Cây Bồ Đề Trên Tu Viện Kim Sơn

Lần đầu tiên, đặt chân xuống phi trường San Francisco vào lúc nửa đêm, tôi ngỡ ngàng hết sức v́ phi trường vắng tanh, chỉ có vài người đi đón khách, c̣n chúng tôi th́ chẳng thấy có ai đón ḿnh, vừa mệt, đói, buồn ngủ, tôi không hiểu ḿnh phải làm ǵ, cứ phía trước nhà tôi và tôi bước tới, theo những người khách khác.

Tôi chưa phải nghĩ bằng cách nào đó ḿnh t́m về chỗ ngủ đêm nay, th́ bỗng dưng trưởng Lạc, Trưởng Khiết và anh Nhân bạn của Trưởng Khiết sừng sửng hiện ra trước mặt tôi, họ làm cho tôi ngạc nhiên, tôi tự hỏi tại sao người địa phương không ai đi đón, Trưởng Lạc ở San Diego, Trưởng Khiết ở miền Đông lại phải đi đón tôi.

Cũng là một cái duyên của năm ngoái, cả ba anh em chúng tôi đă cùng nhau tổ chức tang lễ chị Đoàn Thị Kim Cúc ở Hoa Thịnh Đốn. Vừa đi vừa chuyện tṛ, tôi biết Trưởng Khiết đă nhờ anh Nhân bạn đồng ngũ hướng dẫn ra phi trường, Trưởng Lạc và Khiết đang trọ ở khách sạn, anh Nguyễn Đ́nh Thống bận rộn nhiều việc, kể cả việc tiếp đón anh em ở xa về bằng phi cơ, chị Khánh Ninh cũng bận nhiều việc ăn uống và tổ chức.

Trong khi lái xe, anh Nhân nói :

- Bây giờ ḿnh mở cửa vào lễ Phật.

Nghe rơ nên tôi thắc mắc, đêm đă quá khuya, bây giờ c̣n tới chùa nào lễ Phật, có làm bận rộn cho nhà chùa không ? Thắc mắc nhưng tôi không nói ra, tôi thường nghĩ chuyện ǵ nó cũng có lư của nó, chờ xem cần chi phải hỏi.

Thế rồi xe ngừng lại trước một căn nhà, anh Nhân vào mở cửa hông rồi mới mở cửa chính, hóa ra đây là căn nhà của anh, anh đă biến pḥng khách thành một chánh điện rất trang nghiêm. Nơi đó tôn trí một tượng Phật đang tĩnh tọa, tượng Phật to chẳng kém ở các ngôi chùa, một bộ ghế xa-lông bằng danh mộc, chạm trổ những đường nét cổ kính và những chiếc nệm may bằng gấm đỏ, làm cho pḥng ấy càng trang nghiêm, sau khi mỗi người lễ Phật, anh đến trước chiếc tủ kính chưng bày những kỷ vật Phật Giáo, anh lấy ra một hộp thiếc nhỏ chừng bằng gói thuốc lá, anh mở hé nắp cho từng người ngửi, tôi ngửi được mùi trầm thoang thoảng, anh cho biết đó là tro của Sư Bà Đàm Lựu, chớ anh không có Xá Lợi.

Sau đó anh chạy chiếc xe khác, đưa chúng tôi ra xa lộ 680 để về San Jose. Khi về đến nhà Khánh Ninh đă hơn 3 giờ sáng. Trưởng Khiết đến gơ cửa, bấm chuông đến mấy lần nhưng không thấy động tịnh ǵ cả, thời gian chờ đợi chừng 5 phút, không hiểu sao Trưởng Khiết đến đẩy cửa, cửa mở ra, ai cũng ngạc nhiên và chúng tôi tự động đi vào nhà.

Căn nhà tôi chưa từng đặt chân đến, chủ nhà tôi chưa từng biết mặt, nhưng khi nh́n thấy vài túi xách để gần cửa ra vào, tôi biết đúng là nơi ḿnh phải đến. V́ đă khuya, Trưởng Lạc và Trưởng Khiết phải ra về ngủ 1 hay 2 giờ, lại phải dậy đi họp nên họ ra về. Tôi không dám làm phiền gia chủ, tự động đi vào bếp t́m ḿ gói để nấu một tô ḿ, tôi lục lọi khắp các tủ, nhưng chẳng thấy đâu cả, nhà tôi mệt quá nằm ở xa-lông ngủ vùi, tôi ăn một trái chuối rồi cũng nằm ngủ một giấc thật ngon.

Tôi thức dậy một lúc th́ Mỹ ở trên lầu đi xuống gặp tôi, Mỹ rất ngạc nhiên, v́ không hay biết rằng tôi đă đến, rồi anh Lê Hùng chủ nhân ngôi nhà xuống, chủ khách mới gặp nhau, tôi xin lỗi đêm qua đă lục t́m khắp nơi nhưng chẳng t́m thấy một gói ḿ, chủ nhân bảo có nhưng để ở nhà xe, thế là anh đi t́m bê vào cả một thùng ḿ gói, Mỹ nghe nói nhà tôi nhịn đói đêm qua nên liền nấu cho nhà tôi một tô ḿ, c̣n anh Hùng pha cà phê.

Mỹ kể cho chúng tôi nghe, đêm qua Mỹ đă nằm mơ thấy có đôi vợ chồng đi vào nhà chị Khánh Ninh, có mang theo thức ăn. Tôi bảo ngược lại, chúng tôi đă lục lọi t́m thức ăn mà chẳng được. Mỹ kể cho tôi biết là Mỹ muốn có quyển Kinh Lời Vàng, Mỹ sẽ gửi thư đến chùa Giác Hoàng để xin.

