Ghi lại những ngày cuối cùng
của Ḥa thượng Thích Đức Nhuận
Thích Thiện Hiền
Trưa ngày mồng 9 tháng chạp
năm Tân tỵ (21.1.2002), chuông điện thoại di động của tôi reo, khi nh́n lên màn
ảnh, hiện hai chữ "HT." Tôi trả lời: "A Di Đà Phật, bạch Ḥa thượng con đây."
Bên kia đầu giây nghe giọng nói nhỏ và yếu: "Chiều nay đưa Thày đi bệnh viện''.
"Dạ..." Máy cúp. Tôi liền chuẩn bị xuống Chùa Giác Minh, nhưng phải đi ḷng ṿng
ngoài đường cho đến 1giờ 30 phút. Đợi chùa mở cửa, v́ chùa Giác Minh giống như
một cơ quan nhà nước mở cửa buổi sáng từ 5giờ 30 đến 11giờ 30; buổi chiều từ
13giờ 30 đến 17giờ 30. Bởi vậy, khi có việc cần gấp cũng phải đợi đến giờ, nếu
đă vào chùa th́ cũng phải canh giờ ra về. Kể từ ngày HT Thích Đức Nhuận bị cộng
sản bắt th́ GHPGVN bổ nhiệm HT Thích Đức Nghiệp làm trụ tŕ chùa Giác Minh.
Đúng 1 giờ 30 chiều, tôi được vào chùa lên pḥng HT. Lúc đó, HT đang dùng cháo trắng với muối tiêu.
"Bạch HT, sức khỏe thế nào?"
"Đau bụng suốt cả sáng nay; không ăn uống ǵ được, bây giờ mới ăn miếng cháo. Bác sĩ bảo phải đi bệnh viện.''
Cùng lúc đó, có hai Phật tử, một người nam tên Hùng (người này được bác sĩ Quân giới thiệu lên để theo dơi sức khỏe của HT. V́ buổi sáng có bác sĩ Quân đến kiểm tra sức khỏe, và đề nghị HT nên đi bệnh viện để điều trị và săn sóc tốt hơn) và một nữ Phật tử tên là Xuân Lê. Cô là người giúp đỡ HT nhiều việc mà các thầy và các vị khác không ai làm được. Chẳng hạn như photocopy các loại giấy tờ quan trọng và chuyển những tài liệu ấy đến các vị mà HT cần muốn chuyển. Cô ta sống độc thân nên có th́ giờ rảnh rỗi. Tuy nhiên, sự xuất hiện của cô ta, làm cho nhiều người sanh ra nghi ngờ là người của nhà nước. Nhất là, trước đó hai tháng đă đưa HT vào bệnh viện Thống nhất (trước kia, HT Thích Trí Thủ đă viên tịch tại đó). Chẳng qua v́ cô có một người cháu là nữ bác sĩ chuyên khoa về tim mạch làm trong bịnh viện này.
Trong lúc, Thầy tṛ trao đổi về bệnh t́nh, th́ HT ngưng ăn cháo, đứng lên ra khỏi pḥng vào nhà vệ sinh. Tôi đứng bên ngoài đợi, đi tới đi lui gần một giờ đồng hồ. HT bước ra mồ hôi đổ đầm đ́a, mặt tái nhợt, khó thở; tôi vội d́u Ngài vào pḥng, đỡ ngồi xuống ghế xếp -- chiếc ghế mà Ngài ngồi suốt cả ngày và ban đêm cũng ngủ chiếc ghế đó, c̣n cái giường ngủ của Ngài để đủ thứ như sách báo, giấy tờ,viết vv... Ngài ngồi trong tư thế thẳng, cố gắng nói:
''Khó thở quá, đau ngực , đau lưng.''
Tôi vuốt ngực xoa mạnh vùng tim, c̣n anh Hùng ( huynh trưởng GĐPT Vĩnh Nghiêm) vỗ lưng HT. Hơi thở của ngài kḥ khè và dồn dập. Tôi nói:
''Ḥa thượng cứ từ từ hít sâu vào và thở ra nhẹ nhàng."
