THỜI KỲ THỨ BA :
CHÙA QUÁN SỨ
HỘI BẮC KỲ PHẬT GIÁO
Tùng thư đặt ở Hà Nam nhưng kinh, sách vẫn phải in trên Hà Nội. Thời gian này, chúng tôi thường đi lại luôn, thỉnh thoảng Thượng Tọa Thái Ḥa đưa tôi vào thăm chùa Quán Sư – Hà Nội. Vị trụ tŕ ở đấy bấy giờ là sư thầy Nguyễn Thị Đoan. Một hôm sư thầy cho biết chùa này sắp phải chuyển ra ngoại ô và nói: "Ở đây Đốc Lư đă xây tường xung quanh, lấp các ao rănh và đổ đất để làm vườn hoa. Chuíng tôi sẽ về bên Bắc. Các vị có cách nào giữ lại đuợc th́ chúng tôi xin cúng lại để làm việc Phật ở trên này cho tiện. Chùa này tuy cũ nhưng là một nơi di tích, đất rộng được ngót một mẫu ta (3.400 m2), hai mặt đều là đường phố, ở ngay trước cửa nhà đấu xảo, lại gần ga xe lửa, đi lại rất thuận tiện, Nếu để mất th́ hoài.".
Lúc đầu, chúng tôi c̣n phân vân v́ ḿnh làm việc cho toàn thể Phật giáo mà nay lại ở vào chùa đổ nát này, nhất là chùa của sư nữ nhường lại cho, rất dễ bị những người đối lập gièm pha kiếm chuyện...
Chúng tôi liền đem chuyện này bàn với các ông cư sĩ. Ai nấy đều tán thành việc nhận và tái thiết chùa Quán Sứ, nhất là ông Lê Dư (Sở Cuồng). Bấy giờ ông đang làm ở Sở Toàn quyền. Ông nói: "Chùa Quán Sứ chính là nơi di tích lịch sử của nước nhà. Chúng ta có bổn phận phải duy tŕ, không thể để mất chốn di tích ấy được.".
Thế là chúng tôi quyết định nhận chùa Quán Sứ. Nhưng về mặt pháp lư phải làm thế nào cho hợp pháp mới giữ được. Phải là những người có quan hệ mật thiết với chùa như những người làng chẳng hạn th́ mới có thể can thiệp được. Chùa Quán Sứ thuộc về làng An Tập. Bấy giờ chỉ c̣n có hai nhà chú cháu ông Quản Năng, không đủ người thành lập hội đồng làng. Chúng tôi bàn nhau để các ông Lê Dư, Văn Quang Thùy, Nguyễn Văn Canh v.v... nhập tịch vào làng ấy, thành người làng rồi đem ra Sở Đốc Lư chứng nhận. Sau đó, những người trong làng cùng với sư thầy làm giấy nhượng lại chùa cho chúng tôi. Giấy ghi: Ủy quyền cho ông Lê Dư làm quản lư và mời tôi là Đoàn Thanh Tảo (Trí Hải) hiện ở chùa làng Mai Xá huyện Lư Nhân, Hà Nam lên trông coi mọi việc trong chùa để mở mang Phật giáo cho được hưng thịnh; kỳ hạn là sáu năm; nếu hết kỳ hạn sáu năm mà không làm thành việc ǵ th́ phải hoàn trả chùa lại cho sư thầy ở trước.
Tháng ba năm Giáp Tuất (1934), sau khi làm xong giấy tờ và thu xếp đầy đủ công việc, đúng ngày mồng Tám tháng Tư âm lịch, ngày Đức Thích Ca đản sinh, chúng tôi làm lễ nhập tự. Phật học tùng thư cũng di chuyển lên đây. Từ đấy có cơ sở ở Hà Nội nên việc đi lại, giao thiệp trở nên thuận tiện. Chùa cảnh tuy c̣n bé nhỏ, cũ nát nhưng có nhiều cay cối xanh tười, mát mẻ; nhât là lại vừa được Sở Đốc Lư đổ đất, xây tường xung quanh làm lối đi như kiểu vuờn hoa. Mùa hè năm ấy, vào các ngày nghỉ cũng như tối đến luôn luôn có các ông cư sĩ đến chơi và bàn bạc về việc lập hội nên công việc Tùng thư coi như tạm ngừng hoạt động, chỉ có tôi xuất bản riêng cuốn Nhập Phật nghi tắc.
Ngày Rằm tháng Bảy âm lịch năm ấy chúng tôi có chức tuần cúng Trung nguyên phá độ gia tiên. Nhân đây, mời các nhà trí thức vào ban sáng lập (xin xem bản danh sách ở dưới), và dự thảo lại bản điều lệ xin phép lập hội. Việc này được rất nhiều người hưởng ứng. Bản điều lệ dự thảo xong, chúng tôi tính đến việc bầu ban trị sự lâm thời để đứng ra xin phép. Chúng tôi cũng nhận định phải làm thế nào t́m được ông hội trưởng ban trị sự có thế lực để cho người Pháp tin th́ họ mới cho phép.
Khi bàn đến việc mời người làm hội trưởng th́ có nhiều ư kiến khác nhau. Có người đề nghị mời ông Nguyên Xuân Quảng hay ông Nguyễn Văn Bân v́ hai ông này đều là Tuần phủ hưu trí và hiền lành. Có người nới: Hai ông ấy tuy cũng tốt nhưng chưa đủ cho người Pháp tin. Người khác th́ đề nghị ông Hoàng Trọng Phu và ông Nguyễn Năng Quốc. Nhưng bấy giờ ông Hoàng Trọng Phu đang ở bên Pháp, không có ở nhà. Cuối cùng, mọi người nhất trí, tán thành mời ông Nguyễn năng Quốc làm hội trưởng và cử các ông Lê Dư, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc đi gặp trực tiếp ông Nguyễn Năng Quốc để mời. Kết quả được ông Nguyễn Năng Quốc nhận lời làm chánh hội trưởng.
Từ đấy, chùa Quán Sứ trở thành nơi tụ họp để bàn việc bầu ban trị sự lâm thời đứng ra xin phép. Sau đây là bản đại cương điều lệ của hội:
A) Tên Hội và Hội quán:
Hội lấy tên Hội Bắc Kỳ Phật Giáo. Trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, số 73, phố Quán Sứ, Hà Nội.
B) Mục đích của Hội:
1. Truyền bá giáo lư của đức Phật và thực hành những lời đức Phật dạy.
2. Lập các trường học.
3. Phiên dịch kinh sách ra quốc ngữ.
4. Xuất bản kinh sách, báo chí.
5. Diễn giảng.
6. Tổ chức cúng dường Tam bảo và làm các việc phúc thiện như lập nhà thương, nhà bảo cô, nhà dưỡng lăo, cứu giúp những người gặp tai nan và lập nghĩa địa v.v...
C) Hội viên:
Không phân biệt quốc tịch , nam nữ, lăo ấu, chủng tộc, ai từ 18 tuổi trở lện, tán thành điều lệ, tôn chỉ, mục đích của Hội đều được vào Hội. Hội viên gồm có các hạng như sau:
1. Sáng lập hội viên: Những người có công gây dựng thành Hội.
2. Danh dự hội viên: Những người có thế lực, đạo đức, giúp ích cho Hội.
3. Tán trợ hội viên: Đóng ngay một lần từ 50 đồng trở lên.
4. Vĩnh viễn hội viên: Đóng ngay một lần 30 đồng.
5. Chủ tŕ hội viên: Đóng 3 đồng nhập hội và mỗi năm đóng 1 đồng, đóng trong ṿng 15 năm.
6. Tùy hỷ hội viên: Không hạn tuổi. Chỉ đóng 1 đồng là xong.
Các vị tăng ni vào Hội đều không phải đóng tiền.
D) Hệ thống tổ chức
Hội lập từ trung ương cho đến các địa phương. Nơi nào có trên 100 chủ tŕ hội viên mà cách xa trung ương đều có thể thành lập một chi hội riêng, đặt trụ sở tại chùa làng sở tại và lấy tên chùa làm tên chi hội.
Hội có ban tổng trị sự trung ương và ban trị sự địa phương. Mỗi ban gồm có:
Một Chánh Hội trưởng
Hai Phó Hội trưởng
Một Tổng Thư kư
Hai Phó Thư kư
Một Chánh Thủ quỷ
Hai Kiểm soát
Hai Cố vấn
Một Quản lư.
Ngoài ra c̣n có các chuyên ban như:
1. Chứng minh đạo sư
2. Giám luật
3. Hoằng pháp (tuyên huấn)
4. Thanh niên
5. Hộ niệm
6. Học vụ (bảo trợ học đường)
7. Tài chính
8. Khánh tiết
9. Cứu tế
10. Hưng công (kiến thiết)
Mỗi ban đều có quy tắc riêng nói về nhiêm vụ của mỗi chức vụ và công việc của ban. Các chi hội nào ít việc và ít người th́ ban trị sự cùng các chuyên ban có thể chỉ bầu đủ số người làm việc hay chỉ bầu ban nào cần thiết.
