TÂM SỰ GIỮA ĐẤT VÀ TRỜI

Lê Công Cầu

Huynh Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam

Kính Gởi: Đại Tá Lê Việt Hà, Trưởng Công An Thành Phố Huế.

Kính Thưa Anh.

Thơ này xin gởi tới anh, đọc xong chắc anh cũng chẳng vui vẻ ǵ. Nhưng v́ hôm trước gặp nhau ở Từ Hiếu anh có nói: "Mấy Ôn làm thất sách rồi Cầu ơi" Cầu có kế chi không" - Tôi có nói: "Mấy Ôn ở tận trên trời, ḿnh ở dưới đất làm sao mà có kế được". Lúc ấy Tôi nghĩ rằng: đối với quư Ôn của Giáo Hội th́ chưa cần sự góp mặt của cư sĩ như tôi. Đối với "quư Ôn" của Chính Quyền th́ tiếng nói của ḿnh như đất gọi trời, khó ḷng tới nơi tới chốn. Nhưng đất trời cũng có mối giao hoà qua những nhịp cầu trung gian. Bao năm rồi Tôi vẫn xem Anh là nhịp cầu thân ái đó. Tôi biết Anh là người tâm huyết luôn mong muốn có một sinh hoạt ổn định cho Phật Giáo Tỉnh nhà nói riêng và toàn quốc nói chung. Nhưng Thưa Anh làm sao mà ổn định được khi những người có thẩm quyền không thực tâm giải quyết nguyên nhân của sự bất ổn định mà cứ dùng biện pháp nhất thời để đối phó với triệu chứng của nó " và cứ thế, dùng dằng hai mươi mấy năm trời, để cho ngoại bang lên tiếng phê phán. Đúng hay sai chưa nói nhưng thật là hổ thẹn cho con dân Việt Nam chúng ta khi mà chúng ta mở rộng ṿng tay với kẻ thù th́ được nhưng không dám mở rộng ṿng tay với người thân yêu ruột thịt của ḿnh.

Gần đây, Nhà Nước dùng mọi phương tiện truyền thanh, truyền h́nh, báo chí lên án Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là phản động. Để tự vệ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phổ biến các tham luận, các kháng thư lên án Chính Quyền là vi phạm nhân quyền, là vi phạm tự do Tôn Giáo - và cứ thế, cuộc chiến này kéo dài cho đến bao giờ Anh nhỉ.

Do vậy tôi viết bản tham luận này để chúng ta thật tâm phân tích các sự kiện nói trên. Cái ǵ có th́ nói có, cái ǵ không th́ nói không. Tôi viết với tấm ḷng của người Phật Tử luôn luôn cố gắng nói năng và hành động theo Ngũ Giới của Đạo Phật, và mong Anh nghe với tấm ḷng của người Quân Tử luôn sống đúng Ngũ Thường của Bậc Phụ Mẫu Chi Dân.

Trước hết hăy nói về pháp lư của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (3 điều có thật của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất)

Sau năm 1975 cho đến bây giờ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có c̣n tồn tại hay không? Xin trả lời là có - V́ Sao?

V́ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập năm 1964 là do nguyện vọng của toàn thể Tăng tín đồ Phật Giáo, không phải do sự chỉ đạo của Chính Quyền. Đó là một Giáo Hội dân lập, không phụ thuộc vào Chính Quyền cho nên nó không thể sụp đổ theo chế độ Việt Nam Cộng Ḥa của Miền Nam cũ. Nó vẫn tồn tại dưới chế độ XHCN như chúng ta đă thấy.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn tồn tại nhưng có hợp pháp không? Xin trả lời là có - V́ Sao?

Thứ Nhất: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là một Giáo Hội truyền thừa của Lịch Đại Tổ Sư. Nó thừa kế sự nghiệp của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Nó gắn bó với dân tộc Việt Nam như một thực thể không tách rời - dân tộc Việt Nam c̣n th́ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất c̣n.

Thứ hai: Nhà Nước không hề có một văn bản nào giải thể Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cả.

Thứ Ba: (Và cũng là cụ thể nhất) Vào năm 1981, Giáo Hội Thống Nhất đă có một phái đoàn do Ḥa Thượng Thiện Siêu cầm đầu tham dự Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội (phái đoàn này thật hay giả xin không nói ở đây) nhưng nó chứng minh rằng cho đến năm 1981 Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn tồn tại.

Thứ Tư: Sau năm 1981, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ra đời - trong hiến chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có nói rơ là các Truyền Thống, Hệ Phái vẫn được tồn tại và phát triển. Trên quan điểm này ta hăy tạm xem Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất như một hệ phái th́ tất nhiên nó được tồn tại một cách hợp pháp không thể chối căi được.

Đă tồn tại hợp pháp nhưng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị tê liệt hoàn toàn, đến nay phải phục hồi lại có đúng không? Xin trả là có - V́ Sao? Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tê liệt là v́:

Sau năm 1975, một số lănh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vượt biên ra nước ngoài, số c̣n laị th́ bị chết trong tù như Thượng Tọa Thiện Minh, bị giam cầm như Ḥa Thượng Quảng Độ, bị lưu đày như Ḥa Thượng Huyền Quang. Cái thời mới giải phóng, đất nước c̣n hỗn mang, luật lệ chưa rơ ràng, nghi ai bắt nấy th́ không trách làm ǵ nhưng khi đất nước đă ổn định rồi mà những việc giam giữ lưu đày không được giải quyết rơ ràng th́ thật là đáng trách.

