THAY LỜI TỰA

 

Phật giáo và dân tộc như h́nh với bóng, cùng nhau trải qua bao nỗi thăng trầm của lịch sử. Nếu như dân tộc phải chịu bao nhiêu tang thương th́ trang sử Phật cũng đọng lại bấy nhiêu nước mắt. Phật giáo đồng cam cộng khổ, cùng chung vận mệnh với dân tộc Việt.

 

Thập niên ba mươi của thế kỷ XX, đất nước bắt đầu quyết tử cho một nước Việt Nam độc lập, th́ Phật giáo cũng chuyển ḿnh để phục quang giáo hội. Phong trào chấn hưng Phật giáo ra đời.

 

Nói đến phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc không thể không kể đến cố Đại lăo Ḥa Thượng Thích Trí Hải, người đă nuôi hoài băo chấn hưng Phật giáo từ năm mới bước chân vào cửa Thiền ở tuổi 19. Rồi từ đó cho đến khi nhẹ nhàng xả báo thân ở tuổi 74, ngài đă tận tâm, tận lực trong việc hưng long Tam bảo, phụng sự chúng sanh. Dù phải trải qua bao nhiêu gian nan, cay đắng ngài vẫn luôn lạc quan hy vọng một tương lai xán lạn của Phật giáo, với tấm ḷng kiên trinh như tằm kéo tơ ḷng để dệt nên trang sử Phật cũng là trang sử Việt.

 

Thế hệ trẻ hôm nay hầu như không c̣n cơ duyên để diện kiến những bậc cao tăng trong phong trào chấn hưng Phật giáo nói chung, cố Đại lăo Ḥa Thượng Thích Trí Hải nói riêng, nên chưa thể cảm nhận được phong cách đĩnh đạc, kỳ vĩ, xuất trần thượng sĩ của quư ngài, lại càng chưa thể hiểu được giá trị to lớn mà quư ngài đă cống hiến cho Đạo pháp, cho dân tộc. Phải tái hiện lại hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, chính trị, kinh tế... của Việt Nam cách đây gần 100 năm, vào thời kỳ Việt Nam c̣n rên xiết dưới gót giày của thực dân xâm lược, thời kỳ mà con người phải di chuyển bằng đôi chân trần của chính ḿnh chứ không phải nhờ vào động cơ của khoa học, và phải thở bằng hơi thở của cha ông thời đó chứ không phải thời hiện đại với đầy đủ tiện nghi vật chất th́ mới cảm nhận được "hào khí lăng vân" của tiền nhân và mới thấy được bao gian lao, khó nhọc mà quư ngài phải chịu đựng trong công cuộc phục hưng Phật giáo.

 

H́nh như từ trước đến nay chưa từng có vị cao tăng nào viết hồi kư cả. Các ngài đến với cuộc đời này rồi ra đi với tâm niệm: "Pháp c̣n bỏ huống hồ phi pháp". Nhưng trong cuộc đời biến hóa khôn lường Sắc Sắc Không Không này, "Có th́ có tự mảy may". Phải có cái Có mới hiểu được cái Không, phải có Giả mới hiểu được Chân nên Hồi kư của cố Đại lăo Ḥa Thượng Thích Trí Hải là ngón tay đưa ta t́m về ánh trăng huyền diệu của Phật sử. Lại nữa, Hồi kư của cố Đại lăo Ḥa Thượng được viết với tâm chân thành của bậc đại sĩ dấn thân trên con đường t́m sự phục hưng cho Phật pháp, an lạc cho dân tộc, một tư liệu đáng quư biết bao!

 

Hồi kư được ghi lại bởi chính người trong cuộc, chứng nhân của lịch sử. Và không chỉ là chứng nhân mà c̣n là tác nhân của lịch sử, là người đă góp phần làm nên lịch sử: Lịch sử Phật giáo Việt Nam thời hiện đại. Hồi kư truyền lại cho thế hệ sau kinh nghiệm thực tiễn của tiền nhân trong việc phụng sự Đạo pháp và dân tộc, chỉ cho thế hệ sau biết rằng vẫn c̣n nhiều điều mà tiền nhân chưa thể thực hiện được v́ hoàn cảnh khách quan nào đó; những công việc ấy cần được tiếp tục hoàn thiện bởi lớp người đi sau nếu muốn nói đến việc phát huy Phật giáo, và một trong những sự việc trọng đại đó là việc đào tạo tăng tài.

 

Trên từng trang hồi kư, người đọc có thể t́m thấy những nỗi trăn trở, day dứt của tác giả; đó là cái Tâm của tiền nhân, cái Tâm mà đại thi hào Nguyễn Du đă nói "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.". Chính thiện Tâm ấy đă giúp tiền nhân phụng sự Đạo pháp một cách quên thân ḿnh, quên cả bao cay đắng, khắt khe của thời cuộc.

 

Chính cái Tâm - tấm ḷng son ấy - sau bao cuộc bể dâu, vẫn măi măi tồn tại trong tâm khảm thế hệ con cháu hôm nay và mai sau:

 

"Trăm năm c̣n lại tấm ḷng mà thôi.".

 

Vĩnh Nghiêm, ngày 18 tháng 11 năm 2002

 

Hậu học Giác Dũng

cúi đầu cẩn bút

 

Trở lại mục lục