Về trường hợp Ḥa Thượng Quảng Đ

 sau khi được giải chế

LTS. Ngày 1-7-2003, Đài Á Châu Tự Do đă cùng với Luật sư Hiệp đàm thoại về hiện t́nh nhân quyền ở Việt Nam nhân vụ xử Bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Dưới đây, hai bên tiếp tục bàn luận về trường hợp của Ḥa Thượng Quảng Độ mà t́nh trạng bị quản chề vừa mới được chấm dứt, gần hai tháng, sớm hơn thời hạn qui định. Dư luận chung hân hoan trước việc nhà lănh đạo phật giáo bị đàn áp khốc liệt v́ tranh đấu cho tự do tín ngưỡng này đă được trả tự do. Trước đó không lâu, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng chính thức tiếp kiến một nhà lănh đạo phật giáo khác, Ḥa Thượng Huyền Quang, trong một bầu không khí ḥa dịu, như là một h́nh thức gián tiếp chấm dứt t́nh trạng Ḥa Thượng Huyền Quang bị quản chế không xét xử trên hơn hai mươi năm. Người ta tự hỏi phải chăng đó có phải là những chỉ dấu cho phép hi vọng rằng thực trạng nhân quyền ở Việt Nam đă được cải thiện hay không? Việt Long của Đài Á Châu Tự Do với Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris, sẽ trao đổi nhận định về việc Ḥa Thượng Quảng Độ được phóng thích và những triển vọng phục hồi sinh hoạt của GHPGTNVN.

Vi ệt Long : Xin chào Luật sư Hiệp. Thủ tướng Phan Văn Khải chính thức và công khai tiếp chuyện Ḥa thượng Huyền Quang ở Hà Nội. Sau đó, chính quyền ở Saigon lại chấm dứt, trước thời hạn, t́nh trạng quản chế của Ḥa thượng Quảng Độ. Hai việc này có thể coi là những chỉ dấu báo hiệu một thay đổi đáng kể trong chính sách nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam được không?

Trần Thanh Hiệp : Để trả lời câu hỏi liệu có thay đổi ǵ đáng kể không, tôi nghĩ rằng người ngoài cuộc nên hết sức thận trọng để tránh đưa ra những kết luận hấp tấp. Thật ra, cảm tưởng chung, theo tôi, vẫn c̣n là sự hoang mang. Quan hệ giữa Nhà nước với Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất, có thể được cải thiện tốt mà cũng có thể trở nên c̣n xấu hơn nữa. Quả thật nhà cầm quyền Hà Nội vừa thay đổi hẳn cách đối xử với hai nhà lănh đạo hàng đầu của Giáo hội Thống nhất. Trước đây là đàn áp, bây giờ bắt đầu trở lại b́nh thường, nghĩa là không c̣n quản chế không dẫn lư và vô thời hạn, như trường hợp Ḥa thượng Huyền Quang, hay quản chế một cách độc đoán, để đọa đầy, như trường hợp Ḥa thượng Quảng Độ nữa. Ít ra, trước mắt, tự do nhân thân của hai vị cao tăng đă được chính quyền tự động trả lại. Nhưng chưa ai biết chắc là rồi ra cách đối xử này có bất chợt thay đổi hay không. Hơn nữa, tự do nhân thân có thể sẽ không đương nhiên đi đôi với tự do hành đạo. Qua kiến nghị 6 điểm của Ḥa thượng Huyền Quang và lập trường 3 điểm của Ḥa thượng Quảng Độ, th́ quyền tự do hành đạo phải được phục hồi và tôn trọng, không riêng ǵ đối với hai vị mà c̣n phải đối với tất cả phật tử. Về điểm này, cách ông Phan Văn Khải nói tuy mềm dẻo nhưng thực chất là không nhượng bộ trước yêu sách của Giáo hội Thống nhất. Cả hai phía đều cương quyết, nhất là Ḥa thượng Quảng Độ khi được quí đài phỏng vấn đă khẳng định đi khẳng định lại lập trường không thay đổi, và không có ǵ làm thay đổi được, của Giáo hội Thống nhất. Như vậy trước cảnh vừa có ḥa dịu vừa c̣n căng thẳng, làm sao tránh khỏi hoang mang. Vậy phải có sự thay đổi chính thức, rơ rệt, trong chính sách tôn giáo của chính quyền mới giải tỏa được tâm trạng hoang mang này.

Vi ệt Long: Luật sư nghĩ là phải thay đổi như thế nào?

