THỜI KỲ THỨ TƯ :
HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Công việc của Hội Bắc Kỳ Phật giáo vẫn hoạt động, báo Đuốc Tuệ và Tinh Tiến vẫn phát hành cho đến ngày Cách Mạng Tháng Tám thành công. Sau Cách Mạng Tháng Tám, Chinh phủ ban hành sắc lệnh tất cả các hội và báo chí đă có từ trước đều phải xin phép và đổi tên lại.
Trong thời gian đó, mọi công việc của Hội đều tạm ngưng. Như vậy, báo Đuốc Tuệ ra tới đây được 11 năm, báo Tinh Tiến chưa đầy một năm. Bấy giờ chỉ c̣n có chư Tăng trong Hội hoạt động các công việc về Phật giáo, thành lập Uy ban Tăng già Bắc Việt do Ḥa Thượng Thích Mật Ứng làm Chủ tịch, Thượng Tọa Thích Tố Liên làm Phó Chủ tịch. Báo Đuốc Tuệ (1935-1945) nay đổi làl Diệu Âm do Thượng Tọa Tố Liên làm chủ bút, tờ Tinh Tiến nghỉ hẳn.
Trường Phổ Quang mới làm được 5 pḥng và các nhà phụ, tạm thời sử dụng làm nơi nuôi các em mồ côi. Số các em này ở trại Giáp Bát khi giải tán c̣n lại hơn 200 em không người cấp dưỡng, Tổng Hội Cứu tế cho chuyển về đây để Hội Phật giáo trông coi giúp đỡ các em. Thượng Tọa Tố Liên làm Truởng ban Cứu tế trong ủy ban Tăng già cùng với ông Nguyễn Hữu Kha và một số Tăng, Ni phụ trách việc trông coi nuôi dạy các em. V́ quỹ Tổng Hội Cứu tế giúp c̣n thiếu nên Hội Phật giáo phải đảm nhiệm.
Tổng Hội Cứu tế giải tán, ông Nguyễn Văn Tố lên làm Bộ trưởng Bộ Xă hội. Tôi cũng được Chính phủ mời làm cố vấn Bộ Xă hội nên thường công tác trong Ban Cứu tế Trung ương của Chính phủ tức cơ quan cứu đói để giúp đồng bào. Do đó, lúc này tôi ít tham gia việc Phật giáo, chỉ đi lại trông coi, lo liệu về tài chính của trường Tăng cho đến khi dời về chùa Phúc Chỉnh ở Ninh B́nh. Khi chiến tranh xảy ra, trường tạm đóng cửa.
Theo Nghị định số 158 VV/PG, ngày 13/5/1946 của Bộ Nội vụ Chính phủ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, Hội được phép lấy tên là Hội Phật giáo Việt Nam. Đây chỉ là đổi tên. Mục đích, tôn chỉ vẫn như cũ. Công việc lại tiếp tục hoạt động đến cuối năm 1946 tức mới được 5 tháng th́ Hà Nội bùng nổ chiến tranh, các hội viên tản cư mỗi người một nơi. Công việc của Hội tại Hà Nội lại tạm ngưng hoạt động.
Về các em ở trường Phổ Quang. V́ không c̣n liên lạc được với cơ quan cứu tế nên phải tản cư cho được một số các em c̣n biết được quê quán về với họ hàng. C̣n lại hơn 70 em không c̣n về đâu được. Bấy giờ ông Nguyễn Hữu Kha với tôi chia nhau mỗi người nhận nuôi một nửa. Ông cho chuyển các em lên Hà Đông rồi lên Phúc Yên. Nhà in trước chuyển xuống chùa Tế Độ, đến đây không mang đi được nên chôn cất dưới đất. Sau cùng bị phá hủy cả chùa, các máy móc cùng dụng cụ nhà in đều bị mất hết.
Tôi đưa hơn 30 em mồ côi về chùa Đông Kiệt huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Chùa này cũng hướng cúng về chùa Quán Sứ. Chư Tăng cử các sư về trông coi và tôi đi lại giúp đỡ. V́ chùa cũ nát quá nên hồi tháng 9 trước khi Hà Nội xẩy ra tác chiến, dân làng và chi hội Phật giáo ở đây yêu cầu tôi về trông coi giúp việc xây dựng chùa nên tôi cũng tản cư về đây.
