THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TI PARIS NGÀY 27.6.2007
Hôm nay tại Ṭa Bạch Ốc, đại diện Tổ chức Quê Mẹ đề xuất Hoa Kỳ hậu thuẫn cấp thiết cho tiến tŕnh Dân chủ hóa Việt Nam

 

PARIS, ngày 27.6.2007 (Quê Mẹ) - Được Hội đồng An ninh Quốc gia mời tham khảo về cuộc hội kiến vừa qua giữa Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và Chủ tịch CHXHCNVN Nguyễn Minh Triết, Tổ chức Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đă cử bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, Phó Chủ tịch, sang thủ đô Hoa Thịnh Đốn tham dự tại Ṭa Bạch Ốc hôm nay thứ tư 27.6.2007.

 

Phía Hội đồng An Ninh Quốc gia gồm có ông Đại sứ Mike Kozak, Đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và liên hệ các Tổ chức Quốc tế, ông Dennis Wilder, Giám đốc Đông Á Sự vụ, và bà Patricia Davis, Giám đốc Văn pḥng Dân chủ và Nhân quyền. Phía khách mời gồm có Tổ chức Ân Xá Quốc tế, Tổ chức Theo dơi Nhân quyền Hoa Kỳ, một số các Tổ chức Nhân quyền và Dân chủ của người Việt tại Hoa Kỳ. Tổ chức người Việt ngoài Hoa Kỳ là Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam.

 

Cuộc tham khảo diễn ra trên một tiếng đồng hồ trong sự cởi mở, đối thoại. Tinh thần chung của cuộc tham khảo cho thấy ư lực của Tổng thống Bush và Chính phủ Hoa Kỳ thực tâm hậu thuẫn cho tiến tŕnh Dân chủ tại Việt Nam. Một số nội dung tŕnh bày về chuyến đi của Phái đoàn Hà Nội do Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cầm đầu được yêu cầu không tiết lộ. Nhưng nói chung là cuộc trao đổi một tiếng đồng hồ giữa Tổng thống Bush và ông Triết đặt nặng khía cạnh nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam.

 

Sự kiện nổi bật là không có thông cáo chung giữa hai bên, như thường lệ xẩy ra trong ngoại giao khi Tổng thống Hoa Kỳ tiếp khách cấp cao nước ngoài. Điều này có thể xác tín, là ngoài vấn đề giao thương kinh tế, c̣n tồn đọng nhiều bất đồng giữa hai bên trên lĩnh vực chính trị, tức vấn đề nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam.

 

Tổ chức Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam hoan nghênh sự quan tâm đến t́nh trạng nhân quyền và dân chủ Việt Nam của Chính phủ Hoa Kỳ thông qua những cuộc gặp gỡ các cá nhân và đoàn thể đấu tranh của người Việt dân tộc trước và sau khi Tổng thống Hoa Kỳ tiếp Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Tuy nhiên, Tổ chức Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam kỳ vọng những cuộc gặp gỡ và trao đổi này là bước đầu dẫn tới sự hậu thuẫn cụ thể và cấp thiết cho tiến tŕnh dân chủ hóa Việt Nam của Chính phủ Hoa Kỳ.

 

Tại cuộc tham khảo hôm nay ở Ṭa Bạch Ốc, bà Ỷ Lan đă ngỏ lời tán thán những hành xử và tuyên bố gần đây của Tổng thống Bush hậu thuẫn cho dân chủ Việt Nam. V́ đây là niềm khích lệ lớn cho những nhà đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ Việt Nam trong và ngoài nước.