E) Danh sách Ban Trị sự lâm thời:
1. Chánh Hội trưởng: Ông Nguyễn Năng Quốc
2. Phó Hội trưởng: Ông Nguyễn Văn Ngọc
3. Phó Hội trưởng: Ông Nguyễn Quốc Thành
4. Tổng Thư kư: Ông Trần Văn Giáp
5. Phó Thư kư: Ông Trần Văn Phúc
6. Phó Thư kư: Ông nguyễn Văn Minh
7. Chánh Thủ quỷ: Ông Phạm Mạnh Xứng
8. Phó Thủ quỷ: Ông Lê Toại
9. Kiểm soát: Ông Nguyễn Văn Cảnh
10. Kiểm soát: Ông Nguyễn Đ́nh Quế
11. Cố vấn: Ông Lê Văn Phúc
12. Cố vấn: Ông Trần Văn Giác
13. Quản lư: Ông Lê Dư.
Sau khi được phép thành lập Hội, tất cả các thành viên kể trên đều được bầu chính thức làm Ban Trị sự khóa đầu tiên.
F) Danh sách các Hội viên sáng lập bên xuất gia:
1. Ḥa thượng Nguyễn Thanh Ất, trụ tŕ chùa Trung Hậu, huyện Yên Lạc, Vĩnh Yên.
2. Ḥa thượng Dương Văn Hiển (Phổ Hài), trụ tŕ chua Tế Cát, huyện Lư Nhân, Hà Nam.
3. Thượng tọa Thái Ḥa (Đỗ Trấn Bảo), trụ tŕ chùa Tú Yên, huyện Lư Nhân, Hà Nam.
4. Sư ông Vũ Đ́nh Ứng (Hải Châu), Sơn môn Yên Linh, huyện Nam Sách, Hải Dương.
5. Sư ông Đoàn Thanh Tảo (Trí Hải), trụ tŕ chùa Quán Sứ, Hà Nội.
G) Danh sách các Hội viên sáng lập bên tại gia:
1. Ông Nguyễn Năng Quốc: Tổng đốc trí sĩ Thái Hà ấp, huyện Hoàn Long, Hà Nội.
2. Ông Trần Trọng Kim: Thanh tra Học chính Bắc kỳ.
3. Ông Nguyễn Văn Ngọc (Ôn Như): Đốc học – Hà Đông.
4. Ông Bùi Kỷ (Ưu Thiên): Phó bảng – Hà Nội.
5 Ông Dương Bá Trạc: Cử nhân – Hà Nội.
6. Ông Trần Văn Lai: Bác sĩ – Hà Nội.
7. Ông Lê Dư (Sở Cuồng): Công chức Sở toàn quyền Đông Dương.
8. Ông Nguyễn Quang Oánh: Tham tá Nha Học chính Bắc kỳ.
9. Ông Phạm Huy Lục: Nghị trưởng dân biểu Bắc kỳ.
10. Ông Nguyễn Văn Vĩnh: Chủ báo Trung bắc Tân văn – Hà Nội.
11. Ông Nhguyễn Quốc Thành: Tham tá Sở Thương chính Hà Nội.
12. Ông Trần Văn Giáp: Tham tá Viễn Đông Bác cổ.
13. Ông Lê Toại: Thông phán Sở Đốc Lư Hà Nội.
14. Ông Nguyễn Văn Cảnh: Thông phán Sở Thương chính Hà Nội.
15. Ông Văn Quang thùy: Thông phán Sở Thương chính Hà Nội.
16. Ông Bùi Xuân Thành
17. Ông Nguyễn Văn Tố: Tham tá Nhà viễn Đông Bác cổ - Hà Nội.
18. Ông lê Văn Phúc: Chủ Nhà in Đông Kinh – Hà Nội.
19. Ông trần Văn Phúc: Công chức – Hà Nội.
20. Ông Nguyễn Văn Minh: Công chức – Hà Nội.
21. Ông Nguyễn Đỗ Mục: Tú tài, nhà văn – Hà Nội.
22. Ông Phạm Mạnh Xứng: Thương gia – Hà Nội.
23. Ông Nguyễn Hữu Kha (Thiều Chửu): Nhà nghiên cứu Phật học – Hà Nội.
24. Ông Nguyễn Đ́nh Quế (Thanh Hương): Giáo sư – hà Nội.
25. Ông Nguyễn Trọng Thuật (Đỗ Nam Tử): Nhà văn - Hải Dương.
26. Ông Trần Văn Giác: Thông phán Sở Thương chính Hà Nội (TDrà Vinh – Nam kỳ).
27. Ông Nguyên Hữu Tiến (Đông Châu): Nhà Văn - Bắc Ninh.
Ngày thành lập
Hội được chính thức thành lập theo Nghị định số 4283 ngày 6/11/1934. Sau đó, Ban Trị sự thường xuyên họp để bàn việc bầu ban khánh tiết chuẩn bị làm lễ ra mắt dân chúng.
Hội quyết định tổ chức lễ ra mắt vào ngày 17/11 Âm lịch: Ngày kỷ niệm khánh đản Đức Phật A Di Đà; và lấy ngày này làm ngày lễ kỷ niệm thành lập Hội hằng năm.
Hội cử một đoàn đại biểu lên thỉnh Ḥa Thượng Thích Thanh Hanh, trụ tŕ chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang, về chứng minh buổi lễ. Ḥa Thượng là một vị mà trong giới Phật giáo toàn miền Bắc đều suy tôn là bậc nhất. trong đoàn đi thỉnh có Ḥa Thượng Phổ Hài (Tế Cát), ông Nguyễn Năng Quốc, ông Bùi Xuân Thành, Thượng Tọa Thái Ḥa, tôi cùng mấy người khác nữa. Lúc đầu Ḥa Thượng không nhận lời v́ ngài ngại tuổi tác đă cao, già yếu. Nhưng chúng tôi ân cần cầu thỉnh măi Ḥa Thượng mới nhận lời.
Sau đó chúng tôi gửi thư mời các vị Ḥa Thượng, Thượng Tọa trong khắp các Sơn môn trên toàn miền Bắc và kết quả có hơn 300 vị về dự lễ. Suốt ba ngày diễn ra buổi lễ: 17, 18, 19 Âm lịch, khách thập phương thiện tín đi lại lễ bái có tới bốn, năm ngh́n người. Những người xin vào Hội và xin quy y đông đến nỗi bộ phận văn pḥng ghi tên không kịp.
Tết Nguyên đán xong, bắt đầu từ Chủ nhật đầu năm 1935, không ngày Chủ nhật nào Trung ương Hội không cử đại biểu đi dự lễ khánh thành các chi hội. Có ngày phải cử hai, ba đoàn đi dự hai, ba nơi khác nhau.
C̣n công việc chùa Quán Sứ th́ bấy giờ Hội thỉnh ba vị Ḥa thượng là Ḥa Thượng Thanh Ất chùa Trung Hậu; Ḥa thượng Phổ Hải chùa Tế Cát; Ḥa Thượng Thanh Thịnh Sơn môn Bà Đá về làm trụ tŕ, chủ trương mọi công việc chính. Các công việc hàng ngày do tôi làm đương gia, đảm nhiệm.
Khóa Hạ năm Ất Hợi (1935), Hội cùng chư tăng cung thỉnh Ḥa Thượng trụ tŕ chùa Lăng Lăng huyện Xuân Trường, Nam Định lên làm chủ Hạ. Ḥa Thượng cũng là một vị trong Ban Chững minh Đạo sư của Hội. V́ chùa cảnh c̣n chật hẹp nên số chư tăng về Hạ chỉ được ngót ba chục người. Hạ năm ấy, ngoài sự lễ bái và diễn giảng mỗi tháng hai kỳ vào ngày rằm và mồng một ra, Hội c̣n tổ chức những buổi nói chuyện về giáo lư thông thường sau khóa lễ buổi tối do tôi cùng ông Nguyễn Hữu Kha phụ trách. Cứ cách ba buổi tối có một buổi. Ông Kha chuyên giảng bộ Long thư Tịnh độ, c̣n tôi chuyên nói về giáo lư phổ thông. Các bài giảng đều được in ra, mỗi tối bốn trang khổ 13x25. Mỗi người đến nghe đều được phát cho một bộ. Nghe xong đem về nói lại cho cả nhà cùng nghe, sau lại đóng thành sách. Mỗi lần in ra 1.000 tờ mà hết Hạ chỉ c̣n đóng lại được 300 cuốn. Những bài giảng của tôi, về sau đóng thành sách lấy tựa đề là Phật học thiền thuyết. Mỗi buổi giảng như vậy có khoảng trên 500 người tới nghe.
