Về Thăm Quê Hương
*
Năm nay về Việt Nam thăm gia đ́nh, tôi có điều lo ngại cho sức khỏe của nhà tôi. Từ năm 2009 đă bị suy thoái cột sống, từ đó chỉ uống thuốc giảm đau nhức và tê mặt cùng tứ chi, v́ cột sống 1, 2, 3 bị dẹt ra, chèn những dây thần kinh, làm cho máu không đủ cung cấp năo bộ, tứ chi, hàng ngày phải tập Therapy. Do đó, về Việt Nam phải bay 3 đoạn đường, từ chỗ tôi ở tới phi trường có phi cơ đi Á Châu như Hồng Kông, Nhựt, Đại Hàn, Đài Loan, rồi từ đó chuyển phi cơ, đáp chuyến khác đi về Việt Nam.
Thông thường chúng tôi lấy vé khỏi hành từ nhà đi Chicago mất trên một tiếng đồng hồ, từ Chicago đi về Hồng Kông mất 15 tiếng đồng hồ, từ Hồng Kông vào Việt Nam mất 2 tiếng đồng hồ, vị chi mất tổng cộng 18 giờ bay không kể thời gian chuyển phi cơ phải chờ đợi.
Đi phi cơ Boeing 747 của United Airline, mỗi dăi ghế hàng ngang tới 10 ghế (3,4,3), đi phi cơ Boeing 777 của American Airline, mỗi dăi hàng ngang có 9 ghế (2, 5, 2), đi phi cơ Boeing 767 của Japan Airline, mỗi dăi hàng ngang có 8 ghế (2, 4, 2).
Trước kia, vào những năm 1990 tới 2000, về Việt Nam, chúng tôi phải bay qua California, rồi di phi cơ của China Airline hay Eva Airline, nhưng sau đó chúng tôi đi phi cơ của United Airline, năm trước và năm này dùng American Airline. Với United Airline từ Mỹ bay tới Việt Nam chỉ dùng phi cơ của United Airline mà thôi, c̣n American Airline đến Nhật phải chuyển sang Viet Nam Airline hay Japan Airline , để bay vào Việt Nam.
Lần này tôi chọn đi hảng máy bay American Airline v́ nghĩ rằng chia đường bay thành những đoạn ngắn cho nhà tôi dễ chịu hơn, nhưng khi lấy vé, người đại lư vé cho biết mua vé đi từ Chicago về Narita của Nhật không chọn được chỗ ngồi, c̣n đi từ Fort Worth ở Dallas Texas, chọn được số ghế từ đó về Nhật, từ Nhật vào Việt Nam cũng không nhận được số ghế. Tôi cho cô bán vé của đại lư biết v́ nhà tôi bệnh, tôi muốn chọn số ghế để ngồi chỗ tốt một chút. Thế là cô ta chọn cho chúng tôi lượt đi hàng ghế 41, lượt về hàng ghế 39. V́ nghe nhà tôi bị suy thoái cột sống nên cô ta ghi luôn yêu cầu có xe lăn cho cả hai chúng tôi.
Nếu không nhớ lầm, ít ra tôi đến phi trường Narita 6 lần, lần đầu tiên vào ngày 9-4-1991, ghé đây để chuyển từ phi cơ Thai Airline sang máy bay Mỹ, lâu ngày đă quên tên. Lần thứ hai năm 2010, đi về Việt Nam bằng máy bay United Ariline, nhưng khi đến phi trường Narita, bị trễ chuyến vào Việt Nam, phải vào bằng máy bay VietNam Airline, đó là chuyến bay đặc biệt đầu tiên hai hảng VietNam Airline và Japan Airline hợp tác kinh doanh tuyến đường này. Chuyến bay đó dùng Airbus 300, sức chứa gần 200 hành khách, do chuyến bay đầu tiên nên vỏn vẹn chỉ có 13 hành khách, phi cơ bay từ Narita đến Tân Sơn Nhất mất 7 giờ, trong đó có gần 1 giờ phải đáp xuống phi trường ở Đài Loan để lấy thêm nhiên liệu.
Lần này, chúng tôi đến Narita vào lúc 1 giờ 50 chiều, phải chờ đến 5 giờ 50 chiều máy bay mới khởi hành, như vậy, chúng tôi có tới 4 giờ chờ đợi ở Gate 94. Lúc chúng tôi tới Gate chẳng có nhân viên làm việc, khách chỉ có đôi ba người cùng đi chung chuyến phi cơ từ Dallas Fort Worth tới, cho nên tôi có dịp nạp điện cho cái Ipad của nhà tôi và mở computer để đọc và gửi điện thư cho con trai tôi, v́ khi đi tôi quên chuyển một bài viết từ cái Laptop Dell sang Toshiba để sáng tác tiếp trong những ngày ở Việt Nam.