Thêm vào đó cơ sở vật chất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị chiếm dụng hoàn toàn. Tại miền Nam Việt Nam hầu hết chùa chiền, tự viện, trường học... đều là của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thế mà một sớm một chiều bảng hiệu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đều bị hạ xuống để treo bảng hiệu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam lên mà chẳng có ai đồng ư, chẳng có ai bàn giao. Theo luật pháp bây giờ, nếu nói là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chiếm dụng tài sản XHCN hay tài sản công dân cũng không phải là quá đáng.

Qua ba điểm phân tích trên ta thấy Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có đầy đủ yếu tố để đ̣i lại những ǵ ḿnh đă mất.

Vậy Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đă đ̣i lại quyền sống của ḿnh như thế nào mà lại bị Chính Quyền lên án là phản động:

(3 điều không có của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất)

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có nhận tiền của nước ngoài để làm tay sai cho họ không? Xin trả lời là không - V́ Sao?

Chẳng có nước ngoài nào mà dại dột đưa tiền cho Giáo Hội Thống Nhất để làm tay sai cho họ cả v́ những vị lănh đạo Giáo Hội Thống Nhất người th́ chết, người th́ bị tù, người th́ bị lưu đày, cơ sở hoạt động th́ bị chiếm đoạt, c̣n lại một vài cơ sở th́ bị theo dơi chặt chẽ th́ thử hỏi Giáo Hội Thống Nhất làm được cái ǵ cho họ mà họ phải mất công tốn của.

Qua các lần thiên tai băo lụt, quư vị lănh đạo Giáo Hội Thống Nhất có tổ chức cứu trợ. Nhưng đó là tiền của Phật Tử Việt Nam ở nước ngoài cảm thương người trong nước bị hoạn nạn mà gởi về qua trung gian của các Ngài để t́m mọi cách chuyển cho người cùng khổ chứ sao lại gọi là tiền của nước ngoài. Tiền ấy là tiền nhường cơm xẻ áo chứ không phải để nuôi sống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Vừa qua ông cán bộ Mặt Trận Lam Sơn đă từng đi khắp nơi vu cáo, xuyên tạc việc Phật Tử chúng tôi nhận tiền nước ngoài. Tôi đă nói thẳng với Ông Nguyễn Đ́nh Ngộ, lúc ấy là Chủ Tịch Mặt Trận: Anh hăy dạy cán bộ của Anh lại, đừng để họ nói bậy gây chia rẽ trái với chủ trương của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Ông Nguyễn Đ́nh Ngộ đă mời một số Huynh trưởng GĐPT như Anh Trần Nguyên Vũ, Anh Lê Văn Tranh, Anh Trương Diên Hiếu... đến để xin lỗi. Sự kiện này cũng đủ để chứng minh luận điệu trên là xuyên tạc.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có cấu kết với các thế lực thù địch nước ngoài không? Xin trả lời là không - V́ Sao.?

Hăy nh́n vào các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia, Singapo... có nước nào cứ luôn luôn la làng chửi bới các thế lực thù địch nước ngoài như ḿnh không? Sao nước ḿnh lại lắm thù địch đến thế. Tôi chẳng thấy thế lực thù địch nào cả, nhất là các thế lực ấy cấu kết với Giáo Hội Thống Nhất để chống phá Nhà Nước th́ lại càng không có.

Thế lực ấy là Thầy Măn Giác, thầy Hộ Giác, là ông Vơ Văn Ái ư? Nên nhớ rằng quư vị nói trên là Giáo phẩm của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang lưu vong ở nước ngoài. Họ nh́n thấy Giáo Hội Thống Nhất bị bức tử, họ lợi dụng sự tự do ở các nước ngoài để lên tiếng vận động các cơ quan quyền lực trên thế giới lên tiếng giúp đỡ, ủng hộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là chuyện tất nhiên.

Thế lực thù địch là quốc hội Hoa Kỳ, là Nghị Viện Châu Âu ư? Nhà Nước ta thường ca tụng mối bang giao tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, giữa liên minh Châu Âu và Việt Nam th́ không có lư do nào mà cơ quan quyền lực cao nhất của họ là Quốc Hội lại thù địch với Việt Nam cả. Cho nên cấp trên nói th́ cấp dưới nói theo. Chính Phủ nói th́ Phật Giáo Việt Nam nói theo, thật nguy hiểm cho nền ngoại giao của đất nước chúng ta.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức đại hội bất thường tại tu viện Nguyên Thiều - Tỉnh B́nh Định và tiếp tục lại Úc Đại Lợi có ǵ sai trái không? Xin trả lời là không. - V́ Sao?

Qua các tư liệu, chúng ta thấy rằng Đại Hội được tổ chức rất trang nghiêm và trọng thể đúng theo truyền thống của Phật Giáo Việt Nam. Do đó trong hai ngày diễn ra Đại Hội Chính Quyền không có lư do ǵ để can thiệp được cả. Nhưng khi Đại Hội được tiếp tục triển khai tại Úc th́ Nhà Nước đă lên tiếng cho rằng quư Ôn đă tiết lộ bí mật quốc gia, đă cấu kết với thế lực thù địch nước ngoài nên đă ra lệnh quản thúc hầu hết các vị Giáo Phẩm của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại quốc nội. Tại sao như vậy:

Ôn Quảng Độ vừa mới ra tù, Ôn Huyền Quang đang bị lưu đày, Ôn Tuệ Sĩ thường xuyên bị theo dơi... và quư Ôn cũng chẳng phải là cán bộ cao cấp của Nhà Nước th́ làm ǵ có bí mật quốc gia mà tiết lộ.

