Phật
Giáo tại Ba-Tư
Thích Nguyên Tạng
Ba
Tư (Persia) là tên cũ của Iran ngày nay (chính thức
đổi thành Iran vào năm 1935), một quốc gia
nằm ở Tây Nam Châu Á thuộc vùng Trung Cận Đông,
phía bắc giáp giới với Liên Xô (cũ), đông giáp
ranh với Pakistan và Afghanistan, nam giáp với Vịnh Ba Tư
và Tây giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và Irag. Thủ đô
Teheran. Diện tích: 1.648.000 km2.
Dân số: 54.710.000 người (thống kê năm 1997).
Hiện tại Hồi giáo là quốc giáo tại Ba Tư,
nhưng Phật Giáo (PG) vẫn được xem là
một tôn giáo có mặt ở Ba Tư vào đầu
thế kỷ thứ 2 trước Tây Lịch. Đây là
một điều rất lư thú cho những nhà sử
học và khảo cổ học PG có dịp để phăng
t́m lại con đường truyền bá Chánh Pháp của
các bậc tiền bối năm xưa tại xứ
sở này.
Trong thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu Ba
Tư cho biết rằng có một số chuyện tiền
thân Đức Phật (Jataka stories) từng được
biết đến ở Ba Tư dưới nhan đề
là Pancatantra, được chuyển dịch sang tiếng
Ba Tư vào thế kỷ thứ 6 theo chiếu chỉ
của vua Khusru, và được dịch sang tiếng Á
Rập và tiếng Xy-ri vào thế kỷ thứ 8, dưới
tựa đề là Kalilag va Damnag. Bản dịch tiếng
Ba Tư này về sau lại được chuyển
ngữ sang tiếng Hy Lạp, La Mă và Do Thái. Đến
thế kỷ thứ 8, quyển sách Cuộc đời
của Đức Phật (The Life of Lord Buddha) được
ông John dịch sang tiếng Hy Lạp, tác phẩm rất
được phổ biến ở các nước Trung
Đông thời bấy giờ. Theo ông Rashid al-D́n, một
nhà sử học sống vào thế kỷ thứ XIII, ghi
nhận rằng có ít nhất mười một bộ Kinh
Phật được chuyển ngữ và lưu hành
rộng khắp trên đất nước Ba Tư vào
thời đó, trong số này có Kinh Vô Lượng Thọ
(Sukhavati- Vyuha sutra) và Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm
Bảo Vương (Karanda-vyuha) được ghi nhận c̣n
hiện hữu cho tới ngày nay. Gần đây, người
ta c̣n t́m thấy thêm một số Kinh như Tương
Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara
Nikaya) và Thọ Kư Di Lặc Kinh ( MaitreyaVyakarana).
Mặc dù nền văn hóa của Ba Tư và
Á Rập được xem là có ảnh hưởng qua
một số mẫu chuyện tiền thân của Đức
Phật, nhưng cho đến nay vẫn chưa t́m
thấy một bản dịch tiếng Ba Tư, Á Rập
hay ngôn ngữ Trung Đông nào khác. Sự ảnh hưởng
của PG trên nền văn học Ba Tư mà hiện
tại chúng ta thấy qua những tác phẩm của
những nhà sử học, địa lư học và đặc
biệt là nhân chủng học chỉ là những từ
ngữ PG như al Budd (Đức Phật), al Budasf (Bồ tát),
v.v... Trong văn chương của Ba Tư, đặc
biệt ở phía Đông Ba Tư, thường miêu tả
những h́nh ảnh và biến cố của PG từ
những ngôi chùa ở vùng Merv và Balkh. Về kiến
thức nghi lễ của PG có liên hệ với một
bảo tháp ở Balkh được thuật lại
bởi nhà sử học Ba Tư Ibn al-Faqih vào thế
kỷ thứ 10 và sử gia người Sy-ri, ông Yaqut, vào
thế kỷ 13. Về mặt hiểu biết PG của người
Ba Tư c̣n rất thô thiển và hạn chế, v́ nó
phải lệ thuộc vào sự thịnh suy của PG
tại các nước Trung Á và Afghanistan, mặt khác,
sự tàn lụi của PG tại Ấn Độ theo sau
cuộc tấn công khốc liệt của đội quân
Hồi giáo, cũng ảnh hưởng đến sự phát
triển PG của các quốc gia lân cận.
Phật giáo tại Ba Tư được
ghi nhận là phát triển và phổ biến trong hai
thời kỳ, thứ nhất là đầu thế kỷ
thứ 3 kéo dài đến thế kỷ thứ 7 khi
gặp sự tấn công của phong trào Hồi Giáo;
thứ hai, PG lại một lần nữa được
phục hưng bởi sự chinh phục Ba Tư của người
Mông Cổ vào đầu thế kỷ thứ 13.
