Về một quyển sách

Chánh Hạnh

Thoạt tiên tôi chọn tên đặt cho bài này là "Cái ǵ của Cesar hăy trả lại cho Cesar", nhưng nghĩ lại mặc dù nhiều người dùng thành ngữ này, nó trở nên thông dụng cũng có thể làm cho độc giả hiểu lầm v́ đây là lời của chúa Jesus đă nói, ghi trong Thánh kinh. Tôi lại chọn tựa là "Một ngụy thư của Nhà Xuất Bản Tôn Giáo", nhưng lại sợ bị hiểu lầm với từ Ngụy quân, Ngụy quyền của Cộng sản đă dùng, nên cuối cùng tôi ưng đặt tên cho bài này là "Về một quyển sách". Đó là quyển "Thế Giới Quan Phật Giáo" của Ḥa Thượng Thích Mật Thể do Nhà Xuất Bản Tôn Giáo ấn hành năm 2004. Nhà Xuất Bản Tôn Giáo thuộc Ban Tôn Giáo Chính Phủ nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Nguyệt san Phật Học từ số 131, tháng Sáu năm 2005, đă đăng lại quyển Thế Giới Quan Phật Giáo của Ḥa Thượng Thích Mật Thể, Vạn Hạnh Xuất Bản do Hoà Thượng Thích Đức Nhuận chủ trương, ấn hành năm 1967 tại Sàig̣n. Đây là quyển sách tôi mua được trong một cửa hàng bán sách cũ vào năm 1998, trên đường Nguyễn Thị Minh Khai tức là đường Hồng Thập Tự cũ, gần đường Nguyễn Thiện Thuật Quận Ba, Sàig̣n. Sách có thủ bút của Ḥa Thượng Thích Đức Nhuận "Kính biếu Cụ Tham Thọ (kư tên: Nhuan) 1969". Măi đến sau nầy khi Nguyệt San Phật Học đă đăng vài số, tôi mới khám phá ra là quyển sách này đă bị ai đó dùng kéo cắt mất 4 trang: 3, 4, 5, 6 trong đó có bài TỰA khởi đầu ở trang 3. Theo chỗ suy đoán của chúng tôi, chắc bài TỰA có phê phán về chủ nghĩa xă hội, điều này không có lợi cho người bán sách cũ, do vậy họ đă cắt bỏ phần này. Chúng tôi chưa có dịp để t́m lại nguyên bản bài TỰA, chắc chắn là do Ḥa Thượng Thích Đức Nhuận viết.

Quyển sách này có một giai thoại như sau: Vào khoảng năm 1997, Thượng Tọa Thích Giác Toàn, Phó Tổng Biên Tập Tuần Báo Giác Ngộ, đến chùa Giác Minh t́m gặp Ḥa Thượng Thích Đức Nhuận để xin cho tái bản quyển Thế Giới Quan Phật Giáo, Ḥa thượng Đức Nhuận nói với Thượng Tọa Giác Toàn:

- Quyển Thế Giới Quan Phật Giáo, tôi in năm 1967, ngày nay không biết c̣n có thích hợp với chế độ này hay không, Thượng Tọa có muốn tái bản th́ xem lại cho cẩn thận.

Sau khi xin được giấy phép, Thượng Tọa Giác Toàn cho in và phát hành. Khi đă phát hành rồi liền được Ban Tôn Giáo yêu cầu đ́nh chỉ, những sách đă phát hành phải thu và nộp lại cho đủ với số sách đă in.

V́ sao sách đă cho phép in, phát hành rồi lại tịch thu? Đương nhiên nội dung chứa những điều không tốt cho chế độ, nếu vậy tại sao Thượng Tọa Giác Toàn dám xin phép in và tại sao Nhà Xuất Bản Tôn giáo cho phép?