Đại Hội tiếp tục tại Úc là v́ quư Ôn dự liệu t́nh huống xấu nhất có thể xảy ra: khi mà Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại quốc nội không có một mảnh đất cắm dùi th́ phải nhờ vào một quốc độ khác là chuyện tất nhiên, nhất là Giáo Hội Thống Nhất có cơ sở ở nước ngoài (cơ sở này đă có từ trước năm 1975). Cũng như khi nước Việt Nam ta bị thực dân thống trị th́ Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra tại Ma Cao, Quăng Châu... th́ có ǵ là lạ đâu.

Nhưng có lẽ Nhà Nước đă giật ḿnh trước sự xuất hiện của những lá cờ vàng ba sọc đỏ tại Đại Hội ở Úc nên vội vă lên án Giáo Hội Thống Nhất là phản động, là cấu kết với thế lực thù địch nước ngoài chăng?

Ở đây với tư cách là một Phật tử, một công dân của nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tôi xin bày tỏ quan điểm của ḿnh như sau:

Năm 1954, với hiệp định Genève chia đôi đất nước, một triệu người miền Bắc di cư vào Nam. Khi ra đi họ mang theo h́nh ảnh quê hương của ḿnh qua biểu tượng là ngôi chùa Một Cột. Cho nên họ đă cùng nhau góp sức dựng lại ngôi chùa ấy tại miền Nam Việt Nam. Mỗi lần lễ lượt, tết nhất họ chiêm ngưỡng để nhớ về quê hương miền Bắc của ḿnh chứ đâu phải để nhớ về Chính Quyền miền Bắc.

Th́ năm 1975 cũng thế, hơn một triệu người vượt biển ra nước ngoài. Khi ra đi h́nh bóng tổ quốc mà họ mang theo chính là lá cờ vàng ba sọc đỏ v́ hầu hết họ là người của miền Nam Việt Nam cơ mà. Và cứ thế mỗi lần lễ lượt, tết nhất họ cắm cờ lên để tưởng nhớ tổ quốc của ḿnh chứ không phải để tưởng nhớ Chính Phủ Việt Nam Cọng Ḥa của Nguyễn Văn Thiệu. Như vậy thật là đáng thương chứ đâu phải là đáng trách. Đáng trách là đă 30 năm qua rồi mà Nhà Nước không có một chính sách cởi mở và tiến bộ để thu hút số người này về với "chính nghĩa" để họ chấp nhận lá cờ đỏ sao vàng mà quên dần đi lá cờ vàng ba sọc đỏ. Đáng trách là Nhà Nước có Ban Dân Vận Trung Ương, có Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, có các tổ chức Kiều Vận của Đảng và Nhà Nước mà đă không vận động được Việt kiều chấp nhận chế độ để họ có những đóng góp thiết thực cho tổ quốc mà cứ xem họ là thù địch th́ thật là tội nghiệp.

Bây giờ ta hăy nói đến thực chất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hiện nay:

(3 điều có thật của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam)

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hiện tại có phải là Giáo Hội của Nhà Nước không? Xin trả lời là có - V́ Sao?

Năm 1981, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ra đời không phải do tâm nguyện của toàn thể Tănng tín đồ của Phật Giáo Việt Nam mà hoàn toàn do sự chỉ đạo của Nhà Nước: nhân sự do Nhà Nước sắp xếp, địa điểm tổ chức do Nhà Nước chỉ định, kinh phí tổ chức do Nhà Nước đài thọ. Giáo Hội ấy đă lấy phương châm là Đạo Pháp - Dân Tộc và XHCN để làm mục tiêu hoạt động th́ tất nhiên Giáo Hội ấy là của Nhà Nước rồi.

Ngày nay, theo nghị định 26 của Thủ Tướng Chính Phủ: muốn lên Ḥa Thượng, Thượng Toạ th́ phải được Thủ Tướng phê chuẩn. Và theo văn thư số 09 ngày 27/06/2002 của BTS GHPGVN th́ các Ban Hộ Tự phải nạp danh sách cho Chính Quyền để được xác nhận. Như vậy là cán bộ Phật Giáo từ thượng tầng cho đến hạ tầng đều do Nhà Nước lựa chọn cả rồi.

Ở đây Tôi cũng xin nêu lên một việc để chứng minh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là của Nhà Nước:

Vừa qua thầy Tuệ Sĩ công bố hai bạch thư của Ḥa Thượng Đôn Hậu. Một cái gởi cho Ḥa Thượng Trí Thủ, một cái gởi cho Ḥa Thượng Đức Nhuận. Nội dung hai bức thư này là Ngài Đôn Hậu từ chối không nhận chức vụ Phó Pháp Chủ kiêm Giám Luật của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Tôi xin nói rơ thêm: hai bức thư này Ḥa Thượng Đôn Hậu sai Anh Nguyễn Sĩ Thiều (Trưởng Ban Hướng Dẫn của chúng tôi) mang vào Sài G̣n tŕnh lên Ḥa Thượng Trí Thủ. Ngài Đôn Hậu cho Anh Thiều 100 đồng tiền Bắc để đi xe tàu. Anh Thiều đă cẩn thận để hai cái thư ấy vào trong một cái áo giáp của lính. Ngày nay cái áo giáp ấy Anh vẫn cất kỹ để làm kỷ niệm.

