Phật Giáo Ðời Ðường và Võ Tắc Thiên
Minh-Ðức Bùi-Ngọc-Bách & Phúc Trung
1. Dẫn Nhập :
Hầu hết các kinh điển Ðại Thừa như A Di Ðà, Diệu Pháp Liên Hoa, Bát Nhã Ba La Mật đều đã được dịch trước thời đại nhà Ðường bởi Pháp Sư Cưu Ma La Thập vào thế kỷ thứ 4, trước đời nhà Ðường 200 năm , nhưng phải đợi đến đời nhà Ðường, với Pháp Sư Huyền Tráng (595-664), hệ phái Ðại Thừa mới được hoàn thiện và bành trướng mãnh liệt tại Trung- Quốc.
Công trình tốt đẹp trên cùng với việc phát triển đạo Phật có quy mô là do tâm lực hoằng dương chánh pháp của các vị vua đời Ðường ( 618-906) cũng như sự đóng góp tích cực của Võ Tắc Thiên, người đàn bà nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa cách đây 12 thế kỷ.
2. Việc Kế Vị Các Vua Ðời Ðường:
Lý Uyên làm quan Lưu Thủ đất Thái Nguyên, theo lời đề nghị của con là Lý Thế Dân năm 617, cất binh đánh lấy Trường An, lập Cung Ðế nối nghiệp nhà Tùy, năm sau Cung đế nhường ngôi cho Lý Uyên lập nên nhà Ðường.
Ðường Cao Tổ Lý Uyên (618-627). Trị vì 9 năm
Ðường Thái Tôn Lý Thế Dân
(617-650). Trị vì 23 năm, để lại 14 người con trai.
Ðường Cao Tôn Lý Trị (650-683). Trị vì 23 năm , chết yểu vì dùng
thuốc liều mạng (53 tuổi).
Ðường Trung Tôn Lý Hiển (684-685). Con thứ 3 của Cao Tôn và Võ Tắc
Thiên, làm vua chưa đầy 1 năm thì đã bị mẹ truất ngôi và đầy đi
Phong Châu.
Ðường Huệ Tông Lý Ðán (685-690) Sau khi truất ngôi vua của Trung Tông, Võ Tắc Thiên đưa con thứ tư là thái tử Minh Hoàng, mới được 9, 10 tuổi lên thay thế, giam lỏng ông vua con này trong cung và dành quyền nhiếp chánh..
Ðến năm 690, Huệ Tông thoái vị nhường ngôi cho Võ Tắc Thiên. Bà xưng là Hoàng Ðế Hiển Thánh, lập ra nhà Chu, niên hiệu Thiên Thụ, đổi tên Lạc Dương ra Thành Ðô. Trị vì đến năm 705 thì bị cựu thần nhà Ðường buộc phải thoái vị. Như vậy, Võ tắc Thiên trị vì được 19 năm, 4 năm nhiếp chánh và 15 năm làm Hoàng Ðế Trung Hoa.
Ðường Trung Tôn Lý Hiển
(705-710) được cựu thần nhà Ðường rước về làm vua lần thứ 2. Trị
vì được 5 năm thì bị Vy Hoàng Hậu bỏ thuốc độc chết và bà này
sau đó bị một ông hoàng trong cung là Lý Long Cơ giết. Lý Long Cơ
tôn cha mình lên làm vua hiệu là Duệ Tôn.
Ðường Duệ Tôn (710-713), sau 3 năm lại nhường ngôi lại cho con là Lý
Long Cơ, lý do là ông ta thích đàm đạo về đạo lý hơn là công việc
trị quốc, an dân.
Ðường Huyền Tôn Lý Long Cơ (713-742) v v ... cho đến vua Ðường cuối cùng là Chiêu Tuyên đế (904-907) bị Châu Ôn chuyên quyền, năm 907 phế đế tự xưng là Hoàng đế, lập nên nhà Hậu Lương.