Ngài làm được vài lần, sau đó yếu dần và Ngài muốn ngă người ra phía sau. Tôi đỡ đầu Ngài tựa lưng vào ghế rồi vội vàng nhờ cô Xuân Lê gọi xe taxi (VN không có xe cấp cứu đến tận nhà) để đưa HT đi bệnh viện cấp cứu. Chúng tôi quyết định đưa HT vào bệnh viện Đại Học Y Dược quận 5. (là bệnh viện mà vào năm 1994 khi HT bị ngất một lần, đă được đưa vào điều trị tại đây). Tôi nhờ thêm hai thầy Thanh và Nhân trong chùa phụ khiên HT ngồi trên chiếc ghế xếp xuống lầu; chị Xuân Lê th́ đem theo ít áo quần và các giấy tờ, hồ sơ bệnh án khi nằm ở bệnh viện Thống Nhất trước đó hai tháng. Ba người chúng tôi đưa HT lên xe taxi. Tôi ngồi bên phải và anh Hùng ngồi bên trái của HT, c̣n chị Xuân Lê ngồi bên cạnh tài xế. Tay trái tôi choàng sau cổ HT, đỡ ngồi thẳng lưng, đặt hai tay của Ngài vịn vào hai ghế trước, tay phải tôi xoa ngực liên tục; c̣n anh Hùng th́ liên tục vỗ lưng Ngài. Suốt 30 phút ngồi trên xe nóng bức, mồ hôi HT đổ ra đầm đ́a, tiếng kḥ khè của đàm, hơi thở yếu dần. Xe đến bệnh viện, cô Xuân Lê vào trong liên hệ với nhân viên cấp cứu, đẩy chiếc băng ca ra. Anh Hùng khiêng phần chân ra trước, tôi đỡ sau lưng và đầu, đặt HT nằm xuống băng ca, đẩy đi một đoạn th́ HT vùng người ngồi dậy và nói:
''Không nằm được, khó thở quá!''
Các vị y tá và tôi đỡ HT nằm xuống trở lại. Không có gối nên tôi lấy chiếc đăy mang vai kê đầu HT lên, nhưng Ngài không chịu nằm ngửa, quay người nằm nghiêng và khạc đờm th́ mặt của Ngài tái nhợt, mắt thất thần trong trạng thái hôn mê. Đẩy xe nhanh vào pḥng cấp cứu, cho thở oxy và hô hấp nhân tạo.
Thời gian 30 phút trôi qua, các bác sĩ làm việc liên tục nhưng không thấy Ngài tỉnh lại. Tôi đứng phía dưới chân giường nh́n Ngài trong trạng thái lo âu và yên lặng, biết HT không thể qua khỏi nên liền lấy điện thoại gọi cho Phong (cháu HT) và các thầy trên chùa Già Lam, thông báo cho TT Tuệ Sỹ biết là HT đang cấp cứu khó qua khỏi. Sau đó, bác sĩ đưa HT vào pḥng siêu âm tim, bảo chúng tôi ra ngoài. Cũng trong lúc đó, tôi thấy một công an mặc thường phục có mặt tại trước cửa pḥng cấp cứu. Khi bác sĩ đẩy băng ca vào pḥng cấp cứu, anh ta đi theo vào pḥng, đứng bên cạnh và theo dơi các bác sĩ cấp cứu. Tôi biết bổn phận của công an là bám sát theo dơi HT từ khi đưa đi cấp cứu. Tại bệnh viện đă có họ ở đó và khi đưa nhục thân HT về chùa th́ họ đă có mặt. TT Tuệ Sỹ xin bác sĩ vào thăm và nh́n HT lần cuối, kế đến là TT Thanh Huyền, TT Đức Thắng và các thầy khác... Sau đó bác sỹ gọi người nhà vào, và họ đă chia buồn cùng gia đ́nh: họ đă làm hết khả năng nhưng không cứu được Ngài.
HT đă viên tịch lúc 17h kém 15 phút ngày mồng 9 tháng chạp năm Tân Tỵ (21-1-2002). Tất cả quư thầy và các Phật tử đứng quanh giường đồng niệm Phật tiếp dẫn. Quư thầy thương lượng với bệnh viện xin xe cấp cứu để đưa nhục thân HT về chùa Giác Minh. Chư Tăng cùng lên xe ngồi bên cạnh HT đồng niệm Phật . Tiếng c̣i hú của xe cấp cứu đă xé nát tim gan, ăn sâu vào trong tạng thức tôi. Bây giờ, mỗi lần nghe tiếng c̣i hú như vậy, ḷng cảm thấy xót xa, thương nhớ HT vô cùng.
