Thiền con đường chuyển hóa

Chánh Hạnh

Hậu bán thế kỷ 20, Phật Giáo Việt Nam được phục hưng và phát triển, các hội đoàn Phật Giáo, các Phật học đường, Phật Học viện cấp Trung Học đến Đại Học được thành lập từ Nam chí Bắc, chư Tăng được gửi đi du học nước ngoài, kết quả sau cuộc tranh đău năm 1963, Phật Giáo Việt Nam đă tiến triển vược bực. Đó là thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một tổ chức Phật Giáo có cơ sở từ hạ tầng đến trung ương khắp toàn quốc, thống nhất được hai Tông phái Nam và Bắc Tông, thành lập Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Những thành quả trên đă củng cố đức tin của người Phật tử, thành phần Phật tử trẻ cũng như già ưa chuộng đến chùa Lễ Phật, tụng kinh, nghe thuyết pháp nhất là thực hành Thiền. Tại Sàig̣n, những khóa tu Thiền do Thiền sư Thích Tâm Giác mở ra ở chùa Giác Minh, không c̣n chỗ cho người ta tham dự, rồi người ta học Thiền với Thiền sư Nhất Hạnh, Thanh Từ, tiếp nối người ta học Thiền với Đại Đức Chân Thiện ở Thiền Viện Vạn Hạnh, nhiều người học Thiền theo Pháp Lư Vô Vi của ông Tư ( Đỗ Thuần Hậu ), hay ông Tám ( Lương Sĩ Hằng ), với phái Hồng môn ( gọi là nhập thất, mỗi Thất là 7 ngày không ăn chỉ uống nước vẫn làm công việc như b́nh thường, cao nhất là nhập 7 thất ).

Những người học và hành thiền theo các lớp trên, có những người đạt đạo tôi không được biết nhưng những người đă thất bại v́ hành thiền tôi có biết đôi người :

Người thứ nhất, trong ban Quân nhạc Không quân, nhạc sĩ Nguyễn Quang Vui và Ngô Mạnh Thu nay định cư ở California có biết người đó, lần sau cùng anh ta tuyên bố nhập 7 thất ( 49 ngày ), nhưng gần 49 ngày, bạn bè phát hiện anh ta đă chết, dưới giường nằm có một cái bếp điện, từ đó người ta suy luận trong người lạnh, anh ta phải dùng bếp điện để sưởi, nhưng không thể sưởi được v́ đă bị ‘’ tẩu quả nhập ma ‘’

Người thứ hai, tôi được biết đó là vị cựu Hiệu trưởng một trường Trung Học Kỹ Thuật tại Sàig̣n. Sau 1975, được một người dạy thiền, ông ta hành thiền một thời gian th́ có kết quả là thấy được hào quang của mọi người, nhưng sau khi đọc kinh Duy Ma Cật, ông ta kết luận đó là tà đạo, nên không hành thiền nữa. Chừng một năm sau ông ta bị ‘’ tẩu quả nhập ma ‘’, ban đêm không ngủ, cứ đi loanh quanh trong nhà, miệng nói lăm nhảm chuyện nọ kia. Chẳng những vậy, khi đi làm việc ở Hợp Tác Xă Cơ Khí Quang Minh G̣ Vấp, người Phó Chủ Nhiệm cho biết, anh ta vẫn làm việc nhưng miệng cứ nói lăm nhảm những chuyện không liên quan đến việc làm.

Tôi có đến nhà thăm ông ta, người vợ xác nhận ông ta bị ‘’ tẩu quả nhập ma ‘’, c̣n ông ta nói với tôi : ‘’ - May mà tôi dừng lại sớm, nếu không chẳng biết bây giờ tôi đă ra sao ! ‘’. Sau nầy ông ta có sang Mỹ, định cư ở Oregon bề ngoài trông b́nh thường nhưng hàng ngày vẫn phải uống thuốc trị bệnh thần kinh, và ông ta đă mất vào lễ Tạ Ơn năm 2000.

Hồi c̣n ở trong trại Học Tập Cải Tạo, tôi muốn hành thiền cho đúng phương pháp, có một anh bạn mượn một quyển tập chép tay, ghi lại phương pháp hành thiền của Bà H. P. Blavasky, đây là phương pháp Thiền của Hội Thông Thiên Học (The Theosophical Society), tôi có hành một thời gian ngắn rồi bỏ, v́ lư do : Trong Trại làm việc mệt nhọc, lúc ngồi Thiền bị hôn trầm ( ngủ gật ), tôi sợ phương pháp ấy người ta ghi theo trí nhớ, nếu ghi sai hành theo dễ bị tẩu quả nhập ma. Bây giờ nghĩ lại, lư do thứ nhất tôi đă sai lầm, lư do thứ hai có thể đúng.