Báo Đuốc Tuệ
Muốn truyền bá giáo lư và phổ biến công việc của Hội được sâu rộng, Hộii cho xuất bản tuần báo lấy tên là Đuốc Tuệ. Giá bán mỗi năm là 1 đồng: 52 số. Bắt đầu phát hành vào trung tuần tháng 8 năm 1935, trung b́nh mỗi kỳ ra được 5.000 số.
Ḥa thượng Phan Trung Thứ trụ tŕ chùa Thịnh Quang (chùa Sở) làm Chủ bút, Ḥa thượng Phổ Hài trụ tŕ chùa Quán Sứ làm Phó Chủ bút, ông Cung Đ́nh Bính làm quản lư. Phần biên tập do Ban khảo cứu của Hội phụ trách. Trưởng ban là ông Trần Trọng Kim cùng với sự tham gia của nhiều vị Tăng, cư sĩ như ông Dương Bá Trạc, Đồ Nam Tử, Lê Dư, Nguyễn Hữu Kha...
Lập Nhà in Đuốc Tuệ
Không những in kinh sách, báo chí mà c̣n cần in nhiều giấy tờ, sổ sách về công việc của Hội mỗi ngày một nhiều nên cần phải có nhà in riêng cho tiện. Việc lập nhà in do ông Nguyễn Hữu Kha đề xướng và được hội đồng chấp thuận. Hội lại giao toàn quyền cho ông đứng ra tổ chức và phụ trách về mọi công việc. Đến cuối năm 1935, nhà in được phép thành lập và lấy tên là Nhà in Đuốc Tuệ.
Kiến thiết chùa Quán Sứ
V́ muốn xây dựng một ngôi chùa thật xứng đáng nên Hội đă cho thi để chọn lấy kiểu mẫu. Phải mất một thời gian khá lâu Hội mới chọn được kiểu mẫu và lễ khởi công được tổ chức vào ngày mồng tám tháng Tư năm Bính Tí (1936). Hội đặt ra một ban hưng công do các Ḥa Thượng đứng chủ. Ḥa Thượng Nguyễn Thanh Ất trụ tŕ chùa Quán Sứ được bầu làm Trưởng ban c̣n Ḥa Thượng trụ tŕ chùa Hương Tích cùng quư Ḥa Thượng, Thượng Tọa, cư sĩ thiện tín, những nhà mộ Đạo đều được bầu làm Ủy viên của Ban.
V́ bận công việc trong chùa, Ḥa Thượng trụ tŕ chùa Hương Tích không thường xuyên ở Quán Sứ được nên đă ủy thác cho đệ tử là Thượng Tọa Thích Tố Liên ra thay mặt Ḥa Thượng để trông coi công việc xây dựng chùa Quán Sứ. Từ đây, Thượng Tọa Tố Liên bắt đầu tham gia vào các công việc của Hội.
Suy tôn Thuyền gia Pháp chủ
Ngày 17 tháng 11 năm Bính Tí (1936) nhằm ngày Lễ Khánh đản Đức Phật A Di Đà cũng là ngày Kỷ niệm Đệ nhị chu niên của Hội, Hội tổ chức suy tôn Ḥa Thượng Thích Thanh Hanh, trụ tŕ chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang lên ngôi vị Thuyền gia Pháp chủ, đứng chủ truơng về Đạo pháp của Phật giáo trên toàn miền Bắc.
Lễ được cử hành rất trọng thể. Trước đó, cung đón Ḥa Thượng từ chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang về chùa Ḥe Nhai, phố Hàng Than, Hà Nội. Vào đúng ngày lễ, 17 tháng 11, rước Ḥa Thượng từ chùa Ḥe Nhai về chùa Quán Sứ trong tiếng nhạc vang trời, cờ phan rợp đất, với hàng vạn người dự lễ rước. Người dự lễ đông đến nỗi hàng đầu đă gần về đến chùa Quán Sứ mà hàng cuối vẫn c̣n ở chùa Ḥe Nhai (chiều dài khoảng gần hai cây số). Ngoài các Hội viên, chư Tôn Ḥa Thượng, chư Thượng Tọa Tăng, Ni ở khắp các tỉnh về dự, Hội c̣n mời cả đại biểu Hội Phật học Trung Việt cùng các hàng Tổng đốc, Tuần phủ trên toàn miền Bắc và các ngoại kiều như Trung Hoa, Ấn Độ, Pháp... Số thiện tín thập phương đi lại, lễ bái, quy y trong những ngày Lễ không lúc nào là không phải chen chúc.
Lập trường Tăng học
Việc đào tạo Tăng tài chính là việc khẩn cấp nhất nên ngay sau buổi Lễ Suy tôn Pháp chủ, Hội trù liệu ngay việc mở truờng Tăng học và thỉnh Đại tạng kinh.
Tiếp luôn với khóa Hạ năm 1935 ở chùa Quán Sứ có một lớp tiểu học, nay chuyển sang mở trường tại chùa Bồ Đề bên kia cầu Hà Nội (Gia Lâm). Hội thỉnh Ḥa Thượng trụ tŕ chùa Phù Lăng Trung ở Hà Bắc về dạy Phật pháp, mời ông Tú Tiến (Đông Châu) giúp về phần Quốc văn. Số tăng sinh được hơn 30 người.
Bấy giờ lại được Ḥa Thượng Thích Thanh Thuyên (Tuệ Tạng) trụ tŕ chùa Cồn, Nam Định lên giúp về việc giảng dạy. Ḥa Thượng cùng với Thượng Tọa Tố Liên được mời vào ban Thuyền học, tiếp tục mở thêm lớp trung học tại chùa Sở do Ḥa Thượng Sở làm giám đốc và giáo thụ. Ḥa Thượng Cồn phụ trách việc giảng dạy. Một vị cư sĩ giúp về phần Quốc văn. Só tăng sinh có hơn 60 người.
Về tài chính chi tiêu trong trường do Ban Bảo trợ Thuyền học đảm nhiệm. Trưởng Ban Bảo trợ là Ḥa Thượng Trung Hậu. Thượng Tọa Tố Liên, ông Nguyễn Hữu Kha và tôi làm ủy viên.
Phái người ra nước ngoài
Muốn khảo cứu Phật giáo nước ngoài để bồi bổ cho Phật giáo nước nhà nên đầu năm 1937, Hội phái người sang du học ở Trung Quốc. bấy giờ ở miền Bắc có tôi, ở miền Trung có Thượng Tọa Mật Thể.
Thu xếp công việc xong, cuối tháng Hai âm lịch chúng tôi xuống Hải Pḥng đáp tàu thủy đi Hồng Kông. Khi tới nơi, chúng yôi hỏi thăm hội Phật giáo ở đấy th́ được biết ở Hồng Kông không có chùa nào cả, chỉ có Cư sĩ lâm của các cư sĩ tại gia lập lên để tu tŕ với nhau về tụng niệm, lễ bái; thỉnh thoảng mời các vị Tăng đến giảng Kinh trong từng kỳ một.
Nhưng khi chúng tôi đến cũng được các ông trong đó đón tiếp rất vui vẻ, ân cần. Nghỉ ngơi mấy hôm, sắm sửa xong, các ông đưa chúng tôi tới chùa Bảo Liên trên núi Đại Dư thuộc tỉnh Quảng Đông. Từ Hồng Kông đi mất năm giờ đồng hồ ca nô và c̣n đi bộ sáu, bảy tiếng nữa mới tới. Chùa ở trong một khu núi và tại đây có hơn hai mươi vị Tăng, Khi chúng tôi đến cũng được Ḥa Thượng trụ tŕ cùng chư Tăng tiếp đăi niềm nở, vui vẻ. Chúng tôi nói là sang để cầu học th́ các vị liền nhận lời ngay. Chuyện tṛ xong, một lát sau vị tri khách đưa chúng tôi thăm tất cả các nơi: Từ trên chùa chính xuống đến bếp cùng các nơi xuất xử (đại tiểu tiện). Đến bếp, vị ấy chỉ cho chỗ để củi, nước ấm v.v... và bảo cho biết là ở đây các sư đều tự làm lấy những việc cần dùng cho riêng ḿnh; c̣n khi ăn cơm, nghe thấy hiệu lệnh th́ tự tới nhà trai, không ai t́m ai cả. Nhưng chiều hôm đó, chúng tôi lại thấy vị thị giả của Ḥa Thượng mời chúng toi vào ăn cơm với Ḥa Thượng. Cơm rất sang. Từ hôm sau th́ thấy cả Ḥa Thượng cũng cùng ra ăn cơm với chúng tôi ở nhà trai. Cơm và các món ăn đều như nhau cả. Hôm ấy có người cúng hoa quả, đến bửa ăn thấy cắt phần, chia mỗi vị một phần ba quả chuối, một hạt mít luộc. Ḥa Thượng cũng như thế. Đến đây chúng tôi thấy đúng nghĩa Lợi ḥa đồng quân.