Đang lúc ấy, anh Trần Trọng Nhụ từ trên lầu xuống, anh Nhụ và tôi trước kia cùng ở trong Đội Sen Trắng Đoàn La Hầu La, anh làm Đội Trưởng, tôi Đội Phó, sau đó anh xuất gia, có lúc anh làm Tuyên Úy, anh có đi học tập cải tạo, trước ngày tôi đi Mỹ, anh có đến nhà tôi chơi một hay 2 lần, năm 1995 sang San Diego làm khách nhà anh chị Lạc, tôi có gặp anh Nhụ ở Như Lai Thiền Viện, do một người đưa anh tới để thăm tôi, và anh có dự bửa cơm thân mật do anh chị Lạc tổ chức tại nhà nhân dịp có tôi sang thăm chơi. Lần nầy gặp lại anh, trông anh có vẽ phong nhă hơn, bởi v́ anh c̣n là nhà thơ Trần Quốc B́nh đang phát hành tập thơ Chân Trời Cũ.

Cũng c̣n một người nữa ngủ lại nhà anh Hùng là Trưởng Đào Hiếu Thảo, Trưởng Thảo đang bận làm phóng sự Hội Ngộ Vĩnh Nghiêm 99. Trưởng Thảo trước kia là xướng ngôn viên của Đài Truyền H́nh Việt Nam, chẳng những đẹp trai mà giọng đọc miền Nam rất chuẩn. Trưởng Thảo là Huynh Trưởng Giác Minh có dự khóa huấn luyện của trường Đào tạo Huynh Trưởng A Dật Đa. Trưởng từ Hoa Thịnh Đốn tới, lúc nào gặp Trưởng, tôi cũng có quà, lần nầy Trưởng bếu cho tôi cái khay nhỏ có in những thắng cảnh ở Hoa Thịnh Đốn.

Sau khi chúng tôi chuẩn bị xong, chị Khánh Ninh đi đón chị Loan và chị Nhung, c̣n anh Lê Hùng đưa Mỹ, Cao Bích Phượng, anh Nhụ, Thảo nhà tôi và tôi đến chùa Giác Minh.

Xe vào sân chùa đậu lại, tôi phóng tầm mắt chiêm ngưỡng ngôi chùa Giác Minh, với những đường nét của một ngôi chùa mang sắc thái Việt Nam, nh́n lại màu áo Lam đang tung bay khắp sân chùa, trước tiên tôi nh́n thấy anh Nguyễn Văn B́nh, thật tôi không ngờ có anh chị cùng về dự, khách có anh Trần Tư Tín, Chị Phạm Thị Hoài Chân, anh Lê Quang Dật, những anh chị khác như anh Bùi Ngọc Bách, anh Trần Ngọc Lạc, anh Trần Chí Trung, anh Nguyễn Văn Liêm, anh Lê Văn Mạnh và rồi tôi thấy người về từ phương trời xa đó là anh Trần Thanh Hiệp, có lẽ anh là người lớn tuổi nhất tham dự kỳ Hội Ngộ nầy, tóc anh bạc trắng, rồi anh Tuệ Linh, Mạnh Thường Quân Nguyễn Tư Cự, nhà thơ Bùi Duy Thuyết, Nguyễn Quang Vui, Nguyễn Đ́nh Thống, Nguyễn Định.

Bên các chị nỗi bật h́nh ảnh một cụ già, tóc bạc người vẫn c̣n mạnh dạn đó là chị Trần Thị Ngọ, đêm hôm qua trên xe từ phi trường về, Trưởng Khiết đă kể cho tôi nghe về giai thoại chị Ngọ. Ở nhà anh Thống, người ta thấy đêm đă khuya, nhiều người ở đó ồn ào, họ mời chị ra xe, đưa chị đến một chỗ yên tịnh hơn để cho chị ngủ. Vào ngồi trong xe rồi, biết được việc thu xếp ấy, chị bảo:

- Tôi về đây cần gặp lại anh chị em cho vui, chớ có phải tôi về đây ngủ đâu mà đưa tôi đi t́
m chỗ ngủ !

Phát biểu câu ấy xong, chị mở cửa xe bước xuống, trở lại với anh chị em, năm nay chị đă thất thập cổ lai hy rồi, vậy mà tinh thần trẻ trung vẫn trẻ trung và t́nh cảm thế ấy.

Rồi nào là chị Trần Thị Thanh Minh, chị Lê Thị Nhung, chị Lê Thị Dung là những người ở miền Đông về, tôi đă gặp lại chị Phạm Thị Lệ, Phạm Kim Chi, Nguyễn Thị Ngân, Lê Thị Trà những người đă cùng chị Khánh Ninh lo cho ngày Hội Ngộ. Lần đầu tiên tôi mới biết chị Phạm Thị Vương, Nguyễn Thị Hằng, gặp lại Nguyễn Thị Lệ Hiền con gái của bác Nguyễn Trọng, chắc chắn anh chị em nào đă đi sinh hoạt Giác Minh đều biết gia đ́nh bác Nguyễn Trọng ở đầu ngỏ đi xe đạp vào chùa Giác Minh, cả nhà đi sinh hoạt, từ lớn chí bé như Hảo, Hiền, Long, Sáu, Phượng.

C̣n nếu nói đến gia đ́nh Trưởng Khiết th́ phải nối tiếp Trang, Chính, Hạnh, Kiểm mỗi tuần đi họp chiếm đầy một chiếc Xích-lô máy ! Nhưng Khiết c̣n một người chị là chị Đoan, không đi họp nhưng thỉnh thoảng có đến chùa. Cũng như Hữu Lộc và Tuyết Mai có chị Tâm không đi họp nhưng thường đến chùa v́ đưa đón Lộc, Mai nên nhiều người biết.

