TƯỜNG-THUẬT: MỘT CHUYẾN VIỄN-DU

THAM-DỰ ĐẠI-HỘI PHẬT-GIÁO VIỆT-NAM TRÊN THẾ-GIỚI

KỲ VII TẠI MELBOURNE ÚC-CHÂU

Diệu-Khoan Sầu-Phương-Thủy

Vào Đông 2000

Không tính tự nhiên thành mà tính toán, sửa-soạn nhiêù khi lại bất thành. Số tôi là thế đấy!

Khi biết tôi sẽ được về "hưu-trí non" theo ư muốn vào cuối tháng Mười năm 2000 này, bà Nga, người bạn đồng-nghiệp trong Thế-Giới Ngân-Hàng (The World Bank), rủ tôi đi tham-quan và dự Đại-Hội Phật-Giáo Việt-Nam trên Thế-Giới Kỳ VII tại Úc-Châu. Ban đầu tưởng không đi được v́ sở muốn giữ tôi lại làm thêm một thời-gian nữa, nhưng cuối cùng có lẽ Phật độ, nên mọi việc lại được như-ư.

Tôi cũng xin được cà kê dê ngỗng một chút, để tô-điểm và dọn đường trước cho việc đi tham-quan xứ Úc này của chúng tôi.

Là Phật-tử của Gia-đ́nh Phật-tử Giác-Minh ngày xưa, từ lúc mới di-cư vào Nam, năm 1954, cho đến lúc Phật-Giáo bị pháp-nạn, tôi nhớ măi, ngày Thầy Quảng-Đức tự thiêu để bảo-vệ đạo-pháp, để phản-đối sự đàn-áp tôn-giáo của chính-quyền thời đó.

Cụ thân-sinh ra tôi khi đó đang làm tại pḥng Căn-Cước trong Nha Tổng Giám-Đốc CSCA. Một buổi chiều kia đi làm về, thấy cụ tôi mặt hằm hằm, gọi mấy chị em tôi vào nhà trong để cụ hỏi chuyện, lúc đó tôi, cô em kế tôi và hai cậu em trai nữa đang là Phật-tử của GĐPTGM tại chùa G.M. Với một giọng nghiêm-nghị đầy hậm-hực cụ tôi đưa ra một tờ giấy lệnh của Nha TGĐCSCA bắt một số Phật-tử trong đó có cả tên mấy chị em chúng tôi nữa, v́ lúc bấy giờ tôi đang là Huynh-trưởng trông coi Đoàn Nữ-Phật-Tử tại chùa GM. Tôi giật bắn người và bắt đầu hoảng sợ, v́ tôi vẫn thường nghe các cụ nói: "Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại". Tôi ngồi lặng im trong đau-khổ... đợi lệnh của cụ tôi. Cụ tôi thở dài rồi gay gắt: "Từ nay bố cấm các con không được ra khỏi nhà, ngoại trừ đi học và đi làm, hiểu chưa?" Chúng tôi khẽ dạ một tiếng rồi cúi đầu lầm-lũi bước ra khỏi pḥng và tất cả leo hết lên lâù. Riêng tôi leo tuốt lên lầu tư nơi có bàn thờ Phật và gia-tiên ở đó. Một ḿnh ngồi khấn-nguyện và câù xin cho tất cả Phật-Giáo Việt-Nam nói chung và những người bạn áo Lam (Phật-tử) của tôi nói riêng được an-b́nh trong thời Pháp nạn. Cái buồn và đau nhất của tôi là "không được ra khỏi nhà" như vậy làm sao tôi có thể thông-báo cho các bạn áo Lam của tôi được biết? Họ sẽ nghĩ ǵ về tôi trong lúc mọi người đang gặp nạn? Chưa kể lúc ấy tôi đang có người yêu cùng trong t́nh Lam. Liệu Anh ấy có hiểu và thông-cảm cho tôi không? Hay anh cũng cho tôi là hèn nhát, không dám hy-sinh cho lư-tưởng cao đẹp của Đạo Pháp, không thương đàn em của ḿnh, và... chả nghĩ ǵ tới anh cả? Thật đúng như điều tôi đă tiên đoán!

Và từ đó tôi xa mái Chùa, xa tất cả những người thân thương trong đại gia-đ́nh áo Lam huyền-diệu của tôi. Tôi chẳng biết nói ǵ hơn là lúc nào cũng cố-gắng giữ tṛn năm điều-luật của Phật-tử, mang Đạo vào Đời để tô-điểm thêm cho cuộc sống... Bao nhiêu áo mầu Lam, bao nhiêu mối sầu tan là thế đó.

Rồi chiến-tranh Nam-Bắc bùng nổ 1975, lại một lần nữa gia-đ́nh chúng tôi cũng như những người khác đă phải ngậm-ngùi bỏ nơi chôn rau cắt rốn để tha-hương cầu-thực.

Di-cư sang tới xứ Mỹ này, Thầy (H.T. Thanh-Đạm), Tṛ (tôi) lại gặp nhau tại Thủ-Đô Hoa-Thịnh-Đốn. Thế là, Thầy lại lập Chùa, Tṛ lại trông coi GĐPT. Khi ấy Anh Nguyễn-Đóa làm LĐT, anh Ngũ-Duy-Thành làm LĐP ngành Nam, tôi làm LĐP ngành Nữ, vui thật. C̣n Cô Kim-Oanh nữa chứ! Ngày xưa Cô đă từng lo Văn-nghệ cho GĐPTGM để đi tŕnh-diễn khắp đó đây trong những dịp lễ lớn, lễ nhỏ của Phật-Giáo tại quê nhà. Qua đây Cô lại tiếp-tục làm kiếp con tằm nhả tơ, lại "ăn cơm nhà làm việc chùa", tôi phục cô rất nhiêù, nghiệp đấy cô Oanh nhỉ?

Trở lại vấn-đề tham-quan và Đại-Hội...

Phái đoàn chùa Giác-Hoàng, Thủ-Đô Hoa-Thịnh-Đốn gồm 9 người - một con số thật tốt theo người VN ḿnh, gồm có: HT Thích Thanh-Đạm, Sư Cô Huệ-Ân, ông bà Đỗ-Đ́nh-Lộc, bà Nga, bà Hạnh (bà Ánh), cô Dung "chùa" (tôi gọi nàng là thế, v́ nàng luôn xả thân ra làm việc cho Chùa và cho Đền, cũng như giúp đỡ mọi người khi cần), người đẹp Lâm-Ngọc-Sa và tôi "Dung nhỏ" (Thầy thường gọi thế để dễ phân biệt giữa hai Dung.

Chúng tôi rời Thủ-đô vào một buổi chiều thật đẹp ngày 21 tháng 11. Chuyến bay của tôi và bà Nga đi sớm hơn chuyến bay của Thầy, Sư Cô và qúy-vị khác một tiếng, nhưng rồi tất cả lại gặp nhau ở phi-trường LA trong cùng một chuyến đi Úc.

Chuyến bay thật là dài, xa hơn về quê hương của chúng ta, nhưng rất may là máy bay ít khách nên rất thoải-mái, Thầy đă nói đùa với chúng tôi: "Sướng nhé! Mua 1 vé, tặng 5 vé. Mua vé ngồi thành vé nằm!"

Tôi cũng đă thủ sẵn hai gói hạt bí và một gói ô-mai để dùng hầu làm ngắn lại thời gian trong tưởng-tượng. Tiểu-sử của những gói hạt bí này rất là vui, nhưng không tiện viết ra đây, hơn nữa Thầy đă hỏi tôi nhiêù lần là đă viết xong bài cho báo chưa? Mất hết thời-gian-tính rồi c̣n ǵ, nếu trong tuần này (tuần của Chúa ra đời đấy) mà không xong là hỏng hết.

Thú thật với qúy-vị, từ hôm đi chơi về tới giờ tôi bận vô tả, toàn những việc không tên, chưa hết, c̣n phải làm "thư-kư không công" cho quân-vương của tôi nữa chứ - đôi lúc tôi tự nghĩ hay là đi làm trở lại? V́ đi làm c̣n có giờ giấc đàng hoàng, mà chỉ một việc làm hoài, hết ngày này qua ngày khác, nên thành nhàn rỗi.

Chúng tôi tới phi-trường Melbourne cũng vào một buổi chiều đẹp trời ngày 23/11. Đầu mùa Hạ của Úc có khác.

Ra đón chúng tôi có cả một phái-đoàn: Hàng giáo-phẩm có, cư-sĩ có và Phật-tử cũng có nữa. Đặc-biệt nhất có một người đẹp (c̣n độc thân, thưa qúy-vị) là một tín-đồ thuần-thành của Thiên-Chúa-Giáo tên là Phúc-An (thật đúng nghiă) đă t́nh-nguyện giúp đưa đón các phái-đoàn từ xa tới mỗi buổi sáng và chiêù trước và sau giờ làm việc của nàng, và tất cả trong những ngày lễ hoặc cuối tuần, đôi khi c̣n xin nghỉ nếu cần.

Đại-diện Ban tổ-chức, đă cho chúng tôi về khách-sạn 3 sao để nghỉ ngơi, tối họ sẽ trở lại để đưa chúng tôi và tất cả các phái đoàn khác đến Tu-Viện Phật-Quang dùng cơm chiều. Gần Hotel có một cái chợ nhỏ, nhưng cũng khá đầy đủ để cho chúng tôi khuân về đầy đủ các loại trái cây tươi của vùng nhiệt đới, một trạm xăng và một nhà hàng ăn cũng gần đó, chưa kể bên cạnh Hotel c̣n có một ṣng bài "Casino" c̣ con đủ để cho du-khách thử thời-vận.