Khi nhục thân HT về đến chùa, chúng tôi đưa vào nơi giảng đường trống trải, mà
không thấy HT Đức Nghiệp. Trước đó chúng tôi đă cho một thầy về chùa gơ cửa
pḥng báo cho HT Đức Nghiệp biết. Chúng tôi đợi thật lâu, để hỏi ư kiến của trụ
tŕ nhưng vẫn chưa thấy HT Đức Nghiệp ra khỏi pḥng. TT Tuệ Sỹ gơ cửa pḥng và
gọi lớn cho HT nghe. Khi HT Đức Nghiệp vừa bước ra liền tuyên bố:
''Công an ra lệnh niêm pḥng Ḥa thượng Đức Nhuận, ai giữ ch́a khóa pḥng đưa đây."
Trước đó, khi về đến chùa th́ tôi đă mở cửa pḥng của Ngài, khiêng chiếc giường xuống lầu để thay chiếc băng ca của bệnh viện. Quư thầy vào pḥng nh́n quanh như đang t́m HT đâu đây. TT Tuệ sỹ nói: ''HT có tài liệu ǵ mới Thiện Hiền đem cất đi. Tôi loay hoay không biết lấy thứ ǵ, th́ nh́n thấy một bao thư lớn màu vàng, liền bỏ vào túi. Chiếc đồng hồ đeo tay và một xâu chuỗi mà mỗi ngày HT thường niệm Phật, tôi cũng cất lấy để làm kỷ niệm, v́ biết chút nữa đây ḿnh sẽ không c̣n có quyền ǵ với cái pḥng thân thương mà trước kia ḿnh muốn đến lúc nào cũng được. Quư thầy đi ra, tôi khóa pḥng lại cùng xuống lầu để niệm Phật bên cạnh nhục thân của Ngài.
Về sau, chư Tăng và Phật tử về càng đông, một số Tăng Ni thuộc miền Vĩnh Nghiêm nh́n thấy HT nằm lạnh lẽo giữa giảng đường trống vắng, nên đề nghị đưa HT lên pḥng của Ngài. Lúc này pḥng đă niêm phong, và ch́a khóa đă giao cho HT Đức Nghiệp. Xin mở cửa pḥng để đưa nhục thân HT vào pḥng như c̣n sinh tiền, HT Đức Nghiệp không bằng ḷng mở cửa. Sau một lúc thương lượng, năn nỉ van xin, ăn mày công đức, khóc lóc... Cuối cùng lớn tiếng th́ HT Đức Nghiệp chịu mở cửa, cho lấy đồ đạc và các thứ cần dùng, và thỉnh nhục thân Ngài lên pḥng khách riêng, bên cạnh pḥng ngủ. Đêm hôm đó, những đệ tử thân cận với Ngài đều ngồi quanh bên cạnh giường niệm Phật.
Bên dưới giảng đường có cuộc họp nội bộ thuộc miền Vĩnh Nghiêm. Buổi họp có
trưởng môn phái miền Vĩnh Nghiêm bấy giờ là HT Thích Giác Hải, trụ tŕ chùa Trấn
Quốc Sài g̣n, HT Thích Đức Nghiệp Trụ tŕ chùa Giác Minh và một số Tăng Ni, ngồi
nghe HT Đức nghiệp quyết định như sau:
Ngày mai,10 giờ sáng ngày mồng10 tháng chạp Tân tỵ nhập liệm, đến 8 giờ sáng
ngày 12 tháng chạp đưa đi hỏa táng (quàn tại chùa chưa được 3 ngày)
Thành phần ban tổ chức tang lễ: Ḥa thượng Thích Giác Hải: trưởng ban, Ḥa
thượng Thích Đức Nghiệp: phó ban điều hành, và một vài ban khác.
Về phần môn đồ hiếu quyến, bầu thầy Giác Dũng chùa Vĩnh Nghiêm làm đại diện.