 

 

 Tuy nhiên, bà nói, Hoa Kỳ cần tiến xa hơn nữa trong sự hậu thuẫn cho tiến tŕnh dân chủ hóa Việt Nam. Lên tiếng phản đối những cuộc bắt bớ và xử án bất công các nhà dân chủ là quan trọng, nhưng chưa đủ. V́ rằng sự trạng vừa qua chỉ là phần nổi của một thực tế chưa được đánh giá đúng mức. Hoa Kỳ cần quan tâm đến các lực lượng tôn giáo là cơ sở chính yếu của các phong trào dân chủ trong nước. Với lực lượng quần chúng đông đảo, các tôn giáo là tiếng nói chính yếu của các xă hội dân sự c̣n tồn tại trong một thể chế độc tài và độc đảng. Điển h́nh là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đă từ 32 năm qua kiên tŕ trong công cuộc vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Những lời tuyên bố cũng như hành động bất khuất của nhị vị lănh đạo Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ đă thành nguồn cảm hứng cho thế hệ những nhà dân chủ trẻ, khích lệ họ công khai lên tiếng và thắng lướt sợ hăi.

 

Dù sống trong tù đày và quản chế, nhưng Tuyên cáo năm 1993 của Đại lăo Ḥa thượng Thích Huyền Quang đă đưa tiếng nói của tôn giáo thành yêu sách cứu nguy con người khi ngài đ̣i hỏi bỏ điều 4 trên Hiến pháp, bầu cử lại Quốc hội với sự tham dự của mọi thành phần dân tộc và dưới sự giám sát của LHQ, cũng như đề xuất tiến hành một Nhà nước đa nguyên, đa đảng. Đầu năm 2001, Đại lăo Ḥa thượng Thích Quảng Độ công bố Lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam với một chương tŕnh chính trị 8 điểm. Lời kêu gọi của Ḥa thượng đă được trên ba trăm ngh́n chữ kư đủ mọi giới người Việt hậu thuẫn, và hàng trăm đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ, nhân sĩ quốc tế cũng như đại biểu Quốc hội Châu Âu kư tên ủng hộ.

 

Bà Ỷ Lan cũng trích lời Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright viết trong sách "The Mighty and the Almighty" (Những Kẻ mạnh và đấng Tối cao) phê b́nh Hoa Kỳ thường xem nhẹ vai tṛ tôn giáo nên mắc phải sai lầm trong quá khứ :  "Chiến tranh Việt Nam vốn là cuộc tranh chấp giữa một ư thức hệ chính trị với chủ nghĩa quốc gia, nhưng trong đó c̣n có vai tṛ tôn giáo. Ngay lúc khởi đầu mục tiêu chống Cộng đă bị suy yếu / phá hoại v́ chính quyền Saigon đàn áp Phật giáo, mà Phật giáo là cơ sở không cộng sản lớn nhất tại Việt Nam. (...) Sự kiện đó đă khiến cho chúng ta không thu phục được trái tim và ḷng người dân Việt. (...) Khiến cho sau này khi Hoa Kỳ rút đi đă gây ra thảm nạn cho hàng triệu Người vượt biển và sọ người chồng chất thành núi". Cho nên, ngày nay, Tổng thống Bush cần "thu phục trái tim và ḷng người dân Việt" trong việc hậu thuẫn các phong trào dân chủ Việt Nam.

 

Bà Ỷ Lan nhấn mạnh rằng : "Chúng tôi tin tưởng cuộc hậu thuẫn của Tổng thống Bush cho tự do tôn giáo nói chung, và cho phong trào Phật giáo nói riêng, sẽ có một tác động sâu rộng trong thế giới. Nhất là đứng trước nạn khủng bố quốc tế, th́ nền tín ngưỡng khoan dung và ḥa b́nh như Phật giáo đóng một vai tṛ trọng yếu cho sự ổn định và ḥa ái trong vùng Châu Á Thái B́nh dương. Đến như Trung hoa Cộng sản cũng đă nhận ra tiềm lực Phật giáo như một lực lượng chủ đạo khi lần đầu tiên, sau 47 năm cộng sản hóa, Bắc Kinh cho tổ chức Diễn đàn Phật giáo Thế giới lần thứ nhất vào ngày 13.4.2006".