Phải nói là nước Nhật có nền Văn hóa cao, nhờ vậy sau đệ nhị thế chiến 1945 từ một nước bại trận, bị hai quả bôm nguyên tử tàn phá ở Hiroshima và Nagasaki, sau đó họ đă xây dựng lại rồi tiến lên hàng cường quốc về kinh tế chỉ đứng sau Mỹ.
Mỗi đêm, tôi xem tin tức trên truyền h́nh, thấy các phát ngôn viên của Trung Hoa như Hồng Lỗi, hiên ngang đi qua ngọn cờ đỏ có 5 ngôi sao, để thông báo tin tức từ chánh phủ, c̣n phát ngôn viên của Nam Hàn, Nhật hoặc Thủ Tướng Nhật trước khi đến bục thuyết tŕnh, khi bước lên khán đài họ đều nghiêng ḿnh cúi chào quốc kỳ của họ, rồi họ cúi chào khán giả trước khi bắt đầu thuyết tŕnh.
Tại Gate 94, chúng tôi đă có dịp chứng kiến nét văn hóa của họ, mỗi nhân viên đến đó, sau khi mở cổng bước vào khu vực của Gate, họ quay lại kính cẩn gập ḿnh cúi chào, dù rằng nơi đó chưa có hành khách nào đứng đó, cho dù công việc họ phải đi, phải chạy vội vàng, họ cũng phải dành một vài giây, đứng nghiêm trang cúi chào hành khách. Nét văn hóa đó phải chăng đă giúp họ tiến vượt bực, đẩy lùi mọi nghèo khó, hủ tục vào dĩ văng để vững bước tiến lên hàng cường quốc, làm cho thế giói phải khâm phục và ngưỡng mộ vô cùng.
Về tới Việt Nam, vào đến quầy đăng kư nhập khẩu, tôi bị giữ lại, trong khi nhà tôi được trả giấy tờ đi lấy hành lư.
Công an cửa khẩu mời tôi đi ra ngoài ngồi chờ, và cho biết v́ máy trục trặc phải chờ kiểm tra lại, tôi biết ngay ḿnh bị giữ lại để điều tra v́ vấn đề an ninh, nhưng tôi nghĩ ḿnh không có hoạt động chánh trị, chưa tham gia đảng phái, nên không lo ngại chi cả. Trong lúc đứng chờ, một chị hành khách quen biết khi ngồi chờ ở phi trường Narita nói với nhà tôi:
- Sao không cho họ chút tiền trà nước ?
Nhà tôi trả lời:
- Có! Nhưng không biết có chuyện chi đây!
Chừng hai mươi phút sau, anh Trung người đẩy xe lăn cho nhà tôi, trở lại t́m tôi và nói:
- Bác đi theo cháu để giải quyết cho xong.
Thế là tôi đi theo anh ta, đến gặp một anh công an cửa khẩu, anh này liền lấy Passport, Visa của tôi đă để trên bàn, đưa cho một công an khác bảo đưa tôi đi, thế là tôi tay xách hành lư theo anh ta bước lên thang lầu, v́ anh ta đi nhanh, khi lên hết thang tôi không thấy anh ta đi đâu, trước mặt có 2 ngă, có hai cô tôi đoán là tiếp viên hàng không mặc áo xanh, đi đến phía tôi hỏi:
-Sao bác lại đi ở đây ?
- Tôi không biết, v́ có anh công an dẫn tôi đi.
Hai cô ấy không nói chi thêm, đi ngang qua tôi, vừa lúc đó tôi nh́n thấy anh công an khi nảy xuất hiện ở cuối lối đi, ra dấu cho tôi đi theo anh ta, bước ra khỏi đó tôi nh́n quanh và nhận biết đó là nơi hành khách tŕnh giấy tờ để đi ra pḥng đợi chuyến bay đi.
Anh công an đi lại bàn giấy, có mấy anh công an ngồi và một anh mặc thường phục đứng, anh công an đưa tôi đi, đưa giấy tờ cho anh này, nói chi đó xong bỏ đi.
Anh mặc thường phục, bước lại gần tôi, nói:
- Bác đi lại đây!
Anh ta đi trước tôi theo sau, đi vài bước đến một cái quầy khoảng ngang ngực, anh này cầm giấy tờ của tôi và 4 tờ giấy khác, tôi đoán đó là danh sách công an của khẩu phải làm việc, việc đầu tiên anh ta hỏi:
- Bác có quên biết với Nguyễn Vĩnh Châu không ?