Đến 10 giờ đêm chư Tăng Ni các nơi đều phải ra về. HT Đức Nghiệp không cho vị
nào ở lại; nếu muốn ở lại phải đem giấy tờ ra phường xin đăng kư tạm trú. Chỉ có
vài người cháu của HT chấp thuận nên được ở lại, ngồi niệm Phật bên HT suốt đêm.
Vấn đề tạm trú tạm vắng tại VN không bao giờ hết, chỉ ở một đêm mặc dù có hậu sự lớn như vậy. Thực ra không phải chùa nào cũng chấp hành tốt, mà do cách xử trí của người thừa kế ngôi chùa đó.
Đáng lẽ, vào năm 1996 ngôi chùa Giác Minh được trả lại cho HT Thích Đức Nhuận,
sau khi HT Đức Nghiệp nhận di chúc của cố HT Thích Huyền Minh về trụ tŕ ngôi
chùa Lâm Tế, Q1. Ḥa thượng Đức Nghiệp lên thưa với HT Đức Nhuận trả lại chùa
Giác Minh cho Ngài. HT Đức Nhuận gọi tôi đến và nói rằng: "Thầy Đức Nghiệp trả
chùa lại con tính thế nào?" Tôi thưa: "Bạch HT, nếu HT Đức Nghiệp trả th́ ḿnh
cứ nhận, để có nơi cho chư Tăng thuộc giáo hội Thống Nhất về sinh hoạt và lúc đó
sẽ không c̣n ai đội lốt ở trong chùa."
Quyết định vào ngày rằm tháng 3 năm 1996 bàn giao chùa. Sáng ngày rằm tôi đến chùa Giác Minh và cũng đă có đông đảo chư Tăng và Ni tập trung tại chùa. Tôi lên pḥng HT Đức Nhuận th́ được nghe HT nói rằng: "Tối hôm qua thày Đức Nghiệp lên nói lại là: Ban Tôn giáo và Giáo hội hiện nay không bằng ḷng trả lại chùa." Tôi biết chuyện trả lại chùa là chuyện không thể có. HT Đức Nhuận tiếp: ''Đất nước này c̣n mất huống ǵ cái chùa''.
Tuy nhiên, sáng hôm đó vẫn có cuộc bàn giao chùa và cung thỉnh 3 vị HT ngồi vào bàn chứng minh: HT Trí Dũng, HT Đức Nhuận, HT Thanh Kiểm.
Điều khiển chương tŕnh và tuyên bố lư do, th́ có 2 vị Ḥa thượng Thích Giác Hải
(chùa Trấn Quốc Sài G̣n) đă tự biên tự diễn, từ lúc khai mạc cho đến bế mạc. Nội
dung cuộc họp đó là: cách chức thày Đức Tuấn (đệ tử của HT Đức Nghiệp) ra khỏi
chùa Giác Minh và các người bà con của thày Đức Tuấn nữa. HT Đức Nghiệp nói: ''Chùa
này là của chư Tăng Bắc Việt chứ không phải của riêng ai, nên không thể đem gia
đ́nh bà con vào ở trong chùa''. Phần sau là bầu một vị khác lên thay thế. HT Đức
Nghiệp từ chức trụ tŕ, nên tiến cử thầy Vô Tàm là đệ tử của HT Giác Hải đă được
sắp xếp trước. Khi HT Đức Nghiệp tuyên bố chính thức mời thày Vô Tàm bước ra
đảnh lễ 3 vị HT chứng minh. Khi thày Vô Tàm ra đảnh lễ nhận chức trụ tŕ tạm
thời, HT Đức Nghiệp nói: "Bầu làm trụ tŕ một thời gian, nếu thấy được th́ tiếp
tục, c̣n không th́ cũng mời thày ra đi, muốn làm ǵ th́ phải hỏi ban cố vấn.''
Một câu nói phủ đầu và không tin tưởng khả năng của một vị tân trụ tŕ như vậy,
dù ai có khả năng làm tốt th́ cũng không thể làm hết ḿnh được.
Đúng như vậy, vài năm sau, thày Vô Tàm cũng khăn gói ra đi; lần này đi không nhẹ nhàng như lần đến. Sư phụ của thày Vô Tàm là HT Giác Hải trụ tŕ Chùa Trấn Quốc đến chùa Giác Minh "khẩu chiến" với HT Đức Nghiệp một trận... Trong thời gian giao chùa Giác Minh cho thầy Vô Tàm, HT Đức Nghiệp nhận di chúc của HT Huyền Minh, nên thường xuyên mỗi ngày qua lại chùa Lâm Tế Q1, sáng đi trưa về lại Chùa Giác Minh dùng cơm, chiều đi đến tối về như một cán bộ đi làm việc hành chính...