Cũng trong năm 1981, trong ngày kỵ tại chùa Tây Thiên, Anh Nguyễn Xuân Quyền (Huynh trưởng Cấp Dũng) đă tŕnh bày một số ư kiến về sinh hoạt Phật Giáo. Ôn Đôn Hậu đă nói giữa đại chúng: "Ư kiến của Anh rất hay nhưng Anh nên nhớ Giáo Hội này không phải Giáo Hội của ḿnh". Anh Quyền về viết lại thành bút kư giao cho Tôi, Tôi vẫn c̣n giữ ǵn cẩn thận.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có phải là một tổ chức chính trị không? Xin trả lời là có - V́ Sao?
trong Hiến Chương của Giáo Hội đă định rơ là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trực thuộc Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Mà Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Mặt Trận Tổ Quốc là hai tổ chức chính trị của Đảng và Nhà Nước th́ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đương nhiên cũng là một tổ chức chính trị rồi.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có phải là một ban ngành của Nhà Nước không? Xin trả lời là có - V́ Sao?

V́ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tự đặt ḿnh trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc và Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Cho nên Giáo Hội đă tự xem ḿnh như là một ban ngành của Nhà Nước:

Rơ ràng nhất là qua các việc làm của Giáo Hội gần như rập khuôn với Nhà Nước. Khi Nhà Nước chủ trương VAC th́ tại các lễ lượt, các buổi thuyết giảng Giáo Hội cũng hô hào Vườn "Ao" Chuồng. Khi Nhà Nước chủ trương kế hoạch hoá gia đ́nh th́ Giáo Hội cũng tổ chức thuyết giảng về kế hoạch hoá gia đ́nh. Khi Nhà Nước lên án dự luật nhân quyền của Quốc Hội Hoa Kỳ th́ Giáo Hội cũng tổ chức mitting lên án theo.

Ta phải hiểu rằng tinh thần đạo Phật là tinh thần nhập thể, tức là phải tạo cho ḿnh một căn bản tu chứng. Tinh thần nhập thể luôn luôn đi đôi với tinh thần nhập thế tức là vận động xă hội sống theo Phật Pháp mà chúng ta thường nói là thực hiện Bồ Đề Tâm hay thực hành Bồ Tát Đạo. Nhưng Phật Giáo không thể vận động Xă Hội theo kiểu thế gian được, v́ để đạt được mục đích, thế gian bất chấp phương tiện, có thể là phương tiện xảo trá tàn ác. Đạo Phật không phải thế, để đạt được mục đích Đạo Phật cũng dùng phương tiện nhưng đó là phương tiện của từ bi.

V́ không có một căn bản tu chứng nên quư thầy trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đă lầm phương tiện thế gian với phương tiện của Phật Giáo, ví dụ: để kế hoạch hoá gia đ́nh, các thầy phải dạy Phật tử thực hành giới không tà dâm trong ngũ giới mà Phật đă dạy để đoạn trừ căn nguyên của cái bệnh dâm dục chứ không phải là dùng bao cao su. V́ bao cao su th́ ngăn chận được đẻ nhiều, ngăn chận được HIV nhưng đó cũng là cái bùa hộ thân cho những kẻ dâm ô, có bùa hộ thân rồi họ cứ hành dâm thoải mái th́ làm sao mà ngăn chận được tệ nạn măi dâm lan tràn. Chỉ có ban ngành của Nhà Nước mới làm như vậy chứ một Tôn Giáo th́ không thể làm như vậy được.

Nhà Nước đối xử với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam như thế nào?

(Ba điều không của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam)

Nhà Nước có xem Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là một Giáo Hội không? Xin trả lời là không - V́ Sao?

Như trên tôi đă nói: Giáo Hội tự xem ḿnh như một ban ngành của Nhà Nước th́ Nhà Nước cũng xem Giáo Hội như là một ban ngành của ḿnh. Cụ thể nhất là việc trao huân chương cho quư thầy trong Giáo Hội. Cán bộ Chính Quyền là công chức Nhà Nước, nếu có công th́ Nhà Nước trao huân chương là đúng rồi. Nhưng quư thầy là những vị lănh đạo tinh thần không thể xem như cán bộ Nhà Nước được. Cho nên trao huân chương cho quư thầy là đồng hoá quư thầy như là cán bộ Nhà Nước. Qua việc làm này ta thấy Nhà Nước đă thế tục hoá quư thầy mất rồi. Quư thầy nhận huân chương th́ không c̣n là Bậc xuất trần thượng sĩ nữa, là sai với Chánh Pháp bởi v́ tinh thần Phật Giáo là Vô Ngă để hướng tới Niết Bàn. Hăy nghe hoà thượng Thiện Siêu nói: "cửa Niết Bàn rất hẹp, như đường tơ kẽ tóc nên ta không thể mang theo một hành lư nào mà hy vọng vào cửa Niết Bàn được cả. Cái thân đă không mang theo được mà ư niệm về cái tôi cái ta cúng không thể mang theo được". Trao huân chương, nhận huân chương là làm cho cái tôi cái ta trong quư thầy to lớn thêm lên th́ làm sao mà chui cho lọt qua cửa Niết Bàn được. V́ thế mà đă có nhiều vị không nhận, ngay tại Thừa Thiên của chúng ta, cố Ḥa Thượng Trúc Lâm không nhận và hiện tại Ḥa Thượng Thích Đức Phương (Trưởng Ban Trị Sự) cũng không nhận các huy chương này.