Thật ra Hội Thông Thiên Học ( 1 ) có phổ biến phương pháp Thiền một cách tổng quát như Như Lai Thiền cho người sơ cơ, phương pháp thực hành của họ có những khóa tu, đặc biệt là họ có Trường Bí Giáo, trường nầy chỉ thu nhận những hội viên ưu tú của họ và do một thành viên ( học viên ) của trường giới thiệu, các học viên tuyệt đối không được phép tự xưng ḿnh là học viên của Trường bí giáo, cũng không được phép nói cho người khác biết bất cứ ai là thành viên của Trường bí giáo. Chính nơi trường nầy, họ mới dạy Thiền tích cực hơn, phương pháp tốt nhất để đạt Đạo. Họ cho biết rằng nhiều phương pháp không thể phổ biến, v́ ‘’ bàn môn tả đạo ‘’ biết được những phương pháp ấy, họ sẽ luyện để đạt được những quyền năng ( thần thông ), như thế có hại tới sự an nguy của xă hội hơn là có lợi cho một nền hoà b́nh.

Hội viên Thông Thiên Học không bắt buộc, nhưng họ khuyến khích ăn chay trường v́ ḷng từ bi cũng có, nhưng nó cũng nhằm chuyển hóa thể xác nầy. Nếu chúng ta yêu cầu một hội viên Thông Thiên Học dạy ta tu Thiền, để mở những quyền năng, họ sẽ khuyên ta : ‘’ Anh ( hay Chị ) cứ hành Thiền và hằng ngày hằng giờ sửa chữa tánh t́nh, khi Chân sư thấy anh chị tốt rồi, họ sẽ dạy cho Anh ( Chị ), bây giờ Anh ( Chị ) mở được những quyền năng th́ có hại hơn là có lợi cho bản thân và xă hội ‘’.

Phương pháp Thiền của Hội Thông Thiên Học, thông thường dưới nhăn quan Phật Giáo, được xếp vào loại Ngoại Đạo Thiền, sở dĩ chúng tôi nói qua, mục đích để cho thấy họ chú trọng là phải sửa chữa tánh t́nh trước, rồi mới dùng Thiền để đạt đến bước tu cao hơn.

Trở lại việc hành Thiền của chúng ta, chúng tôi chỉ muốn bàn đến trường hợp cư sĩ hành thiền mà thôi. Bởi v́ chư Tăng, Ni dù là Nam Tông hay Bắc Tông, dù hành Tổ sư Thiền hay Như Lai Thiền, dù ở trong Thiền Viện hay am, thất chư Tăng, Ni đều phải nghiêm tŕ giới luật, hằng giờ phải thúc liễm thân tâm.

Tuy nhiên có những vị Tăng tuy thuộc Thiền Tông nhưng từ lâu đă thất truyền, không được ‘’ giáo ngoại biệt truyền ‘’, nên sự hành Thiền của những vị Tăng nầy không chắc là chánh thống.

Đọc những sách Thiền chúng ta thấy rằng chư Tăng hành Thiền theo Tổ sư Thiền, họ quên ăn, bỏ ngủ, đi đứng nằm ngồi đều ấp ủ ‘’ Công Án ‘’ hay ‘’ Thoại Đầu ‘’, cho nên chúng ta thường nghe nói Tọa Thiền, Thiền Hành, Ngọa Thiền.

Xin trích dẫn một đoạn của Mông Sơn Đức Dị ( 2 ) thuộc ḍng Thiền của Ngũ Tổ Sơn Pháp Diễn ( chết năm 1104 ) kể lại những kinh nghiệm thiền của ḿnh như sau :

‘’ Năm 20 tuổi tôi mới quen biết với Thiền, cho đến 32 tuổi, tôi đă thăm viếng 17, 18 Thiền sư, hỏi họ về cách thực hành pháp môn Thiền, nhưng không ai chỉ ra manh mối. Sau nầy, khi đến t́m trưởng lăo Hoàn Sơn, ngài dạy tôi phải nh́n vào ư nghĩa của chữ ‘’ VÔ ‘’ và nói thêm ‘’ Hăy chăm chú vào chữ VÔ suốt cả ngày đêm không ngừng nghỉ, như con mèo đang ŕnh chuột, như gà mái ấp trứng. Khi chưa thấy rơ hăy như con chuột gặm nhắm cái ḥm gỗ và đừng bao giờ xao lăng công phu như vậy, chắc chắn thời cơ bừng sáng của tâm ngươi sẽ đến. . . ‘’