Rồi lần lượt tôi gặp lại nào là Trưởng Vũ Ngọc Khuê, Nguyễn Quư Đức, Nguyễn Hoài, Phạm Ngọc Sơn, tôi nhớ có lúc nào đó chụp ảnh, có một chị bước đến chào tôi rồi đứng gần bên, tôi thắc mắc quá v́ ai quen mà tôi không biết, buộc ḷng tôi hỏi :

- Xin lỗi chị là ai vậy ?

- Em là Tuyết nè !

Tôi phân bua, v́ đă vô t́nh không nhận ra Tuyết, Trưởng Đào Hiếu Thảo đứng gần đó nói với tôi :

- Anh không nhận ra chị Tuyết cũng phải, anh c̣n nhớ không ? Xưa em đặt cho chỉ với biệt hiệu là Titanic hay B52, bây giờ chỉ đă ốm rồi, làm sao anh nhận ra.

Thảo đă nhắc chuyện trên 30 năm trước, thật ra tôi có đến nhà Dũng và Nga ( em của Tuyết ), tham dự lễ chu niên của Gia Đ́nh Giác Minh năm 1987 hay 88, lần đó tôi có gặp Khanh, Tuyết, Thịnh, Thi, chị Cảnh và một số anh chị em khác nữa.

Ngoài anh chị em c̣n có Thượng Tọa Thích Tâm Thành (Thầy Đức Huân, xưa kia ở Lộc Ninh) thân mẫu của anh Đức, của chị Vương, các cháu con của Trưởng Tâm Ḥa, Đức Châu, Nguyễn Hoài . . . nói lên đầy đủ tánh cách của một gia đ́nh, thầy có, cha mẹ có, anh chị có, con cái có . . .

Tôi có mang đồng hồ, nhưng không chỉnh lại giờ, muốn biết giờ nh́n đồng hồ rồi cộng thêm 3 giờ, đó là khoảng sai biệt giờ miền Đông và Cali. Nhưng tôi hoàn toàn không có ư niệm về giờ giấc, nhiều anh chị thích chụp ảnh trước chùa, thế rồi anh em mời tất cả vào chụp chung ảnh kỷ niệm, quay Video thời gian kéo dài chừng 15 phút, sau đó vào ăn sáng rồi mới vào họp.

Điều hợp chương tŕnh là anh Lê Hùng, anh Nguyễn Đ́nh Thống Trưởng Ban Tổ Chức có vài lời, chị Khánh Ninh giới thiệu Khách mời, và anh chị em ở xa về như anh Trần Thanh Hiệp, sau đó đại diện các khu vực giới thiệu thành phần tham dự.

Sau đó, Thầy Đức Tuấn thay mặt Ḥa Thượng Viện Chủ chùa Giác Minh ban đạo từ. Tiếp theo anh Ngô Mạnh Thu Trưởng Ban Chấp Hành tuyên bố chấm dứt nhiệm kỳ, anh chị em tiến hành bầu Ban Chủ Tọa là những người đại diện các khu vực có chị Lê Thị Dung miền Đông, chị Cao Bích Phượng Nam Cali, anh Nguyễn Quang Vui Bắc Cali, anh Trần Thanh Hiệp Chủ Tọa, Đặng Đ́nh Khiết Thư Kư, anh Lê Văn Mạnh và anh Nguyễn Văn Liêm kiểm soát. Dưới sự chủ tọa vốn là nghề của chàng, anh Trần Thanh Hiệp đă điều khiển chương tŕnh tiến hành họp bầu Ban Chấp Hành rất bài bản và đạt được kết quả tốt đẹp. Anh Trần Thanh Hiệp cũng nói lên ư nghĩa, buổi Hội Ngộ nầy gồm có tới bốn thế hệ Gia Đ́nh Phật Tử tham dự : Thế hệ thứ nhất như Chị Trần Thị Ngọ và anh, thế hệ thứ hai như trưởng Bùi Ngoc Bách, Nguyễn Tư Cự, Tuệ Linh, Nguyễn Quang Vui, Trần Ngọc Lạc, thế hệ thứ ba như Đặng Đ́nh Khiết, Trần Thanh Mỹ, Dương Khánh Ninh và thế hệ thứ tư như Ngô Trọng Tường . . .

Thành phần Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 1999-2001, đă được anh chị em bầu như sau:

- Trưởng ban : Anh Tâm Ḥa Ngô mạnh Thu
- Phó Ban đặc trách Tương Tế : Chị Diệu Quỳnh Trần Hồng Loan
- Phó Ban đặc trách Doanh Tế : Anh Tuệ Linh Nguyễn Công Sản
- Tổng Thư Kư : Anh Phúc Trung Huỳnh Ái Tông
- Thủ Quỹ : Chị Kim Ánh Nguyễn Thị Tuyết Mai
- Ủy Viên Tu Học : Anh Minh Đức Bùi Ngọc Bách
- Ủy Viên Quảng Bá : Anh Nguyên Thông Nguyễn Đ́nh Thống

Tân Ban Chấp Hành đă tŕnh diện trước anh chị em, buổi họp đến đây kết thúc, ngay sau đó, anh chị em tề chỉnh cung thĩnh Ḥa Thượng Thích Thanh Cát cắt băng khai mạc Triển Lăm h́nh ảnh sinh hoạt Gia Đ́nh Phật Tử Miền Vĩnh Nghiêm,

Dịp nầy, Ḥa Thượng đă khuyên nhủ anh chị em cố gắng ǵn giữ sinh hoạt nhằm mục đích giáo dục, đừng để biến chất màu Lam, đừng để bị chánh trị lợi dụng.

