơ Nhất Tôn pháp nạn ".1) Thời kỳ thứ nhất , Vơ Đế Bắc Nguỵ phá Phật ( 446 ) : Vua Thái Vơ Đế lúc đầu cũng tin theo Phật, nhưng về sau tin theo quan Tư Đồ là Thôi Hạo, người có hoài bảo lấy Nho giáo làm trung tâm văn hóa và Đạo sĩ Khẩu Khiêm Chi là người tận lực hoằng dương Đạo Giáo, nên cả hai có ư tiêu diệt Phật Giáo, khi Thiểm Tây có Cài Ngộ nổi loạn, vua thân chinh đi dẹp, tới chùa Tràng An khám thấy trong chùa có vũ khí, lại nghe lời gièm pha của Thôi Hạo và Khẩu Khiêm Chi nên vua ra lệnh phá bỏ Phật Giáo (năm 446). Lệnh nầy ban ra nhiều chùa chiền bị phá hay tịch thu dùng vào việc khác. Tăng Ni phải trốn vào rừng sâu núi thẳm hay ḥan tục, sau khi Vơ Đế mất, con là Văn Thành Đế lên ngôi liền cho phục hưng lại Phật Giáo .
2) Thời kỳ thứ hai, Vơ Đế Bắc Chu phá Phật ( 577 ) : Vơ Đế Chu có hoài bảo thống nhất lễ giáo, thôn tính Bắc Tề, thống nhất thiên hạ và năm 567 có Vệ Nguyên Trung dâng vua đề án, phá bỏ các chùa, chỉ lập một chùa lớn là B́nh Đẳng Diên Tự, ngôi chùa nầy là nơi quy tụ vạn dân, Hoàng Đế tức là Như Lai, có những cuộc tranh luận tại triêu đ́nh giữa Đạo Giáo và Phật Giáo, Đại Giáo thua cuộc, vua hạ lệnh phế bỏ cả Đạo Giáo và Phật Giáo ( 574 ), sau khi chiếm được Bắc Tề, vua hạ lệnh phá bỏ Phật Giáo ở Bắc Tề ( 577 ). Sau khi Vơ Đế mất, con là Tuyên Đế lên ngôi năm 579, chấp thuận lời cầu xin của sư Đạo Lâm, liền cho phục hưng lại Phật Giáo và Đạo Giáo.
3) Thời kỳ thứ ba, Vơ Tôn Phế Phật hay Hội Xương Pháp nạn ( 842 ) : Hoàng thất nhà Đường có họ với Lư Nhĩ ( Lăo Tử ), nhà Đường tin tưởng Lư Nhĩ là tổ tiên, đ
ến đời Vơ Tôn nghe lời Đạo Sĩ Triệu Quang Chân nên thẳng tay phá huỷ Phật Giáo. Năm 842 vua hạ lệnh Tăng Ni phạm giới luật hoàn tục, đến năm 844 vua hạ lệnh phá huỷ hết các chùa nhỏ, Tăng Ni ở các chùa bị phá bỏ phải hoàn tục. Năm 845, lại hạ lệnh ở thành Lạc Dương và Tràng An, mỗi nơi chỉ để lại 4 ngôi chùa và 30 vị Tăng, ở châu huyện nhỏ, mỗi nơi một ngôi chùa và 20 Tăng Ni, chùa c̣n lại bị phá huỷ hay làm nơi công cộng của quốc dân, Tăng Ni c̣n lại phải hoàn tục. Kết quả 44600 ngôi chùa bị phá, 260500 Tăng Ni phải hoàn tục. Vơ Tôn mất năm 846, con là Tuyên Tôn lên ngôi, liền cho phục hưng Phật Giáo.4) Thời kỳ thứ tư, Thế Tôn Anh Mại đời Hậu Chu phương Bắc ( 955
) : Vua bẩm tính vỏ đoán lại không tôn sùng đạo Phật, nên năm 955, nhà vua hạ lệnh phá huỷ 3356 ngôi chùa không tên tuổi, tượng Phật và đồ bằng đồng đem đúc thành tiền. Sau Pháp nạn nầy, c̣n lại 2964 ngôi chùa và 91200 Tăng Ni.Trong khi đó th́
phương Nam vẫn được truyền bá như nước Ngô Việt ở Hàng Châu, đặc biệt có Trung Ư Vương Tiền Hoàng Thúc theo gương va A Duc, dựng 8400 ngọn tháp ở rải rác các nơi trong địa phận cai trị, v́ trong nước chiến tranh , kinh điển không c̣n đủ, nên sai sứ sang Cao Ly thỉnh kinh. Hàng Châu trở nên căn cứ địa cho sự phục hưng của cận thế Phật Giáo.V. Các Tông Phái Phật Giáo
Đất nước Trung Hoa rộng lớn, nhiều thời, đất nước Trung Hoa bị nội chiến v́ tranh dành quyền bính cai trị, chia cắt nhiều nơi, nền văn minh của Trung Hoa phát triển sớm và có khuynh hướng siêu h́nh cho nên Khổng Giáo, Đạo Giáo và Phật Giáo dễ phát triển, chẳng những vậy mà Khổng Giáo cũng như Phật Giáo đều có những triển khai thành những tông phái mới, do vậy mà Phật Giáo Trung Hoa có những tông phái sau:
1) Tỳ Đàm Tôn: Tôn nầy y vào Luận Tạng trong Tam Tạng của Tiểu thừa, để nghiên cứu nên gọi là Tỳ Đàm Tôn, chủ trương Tam thế thực hữu và Pháp thể hằng hữu của Tiểu thừa Hữu bộ.