Vừa dỡ chùa ra th́ nghe tiếng súng ở Hà Nội vang rền suốt ngày đêm. Đă trót dỡ chùa rồi nên chúng tôi cố gắng thu xếp làm xong trước Tết. Cuối cùng làm được 9 gian, đủ chỗ thờ ngay trước Tết. Chiến tranh ngày càng ác liệt, đồng bào chạy ra ngoài ngày càng đông, trong đó có các em bị mất liên lạc với gia đ́nh, trở nên bơ vơ. Mỗi khi gặp trường hợp như thế,chúng tôi đưa các em về nuôi cùng các em được đưa từ Hà Nội về. Đồng thời, chúng tôi cũng liên lạc với ban tản cư di cư, cho hay nếu thấy em nào mất liên lạc với gia đ́nh, đưa đến chỗ chúng tôi. Chúng tôi nhận nuôi các em trừ 11 đến 15 tuổi, dự định nuôi các em đến 18 tuổi, đú sức tự lập th́ thôi.
Lúc quân địch tràn xuống gần Khoái Châu,chúng tôi lại đưa các em về chùa An Ninh, huyện Phụ Dực, tỉnh Thái B́nh nơi Hội Phật giáo có số ruộng của trường Tăng học ở đấy. Về đây, chúng tôi lại liên lạc với ban tản cư di cư và công an rằng nếu có em nào mất liên lạc với gia đ́nh trong độ tuổi từ 15 trở xuống, đưa đến chỗ chúng tôi nuôi. Số các em mỗi ngày một đông. Nếu để đông quá sợ máy bay ḍm ngó và khó điều khiển nên mỗi nơi chúng tôi chỉ nuôi tối đa 30 em.
Chúng tôi lại chuyển sang chùa Mai Xá, Lư Nhân, Hà Nam, nơi chúng tôi ở trước đây. Về đây chúng tôi cũng thành lập một nơi nuôi các em ở vùng này, giao cho sư ông Tâm Giác cùng các sư nuôi dạy. Có nhiều em khi chạy giặc bị mất liên lạc với gia đ́nh, vào ở với chúng tôi mọt thời gian, khi liên lạc được với người nhà th́ trở về với gia đ́nh. Em này ra, em khác vào. Trung b́nh lúc nào cũng có trên 30 em, về kinh phí nuôi các em chúng tôi phải tự túc. Vấn đề ăn chúng tôi cùng các em trồng lúa, trồng rau... C̣n mặc th́ làm thủ công nghệ như đan mũ cơi, kéo sợi, xe đay, dệt chiếu v.v... Lấy số lăi mua quần áo và giấy bút cho các em học. Ngoài ra, các em c̣n để dành được cả tiền mua công phiếu kháng chiến và làm vốn nuôi gà, vịt...
Chúng tôi lấy tiền bán sách báo và mượn thêm một số nữa để sắm sửa dụng cụ và nguyên vật liệu. Lúc Hà Nội gần tác chiến, chúng tôi in và mang ngay ra hậu phương bán được 5000 cuốn Nghi thức tụng niêm hằng ngày bằng tiếng Việt, 6000 cuốn Khôn sống (sách đọc b́nh dân). Cuốn Khôn sống nay đổi tên thành Gia đ́nh giáo dục. Bấy giờ được các nhà trường b́nh dân rất ưa thích. Cuốn Nghi thức tụng niệm hằng ngày được tín đồ rất ưa chuộng. Do đó, sách bán rất chạy. Cũng v́ lúc ấy các sách giáo khoa cũ không dùng nữa, sách mới của Chính phủ lại chưa in kịp mà văn trong hai cuốn trên lại rất thích hợp. Trong thời gian tản cư ở hậu phương, ngoài việc lo nuôi các em mồ côi, tôi khuyên một số các sư nên theo học Quốc ngữ. Ngoài ra, tôi c̣n viết được mấy cuốn sách như Truyện Phật Thích Ca, Phật học phổ thông, Phật học ngụ ngôn...
Năm 1947, các sư ở Hà Nội đi tản cư bắt đầu trở về chỗ cũ, bị các nhà đương cục không cấp giấy tờ, làm khó dễ, không cho ở Hà Nội. Các sư phải tổ chức Liên đoàn Tăng Ni nội ngoại thành để tiếp xúc giao dịch, giải quyết các công việc cho các chùa. V́ bấy giờ có nhiều chùa ngụy quyền đă giao cho một số người khác ở.
