THỜI KỲ THỨ HAI :

 

PHẬT HỌC TÙNG THƯ

 

Hội họp, bàn bạc, trao đổi ư kiến với nhau một thời gian, chúng tôi quyết định thành lập "Phật học tùng thư". Trước hết phiên dịch kinh sách ra quốc ngữ để ấn hành, truyền bá sâu rộng trong quần chúng. Sau khi được nhiều người hiểu biết tán thành, nhân duyên đầy đủ, cơ hội thuận tiện sẽ tiến hành công việc lập hội.

 

Chuyển sang thành lập Phật học tùng thư, bên xuất gia có Thượng tọa Thái Ḥa, Sư ông Hải Châu (Vũ Đ́nh Ứng) và tôi (Trí Hải); bên tại gia có ông Lê Toại, ông Trần Văn Giác và ông Nguyễn Hữu Kha (Thiều Chửu). Tất cả chúng tôi đều cùng chung lo mọi phương diện như khảo cứu, phiên dịch, ấn loát, tài chánh và phát hành v.v...

 

Về địa điểm: Bấy giờ ở Hà Nội không đặt vào đâu được. Các chùa th́ không tiện, tại gia lại càng không được. Do đó phải đem về chùa Mai Xá, huyện Lư Nhân, Hà Nam, chỗ chúng tôi đang ở bấy giờ.

 

Từ cuối năm 1932 đến đầu năm 1934: Suốt thời gian này chúng tôi chỉ mới ấn loát được 8 cuốn kinh, sách: Ba cuốn kinh: Địa Tạng, Dược Sư và Phả Môn, mỗi thứ mọt cuốn và hai cuốn Lịch sử Phật Tổ, mỗi thứ in được 1.000 bản. Sách không bán, chỉ biếu không cho các nhà mộ Đạo. Nếu có ai cúng lại 5, 3 hào hay 1,2 đồng th́ đều để trả tiền in và c̣n in cả tên những người phát tâm vào cuốn sau. Thiếu thốn th́ chúng tôi cùng lo liệu.

 

Vừa học, vừa làm tất cả mọi công việc nhưng chúng tôi vẫn phấn khởi tin tưởng vào ngày mai, chúng tôi tin tưởng việc thành lập hội Phật giáo chắc chắn sẽ sớm có ngày thành tựu. Tin tưởng như thể bởi v́ khi đưa sách tới đâu thấy người hưởng ứng, tán thành, ủng hộ nhiều hơn là người gièm pha, bác bỏ. Người hưởng ứng cho rằng nhờ kinh sách bằng quốc ngữ mà nhiều người hiểu biết được Phật pháp, biết lối tu thành tiến lên con đường quang minh chính đại, khỏi bị mê lầm đi vào hầm ma ngơ quỷ. Trái lại, những người gièm pha cho rằng làm như thế th́ người ta sẽ coi thường kinh sách Phật; cũng như sách vở, giấy tờ khác bằng quốc ngữ, sau khi dùng xong người ta sẽ vất đi hoặc làm bậy.

 

Trong thời  gian này, khi lên Hà Nội, phần nhiều tôi phải ăn nghỉ tại nhà của các ông cư sĩ. Có những hôm mùa Đông giá lạnh, nghỉ ở nhà ông Kha, trải chiếu xuống nền nhà mà nằm, hai người chỉ có một chiếc chăn dạ đỏ mỏng. Bấy giờ ông Kha trông nom giúp người em mở nhà in ở phố Sinh Từ (Hà Nội) lấy tên là Trung Kư. Nói là nhà in nhưng thực ra chỉ là một gian nhà nhỏ vừa đủ chỗ làm việc. Bên trong chỉ có một cái máy nhỏ in được hai trang giấy cỡ 13x25 với một cái bàn kẻ vở học tṛ.

 

Cũng như Phật học tùng thư của chúng tôi, ở xa nghe tiếng tưởng chững ra vẻ lắm, nhưng nếu có ai hiểu kỳ đến tham quan sẽ thấy chỉ có vài tủ sách, một cái may đánh chữ cùng với vài bộ bàn ghế trong mấy gian nhà tranh của một ngôi chùa giữa hạt đồng chiêm.

 

Tuy thế, vẫn được nhiều người ở thành thị cũng như thôn quê lui tới. Do đấy, chúng tôi đă được gặp những nhà trí thức, nhà văn, nhà báo lúc bấy giờ như những ông: Lê Dư, Trần Trọng KIm, Bùi Kỷ, Dương Bá Trạc, Nguyễn Văn Vĩnh v.v... Khi gặp nhau, trao đổi về việc thành lập hội Phật giáo nhằm chấn chỉnh lại tinh thần Phật giáo nước nhà th́ tất cả mọi người đều nói là đă có hoài băo từ lâu cả rồi nhưng chưa gặp được các sư cộng tác, cũng như chưa có cơ hội thuận tiện. Việc này rất hay, rất cần nhưng phải làm thế nào có ngay cơ sở tại Hà Nội mới dễ bề giao dịch và mới có thể phát triển, khuếch trương được.

 

Trở lại mục lục