- Ngày hôm sau, Thứ Sáu 24/11, đúng theo chương-tŕnh, chúng tôi và các phái-đoàn khác được đại-diện ban tổ-chức đến đón, đưa về chùa ăn sáng, chúng tôi lại được gặp cô Phúc-An. Với nụ cười tươi như hoa, nàng hỏi thăm sức-khỏe của mọi người. Khí trời hơi lành lạnh làm tôi chợt nhớ tới Đà-Lạt, tôi lên tiếng hỏi: "Sao chiều qua đẹp thế mà sáng nay lại lạnh rồi?" Phúc-An cười vui và lên tiếng: "Dạ thưa qúy-vị ở bên Úc này một ngày có tới 4 mùa đặng". Thầy Chơn-Ḥa (từ Canada) đến trước chúng tôi cả tuần lễ để phụ-giúp cho Tu-Viện đủ mọi việc, kể cả những việc nặng-nhọc nhất, đă vui tính, cười đùa: "Theo tôi th́ xứ Úc này có tới 8 mùa một ngày chứ đừng nói là 4 bốn mùa".

Sau phần ăn sáng, chúng tôi được đưa đi xem thắng-cảnh của Tiểu-Bang Melbourne và các chùa quanh vùng cùng với các phái-đoàn khác như Canada, Pháp, Mỹ, và Úc. Trưa lại được các chùa mời ăn những bữa cơm chay thật thịnh-soạn. Có chùa th́ cho ăn "bún ốc", có chùa lại cho ăn "bún riêu" mà đặc-biệt có cả mắm tôm - tôi hơi giật ḿnh v́ tưởng món đó là thật - lần đầu tiên tôi được nh́n thấy, tôi ṭ ṃ hỏi thăm ban ẩm-thực về cách làm món ấy, tôi đă được họ chỉ bảo một cách rơ-ràng và thật tận-t́nh, không dấu diếm như một số những người khác. Tôi rất khâm-phục và cám ơn qúy-vị hỏa-đầu-quân của những chùa ấy. Tôi vẫn thầm nghĩ, giá chúng ta đừng đặt tên cho những món ăn chay ấy th́ hay hơn, và nếu quư-vị nào có sáng kiến t́m được những danh-từ đạo-vị mà dặt cho chúng th́ hay biết mấy.

Chiều đến tất cả lại được đưa tới Tu-Viện (c̣n gọi là Bảo-Tàng-Viện) Phật-Quang để dùng cơm chiều, xong, được nghe một thời-pháp do Thầy chúng tôi (HTTTĐ) thuyết giảng tại Chánh-điện đáng lẽ buổi thuyết-giảng đầu tiên này là của Thầy Giác-Nhiên, nhưng đến giờ chót Thầy không đến được nên đă có sự sửa đổi ngoài ư muốn của BTC.

- Sáng Thứ Bẩy 25/11, chúng tôi và các phái-đoàn khác được hân-hạnh đến dự buổi thuyết-pháp đầy ư nghiă của Thầy Thích-Quảng-Thanh (USA), Tổng-vụ-trưởng Tổng-vụ Hoằng-Pháp Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-nam Trên Thế-Giới, c̣n có bút hiệu là Thanh-Trí-Cao, một nhân-vật tối quan-trọng trong những ngày Đại-Hội. Ngài cũng đă đến trước khoảng bốn ngày để lo phần trang-trí và cắm hoa khắp mọi nơi, trong giảng-đường, trong chánh-điện, trong trai đường, v.v. Ngài đă cho chúng tôi được biết về cách cắm hoa "có hồn" của một vài môn phái khác nhau. Nhờ Thầy tôi mới hiểu thấu được cách cắm hoa của người Mỹ mà từ trước đến giờ tôi vẫn chê là quê mùa: "Cắm hoa ǵ mà cả một bó to tướng, vô duyên quá.v.v..." Tôi thầm kính-phục và cám ơn Ngài đă cho chúng tôi một khái-niệm về cắm hoa. Tôi hy-vọng rằng trong tương-lai, ở những ngày lễ lớn, lễ nhỏ tại Vân-Hương Thánh-Mẫu Điện nếu tôi có thực-hiện theo cách cắm hoa của Thầy Quảng-Thanh th́ cũng xin quư-vị đừng hiểu lầm là tôi hà-tiện đấy nhé! Cắm ít mà thanh-tao và có ư-nghiă là đẹp rồi.

Chiều đến chúng tôi lại được may mắn nghe Qúy Thầy: Thích-Bảo-Lạc (Sydney), Thích-Giác-Đẳng (USA) và Thích-Phước-Nhơn (Perth) thuyết giảng về giáo-lư cao-siêu của Đạo-Phật. Tôi say sưa uống từng lời giảng của Qúy Ngài. Tôi ước mong sao tất cả Phật-tử chúng ta đều thấu hiểu và thực-hành được những lời vàng ngọc ấy của Qúy Thầy, để tô-điểm cho những chuỗi ngày c̣n lại của cuộc đời chúng ta trong cơi tạm này.

- Hôm nay ngày 26/11, ngày Đại-Hội chính-thức được long-trọng khai-mạc. Tuy giờ-giấc bị du di, nhưng nhờ Hồng-Ân Tam-Bảo, mọi việc cũng đâu vào đấy cả. Ṭa nhà (hội-trường) khá lớn đă được dựng lên để cử-hành lễ khai-mạc, là do Hội Công-Giáo cho mượn và chính tay những qúy-vị ân-nhân đó đă tự ráp lấy từ A tới Z. Thật là qúy-hóa, công-đức vô-lường, nói sao cho hết. Đôi lúc có những trận gió lớn thổi qua, tôi cũng hơi lo ngại và thầm khấn-nguyện để cho ngôi nhà đừng bị xụp đổ.

Sáng sớm trước khi khai-mạc buổi lễ, chúng tôi rất sung-sướng được Đức Tăng-Thống của GHPGVNTTG, phái Nam-Tông: Hoà-Thượng Thích-Hộ-Giác bố-thí cho một thời Pháp rất là cao-siêu. Ở đây chúng tôi tưởng cũng cần nhắc nhở lại cái thuở ngày xưa xa xôi ấy, chẳng có đêm nào mà chị em chúng tôi không ra Viện-Hóa-Đạo, ngồi xệp xuống đất (đông như kiến) để mà nghe Thầy hoặc những Thầy có tiếng tăm khác giảng cho tới khuya. Ôi! ngày ấy nay c̣n đâu?

Đại-Hội được bắt đầu bằng lời giới-thiệu của Thầy Thích-Quảng-Thanh (MC-Việt ngữ) và một người đẹp xứ Úc (MC phần Úc-ngữ) đứng trên khán-đài giới-thiệu chương-tŕnh của ĐHPGVNTTG Kỳ VII. Quan-khánh và các Hội-Đoàn tham-dự đă tề-tựu đông-đủ trước khán-đài ước chừng trên một ngàn người. Tất cả đă đứng lên, sẵn sàng chào đón Chư Tôn Đức Tăng Ni.

Ba hồi chuông trống Bát-Nhă được hàng giáo-phẩm đánh lên nghe rất rộn-ràng và đầy tôn-kính. Bên ngoài khán-đài đoàn múa Rồng và Lân trông rất ngoạn-mục do những người Trung-Hoa đảm-trách, đa số vũ-công là các chú bé tư-hon thật dễ thương đang nhộn-nhịp cung nghinh Chư Tôn Đức Tăng Ni, Dân-biểu và quan-khách Úc quang-lâm lễ đường.

Mở đầu Đại-Hội là phần:

Chào Quốc-kỳ Việt-Nam, Úc kỳ và Phật kỳ, sau đó là một phút Từ-Bi-Quán.

Giới-thiệu Chư Tôn Đức Tăng Ni và quan-khách.

Biểu-diễn Vơ-Thuật mừng Đại-Hội của đoàn vơ VOVINAM khá ngoạn-mục.

Sư Cô Chân-Kim, trụ-tŕ Chùa và Tu-viện Phật-Quang, đồng thời là trưởng-ban Tổ-Chức của Đại-Hội lên đọc Diễn-Văn.

Giáo-sư Nguyễn-Cao-Thanh, chủ-tịch Hội Đồng Điều-Hành GHPGVNTTG cũng đọc Diễn-văn nói về những thành-quả tốt đẹp của Đại-Hội trong nhiệm-kỳ bốn năm vừa qua...

Đạo-từ của Đại-Lăo Ḥa-Thượng Thượng-Thủ Thích-Tâm-Châu, Chủ-Tịch GHPGVNTTG.

Cảm từ của Chư Tôn Đức Tăng Ni.

Phần cảm-từ của Quan-Khách và các Hội-Đoàn: Chúng tôi thấy có một ông người Tầu rất trẻ (tôi không nhớ tên), là Nghị-Sĩ của Liên-bang, thay mặt Thủ-hiến tại Victoria đă lên cám ơn được mời tham-dự Đại-Hội bằng Úc ngữ.

Thượng-Nghị-Sĩ Nguyễn-Sang cũng đại-diện cho Chính-quyền Dân-biểu Úc có vài lời cám ơn và chúc mừng Đại-Hội cũng bằng Úc ngữ.

Luật-sư Lưu-Tường-Quang, Giám-đốc Đài Sắc-tộc SBS của nước Úc cũng có đôi lời cảm-tạ được mời tham-dự và chúc cho Đại-Hội thành-công viên-măn.

Đặc-biệt nhất là một ông người Úc (ông Mike, Giám-đốc Đài SBS của tiểu-bang Melbourne?) lên nói vài lời cảm ơn và chia mừng với Đại-Hội bằng tiếng Việt-Nam rất rành mạch (ông này chắc đă hoặc sẽ có vợ Việt-Nam, nếu không th́ tiền kiếp ông ta chắc đă là người Việt-Nam).

Phần dâng-hoa hành-lễ do các em Oanh-Vũ, Thiếu-Niên và Thiếu-Nữ GĐPT đảm-trách. Đẹp nhất và trang-trọng nhất là Vũ-Điệu Dâng-Hoa của các em Thiếu-Nữ, trong tiếng hát thu-âm của nữ ca-sĩ Bảo-Yến, một tiếng hát Phật-tử dễ thương và nổi tiếng từ Việt-Nam.