3. Sự Nghiệp Chánh Trị Hay Là Tham Vọng Của Võ Tắc Thiên ?
Ðường Thái Tôn để lại cho lịch sử Trung Hoa một nhân vật nổi tiếng, đó là Võ Tắc Thiên. Khi ông đến nhà một viên tướng ở Kinh Châu, ông đem theo về cung con gái của vị tướng này và cho làm Tài nhân, bậc thấp nhất của các công nương trong nội cung (gồm 1 hoàng hậu, 4 cung phi, 9 cung tần, 4 mỹ nhân, 5 tài nhân), rồi sau leo lên làm cung phi.
Võ Tắc Thiên sanh năm 624, tại Văn Thủy, tỉnh Sơn Tây, con của một vị quan võ, ở dưới trướng Lý Uyên đã góp công dựng nên nhà Ðường, từng giữ chức Công Bộ Thượng Thư, do có nhan sắc nên năm 637 lên 14 tuổi, được Ðường Thái Tôn đưa vào cung cho làm Tài nhân, vua ban cho tên Mỵ Nương nên được gọi là Võ Mị Nương, sau đổi là Võ Minh Không. Năm 650 Thái Tôn băng hà, Võ Mị Nương được đưa đến chùa Cảm Nghiệp, thí phát quy y đầu Phật. Năm 654, được vua Cao Tôn rước vào cung phong danh hiệu Chiêu Nghi. Năm 655, Vương Hoàng hậu bị biếm lãnh cung, Chiêu Nghi được phong làm Tắc Thiên Hoàng Hậu.
Nhiều nhà sử học cho là Võ tắc Thiên có tham vọng trở thành Ðại Ðế, Vô song, Xuất chúng, cầm đầu cả đế quốc rộng lớn do Thái Tôn và Cao Tôn để lại từ Cao Ly cho đến biên giới Thiên Sơn và phế bỏ nhà Ðường của họ Lý, lập ra một triều đại mới, nhà Chu của họ Võ, vì bà tin tưởng rằng vua đầu tiên của nhà Chu, Võ Ðế, là ông tổ 40 đời của nhà bà. Không có hành vi tàn độc nào mà bà nề hà để thực hiện mộng ước này. Ðầu tiên bà ve vãn Cao Tôn từ khi ông này còn làm Thái tử, rồi khi ông lên làm vua rước bà từ chùa Cảm Nghiệp về làm cung phi, bà lập mưu giết hai bà vợ của ông là Vương Hậu và Triệu Phi, và tháng 11 năm 655, Cao Tôn lập bà làm Chánh Cung Hoàng Hậu , tên Võ Tắc Thiên của bà có từ đó, và con của Cao Tôn với bà là Lý Hoằng được phong làm Thái tử.
Việc này bị triều đình phản kháng. Bà phản công lại, thuyên chuyển Toại Lương ( quan tả bộ) đi làm Thứ sử, bức Võ Kỵ ( nguyên soái) treo cổ tự tử, đầy Hàn (quan trung thư) ra đảo Hải Nam. Thái Tử Lý Hoằng phản đối và bị bà đầu độc chết, con thứ hai của bà là Lý Hiền, mùa đông năm 679-680, bị nghi là mưu sát đạo sĩ Minh-tôn-Yên, tình nhân của bà, nên bị vu cho tội mưu phản và bị bức bách treo cổ tự sát.
4 . Võ Tắc Thiên Thiện Hay Ác ?
Theo như cháu nội của Võ Tắc Thiên, con gái của Lý Hiền thì cho bà là người tàn ác : ?? Nếu đem lòng người thường ra để đo lòng bà nội, người ta sẽ thất bại. Cha tôi, hoàng tử Hiền bị bà đối xử tàn tệ. Tôi thường nghĩ rằng các hoàng tử trong thời này đều là những quân cờ để bà nội mang ra chơi. Vì thiếu quân bà sẵn sàng mang ra thí khi gặp nước ??. ( Lâm Ngữ Ðường thuật lại ).