V́ xem Giáo Hội là ban ngành của ḿnh nên Chính Quyền làm theo cách chỉ đạo sự vụ (lời của Giáo Sư Minh Chi). Hăy xem cán bộ Chính Quyền không thiếu mặt trong bất cứ một buổi họp, một buổi lễ lượt, một giới đàn nào. Việc này làm cho một số Tỳ Kheo không thành tựu Giới Pháp mà ḿnh được lănh thọ. V́ sao? V́ giới trường là nơi thanh tịnh, Phật Tử tham dự phải giữ thân tâm thanh tịnh. Cán bộ Chính Quyền không phải Phật Tử th́ họ đâu có giữ giới thanh tịnh. Tối hôm qua họ c̣n ngủ với vợ, họ c̣n dự buổi nhậu với rượu bia nem chả, sáng hôm nay họ ngồi trên bục Chủ Toạ của buổi lễ Phật làm cho không gian buổi lễ mất thanh tịnh theo. Điều này làm cho bao nhiêu Phật Tử phải đau ḷng

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có hoạt động đúng Chánh Pháp không? Xin trả lời là không - V́ Sao?

Cứu cánh của Đạo Phật là sự tu chứng, giác ngộ. Sự tu chứng ấy chỉ có giới luật Phật mới thẩm định được. Ngày nay, quư thầy trong Giáo Hội nạp Tăng tịch cho Nhà Nước để được phê chuẩn lên Ḥa Thượng, Thượng Toạ là sai với Chánh Pháp rồi.

Các tu viện của Phật Giáo cũng thế. Các Tăng sinh học là cầu tu chứng, giải thoát. Học giáo pháp thanh tịnh của chư Phật mà c̣n chưa giải thoát nổi, bây giờ lại học kèm với chủ thuyết Mác Lênin là một chủ thuyết chính trị, chủ trương đấu tranh giai cấp th́ làm sao mà giải thoát được.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có phải là Giáo Hội duy nhất và hợp pháp không? Xin trả lời không - V́ Sao?

Chỉ nh́n tại Thừa Thiên thôi là đă thấy không phải rồi. Thừa Thiên chúng ta có khoảng một triệu dân, trong đó 80% theo đạo Phật, như vậy là có 800.000 phật tử. Hiện nay Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam quản lư 400 khuôn hội trên toàn tỉnh (do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất để lại chứ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chẳng lập thêm được khuôn hội nào). Hiện nay, b́nh quân mỗi khuôn hội là 100 đạo hữu, nhân lên với 400 khuôn hội vị chi là 40.000 người. Vậy th́ 760.000 phật tử c̣n lại ở đâu, sinh hoạt với ai. Một giáo hội mà chỉ đại diện cho một thiểu số như thế th́ sao gọi là hợp Pháp được. Lại càng không thể là duy nhất được.

Hăy nh́n đất nước chúng ta với 80 triệu dân, do Đảng Cộng Sản lănh đạo. Mà Đảng th́ chỉ có 2 triệu Đảng viên. Vậy th́ có phải ai cũng phải vào Đảng th́ mới được xem là công dân hợp pháp của nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đâu. Phật Giáo cũng thế, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam lănh đạo nhưng có phải ai cũng phải vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam mới được gọi là Phật tử hợp pháp. Cho nên không ai có quyền xem 760.000 phật tử kia là bất hợp pháp. Đă không bất hợp pháp th́ họ phải được sinh hoạt tự do ngoài Giáo Hội, vậy Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam không thể là hợp pháp và duy nhất được.

Hăy nói về tự do Tôn Giáo và tự do ngôn luận tại Việt Nam:

(Hai điều căn bản mà Nhà Nước cần phải xét lại)

Việt Nam có tự do Tôn Giáo nhưng tự do ấy có được tôn trọng không? Xin trả lời là không - V́ Sao?

Nhiều người đă nói rằng, tự do Tôn Giáo tại Việt Nam được tôn trọng triệt để khi họ nh́n thấy nhiều ngôi chùa to lớn được xây dựng, nhiều trường học Phật Giáo được tổ chức, nhiều đạo tràng đông đúc, nhiều lễ lượt rực rỡ, và mỗi lần lễ lượt được Chính Quyền thăm viếng, trao quà. Nhưng đó là các tổ chức thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. C̣n những ai không theo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam th́ sao? Chùa chiền hư nát, không được sữa chữa, xin phép th́ Chính Quyền đổ cho Giáo Hội, Giáo Hội đừa cho Chính Quyền như khuôn hội Mai Vĩnh, 7 năm trời không sữa nổi một ngôi chùa. Phật tử sinh hoạt th́ bị ngăn cấm: không theo Giáo Hội th́ bị đuổi ra khỏi chùa như GĐPT Cát Tường, GĐPT Thuỷ An... và gần đây nhất là trong dịp rằm tháng 7, các em GĐPT Phú Cát hân hoan đến cắm trại mừng lễ Vu Lan. Khi đến nơi ban hộ tự ra lệnh ai theo Giáo Hội th́ được ở lại cắm trại, văn nghệ, ai không theo th́ bước ra khỏi chùa. Hơn 40 đoàn sinh và huynh trưởng đă từng gắn bó nơi đây, đă lặng lẽ dắt nhau ra khỏi chùa t́m về sinh hoạt với GĐPT Lương Văn. Tại chùa Lương Văn, các em cũng bị Chính Quyền địa phương xua đuổi, trong đêm tăm tối các em đă dắt díu nhau về nhà chị liên đoàn trưởng nấu cơm ăn, ngủ lại với nhau một đêm rồi ngày rằm ngậm ngùi chia tay ai về nhà nấy. Có cảnh nào đau ḷng hơn không Anh nhỉ?