C̣n hành thiền Minh Sát Tuệ, thuộc Nam Tông, chúng tôi trích một phần trong bài Thiền Quán Ở Thiền Đường của Thích Thiện Nghiêm ( 3 ) :

‘’ Hành Thiền Minh Sát tích cực ( gọi là thanh lọc tâm ) giới luật hết sức nghiêm khắc - V́ giới có trong sạch th́ tâm mới định, khi tâm định th́ trí huệ mới phát sanh. Khi thiền sinh tham gia hành thiền cuộc sống hoàn toàn đảo lộn, thiền sinh chỉ sống có tâm mà thôi. Không có ta mà cũng chẳng có ǵ cả. Đi đứng nằm ngồi là là do sự chuyển động của thân theo ư muốn của tâm. Thiền sinh phải từ tốn, chậm răi như thể đui, điếc, bệnh và chết.

Ngày và đêm thiền tọa 7 giờ- thiền hành 7 giờ - ngủ 4/24 giờ.

Phải luôn luôn chánh niệm giữ tâm ở yên một chỗ trong đề mục, ghi nhận tất cả những ǵ đang xảy ra ở thân và tâm như thế nào thi biết như thế đó; không phân tách suy nghĩ, không phản ánh, không nhận xét, ghi nhận quan sát thật kỷ mọi chuyển động của thân và tâm không bỏ sót một chi tiết nào, chánh niệm liên tục không dứt khoảng từ 3 giờ sáng, vừa thức dậy cho đến 11 giờ đêm rồi vào ngủ, qua sáng hôm sau. Cứ như vậy. . . như vậy nối tiếp nhau liên tục, cho đến khi nào thiền sinh cảm thấy không c̣n muốn hành thiền nữa. . . ‘’

Đó là phương pháp hành thiền chánh thống của các tu viện Phật Giáo, người cư sĩ không thể nào tu tập được, bởi v́ người cư sĩ c̣n phải làm những công kia việc nọ trong đời sống hàng ngày, phải tham gia các hoạt động xă hội, gánh vác công việc gia đ́nh và bản thân. Mọi thứ làm cho người ta khó giữ được luôn trong chánh niệm.

Bài Rời Khỏi Chiếu Thiền của L.T.L. đăng trên Trang Nhà BuddhaSasana ( 4 ), cho chúng ta thấy rằng, người hành Thiền chỉ hành trong thời gian rất ngắn, thời gian c̣n lại tâm trí bận rộn vào mọi thứ trên đời, cho nên phải tập sống một đời sống giản đơn, con người sẽ đạt được hạnh phúc. Theo Janet Luhrs, biên tập của báo Simple Living Journal, bước ban đầu để đi đến cuộc sống đơn giản là theo dơi, chú tâm vào tất cả những việc làm, hành động của chúng ta suốt cả ngày. ‘’ Chỉ có sự chú tâm mới dắt chúng ta đi đúng đường ‘’.

Trong Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh, một đoạn ngắn rất quan trọng, nó là bản lề của cánh cửa Thiền, xin ghi ra nguyên câu cho dễ hiểu : ‘‘. . . Bồ Đề Tát Đơa y Bát Nhă Ba La Mật Đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn . . .’’ nghĩa là : ‘’ . . . nên Bồ Tát y theo Bát Nhă Ba La Mật Đa, tâm không ngăn ngại, v́ không ngăn ngại nên không sợ hải, xa hẳn điên đảo, mộng tưởng cuối cùng đạt tới niết bàn . . . ‘’ ngoài việc tâm chúng ta duyên theo các giác quan, nó c̣n tưởng việc nọ tưởng việc kia, cái tư tưởng ấy dễ làm cho người ta toại nguyện. Ví dụ như chúng ta mơ tưởng ḿnh sẽ trúng số, có tiền rồi chúng ta sẽ giúp đỡ bạn bè, cho những người nghèo khó, bệnh tật, cúng dường chư Tăng, Ni, cúng vào quỹ xây cất chùa chiền. . . đều là nghĩ đến việc thiện cả, cho nên chúng ta cảm thấy ḿnh được hạnh phúc, cái hạnh phúc ấy do ta mơ tưởng rất dễ dàng, người đời thường cho đó là dệt mộng.