Theo ý kiến của một số người thì cho rằng Võ Tắc Thiên không phải toàn là ác, bà sở dĩ phải có hành động quyết liệt đối với những kẻ chống báng bà như vậy là để trừ khử những hậu họa cho chính bà và để bảo vệ những phúc lợi của toàn dân Trung-Hoa mà theo bà, nếu bị kẻ gian lên nắm vận mệnh nước, sẽ là một tai họa không thể nào lường được.
Theo những gì mà người ta đã viết về Võ Tắc Thiên như trên thì bà là người rất độc ác, hại Vương Hoàng Hậu bị biếm lãnh cung, giết hại những quan đại thần và cả con của mình, nhưng với uy quyền của Hoàng đế bà đã cho xây dựng nhiều chùa chiền, mở khoa thi võ nghiệp, canh cải xã hội, người ta cũng thấy rõ tài năng của bà, chính vì vậy mà câu hỏi được đặt ra, nên đánh giá bà là người thiện hay ác?
Có thể bà là người độc ác, đã giết hại bao nhiêu người để củng cố địa vị cho mình từ một cung tần đã trở thành hoàng hậu, từ hoàng hậu được quyền nhiếp chánh đã trở thành hoàng đế. Khi đã đạt được danh vọng tột cùng bà mới trở nên người nhân đức.
Cũng có thể bà là người nhân từ, đã thấm nhuần giáo lý đạo Phật từ những năm tu ở chùa Cảm Nghiệp, chúng ta thử hỏi có người mẹ nào nỡ nhẫn tâm giết hại con mình, chẳng qua người ta thấy các con của bà chết trong khi bà càng ngày càng bước lên danh vọng và uy quyền, chẳng khác nào bà đã giết hại họ để loại trừ hậu hoạ, loại trừ địch thủ. Nhưng thử hỏi, nếu bà là người độc ác thì Huệ Tôn cũng như Trung Tôn không còn sống sót, để một ngày nào đó lên ngôi hoàng đế? Nếu bà thực độc ác thì người ta đã phải trừ bà trước khi rước Trung Tôn trở về triều chính, họ đâu có thể nào để cho bà thọ đến 82 tuổi, và chết an nhiên ở trong cung điện của bà.
5. Võ Tắc Thiên Với Công Nghiệp Phật Giáo :
Võ tắc Thiên cùng với hai ông vua đời Ðường đã bảo trợ cho hai Pháp sư nổi tiếng của Trung Hoa :
1- Pháp sư Huyền Tráng (596-664).
Huyền Tráng là người thông minh đĩnh ngộ, năm 13 tuổi được đã trúng tuyển đặc cách là một học tăng trong số 27 người được tuyển thi trong toàn quốc. Trịnh Thiên Quả, chánh chủ khảo đã dùng dung nhan ngài để biện minh cho sự quyết định của ông như sau : ??Tòng nghiệp mà học đạo cho thành thì dễ chứ phong cốt luyện cho được thì khó lắm. Cậu bé Trần-Vỹ này ( tên ngài ) nếu có làm tăng thì tất sẽ thành một bậc cao tăng đại đức trong chốn thiền môn không ai sánh kịp ??.
Năm 629, Huyền Tráng trốn khỏi Trường An đi Ấn-Ðộ học trường Na-lan Ða. Sau 17 năm du học, năm 645, ông mang về Trung-Hoa 1.335 tập kinh và được Ðường Thái Tôn đón rước , sau khi trải qua 50.000 dậm và 128 nước lớn nhỏ qua tự truyện ?? Ðại Ðường Tây Vực ký ?? và được Vương Thừa Ân (1500-1502) lấy tài liệu để sáng tác ?? Tây du Ký??. Ông được Cao Tôn và Võ tắc Thiên cung cấp tiền để xây tháp năm tầng. phía tây chùa Từ Ân làm nơi lưu trữ kinh mà ông và hàng trăm học giả thông thạo Hán, Phạn ngữ, am hiểu giáo lý tường tận, được tuyển lựa trong nước để phiên dịch trong thời gian 19 năm trời. Tổng số kinh được dịch là 75 bộ, gồm 1.335 quyển .