Việc học ở đây chỉ có mỗi ngày một buổi giảng Kinh và tu tŕ, tụng niêm, lễ bái như thường thôi, không có trường lớp và chương tŕnh học hành ǵ khác cả.
Ở đấy được hơn nửa tháng, chúng tôi lại ra Hông Kông đi Thượng Hải. Chủ ư của chúng tôi là mong sao gặp được Ḥa Thượng Thái Hư, vị lănh đạo Phật giáo Trung Quốc mà ở nhà chúng tôi đă được đọc sách báo và biết cụ đă từng sang các nước bên Âu, Mỹ truyền bá Đạo pháp, được các giới trí thức phương Tây rất hâm mộ.
Đến Thượng Hải, vào chùa Lưu Vân ở phố Hư Vân. Chùa rất to, cả bốn mặt chung quanh đều là phố. Trừ phía trước c̣n hai bên đều là nhà hai tâng. Từ chùa về phía sau có ngăn ra rất nhiều khu cũng đều là hai tầng cả. Nhà này liên lạc với nhà kia phần nhiều bằng điện thoại.
Sau đấy ít lâu chúng tôi lại sang chùa Tam Muội, chờ Ḥa Thượng Thái Hư. Được tin Ḥa Thượng về chùa Tĩnh An, chúng tôi bèn tới đó, được gặp ngài, và được ngài tiếp đón rất vui vẻ thăm hỏi ân cần. Biết chúng tôi rất mong cầu học để bồi bổ phần nào cho tinh thần Phật giáo Việt Nam, ngài nói: "Phật giáo Việt Nam với Trung Quốc vẫn là một, xưa kia vẫn đoàn kết mật thiết với nhau. Song rất tiếc gần đây hoàn cảnh không thuận tiện nên chúng ta ít được gặp nhau. Nay các sư có chí lại được quư Hội phái sang đây tham học là quư lắm. Nhưng chúng tôi cũng e ở đây không đủ đáp ứng nhu cầu của các sư... "
Chuyện tṛ xong chúng tôi dùng cơm. Cơm nước xong ngài viết thư giới thiệu chúng tôi tới chùa Định Tuệ ở núi Tiêu Sơn, huyện Trấn Giang, tỉnh Giang Tô.
Từ giă Thượng Hải, chúng tôi đáp xe lửa qua Tô Châu, Thường Châu, Vô Tích và cuối cùng đến Trấn Giang. Đây cũng là thị xă tỉnh Giang Tô. Núi Tiêu Sơn nằm giữa sông Dương Tử, cách thành phố khoảng năm cây số. Chùa nằm trên núi. Cả khu núi này đều thuộc phạm vi của chùa cả. Chùa rất lớn. Ngoài nhà Tổ, nhà trai v.v... thuộc bên trong, c̣n có nhà du lịch, pḥng phát hành kinh sách, tranh ảnh, báo chí Phật giáo, nhà bưu điện riêng để người trong chùa và khách thập phương đi lại giao dịch thư từ, tiền nong, có ca nô chở khách từ thành phố vào chùa và ngược lại. Ngày nào chuyến nào cũng đông như nhau.
Đây chính là khu Giang Nam thời Tam Quốc thuộc về Đông Ngô. Thời ấy ở đây Phật giáo rất thịnh hành. Hiện nay vẫn c̣n nhiều danh lam cổ tích rất lớn. Ở đây đă là chùa th́ rất to lớn. Từ bé đến giờ chúng tôi chưa được thấy ở Việt Nam có chùa nào rộng lớn như ở đây cả. Ở Trung Quốc, chùa và Tùng lâm là một và phải là những nơi phải ở được hàng ngh́n người trở lên. Ruộng đất mỗi chùa có từ ba, bốn ngh́n mẫu. Ở Thường Châu có chùa có tới hai mươi ngh́n mẫu. Như thế mới gọi là chùa. C̣n những nơi khác như chùa lớn nhất ở Việt Nam trở xuống đều gọi là miếu, am, tịnh thất v.v... Chứ không gọi là chùa.
Tới Tiêu Sơn chúng tôi tŕnh giấy giới thiệu của ngài Thái Hư lên Ḥa Thượng trụ tŕ. Ḥa Thượng trụ tŕ ở đây bấy giờ là ngài Tĩnh Nghiêm. Chúng tôi được Ḥa Thượng cùng các chư tăng đón tiếp rất nồng hậu. Ḥa Thượng cũng là đệ tử ngài Thái Hư. Chúng tôi thưa: "Chúng tôi do Hội cử sang đây cầu học. Chỉ mong sao được các Ḥa Thượng cùng chư Tăng bên đây giúp đỡ cho được học đến nơi đến chốn để về làm việc Phật, hoằng dương Phật pháp ở nước nhà. Đó là nguyện vọng không những của riêng chúng tôi mà c̣n là của tất cả Phật tử Việt Nam. C̣n về phần phí tổn chi dùng đều do Hội ở nhà cung cấp, sẽ tiếp tục gới sang. Vậy ở đây, vấn đề này như thế nào mong Ḥa Thượng cũng hoan hỉ cho biết để chúng tôi biên thư về báo cho Hội ở quê nhà biết th́ quư lắm.".
Ḥa Thượng trả lời: "Các sư là những người có chí về Phật pháp, lại được quư Hội cũng hết ḷng v́ Đạo phái sang đây tu học. Xin các sư cứ yên tâm tu học với chúng tôi. Chúng tôi cũng ước mong giúp đỡ sao cho khỏi phụ ḷng và công của các sư đă tới đây thôi. C̣n về phần chi dùng, chùa là của chung thập phương Tam bảo. Chúng ta xuất gia làm đệ tử của Phật, ai ai cũng đều có phần cả. Mong các sư không nên nghĩ tới việc này. Nếu cần ǵ xin cứ nói thật cho chúng tôi biết để lo liệu. Không những các sư ở nước ngoài tới đây, tất cả các sư trong nước ai tới đây học cũng được cung cấp đầy đủ về mọi phương diện. Mong các sư đừng ngại.".
Từ đấy chúng tôi luôn được các vị săn sóc, hỏi han, giúp đỡ. Ở đấy có trường Trung học Phật pháp, có chương tŕnh, thời khóa hẳn hoi. Bấy giờ ở đấy có hơn 40 tăng sinh. Ngoài phần dạy về Phật pháp c̣n có một giáo viên là cư sĩ dạy về quốc văn và thuốc.
Ở đấy được hơn năm tháng th́ cuộc chiến tranh Trung -Nhật lan tràn đên gần nơi chúng tôi ở. Khi chúng tôi tới Thượng Hải, xem báo đă thấy xảy ra vụ Lư Cầu Kiêu. Bấy giờ quân Nhật đă chiếm xong Thượng Hải, lên tới Thường Chân, Vơ Tích, c̣n cách Trấn Giang là tới Nam Kinh. Nghe tin Chính phủ Tưởng Giới thạch đă rời Trùng Khánh cách đây bốn hôm rồi. Đă nghe tiếng súng gần tới Trấn Giang. Hằng ngày máy bay Nhật luôn luôn quấy nhiễu. Vùng chúng tôi ở lại là giữa sông nên các vị ở đây cho chúng tôi tản cư vào đất liền. Chúng tôi chuyển tới chùa Trúc Lâm ở giữa núi Giáp Sơn. Núi này nằm sau thị xă Trấn Giang độ năm cây số, rất nguy hiểm. Ở đây cũng có trường Phật học nhưng bấy giờ cũng tạm nghỉ. Các sư thanh niên hầu hết sung vào ban "Kim Vạn tự" (cũng như Hồng Thập tự) do Phật giáo tổ chức.
T́nh cảnh của chúng tôi lúc này rất nguy khốn. Ở lại đây th́ không yên. Thầy Mật Thể bị ốm, tiền lại không c̣n bao nhiêu. Lúc đi, mỗi người chỉ được Hội cấp cho 10 đồng làm lộ phí. Từ khi tới Tiêu Sơn chỉ nhận được thêm 30 đồng ở Bắc gởi, c̣n ở Trung chưa nhận được lần nào v́ đường qua Thượng Hải đă bị chiếm cứ, thư từ qua lại cũng không được nữa.