Trần Thanh Hiệp : Chính sách tôn giáo của nhà cầm quyền Hà Nội có hai mặt: mặt đối ngoại và mặt đối nội, hai mặt này liên hệ rất nhịp nhàng với nhau để phô bày ra ngoài là chỉ có một. Bên ngoài, chính sách này có vẻ Nhà nước cho dân thực hành tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Đúng hơn, nay không c̣n thấy rơ những biện pháp đàn áp kịch liệt như đă từng thấy trước đây. Nhưng bên trong th́ ngược lại là cả một hệ thống can thiệp chặt chẽ, gắt gao, sâu rộng và khắp mặt, của chính quyền vào nội bộ các tôn giáo, thậm chí cả đến giáo lư, nhân sự và cách hành đạo cũng phải đặt dưới sự kiểm soát của Đảng. Nếu có thay đổi th́ phải là những thay đổi ở ngay bên trong và theo chiều hướng thực sự tôn trọng, từ tinh thần đến văn tự, của luật quốc tế về nhân quyền m à nh à cầm quyền Hà Nội đă long trọng cam kết áp dụng. Không đạt được những tiêu chí này th́ không có thể có ǵ đổi mới trong chính sách tôn giáo.

Vi ệt Long: Nhưng luật sư có cho rằng có thể diễn ra những thay đổi tích cực hay không, và nếu Nhà nước Việt Nam không chịu thay đổi tới mức đó th́ cuộc tranh chấp sẽ đi về đâu?

Trần Thanh Hiệp : Lấy quá khứ để dự đoán tương lai th́ đối với chính quyền cộng sản việc ǵ cũng có thể xảy ra, nhưng tôi cho là sẽ xảy ra ngược lại điều mong muốn của mọi người. Nếu phải đối phó với những tranh đầu mới, chắc chắn là không khoan nhượng của Giáo hội Thống nhất, nhiều phần Nhà nước cộng sản sẽ đàn áp trở lại. Có điều, t́nh h́nh khách quan đă thay đổi đến mức khiến cho Nhà nước này không c̣n giữ được thế chủ động của bốn năm thập niên khi họ chưa mất chỗ dựa quốc tế Liên Xô và Đông Âu cũ. Thực tế, Hà Nội đang phải sống nhờ vào quốc tế. Bộ máy cầm quyền Hà Nội sẽ không thể chạy được nếu không có quốc tế hà hơi tiếp sức. Mà quốc tế th́ không dung dưỡng cho Hà Nội mặc sức chuyên chính để độc quyền cai trị. Trước sức ép từ ngoài vào, Hà Nội đă phải đột nhiên thay đổi xử lư đối với hai nhà lănh đạo của Giáo hội Thống nhất. Do đó mà Hà Nội đang lâm vào t́nh cảnh của một chính quyền toàn trị bất túc, không thể nào thẳng tay đàn áp nhân quyền, dân quyền được. Bởi vậy, tôi đă nói rằng t́nh h́nh có thể tốt mà cũng có thể xấu cho Giáo hội Thống nhất. Tuy nhiên tôi hi vọng là sẽ tốt, v́ Giáo Hội Thống Nhất có người đứng mũi chịu sào là Ḥa thượng Quảng Độ.

Vi ệt Long : Nói đến Ḥa thượng Thích Quảng Độ, th́ luật sư có nhận định ǵ về khía cạnh pháp lư của việc giải chế Ḥa thượng Quảng Độ trước thời hạn ?

Trần Thanh Hiệp : Về nội dung th́ đó là một quyết định trả tự do trước thời hạn cho một người đang bị quản chế. Nhưng về h́nh thức th́ tôi phải thú thật rằng, v́ không có hồ sơ nội vụ trong tay để nghiên cứu, nên tôi không thể kết luận một cách dứt khoát, theo một chiều hướng nhất định. Tôi nhớ lại rằng theo báo Saigon Giải phóng ra ngày 2 tháng 6 năm 2001 th́ nhà chức trách Ủy ban Nhân dân Phường 15, quận Phú nhuận, ngày 1-6-2001 đă tới Thanh Minh Thiền Viện tống đạt cho Ḥa thượng Quảng Độ biết quyết định áp dụng h́nh phạt quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện đối với Ḥa thượng, từ ngày tống đạt cho tới ngày 3-9-2003. Nếu tôi không lầm, đó là quyết định của một cơ quan hành chính cấp địa phương. Nhưng ngày 27-6 vừa qua th́ lại nghe nói Ṭa án Nhân dân quận Phú Nhuận đă quyết định miễn chấp hành h́nh phạt quản chế c̣n lại cho Ḥa thượng Quảng Độ. Điểm chưa được sáng tỏ, là tại sao trước đây một cơ quan hành chính đă ra lệnh quản chế mà bây giờ th́ lại thấy Ṭa án ra quyết định giải chế. Ai đă khởi động, và theo thủ tục nào, thẩm quyền xét xử của ṭa án để đưa tới quyết định mới này? Phải chăng như vậy là một cách gián tiếp sửa chữa lệnh quản chế vi luật trước đây, của một cơ quan hành chính địa phương, đă tự quyền thay ṭa án để tiếp tục áp dụng h́nh phạt bổ sung, trong môt phán quyết h́nh sự, mà lệnh đặc xá của chủ tịch nước đă thay đổi hiệu lực? Nếu đúng thế, tại sao phải đợi tới gần hai năm mới sửa sai? Thật ra, về mặt pháp lư, hăy c̣n nhiều nghi vấn chưa được giải đáp, cần phải t́m hiểu sâu thêm vấn đề. Nhưng theo tôi điều đáng kể và đáng mừng là Ḥa thượng Quảng Độ nay đă được tự do. Chuyện quá khứ hăy tạm gác sang bên.