Đó chính là mộng tưởng người hành thiền phải xa rời nó, có nghĩa là ta đừng để cho tư tưởng hay đúng hơn là tâm của ḿnh chạy theo mộng tưởng đó (viễn ly điên đảo mộng tưởng), mộng tưởng như thế tức là vọng tưởng, đă có vọng tưởng th́ tâm không định, tâm không định cũng có nghĩa là không có tu.

Muốn cho tâm lúc nào cũng định, chúng ta phải chú tâm vào từng động tác đang làm, quét nhà ta chú tâm vào từng đợt chổi quét đùa các rác rến, chạy xe ta phải để tâm chú ư vào con đường và những xe cộ phía trước, khi ở sở làm, làm công việc ǵ ta phải chú tâm vào công việc đó, từng phút từng giây không xao lăng.

Trong Tranh Chăn Trâu, người chăn phải nắm dây dẫn trâu tượng trưng cho người hành thiền phải chế tâm, phải cột cái tâm ḿnh lại ở một chỗ cho nó Định, ǵn giữ nó từng phút từng giây.

Trong bài giảng của Ḥa Thượng Thanh Từ tại Thiền Viện Trúc Lâm ngày 11 tháng 10 năm 1996, nói về đường lối tu tập của thiền viện, Hoà Thượng giảng người tu thiền phải hành thiền suốt cả ngày, Ngài giảng về trường hợp những người cư sĩ, khi ở sở làm :

‘’ Làm việc ǵ th́ phải chuyên tâm vào việc đó. Bởi v́ làm việc ǵ chăm chú vào đó, không lo ra th́ không có vọng tâm. Như thế là định tâm, đó là tu trong Định. ‘’

Người hành thiền chớ nghĩ rằng ḿnh công phu 1 hay 2 giờ là đủ, khi thiền người ta chặt đứt các vọng tưởng, chỉ để tâm chuyên chú vào một đề tài, chẳng hạn như đếm hơi thở là tâm chỉ tập trung hơi thở vào, hơi thở ra để định tâm. Vậy th́ khi đi, đứng, nằm, ngồi làm việc ǵ chúng ta cũng phải chú tâm vào đó, đó cũng là định tâm từng giờ, từng phút, đó là chúng ta đă hành thiền khi đi, đứng, nằm, ngồi.

Một người hành Thiền cần phải có những trợ duyên như nên ăn chay trường, tập bố thí, cúng dường, mở tâm đại bi, bởi v́ khi hành thiền một thời gian, người ta sẽ đạt được định tâm nhiều hoặc ít, tâm định rồi nó có quyền năng mạnh mẻ, nếu tâm ấy không được tu tập cho thuần hậu th́ nó sẽ làm những điều sằng bậy. Xảy ra trường hợp nầy, người ta quy cho Nghiệp chướng nó hành, quy cho quỷ vương nó phá.

Thật ra v́ người ta hành Thiền mà không chú trọng Tu Tâm, không tuân thủ hành tŕ giới luật. Người cư sĩ hành thiền là tập tu theo giới xuất gia không thể chỉ thực hành có một mặt, c̣n mặt khác thả lơng, buông lung, chẳng những nó không chuyển hóa được đời sống tâm linh của ḿnh, không mang lại được kết quả tốt đẹp nào, có khi c̣n làm hại cho bản thân ở hiện kiếp và ở cả tương lai.

Hành thiền như thế để đạt được cái ǵ ? Được phép thần thông không ? Xin thưa là thông thường, người hành thiền không đạt được phép thần thông ǵ hết, không biết làm mưa, gọi gió, không biết được quá khứ cũng như vị lai, nhưng nếu hành thiền tích cực và đúng pháp, chắc chắn sẽ đạt được thứ thần thông khác, đó là : ‘’ Tâm Tịnh th́ Trí huệ sanh ‘’. Đó là con đường chuyển hóa tâm linh, để chuyển nghiệp và giải trừ đau khổ.

*

( 1 ) Hội Thông Thiên Học Việt Nam do các ông Bạch Liên Phạm Ngoc Đa, Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Nguyễn Văn Lượng ( chủ nhà thuốc Nhành Mai ) . . . thành lập.
( 2 ) Thiền Luận tập Trung của Daisetz Teitaro Suzuki trang 158.
( 3 ) Nguyệt San Phật Học số 40 trang 24.
( 4 ) Trang nhà BuddhaSasana :
http://www.saigon.com/~anson

Trở về Mục Lục