2) Niết Bàn Tôn: Tôn nầy y cứ vào Kinh Niết Bàn, nên gọi là Niết Bàn Tôn, chủ
trương hết thảy chúng sanh đều có Phật tính, nên tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật.3) Thành thật tôn : Tôn nầy y cứ vào Luận Thành Thực nên gọi là Thành Thực Tôn, thuyết minh về tư tưởng Nhân - Pháp câu không.
4) Tam Luận Tôn: Tôn nầy y vào 3 bộ luận là Trung Luận, Bách Luận và Thập Nhị Môn Luận làm căn cứ nên gọi là Tam Luận Tôn, chủ trương phá tà hiển chính. Thí dụ như phá 8 cái mê vọng như sinh, diệt, khứ, lai, nhất, dị, đoạn, thường; hiển chính là làm rơ 8 cái lư chân chính như không sinh, không
diệt, không đi, không lại, không một, không khác, không đoạn, không thường của Trung đạo.5) Tịnh Độ Tôn:
Tôn nầy hoằng truyền pháp môn Văng sinh Tịnh độ nên gọi là Tịnh Độ Tôn. Tôn nầy căn cứ vào 3 kinh và một bộ luận: Kinh Vô Lượng Thọ nói về tiền thân của Phật A Di Đà, khi c̣n là Pháp Tạng Tỳ Kheo đă phát 48 lời nguyện. Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói về phép quán tưởng niệm Phật. Kinh A Di Đà nói về Cảnh giới cực lạc và luận Văng Sinh Tịnh Độ là bộ luận thâu tóm ư nghiă ba bộ kinh trên.6) Nhiếp Luận Tôn: T
ôn nầy căn cứ vào Nhiếp Đại Thừa Luận nên gọi là Nhiếp Luận Tôn, tôn nầy lấy Duy Thức pháp môn làm mục tiêu, cũng giống như Pháp Tướng Tôn.7) Địa Luận Tôn: Tôn nầy y cứ vào Thập Địa Kinh Luận, gọi tắc là Thập Địa Luận hay Điạ Luận Tôn, nương theo giáo nghĩa của Thập Địa Bồ Tát để tu hành, mong đạt tới thập quả.
8) Thiền Tôn: Tôn nầy tu tập Thiền Định nên gọi là Thiền Tôn hay Phật Tâm Tôn, chủ trương trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật, nghiă là không câu nệ vào vă
n tự, kinh điển mà chỉ nương công phu tu định để ngộ được Phật tính của chính ḿnh.9) Mật Tôn: Tôn nầy y vào giáo lư bí mật của kinh Đại Nhật và Kim Cương Đính nên gọi là Mật Tôn hay Chơn Ngôn Tôn, chủ trương lục đại dung thông là lư tánh hay chơn như, phương pháp tu hành trọng yếu là Tam mật tương ứng gồm : Thân mật, Ngữ mật và Ư mật. Tay bắt ấn gọi là Thân mật, miệng niệm chân ngôn là Ngữ mật, tâm chuyên vào thiền định là Ngữ mật. Vậy chúng sanh muốn tu thành Phật phải tu theo Tam mật.
10) Duy Thức Tôn: Duy Thức Tôn hay Pháp Tướng Tôn không nói về tâm tánh Chơn như, mà chỉ nói về tướng của thức tức là tướng của các pháp, chủ trương vạn hữu hay các pháp đề do thức biến hiện, ngoài thức không có gí khác nữa.