Trở lại chuyện tang lễ của HT Đức Nhuận:
Ngày hôm sau, tất cả chư Tăng tập trung về để cùng nhau hộ niệm lễ nhập Kim quan. Sự hiện diện của Tăng Ni và Phật tử hơn cả ngàn người. Chư Tăng thân cận của HT, vai kề vai khiêng nhục thân HT xuống lầu, để chiêm ngưỡng đảnh lễ nhục thân Ngài lần cuối trước hi nắp kim quan được đậy lại. Trong ngày đó, chư Tăng các nơi về đảnh lễ, kính viếng rất nhiều ṿng hoa, trướng liễn... tất cả những nội dung chữ viết trên đó được ban tiếp lễ kiểm duyệt, nếu là trên ṿng hoa th́ cắt bỏ, c̣n trướng liễn th́ xếp cất. Nhất là, các trướng liễn của các chùa, chư tăng thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và các đoàn thể GĐPT hải ngoại. Tôi được biết chừng hơn 100 tấm nhưng sau khi đưa nhục thân HT hỏa táng th́ dọn sạch không c̣n một tấm nào.
Trong thời gian nhục thân HT quàn tại chùa 3 ngày, chư Tăng trong thành phố Sài
G̣n về kính viếng, đảnh lễ giác linh HT rất đông. Có phái đoàn từ các tỉnh miền
Trung vào như: Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngăi, B́nh định, Phú yên, Khánh
ḥa, Phan Thiết; ngoài ra c̣n có các tỉnh lân cận như Đồng nai, Lâm đồng và các
tỉnh miền Tây... Cũng có một số phái đoàn các tỉnh khác đều bị chận lại không
cho đến tiễn đưa nhục thân HT. Lại có phái đoàn từ Bà rịa vào lúc 3 giờ sáng,
xin vào chùa kính viếng giác linh HT nhưng vẫn không được mở cửa cho vào, phải
ngồi bên hiên chùa niệm Phật chờ đợi cho đến 5 giờ; v́ chùa Giác minh kể từ ngày
HT Đức Nghiệp lên làm trụ tŕ th́ mở cửa chùa theo giờ hành chánh. Trong lúc đó
th́ lực lượng công an thành phố bao vây kiểm soát, theo dơi mọi động tĩnh của
tang lễ. Khoảng 20 nhân viên an ninh túc trực cho đến ngày đưa kim quan đến nơi
trà tỳ, và họ cũng đợi đến chiều khi đưa hủ hài cốt về chùa, th́ họ mới hoàn
thành nhiệm vụ.
Lần ra đi vĩnh viễn này, có những người đệ tử thân thương của Ngài đi sau theo
chiếc kim quan, đưa Ngài đi trên con đường dài Phan Thanh Giản cũ ṿng qua đường
Công Lư viếng chùa Vĩnh Nghiêm lần cuối, từ giă thành phố Sài g̣n. Chư Tăng và
Phật tử tiễn đưa Ngài rất đông, khoảng 3000 người.
Trên chiếc xe tang có TT Tuệ Sỹ ngồi bên cạnh, c̣n tôi đứng sau lưng kim quan, như hầu Ngài lúc c̣n sống. Tôi 3 lần đưa Ngài đi là 3 lần đau xót nhất: một lần đưa cấp cứu bằng xe taxi, lần thứ hai trở về trên xe cứu thương của bịnh viện, tiếng c̣i rú lên nghe thảm thiết, xót xa, xé nát tim can và lần cuối cùng đưa Ngài đến lễ trà tỳ cùng trở về với chiếc hủ đựng một ít tro và xương. Một phần tro xương được chia về chùa quê hương Nam định, c̣n lại để thờ tại chùa Giác minh.