Vi ệt Long : Trong số nhiều vấn đề của cuộc tranh chấp hiện nay giữa Nhà nước và Giáo Hội Thống Nhất, th́ theo luật sư vấn đề nào khó giải quyết nhất?

Trần Thanh Hiệp : Đó là t́nh trạng hai giáo hội. Tự nó, t́nh trạng này vốn đă không có giải pháp, mà lại c̣n thêm những hậu quả nó gây nên trong mấy thập niên qua, khiến cho nó ngày càng đi sâu hơn vào bế tắc. Đối với nhà cầm quyền Hà Nội th́ Giáo Hội Thống nhất bị coi như ở ngoài ṿng pháp luật. Nhưng đối với quốc tế, t́nh trạng hai giáo hội đă và đang là một điều nhức nhối cho chính quyền v́ nó bị coi là chứng tích của một hành động vi phạm nhân quyền có chính sách, có hệ thống. Trên thực tế, Giáo Hội Thống nhất vẫn c̣n hiện hữu, trong ḷng Phật tử, ở trong Nam cũng như ở ngoài Bắc, nhất là ở hải ngoại. Tuy rằng nhà cầm quyền đă áp dụng không ít những biện pháp rất khốc liệt nhằm xóa bỏ hẳn nó đi, nhưng rốt cuộc vẫn không xóa được. Chính v́ vậy mà chính quyền nay đang phải lùi bước.

Vi ệt Long : Luật sư nói đến việc Nhà nước Việt Nam lùi một bước, th́ người ta không khỏi nghĩ là sẽ có chuyện tiến hai bước. Và cũng có dư luận cho rằng GHPGVNTN đang được chuẩn bị để trở thành một giáo hội Nhà nước thứ nh́, Luật sư nghĩ ǵ về điều này?

Trần Thanh Hiệp : Theo tôi, đó ch́ lả một “tin đồn”, mà cơn pháp nạn kéo dài từ 1977 đến nay, cũng như những lời minh định của Ḥa thượng Quảng Độ trong cuộc phỏng vấn của bà Ỷ Lan mới đây, đă đính chính rồi. Bây giờ để bàn cho hết lẽ, tôi muốn đổi lại cách tŕnh bày giả thuyết ấy như sau: Trước sức ép của dư luận quốc tế, của phật tử cả ở trong nước lẫn ở hải ngoại, Nhà nước đang

chuẩn bị để chấm dứt đàn áp và trả lại pháp lư, cơ sở phụng tự và xă hội cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. C̣n chuyện Nhà nước có tiếp tục duy tŕ hay không giáo hội của Nhà nước th́ đó là vấn đề mà Nhà nước phải có cách giải quyết cho thỏa đáng trước đ̣i hỏi của công luận.

Việt-Long: nói như vậy phải chăng luật sư cho rằng đó là một trong những giả thuyết có thể trở thành hiện thực? Và luật sư có dữ kiện cụ thể nào để tin vào điều đó không, hay đó chỉ là sự suy đoán?

Trần Thanh Hiệp: Bàn về một thái độ, về một lập trường trong một chuyện chưa xảy ra th́ ít hay nhiều cũng phải suy đoán. Nhưng tôi cho rằng chữ suy đoán ở đây hơi nhẹ nếu đă nh́n thấy lẽ tất yếu của việc sắp đến. Gặp thời thế thế thời phải thế. Nhà cầm quyền Hà Nội không thể tiếp tục đàn áp. Các nhà lănh đạo Giáo Hội Thống Nhất chưa thấy phải tiếp tục tranh đấu với cường độ một mất một c̣n. Vậy th́ sẽ phải có hưu chiến tạm thời trong khi chờ đợi cuộc tranh chấp tái diễn. Có thể Nhà nước sẽ có cách đàn áp mới. Và cũng có thể Giáo Hội Thống nhất cũng t́m ra thế tranh đấu mới. Mọi người đều thấy lập trường của hai bên không thể dung ḥa được. Cho nên tôi nghĩ rằng bước biến chuyển sắp tới sẽ không thể là ǵ khác hơn t́nh trạng hai giáo hội, một được Nhà nước bảo trợ, một trong thế độc lập nhưng bị chèn ép. Nhưng trong mọi trường hợp, tôi tin chắc sẽ không thể diễn ra cảnh một cuộc đầu hàng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trước bạo lực đàn áp./.  

Trở về Mục Lục