H́nh ảnh ghi lại những sinh hoạt từ chùa Quán Sứ Hà Nội cho đến sinh hoạt ở miền Nam và lần ra Hải Ngọai ngày nay, nhiều người đă được xem lại những tấm ảnh cũ ghi lại h́nh ảnh của chính ḿnh ngày xưa, đă có những giây phút hoài niệm những ngày tháng đă qua.

Sau đó toàn thể những người tham dự thọ trai. Buổi chiều tiến hành lễ Hiệp Kỵ dưới sự chứng minh của Thượng Tọa Thích Tâm Thành, Trưởng Trần Ngọc Lạc chủ lễ, lễ Hiệp kỵ đặc biệt nhằm Tiểu Tường của Trưởng Tâm Huệ và Bách Nhật của Trưởng Tâm Thiết.

Ngay sau lễ Hiệp kỵ, tại chánh điện chùa Giác Minh Ban Chấp Hành đă vinh danh các Trưởng Ái Hữu GĐPT Vĩnh Nghiêm đă đóng góp cho phong trào Gia Đ́nh Phật Tử, gồm có bốn Trưởng là:

- Nguyên Phương Hoàng Trọng Cang.
- Chân Quang Trần Thanh Hiệp.
- Tâm Lạc Nguyễn Văn Thục.
- Diệu Thanh Trần Thị Ngọ.

Chỉ có hai Trưởng hiện diện, Thượng Tọa Tâm Thành đă trao bảng vinh danh ấy cho Trưởng Chân Quang và Diệu Thanh.

Ban Chấp Hành cũng đă tán thán ghi nhớ công đức các Trưởng đă góp sức phát triển Gia Đ́nh Phật Tử miền Vĩnh Nghiêm như các Trưởng Nguyễn Quang Vui, Nguyễn Đ́nh Thống, Tuệ Linh và Huỳnh Ái Tông. Các Trưởng đă thành lập Ái Hữu Vĩnh Nghiêm Hải Ngoại như : Trưởng Trần Ngọc Lạc, Trần Hồng Loan, Đặng Đ́nh Khiết, Lê Thị Nhung và để tưởng thưởng công đức đóng góp tổ chức Hội Ngộ Vĩnh Nghiêm 99, Ban Chấp Hành đă trao tặng chị Dương Khánh Ninh bảng Lưu Niệm.

Lễ Hiệp kỵ và vinh danh công đức các Trưởng, chấm dứt vào khoảng 3 giờ chiều, mọi người chuẩn bị đến Tu Viện Kim Sơn để tham dự buổi Thiền Trà do Thượng Tọa Tịnh Từ hướng dẫn và sau đó ngủ lại Tu viện.

Tôi đă nh́n thấy tại chùa Giác Minh quyển Kinh Lời Vàng, đó là Kinh Pháp Cú in rất đẹp, tôi liền thỉnh 2 quyển, một cho tôi và một tôi đưa cho Mỹ, Mỹ hết sức mừng rỡ v́ không mong cầu mà lại được quyển kinh tại chùa nầy.

Tôi pḥng bị lạnh, như Ban Tổ Chức đă thông báo, nên nhờ anh Lê Văn Mạnh cho mượn 2 cái túi ngủ, anh cất công đi về nhà lấy và đem lại Giác Minh mất cả tiếng đồng hồ, anh cẩn thận gói thêm vào trong mỗi túi ngủ một cái áo lạnh, anh thật là chu đáo.

Anh Vui, đưa chúng tôi ghé ngang qua thăm nhà anh ở, rồi hơn 5 giờ chúng tôi mới khởi hành lên Tu Viện Kim Sơn, từ Xa lộ 101 xuôi Nam, chúng tôi xuống lộ 152, thay v́ quẹo phải, chúng tôi quẹo trái nên bị lạc, phải gọi điện đến Tu Viện để nhờ chỉ đường, sau đó đến một ngă ba, có một cái quán bên đường nghĩ là đường vào Tu viện, chúng tôi quẹo phải, đi một đổi xa mới biết lại bị lạc, lại phải gọi điện thoại, trên Tu Viện có người chỉ đường bảo cứ theo lộ 152, chạy một đổi khi nào thấy có đường Pole Line, đó là đường vào Tu Viện Kim Sơn, lần nầy chúng tôi đi đúng, đường xe chạy ngoằn ngoèo dẫn lên đĩnh núi cao, lên đến nơi đă thấy có nhiều anh chị ở trên đó rồi, hầu hết đều bị lạc.

Chúng tôi được Trưởng Khiết giới thiệu với Thượng Tọa Tịnh Từ, người biên tặng cho tôi quyển sách CẨM NANG Hướng Dẫn Khóa Tu Học do Sinh Thức Ấn Hành. Anh Ngô Mạnh Thu đến chào Thầy và biếu cho Tu Viện một Cây Bồ Đề. Sau đó, chúng tôi đi dùng cơm, trời đă tối nhưng trong bếp nấu rất nhiều thức ăn, chúng tôi chỉ ăn một món kho và canh cải.