Năm 1948 cũng có một số các hội viên Hội Phật giáo di cư liền chấn chỉnh lại công việc, bầu thành ban trị sự, tiếp tục tiến hành công việc văn hóa, xă hội. Bấy giờ cũng có nhiều em v́ chiến tranh mất cả gia đ́nh, không nơi nương tựa nên Hội bầu ra ban cứu tế do Thượng Tọa Tố Liên làm trưởng ban, thu nhận các em về nuôi và dạy chữ cũng như dạy nghề. Cơ sở đặt ngay tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Sau v́ đông quá nên lại chuyển các em xuống hội quán Hội Tế sinh ở ngơ Ngô Sĩ Liên, phố Sinh Từ (Hà Nội). Nuôi các em ở đây măi cho đến năm 1946 mới chuyển sang cơ quan cứu tế của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.
Năm 1949 Hội mua lại toàn bộ nhà in Đông Phương về tái lập nhà in Đuốc Tuệ để in ấn Kinh sách, báo chí... tổ chức Tăng Ni nội ngoại thành được đổi tên thành Chỉnh lư Tăng già Bắc Việt.. Đại cương là duy tŕ, hoằng dương Phật pháp, bảo tồn các chùa cảnh, chống lại việc lập Ban Quản trị Đ́nh Chùa của thành phố. Năm 1950, tổ chức này lại đổi tên thành Hội giáo Tăng già Bắc Việt do Thượng Tọa Tố Liên làm Chủ tịch và suy tôn Ḥa Thượng Mật Ứng lên ngôi vị Pháp chủ. Mở trường Ni học tại chùa Vân Hồ, phố Bà Triệu, Hà Nội; xuất bản tờ báo nguyệt san lấy tên là Phương Tiện. C̣n Hội Phật giáo th́ xuất bản tờ Tin tức Phật giáo, ra hàng tuần vào ngày thứ bảy. Hội cũng làm thêm một khu nhà trong khuôn viên chùa Quán Sứ để mở trường tư thục tiểu học, lấy tên là Khuông Việt. Tuy hai tổ chức có hơi khác nhau nhưng cùng một mục đích là làm việc để phục vụ văn hóa và xă hội Phật giáo.
Ngày 8 tháng 6 năm 1950 Đại hội Phật giáo Thế giới họp ở Colombo, thủ đô Tích Lan (Sri Lanca) có mời Giáo hội tăng già Phật giáo Việt Nam tham dự. Hội Phật giáo cử Thượng Tọa Tố Liên làm Trưởng đoàn sang tham dự. Tại Hội nghị, Thượng Tọa được cử làm Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Thế giới.
Năm 1948 trở đi, Họi Phật giáo trung ương tái hoạt động, những nơi bị địch tạm chiếm cũng vẫn tiếp tục hoạt động. Chùa Vọng Cung, hội quán Chi hội Phật giáo Nam Định trong chiến tranh bị thiêu huỷ không c̣n ǵ. Năm 1950 vẫn c̣n phải lễ bái, hội họp nhờ ở ngôi đền Tam Thánh, phố Vải Mẫn, măi đến cuối năm mới trù liệu kiến thiết lại chùa, hội quán. Khi làm xong được ngôi nhà Tổ tạm thay cho chùa thờ Phật (tuy nhỏ nhưng cũng đủ làm nơi thờ phụng, lễ bái, diễn giảng). Ngoài ra c̣ hoàn thành một số nhà phụ khác. Chi hội lại được Ḥa Thượng Thích Thanh Thuyên (Tuệ Tạng) về trụ tŕ, khai hóa cùng một số các sư theo học. Sau lại làm được ngôi học đường. Ngôi chùa chính dự định làm cho rộng, trang nghiêm để thờ Phật và để đáp ứng đủ nhu cầu của một thàlnh phố có đông hội viên, nhiều thiện tín tới quy y, lễ bái... nhưng tất cả vẫn c̣n trong thời kỳ trù liệu.
Chi hôi Phật giáo tỉnh Kiến An cũng kiến thiết lại ngôi chùa Đại Giác đă bị tàn phá trong chiến tranh.
