HUẤN TỪ
CỦA H̉A THƯỢNG VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO

gửi Đại lễ kỷ niệm 30 Năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
vận động cho Tự do tôn giáo, Nhân quyền và
Dân chủ
tổ chức tại Chùa Diệu Pháp, California, Hoa Kỳ

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch Chư Tôn Trưởng lăo,
Kính thưa Chư Liệt vị Tôn đức Tăng Ni
Thưa toàn thể Phật giáo đồ trong và
ngoài nước,


Ba mươi năm lập thà
nh một thế hệ. Thế hệ vừa qua, con người tại Việt Nam không được sống trong đạo hạnh và tự do, v́ sự áp đặt của một chính quyền vừa chuyên chế vừa áp dụng ư thức hệ ngoại lai không thích hợp với ḷng người và truyền thống văn hóa dân tộc. V́ thế toàn dân bị trấn áp, xă hội suy đốn, học thuật bế tắc, từ giới trí thức đến người lao lực không phát triển được tài năng sáng tạo nhằm tái thiết quê hương.

Cho nên, theo truyền thống ngh́n đời của Phật giáo, là ịtrên cầu trí giác, dưới cứu chúng sinhỂ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đă đứng trong hàng ngũ quảng đại nhân dân bị thống khổ, bị lăng nhục, để mở đầu cuộc vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ ngay sau ngày 30.4.1975. Trên 300 kiến nghị thư của Viện Hóa Đạo thời bấy giờ gửi đến nhà cầm quyền yêu sách giải quyết các sự trạng bất công, kỳ thị, đàn áp, phá hủy chùa chiền, đập vỡ tượng Phật. Nhà nước Cộng sản hồi âm bằng sự im lặng và gia tăng khủng bố. Khiến cho 12 Tăng Ni ở Thiền viện Dược sư, tỉnh Cần Thơ, tự thiêu tập thể ngày 2.11.1975, mong làm Ngọn Đuốc soi sáng vô minh và thức tỉnh cường quyền. Do toàn bộ hồ sơ Viện Hóa Đạo bị đốt cháy khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến đoạt thủ trụ sở Trung ương của Giáo hội tại chùa Ấn Quang ngày 7.7.1982, nên chỉ c̣n lại trong trí nhớ danh sách 22 chư Tăng Ni, Phật tử vị pháp vong thân thời gian 30 năm qua. C̣n toàn bộ hàng giáo phẩm Giáo hội cùng Phật tử toàn quốc th́ kẻ bị tù đày, người bị thảm sát. Tăng Ni bị bó buộc hoàn tục, sung vào lính sang chiến trường Campuchia, tài sản giáo hội bị tịch thu, cơ sở văn hóa, giáo dục, từ thiện bị cưỡng chiếm. Nói làm sao hết nỗi thương tâm, đày đọa.

Tuy nhiên, người Phật tử lấy từ bi, bất sát, đối diện với bạo ác, hiếu sát. Lấy pháp môn Cứu khổ Cứu nạn đối diện với tù đày và khủng bố. Nên Giáo hội vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay, và ngày càng phục hồi quyền sinh hoạt đương nhiên của ḿnh. Có được bước tiến lịch sử ấy, là nhờ sự kiên cường bất khuất của chư Tăng Ni, Phật tử trong nước, và sự hỗ trợ đắc lực của chư Tăng Ni, Phật tử hải ngoại làm cho công luận thế giới can thiệp bảo vệ Giáo hội.

Nhân Đại lễ kỷ niệm 30 Năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vận động cho Tự do tôn giáo, Nhân quyền và Dân chủ được tổ chức ở nước ngoài, tôi ngỏ lời tán thán công đức vận động quốc tế của các Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Châu Úc và Tân Tây Lan. Đặc biệt là công cuộc vận động hữu hiệu, nhanh chóng và nhiều sáng kiến của Pḥng Thông tin Phật giáo Quốc tế, là cơ quan thông tin và phát ngôn nhân chính thức của Giáo hội trong nước. Tôi mong Đạo hữu Giám đốc và các cộng tác viên của Pḥng Thông tin Phật giáo Quốc tế tiếp tục phát huy hơn nữa sứ mệnh của ḿnh để phục vụ dân tộc và đạo pháp.

Vào lúc mà toàn dân mất quyền ăn nói và phát biểu, mất quyền tin Phật và thực hành giáo lư ḥa b́nh của Ngài, th́ sự chuyển vận tin tức và lập trường của Giáo hội lên báo chí, truyền thông quốc tế, tới các trung tâm quyền lực thế giới và tại diễn đàn LHQ, là sự cứu nguy vô giá. Giáo hội đạt được vị trí quốc nội và quốc tế vững chắc ngày nay là nhờ công tác truyền thông và vận động này.