Khi quân Nhật tiến gần tới vùng này, các sư lại thu xếp cho chúng tôi chạy ngược lên. Ḥa thượng cùng chư tăng ở đây cũng giúp đỡ cho chúng tôi một số tiền để chạy loạn. Chúng tôi phải chạy lên Nam Kinh, Vũ Hồ, Giang Tây, tới Hán Khẩu (Hồ Bắc). Vùng này tương đối c̣n yên tĩnh. Nhưng vào chùa nào cũng thấy toàn quân nhân đóng. Có chùa được dọn làm bệnh viện. Sự học hành nhiều nơi đă nghỉ hẳn để cho các sư thanh niên ra làm việc cứu thương ngoài chiến trường.
Chúng tôi bàn với nhau, ở lại học th́ không đi đến đâu, lại thêm phiền hà cho các chùa ở đây, tiền không c̣n, chỗ ở th́ nay đây mai đó, trong lúc loạn ly như thế này bên nhà có muốn gởi tiền sang cũng rất khó. Trong lúc đó, ở nhà công việc đang phôi thai th́ chắc chắn gặp cảnh người hiếm của kiệm. Cuối cùng chúng tôi quyết định hăy tạm về, đợi khi yên tĩnh sẽ sang trở lại hoặc đi nước khác như Nhật chẳng hạn. Lúc ấy chúng tôi đang ở Vũ Hán và có ghé thăm Thế giới Phật học uyển, một cơ quan Phật giáo do ngài Thái Hư sáng lập. Tại Vũ Xương có tạp chí Hải Triều Âm, tờ báo lớn nhất của Phật giáo, phổ biến khá rộng răi trong cũng như ngoài nước. Ở đây có một thư viện rất lớn, là ṭa nhà ba tầng, chứa đủ các Kinh sách, có tới mấy chục vạn cuốn đủ loại. Chúng tôi cũng được gặp ông Đường Đại Viên, nhà Duy Thức học nổi tiếng của Trung Quốc lúc bấy giờ.
Ở đây được ít lâu, chúng tôi lại đáp xe lửa xuống Hà Nam về Quảng Đông. Thầy Mật Thể ở lại Thanh Sơn ít lâu rồi về thẳng Sài G̣n rồi ra Huế. C̣n tôi th́ xuống Hồng Kông về Hải Pḥng.
Như thế, cả đi lẫn về, chúng tôi vắng nhà hơn 11 tháng. Qua Trung Quốc tham quan, học tập, nghiên cứu được ít kinh nghiệm về Phật giáo Trung Quốc và thỉnh được ít Kinh sách mang về.
Về đến Hà Nội đă thấy các cửa hàng tấp nập kẻ ra người vào sắm sửa, chuẩn bị tết. Tới chùa Quán Sứ, thấy công việc của Hội không tiến triển; Kinh sách, báo chí phát hành chỉ ở mức độ b́nh thường; c̣n trường học th́ Ban Bảo trợ phải đong gạo chui cho trường mất hơn 100 đồng (khoảng 15 tạ); việc xây dựng chùa Quán Sứ cũng đ́nh trệ, thợ đă nghỉ từ lâu; về vật liệu chỉ mới mua được mấy phiến gỗ 100 tạ và ít vôi, cát. Hỏi đến tiền quỹ hưng công, được biết: Thập phương cúng được mấy ngh́n th́ chi vào việc thi kiểu mẫu và lễ đặt móng cùng mua ít vật liệu vừa kể trên. Trong quỹ chỉ c̣n 6 đồng. V́ công việc làm chùa không tiến hành được nên thập phương thiện tín có phần chán nản. Ông Nguyễn Năng Quốc từ chức Chánh Hội trưởng về ở Thái B́nh đă mấy tháng rồi. Các Ḥa Thượng th́ đâu về đấy. Có dư luận cho rằng Hội Phật giáo sắp tan ră. Giấy phép lạc quyên xây dựng chùa quán Sứ thời hạn 6 tháng cũng lại hết rồi. Công việc của Hội lúc này lâm vào cảnh hết sức nguy ngập, không thể tiến hành được nữa. Không khéo sẽ đi tới chỗ tan ră nếu không kịp thời chấn chỉnh.
Ban Trị sự liền triệu tập đại hội đồng để chấn chỉnh lại. Kết quả, mời được ông Trần Văn Đại, Tuần phủ hưu trí cũng là Chi hội Trưởng Hội Phật giáo Hải Dương, làm Chánh Hội trưởng Trung ương, chấn chỉnh lại ban Hưng công. Bấy giờ, cả ông Nguyễn Hữu Kha và tôi đều sung vào Ban Hưng công làm việc. Ông Kha cùng các vị khác trông coi, lo liệu về tài chính c̣n tôi cùng một số vị khác trông nom về kiểu mẫu, thợ thuyền và mua sắm vật liệu.
Kiểu mẫu được chọn lúc đầu: Có cây tháp cao và trên chùa rộng răi. Nếu làm được như thế th́ nguy nga đồ sộ thật. Nhưng xét về mặt thực dụng th́ ngôi chùa và cây tháp ấy làm trong phố không xứng v́ nhà chung quanh vẫn che khuất, không có chỗ để trông thấy cây tháp cao. C̣n nhà thờ Tổ lại làm bán mái, các nhà phụ hẹp, nhỏ, không thể đủ dùng cho công việc của Hội.
Ngay sau ngày ở Trung Quốc về, nhận thấy công việc Hội cần phải chấn chỉnh lại, kể cả việc làm chùa, cần sửa đổi kiểu mẫu mới có thể làm được và sẽ làm dần từng giai đoạn. Nếu làm theo kiểu đă chọn th́ phải tháo gỡ chùa cũ cùng tất cả các nhà ra th́ mới có thể làm được. Theo cách này, trong thời gian xây dựng chùa, mọi việc thờ cúng, lễ bái sẽ bị tạm ngưng và sẽ không có ai đi lại nữa. Như thế lấy đâu ra số tiền 1.000.000 đồng làm cho thành ngôi chùa như kiểu đă chọn?
V́ những lư do trên, sau khi trù tính kỹ công việc, thấy cần dùng nhà cửa để làm sao vừa xây dựng vừa có thể hành Đạo được nên tôi đă phác họa thành sơ đồ mới, làm theo kiểu chùa như hiện nay. Khi vẽ xong, tôi cho in thành nhiều bản, đưa cho tất cả các vị trong Ban Hưng công cùng chư Tăng xem. Tới kỳ đại hội đồng, tôi trực tiếp thuyết minh rơ các chi tiết trong bản phác thảo, được toàn thể hội đồng tán thành, chấp thuận. Sau đó, chúng tôi nhờ Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ngoạn vẽ lại để xin phép tiếp tục tiến hành công việc.
Về tài chính cũng chấn chỉnh lại. Giấy phép đă hết hạn. Ban Hưng công vận động tất cả các hội viên trong Hội đều tự nguyện phát tâm đóng góp hằng tháng theo lối tiết kiệm. Tùy tâm mỗi người, ít nhất từ (hai hào) trở lên, chia ra từng khu phố, từng công sở, từng nhóm nhỏ từ 20 người trở xuống, cử lấy một người đứng thu về cho Ban Hưng công. Công việc quyên góp như thế được tiến hành luôn trong bốn năm (1937-1940) mới hoàn thành ngôi chánh điện, nhà thờ Tổ, nhà giảng, nhà Tăng, nhà khách, nhà in v.v... Như thế làm được khoảng 80%. C̣n tượng pháp, đồ thờ, các đồ dùng và trang trí khắp từ trên chùa xuống các pḥng đều được trang bị đầy đủ. Trong đó có ba ngôi nhà ba tầng. Tổng số chi tiêu gần 1.000.000 đồng.
Nói về trường học. Lúc tôi vừa ở Trung Quốc về, Ban Bảo trợ cho biết là trường học đă lâm vào t́nh trạng kể trên. Chúng tôi nghĩ muốn duy tŕ trường học được lâu dài cần phải có cơ sở vững chắc. Nếu cứ bắc nước chờ gạo bằng cách đi xin măi, khó ḷng mà đứng vững được. Trong khi trường Phật học không phải như những trường khác. Đây có tính cách vừa học vừa làm, vừa tu vẫn được.Ư kiến này vẫn thường được bàn tới nhưng vẫn chưa thực hiện được.
Ngày 19 tháng 2 năm Bính Dần (1938) tôi xuống dự Lễ Khánh đản Đức Quan Âm và diễn giảng ở chùa Kỳ Bá, trụ sở chi hội Phật giáo Thái B́nh, được các cụ chư Tăng ở đấy cho biết ở hạt Phụ Dực có người muốn bán mấy chục mẫu ruộng. Tôi liền nhờ các vị ấy đưa tôi đi xem. Có ba chủ muốn bán tất cả hơn 40 mẫu với giá hạng nhất là 100 đồng, hạng cuối là 60 đồng trở lên. Mua ngay th́ được rẽ lúa vào vụ chiêm tới.