Sau hết là lễ niệm-hương bạch Phật và Hồi-Hướng.

Buổi lễ được kết-thúc bằng những hồi chuông trống Bát-Nhă, cung tiễn Chư Tôn Đức Tăng Ni và quan-khách về Trai-Đường dùng cơm trưa.

Trong thời-gian đó Đại-Nhạc-Hội Hoa-Sen Mừng Đại-Hội được bắt đầu bằng những giọng ca nổi tiếng của những Ca-Sĩ tới từ Mỹ, Úc, Canada, các Hội-Đoàn bạn và GĐPT địa-phương đóng góp. Nổi nhất là Đại-Đức Phổ-Hương đă hát một bản Tân-nhạc "Ḷng Mẹ" thật cảm-động và một bản Cổ-nhạc rất là mùi với tựa-đề "T́m Về Cơi Phật". Tôi trộm nghĩ: "Nếu Thầy cởi chiếc áo nhà tu đi tŕnh-diễn Văn-Nghệ chắc là hốt bạc dữ lắm!" (Mô Phật con xin Thầy xá-tội cho Tiểu-Lan này). Vũ-khúc miền Thượng rộn-ră của các em Phật-tử đă làm cho khán-giả say-sưa, đi theo các em vào Bản Mường, xứ Thượng lúc nào không hay. Cho đến khi các em Thiếu-nữ GĐPT bắt gặp và đưa họ trở lại thành-đô của xứ Úc trong sự dịu-dàng, nhịp-nhàng uyển-chuyển của vũ-điệu Múa Quạt bằng bài hát "Biết Đâu Nguồn Cội" vẫn với giọng ca ngọt ngào, êm-ái của Bảo-Yến (qua băng Cassette).

Buổi chiều đoàn múa Rồng và Lân lại một lần nữa rầm-rộ tiến vào Hội-Trường để chào mừng ĐLHTTT Thích-Tâm-Châu và qúy Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng quan-khách trở lại để làm "Lễ Khánh-Thọ Đại-Lăo Ḥa-Thượng Thượng-Thủ Thích-Tâm-Châu 80 tuổi và Chư Tôn Ḥa-Thượng Trưởng-Lăo" (gồm có 4 vị tuổi trên 74, trong đó có Thầy của chúng tôi HTTTĐ) cửu-trừ độ-sanh, tiếp-dẫn hậu-lai. Tặng quà lưu-niệm Khánh-Thọ.

Thầy Thích-Quảng-Thanh thật hoạt-bát trong nhiệm-vụ MC của ḿnh, và phải vất-vả lắm Thầy mới mời được đoàn múa Lân (sau khi đă lănh được một số bao thư tiền thưởng) ra khỏi Hội-trường để phần lễ Khánh-Thọ được bắt đầu. Thầy cũng cho biết là Chính-quyền chỉ cho phép được tổ-chức đến 5 giờ chiều mà thôi. Tôi hơi thắc-mắc: "Chẳng lẽ xứ này cũng có giới-nghiêm ư? Sau đó tôi được biết v́ xin phép qúa trễ nên (để cảnh-cáo?) họ chỉ cho phép tới lúc đó thôi.

Trước lễ-đài (phía dưới đất), chúng tôi nhận thấy những ông thợ làm bánh cũng vừa dựng xong chiếc bánh 8 tầng rất vĩ-đại trên một chiếc bàn trải khăn trắng có rèm chung quanh bằng Satin màu xanh lơ rất nổi (chị Bẩy - Tâm Hạnh công quả cúng dường). Tám tầng bánh tượng trưng cho tuổi thọ 80 của Ḥa-Thượng Thượng-Thủ Thích-Tâm-Châu. Trên chóp của chiếc bánh có pho-tượng Ông Thọ, rất "đẹp Lăo". Tôi đọc được từ trên tầng bánh thứ tám trở xuống có những chữ: Khánh-Thọ/Ḥa-Thượng/Thượng-Thủ/Thích-Tâm-Châu và tầng cuối cùng có ḍng chữ "Phật-Tử chùa Phật-Quang cúng dường". Hai bên cạnh của chiếc bánh khổng-lồ ấy mỗi bên có 2 chiếc bánh nhỏ. Bốn chiếc bánh này đều do cá-nhân hoặc Hội-đoàn bạn tặng, để chúc thọ bốn vị Ḥa-Thượng Trưởng-Lăo trên 74 tuổi đời. Bên trên lễ-đài, đằng sau những chiếc bánh đẹp ấy, chúng tôi c̣n thấy một đĩa trái cây bầy qúa khéo, cũng 8 tầng trái cây khác nhau, trên cùng là một chùm hoa nhỏ bé xinh xinh. Tôi được biết những người khéo tay bầy đĩa trái cây ấy là các Phật-tử của chùa Phật-quang. Tôi sẽ copy để sau này bầy cho VHTMĐ tại Thủ-đô nước Mỹ.

MC vừa cung-nghinh Chư Tôn Ḥa Thượng Trưởng-Lăo cùng Chư Tôn Đức Tăng Ni lên lễ đài. Sau phần Niệm Hương Bạch Phật, Thầy Quảng-Thanh lại cung-thỉnh Chư Tôn Ḥa-Thượng Trưởng-Lăo an-tọa trên một bộ bàn ghế đă đặt sẵn trước bàn thờ Phật, vừa đủ 5 ghế cho qúy Ngài... Các em Thiếu-Nữ Phật-tử bắt đầu từ từ đi lên cung-kính choàng những ṿng hoa Khánh-Thọ vào cổ qúy Ngài. Tiếp theo lại một đoàn Oanh-Vũ và Thiếu-Nữ lên tŕnh-diễn một màn vũ Dâng Hoa (Sen) để Chúc Thọ Qúy Ngài. Điệu-vũ rất đẹp và công-tŕnh tập-luyện của các em chắc cũng không ít, nhưng v́ thời-giờ có hạn, mà chương-tŕnh c̣n quá dài, nên các em đă phải tŕnh-diễn trong vội-vàng và đầy miễn-cưỡng, v́ tiếng nói của Thầy làm MC lại vừa cất lên trong ngậm-ngùi, luyến-tiếc: "Cám ơn các em, cám ơn các em, th́ giờ c̣n ít quá!" Tôi buồn buồn nh́n các em, tin rằng các em đang mang điều luật thứ 5 của Phật-tử ra để tự trấn-an: "Phật-tử sống hỷ-xả để dũng-tiến trên đường Đạo!"

Đến phần Tác bạch chúc thọ: Ḥa-Thượng Hộ-Giác (một trong năm vị ngồi trên hàng Trưởng-Lăo) và ba vị Thượng-Tọa cùng tông phái với Ngài (Nam Tông), kính-cẩn dâng lên Đại-Lăo HT Thích-Tâm-Châu một pho-tượng Đức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni, Ngài đă thỉnh từ bên Nam-Dương kèm theo một bài thơ chúc thọ thật tuyệt-tác.

Rất xúc-động, Ḥa-Thượng Tâm-Châu đáp-từ và cũng đọc một bài thơ Thầy làm đầu Xuân năm 2000.

Ḥa-Thượng Thích-Huyền-Tôn cũng có một khung h́nh trong đó có bài thơ ngắn rất hay kính tặng Tăng-Thống thay lời chúc mừng Khánh-Thọ.

Hoà-Thượng Thích-Minh-Trí dâng lên một tấm vải Nhung với những lời chúc tụng bằng chữ nho rất ư là đẹp.

Thầy Thích-Giác-Lượng đă kính-cẩn qùy dưới chân bàn nơi các vị Trưởng-Lăo đang ngồi để dâng lời cầu-nguyện, chúc lành, và ngâm một bài thơ Ngài vừa làm khi tới dự lễ để kính tặng HTTT.

Cuối cùng là Ḥa-Thượng Thích-Thanh-Đạm, Ngài lúc nào cũng đủng-đỉnh, chậm dăi, luôn luôn nở nụ cười hiền-ḥa, mang an-lành cho tất cả những người đối-diện. Ở đây Ngài lại c̣n ít lời hơn ai hết, nếu không muốn nói là Ngài tịnh-khẩu. Với nụ cười rất thâm-t́nh Đạo-Vị, Ngài kính-cẩn trao đến Tăng-Thống một khung ảnh khá to và đẹp, trong ấy có dán một tấm h́nh mầu tuyệt đẹp chân-dung của Tăng-Thống, nói lên tất cả ân-nghiă của Ngài. Đúng là "của một đồng, công một nén", Ngài đă sách tay mang theo từ Thủ-Đô nước Mỹ tới.

Chỉ có một số nhỏ chư Tăng Ni, Quan-khách và Đại-diện các phái-đoàn được lên chúc-tụng qúy Ngài, v́ thời giờ không cho phép. Tuy nhiên tất cả mọi người đều được hân-hạnh kư tên vào tấm vải satin mầu vàng làm lưu-niệm, khi trở lại trai-đường.

Phần Văn-nghệ lại được tiếp-tục cho hết những giây phút ngắn ngủi c̣n thừa lại.