Vừa ăn xong th́ được anh em mời vào chánh điện để dự Thiền Trà, khi chúng tôi bước vào trong, đă thấy có một số chừng 4 hay 5 chục người đang ở dự khóa tu, họ ngồi bên trái, chúng tôi vào ngồi bên phải, mỗi người có một tọa cụ, khi mọi người đă ngồi tề chỉnh xong, Thầy hướng dẫn ngồi Tĩnh tâm trong 10 phút, sau đó Thầy đọc một bài kệ về Thiền Trà cho mọi người đọc theo. Có một Thầy đứng ra hướng dẫn nghi thức, chỉ dẫn cách chuyển trà và bánh, dấu hiệu thêm trà, thêm bánh, rồi các chén trà và bánh được chuyền đến mọi người, chúng tôi uống trà, ăn bánh trong chánh niệm, kế đó Thầy Tịnh Từ cho một cô bé dự tu hát một bài hát để chào mừng anh chị em Vĩnh Nghiêm, rồi các nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu, Nguyễn Quang Vui, Nguyễn Thanh Hùng đă hát những bài nhạc Phật Giáo, riêng anh Thanh Hùng hát dân ca quan họ Bắc Ninh. Từ trước tôi nghĩ quan họ chỉ hát những bài t́nh tứ lăng mạn, sau nầy tôi mới biết nó vẫn được sử dụng trong những buổi lễ nghi trang trọng, có tánh cách tôn giáo, tôi cũng đă có xem qua một đoạn các Phật Tử hát mừng khi Ḥa Thượng Thanh Từ ra Bắc năm 1997. Thầy Tịnh Từ cũng hát một bài mang tính chất Thiền do chính Thầy sáng tác, và cuối cùng cô bé dự tu hát một bài kết thúc để tiển đưa anh chị em Vĩnh Nghiêm.

Trong cuộc đời tu tập, có lẽ buổi Thiền Trà nầy đă để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc về tu học và văn nghệ Phật Giáo, nó không phải huy hoàng vĩ đại, nhưng lại rất nhẹ nhàng và thanh thoát thân tâm.

Rời khỏi buổi Thiền Trà, chúng tôi có dịp bước ra hông chùa, nh́n xuống dưới xa kia là ánh đèn của San Jose hay thành phố nào đó và xa kia là mênh mông của biển cả, một số anh chị em ở lại, một số ra về. Tôi bị lạnh và mệt, nhà tôi bị cảm, chúng tôi đành xuống núi ra về. Tôi nghĩ ḿnh có ở lại cũng không bàn được chuyện ǵ v́ tôi cũng thấm mệt ở chuyến đi hôm qua, chúng tôi đến Chicago mới có 5 giờ, chuyến bay được thông báo trễ, đến 8 giờ đêm, chuyến bay được thông báo hủy bỏ, hỏi chừng nào có chuyến đi kế, họ bảo đến chiều ngày mai, tôi phải vội vàng chuyển qua chuyến khác tới Cựu Kim Sơn (San Francisco), chuyến bay khởi hành lúc 11 giờ 50 ở Chicago và tới Cựu Kim Sơn vào lúc 1 giờ 20, về tới nhà Khánh Ninh vào lúc hơn 3 giờ đêm, nghĩa là đă hơn 6 giờ sáng ở nhà của tôi, hành tŕnh thật là vất vả v́ đợi chờ, may mà tôi biết cách xoay trở để tới nơi cho bằng được.

Đêm nay về ngủ nhà người cô của nhà tôi, họ biết chúng tôi mệt mỏi nên chẳng nói chuyện ǵ, tôi chắc đă ngủ được một giấc ngon, khi thức dậy vẫn c̣n sớm, sau đó anh Vui rước chúng tôi đến chùa Đức Viên, chúng tôi đến đây sớm nhất, đợi nữa giờ sau mới có người đến, chúng tôi viếng chùa, lễ Phật, chụp ảnh lưu niệm, chị Ngọ chọn lựa chụp một tấm ảnh bên cạnh mấy chậu hoa Quỳnh đang nở, lúc ấy chừng 9 giờ sáng địa phương, Việt Nam Quỳnh Hoa nở vào buổi tối, chỗ tôi ở Quỳnh Hoa cũng nở vào buổi tối, h́nh như có 2 loại Quỳnh Hoa, một chỉ nở vào ban đêm, một cùng nở một lúc trên khắp thế giới. Một số người vào phía sau chùa, nơi ấy có bán thức ăn chay, họ ăn sáng.

Tôi mời anh Hiệp ngồi ở tam cấp của chùa để chụp ảnh, nhiều anh chị em khác có dịp đứng vào thế là càng đông càng vui, chắc không dưới 30 người.

Trưởng Hoài gặp tôi, đưa cho 2 cái chả gị mua ở chùa, Hoài luôn luôn chân t́nh và bộc trực, Hoài nói với tôi về Hằng :

- Anh biết không, chồng mất tích, con c̣n bé, Hằng bóp mũi con cho uống thuốc ngủ vượt biên, qua đây nuôi hai cháu lớn khôn nên người, thật là đảm đang.

Tôi không biết Hằng, tôi nghĩ sự ca ngợi của Hoài chắc không xa sự thật, đó là niềm vui chung của chúng ta khi nghe con cháu đă nên người, mừng cho Hằng đă làm một người mẹ hiền.

Chuyến tham quan nghe chừng như trễ một chút, v́ c̣n chờ đợi những người ở lại Tu Viện đêm qua, trong số đó có Trưởng Thu, Trưởng Khiết, Phú . . . bên cánh nữ có Mỹ, Phượng, Hằng . . . Hằng nói : ‘’ Em rất thích ở lại đây, và nhất định đêm nay ngủ lại để sáng mai em đi bộ, hít thở không khí núi đồi cho thanh thản tâm hồn ‘’.