Về tới Hà Nội gặp ngay kỳ họp của Ban Bảo trợ trường học, lại được đông đủ các Ḥa Thượng trong Ban Chứng minh Đạo sư về họp, tôi đem vấn đề mua ruộng ra thưa với hội nghị, ai cũng tán thành và cho rằng giá ấy mua được. Nhưng vấn đề tiền th́ làm thế nào mà có ngay được. Tôi nói: "Nếu quư Ḥa thượng và Hội đồng ưng thuận th́ có thể mua được với giá ruộng kể trên. Chúng con xin mỗi Ḥa Thượng hoan hỉ bố thí cho mỗi vị một mẫu, nếu hơn càng quư. C̣n tất cả Tăng, Ni, Thiện tín tùy tâm. Vị nào có khả năng cho năm, ba hay một, hai sào ǵ cũng được. Trước hết, Ban Bảo trợ tạm ứng tiền cho vay để mua rồi vị nào có sau này trả cũng được.". Hội đông đều chấp thuận phương an đó.
Nhờ sự vận động mua ruộng này mà nhà trường có tiền để trả tiền gạo chui và tiếp tục chi dùng, vẫn mua được hơn 40 mẫu ruộng c̣n sắm được trâu, ḅ, dụng cụ để làm ruộng, lại nhận thêm cả hai ngôi chùa của làng An Linh và Cao Nội cùng trâu, ruộng của hai ngôi chùa này. Tổng cộng, nhà trường có hơn 50 mẫu ruộng. ruộng Phụ Dực giáp Quỳnh Côi, có nhiều thửa đất tốt, trồng bông được. Hội dự định mua khoảng 200 mẫu để mở thành trường học có quy mô ở ngay đấy, vừa trồng bông, vừa cấy lúa, vừa tu học v.v... có thể cung cấp được cho một số tăng sinh tự túc vĩnh viễn về mọi sự chi dùng.
Dự lễ Trung Nguyên bên Lào
Ngày 15 tháng 7 năm Mậu Dần (1938), do một số Việt Kiều ở Viên Chăn (Lào) thỉnh cầu Hội Phật giáo cử các sư sang giúp lễ và quy y cho các kiều bào ở bên ấy, Hội cử tôi và sư ông Đại Hải (Đỗ Danh Giao) ở chùa Giàn, Bắc Ninh sang đấy làm lễ kỳ siêu và quy y cho các kiều bào. Ngoài ra, c̣n thu xếp giúp kiều bào thành lập hội Phật giáo, trù bị xây một ngôi chùa ngay thành phố Viên Chăn. Nhân tiện, chúng tôi cũng được các kiều bào đưa sang tham quan tỉnh Nông Ḱa, Thái Lan.
Dự trù mở mang khu chùa Yên Tử
Năm 1940, do chính quyền địa phương Quảng Yên yêu cầu Hội cử người vào trụ tŕ và mở mang Yên Tử, Hội và chư Tăng cử ông Nguyễn Thanh Phúc vào trông coi về lễ bái cùng các công việc hàng ngày, c̣n tôi đi lại để giao dịch các công việc lớn ở ngoài.
Nhận thấy đây là nơi danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Phật giáo nước nhà, mỗi năm có đến hàng vạn người qua lại tham quan, lễ bái chiêm ngưỡng, thế mà hầu hết các chùa cảnh trong khu vực này đều đă bị đổ nát, nhiều nơi đă sụp đổ hoàn toàn, nay chỉ c̣n lại vài nơi nhưng lại không có người đủ tài đức đê duy tŕ, hoằng hóa, nên không có nơi nào đáng kể về h́nh thức chứ chưa nói chi đến tinh thần.
Đi lại nơi này, chúng tôi gặp anh em nhà Bạch Thái Đào, Bạch Thái Ṭng (con ông Bạch Thái Bưởi). Họ cho biết đồn điền La Bích ở đây muốn bán và nhờ Bạch Thái Ṭng bán giúp. Tôi nghĩ đến việc mở mang lại khu vực này phải có chương tŕnh lâu dài. Làm sao những chùa cảnh trong khu vực này xứng đáng là nơi Thánh tích của nước nhà. Nơi đây có thể làm nơi tu dưỡng và làm trường cao đẳng của Phật giáo để đạo tạo tăng tài. Những người lên đây học tập, tu luyện trong một thời gian nhất định cho có thật đủ tài, đức rồi mới xuống núi truyền Đạo khắp nơi.
Muốn kiến thiết cả một khu vực vừa chùa, cảnh với quy mô hùng vĩ, trang nghiêm cho sau này, có hàng trăm người tu học măi măi đời này sang đời khác th́ vấn đề quan trong là cần phải trù bị lương thực. Tất cả cần phải tự túc, Nên tôi nhờ Bạch Thái Ṭng điều đ́nh mua giúp tất cả cánh đồng năm mẫu gần chùa Long Động (thuộc khu vực Yên Tử). Cả hai anh em Ṭng và Đào nghe chúng tôi tŕnh bày ư kiến trên đều rất vui mừng, hứa sẽ cộng tác giúp đỡ, cả về mặt tài chánh. Ngoài ra, hai anh em đều hứa sẽ vận động tất cả các bạn bè cùng giúp đỡ.
Tại đây chúng tôi dự định xây dựng theo phương pháp mới, hiện đại tức dùng toàn xi măng cốt thép mới có thể chịu đựng nổi khí hậu của núi rừng. Nếu làm bằng gỗ th́ chỉ mấy năm là hư ngay v́ khí ậu ẩm thấp. Bấy giờ các sư trên chùa Yên Tử được cả gia đ́nh Bạch Thái Bưởi giúp đỡ mọi việc cần thiết. C̣n việc mua ruộng, sau này chúng tôi được biết: Chủ La Bích muốn bán tất cả khu đồn điền mà ông ta đă khai thác hơn ngh́n mẫu. Nếu bán ruộng không (hơn 300 mẫu) th́ sợ số rừng c̣n lại khó bán. Cả hai anh em họ Bạch hứa sẽ thu xếp dần.
Trên ấy có thể làm các khu nhà tĩnh tu cho những người già cả, về hưu lên ở trên đấy tu hành, dưỡng lăo, nghỉ ngơi; mùa Hè lên đây nghỉ mát và nghe giảng về đạo Phật cũng rất tĩnh mịch.
Lập nghĩa trang
Năm 1941 Hội mua được năm mẫu ruộng thuộc địa phận làng Mọc Thượng Đ́nh để làm nghĩa trang. Trong đó có một ngôi chùa lấy tên là Tế Độ. Hội giao toàn quyền cho ông Nguyễn Hữu Kha, Trưởng Ban Hộ niệm cùng toàn ban phụ trách mọi công việc.
Trường học Phổ Quang
Hội c̣n được ông chủ hiệu Nhật Chương, phố Hàng Thiếc, Hà Nội, bạn thân của ông Nguyễn Hữu Kha cúng một mẫu ruộng thuộc địa phận Mọc Chính Kinh (ruộng giáp cây số 7 đường Hà Nội – Hà Đông) và cúng cả tiền xây cất thành một ngôi trường học phổ thông. Công việc này cũng lại do ông Nguyễn Hữu Kha đảm nhiệm, trông coi xây dựng. Việc này được khởi công và giữa năm 1941.
Chùa Cao Phong
Năm 1942, bà Nguyễn Thị Uyển (bà Cả Mọc), Hội trưởng Hội tế sinh Hà Nội mua được một số ruộng hơn 40 mẫu ở làng Phú Ninh, huyện Đông Anh, Phúc Yên, và xây dựng lên một ngôi chùa lấy tên là Cao Phong có đầy đủ nhà cửa, pḥng xá. Sau đó, bà cúng chùa này cho Hội. Hội thỉnh Ḥa Thượng Thích Thanh Thuyên (Tuệ Tạng) làm trụ tŕ và đưa một số Tăng sinh lên đây tu học dưới sự giáo huấn của Ḥa Thượng.
Nhận chùa Côn Sơn
Thời gian này, Hội cũng nhận cả chùa Côn Sơn thuộc huyện Chí Linh, Hải Dương. Hội cử Thượng Tọa Tố Liên đi lại trông coi, và đưa một số các sư vào tu học, làm việc trong ấy. Chùa Côn Sơn chính là nơi Tổ Huyền Quang đời Trần tu học, cũng chính là nơi mà ông Nguyễn Trăi xưa kia đă ở trong một thời gian dài.
Nhận chùa Hương Hải
Chùa Hương Hải thuộc huyện Nam Sách, Hải Dương. Đây là quê hương và nơi tu hành của Tổ Pháp Loa đời Trần. Dân làng cúng vào Hội. Hội thỉnh Thượng Tọa Thái Ḥa về trụ tŕ.