Theo suy đoán của chúng tôi, Thượng Tọa Giác Toàn tin tưởng rằng tác giả, Ḥa Thượng Thích Mật Thể từng là Đại Biểu Quốc Hội Khóa I của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, Chủ Tịch Ủy ban Phật Giáo Cứu Quốc tỉnh Thừa Thiên, từ năm 1947 tập kết ra Bắc và đă viên tịch ở Nghệ An vào năm 1961. Quyển Thế Giới Qua Phật Giáo được sáng tác trên đất Bắc dưới chế độ Xă hội chủ nghĩa, nếu Ngài không ca ngợi chế độ th́ cũng không viết chi để xúc phạm đến chế độ, nếu có những ǵ không hay không phải th́ Ban Tôn Giáo kiểm duyệt sẽ bỏ đi hoặc không cho in. C̣n phần vụ kiểm duyệt của Ban Tôn Giáo cũng nghĩ như Thượng Tọa Giác Toàn là tác giả có một quá tŕnh cống hiến cho Cách mạng, không ca ngợi th́ thôi có đâu lại phê phán chế độ, và cũng tin nơi Thượng Tọa Giác Toàn chọn lựa sách có giá trị, đáng tin cậy. Cho nên quyển sách được cho phép in và phát hành b́nh thường, đến khi phát hành có người phát hiện, báo cho Ban Tôn Giáo biết về nội dung sách, lúc đó Ban Tôn Giáo nhanh chóng ra lệnh tịch thu.

Như vậy, câu hỏi được đặt ra là tại sao năm 2004 Ban Tôn Giáo lại cho phát hành sách này? Sự việc không có chi lạ, họ muốn dùng “Gậy ông đập lưng ông”. Với một tác giả có nhiều uy tín trong Phật giáo, xuất bản sách của tác giả này sẽ gây được ảnh hưởng rất sâu rộng và vững chắc. Do đó họ đă mạnh dạn sửa đổi nội dung từ một quyển sách phê phán trở thành một quyển sách ca tụng Chủ Nghĩa Xă Hội. Đấy là động cơ thúc đẩy họ cho tái bản lại quyển Thế Giới Quan Phật Giáo.

Trước khi vạch rơ nội dung thay đổi chính yếu, tưởng cũng nên tŕnh bày qua nét thay đổi tổng thể như sau:

Sách do Vạn Hạnh Xuất Bản gồm có các tiết mục:

TỰA …………………………………………………Trang 3
T̀M ĐƯỜNG ………………………………………………7
LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………..….11
T̀M HIỂU ……………………………………………….....17

- T́m ở khoa học
- T́m ở triết học
- T́m ở tôn giáo
- T́m ở chính trị
- T́m ở Xă hội chủ nghĩa

PHẬT GIÁO ………………………………………………..31

1) Tôn giáo

a) Tin có thần
b) Tín điều

2) Phật giáo

a) Sự thật
b) Phương pháp

a) Quan niệm về giáo chủ

a) Quan niệm về giáo chủ của các tôn giáo chủ trương
b) Quan niệm về giáo chủ của Phật giáo với chủ trương b́nh đẳng.

b) Quan niệm về sự vật

a) Quan niệm về sự vật của tôn giáo
b) Quan niệm về sự vật của Phật giáo

c) Quan niệm về luân lư

a) Quan niệm về luân lư của các tôn giáo
b) Quan niệm về luân lư của Phật giáo

d) Quan niệm giá trị về nhân sinh

a) Quan niệm của tôn giáo
b) Quan niệm của Phật giáo

- Bản thể thực tại
- Phương tiện thực hành

HAI NGUYÊN LƯ CỦA PHẬT GIÁO ………………………….43

a) Hiện tượng chuyển biến và vô thường
b) Bản thể bất sinh bất diệt

PHẬT GIÁO VỚI VẤN ĐỀ NHÂN SINH ……………………….53

a) Nhân sinh do đâu mà có ?
b) Cuộc sống c̣n của nhân sinh
c) Sự chung kết của nhân sinh

PHẬT THÍCH CA LÀ HIỆN THÂN CỨU KHỔ CỦA NHÂN LOẠI …75

NHẬN THỨC LUẬN ……………………………………………..…….85

a) Bản chất của trí thức
b) Nguồn gốc giúp trí thức phát triển
c) Hiệu lực của trí thức

PHẬT THÂN LUẬN ……………………………………………………97

a) Pháp thân
b) Hóa thân
c) Báo thân

KẾT LUẬN ……………………………………………….……………105

Sách do Nhà xuất bản Tôn Giáo gồm có các tiết mục:

Lời mở đầu ……………………………………………...…… Trang 5
Vài nét về Thiền sư Thích Mật Thể ………………….……………... 9
T́m đường …………………………….……………………………. 13
T́m hiểu ……………………………………………………………..15

- T́m ở khoa học ………………………………...…………….15
- T́m ở triết học …………………………………...………….. 17
- T́m ở tôn giáo ……………………………………………….. 18
- T́m ở chính trị ……………………………………………….. 20

* Phật Giáo

I. Tôn giáo…………………………………………………………….25

a) Tin có thần .…………….………………………………….. 26
b) Tín điều ….…..……………………………………………. 26

II. Phật giáo ………………………………………………………….. 26

c) Sự thật ………………………………………….......……… 26
d) Phương pháp ……………………………………….………. 27

A. Quan niệm về giáo chủ

c. Quan niệm về giáo chủ của tôn giáo ……………………..…… 27
d. Quan niệm về giáo chủ của Phật giáo ……………………….... 27

B. Quan niệm về sự vật

c) Quan niệm về sự vật của tôn giáo ………………………...… 28
d) Quan niệm về sự vật của Phật giáo …………………………. 28

C. Quan niệm về luân lư

c) Quan niệm về luân lư của các tôn giáo …………..…………... 29
d) Quan niệm về luân lư của Phật giáo …………………………. 29

D. Quan niệm giá trị của nhân sinh

c) Quan niệm của tôn giáo ………………………………………. 29
d) Quan niệm của Phật giáo …………………………….……….. .30

III. Phật Giáo không phải là tôn giáo song cũng không phải là triết học .. 30

c) Bản thể thực tại ………………………………………………... 31
d) Phương tiện thực hành …………………………………………. 32

* Hai Nguyên Lư Của Phật Giáo

1. Hiện tượng chuyển biến và vô thường ……………….………….. 33
2. Bản thể bất sinh bất diệt ………………………………………… 34

* Phật Giáo Với Vấn Đề Nhân sinh ...……………………...……….... 35

A. Nhân sinh do đâu mà có ………………………………..……… 36
B. Cuộc sống c̣n của nhân sinh ……………………………...……. 37

1. Sự sống về vật chất …….…………………………….…. 38
2. Sự sống về tinh thần …………………………………..… 39

C. Sự chung kết của nhân sinh ………………………………….… 40

* Phật Thích Ca là hiện thân cứu khổ của nhân loại ...……….….… 66

* Nhận Thức Luận

A. Bản chất của trí thức …………………....………………… 73
B. Nguồn gốc giúp trí thức phát triển……..…………………… 74
C. Hiệu lực của trí thức ………………………………………. 79

* Phật Thân Luận

c. Pháp thân …………………………………………………… 84
d. Hóa thân ……………………………………………………. 85
e. Báo thân ……………………………………………………. 86

* Kết Luận ...…………………………….....……………………………… 90

Phụ lục :

Phê b́nh cuốn "Phật giáo triết học" của ông Phan Văn Hùm …………………. 95

Qua phần tŕnh bày trên, chúng ta thấy Nhà Xuất Bản Tôn giáo đă thay đổi vài tiết mục như bỏ Lời tựa của Vạn Hạnh Xuất bản, đưa Lời mở đầu lên trên, đưa T́m đường xuống, thêm tiểu sử tác giả, bỏ tiết mục T́m ở Xă hội chủ nghĩa, đấy là phần chính đă làm thay đổi một phần nội dung của cuốn sách.

Quyển Thế Giới Quan Phật Giáo do Vạn Hạnh Xuất Bản từ trang 26 đến trang 29 nội dung như sau:

Các chính sách của các nhà ngoại giao, luôn luôn chuốt miệng cho khéo, thỉnh thoảng đọc những bài diễn văn lời lẽ rất văn hoa chải chuốt, tuyên bố những lời có vẻ trịnh trọng ḥa b́nh, hoặc khi cùng bắt tay nhau, kư hiệp ước này, hiệp định khác, song cũng không hiểu v́ sao? - Hay nó là tính ṭ ṃ của người ta - Họ vẫn lo ngại cho cuộc biến chuyển của tương lai, một cuộc chiến tranh khác, có lẽ khốc liệt hơn có thể xảy ra nếu loài người không thức tỉnh.