Vào ngày tuần thất đầu th́ Mặt trận Tổ quốc và công an cùng ban tang lễ xét
pḥng, tịch thu tiền 1800 đô la Mỹ và 10 triệu đồng Việt Nam. Tôi được biết số
tiền đó HT dự trù sẽ trả tiền in sách để làm quà biếu vào dịp Tết và c̣n lại gởi
về quê sửa từ đường, tu bổ chùa làng. Ngài đă viết thư rồi và đợi có người về sẽ
gởi.
Vào ngày sinh nhật 80 tuổi của HT sau 5 ngày Ngài viên tịch, tôi mang lên một
lẳng hoa và ổ bánh sinh nhật cúng Ngài. Sau đó, HT Đức Nghiệp cho người mời tôi
xuống pḥng khách dưới lầu, hỏi tôi:
"ĐĐ có biết tiền của cụ để ở đâu?"
"Dạ thưa không."
"Nghe nói ĐĐ có vào pḥng của cụ sau khi mất?"
"Dạ có."
"Có lấy cái ǵ trong đó?"
"Dạ có, một xâu chuỗi 18 hạt và một chiếc đồng hồ đeo tay..." ( chiếc đồng hồ tôi lấy pin ra, để dừng lại vào ngày, thứ, giờ, giây lúc HT viên tịch)
"C̣n TT Tuệ Sỹ lấy cái ǵ?"
"Dạ, không lấy ǵ cả."
"Trong pḥng lúc đó có nhiều thầy khác phải không?"
"Dạ chỉ có bốn vị thôi."
HT Đức nghiệp hỏi rất nhiều tôi không tiện kể ra, cuối cùng tôi hỏi lại, HT là công an hay sao mà điều tra nhiều như vậy. Rồi lại một lần sau, vào thất thứ 3, tôi cũng bị điều tra tiếp. Lần này tôi nhịn hết nổi, nên tranh luận rất căng thẳng và rất lâu. Cuối cùng HT dùng lời răn đe: "ĐĐ sắp đi nước ngoài..." Tôi nghĩ không đi cũng được, có ǵ mà phải lo sợ. Khi ra về, tôi có ghé vào chùa Già lam thăm TT Tuệ Sỹ, và cũng được biết TT Tuệ sỹ cũng bị HT Đức nghiệp hỏi vào lúc vừa nhập liệm. TT Tuệ Sỹ trả lời: "Đồ đạc trong pḥng của thầy tôi, tôi có quyền lấy bất cứ thứ ǵ! thầy không có quyền hỏi." Như vậy là tôi biết HT Đ. Nghiệp đă hỏi rất nhiều người về số tiền. Cuối cùng có người trong chùa điềm chỉ, nên lại một tuần sau, lục xét chiếc tủ gỗ để phía ngoài nhà vệ sinh, lấy 10 ngàn đô la Mỹ và 6 chỉ vàng cùng một số tài liệu quư hiếm. Tôi được biết là số tiền đó HT định mua một miếng đất để làm Tịnh thất ở riêng, v́ không muốn ở trong chùa Giác Minh nữa.
Sau lễ chung thất, chùa dẹp luôn bàn thờ và di ảnh trên pḥng khách. Chỉ c̣n lại chiếc long vị do đệ tử chúng tôi đặt làm được thờ trên bàn Tổ. Những di tích của HT chỉ c̣n lại căn pḥng trống vắng, vài chiếc tủ đơn sơ không c̣n ǵ cả.
Trước khi ra đi Ngài đă báo mộng cho một đệ tử đọc bài thơ như sau:
Ta về để lại Một Niềm Tin
Nhất tâm niệm Phật đoạn ưu phiền
Ta về để lại tâm vô lượng
Nguyện khắp mười phương cơi Phật sinh.
Để thay lời kết, tôi xin chép bài thơ Lầu Hoàng hạc mà Ngài đă họa lại ghi bằng thủ bút như sau:
Họa bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu
Người cưỡi hạc vàng xưa vắng bóng
Riêng lầu Hoàng Hạc cảnh chơ vơ
Hạc vàng một thoáng đi biền biệt
Mây trắng bao đời vẫn nhởn nhơ
Bến tạnh Hán Dương cây bát ngát
Băi sa Anh Vũ cỏ lưa thưa
Chiều tà gợi nhớ đâu quê quán?
Khói sóng trên sông khách ngẩn ngơ.
Kư tên Nhuận
(Cuối thu 2001)