Ngài mất năm 664, tại Ngọc Hoa Cung, hưởng thọ 69 tuổi, sau khi vừa dịch xong Bộ Kinh Ðại Bát Nhã. Ðường Cao Tôn rơi lệ, bãi triều luôn 3 ngày và than thở : ?? Trẫm nay mất một quốc bảo ??. Lễ tang ngài được triều đình cử hành theo quốc táng, một triệu người ở Tràng An tham dự đám tang, và 3 vạn người dựng lều ở quanh mộ ngài.
2 . Ngài Nghĩa Tín :
Ngài sanh năm 634 và tịch năm 713. Thọ 80 tuổi . Khác với ngài Huyền Trang đi đường bộ, ngài đi bằng đường biển qua Ấn Ðộ tu học. Năm 7 tuổi xuất gia. Năm 671, lúc ngài 34 tuổi, đi du học Ấn Ðộ trên một chiếc thuyền của người Ba-Tư, rồi chuyển qua thuyền của người Tô Môn. Năm 673, ngài lên hải cảng Tam-ra và ở đây một năm để học Phạn ngữ, sau đó tới Ấn Ðộ và học tại trường Na Lan Ða trong 10 năm. Ðến năm 695 ngài trở về Trung Hoa tại thành Lạc Dương và được Hoàng Ðế Trung Hoa là Võ Tắc Thiên tiếp rước một cách long trọng. Triều đình bảo trợ cho việc dịch kinh của ngài như phái các quan, các văn nhân trí thức đến tiếp tay với ngài. Ngài dịch được tất cả 400 quyển kinh (15 bộ).
Khi Võ Tắc Thiên băng hà, vua Ðường Trung Tông nối ngôi, thường đến tham học với ngài Nghĩa Tín và mùa hè năm 707, vua đã ở lại chùa này để tu học.
Ngoài ra, các vua đời Ðường đã chiếu cố đến sự phúc lợi của người dân một cách tận tình qua các Tu Viện : ?? Những buổi thuyết giảng về Phật pháp , những chuyện kể và tuồng tích về giáo lý Phật Ðà được phổ biến sâu rộng trong quần chúng. Những tu viện được dùng như những nhà từ thiện săn sóc người già và người bệnh, hoặc nhiều tu viện tổ chức các phòng phát thuốc và bệnh xá, nhà tắm và nhà vệ sinh, thu xếp để mời người đói đến ăn và tham gia các đề án như sửa đường, xây cầu, đào giếng, trồng cây. Ruộng đất chùa mênh mông, thường được miễn thuế, báu vật do đó chồng chất , hấp lực đông đảo những công nhân đến cầy cấy đất đai của chùa và các tu viện là nơi cung cấp nhân công cho các nhà máy cán sắt chạy bằng thủy lực, máy ép dầu, khách sạn, tiệm cầm đồ ??.
?? Các vua nhà Ðường (618-906) đã đặt Giáo hội Phật giáo trong khuôn khổ nhà nước, một ban Sinh Tế được thành lập năm 694 để sát hạch việc tấn phong tăng, ni ??.