Có ǵ ngây ngô bằng tin các nhà chính trị có thể gặp nhau trong một lư tưởng, cùng một chủ nghĩa, căn cứ vào chính trị để t́m hạnh phúc mau chóng cho nhân loại, là một lư luận không thể đứng vững được.

T́m ở chủ nghĩa xă hội. Ở khoa học, triết học cho đến tôn giáo, chính trị ta thấy đều không thể đem lại sự thỏa măn ḷng nhu cầu của nhân loại, t́m con đường sáng để đi đến chỗ hạnh phúc hoàn toàn chân chính thiện mỹ. Vậy nay hăy nh́n qua về xă hội chủ nghĩa là có một thuyết chủ trương về kinh tế, hiện đương có thế lực bành trướng khắp nơi, và h́nh như đă thu hút được nhiều người.

Xă hội chủ nghĩa là bước đầu tiên đến duy vật sử quan và duy vật biện chứng, để nhận xét lịch tŕnh tiến hóa của nhân loại, và thuyết minh luật mâu thuẫn giữa vạn vật, giữa các giai cấp đấu tranh vô sản cầm chính quyền, tổ chức một nền kinh tế theo chủ nghĩa xă hội, tức là nền kinh tế quân phân, mỗi người đều hết bổn phận làm việc theo tài năng của ḿnh, sự nhu cầu sẽ có xă hội cung cấp đầy đủ.

Bấy giờ ở xă hội không c̣n có chế độ của riêng nữa, sự mâu thuẩn ở giai cấp cũng tiêu sạch, nhân loại sẽ được hưởng hạnh phúc sung sướng không c̣n thống khổ và gây ra chiến tranh nữa.

Xét ra lư thuyết của chủ nghĩa này rất hay, nếu thực hiện được, th́ nhân loại cũng hết khổ và hưởng được nhiều điều an vui thật. Song căn bản của chủ nghĩa xă hội đă sai lầm, nhận vật chất làm căn nguyên sinh ra vạn hữu, vũ trụ và lư tưởng loài người. V́ điều sai lầm căn bản ấy, xă hội chủ nghĩa trở nên nông cạn, chỉ thấy con người ở cơm ăn áo mặc. Đi sâu vào tâm lư loài người, xét tận nguồn gốc gây ra thống khổ của nhân loại, nguyên nhân chỉ v́ Tham, Sân, Si chứa chất nhiều quá rồi được hoạt động qua một bản ngă (cái ta) sai lầm, thấp kém. (Mà chính cái đó gây ra mầm mống mâu thuẩn).

Nên xă hội chủ nghĩa tổ chức kinh tế khéo giỏi đến đâu, mà nếu không thể gọt bằng trí hiểu biết của con người, không thể thủ tiêu, hoặc không có phương pháp để thủ tiêu ḷng tham, sân, si cùng bản ngă nhỏ hẹp kia, th́ nhân loại cũng không bao giờ hết khổ được.

Vậy phải tranh đấu đến bao giờ mới kết quả, và sự mâu thuẩn giữa nhân loại đến bao giờ mới hết, ngay khi tranh đấu ấy lại gây ra mâu thuẩn, để rồi tự hủy thế đặng đi đến một quá tŕnh biện chứng khác? Thiết tưởng đă không làm sao gọt bằng được trí thức, thủ tiêu được bản ngă nhỏ hẹp của con người th́ sự mâu thuẩn giữa nhân loại không bao giờ hết. Mà rồi e rằng người ta chỉ có căi cọ nhau, giằng co nhau, cắn xé nhau, đánh giết nhau, cuộc tổng cách mạng không thành, loài người không thể đi đến đích thế giới đại đồng, hạnh phúc sung sướng vui tươi của xă hội chủ nghĩa, muốn đem lại cho đời người thỏa măn ngóng trông nó, mơ ước nó, như thế tưởng không khỏi như con ma kia cứ ruổi theo bóng nắng giữa băi cát dài vô hạn! Để t́m một con đường sáng, tức là một giải quyết thơa đáng về vấn đề vũ trụ nhân sinh ở các thuyết, các tôn giáo, để có thể làm phương châm xây nền tảng hạnh phúc chung cho nhân loại. Sau khi đọc qua các thuyết như trên, con đường sáng vẫn c̣n đâu đâu, người đi đường c̣n phải cố gắng bước kiếm t́m.