Rồi một số lên xe để đi China Town hay Phố Tàu, người Trung Hoa đă đến Mỹ cả trăm năm rồi nên China Town ở đây chẳng khác nào như Chợ Lớn, hôm ấy ngày chủ nhật, người đi tấp nập trên phố nọ, phố kia, họ bày bán trong những căn phố và bên vĩa hè, nào là tiệm ăn, nào là cửa hàng vàng bạc, bàn ghế cỗ, rau cải, trái cây, đặc biệt là rất nhiều cửa hàng bán dược phẩm, giá rất rẻ từ rau cải đến bửa ăn, anh Lê Quang Dật đă ăn trưa với anh chị Khuê ở đó, ăn xong anh bảo giá sao mà quá rẽ, nhà tôi bảo trái văi rất tươi giá chưa tới 1 đồng một cân, trong khi đó tại chỗ tôi ở gần tới 3 đồng. Có cảnh một người đứng bên vĩa hè vừa kéo đờn như đàn c̣ vừa hát để xin tiền khách qua lại. Hơn một tiếng đồng hồ đi phố Tàu chỉ là cửi ngựa xem hoa mà thôi. Chị Ngọ đi phố với Tina con của Trưởng Minh Phương, tôi nghĩ cháu đưa bà đi phố, sau khi đi phố một lúc tôi mới biết ngược lại là bà dắt cháu đi phố, tôi lại khám phá ra chuyện thứ hai về chị là chị c̣n rất khỏe và rất trẻ trung.

Rời phố Tàu, chúng tôi đi viếng Golden Gate, chiếc cầu treo ấy nổi tiếng trên thế giới, nó dài có 1966 mét, nó có hai sợi dây cáp treo cầu lớn bằng thùng phuy, thật ra nó có đường kính 0,92 mét, trong ấy có 27.572 sợi dây nhỏ, cầu nặng trên 400 ngàn tấn, xây cất hơn 4 năm. Nơi chân cầu có chỗ đậu xe để khách đi bộ viếng cảnh, họ có đặt tượng của Kiến Trúc Sư xây cầu, có trưng bày một khúc chừng 2 mét một đoạn mẫu dây cầu.

Chúng tôi đứng ở đó nh́n xem cầu, lại ngó ra phía xa kia một cù lao ở giữ gịng sông có nhiều pháo đài, nhà của, Khánh Ninh cho biết đó là nhà tù danh tiếng của Mỹ, muốn viếng phải mất một ngày, có một cuốn phim quay chuyện có thật của một tù nhân vượt ngục đó, ngày nay căn pḥng vẫn giữ nguyên để triển lăm.

Ngồi trên xe, Trưởng Thu nói với tôi: ‘’ Sáng ai cũng muốn về sớm, nhưng tôi không đồng ư, đă đến chùa, nhất định phải có khóa lễ rồi mới về, do vậy mà trễ một chút, bù lại mọi người đă có một khóa lễ vào sáng sớm cho tâm được thanh tịnh ‘’.

Trong chương tŕnh c̣n có viếng bến cảng ( Pier 39 ) nhưng để anh chị em dưỡng sức cho buổi tối nên Ban Tổ Chức chấm dứt tham quan và quay về chùa Đức Viên, mọi người chia tay và hẹn gặp lại đêm nay.

Khi anh Vui đưa chúng tôi đến New Pearl River Restaurant th́ h́nh như mọi người đă đến đông đủ rồi, tôi có gặp lại anh Nhân, người đă cho chúng tôi đến nhà anh lễ Phật vào lúc nữa đêm.

Nh́n thấy anh Đoàn Lộc ngồi chung một bàn với khách, tôi đến bàn chào mọi người và bắt tay, tiếp chuyện với anh Lộc một lúc, trông anh vẫn trẻ, vẫn phong độ như xưa. Anh Trần Trung Tín đưa cho tôi tập Dự Án Xây Dựng Trung Tâm Huấn Luyện Sinh Hoạt Thanh Thiếu Nhi Gia Đ́nh Phật Tử và Văn Hóa Việt Nam.

Tôi đă có dịp nh́n lại trên 50 năm Gia Đ́nh Phật Tử chỉ có một cơ sở vật chất là Đài Lục Ḥa xây ở Trại Trường Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam nơi Hồ Than Thở ĐàLạt, tôi tán đồng quan điểm chúng ta cần có những cơ sở vật chất để tu học, để bảo tồn những kỷ vật truyền thống. Dự án nầy mọi người chúng ta cần phải đóng góp thể hiện sự lớn mạnh, vững chắc của phong trào Gia Đ́nh Phật Tử.

Đêm Hội ngộ có văn nghệ toàn là cây nhà lá vườn, có những người hát hay nhưng có những người hay hát, ngẫu hứng chi, Hồng Loan yêu cầu chị Hoài Chân lên sân khấu song ca một bài, họ làm cho tôi nhớ lại 35 năm trước, họ đă ca hát trong dịp chiêu đăi các Huynh Trưởng Thừa Thiên tại Giảng Đường chùa Từ Đàm, những người năm xưa, đêm nay c̣n đó Nguyễn Quang Vui, Ngô Mạnh Thu, Tuệ Linh, chị Hoài Chân, Hồng Loan, Nguyễn Thị Ngân.

Anh Trần Thanh Hiệp, vào buổi trưa, có hân hạnh tiếp điện thoại của Ḥa Thượng Thích Tâm Châu, Thượng Thủ GHTGVNTTG, xen vào phần văn nghệ, anh có chuyển lại những lời nhắn nhủ và chúc mừng của Ḥa Thượng. C̣n Ḥa Thượng Thích Thanh Đạm trú tŕ chùa Giác Hoàng bận Phật sự không đến được có gửi thư và chúc mừng Hội Ngộ, Thượng Tọa Trí Hiền ở Texas cũng có điện thoại cho anh Ngô Mạnh Thu, người không đến được.