Kiến thiết tùng lâm
Khi tới Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy chùa cảnh ở đấy so với nước ta hiện nay cách xa quá nhiều. Phật giáo nước ta tuy đă có hàng ngh́n năm rồi mà nay nếu có đoàn Phật giáo nước ngoài tới tham quan, khảo cứu về tinh thần cũng như h́nh thức, thật khó có nơi nào xứng đáng để cho họ chiêm bái và tham quan khảo cứu được. Nói về Kính sách th́ ngoài những Kính sách chữ Hán do Trung Quốc truyền sang, ta khắc in lại, Kinh sách bằng tiếng Việt rất ít. Về h́nh thức, chùa cảnh cũng không được mấy nơi đáng để ư. Nay cần có một cơ sở xứng đáng làm trung tâm tiêu biểu cho Phật giáo toàn quốc. Chùa Quán Sứ, Hà Nội chỉ có thể tạm thời làm nơi làm việc trong lúc đầu chấn chỉnh và chỉ là nơi làm việc của Hội ở Hà Nội mà thôi.
V́ thế Hội xây dựng chuà Quán Sứ nhỏ hơn kiểu mẫu đă chấp thuận. Không lúc nào chúng tôi không nghĩ tới việc kiến thiết tùng lâm. Chúng tôi thường đem việc xây dựng tùng lâm nói với những người có ḷng nhiệt thành về việc chấn hưng Phật giáo nước nhà, cả chư Tăng cũng như cư sĩ ở ngoài, được rất nhiều vị tỏ ư tán thành.
Năm 1943, nhân đại hội đồng của Hội, có đông đủ các Ḥa Thượng và đại biểu khắp nơi về họp, chúng tôi soạn thảo "Dự án kiến thiết tùng lâm" và đem ra tŕnh hội đồng quyết định. Đại cương bản dự án như sau:
"Kiến thiết một ngôi chùa trên một khu đất rộng hơn 50 mẫu Bắc bộ (20 mẫu Tây). Chánh điện rộng khoảng 3.000 m2, nhà Pháp bảo (thư viện) rộng 500 m2, làm ba tầng. C̣n các nhà Tổ, nhà Tăng đều làm hai tầng. Ngoài ra c̣n có trường đại học, nhà thương. Mỗi khu rộng khoảng 10 mẫu Bắc bộ, đều làm cho đầy đủ tiện nghi, hiện đại. Có những khu dành riêng cho các viên chức trong nhà thương, trường học. Có những nhà an dưỡng để cho những vị già yếu nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Ngoài ra c̣n có nhà in và khu nghĩa trang. Khu nghĩa trang sẽ làm một ngôi nhà rất trang nghiêm để những hộp xương (cốt). Sau khi chết sẽ chôn. Ba năm sau cải táng, thiêu cốt xong gởi vào đây thờ vĩnh viễn.
Phương pháp tổ chức
Thành lập một ban hưng công chính, chủ trương về đại thể. C̣n như nhà thương, trường học... mỗi khu lập một ban riêng. Ban này sẽ mời các vị bác sĩ, đốc học, giáo sư, là những người trong Hội đứng ra tổ chức. Về chùa cùng các cơ sở khác đều do chư Tăng đảm trách.
Thời gian kiến thiết dự định là 10 năm. Về tài chánh, không xin lập sổ quyên góp, chỉ nhận tiền của những người tự nguyện, phát tâm cúng hẳn và cũng nhận những món tiền kư hậu. Ngoài ra, ban hưng công sẽ vay của tất cả các Hội viên Tăng, Ni, thiện tín trong Hội, mỗi năm mỗi người là 1 đồng với thời hạn là 10 năm. Nếu người nào có khả năng cho vay thêm th́ càng tốt. 10 năm sau Hội sẽ hoàn trả lại số tiền đă vay bằng cách xổ số trả dần.
Số tiền các Hội viên cho vay sẽ do Ban Trị sự của Hội ở Trung ương hay địa phương nhận giúp rồi chuyển lên cho Ban Hưng công. C̣n thập phương Tăng, Ni, thiện tín muốn cúng cũng gửi cho Ban Trị sự hoặc gửi thẳng cho Ban Hưng công. Ban Hưng công không cử một người nào đi quyên góp ở bất cứ đâu cả. Làm như thế để tránh t́nh trạng có người lợi dụng danh nghĩa của Hội."
Khi đem ra bàn bạc, được hội đồng hoan hỉ chấp thuận tất cả những điều kể trên. Nhưng hội đồng đề nghị việc này nên lấy danh nghĩa chư Tăng đứng ra chủ trương th́ thuận tiện hơn. Hội hứa nhất tâm ủng hộ về mọi phương diện mà Hội có thể làm được.
Sau đấy ít lâu, Ban Chứng minh Đạo sự họp. Phiên họp này cũng có đông đủ các Ḥa Thượng, Thượng Tọa, Tăng Ni trong Hội tham dự, bàn bạc về vấn đề này. Cuối cùng, thành lập được Ban Hưng công do các Ḥa Thượng đứng chủ và bầu Ḥa Thượng trụ tŕ chùa Hương Tích làm thủ quỹ và ủy đặc quyền cho tôi (Trí Hải) đứng tên mua đất cho hợp lệ. Bấy giờ tôi có đề nghị mua khu đất giáp ga Thường Tín thuộc hai làng Vân Trai và B́nh Vọng. Ở dây đi lại thuận tiện và có thể điều đ́nh mua được. Hội đồng cử một ban đi xem địa thế, có mời cả các vị cư sĩ cùng đi. Hôm đi, bên chư Tằng có Ḥa Thượng Cồn, tôi; bên cư sĩ có ông Duơng Bá Trạc, ông Lê Toại.
Sau khi xem xong, tôi tiến hành ngay việc viết văn tự mua đất. Kết quả, sau vụ tháng 10 năm 1944, mua được tất cả hơn 21 mẫu ruộng của tư nhân. Ngoải ra c̣n toàn là ruộng công như ruộng của họ Phan, Giáp... Những ruộng công này không ai có quyền mua bán. Nhưng họ đồng ư cho Hội mua ruộng bên ngoài khu vực đó để đổi cho họ. Tất cả nhân dân trong khu vực này đều vui mừng khi thấy Phật giáo kiến thiết tùng lâm tại đấy, sẽ làm cho vùng này trở nên thịnh vượng, vui vẻ thêm. Bấy giờ làng nào chung quanh cũng có chi hội Phật giáo cả rồi. Số hội viên ở đây cũng có hơn một vạn người.
Số đất dự trù mua là trên 50 mẫu nhưng phải đợi mua đất bên ngoài để đổi nên số tiền mua đất vẫn c̣n. Ngay bấy giờ tôi liền tính đến việc khởi công vượt đất và đắp ḷ nung vôi gạch. Tháng 11 năm 1944 bắt đâù tiến hành vượt đất và đắp ḷ nung gạch ngay trong khu đất đă mua. Đă chở về đấy được 500 tấn than mua từ mỏ than Bạch Thái.
Trong khi đi lại, liên hệ công việc ở chùa Yên Tử, tôi có đem việc này nói với hai anh em Bạch Thái Ṭng và Bạch Thái Đào. Cả hai đều rất vui mừng khi thấy Phật giáo nước nhà có cơ duyên mở mang, phát triển như thế và hứa sẽ góp phần, góp sức vào công việc kiến thiết. Hai ông hứa: Số than nung vôi gạch làm tùng lâm hết bao nhiêu mỏ sẽ cho chở tới, làm cho đến đủ; c̣n tiền bạc th́ lúc nào thanh toán cũng được. Tôi có tŕnh bày sơ qua bản dự thảo kiến thiết tùng lâm cho hai ông nghe và nói: "Trong khi làm cũng cần phải có những nhà hằng tâm hằng sản giúp sức vào mới mong đạt kết quả. Nhất là Ban Hưng công cần phải có những nhà ngân hàng bảo trợ để khi cần đến th́ có thể được giúp đỡ ngay, giúp cho công việc kiến thiết không bị ảnh hưởng." Hai ông hỏi: "Hiện này có những vị nào trong Ban Hưng công?". Tôi trả lời: "Tất cả các Ḥa Thượng trong Hội đứng chủ trương xây dựng và đă mời được Ḥa Thượng trụ tŕ chùa Hương Tích làm thủ quỹ. Ngoài ra, Hội c̣n được mấy nhà mộ Đạo phát tâm hợp tác vào ban Hưng công, giúp về phần tài chánh như nhà Cát Hành Long, ông Trịnh Xuân Nghĩa, ông Hoàng Gia Luận... là những người mà cần đến tiền đều có thể tạm ứng ngay được.". Hai ông nghe xong đều nói: "Việc này thế nào cũng thành công tốt đẹp. Vậy anh em chúng tôi xin được đứng vào Ban Hưng công để góp phần xây dựng.".