Về con đường truyền bá PG vào
Ba Tư có thể là gắn liền với hai hướng
như sau: Thứ nhất, con đường truyền giáo
được khởi xướng vào triều đại
của vua A-Dục. Sử liệu ghi nhận rằng
nhiều tăng sĩ đă được phái đến
truyền pháp tại thành phố Bactria và Gandhara thuộc
Afghanistan, nhờ vậy mà PG đă phát triển tại
xứ sở này và cuối cùng tràn qua Khurasan, (một thành
phố nằm về phía Đông Bắc của nước
Ba Tư ngày nay). Thứ hai, PG được truyền vào
Ba Tư qua ngă đường tơ lụa (silk route), con
đường này nối liền Đông Tây, xuất phát
từ vùng Đông và Tây Ấn, do các nhà buôn người
Ấn khai phá để nối kết với các quốc
gia có mối liên hệ về thương mại. Các nhánh
mà con đường tơ lụa đi qua là Batria và
Gandhara để đi tới vùng Địa Trung Hải và
các nhà buôn PG đă có cơ hội để gieo rắc
hạt giống Bồ Đề vào các nơi này. Sử
liệu cũng ghi nhận rằng vào đầu thế
kỷ thứ 2 trước TL, các nhà buôn Ấn thường
dừng chân tại vịnh Ba Tư và Á Rập, điều
này giải thích tại sao các địa danh trong vùng này
mang dấu vết của ngôn ngữ Ấn, như but hay
hind (Ấn Độ) và bahàr, chữ Sanskrit là vihàra (tu
viện PG).
Mặc dù đạo Thờ Lửa (
Zoroastrianism) là một đạo có ưu thế tại Ba
Tư, nhưng PG vẫn được truyền nhập và
phổ biến, điều này được chứng minh
bởi tiền đồng PG của Peroz, con trai của vua
Ardahir I (226-41 sau TL), một người theo đạo
Phật và đạo Thờ Lửa. Tuy nhiên, vào thế
kỷ thứ ba cũng có một vài chứng cứ về
việc PG gặp phải sự kháng cự của nhà
cầm quyền. Ông Kartir, một vị tu sĩ uy tín
của đạo Thờ Lửa, ghi lại trên bia đá
rằng PG và một số tôn giáo khác tại vương
quốc Sassanian đă bị đàn áp. Al-B́rùń, một
sử gia Ba Tư ở vào thế kỷ 11 cũng khẳng
định rằng PG đă bị áp lực trong thời
kỳ này trước lúc Đạo Hồi (một tôn giáo
lớn do nhà tiên tri Muhammad (570-632) sáng lập tại nước
Á Rập vào thế kỷ thứ 7 trước TL)
truyền đến Ba Tư.
Bằng chứng cụ thể về sự
tồn tại của PG tại Ba Tư ngày nay rất
mỏng manh, hầu như không c̣n ǵ cả. Các hang đá
nhân tạo rất công phu ở Chehelkhaneh và Haidari gần
vịnh Ba Tư được xem như là những tu
viện PG, được tạo dựng theo kiến trúc
của Ấn Độ và Trung Á. Rủi thay, không có
một bằng chứng rơ ràng nào c̣n tồn tại để
xác minh sử liệu này. Truyền thuyết của Ba Tư
kể rằng, trong hai thế kỷ thứ 8 và 9, tại
Ba Tư có một hoàng tộc theo PG rất hùng mạnh
mang tên là Barmakid ở thủ phủ Balkh. Nhiều tác
giả người Á Rập cũng thừa nhận điều
này như là một đề tài truyền khẩu. Hoàng
tộc này đă xây dựng và trông nom nhiều Tu viện
PG Nawbahàr nằm rải rác ở đông bắc Ba Tư.
Không may thay, Hoàng tộc này đă bị sụp đổ
theo sau cuộc thương thuyết bất thành với
triều đ́nh Abbasid đặt tại Baghdad. Sau đó, dường
như hệ thống tu viện Nawbahàr đă bị
tịch thu trước thời điểm Hồi giáo xâm
lăng đến vùng này, v́ khi người Hồi giáo
đến th́ h́nh bóng của PG không c̣n thấy ở
đó nữa. Tiếp theo đó, những ngôi Tu viện PG
Nawbahàr được chuyển sang làm thánh đường
của Hồi giáo.
Thời kỳ PG được xem là phát
triển tại Ba Tư là vào đầu thế kỷ
thứ 13 khi Thành Cát Tư Hăn (Genghis Khan, 1162-1227) xâm lăng
đất nước này vào năm 1218. Vị vua Mông
Cổ này và các quần thần của ông đều là
Phật tử, nên các vị là những nhà bảo hộ
cho PG tại Ba Tư cho đến khi vua Ghazan Khàn đổi
theo Đạo Hồi vào năm 1295 . Trong thời gian c̣n
ủng hộ PG, các vua Mông Cổ đă có những dự
án xây dựng chùa chiền một cách rất quy mô
tại vương quốc Maragheh, (nằm phía đông
bắc Ba Tư) và nhiều nơi khác, nhưng kế
hoạch này đă bị băi bỏ theo lệnh của vua
Ghazan, tiếp đó những ngôi chùa đă bị phá
hủy hoặc chuyển qua làm Thánh đường
Hồi giáo. Rất có thể những bằng chứng
trong thời kỳ này có hai hang động nhân tạo
ở Chehelkhaneh và Haidari, cả hai nơi đều ở
gần cố đô Mông Cổ Maragheh. Cả hai hang động
rất nổi tiếng này đă được các
họa sĩ vẽ lại bằng tranh màu nước
để trang trí trong những thánh đường
Hồi giáo. Những nỗ lực sau này của vua Mông
Cổ Uldjaitu (1305-16) bỏ Đạo Hồi và trở
về với Đạo Phật để phục hưng
lại PG ở Ba Tư, nhưng tiếc thay, PG đă
biến mất tại xứ sở này vào hậu bán
thế kỷ thứ 14.
Ngày nay, h́nh ảnh của Phật giáo
tại Ba Tư, c̣n chăng chỉ là những lá cờ
được trang hoàng trên những ngôi tháp ở
tại thành phố Caucasus, mà người ta tin rằng nó
có thể là những ảnh hưởng c̣n sót lại
của người Mông Cổ trên xứ sở Trung Đông
này./