Lần nầy có rất nhiều người ghi kỷ niệm qua h́nh ảnh, Trưởng Vui và Nguyễn Quư Đức có vẽ chuyên nghiệp hơn, Đức lúc nào cũng quay Video, tôi yêu cầu và Đức hứa sẽ cho tôi một bản. Năm 1995 Hội Ngộ ở nhà Trưởng Ngô mạnh Thu, con Trưởng Tâm đă quay được một phần, năm 1997, tôi để máy quay tự động hết cả buổi họp. Mười năm sau, chúng ta sẽ có một tập ảnh quư, như lần nầy chúng ta được xem một số ảnh ghi lại sinh hoạt Gia Đ́nh Phật Tử Miền Bắc từ Hà Nội vào Sàig̣n ra Hải Ngoại.

Anh Vui hát bài 50 năm đó đây, đáng lẽ hát giọng trầm buồn nhưng anh lại hát nhịp vui, giọng anh lúc vui tươi, lúc rất tha thiết như kêu gọi mọi người hăy thương mến nhau, bài nầy anh đă hát tặng cho anh chị em 2 năm trước trong kỳ Họp Ái Hữu Vĩnh Nghiêm, cũng vào lễ Độc Lập năm 1977 tại nhà anh Ngô Mạnh Thu, ở Nam Cali. Nhưng lần đó có lẽ không nhạc, không có không khí ấm cúng vui vầy, cho nên lần nầy anh đă gieo vào ḷng mọi người một ấn tượng sâu sắc về đoàn kết và thương mến nhau.

Đặc biệt, Ban Chấp Hành có biếu các kỷ vật cho phụ huynh, bậc đáng kính trọng đă cho con em ḿnh tuần tuần đến chùa sinh hoạt, nuôi lớn mầm non của Phật Giáo, và tặng hoa cho các chị ví như những đóa hoa đẹp, tấm gương tốt cho các em noi theo.

Gần lúc ra về, Trưởng Tuệ Linh đă đưa Trưởng Huỳnh Kim Lân, người chủ trương báo Vườn Lam đến gặp tôi, cả hai chúng tôi đều ‘’ Văn kỳ thinh bất kiến kỳ h́nh ‘’, Lân mong muốn có thời giờ tôi viết bài cho Vườn Lam, tôi hứa nhưng không biết có trả nổi món nợ ấy không. Ṛi giờ chót Hải, anh của Lê Viết Tân đến chào tôi, Tâm và Tân là một cập từ Huế vào Sàig̣n học, đàn em của Trúc Hải, cả hai có theo dự khóa A Dật Đa 2, tôi có nghe Tân đi học tập cải tạo, được tha về th́ đi tu theo phái Khất sĩ, sang Mỹ đă 2 năm h́nh như vẫn c̣n tu, rất tiếc tôi vẫn không gặp lại Tân.

Cả chị Tâm và Khuê đều muốn chụp một tấm ảnh A Dật Đa, máy ảnh có rất nhiều, sáng kiến ấy đến muộn màng quá thành ra lúc có chị Tâm th́ thiếu Khuê, lúc có Khuê lại vắng chị Tâm, A Dật Đa vào đêm Hội Ngộ có Trưởng Vui, Thu, Lạc, Loan, Tâm, Khuê, Thảo và tôi kể ra th́ cũng đông.

Rồi giây thân ái đă kết, mọi người đều hát với những cảm xúc khác nhau. Có những gịot nước mắt biểu lộ t́nh cảm vui tươi trong Hội Ngộ nầy, nhưng cũng có những giọt nước mắt tuôn rơi v́ nghĩ đến chia tay, đó là những giọt nước mắt của Hằng, cô đă khóc trước khi chia tay.

Sau khi anh chị em ra về, chúng tôi đă đến nhà chị Khánh Ninh để họp thêm về tổ chức và vạch phương hướng cho những ngày sắp tới. Nhưng người tham dự họp có Anh Vui, anh Thu, chị Hồng Loan, anh Khiết, anh Hùng, chị Khánh Ninh và tôi. Chi thu tính ra vừa đủ với số tiền anh chị em đóng góp và những anh chị đă ủng hộ thêm, c̣n về những ngày sắp tới, có đề nghị để cho những Trưởng trẻ như Khiết, Mai, Ninh tiếp tay vào việc, Hùng đưa ra những kinh nghiệm khó khăn trong việc truyền trao cho thế hệ nối tiếp ở các đoàn thể khác, anh Vui cho rằng Gia Đ́nh Phật Tử đặc biệt hơn, sẽ không có những khó khăn đó, miễn là những người gánh vác trách nhiệm chịu khó phục vụ cho tổ chức, tinh thần ấy sẽ làm cho mọi người vén áo góp tay vào. Anh em đă thảo luận. hàn huyên đến gần 3 giờ sáng mới ra về nhà anh Vui ngủ.

Về đến nơi, anh Thu chẳng nói chẳng rằng, nằm trên xa-long ngủ ngay, anh Khiết t́m chỗ ngủ với Vơ Văn Phú, chị Loan lên lầu, anh Vui nằm một xa-long khác, tôi nằm xuống thảm thế là ngủ. Sáng ra mới biết nơi ấy c̣n có thêm các anh B́nh, anh Lạc, anh Bách, anh Trung, anh Khuê, bên nữ có Mỹ, Phượng, chị Thảo, chị B́nh.

Sáng ấy nhà tôi trở lại thăm người cô, để chào ra về, chị Ngân đưa đi và mua thức ăn sáng, khi chị về bày một bàn, mọi người ăn vui vẻ. Sau đó Khiết, Phú, Mỹ, Phượng đi đến nhà chị Tuyết, anh Bách theo anh chị Khuê đi thăm Thầy Phổ Ḥa ( Phan Cảnh Tuân ), anh Trung đi với người bạn.