Và trước khi kết-thúc buổi khai-mạc Đại-Hội, một bài hát có tựa-đề "Lá Diêu Bông" của nhà thơ Hoàng-Cầm do Nữ-nghệ-sĩ tài-tử Đào-Hoàng-Nga, vợ của Bác-sĩ Hà-Ngọc-Thuận, cả hai vợ chồng đều có máu văn-nghệ - em hát, anh đàn, t́nh ơi là t́nh! - Nàng hát bài này đă đưa tôi trở về quá khứ của năm sáu năm về trước, khi ông anh ruột của tôi - Nhà Thơ, Kịch-Tác-Gia kiêm Đạo-Diễn Trúc-Lâm, ngày xưa cùng đi kháng-chiến với Nhạc-sĩ Phạm-Duy - c̣n sống, anh Hoàng-Cầm là bạn học rất thân của anh tôi từ tấm bé, ngoài giờ học các anh thường tụ-họp ở nhà tôi (Bắc-Ninh) để đánh Tổ-Tôm, đánh cờ tướng, hoặc ngâm Thơ, anh Hoàng-Cầm có giọng ngâm thơ hay lắm (các chị tôi kể lại). Rồi có một lần (có lẽ là lần cuối của anh tôi), tôi về thăm anh tôi, ngồi ăn cơm với anh, anh chị Phùng-Quán và anh Phùng-Cung ở trên "Lầu Ngắm Sóng" nhỏ síu của anh chị Quán. Rượu đă ngà ngà say, anh tôi bảo: "Thằng Cầm nó làm bài hát Lá Diêu Bông, tao không ưa tư nào cả, tao gọi nó là "Lá Lông Bông", tôi cười phụ-họa với các anh chị. Bây giờ th́ cả ba anh đều đă ra người thiên cổ, chỉ c̣n lại anh Nguyễn-Chí-Thiện và anh Hoàng-Cầm mà thôi. Và cũng kể từ ngày đó chúng tôi chưa gặp lại anh Cầm... Tiếng hát trong trẻo và cao vút của người đẹp xứ Thần-Kinh (Huế) vừa chấm dứt, tiếng vỗ tay vang dội cả hội-trường đă đưa tôi trở về thực tại.

Tiếng Thầy Thích-Quảng-Thanh lại một lần nữa vang lên trong máy vi-âm: "Mời qúy-vị đứng lên để tiễn chân Chư Tôn Đức Tăng Ni về trai-đường, xin cám ơn qúy-vị. Chúc qúy-vị một đêm ngủ ngon."

- Ngày 27/11. Sau phần ăn sáng tại Chùa, chúng tôi được lệnh ra sân chùa phiá trước, nơi có nhiều cảnh đẹp và những pho tượng thật lớn để chụp h́nh lưu-niệm. Ai thích đứng chụp ở nơi nào th́ cứ việc tự-nhiên nhờ ông "phó nháy", càng nhanh càng tốt, thời-gian lúc nào cũng như chạy đuổi.

Xong chúng tôi tất cả lại vội vă lên xe buưt để đi thăm thắng-cảnh tại Melbourne và đi du-thuyền trên Hồ Melbourne. Xế trưa, chúng tôi được đưa đến một nhà hàng ăn Tầù khang-trang, khá cao ở ngay trung-tâm thành-phố để bắt đầu cho Phiên Họp Khoáng-Đại I. Ông chủ nhà hàng này làm ăn rất khá giả, có tới ba nhà hàng tất cả. Các hội-đoàn cũng như các hội thiện-nguyện đến mướn pḥng họp và đăi tiệc tại đây đều được giảm giá rất nhiều, có khi lên tới 50%. Nhà hàng có đầy đủ đồ ăn chay và ăn mặn, sơn hào hải-vị thứ ǵ cũng có, tiếp-đăi lại ân-cần và lịch-sự. Qúy-vị nào có người nhà sang du-lịch nước Úc này, muốn đi ăn ở đây xin cứ hỏi thăm Sư Cô Chân-Kim là ra ngay.

Pḥng ăn rộng răi này được chia làm hai phần, một phần nhỏ ở trên cao (gần như là sân-Khấu), dùng làm chỗ họp, có một bàn thật dài trang-hoàng đẹp-đẽ, có đầy-đủ dụng-cụ Điện-tử dành cho chủ-tọa-đoàn. Phía dưới là những bàn ăn tṛn dùng cho các hội-viên hoặc quan-khách.

Trên bàn chủ-tọa chúng tôi thấy có HTTT Thích-Tâm-Châu, HT Thích-Thanh-Đạm, HT Thích-Quảng-Thanh, HT Thích-Nhật-Minh cùng một số qúy Thầy khác và Giáo-Sư Nguyễn-Cao-Thanh. Phiá trước và bên tay trái của chủ-tọa-đoàn có một chiếc bàn nhỏ dành cho thư kư đoàn, chúng tôi nhận thấy có hai Thầy là Thích-Chân-Tôn (USA) và Thầy Thích-Chân-Hoà (Canada).

Mở đầu cho phiên-họp Khoáng-Đại I này là những lời vàng ngọc của Đại-Lăo HTTT Thích-Tâm-Châu. Tiếp theo HT Thích-Thanh-Đạm giới-thiệu các thành-viên trong Hội-đồng của ban chấp-hành cũ (bốn năm qua). Sau đó GS Nguyễn-Cao-Thanh xin được nói trong 30 phút về chuyện đời hiện-tại có liên-quan tới Phật-Giáo: T́nh nghĩa giữa Đạo và Đời, thuyết Tứ-Ân trong Đạo Phật. GS Thanh cũng đă kính-tặng HTTT Thích-Tâm-Châu hai món quà mừng Khánh-Thọ của Ngài: Một bài thơ GS làm và khắc trên bảng đồng và một đầu voi gỗ trên có khắc h́nh Phật. GS cũng đă xin phép để được ngâm bài thơ của ḿnh lên cho tất cả cử-tọa-đoàn đều nghe.

Sau phần ngâm thơ của GS Thanh, Thầy Thanh-Đạm lại có đôi lời, tiếp theo là Thầy Nhật-Minh, rồi đến Thầy Thích-Minh-Trí: Nhắc nhở cho tất cả chúng ta về "Vô-Thường Đạo-Vị", phải kính qúy những ǵ chúng ta đă và đang có ở cuộc đời này, cộng thêm vào là ḷng thương yêu gia-đ́nh và nhân-loại. Tiếp theo đó Thầy Chân-B́nh (Pháp quốc) có vài lời cầu chúc Đại-Hội. Cuối cùng là Thầy Thích-Quảng-Thanh: Với những lo-âu và ái-ngại của Ngài khi vừa bước chân tới tu-viện do Sư Cô Chân-Kim điều-khiển. Ngài đă có những lời thật chân-thành và những nhận-định rất thực-tế. Ngài đặc-biệt nhấn-mạnh về sự thiếu-sót của Ngài khi bị "bắt cóc bỏ đĩa" - làm MC bất-đắc-dĩ . V́ Ngài chưa nắm vững được mọi vấn-đề, Ngài cũng đưa vào những ư-kiến rất là hay và thiết-thực, rút tỉa từ những kinh-nghiệm và tài ba của Ngài. Ngài đă thành-thật bầy tỏ ḷng ưu-ái, và khâm-phục sự can-đảm của một vị nữ tu quá trẻ như Cô Chân-Kim - đó là những lời khuyến-khích rất đáng giá, theo tôi nghĩ. Ngoài ra Ngài c̣n cho biết đă phải đương-đầu với bao nhiêu sự chống-đối của một số nhỏ các Thầy và Phật-tử trong vùng.

Đáp từ của HTTT Thích-Tâm-Châu là sự ngạc-nhiên của Ngài về những sự chống-đối ở bên ngoài đó.

GS Thanh đọc qua về Chương-tŕnh Hội-Nghị Khoáng-Đại.

HTTT Thích-Tâm-Châu đă cám ơn những qúy-vị trong ban kỹ-thuật, âm-thanh, ánh-sáng, cùng những vị ân-nhân khác tôn-giáo, chẳng hạn như cô Phúc-An (Thiên-Chúa giáo), đă đưa đón tất cả các đại-biểu ở phương xa tới, rồi từ hotel tới chùa và ngược lại, v...v...

Ông Độ, người giúp về chỗ ăn ở của các đại-biểu đă lên phát-biểu ư-kiến về những khuyết-điểm và sự bất đồng ư-kiến của một vị TT (xin miễn nói tên)...

Đáp-từ của HTTT Tâm-Châu và Thầy Quảng-Thanh đă giải-hóa được vấn-đề vừa nêu trên của ông Độ.

Đến đây HTTT Tâm-Châu tuyên-bố nghỉ giải-lao vài phút.

Sau khi trở lại phần Hội-nghị, Thầy Chân-Tôn đă tường-tŕnh về thành-quả của những năm qua, trước khi bầu lại nhiệm-kỳ mới. Thầy cũng nhấn-mạnh về sự thành-lập Tu-Viện Phật-Quang của Sư Cô Chân-Kim, cùng tất cả thành-quả của mọi nơi, mọi vùng và mọi miền trên toàn Thế-giới của Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam, từ các Chư Tôn Ḥa-Thượng, Đại-Đức, Tăng, Ni cho đến các Gia-đ́nh Phật-tử, việc phát-huy văn-chương, văn-hóa, thông-tin qua hệ-thống Internet.

Sau phần tường-tŕnh của Thầy Thích-Chân-Tôn, Sư Cô Chân-Kim lên máy vi-âm cho biết là sau bữa ăn trưa, tất cả sẽ về chùa để dự-lễ "Trai-đàn Chẩn-Tế" của Chư Tôn Đức Tăng Ni. Với một giọng rất là thanh-tao, nhẹ-nhàng đầy ấm-áp, Sư Cô đă cho biết là chúng ta đă tu nhiều kiếp lắm mới được một cái may mắn hiếm có này. Trai-đàn Chẩn-Tế với mục-đích cầu-siêu chư Âm-Linh và tất cả chân Linh nam, nữ, trẻ, già, chết v́ bất cứ lư-do ǵ: Bệnh-hoạn, thiên hoặc nhân tai v.v... đều được siêu-thoát.

Cô làm chúng con hồi-hộp đợi chờ làm sao ăn cơm trưa cho ngon đây, tôi nói. Cô cười x̣a với con mắt có đuôi, vui tệ!

