KẾT LUẬN
Kể từ lúc phôi thai (1924) đến khi Hội Phật giáo Việt Nam ḥa hợp vào, lập thành Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam (1958) trải qua thời gian 35 năm với những sự việc kể trên mà chính tôi được tham gia hoạt động cùng là mắt thấy tai nghe. Thuận lợi dễ dàng cũng nhiều mà trắc trở khó khăn cũng lắm. Ngay lúc đầu vừa khởi xướng đă có nhiều người cho là viễn vông không thèm để ư tới nên chúng tôi phải chạy ngược chạy xuôi suốt sáu năm mà vẫn không thu được kết quả nào. Lúc đứng ra thành lập Lục ḥa tịnh lữ cũng chỉ có vỏn vẹn có mấy người c̣n làm tiểu với nhau, tiền không làm ǵ ra, phải ḅn nhặt từng xu suốt năm mới góp nổi 5 đồng. Việc làm c̣n bỡ ngỡ nên có nhiều người cho là hội trẻ con, hội chấp tác và cũng có người cho là vắt mũi chưa sạch cũng học đ̣i...
Theo đuổi công việc lập hội lần đầu bị thất bại. Chuyển sang lập Phật học tùng thư th́ tài non sức yếu, tiền không có. Sách in ra phát không mà tiền in vẫn phải trả trước một phần, khi lấy sách về phải trả đủ. Lúc đem kinh sách đi phát, ai đưa lại cho được đồng nào lại phải in tên người ấy vào cuốn sau mà tiền th́ phần nhiều chi vào lộ phí hết. Trong thời gian này, vào các chùa c̣n bị coi bằng con mắt chán ghét, lạnh nhạt nên thường phải ăn nghỉ ở nhà Phật tử tại gia như nhà ông Kha chẳng hạn. Lúc bắt đầu nhận chùa Quán Sứ cũng chẳng có ǵ. Chùa chiền, nhà cửa bị hư hỏng mục nát c̣n các thứ đồ dùng sư thầy dọn về bên Bắc hết. Hôm lễ nhập tự, tôi và sư ông Tâm Giác cả hai người chỉ có 1 đồng làm lộ phí. Đi từ chùa Mai Xá, huyện Lư Nhân, Hà Nam lên hết sáu hào c̣n được có bốn hào làm vốn liếng ở chùa. Ngay sau khi Hội Phật giáo được thành lập, báo Đuốc Tuệ ra đời th́ bên chùa Bà Đá lập thành Cổ Sơn Môn, xuất bản báo Tiếng Chuông Sớm do Nguyễn Mạnh Bổng phụ bút để đối lập...
Bên đạo khác có người ra cuốn Chân giả luận và loại sách Phục Phật xích đạo dèm pha, công kích Phật giáo. Lợi hại nhất là Phạm Tá, chủ hiệu nhuộm ở Hà Nội, vào hẳn làm hội viên trong Hội, mặc áo thụng, ăn chay, ngày đêm niệm Phật 100 tràng (10.800 câu Nam Mô A Di Đà Phật), được những người thiếu ư thức cho là mộ đạo lắm nên lên vận động với Hội cho ông ta đứng ra thành lập hội thanh niên Phật giáo để đi cu roa thực dân Pháp. Không lợi dụng được, ông ta liền bỏ Phật giáo, quay ra dựa vào người Pháp lập ra Hội Phật tử ở chùa Ḥe Nhai, lôi cuốn một số thiện tín cùng các sư nhẹ dạ theo, làm cho nội bộ Phật giáo sinh ra mâu thuẫn, lủng củng, bất ḥa, chia rẽ nhau.
Lúc tản cư về hậu phương,trong thời gian chiến tranh, tôi có tổ chức lập nên mấy nơi để giúp đỡ các em mồ côi và những em mất liên lạc với gia định, bị bơ vơ. Lại có một số người đến chùa nói với các sư là: "Đừng ủng hộ viện cô nhi, cứ để cho thầy tṛ Trí Hải chết!".