C̣n lại chị Ngân, anh Lạc và tôi đi đón nhà tôi, anh Vui chở anh chị B́nh ra quán ăn chay, do anh Minh Tuấn Lê văn Mạnh mời đăi nhân dịp tôi về San Jose, do bửa ăn nầy, tôi đă xin lỗi từ chối bửa ăn do anh Trần Chí Trung mời, thành ra bửa ăn của anh Trung không có.

Trước khi lên đường sang dự Hội Ngộ chừng 2 tuần, anh Mạnh có gọi điện thoại để đi đón khi chúng tôi tới phi trường, tôi trả lời rất cám ơn anh, nhưng từ chối v́ đă có nhờ người nhà, khi gặp lại th́ anh mời tôi dùng bửa cơm. Anh mạnh và tôi đă lâu năm không gặp, từ ngày qua Mỹ, tôi chỉ nghe tên anh thôi, nay mới gặp lại anh rất chân t́nh. Trước khi bửa ăn bắt đầu, anh có vài lời nói rơ liên hệ giữa anh và tôi chẳng những là Phật Tử mà c̣n là đồng nghiệp, c̣n học chung ở Vạn Hạnh, sau đó tôi mới biết chúng tôi c̣n có chung trường hợp là được cấp trên cùng đề bạt vào chức vụ Hiệu Trưởng một Trường Kỹ Thuật tại Sàig̣n.

Bửa ăn ấy đông có đến hai bàn ăn, một bàn dài và một bàn tṛn có cả chị Trà, chị Tuyết, chị Khánh Ninh, lại có anh Lê Ngọc Hồ từ Orland đến, vậy mà tôi chỉ chào Hồ, quên không hỏi thăm Hồ lời nào. Ăn xong, anh chị Mạnh đưa tôi ra phi trường San Jose, anh chị ngồi ở lại với chúng tôi chuyện tṛ cho đến khi chúng tôi lên phi cơ, nhiều năm không gặp anh Mạnh, tôi tưởng anh rất vô t́nh, chuyến đi nầy tôi mới biết ḿnh đă sai lầm, ở đất Mỹ ai cũng bận cả, có dịp mới có thể bày tỏ được chân t́nh.

Đôi lúc tôi có nhớ tới Phạm Minh Tâm, năm 1997 cùng tôi sang dự họp, chúng tôi đă lên Bevery Hill cả một buổi chiều, đúng là ‘’ chạy xe xem nhà tài tử Mỹ ‘’.

Tổ chức nào cũng thiếu sót, lần Hội Ngộ nầy cũng có thông lệ đó, nhưng nó thành công ở điểm có nhiều người hưởng ứng tham dự, những người không tham dự được như anh Hoàng Trọng Cang, anh Đỗ Văn Phố, chị Tuyết Mai gửi tiền ủng hộ. Anh Nguyễn Tư Cự, anh chị Trần Ngọc Lạc có tặng nhiều món quà cho những người tham dự.

Các anh Cao Chánh Hựu, Nguyễn Văn Thục, Đỗ Đ́nh Kỳ, Nguyên Mẫn Lê Viết Lâm không dự được, có gửi thư chúc mừng.

Tất cả nói lên sự quan tâm của chư tôn đức về sinh hoạt Gia Đ́nh Phật Tử, nói lên t́nh Lam đậm đà, dù cách xa 20, 30, 50 năm vẫn như mới ngày nào, tay nắm tay, cùng hát vui tươi. Xin nhận nơi tôi một tiếng khen A! A! A! cho ban Tổ Chức, cám ơn các anh chị đă tạo cho mọi người một cơ hội gặp nhau vui tươi và nhiều kỷ niệm khó quên.

Ngày 7/7, tôi nhận được điện thư anh chị B́nh đă về tới nhà b́nh an, ngày 8/799 được điện thư của Chị Khánh Ninh bày tỏ những xúc cảm của chị sau khi mọi người đă ra về, đến ngày 17/7/99 tôi mới được điện thư anh Trần Thanh Hiệp cho biết là anh mới về tới Paris hôm qua. Ở Nam Cali, anh có đi San Jose thăm anh Cao Chánh Hựu, dự một số bửa cơm thân mật do các Trưởng chiêu đăi, và trước ngày lên máy bay c̣n dự bửa cơm chay gây quỹ của Gia Đ́nh Phật Tử Chánh Pháp. Những t́nh cảm trong chuyến đi nầy làm cho anh Hiệp có nhiều suy nghĩ, nên anh có ư định sẽ viết một bài ‘’ Người Trở Về ‘’. Có lẽ, anh Hiệp là người dự Hội Ngộ về tới nhà ḿnh trễ hơn tất cả những người khác. Tôi lại chợt nhớ ra, không phải vậy, c̣n một người nữa, đó là Trưởng Đặng Đ́nh Khiết.

Riêng tôi, với Hội Ngộ nầy tôi nhớ đến buổi Thiền Trà, nhớ tới h́nh ảnh cây Bồ Đề sẽ trồng tại Tu Viện Kim Sơn.

C̣n một vấn đề quan trọng hơn hết, tôi muốn dành lại sau cùng, đó là quyết định buổi họp đầu tiên của Tân Ban Chấp Hành tại chùa Giác Minh vào buổi trưa, trước lễ Hiệp kỵ, toàn thể tán thành và quyết định mời anh Tâm Lạc Nguyễn Văn Thục và chị Diệu Thanh Trần Thị Ngọ vào Ban Cố Vấn Ái Hữu GĐPT Vĩnh Nghiêm Hải Ngoại. Đó là việc làm đầu tiên của một nhiệm kỳ mới.

31-7-1999 & 5-8-1999

( * ) Trở về Mục Lục