V́ nhà hàng qúa đông khách nên phải đợi chờ khá lâu, họ lại phục-vụ từng bàn một chứ không phải mang ra cùng một lúc, nên có bàn ăn gần xong, mà bàn khác vẫn chưa có ǵ cả, chẳng hạn như bàn chúng tôi ngồi, khi họ mang tới món tráng miệng ra th́ chỉ c̣n có nước "lại quả" cho nhà hàng mà thôi. Xin mạn-phép được kể sơ qua về bàn ăn của chúng tôi: Chúng tôi được hân-hạnh ngồi chung bàn với một số quư-vị có tên tuổi, như ông bà Đỗ-Đ́nh-Lộc, nghe tên chắc qúy-vị đă biết rồi (theo suy đoán của tôi Đỗ là đậu, Đ́nh là cái Đ́nh làng, Lộc là tài lộc) tài lộc đậu vào nhà ông bà ấy to như cái đ́nh rồi c̣n ǵ, hồng-phúc đấy thưa quư-vị. Qúy-vị cứ thử hỏi cả Thủ-đô nước Mỹ mà coi ai chả biết danh tiếng họ. Không những giâù về tài ngân mà c̣n giầu về đạo-đức nữa. Nếu cứ theo luật-nhân-quả mà xét th́ tôi thấy ông bà Lộc sẽ c̣n được hưởng rất nhiều ở những kiếp lai-sinh, v́ họ c̣n đang tiếp-tục làm việc thiện... Một hôm vừa bước ra cửa Hotel, tôi nh́n thấy Thầy Hộ-Giác và Thầy Giác-Đẳng đang đi ngược lại phiá chúng tôi, tôi khẽ chắp tay cung kính cúi đầu đảnh-lễ quư Ngài, nhưng khi tôi nh́n lên th́ thấy ông bà Lộc đang quỳ dưới chân quư Ngài, ngay tại hành-lang lối đi của Hotel, chắp tay đảnh lễ ba lậy sát xuống tận đất. Không phải chỉ có một lần tôi thấy, mà lần khác khi gặp Thầy Tâm-Châu họ cũng kính-cẩn như vậy. Câu nói: "Gần chùa gọi Bụt bằng anh" rất thấm thiá, v́ chính tôi là Phật-Tử từ nhỏ mà gặp qúy Thầy tôi không tỏ ra cung kính được như vậy. Tôi tự cảm thấy hổ thẹn đứng trước cảnh ấy. Chùa Giác-Hoàng cũng được Ông bà Lộc tận-t́nh giúp đỡ về mọi phương-diện, họ đă và đang trồng cây HẠNH... để đời về sau. Kế đến là hai vợ chồng người bạn của ông bà Lộc từ Pháp qua, GS Thanh, Luật-sư Hồ-Long-Quân chủ-nhiệm một tờ báo khá nổi tiếng ở bên Úc, v.v...

Đường xa và lại bị kẹt xe, nên khi phái-đoàn về tới Tu-Viện th́ đă hơi trễ giờ hành lễ (cộng thêm giờ của người Việt ḿnh thường là "sớm chẳng vừa, trưa chẳng muộn" - giờ cao su mà - mặc dù trong trường-hợp này có lư do chính đáng). Quư Thầy trong ban Pháp Đàn Chẩn-Tế phải đợi chờ cũng khá lâu, nhưng cuối cùng quư Thầy vẫn hỷ-xả để cho buổi lễ được tiến-hành trang-nghiêm và trật-tự. Trong ban Chẩn-Tế gồm có: HT Thích-Huyền-Tôn, Sám-Chủ Gia-Tŕ; TT Thích-Trường-Sanh, ĐĐ Thích-Tâm-Minh, ĐĐ Thích-Như-Định, ĐĐ Thích-Nguyên-Lực, ĐĐ Thích-Nguyên-Tăng và ĐĐ Thích-Phổ-Hương. Phụ-họa thêm vào đó có khoảng một chục Ni Sư và một số các hàng Phật-tử tại-gia như chúng tôi, quan-khách đến coi cũng khá đông.

Đúng như lời cô Chân-Kim đă nói, đây là lần đầu tiên trong đời, tôi mới được trực-tiếp tham-dự một đại-lễ Trai-đàn Chẩn-tế lớn như vậy. Tôi mê-man trong những lời kinh tiếng-kệ của qúy Thầy và chăm-chú theo dơi từng cử chỉ của Thầy chủ-lễ một cách rất tôn-kính, đến nỗi cô bạn tôi (Dung chùa, quay phim buổi lễ từ đầu tới cuối) sau này đă phải than-phiền: "Bồ làm tớ mỏi tay qúa chừng, chỉ cầu mong sao bồ ngó qua bên chỗ tôi một cái để tôi được nhờ vả, v́ tôi phải giơ máy lên cao mới có đủ ánh sáng để thu nên dă rời cả đôi cánh tay, lần sau "chị hai" làm ơn thỉnh-thoảng ngó giùm qua bên tui một chút, không tôi xỉu lúc nào không hay đó. May có chị Hạnh tiếp cứu, không là chẳng thu được nhiều như ḿnh muốn". Chả biết nói ǵ hơn tôi chỉ cười trừ.

Trong phần lễ, thỉnh-thoảng có mục quăng tiền cắc thật của Úc cùng muối, gạo, giấy mầu và những cánh hoa nho nhỏ, v.v... Tôi chả hiểu sau khi xong buổi lễ có đốt giấy tiền vàng bạc giả cho các chư vong-linh không? - như tôi vẫn thường làm - chứ chỉ có tiền thật thôi, th́ làm sao họ nhận và dùng được? Chỉ béo các "cô hồn sống" lượm bạc thật th́ thích lắm, có chút vốn lấy hên, mang đi thử thời-vận ở đâu đó không chừng.

Buổi tối Qúy Thầy có buổi họp Khoáng-đại II. C̣n chúng tôi th́ trở lại hotel ngủ nghỉ.

Ngày 28/11/00. Hôm nay ngày bế-mạc Đại-hội PGVNTTG kỳ VII. Đúng 8 giờ sáng chúng tôi đă lên xe để tới Tu-Viện Phật-Quang ăn sáng xong là dự lễ bế-mạc. Trong khi đó Chư Tôn Đức Tăng Ni đang họp phiên Khoáng Đại III. Khi lên trên xe, tôi chợt nhớ ḿnh cần phải mang cái kính dâm chứ không với cái nắng chói chang của mùa Hè sẽ làm cho mắt tôi trở thành ti-hí, nguy lắm. Tôi vội quay sang bà Nga hỏi: "Làm ơn cho tôi mượn cái ấy" (có nghiă cái ch́a khóa cửa hotel), nhưng chưa dứt câu tôi bị ông Lộc quạt khéo: "Này, này, tôi xin lỗi bà nhé, chúng ḿnh là người Việt-Nam, cần phải nói tiếng Việt cho rành và cho đúng, tôi vừa nghe bà nói với bà này (chỉ tay về phiá bà Nga) "cho tôi mượn cái ấy", cái ấy là cái ǵ, thưa bà? Tôi hoảng quá, chỉ c̣n biết chắp tay "Mô Phật", xá dài một cái, rồi quay gót trở lại hotel. Vừa đi về pḥng lấy kính tôi vừa thầm nghĩ, đúng là gặp sư-phụ thứ nặng rồi. Cũng từ đó chúng tôi thấy gần gũi và kính quư hai ông bà nhiều hơn trước. Không đi tu mà họ hành-xử hơn người đi tu, chưa kể là tuổi tác cũng nằm trong các vị trưởng-lăo rồi (kém thầy Tâm-Châu hai tuổi). Kính lăo đắc thọ, tôi luôn luôn tôn-trọng điều này.

Đến 10 giờ sáng lễ bế-mạc Đại-Hội PGVNTTG Kỳ VII bắt đầu.

Tất cả Chư Tôn Đức Tăng Ni lại từ từ bước lên khán-đài, nghiêm trang kính-cẩn trước ban thờ Phật Thích Ca để làm lễ tất. Buổi lễ kéo dài 45 phút.

Thầy Quảng-Thanh lại bắt đầu mời HTTT Thích-Tâm-Châu lên khán-đài ban đạo-từ. Tiếp theo là HT Thích Huyền Tôn (chúng tôi được biết Ngài đă hướng-dẫn và nâng đỡ Sư Cô trụ-tŕ Tu-Viện rất nhiêù) cũng có đôi lời. Đại-ư: Thầy đă đề-cao công-đức của HTTT Thích-Tâm-Châu, v́ Ngài đă sang giúp cho Tu-Viện cả hơn một tháng trước ngày khai-mạc. Thầy Huyền-Tôn cũng cho mọi người biết là: "Nếu như ngày xưa ông Thiệu (cựu Tổng-Thống VNCH) đối-xử tốt với Thầy Tâm-Châu th́ đă không có ngày nay Ngài ở trên xứ tự-do này"... Thầy Huyền-Tôn cũng nêu ra những điều thiếu-sót, những điều nghịch-duyên, trái cảnh, v.v... xin qúy Chư Tôn, Hoà-Thượng, Thượng-Tọa, Đại-đức, Tăng, Ni cùng đồng-bào Phật-tử niệm-t́nh thứ lỗi.

Thầy Quảng-Thanh cũng rất chân-thành, hết lời ca-ngợi Sư Cô Chân-Kim, tuổi trẻ tài cao, đầy ḷng can-đảm, vững-vàng tiến bước trên con đường Đạo cũng như đường Đời đầy chông gai thử-thách. Thầy giới-thiệu Cô lên để có đôi lời cảm tạ quan-khách.