Việc thỉnh Đại Tạng Kinh, ngay lúc lập Phật học tùng thư (1932), chúng tôi đă trù bị, vận động, giao thiệp nhờ người thỉnh ở Trung Quốc nhưng không được. Sau này, khi Ḥa Thượng Vĩnh Nghiêm lên ngôi vị Thuyền gia Pháp chủ, chúng tôi lại vận động mấy vị Tăng và mấy ông cư sĩ bạch Ḥa Thượng, xin ngài đứng ra chủ trương cho phép thỉnh Đại Tạng Kinh và mở rộng nhà in có đủ cả chữ Hán và in Kinh sách khỏi phải khắc ván. Được Ḥa Thượng chấp thuận và ủy thác cho Ḥa Thượng Tế Cát, Thượng Tọa Thái Ḥa và tôi thay ngài làm việc này nhưng cũng lại bị nhiều vị khác cho là việc làm chùa Quán Sứ c̣n cần hơn. Chưa có chùa, thỉnh Kinh để đâu. Do đó, việc này không tiến hành được.
Khi quân Nhật Bản chiếm Đông Dương, tôi lại đưa tiền cho ông Lê Dư, nhờ đại sứ Nhật Bản thỉnh giúp ở Nhật. Ngoài ra, Nhật cũng hứa tặng cho Hội một bộ Đại Tạng. Kinh chưa nhận được th́ quân Nhật đầu hàng, phải về nước. Số tiền gửi cũng bị mất theo. Măi tới năm 1950, tôi về Hà Nội vận động và giao thiệp măi mới thỉnh được bộ Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh. Toàn bộ đóng thành 100 tập, nội dung có 2.920 bộ kính sách khác nhau. Bộ ít nhất là một quyển, bộ nhiều nhất là 600 quyển, cộng tất cả hơn hai vạn quyển, đầy đủ tất cả các kinh, luật và luận. Phí tổn đưa về tới chuà Quán Sứ, Hà Nội hết hơn hai vạn đồng Đông Dương.
Vượt qua những trở ngại khó khăn để đạt tới kết quả như ư nếu không có chí kiên tŕ và ḷng dũng cảm sẽ không thể nào đưa tói thành công được. Với việc chấn hưng Phật giáo, nếu được tất cả các hàng Phật tử đều cùng chung sức chung ḷng theo đúng tinh thần từ, bi, hỉ xả, trí tuệ, tinh tiến, nhẫn nhục, đem hết khả năng ra làm những việc lợi người lợi ḿnh sẽ xây dựng thành nền "Nhân gian Phật giáo" hầu mong cải tạo, tiêu trừ hết những tính tham lam, ganh ghét, thù hằn, ngu si, ích kỉ của mọi người đi, đem lại b́nh đẳng thương yêu đối với tất cả chúng sinh trên thế giới, coi nhau là anh em ruột thịt, đến cửa Phật như con một nhà, thấy người khác bị đau khổ tưởng như chính ḿnh bị đau khổ, thấy người khác sung sướng coi như chính ḿnh được sung sướng. Lúc đó nhân loại sẽ không c̣n tiếng kêu rên than khóc, sẽ không c̣n ai phải trông thấy những cảnh tương tàn thảm khóc, đau thương tang tóc nữa. Lúc đó chỉ c̣n những người ra công bồi đắp xây dựng cho toàn thế giới này trở thành cảnh Thiên đường, Cực lạc ở ngay trên quả đất này, để đời đời cùng nhau hưởng chung hạnh phúc.
Muốn sẽ được, làm sẽ thấy. Nhưng chỉ ngày nào mà ư nghĩ, lời nói và việc làm của tất cả nhân loại trên thế giới cùng nghĩ như Phật nghĩ, nói như Phật nói, làm đúng như việc Phật làm th́ ngày ấy thế giới này mới trở thành thế giới Phật tức thế giới Cực lạc ở ngay đây.
Đây chính là nguồn gốc lư tưởng của tất cả Hằng hà sa số chư Phật xuất hiện ra đời. Tất cả các ngài đều cùng chung một mục đích ấy. Mục đích muốn làm cho chúng sinh đều cùng sung sướng đời đời.
Viết xong ngày 19/5 Ất Tị (1965)
Sa môn Trí Hải
Chùa Phật giáo - Hải Pḥng