Rồi các Ban Đại Diện Giáo Hội thường xuyên kết hợp với mặt trận đến các địa phương nói là vận động đăng kư theo Giáo Hội nhưng thực chất là hăm doạ (nếu không hăm doạ th́ Chính Quyền đi theo làm ǵ). Tạo sự hoang mang lo sợ cho cá nhân và gia đ́nh của đoàn viên GĐPT cúng như các đạo hữu. Đây cũng là nguyên nhân của sự bất hoà tại các niệm Phật đường: người sợ th́ muốn đăng kư cho yên thân, người thuỷ chung th́ cương quyết giữ nề nếp.

Nếu ngoài đời làm cho gia đ́nh người khác bất hoà cha từ con, vợ bỏ chồng là một tội ác th́ trong đạo cũng thế. Cái chủ trương đăng kư làm cho bác cháu, anh em bao nhiêu năm hoà thuận dưới một mái chùa bỗng dưng trở thành ly tán, chống đối lẫn nhau. Chủ trương ấy thật là tàn nhẫn.

Có nhiều nơi đám tang, chẩn tế, kỵ giỗ Chính Quyền buộc phải mời thầy của Giáo Hội, không được mời thầy của Tăng đoàn đă làm không biết bao nhiêu người bất măn.

Chúng ta hăy đọc lại điều 2 của nghị đinh 26 của Thủ Tướng Chính Phủ:

"Nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử v́ lư do Tôn Giáo tín ngưỡng". Nhưng Chính Quyền đă phân biệt đối xử rất trầm trọng với những người theo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và những người không theo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam như Tôi đă nói ở trên. Cho nên Chính Quyền đă vi phạm nghị định 26 chứ không phải là Phật Tử chúng tôi.

Việt Nam có tự do ngôn luận nhưng tự do ấy có được tôn trọng không? Xin trả lời là không - V́ Sao?

Tôi không phân tích dài ḍng mà chỉ nói những sự kiện gần đây thôi. Ông Nguyễn Văn Mễ, vừa Là Đại Biểu Quốc Hội, vừa là Phó Bí Thư Tỉnh Uỷ, vừa là Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên Huế. Khi Ông phát biểu tại Diễn Đàn Quốc Hội, lên án việc phục hồi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất th́ đài truyền h́nh ngang nhiên cắt xén một số từ làm cho lời phát biểu của Ông trở thành vô nghĩa và buồn cười. Thử hỏi một vị như ông Mễ mà lời nói c̣n bị bóp méo huống chi là dân thường. Vừa qua Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Thừa Thiên Huế và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Quăng Trị họp mitting lên án đạo luật HR 427 của Nghị Viện Hoa Kỳ mà chỉ thấy cái miệng quư thầy mấp máy c̣n lời nói th́ do xướng ngôn viên đài truyền h́nh nói thay cả. Ai biết quư thầy đă nói ǵ. Điển h́nh nhất Phật Giáo hiện nay chỉ có một tờ báo duy nhất là báo Giác Ngộ mà ban biên tập lại do Uỷ Ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh bổ nhiệm th́ tờ báo ấy có phải là tờ báo Phật Giáo nữa không? (theo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 3 của Giáo Hội Phật Giáo TP Hồ Chí Minh trang 32).

Xin bày tỏ tâm tư của Tôi

(Hai điều cần thiết đối với một người Huynh trưởng GĐPT)

Tại sao Tôi trung thành với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Hăy nh́n lại ngàn xưa, không có một chế độ nào tự hào là đă giáo dục được quần chúng. Cho nên cha ông ta đă khôn ngoan dùng bàn tay Tôn Giáo để ổn định xă hội. Ngôi đ́nh là bàn tay của Khổng giáo, đền miếu là bàn tay của Lăo giáo, chùa chiền là bàn tay của Phật giáo. Ngày nay với chủ nghĩa duy vật biện chứng, bàn tay Tôn Giáo đă trở thành què quặt th́ tệ nạn phát sinh làm sao mà tránh khỏi. V́ thế Tôi mong ước Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được phục hồi để góp phần cải tạo xă hội theo tinh thần từ bi của chư Phật.

Trước năm 1975, tại miền Nam Việt Nam có hơn 500.000 lính Mỹ và hơn 1 triệu lính Nguỵ do đó không có một tệ nạn nào mà miền Nam không có từ đĩ điếm, x́ ke ma tuư đến phim ảnh khiêu dâm để phục vụ cho đạo quân viễn chinh ấy và cho cả lính nguỵ xa nhà, xa vợ con, đói khổ trong rừng sâu nước độc khi trở về thành phố. Nhưng các thế hệ thanh thiếu niên miền Nam thời ấy có mấy ai hư hỏng đâu. V́ sao thế, đó chính là nhờ bàn tay của Tôn Giáo. Từ Tổng Thống, Bộ Trưởng cho đến kẻ ăn mày ai cũng có đạo. Mà đă giữ đạo một cách chân chính th́ làm sao mà sa vào tệ nạn được, bởi v́ người có đạo ai cũng sợ nhân quả. Công giáo th́ sợ không lên được Thiên Đường. Phật giáo th́ sợ đoạ xuống địa ngục. Phải nói rằng sự giáo dục Tinh Thần Tôn Giáo ấy có công lao rất lớn của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Từ thành thị cho đến thôn quê hay hang cùng ngơ hẽm ở đâu cũng có khuôn hội, cũng có GĐPT, có trường Bồ Đề, có học sinh Phật Tử, có hướng đạo Phật Giáo. Từ cụ già 90 tuổi đến đứa con nít lên ba đều xem là mái chùa là mái nhà của họ. Đây chính là cái b́nh phong để ngăn ngừa mọi tệ nạn phát sinh. Ngày nay đến chùa mà phập phồng lo sợ. Con số mỗi khuôn hội khoảng 100 Bác như Tôi nói ở trên là quá nhiều rồi đấy.