Cô Chân-Kim nhẹ-nhàng bước lên khán-đài mang theo cả một "hồ nước mắt" mà Cô cất giữ từ bấy lâu, giờ đổ tràn lên ḷng quư-vị trong hội-trường. Cô nói những lời cám ơn tất cả trong đứt-đoạn. Cô nghẹn-ngào và cảm thấy tủi-nhục v́ những lời quở-trách quá đáng của Quư Thầy ở ngay tại xứ Úc, mà câu nặng nhất là: "Cô đă gạt-gẫm, lấy tiền của Phật-tử mà chẳng thấy xây cất, chẳng thấy làm ǵ hết. Cả hội-trường ch́m trong biển nước mắt. Tôi đọc được và hiểu những sự đau buồn ấy của Cô. Tôi muốn chạy lên ôm Cô và lấy khăn mùi soa giấy lau nước mắt cho Cô, nhưng tôi đă không làm được - dậm chân tại chỗ - v́ chính tôi cũng đang khóc không thua ǵ Cô. Phải cố-gắng lắm Cô mới đọc hết được bản văn ngắn ngủi cảm-tạ Chư Tôn Đức Tăng Ni, Phật-tử và các phái đoàn đến từ mọi nơi trên Thế-giới, các hội-đoàn bạn, các ban Ánh-sáng, âm-thanh, kỹ-thuật và tất cả các cá-nhân cùng bạn-hữu đă giúp đỡ và đến tham-dự để cho Đại-Hội được thành-công viên-măn. Sau đó Cô đă đi xuống hội-trường đến trước mặt HTTT Thích-Tâm-Châu, qùy xụp xuống đảnh lễ ba lạy để tạ ơn Ngài.

Để kết-thúc, GS Nguyễn-Cao-Thanh đă lên máy vi-âm đọc lại những lời Phật dậy rất là cao-siêu để lấy lại phần nào tinh-thần cho Sư-Cô trụ-tŕ Chùa và Tu-Viện Phật-Quang để ngày mai Sư Cô c̣n có bổn-phận tiếp-tục hướng-dẫn phái-đoàn c̣n lại khoảng trên dưới 45 người đi tham-quan vài tỉnh nữa của xứ Úc hiền-hoà này.

Kế đó GS Thanh đă đọc bản tuyên-ngôn của Đại-Hội và cũng là những lời kết-thúc của Đại-Hội Phật-Giáo Việt-Nam trên Thế-Giới Kỳ VII tại Úc-Châu.

Sáng sớm hôm nay 29/11/00, chúng tôi rời hotel để ra phi-trường đi Sydney. Chỉ có hơn một tiếng đồng-hồ là đă tới. Xe buưt chờ sẵn đưa chúng tôi đi coi nhà "Con Ṣ". Xong đến chùa Thiên-Ân. Chúng tôi được biết Thiên-Ân cũng là Pháp-danh của Thầy trụ-tŕ tại đây. Chùa tọa lạc ở góc đường Delamere và đường Jackville. Cảnh chùa cũng rất đẹp. Phái-đoàn chúng tôi được chùa cho ăn bữa cơm trưa thật ngon.

Qua buổi chiêù, chúng tôi đi thăm thắng-cảnh chùa Nan Thiên của người Trung-Hoa ở trên một ngọn đồi cao, thật tuyệt vời, đẹp và đầy đủ, hết ư, nổi tiếng trên thế-giới. Chánh-điện có pho tượng Thiên-thủ Thiên-nhăn to gấp mấy lần pho tượng gia-đ́nh tôi thỉnh từ Hồng-Kông. Pho-tượng ở đây là Ngài ngồi, c̣n ở nhà tôi là pho-tượng đứng. Chung quanh trên tường của chánh-điện có khắc hằng-hà sa số chư phật, không đếm nổi. Đúng là chỉ có người Tầu mới có thể làm nổi. Lư-do: Đa số họ giầu hơn ḿnh, đoàn-kết hơn ḿnh, có tinh-thần đóng góp hơn ḿnh, có đức-tin sâu dầy hơn ḿnh, và siêng năng hơn ḿnh.v...v... Nghe nói đằng sau chánh-điện và ở trên lầu c̣n đẹp hơn nữa, nhưng v́ mỏi chân cũng có, v́ muốn ngồi chơi với Sư Cô ở dưới vườn phía trước cũng có, nên tôi đă không theo các bạn của tôi để đi tiếp nữa. Xong xe buưt đưa chúng tôi về hotel nhận pḥng - Hotel hay là lữ-quán? Phải dùng danh-từ nào cho đúng nghiă? Rất có thể ở nhà quê bên Mỹ cũng có loại này mà tôi chưa thấy chăng? Chúng tôi được biết v́ thuê hotel quá trễ và với số người của phái đoàn khá đông, nên đă không thỏa-măn được một số người quen lối sống trưởng giả. Nhưng đă là Phật-tử, đă đi theo phái đoàn, chúng ta cũng nên hoan-hỷ và hoà ḿnh với tất cả, có thế thôi. Nam mô Hoan-hỷ Bồ tát Ma ha tát! Sau này về tới Thủ-đô nước Mỹ chúng tôi mới được nghe một tin không lấy ǵ làm vui cả: "Sư Cô đưa tiền cho một ông để lo vấn-đề ăn ở cho các phái-đoàn, ông ta đă mang số tiền ấy nướng hết cho ṣng bài Casino, nên c̣n đâu tiền để đặt cọc Hotel? Cũng may là Cô mới chỉ đưa có năm ngàn đồng mà thôi." Th́ ra vậy! Thế là Cô lại bị hàm oan "không lo ǵ cho các phái-đoàn, cứ để nước đến chân mới nhẩy, làm sao kiếm được chỗ ở tốt?"... Mô Phật chúng con xin Sám-hối.

Sáng hôm sau, 30/11/00, phái-đoàn chúng tôi đi thăm cảnh Chùa và tu-viện Vạn-Hạnh, do Thầy Quảng-Ba trụ-tŕ. Đất đai quá rộng, cảnh chùa lại đẹp nữa. Xong chúng tôi đi thăm Thủ-đô và quốc-hội của Úc ở Canberra và những nơi nổi tiếng như các Đại-sứ-quán, và các Ṭa lănh-sự. Chúng tôi nhận thấy lối kiến-trúc cho những Ṭa-lănh-sự và Đại-sứ ở Úc này đẹp và to lớn hơn ở bên Mỹ nhiều, lư-do là nước Úc c̣n quá nhiều đất-đai, trong khi thủ-đô nước Mỹ th́ chật quá rồi. V́ không đủ thời-giờ nên chúng tôi đă chỉ đi qua mà không vào nơi nào cả. Sau đó chúng tôi dùng cơm trưa tại thành phố Canberra này.

Trưa nay được tự-do ngoài phố, và đi dạo mua quà kỷ-niệm. Lần này tôi cũng mua vài món quà cho quư-tử của tôi và cậu con trai nuôi cùng đứa con gái của hắn.

Chiều về chúng tôi cũng được chùa đăi một bữa cơm chay rất thịnh-soạn, từ món-ăn chính cho tới các món tráng miệng đều làm cho chúng tôi nhớ đến quê-hương Việt-Nam thân yêu ngày xưa. Cũng tại đây tôi học được cách làm mắm-tôm chay như đă nói ở phần trên của bài viết này.

Hôm nay đă là ngày 1/12/00 rồi, mau thật, chúng tôi tới thăm chùa Pháp-Bảo của Thầy Bảo-Lạc, một ngôi chùa lớn thứ hai tại nơi này. Thầy đă trao cho tôi hai cuốn kinh Thầy dịch và có chữ kư đề tặng cho nhà tôi (đúng là có đi, có lại mới toại ḷng nhau) - tôi cũng mang theo cuốn "Tinh Hoa và Sự Phát Triển của Đạo Phật" mà nhà tôi dịch đă từ lâu và nhờ tôi đưa biếu Thầy, nhưng v́ sợ không gặp được Thầy Bảo-Lạc nên tôi đă nhờ Thầy Đạm đưa trước rồi - trước khi chúng tôi rời chùa để tới Phước-Huệ Tùng-Lâm. Chùa rất đẹp và là ngôi chùa đầu tiên của Việt-Nam tại nước Úc. Chùa đă có phước-duyên được Nữ-Hoàng Anh tới thăm. Chúng tôi chờ khoảng 10 phút không thấy có ai ra mở cửa. Cuối cùng sắp ra xe đi th́ có một Thầy đi ra và xin lỗi là Thầy trụ-tŕ đi hành-hương ở bên Ấn-Độ và Thái-Lan chưa về. Chúng tôi được phép tự-nhiên chụp cảnh chùa/viện Phật-học, cảnh nào cũng đẹp như tranh. Tôi thầm mơ ước, giá Thủ-đô nước Mỹ mà có được ngôi chùa như thế này th́ tuyệt quá!

Chúng tôi, mặc dầu ăn sáng vẫn c̣n no, nhưng khi đi thăm xong hai ngôi chùa th́ chúng tôi lại phải vào ăn trưa sớm hơn giờ ấn-định, và phải ra xe trong ṿng nửa tiếng v́ có vài vị trong phái-đoàn phải ra phi-trường sớm để kịp chuyến bay lúc 1 giờ 35. Rồi hai vị khác cũng phải có mặt lúc 3 giờ chiêù, c̣n lại bao nhiêu là đều đi chuyến 4 giờ 05 chiều để tới Queenland, chùa Phật-Đà dự lễ An-vị tượng Phật Bà Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.

Ăn trưa xong chúng tôi vội-vă đi thăm hai ngôi chùa nữa là chùa Huyền-Quang do Thầy Thích Bổn-Điền trụ-tŕ, và trị-sự là Thầy Thích-Phổ-Hương. Người mà qúy-vị đă được hân-hạnh nghe Ngài ca Tân và Cổ-nhạc rất là mùi. Sau đó chúng tôi tới chùa Trúc-Lâm, do Thầy Thích-Tâm-Minh trụ-tŕ.