Đến tháng giêng năm 1945 bắt đầu vượt đất và nung gạch. Đến hết tháng hai nung được hai ḷ gạch và vượt được 7 mẫu đất. Công việc vượt đất và nung gạch Hội uỷ thác cho một số hội viên ở ngay địa phương trông coi giúp, chúng tôi chỉ đi lại thôi v́ c̣n bận nhiều việc khác, nhất là việc cứu tế cho đồng bào bị đói.
Chuyển sang việc cứu tế
Cuối năm 1944, ở Hà Nội, các hội từ thiện cùng các nhà báo: Trung Bắc, Đông Pháp, Ngọ Báo, Hội Phật Giáo, Phúc Thiện, Hợp Thiện, Quảng Thiện và Hội Thánh bên Gia Tô hợp thành mọt ban lấy tên Cứu Tế Mùa Đông để giúp đỡ đồng bào thiếu áo. Sang tháng Giêng năm 1945 nạn đói ngày càng trầm trọng.
Bấy giờ tôi được Hội Phật giáo cử làm đại diện để cùng với các đoàn thể làm việc cứu tế. Lúc đầu ban cứu tế chỉ giúp quần áo mùa Đông mà thôi. Nay cần phải giúp về ăn uống mới đủ. Chúng tôi liền thảo ra một bản điều lệ thành lập một hội lấy tên là Tổng hội Cứu tế, họp ngay tại chùa Quán Sứ, được toàn ban Cứu tế mùa Đông cộng tác. Ngoải ra, c̣n được rất đông các nhà trí thức, từ thiện hưởng ứng nhiệt t́nh. Lúc đầu bầu ông Nguyên Văn Tố làm Hội trưởng Ban Trị sự, tôi làm cố vấn.
Cần phải tập trung cứu giúp đồng bào nên việc kiến thiết tùng lâm tạm ngưng. Một mặt, Hội cử đại diện tham gia liên lạc với các đoàn thể trong Tổng hội Cứu tế, một mặt, tôi liên lạc với các chùa và các chi hội để t́m phương pháp làm việc, cứu tế trong Phật giáo. Trung tuần tháng hai tôi về Nam Định, đi đường, không mấy lúc không thấy những người nằm quằn quại hoặc đă chết... Tới chùa Cổ Lễ, thấy các sư chỉ c̣n có vài vị ở nhà. Giám viện là Thượng Tọa Phạm Thế Long cũng đi vắng. Tôi hỏi: "Ở đây các vị có làm ǵ để cứu giúp đồng bào không?".
Có vị trả lời: "Khó lắm. Tiền ít, gạo không có th́ làm thế nào được? Có lẽ nay mai các sư cũng phải đi hết.".
Tôi nói: "Đây là nơi danh tiếng. Giữa lúc t́nh thế khó khăn như thế này, nếu không làm ǵ cứu giúp đồng bào tất sẽ có ảnh hưởng cho Phật giáo. Nay các vị có thể nấu cháo cho mỗi vị mỗi ngày một bát gọi là cầm hơi. Tuy biết làm như thế chỉ kéo cái chết chậm lại thôi chứ không thể cứu cho tất cả mọi người đều sống được. Nhưng dù sao cứu được một người cũng quư. Bây giờ tôi xin giúp vào đây một tạ gạo để các vị nấu cháo dần cho njhững người đói ở gần đây, chờ Thượng Tọa Giám về chúng tôi sẽ làm rộng răi hơn.". Nói xong tôi ra phố mua một tạ gạo hết 500 đồng đưa vào chùa ngay.
Khi Thượng Tọa Phạm Thế Long về, tôi bàn việc này. Thượng tọa nói: "Nguy lắm. Ở đây cũng không c̣n tiền mà gạo th́ khó đong lắm. Nếu không đong được gạo của nhà nước th́ không thể làm ǵ được. Về tiền th́ tôi có thể vay giúp rồi trả sau.".
Tôi trả lời: "Được. Thế Thượng Tọa lên tỉnh với tôi.".
Hai chúng tôi cùng lên th́ xă Nam Định. Bấy giờ ông Từ Bội Thực làm Tổng đốc. Chúng tôi vào thưa chuyện, xin ông giúp cho việc đong gạo nhà nước để cứu giúp đồng bào. Được ông nhận lời. Ra ngoài tôi lại mượn được 2.000 đồng. Về sau tôi xuống, được Thượng Tọa cho biết lúc ấy đong được 50 tạ với giá 50 đồng một tạ. Số gạo đong được để lại cho các chùa trong tỉnh. Chùa nào bị thiếu đều được 20 kư. C̣n ở chùa Cổ Lễ vẫn tiếp tục nấu cháo cho đồng bào đến ăn hàng ngày cho đến mùa lúa chín và nuôi được một số các em mồ côi.
Nghe nói ở Lạng Sơn giá gạo thị trường chỉ có 250 đồng một tạ trong khi ở dưới này đă từ 500 đồng trở lên v́ vấn đề chuyên chở và phép tắc khó khăn. Bấy giờ quân Nhật đă chiếm Đông Dương rồi. Chúng tôi liền t́m cách xin phép và xin toa tàu hỏa lên Lạng Sơn đong gạo đem về gửi cho các nơi có hội Phât giáo.
Lên Lạng Sơn giao tiền, nhờ người đong gạo hộ xong tôi về Hà Nội. Khi được tin đă đong đủ số gạo tôi cho người lên nhận mang về. Trên đường mang về bị cản trở. Tôi liền lên để can thiệp nhưng bị hiến binh Nhật bắt giữ để điều tra xem có phải đó là số gạo mà chúng bị mất không. Chúng giữ tôi ở chùa Thành mất 7 ngày. Mỗi ngày bị tra hỏi có khi tới hai, ba lần. Sau ở nhà phải nhờ một vị sư người Nhật can thiệp chúng mới cho tôi về. Số gạo đong được một toa (100 tạ), về chia cho Hội Tế sinh một phần, c̣n gửi đi mỗi nơi một ít để cứu giúp đồng bào.
Được tin gạo và khoai sắn ở Thái Nguyên cũng hạ giá, tôi liền lên đấy xem t́nh h́nh. Khi lên tới xem th́ thấy đường vận tải khó khăn, không có xe lửa nên không thể nào vận chuyển về được. Do đó, Hội quyết định đưa một số người bị đói của các nơi đang trú tạm tại chùa Quán Sứ lên ở nhờ chùa Hang, trong đồn điền Đồng Bẩm của nhà Cát Hành Long. Chùa này cũng đă hướng cúng vào Hội từ trước.
Bấy giờ chư Tăng của Hội và Thượng Tọa Tâm Nguyện lên trông coi, giúp đỡ đồng bào trên Thái Nguyên. Trước sau, ở đây nuôi được hơn 100 người, bị chết mất bốn người. Khi cơn đói đi qua, đến mùa lúa, số người c̣n lại đều về quê quán được cả. Hiện nay thượng Tọa Tâm Nguyện đang ở chùa Vọng Cung, trụ sở Phật giáo Nam Định.
Trên đây là việc từ thiện xă hội của Hội Phật giáo mà tôi đă góp phần giao dịch, phục vụ. Ngoài ra, hằng ngày tôi cũng c̣n tham gia công việc của Tổng hội Cứu tế. Bấy giờ Tổng hội lập một trại nuôi đồng bào bị đói ở Giáp Bát, Ngă tư Vọng. Trung b́nh lúc nào cũng có từ 3000 người trở lên, có lúc lên tới gần 5000 người. Nhưng hằng ngày chết cũng khá nhiều.
Do đó, khi chính phủ thành lập có mời tôi làm cố vấn của Bộ Xă hội do ông Nguyễn Văn Tố làm Bộ trưởng. Phiên họp đầu tiên để thành lập Ban Cứu đói Thủ đô do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa, họp ở nhà Bác Cổ. Có cả ông Phạm Văn Đồng (sau này là Thủ tướng) tham dự. Tôi cũng được dự phiên họp này.
Về hoạt động văn hóa của Hội
Trong thời kỳ này, Hội vẫn tích cực in Kinh sách và báo Đuốc Tuệ vẫn phát hành như thường lệ. Hội c̣n trù bị xuất bản một tờ nhật báo lấy tên là "Tinh Tiến" nhưng v́ giấy khan hiếm nên chỉ mới ra mỗi tuần ba kỳ vào các ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy.
Chúng tôi thành lập trường học của Ni chúng ở chùa Bồ Đề từ năm 1941, sau khi trường Tăng không c̣n ở đấy nữa. Số ni sinh có hơn 30, do các vị Thượng Tọa, Ni và các sư ở Huế ra giúp việc giảng dạy.
(Ảnh một số nhân viên trong ban sáng lập hội, chụp tại chùa Quán Sứ cũ hôm tiễn chân ông Trần Văn Giác về Nam Kỳ năm 1936).