Cho đến đời Ðường Vũ Tôn, từ năm 842 cho đến năm 845 vua ra lệnh bỏ chùa, trong cả nước phá bỏ hơn 40,000 am thất nhỏ, hơn 4,600 ngôi chùa lớn, bắt buộc đến 260,500 tăng, ni phải hoàn tục. Nhìn thế đủ biết nhà Ðường Phật giáo đã phát triển đến chừng nào, ấy là nhờ những vị vua đầu nhà Ðường như Thái Tôn, Cao Tôn, Võ Tắc Thiên tôn sùng đạo Phật, hộ pháp nhiệt thành, ra lệnh từ thành đô cho đến các châu huyện đều phải cất chùa, độ tăng tổ chức những lễ Phật rất trọng thể và Phật giáo được triều đình tổ chức có quy củ nhờ thế Phật giáo được hưng thịnh, nhưng do đó cũng có những tệ nạn sinh ra, và cũng làm cho những người không theo đạo Phật lấy làm bất mãn, do đó nhân lễ rước Xá Lợi Phật vào cung đình để cúng dường năm 819. Hàn Dũ dâng sớ ?? Luận Phật Cốt Biểu ??, nội dung có ý bài bác, cho rằng ?? Xương Phật chỉ là nắm xương khô, cặn thừa của hình hài, có chi sự linh nghiệm, mà phải sùng bái ?? nên vua Hiến Tôn hạ chiếu đày Hàn Dũ đi Trào Châu tỉnh Quảng Ðông.
6. Kết Luận:
Các nhà viết sử, viết về cuộc đời Võ Tắc Thiên thường có đầu óc đố kỵ và hẹp hòi đối với phái nữ theo truyền thống ?? trọng Nam, khinh Nữ ?? của một tỷ dân Trung Hoa nên đã soi mói ?? vạch lá tìm sâu ?? qua cuộc đời tình ái, giao du xác thịt thấp hèn, trần tục, được mô tả và phổ biến một cách sâu rộng trên mọi hình thức như tiểu thuyết, phim ảnh...
Cũng như vậy, các cận thần nhà Ðường đã coi Võ Tắc Thiên là cái ?? gai ?? trước mắt cần phải nhổ, họ luôn luôn tìm cách ngăn trở những đề án chính trị của bà , nhưng khốn thay, dự mưu của họ đã bị bà khám phá để rồi kẻ thì ?? thân bại, danh liệt ??
Về công và tội, về thiện và ác của bà thì chúng ta thật khó phán xét.
Chúng tôi xin kết thúc bài viết, với lời nhận định của sử gia Trung Hoa, Lâm Ngữ Ðường: ?? Dù giảo quyệt, độc ác và dâm loạn, Võ tắc Thiên từ khi còn con gái ở nhà vốn theo mẹ thành tâm sùng đạo Phật. Chính bà đã bảo trợ việc khắc tượng Phật ở thạch động Long Môn và năm 695 đã đi đón nhà sư Nghĩa Tín ở Ấn Ðộ mới về. Ông được cấp mọi phương tiện để dịch khoảng 400 quyển kinh ông đem về... ??
Lâm Ngữ Ðường giải thích tình trạng mâu thuẫn này : ?? Võ Hậu luôn luôn bị ám ảnh bởi những tư tưởng vừa thấp hèn nhuốm mùi xác thịt trần tục, vừa cao cả đượm mầu siêu thoát thiêng liêng của nhà Phật. Những tư tưởng này giúp Võ Hậu tin tưởng và hứng khởi trong kế hoạch chính trị của bà. Bà tin mình là đức Phật tái sinh xuống trần thế để phán xét người ngay, kẻ gian. Ai tin ở bà là ngay, ai không tin là gian. Chính Võ Hậu cũng nhận ra rằng hình ảnh của Phật đã giúp triều đại bà thành công ??
Tài liệu tham khảo :
Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc Thích Thanh Kiểm,
NXB Vạn Hạnh, Sàigòn. 1965
Trung Hoa Sử Cương Ðào Duy Anh, NXB Bốn Phương.
Trung Quốc Sử Cương, Phan Khoan, NXB Ðại Nam, California, USA. 1985
Tình sử Võ Tắc Thiên, Lâm Ngữ Ðường, Vũ Hùng dịch, NXB Tinh Hoa Miền
Nam, Sàigòn. 1980
Ðạt Ma Huyền Trang, Thích Tín Nghĩa, NXB Viện Phật Học Quốc Tế,
California, USA.
( * ) Trở về Mục Lục