Rời khỏi chùa Trúc-Lâm, chúng tôi đến thăm khu Thế-vận-hội, đi chụp h́nh loanh quanh đằng trước cửa làm lưu-niệm, vài vị đi theo qúy Thầy vào trong mua ít quà kỷ-niệm. Nh́n hai Thầy Quảng-Thanh và Thầy Thanh-Đạm chúng ta mới thấy có hai sự khác biệt nhau rơ ràng. Thầy Thanh-Đạm ngày xưa cũng là vua chụp h́nh. Ngài đă từng đoạt huy-chương vàng, bạc và đồng quốc-tế c̣n các giải-thưởng khích-lệ th́ khá nhiều. Nay v́ tuổi-tác hay v́ đă chụp quá nhiêù rồi, nên Thầy cứ đủng-đỉnh đi tới đi lui, khi thấy cảnh nào hợp nhăn lắm Ngài mới bấm một hai cái hoặc quay một chút cảnh thôi. Ngược lại Thầy Quảng-Thanh rất hăng say và tha-thiết trong mọi lănh-vực nghệ-thuật. Thầy chụp có đến cả chục cuốn phim, nơi nào cũng thấy Thầy chụp lia lịa. Tôi biết rằng đi sâu vào nghệ-thuật người ta không bao giờ sợ tốn kém, đôi khi cả trăm tấm h́nh lựa được một hai tấm là cùng (khi đang viết bài tường thuật này tôi được tin người đẹp Ngọc-Trang, hội-trưởng chùa Liên-Hoa, North Carolina (USA) chụp hộ Thầy Quảng-Thanh 10 cuốn phim trong ngày Đại-hội mà chẳng được một tấm nào cả, tại sao vậy người đẹp?)

1 giờ 30 chiều chúng tôi lại lên xe buưt đi ra phi-trường tiễn chân một số quư-vị (đi Queeland trước chúng tôi), v́ khi mua vé không để ư, nên giờ phút chót mới khám phá ra là giờ bay của ḿnh khác hẳn với đại-đa số c̣n lại của phái-đoàn (chùa Phật-Quang mua vé). Thế nên quư Thầy, kể cả HTTT Thích-Tâm-Châu và chúng tôi đă phải tháp tùng họ và chờ đợi luôn ở ngoài phi-trường, cho đến lúc máy bay của chúng tôi cất cánh.

Chiều nay tới Queenland, thật là vất-vả, ban tổ-chức không có dư người và xe đi đón chúng tôi, xe buưt th́ tối rồi không mướn được nữa. Ban-tổ-chức cho ba chiếc xe Van tới đón nhưng vẫn không đủ chỗ ngồi, v́ luật ở tiểu-bang này chỉ cho bẩy người, không kể tài xế, nên một số người chúng tôi đă phải ở lại chờ chuyến sau, bà Nga (bạn chúng tôi) may mắn được lên xe trước cùng với ông bà Lộc. Chúng tôi (Hạnh, Sa và 2 Dung) cùng một số quư-vị khác nữa phải ở lại chờ chuyến sau. Nhưng chuyến sau không bao giờ tới. Sư Cô Chân-Kim điện-thoại về th́ không ai bốc phone hết. Cuối cùng chúng tôi bàn với Sư Cô là đi mướn một chiếc xe Van là xong, nhưng xe Van lớn họ không c̣n, chỉ có chiếc Van nhỏ. Đành mướn vậy. Trên băng tài-xế chỉ ngồi được hai người (Sư Cô lái, TT Minh-Đức chỉ đường), hai băng sau mỗi băng chỉ ngồi được 3 người, nhưng chúng tôi ráng ngồi 4 người, chật một chút vậy, nhưng rồi vẫn thiếu một chỗ. Cuối cùng Đại-Đức Thích-Chân-Minh, Ngài t́nh-nguyện ngồi đằng sau cốp xe (chỗ chỉ dành để đồ-đạc mà thôi), tội-nghiệp Thầy qúa, đă chật ních đồ-đạc rồi làm sao Thầy ngồi? Thôi được Thầy nằm vậy, không sao đâu, Thầy trả lời. Chúng tôi ái ngại vô cùng, nhưng chẳng biết làm ǵ hơn.

Thế là Cô lái xe phong phong trên xa-lộ. Xe đời 2001 có khác, Cô có vẻ thích lắm, Thầy Minh-Đức ngồi bên cạnh ḍ đường chỉ lối, "phụ-họa-sư" là hai nàng Sa và Dung chùa, mặc dù đă hỏi đường cẩn-thận lắm rồi, mà cuối cùng vẫn bị lạc. Lạc lần thứ nhất, thứ nh́, rồi thứ ba, các cụ phiá băng dưới này bắt đầu nóng ruột, không c̣n tươi cười như trước nữa. Tôi và bà Hạnh cứ b́nh chân như vại, hai đứa khe-khẽ ngâm nga hết bài hát này tới bài hát khác, cả Đạo lẫn Đời để quên đi là Sư Cô đang cho ḿnh đi thăm phố-phường về đêm. Băng ghế trên chỗ Dung chùa và Sa ngồi có bà cụ Năm và một cụ nữa tôi không biết tên "đă thả-hồn đi hoang" ngay từ lúc xe vừa từ phi-trường ra tới xa-lộ, nên chả có điều ǵ đáng nói hết, đặc-biệt có hai cụ ngồi chung băng ghế với tôi và bà Hạnh th́ không tài nào ngủ được, một cụ th́ sốt ruột v́ cụ ông ngồi xe khác và chắc đă về tới chùa từ lâu rồi, nên sự bực-bội của cụ thấy rơ trên gương mặt, thỉnh-thoảng tôi vào hùa với cụ vài lời "sao không ghé hỏi ông Cảnh-sát cho chắc ăn, ở chỗ tiệm ăn kia kià"... Để cho cụ có đồng minh và dịu đi phần nào hậm-hực v́ sốt ruột của cụ. C̣n một cụ nữa "giận cá chém thớt", tôi với bà Hạnh hát nhi-nhí có ai nghe thấy đâu ngoài cụ ngồi sát nách chúng tôi nghe thấy mà thôi. Đang hát cụ làm chúng tôi cụt hứng. "Này, này, đừng có hát cái bài đó ở đây, tôi cũng thuộc và thích bài này lắm, nhưng không được đâu, chỉ nên hát bài nhạc đạo thôi". Tôi và bà Hạnh nh́n nhau... cười thông-cảm.

"Xe lại lạc nữa rồi Cô ơi!" Tiếng Dung chùa và Sa, vừa quay trở lại xe nói. Sau khi đă hỏi kỹ-lưỡng một gia-đ́nh c̣n thức mở cửa ra ngoài hóng mát.

Tôi cười: "Cũng vui thôi, đêm nay ḿnh được Cô cho đi coi phố phường về đêm".

Đi măi, đi măi, đường dài vô-tận, nếu ḿnh không định được hướng. Nàng Sa cười trêu Cô: "Tại Cô thích chiếc xe này quá, Phật biết, nên cho Cô chạy ṿng ṿng cho vui và lái cho quen đặng mai mốt Cô có tiền mua chiếc xe này đưa Phật-tử đi chơi cho sướng. C̣n sớm lắm Cô à! Mới chừng nửa đêm thôi!"

Cuối cùng rồi cũng về tới đất Phật, sau khi lạc khoảng năm lần.

"Chùa Phật-Đà đây rồi Cô ơi!" Cả bọn chúng tôi la lên, làm qúy cụ cũng tỉnh giấc. Giá có Thầy Nhật-Minh đi trên xe này th́ thế nào Thầy cũng lại trêu cụ Năm: "Cụ vừa đi Việt-Nam về có vui không?" Chúng tôi rất thích những lời tếu và hơi có vẻ riễu cợt của Thầy, có nhiều cụ đă không thích chúng tôi lắm v́ chúng tôi được nói chuyện với Thầy nhiều hơn là các đệ-tử đi theo với Thầy từ LA tới đây, các cụ đă quên là đóng vai mô-phạm quá sẽ không phát huy được đạo-pháp và những giới-trẻ sau bọn này nữa sẽ không c̣n biết Đạo-phật là ǵ cả. Ngày xưa Đức Phật đi tu nếu không gặp ma-vương quỷ-sứ, sao đă thành Phật nhanh thế được? Thầy Nhật-Minh hay lắm đấy, không như các cụ nh́n bên ngoài thôi đâu, thưa các cụ. Thầy hoàn toàn không có ư xấu ǵ trong những lời nói đùa cả, mà chỉ mong cho "tín-chúng" của ḿnh lúc nào cũng hoan-hỷ cho đời lên hương. Bất cứ chuyện ǵ, hoặc câu nói nào, Thầy cũng có thể đảo ngược lại, hay lái sang một nghiă thứ hai, vui lắm.

Chúng tôi vào tới sân chùa th́ được một số quư-vị cho hay là HTTT Tâm-Châu lo lắng và hỏi thăm hoài xem chúng tôi đă về tới chưa? Ngài vừa nghe tin quư-vị vừa về tới, Ngài mới đi ngủ đấy. Sư Cô cười nói: "Tôi có gọi về nhiều lần nhưng sao chẳng ai nhấc điện-thoại hết cả vậy?" "Thưa Cô tại không ai có ch́a khóa mở pḥng có điện-thoại, nên đành chịu", một người Phật-tử trả lời Cô. Mọi người chúng tôi cũng đoán vậy.

Chúng tôi về khách-sạn ngủ nghỉ. Lần này hai Dung và Nga ở chung một pḥng với ba chiếc giường nhỏ. Hạnh và Sa cùng bà cụ Bẩy (đệ tử duy nhất đi theo Thầy Quảng-Thanh) chung một pḥng.

Sáng hôm nay, ngày 2/12/00, sau khi ăn sáng xong tại chùa Phật-Đà, chúng tôi đi thăm băi-biển và Thế-giới biển cả (Sea World), nhưng không vào bên trong, chỉ đi loanh quanh bên ngoài chụp h́nh vớ vẩn vậy thôi.

Ăn trưa tự-do ngoài phố, và đi dạo mua quà kỷ-niệm. Tôi đă có chủ-trương rơ rệt: "Cúng chùa hơn mua sắm." Nhà tôi vốn đă như kho hàng, thư-viện rồi v́ mỗi năm sở cho đi "home leave" tôi tha về quá đủ rồi, dùng bao giờ cho hết, chưa kể tôi lại vừa về hưu, cần chi nữa.