 

Bà cũng nhận định : "Tiến tŕnh Dân chủ hóa Việt Nam cần hai yếu tố cơ bản : một là lực lượng đấu tranh thực hữu trong nước ; hai là sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ gây sức ép cho công cuộc cải tổ chính trị. Trong tiến tŕnh này, thời gian là chủ yếu. Các nhà phân tích Tây phương quan niệm dân chủ sẽ từ từ chuyển biến trong những thập kỷ tới, nhờ các quan hệ quốc tế trên lĩnh vực kinh tế. Nhận định này có thể đúng. Nhưng với người Việt ở trong hay ngoài nước th́ không nghĩ như thế, họ cho rằng luận điểm dân chủ tiệm tiến này quá chậm. Người Việt nào cũng muốn thấy dân chủ xẩy ra trong đời họ, để gia đ́nh và con cái họ cùng được hưởng. Chính v́ vậy mà các nhà dân chủ trong nước đang nhiệt thành đóng góp phần họ. Và họ cần thiết sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ để đẩy nhanh tiến tŕnh dân chủ hầu biến niềm hy vọng và ước mơ của họ thành hiện thực".

 

Bà nhận xét : "Trong cuộc chạy đua với thời gian này, chúng ta đă mất đi một năm. V́ tháng 5 năm 2006, tôi đă cùng với Chủ tịch của tổ chức chúng tôi, ông Vơ Văn Ái, đến Ṭa Bạch Ốc hội kiến ông Elliot Abrams, Phụ tá Tổng thống và Cố vấn An Ninh Quốc Gia Đặc Trách Chiến Lược Toàn cầu. Vào thời điểm ấy, chuyện chưa hề thấy tại Việt Nam là những đ̣i hỏi dân chủ được rộ nở công khai. Hẳn Đại sứ Kozac c̣n nhớ cuộc hội kiến ấy, ông Vơ Văn Ái đă dự báo là sự kiện lúc bấy giờ không biểu hiện ư lực đổi thay chính trị của nhà nước Việt Nam.  Ông Ái đă nói : "Việt Nam chưa đích thực thăng tiến dân chủ đâu, họ chỉ sử dụng những phong trào này như màn khói của một ván bài liều lĩnh nhằm được Hoa Kỳ hậu thuẫn cho Việt Nam bước vào cộng đồng thế giới". Ông Ái cũng đă dự báo là "Hà Nội sẽ thẳng tay đàn áp những ai đ̣i hỏi dân chủ, một khi Hoa Kỳ xong việc giúp cho Việt Nam đạt các mục tiêu nhắm đến, như được làm thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được Quy chế thương mại b́nh thường vĩnh viễn (PNTR), và được rút tên ra khỏi danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm (CPC)".

 

 

Tại cuộc tham khảo hôm nay, 27.6.2007, bà Ỷ Lan cũng đă trao 3 trang nhận định tóm gọn quan điểm trên đây của tổ chức Quê Mẹ và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, và kết thúc bằng 4 yêu cầu gửi đến Tổng thống Bush và Chính phủ Hoa Kỳ :

 

1. Đặt Việt Nam vào lại trong danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm (CPC) theo như đề xuất của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do tôn giáo trên Thế giới, để gây sức ép cho  Việt Nam cải tổ chính trị và bảo đảm quyền tự do tôn giáo;

 

2. Thúc đẩy Việt Nam phục hồi quyền sinh hoạt pháp lư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng như cho tất cả các tổ chức tôn giáo chưa được thừa nhận. Nếu Hoa Kỳ thành công sẽ là bước đầu cho sự xuất hiện các xă hội dân sự, để tiến tới việc tôn trọng các quyền tự do cơ bản, như tự do lập hội, tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do báo chí;

 

3. Hậu thuẫn cho mọi sáng kiến kết hợp các nhà dân chủ trong nước, như Lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam của Đại lăo Ḥa thượng Thích Quảng Độ là một. Lời Kêu gọi này bao gồm 8 điểm chuyển hóa là một đề xuất cụ thể nhằm thăng tiến dân chủ và kết hợp mọi gia đ́nh chính trị và tôn giáo.

 

4. Công khai kêu gọi trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Ḥa thượng Thích Quảng Độ hiện đang bị quản chế sau 26 năm bị giam giữ, lưu đày chỉ v́ hai ngài biểu tỏ ôn ḥa cho tự do tôn giáo, nhân quyên và dân chủ.