Gần đây có nhiều bài viết từ bưu điện gởi đến cho Tôi như bài của ông Trần Chung Ngọc hết lời ca tụng Chính Sách Tôn Giáo của Nhà Nước, ca tụng thành công của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nhưng kết luận Ông cũng hô hào "hăy giúp cho Phật Giáo Việt Nam độc lập với Chính Quyền...... hăy giải phóng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ra khỏi mặt trận". Bài của ông Trần Thanh Hải cũng thế, vừa ca tụng Nhà Nước, vừa ca tụng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nhưng kết luận cũng kêu gọi "phải có một tổ chức Phật Giáo lành mạnh hơn...... phải cải tổ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chứ cái Giáo Hội như ghế một chân, lăo hoá như hiện nay th́ chẳng làm được ǵ" xem thế th́ đủ rơ vai tṛ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam như thế nào rồi.

Tại sao tôi trung thành với Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam?

GĐPT Việt Nam mà Tôi nói ở đây là GĐPT truyền thống sinh hoạt theo nội quy đă được ban hành năm 1964 và tu chỉnh lần cuối cùng năm 1973.

Hăy nh́n lại xă hội chúng ta hiện nay, không có ngày nào là báo đài không báo động, kêu cứu về tệ nạn tham nhũng, ma tuư, măi dâm, rượu chè cờ bạc. Nhưng chúng ta thấy có c̣n một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên nào được hoạt động không? Hướng Đạo đă chết, Thanh Sinh Công, Hùng Tâm Dũng Chí, Thanh Niên Thiện Chí cũng chẳng c̣n. Nhà Nước luôn luôn đề cao vai tṛ của đoàn Thanh Niên Cộng Sản và Đội Thiếu Niên Tiền Phong, nhưng thực chất đây không phải là các tổ chức giáo dục thanh thiếu niên mà đây là các tổ chức chính trị nhằm đào tạo người thừa kế cho Đảng. Bằng chứng là chỉ có các em có lư lịch tốt mới được vào đoàn vào đội. C̣n các em có lư lịch xấu, ta bà, bụi đời th́ chẳng bao giờ được vào các tổ chức này cả. Mà chính các em xấu, ta bà, bụi đời là các em cần được giáo dục nhất. Không có cơ sở giáo dục để ngăn chận tệ nạn, đợi đến khi các em phạm pháp bắt vào trại giáo dưỡng xem như xong chuyện. Ngày nay trên đất nước chúng ta điều đáng buồn nhất là tệ nạn th́ đầy dẫy mà xin mở một quán cà phê đèn mờ, một quán karaoke, một quán nhậu th́ dễ mà xin thành lập một tổ chức sinh hoạt thanh niên, một trường Bồ Đề... th́ chẳng bao giờ được chấp nhận.

Bởi thế GĐPT Việt Nam mở rộng ṿng tay với tất cả mọi người, không phân biệt già trẻ lớn bé, tôt xấu, giàu nghèo vận động mọi tầng lớp Thanh Thiếu Nhi sống theo hạnh từ bi của Phật Giáo. Cho nên ngày nào xă hội c̣n cần đến chúng tôi th́ ngày ấy chúng tôi c̣n sinh hoạt. Sự sinh hoạt ấy, đôi khi cũng làm phiền ḷng các anh không ít nhưng xin các anh hoan hỷ cho. Ở đây chúng tôi cũng xin nói rơ là chúng tôi không tham gia Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nên chúng tôi không chấp nhận Phân Ban Hướng Dẫn Gia Đ́nh Phật Tử hiện tại và xem đó như là một quái thai của GĐPT. V́ sao:

Đó là một tổ chức không theo nội quy và quy chế GĐPT Việt Nam.

Đó là một tổ chức "phi tổ chức" v́ nó không thực hiện được cái quyền dân chủ tối thiểu của một đoàn thể: không có đại hội để hoạch định chương tŕnh sinh hoạt, không có bầu cử các cấp lănh đạo mà chỉ do các Ban Trị Sự áp đặt, ưa ai th́ mời nấy, không ưa th́ gạt ra (xem nội quy của phân ban th́ rơ).

V́ ưa ai th́ mời nấy cho nên Ban Trị Sự đă mời những người không phải Huynh trưởng, những người không giữ giới luật Phật giáo rồi phong Cấp Tấn cho họ để lănh đạo GĐPT. Cụ thể nhất là trong trại Vạn Hạnh vừa qua tại Quăng Trị, Phân Ban Hướng Dẫn tham dự mà đem theo bia bọt, nem chả (nem chả bằng thịt heo đàng hoàng) để nhậu. Nhậu như vậy là vi phạm giới luật. Bỏ trại sinh đi ngủ khách sạn là vi phạm kỷ luật. Những điều trên đây Huynh trưởng của Tôi chứng kiến tận mắt. Vậy mà Ông Nga (Công An Huyện Phú Vang) mời Huynh trưởng Ngô Đức Tiến đến tại trụ sở Công An để làm việc đă buộc Anh Tiến không được nói xấu Phân Ban. Thật là hết chỗ nói.