Chiều nay lại phải ra phi-trường để tiễn chân Thầy Đạm, Thầy Nhật-Minh, Sư-Cô Huệ-Ân (trụ-trị chùa ở bên Maryland, Mỹ quốc) với một số quư Thầy, quư cụ, và đặc-biệt là bà Nga, bạn chúng tôi, đi New Zealand, tiện thể trả lại chiếc xe Van (với bao nhiêu kỷ-niệm gói ghém trong ấy) mướn đêm qua.

Tối nay tự nhiên tôi thấy ḷng bồi hồi nhớ nhớ thương thương người bạn đồng hành với tôi (bà Nga), đi chung mà lại về riêng, v́ sau khi đi New Zealand vài ngày bà ấy lại bay về California chơi cho hết năm Dương-lịch mới về lại vùng chúng tôi ở Virginia. Hơn nữa lúc ở phi-trường chờ măi không sao, tôi vừa bắt chước cụ Năm "Tŕnh cha, tŕnh mẹ, tŕnh chồng, con đi xả nước trong ḷng con ra". Quay trở lại th́ Dung chùa nói: "Bà Nga lên máy bay rồi, có gửi lời chào bồ đấy.

Tối nay pḥng lại chỉ có hai Dung, tụi tôi bèn hỏi Cô Chân-Kim: "Thưa Cô bà Nga đi rồi, tụi con dư một giường Cô về ngủ chung với tụi con nhé thay v́ Cô ngủ ở Chùa, được không Cô?" Ngần-ngừ một lúc Cô trả lời: "Cũng được".

Đêm nay chúng tôi được dịp thao-thao bất tuyệt với Cô, san-sẻ nỗi buồn gần như đă quên đi của Cô. Gần 2 giờ sáng thấy mắt Cô lờ đờ, muốn thả-hồn đi về chùa/tu-viện Phật-Quang rồi, chúng tôi mới tạm ngưng không nói nữa để Cô ngủ mai Cô c̣n phải dậy sớm phụ với chùa Phật-Đà lo tổ-chức lễ An-vị Phật.

Sáng nay ngày 3/12/00. Chúng tôi dậy rất sớm (dù đêm qua đă thức quá khuya), lên chùa ăn sáng xong vào dự lễ an-vị Phật. Bữa nay Thầy Chân-Tôn làm MC. Thầy cung-thỉnh Chư Tôn Đức Tăng Ni vào lễ đường và yêu-cầu quư Phật-tử đứng lên để đón chào quư Ngài. Trong phần giới-thiệu hàng giáo-phẩm, chúng tôi để ư thấy có một Sư Cô người Úc, tuổi cỡ trung-niên, rất dễ thương.

Sau phần nghi-lễ do HTTT Thích-Tâm-Châu làm chủ-lễ. Chúng tôi lại được hân-hạnh nghe một thời-pháp quá hay của Thầy Quảng-Thanh. Thầy nêu lên vấn-đề: "Tại sao lại phải làm lễ An-vị Phật, trong khi tượng Phật đă được đặt ở trên chánh-điện rồi?" Thầy cũng mang ra một thí-dụ để dẫn-giải cho việc ấy rất xâu sắc. Chúng con xin cám ơn Thầy. Bà Hạnh th́ Thầy nhờ chụp h́nh hộ, c̣n Dung chùa th́ quay phim. Tôi cũng lại tái diễn tật cũ, ngồi say sưa nghe giảng quên không giúp nàng quay phim để rồi tối về nàng lại than mệt v́ tôi chẳng chịu liếc mắt qua nh́n nàng ra dấu hiệu ǵ cả. Thế có tội không?

Sau hết, chúng tôi lại ra phi-trường để về lại Melboune ngủ một đêm tại chùa Phật-Quang của Sư Cô đặng sáng sớm hôm sau trở về Hoa-Kỳ - home sweet home!

Ngày 4/12/00. Từ sáng sớm đă thấy nàng Phúc-An đến chùa "đợi lệnh" để đưa chúng tôi ra phi-trường (nàng xin nghỉ một buổi như đă nói với tôi bữa trước), nhưng giờ phút chót th́ lại là người khác đưa chúng tôi ra. Bữa nay th́ dư xe, dư người, chẳng bù cho những ngày đă qua. Thôi th́ hẹn nhau dịp khác Phúc-An nhé! Mới gặp mà tôi lại có cảm-t́nh nhiều với nàng, đôi mắt nh́n nhau cũng dưng dưng lệ. Chẳng thế mà bữa trước đi trên xe buưt, trong phần văn-nghệ bỏ túi, Sư Cô đă cười bảo tôi là "mít ướt, lại bắt chước Cô rồi," khi tôi đọc bài thơ mừng Khánh Thọ HTTT Thích-Tâm-Châu - tôi đă làm tại Tu-viện Phật-Quang - ở đoạn chúng tôi thấy Ngài trong một sáng tinh mơ Ngài đă đi dạo cùng hết ngoài vườn để thúc giục và chỉ bảo những người công-nhân làm việc, có lúc Ngài c̣n phải nhúng tay vào nữa. Ngài đi tới đi lui cho đến khi mồ hôi vă ra Ngài mới chịu trở gót. Tôi chưa từng thấy ai ở tuổi Thầy mà có thể làm như thế. Làm sao tôi không cảm-động cho được? Làm sao tôi không kính qúy Thầy cho được? Bây giờ th́ Phúc-An và tôi gặp nhau thường xuyên trên E-Mail. Cũng tốt thôi phải không Phúc-An? Và cũng qua E-Mail tôi lại c̣n qúy người đẹp của tôi nhiều hơn nữa qua cái chương-tŕnh từ-thiện dài hạn mà nàng đă và đang làm. Tốt lắm và hay lắm đấy Phúc-An à! V́ ngày xưa ở Việt-Nam, tuổi c̣n trẻ, tôi cũng đâu có thua ǵ Phúc-An. Để có dịp, tôi sẽ viết một bài về Sư Bà Đàm-Lựu, sự liên-quan giữa tôi và Ngài, và những ǵ của "cái tôi" ngày xưa cho Phúc-An thấy. Cám ơn những EM dài của Phúc-An, tôi cũng như tất cả mọi người, đều chỉ thích đọc hơn là thích viết. V́ phu-quân của tôi Edit hộ tôi bài này, chàng thấy nàng viết cũng có vẻ khá đấy nên đă moi ra một lô h́nh ảnh cũ của tôi và Sư Bà Đàm-Lựu đưa cho tôi và bảo: "Viết nữa đi. Em nên viết một bài về Sư Bà với những h́nh ảnh lưu-niệm c̣n đây." Và cũng tại bữa trước, khi đọc một bài "Cảm niệm của môn đồ Sư Bà Đàm-Lựu" của Sư-Cô Đàm-Siêu (nếu tôi nhớ không lầm th́ h́nh như Sư Cô là đại đệ-tử hay c̣n là con nuôi của Sư Bà th́ phải?), đăng trong Tập-San Pháp-Âm của HTTT Thích-Tâm-Châu bên Canada mà tôi đă mang về từ Úc. Tôi đă khóc sướt mướt suốt cả buổi tối khi đọc tất cả những bài có liên-quan tới Sư Bà. Phúc-An đừng vội cười cái "đa sâù, đa cảm" nhưng chung-thủy của tôi đấy nhé!

Đến phi-trường chúng tôi được biết chuyến bay của chúng tôi bị hủy bỏ. Chúng tôi phải bay về Sydney để xáp nhập với hai chuyến bay khác của hăng United Airline, thành ra chuyến bay này quá đông không c̣n được thoải-mái như lúc đi nữa.

Trên chuyến bay về LA này tôi lại được hân-hạnh gặp Thầy Thích-Nguyên-Tâm trụ-tŕ chùa ở bên Oklahoma (USA). Ngài đi tu từ năm 13 tuổi, sư-phụ của Thầy là HT Thanh-Cát tại chùa Giác Minh ngày xưa và chùa Giác Minh bây giờ ở San José, sư-huynh là Thầy Thanh-Đạm và Thầy Trí-Hiền (bên Texas), v.v... thành ra lại quen biết hết cả. Nghe Thầy nói đang xây chùa ở bên Oklahoma. Thế là tôi lại được dịp gửi một giọt dầu vào cửa chùa! Cám ơn Thầy!

Chặng đường chót từ LA về DC, chúng tôi vẫn c̣n trở ngại, máy bay bị trễ hai tiếng. Chúng tôi phải điện-thoại về để báo tin cho gia-đ́nh biết giờ ra đón.

Nhà tôi và cháu bé ra đón, vội-vă, để lại phải đi thẳng tới chỗ cậu con trai của chúng tôi chơi Basketball. Về tới nhà gần nửa đêm nhưng không biết mệt và buồn ngủ, v́ giờ đó là ban ngày của Úc.

Bây giờ tuổi tác khác với ngày xưa, nên cả hai tuần lễ sau tôi vẫn chưa lấy lại được quân-b́nh về giờ giấc, nên bài tường-thuật đến với qúy-vị Phật-tử và đọc-giả hơi bị mất thời-gian-tính. Thôi th́ có c̣n hơn không, ít nhất cũng c̣n có một cái ǵ để nhớ, để làm lưu-niệm, phải không thưa qúy-vị? Để kết-thúc bài tường-thuật, tôi xin trích ra đây đoạn cuối của bài thơ tôi đă viết "Mừng Khánh Thọ Đại-Lăo Ḥa-Thượng-Thượng-Thủ Thích-Tâm-Châu:

Mai mốt chia tay vạn nẻo đường,

Con về bên nớ dạ vấn-vương,

Bao năm lại được cùng Chư-vị

Đến với Chân-Kim* Phật-Quang thường?

_____________________________________________________________________________

* Chân-Kim là tên của vị sư-cô trụ-tŕ Chùa và Tu-Viện Phật-Quang ở Melbourne, Úc Châu

Trở về Mục Lục