Nay ta thử đi vào địa hạt Phật Giáo.

Phần này, sách Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, tŕnh bày trang 23 và 24 với thay đổi như sau:

Các chính sách của các nhà ngoại giao, luôn luôn chuốt miệng cho khéo, thỉnh thoảng đọc những bài diễn văn lời lẽ rất văn hoa chải chuốt, tuyên bố những lời có vẻ trịnh trọng ḥa b́nh, hoặc khi cùng bắt tay nhau, kư hiệp ước này, hiệp định khác, song cũng không hiểu v́ sao? - Hay nó là tính ṭ ṃ của người ta - Họ vẫn lo ngại cho cuộc biến chuyển của tương lai, một cuộc chiến tranh khác, có lẽ khốc liệt hơn có thể xảy ra nếu loài người không thức tỉnh.

Xét ra các lư thuyết này rất hay, nếu thực hiện được, th́ nhân loại cũng hết khổ và hưởng được nhiều điều an vui thật. Song nó cũng khó thực hiện. Đi sâu vào tâm lư loài người, xét tận nguồn gốc gây ra thống khổ của nhân loại, nguyên nhân chỉ v́ Tham, Sân, Si chứa chất nhiều quá rồi được hoạt động qua một bản ngă (cái ta) sai lầm, thấp kém. (Mà chính cái đó gây ra mầm mống mâu thuẩn).

Để t́m một con đường sáng, tức là một giải quyết thỏa đáng về vấn đề vũ trụ nhân sinh ở các thuyết, các tôn giáo, để có thể làm phương châm xây nền tảng hạnh phúc chung cho nhân loại. Sau khi đọc qua các thuyết như trên, con đường sáng vẫn c̣n đâu đâu, người đi đường c̣n phải cố gắng bước kiếm t́m.

Nay ta thử đi vào địa hạt Phật Giáo.

Như vậy chúng ta thấy rơ họ đă cắt bỏ phần phê phán xă hội chủ nghĩa, và c̣n nữa, ở tiết mục Cuộc Sống C̣n Của Nhân Sinh, trong Sự Sống Và Sự Chết có đoạn tác giả tŕnh bày ở trang 69 như sau:

Để giải quyết sự chiến tranh mâu thuẫn giữa nhân loại, Karl Marx khéo lợi dụng những điều phát minh của các nhà khoa học, triết học, sáng lập ra chủ nghĩa xă hội, chủ trương giai cấp tranh đấu để tiêu diệt chủ nghĩa tư bản độc tài, kiến lập chủ nghĩa cộng sản. Khi nhân loại đă có một nền kinh tế quân b́nh, sự mâu thuẫn giữa giai cấp không c̣n nữa, và chiến tranh sẽ hết, nhân loại sẽ được hưởng hạnh phúc sung sướng, nhưng v́ thiếu căn bản nhân tính, nên chế độ kinh tế này trở thành máy móc không tưởng, để rồi quay lại phản bội con người.

Sách Nhà Xuất Bản Tôn Giáo ở trang 60 đă sửa chữa lại như sau:

Để giải quyết sự chiến tranh mâu thuẫn giữa nhân loại, Karl Marx khéo áp dụng những điều phát minh của các nhà khoa học, triết học, sáng lập ra Chủ nghĩa xă hội, chủ trương tranh đấu giai cấp dành quyền lợi từ tay chủ nghĩa tư bản, kiến lập chủ nghĩa Cộng sản. Khi nhân loại đă có một nền kinh tế quân b́nh, sự mâu thuẫn giữa giai cấp không c̣n nữa, và chiến tranh sẽ hết, nhân loại sẽ được hưởng hạnh phúc sung sướng.

Họ đă cắt bỏ : nhưng v́ thiếu căn bản nhân tính, nên chế độ kinh tế này trở thành máy móc không tưởng, để rồi quay lại phản bội con người.