11) Thiên Thai Tôn: Tôn nầy do Ngài Trí Khải ở núi Thiên Thai, nên có tên là Thiên Thai Tôn, y cứ vào kinh Pháp Hoa nên cũng có tên là Pháp Hoa Tôn, giáo nghĩa cương yếu của tôn nầy là Nhất Tâm Tam Quán nghiă là trong tâm con người có đủ: Không Quán, Trung Quán và Giả Quán. Tôn nầy chia giáo lư của Phật thành 5 thời gọi là Ngủ thời Bát giáo: Thời Hoa Nghiêm, thời A Hàm, thời Phương Đẳng, thời Bát Nhă, thời Pháp Hoa và Niết Bàn
12) Luật Tôn: Tôn nầy y cứ vào luật Tứ Phận, nên gọi là Tứ Phận Luật Tôn hay gọi tắc là Luật Tôn, yếu nghiă của Luật Tôn là bàn về Giới, trong giới chia ra Chỉ tŕ giới và Tác tŕ giới. Chỉ tŕ giới là không làm điều ác " Chư ác mạc tác " và Tác tŕ giới là làm các việc lành " Chúng thiện phụng hành".
13) Câu Xá Tôn:
Tôn nầy căn cứ vào Câu Xá Luận làm Thánh điển căn bản nên gọi là Câu Xá Tôn, đem vạn pháp trong vũ trụ chia thành Hữu vi pháp và Vô vi pháp. Trong Hữu vi và Vô vi chia thành 5 vị, trong 5 vị có 75 pháp như sau:Hữu vi: - Sắc pháp ---------------------11
- Tâm pháp -------------------- 1
Vạn Pháp: - Tâm sở pháp --------------- 46 75 pháp
- Bất tương ưng hành pháp--14
Vô vi: ----------------------------------- 3
14) Hoa Nghiêm Tôn: Tôn nầy y cứ vào Kinh Hoa nghiêm nên gọi là Hoa Nghiêm Tôn, chủ trương Nhất tâm chân như, Pháp giới duyên khởi. Nhất tâm chân như là vạn vật do tâm mà sinh ra pháp giới khác nhau, c̣n pháp giới có: Sự pháp giới, Lư pháp giới, Sự Lư vô ngại pháp giới, Sự Sự vô ngại pháp giới, nói chung sự lư viên dung vô ngại.
V.- Phật giáo Trung quốc cận đại
Sau đ
ời nhà Minh, Phật Giáo Trung Hoa không được như trước, cho đến khi Trung Hoa canh tân sau nầy, năm 1912, có ngài Kính An chùa Thiên Đồng thống họp Tăng tục hai tỉnh Giang Tô và Triết Giang thành lập Trung Quốc Phật Giáo Tổng Hội ngay tại Thượng Hải, để mở đường cho Tân Phật Giáo, năm 1913, có ngài Đạo Giai và Hải Thanh thành lập Trung Ương Phật Giáo Công Hội ở Bắc Kinh, đến năm 1924 có ngài Thái Hư Đại Sư đứng ra thành lập Trung Quốc Phật Giáo Liên Hiệp Hội là cơ quan trung ương, có nhiều cơ quan địa phương, sau đến 1930, Trung Quốc Phật Giáo Hội mở Đại hội lần thứ nhất ở Thượng Hải, tôn ngài Viên Anh làm Hội Trưởng, thành phần chủ yếu trong hội là các ngài Thái Hư, Ấn Quang, Đế Nhàn, Đạo Giai, Viên Anh, Nhân Sơn, Viên Nhất Đ́nh, Đại Bi. . ., ngài Thái Hư chủ trương canh tân, ngài Viên Anh chủ trương bảo thủ, công cuộc hoằng dương chánh pháp của các ngài rất sâu rộng, nào là tu sửa chùa chiền, mở trường đào tạo tăng tài, khắc bản kinh, xây dựng những cơ sở vật chất ngài Thái Hư đi viễn du thuyết pháp ở ngoại quốc, công cuộc chấn hưng nầy gây nhiều ảnh hưởng cho các nước nhất là Việt Nam, nhờ đó mà phong trào phục hưng khắp nước ta.Phật Giáo Trung Hoa phát triển như thế, cho nên chúng ta cần phải biết rơ để dễ hiểu Phật Giáo Việt Nam vậy.
Sách tham khảo :
Thích Thanh Kiểm, Lịch sử Phật
Giáo Trung Quốc, Vạn Hạnh, Sài G̣n 1965
Thích Thiện Hoa, Phật Học Phổ Thông Khóa V, THPGT/PHCH,
Việt Nam, 1989.
( * ) Trở về Mục Lục