Năm 1952 Hội Phật giáo Thế giới lại họp Hội nghị lần thứ hai tại Đông Kinh, Nhật Bản. Thượng Tọa Tố Liên được Hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Tăng già cử làm trưởng đoàn sang dự Hội nghị.
Trường Vạn Hạnh
Chùa Hàm Ḷng là danh lam cổ tích của Hà Nội, hồi chiến tranh đă bị thiêu hủy, măi tới năm 1953 vẫn chưa xây dưng lại được. Bấy giờ lại bị thành phố và ngoại đạo lăm le lấy khu đất đó.
Hội Phật giáo và Giáo hội Tăng già đấu tranh giữ lại. Sau đó thành lập ban hưng công để kiến thiết lại toàn bộ khu vực chùa và trường trung tiểu học cho Ni giới. V́ lúc bấy giờ ở Hà Nội rất ít trường học nên cần xây dựng trường học trước. Tiền quỹ hoàn toàn không có, Giáo hội giao cho ban hưng công tất cả công việc từ dự trù, thiết kế đến thi công, kể cả việc vận động tài chính. Ngoài số tiền do Tăng, Ni, thiện tín phát tâm ủng hộ, c̣n thiếu bao nhiêu th́ ban hưng công tự vay tạm rồi trả dần sau, không xin phép lạc quyên ở đâu cả. Bấy giờ Giáo hội bầu tôi làm Trưởng ban. Tôi cố từ chối nhưng không được. Kết quả trong sáu tháng đă làm được hai ngôi nhà hai tầng, mỗi nhà có bốn pḥng học. Mỗi pḥng rộng 6 mét, dài 8 mét, chưa kể hiên. Ngoài ra c̣n có một ngôi nhà làm văn pḥng và lớp gia đ́nh cùng các nhà phụ. Những ngôi nhà lớn đều làm bằng xi măng cốt thép. Tất cả các nơi đều đầy đủ dụng cụ.
Trong hai ngôi nhà hai tầng này có một ngôi của ban Ưu bà di học Phật pháp, phát tâm cúng vào để làm trường và tu viện của ban. Tất cả số tiền làm trường và sắm dụng cụ hết trên một triệu đồng (Đông Dương). Bắt đầu kỳ nghỉ hè năm 1954 trường học được hoàn thành và khai giảng ngay lớp hè, lấy tên là trường Vạn Hạnh.
Khu vực chùa cùng các nhà cửa phía trong cũng đă dự trù làm hai tầng cả, khi hoàn thành cũng dành riêng cho ni chúng và tín nữ làm nơi tu học, phụng sự Phật pháp. Giáo hội cũng dự trù t́m một khu đất rộng để làm trường học cho các nam Phật tử, trong trường sẽ có đầy đủ tiện nghi theo quy mô hiện đại.
Dự lễ Cao Miên
Năm 1953 nước Cao Miên rước xá lợi Phật từ Ấn Độ về, làm lễ cầu nguyện ḥa b́nh, có mời Phật giáo các nước lân cận, trong đó có Việt Nam sang dự lễ. Hội Phật giáo và Giáo hội Tăng già cử chúng tôi sang dự cùng các đại biểu trong Nam. Lễ được cử hành rất trọng thể và chúng tôi cũng được đón tiếp nồng hậu. Ban tổ chức đưa các đại biểu đi tham quan những nơi danh lam thắng cảnh, thuê riêng máy bay đưa các đại biểu đi tham quan cảnh Đế Thiên, di tích lịch sử của Cao Miên, c̣n là một nơi danh thắng nổi tiếng trên thế giới. Rất tiếc thời gian tham quan chỉ có hạn nên chỉ xem đại khái, không thể nào nhớ hết được và tả sao cho xiết những kỳ công, sự hùng tráng của toàn cảnh. Nhân có thợ nhiếp ảnh đi theo, chúng tôi cùng các đại biểu các nước như Ấn Độ, Miến Điện... đều có chụp một số ảnh kỷ niệm. Ngoài ra, chúng tôi cũng gặp đông đủ chư Tăng người Việt cùng các kiều bào bến ấy. Ở Cao Miên cũng đă có nhiều chùa của người Việt và hội Phật giáo riêng cho người Việt. Chúng tôi cũng dự nhiều buổi chiêu đăi và nói chuyện của hội Phật giáo cũng như các chùa của Việt kiều.