Trong bức Thư Chúc Xuân gửi đến quí vị nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ và đồng bào các giới, tôi nói lên hai điều sinh tử. Một là cần có nền Dân chủ đa nguyên, đa đảng, th́ mới giải quyết được các thảm nạn Việt Nam trên mọi lĩnh vực của đời sống người dân, đặc biệt vấn đề tự do tôn giáo. Thứ hai là xác nhận Giáo hội và chư Tăng Ni không làm chính trị, nhưng phải có thái độ chính trị. Nhờ thái độ chính trị này, mà 2000 năm qua, các bậc Đại Tăng và Cư sĩ Phật giáo góp công chống ngoại xâm, mở mang bờ cơi, rồi xây dựng đất nước huy hoàng trên các lĩnh vực văn hóa, đạo đức, chính trị, ngoại giao, kinh tế, xă hội. Hai triều đại Lư, Trần là ví dụ tiêu biểu.

Chính thái độ chính trị cố hữu ấy mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kiên tŕ vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Cuộc vận động đưa tới ba thành quả : ngày 1.10.2003 Giáo hội tổ chức Đại hội Bất thường tại Tu viện Nguyên Thiều, B́nh Định, bổ sung nhân sự vào Hội đồng Lưỡng viện, tức Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo, để sau đó Giáo hội ở hải ngoại khai triển Đại hội Bất thường và suy tôn Đức Đệ tứ Tăng thống tại Melbourne, Úc châu. Dù mấy ngày sau đấy, nhà cầm quyền mở đợt đàn áp, bắt bớ, nhằm ngăn chận Giáo hội hoạt động. Thành quả thứ hai là từ tháng 7 năm nay, 9 Ban Đại diện Giáo hội thiết lập tại 9 tỉnh ở miền Trung và miền Nam. Mặc bao hăm dọa, sách nhiễu, 9 Ban Đại diện vẫn đứng vững và bắt đầu hoạt động. Thành quả thứ ba, là lập trường của Giáo hội ngày càng được dư luận rộng răi trên thế giới tán đồng và nhiệt t́nh ủng hộ. Sự đóng góp tích cực của Giáo hội, thông qua cuộc vận động quốc tế, đang làm chuyển động chính sách tôn giáo tại Việt Nam. Quyết nghị 427 thông qua tại Hạ viện Hoa Kỳ ngày 19.11.2003, rồi một ngày sau (20.11.2003), Quyết nghị cho Tự do tôn giáo thông qua tại Quốc hội Châu Âu với đa số tuyệt đối, đưa tới việc Hoa Kỳ liệt kê Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm v́ đàn áp tôn giáo liên tiếp hai năm 2004 và 2005. Rồi mới đây, hôm 1.12.2005, lại thêm Quyết nghị của Quốc hội Châu Âu tố cáo t́nh trạng nhân quyền và tôn giáo tại ba nước Việt Miên Lào, là vài ví dụ điển h́nh qua 30 năm quốc tế vận.

Hiểm nguy ngày nay, là trước áp lực gia tăng của thế giới, CHXHCNVN tạm thời thôi đàn áp bằng súng đạn và nhà tù. Vũ khí khủng bố ngày nay là quản chế và ly gián nội bộ Giáo hội. Quản chế hành chính, theo Nghị định 31/CP, là h́nh thức biến nhà chùa thành nhà tù, biến tư gia thành pḥng giam, biến người tự do thành người nô lệ. C̣n vấn đề ly gián nhắm phân hóa nội bộ Giáo hội là chính sách dùng Sư đánh Sư, để thế giới và đồng bào nh́n vào chỉ thấy tranh chấp nội bộ, mà chẳng thấy bàn tay của Đảng và Nhà nước nhúng vào.

Trong quá khứ chúng ta đă thấy rơ điều đó. Cho nên cần phải tỉnh táo đừng bao giờ để mắc mưu một lần nữa.

Hôm nay, Kỷ niệm 30 Năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vận động cho Tự do tôn giáo, Nhân quyền và
Dân chủ là thời điểm làm cuộc tổng kết để tiến bước vào kỷ nguyên mới. Tiến tŕnh mới này, cũng đ̣i hỏi chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu chia rẽ, lũng đoạn nội bộ, để duy tŕ tinh thần ḥa hợp hầu bảo vệ Chính pháp và phục vụ Dân tộc.

Nguyện cầu chư Phật, hồn thiêng sông núi, và anh linh chư Tăng Ni, Phật tử vị pháp vong thân hộ tŕ cho tất cả chúng ta.

Thanh Minh Thiền viện, Saigon ngày 12.12.2005
Viện trưởng Viện Hóa Đạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(Ấn kư)
Sa môn Thích Quảng Độ

Trở về Mục Lục