Kết luận: Một giải pháp cho Phật Giáo Việt Nam

(chín điểm cơ bản để giải quyết vấn đề Phật Giáo Việt Nam)

Qua những phân tích trên, muốn ổn định Phật Giáo Việt Nam theo Tôi chỉ có một con đường:

Hăy đưa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Chư Vị Tôn Túc Lănh Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra toà. Trước pháp luật nghiêm minh của Nhà Nước, trước sự giám sát của Pháp Luật Quốc Tế, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sẽ biện minh cho sự tồn tại hợp pháp của chính ḿnh.

Nếu đưa ra toà mà cảm thấy hết t́nh hết nghĩa, cạn tàu ráo máng th́ phải có một cuộc đối thoại trực tiếp và công khai giữa Chính Phủ và Lănh Đạo Giáo Hội Thống Nhất. Nếu Giáo Hội chứng minh được Pháp Lư của ḿnh th́ Nhà Nước phải công nhận sự tồn tại hợp pháp của Giáo Hội. Nếu Giáo Hội không chứng minh được th́ Giáo Hội đành chịu chết.

Khi Giáo Hội Thống Nhất chứng minh được sự tồn tại hợp pháp của ḿnh rồi th́ Giáo Hội Thống Nhất phải được sinh hoạt tự do. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam phải trả lại toàn bộ tài sản đă chiếm đoạt cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Bên cạnh đó Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do Nhà Nước lập ra th́ cứ vẫn tồn tại, chẳng có ǵ phải suy tính.

Như vậy chúng ta có hai Giáo Hội song hành: một Giáo Hội quốc lập và một Giáo Hội dân lập.

Đừng sợ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thừa thắng xông lên để giành địa vị độc tôn của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hiện nay. Giáo Hội Thống Nhất sẽ không làm như vậy, như trước năm 1975, Giáo Hội vẫn tôn trọng các tổ chức ngoài Giáo Hội như Hội Phật Học Nam Việt,... Cũng đừng sợ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam bắt ép tín đồ phải vào Giáo Hội v́ việc này Giáo Hội đă từng làm nhưng không thành công dù có sự hỗ trợ tích cực của Nhà Nước.

Rồi sao nữa? Rồi Anh sẽ thấy: Chư Vị Tôn Túc của hai Giáo Hội sẽ t́m lại với nhau để có một tiếng nói chung của Phật Giáo Việt Nam như các ngài đă từng làm năm 1951, 1952, 1956, 1964.

Nhưng muốn được như thế điều tiên quyết là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hiện nay phải đứng ra ngoài Mặt Trận Tổ Quốc. V́ sao? V́ Mặt Trận quản lư các tổ chức, các hội đoàn nhưng không thể quản lư các Tôn Giáo được. V́ ngoài các nguyên tắc hành chánh như các hội đoàn, các Tôn Giáo c̣n có các nguyên tắc về giới luật, về tu chứng... mà Mặt Trận không thể hiểu v́ đa số cán bộ Mật Trận là những người không có đạo. Không hiểu mà muốn quản lư th́ phải thắt chặt, mà càng thắt chặt th́ càng vi phạm tự do Tôn Giáo như nghị định 26 là quá rơ ràng.

Ngoài ra c̣n một điều nữa mà tôi muốn nói là một Giáo Hội nằm ngoài Mặt Trận, một Giáo Hội nằm trong Mặt Trận như một con chim ngoài lồng, một con chim trong lồng th́ làm sao mà cùng sánh vai bay vào cơi trời cao rộng cho được.

Đến đây tâm sự cũng đă quá dài mà Tôi biết càng dài th́ càng nhiều nguy hiểm. Nhưng tôi đă nguyện với ḷng ḿnh rằng: nếu đem thân mạng của ḿnh để đổi lấy sự tồn tại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và của các tổ chức giáo dục thanh thiếu nhi chân chính th́ tôi cũng đă sẵn sàng.

Tết Giáp Thân đă về, Giáp là cái vỏ, Thân là con khỉ " theo thuyết tiến hoá của Đắc-Uyn th́ con người ta là do con khỉ biến thành nên ai cũng mang một cái thân con khỉ hết. Nhưng may sao cái tâm của chúng ta lại là cái tâm con người. Nếu chúng ta giữ được cái tâm chân thật của con người th́ mọi việc đều được hoá giải hết phải không Anh?

Kính chúc anh và gia đ́nh một năm mới vạn sự như ư. Và mong Anh phản ảnh nội dung thư này lên lănh đạo Chính Quyền xem như Anh đă giúp cho đất gọi tới trời. Xin trân trọng cám ơn.

Kính thư

Lê Công Cầu

83 Thạch Hăn " Huế

- Tôi cũng xin phép Anh để được gởi tâm sự này đến Ban Trị Sự GHPGVN Tỉnh Thừa Thiên Huế, Tăng đoàn Thừa Thiên Huế để xin quư Ngài tŕnh lên HĐTSTƯ GHPGVN và Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN.

- Tôi cũng xin phép Anh để được gởi tâm sự này đến BHD Thừa Thiên để kính chuyển lên BHDTƯ phổ biến đến các Huynh trưởng GĐPT (kể cả những Huynh trưởng đă theo Phân Ban) để chia sẻ cùng tôi một tâm sự đau buồn.

Xin cám ơn.

Trở về Mục Lục