Như vậy, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo đă cắt xén, sửa chữa, thay trắng đổi đen, họ đă ngụy tạo ra một quyển sách có phần lên án gắt gao chủ nghĩa xă hội, trở thành quyển sách ca tụng chủ nghĩa này, v́ vậy nên chúng tôi định đặt tựa là "Một ngụy thư của Nhà xuất bản Tôn Giáo."

C̣n một điểm nữa cũng cần nêu ra, trong tiết mục T̀M ĐƯỜNG tác giả viết ở phần cuối: Tôi cũng là kẻ lạc lối giữa rừng hoang khi c̣n lang thang vơ vẩn t́m đường may đâu trong tháp ngà nhặt được bản đồ của người thiên cổ.

Không biết tự bao giờ người đă đến đây và vạch thành bản đồ thế ấy …. mở ra xem th́ ôi! CON ĐƯỜNG SÁNG Ở BÊN KIA (1).

Nhà xuất bản Tôn Giáo đă thêm vào chú thích này: (1) Chỉ cho sự đạt đạo, giác ngộ.

Thật ra có phải tác giả muốn nói thế không ? Hay là tác giả muốn để cho độc giả c̣n có thể nghĩ rằng: CON ĐƯỜNG SÁNG Ở BÊN KIA chớ không phải ở bên này, là nơi tác giả đang tu hành trong một ngôi chùa ở Nghệ An của nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Sự thật vẫn là sự thật, cho nên chúng tôi đầu tiên định lấy tựa là "Cái ǵ của Cesar hăy trả lại cho Cesar ( 1 ) " Nhưng Nhà xuất bản Tôn Giáo đă chủ trương như vậy, họ cần cho người ta đọc và tin theo, cần ǵ họ phải sửa chữa, cho nên muốn "Cái ǵ của Cesar hăy trả lại cho Cesar" là chúng ta cần tái bản lại, nhất là những vị thuộc tông môn chùa Trúc Lâm ở Huế, nơi Ḥa Thượng Thích Mật Thể đă thọ giới Sa di và nay đă cải táng Người ở nơi đây.

Làm được như vậy mới tránh được những ngộ nhận đáng tiếc, và không để cho tên tuổi của tác giả Việt Nam Phật Giáo Sử Lược bị vùi chôn do chủ trương của Ban Tôn Giáo Chính phủ Nhà nước Cộng Sản Việt Nam.

Chánh Hạnh

1-11-2005

( 1) Sê-sa là Jules César (100-44 trước Tây lịch), cũng thường được gọi là Đại đế César.

C̣n thành ngữ trên, theo Thánh Kinh : MÁC 12:13 cũng như MA-THI-Ơ 22:15 Ghi chép: Đức Chúa Trời và Sê-sa như sau:

Bấy giờ người Pha-ri-si đi ra bàn luận với nhau, để kiếm cách bắt lỗi Đức Chúa Jêsus về lời nói. Họ sai môn đồ ḿnh với đảng vua Hê-rốt đến thưa cùng Ngài rằng: Lạy thầy, chúng tôi biết thầy là thật, và theo cách thật mà dạy đạo của Đức Chúa Trời, không tư vị ai; v́ thầy không xem bề ngoài của người ta. Vậy xin thầy nói cho chúng tôi, thầy nghĩ thế nào: có nên nộp thuế cho Sê-sa ( a ) hay không? Đức Chúa Jêsus biết ư xấu của họ, bèn đáp rằng: Hởi kẻ giả h́nh, sao các ngươi thử ta ? Hăy đưa cho ta xem đồng tiền nộp thuế. Họ đưa cho Ngài một đơ-ni-ê. Ngài bèn phán rằng: H́nh và hiệu này của ai ? Họ trả lời rằng : Của Sê-sa. Ngài bèn phán rằng: Vậy, hăy trả cho Sê-sa vật ǵ của Sê-sa; và trả cho Đức Chúa Trời vật ǵ của Đức Chúa Trời. Họ nghe lời ấy, đều bợ ngợ, liền bỏ ngài mà đi.

( a ) Người Rô-ma gọi vua là Sê-sa.

Trở về Mục Lục