- Không! Tôi không quen biết anh này.
- Bác có hoạt động trong Thanh Niên Dân Chủ không ?
- Không ! Tôi cũng không biết Thanh Niên Dân Chủ ?
- Bác có hoạt động đảng phái nào không ?
- Không có luôn.
- Nếu bác có hoạt động đảng phái th́ sẽ không cho bác về Việt Nam nữa. Vậy bác ghi xuống đây.
Anh ta lật úp tờ giấy đặt trên quầy bảo tôi viết địa chỉ ở Mỹ, số phone ở Mỹ, tên họ nhà tôi và năm sinh, sau đó anh ta hỏi tôi về Việt Nam ngụ tại đâu ? thăm ai ? tên họ ǵ ? mấy câu tôi trả lời, anh ta tự ghi trước mặt tôi.
Rồi anh ta đưa giấy tờ, bảo anh công an khác đưa tôi trở lại chỗ làm việc khi nhập cửa khẩu.
Trở lại anh công an làm việc đầu tiên, anh ta nói:
- Dạ! Giấy tờ xong rồi, mời bác đến chỗ kia, có thang máy xuống cho tiện.
Xuống tầng lấy hành lư, nhà tôi ngồi đợi ở đó, hành lư đă xếp lên xe đẩy, nhưng anh đẩy xe biệt tâm, tôi phải đi trở lên chỗ đăng kư nhập khẩu, t́m xem có anh ta ở đó không, cũng không thấy, trở xuống đợi một lúc, nhà tôi bảo:
- Thôi ḿnh cứ đẩy xe đi ! Chờ anh ta lâu quá rồi !
Tôi đáp:
- Không nên! Một là anh ta nhiệt tâm nhờ công an cửa khẩu giải quyết cho nhanh. Hai là người ta giúp ḿnh kiếm chút cháo, sao lại bỏ người ta không nên.
Cuối cùng anh ta cũng đến, vội vả đưa chúng tôi ra xét hành lư. Khi đến nơi tŕnh giấy tờ xét hành lư, anh ta nói:
- Đừng cho ai ǵ hết nhé bác! Để cháu lo hết cho bác.
Khi lấy hành lư xếp lên xe, nhà tôi thấy anh ta cũng nhiệt t́nh, nên dúi thêm vài chục bạc, anh ta đẩy xe ra tận ngoài cho đến khi chúng tôi gặp thân nhân mới chào trở vào.
Một chuyến đi có nhiều bất ngờ cho chúng tôi, khi mua vé, cô bán vé đă cho tôi biết từ phi trường Dallas Fort Worth đi ngồi ghế 41, nhưng khi lấy vé ở Louisv́lle thấy đă ghi số ghế 21 A và 21 B, như vậy chúng tôi đă được ngồi lên trên tới 20 hàng ghế, chỉ cách hạng Business có một hàng ghế. C̣n từ Narita về Việt Nam thấy ghi số ghế 56A, 56C, chúng tôi đều thắc mắc tại sao lại A và C mà không phải A và B, lại 56 là số quá lớn chắc là ghế ngồi sau cùng. Nhưng khi lên máy bay mới biết hàng cuối cùng là 65 và A,C là hai ghế liền nhau nằm bên cánh. Cuối cùng thật bất ngờ bị công an cửa khẩu giữ lại trên 30 phút, v́ nghi ngờ hay v́ sự nhầm lẫn nào đó !!??
Dĩ nhiên tôi không có ǵ phải lo sợ nhưng mất vui. Đời nếu không có những bất ngờ, chỉ một ḍng phẳng lặng c̣n mất vui hơn. Công an, An ninh, Nhà cầm quyền Việt Nam coi ai cũng là kẻ dưới chân họ, bắt tôi phải chờ đợi, phải trả lời mấy câu hỏi để đi tới kết luận, tôi có làm ǵ sai quấy, nếu có phải cho tôi biết, nếu nhầm lẫn phải xin lỗi tôi.
Họ không làm điều đó. Vă lại họ c̣n quên, tôi mang quốc tịch Mỹ, xứ Mỹ văn minh, tôn trọng nhân phẩm con người, gần ta hơn nước Nhật kia, nên theo gương của họ, lịch sự, lễ phép, tiến bộ, nhân dân thế giới khâm phục, c̣n ta: Dân là cỏ rác, cần chi phải tôn trọng !!! Dân vi quí xưa quá rồi! Đi chỗ khác chơi !
24-20-2013