Ðại cương về Internet
I.- Ðại Cương
:
Chỉ trong vài năm cuối cùng của thế kỷ thứ 20, Internet đã
trở nên phổ biến và thông dụng, nhanh chóng được tiếp nhận và
lan tràn trên khắp thế giới, bởi vì nó hữu dụng về mọi
mặt, nhất là Giáo Dục, Thương Mại, Truyền Thông, Nghiên cứu,
giải trí. .
Internet ở Việt Nam dịch là Xa Lộ Thông Tin, ý muốn ám chỉ tin
tức từ Internet mang lại rất rộng rải, nhưng thật ra nó không
phải chỉ cung cấp tin tức, nó có những chức năng thông dụng như
sau :
- Mạng Nhện Toàn Cầu (World Wide Web) : Người ta đưa lên Internet
những dữ kiện ở một địa chỉ cố định, để người khác có
thể dò tìm đến đó mà xem. Ðây là Trang nhà (Home page), dữ
kiện có thể là hình ảnh (picture), bản văn text), âm thanh (sound) hay phim ảnh (Video).
- Ðiện thư (E-mail): Người ta gửi một dữ kiện cho một người
hay cùng lúc nhiều người, dữ kiện được gửi đi và tồn trử
ở địa chỉ người nhận, cho đến khi nào người nhận mở ra
xem, tuy nhiên nếu để một thời gian nào đó, vượt quá giới
hạn thì nó bị tự động xóa đi. Nó khác với Fax là phải mở máy
nhận trực tiếp. Người ta có thể gửi kèm theo điện thư một
dữ kiện nào đó, dữ kiện nầy phải Cất (Save) vào đĩa, sau
đó mới mở đĩa ra đọc.
- Ký Ðàm (Chat) : Người ta dùng văn tự, cụ thể là đánh máy
cho chữ nổi lên màn hình, để trao đổi với nhau tức thời, cũng
như hai người nói chuyện với nhau qua điện thoại vậy. Ký đàm
có thể cùng lúc nhiều người hay chỉ riêng có hai người mà thôi.
- Trực đàm (Voice Chat): Máy có gắn sẳn hoặc gắn thêm vào
microphone để nói chuyện với nhau qua máy vi tính cũng như dùng điện
thoại vậy, có thể nói chuyện với nhau giữa 2 người hay nhiều
người, hiện nay có chùa sử dụng phương pháp nầy để thuyết
pháp, đặc biệt trên Internet có Chùa Phật Giáo Online, đây là
một Website hoàn toàn sử dụng Internet để hoằng pháp. Muốn sử
dụng Trực đàm, chúng ta dùng Phần mềm của Paltalk, Phần mềm
nầy Lấy xuống ở địa chỉ : http://www.paltalk.com
- Mạng ảnh đàm (Webcam): Gắn vào máy vi tính thêm một Webcam và máy
bên kia cũng có Webcam phối hợp với Trực đàm, người sử dụng
vừa nói chuyện vừa có thể nhìn thấy nhau.
II.- Nguồn Gốc :
Theo một tài liệu cho biết, từ năm 1969, Bộ Quốc Phòng Mỹ nối
4 máy điện toán (computer) để giao lưu trong mục đích đặc biệt
đã lập nên ARPANET, đó là thủy tổ của Internet ngày nay. Internet
không phải là mạng lưới rộng lớn mà là sự phối hợp hàng
triệu mạng lưới nhỏ lại với nhau. Trong 30 năm vừa qua, bốn máy
điện toán kia đã liên kết vài triệu máy điện toán khác, cung
cấp cho hơn vài chục triệu người trên khắp thế giới.
Mặc dù Internet đã có gần một thập kỷ, nhưng Mạng nhện toàn
cầu chỉ mới có sau nầy do ông Tim Berners-Lee và ông Robert Cailliau
làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Hạt Nhân của Âu Châu (Counseil
European pour la Recherche Nucleaire (CERN) ở Geneve, Thụy Sĩ. Họ đã
lập đề án thiết lập mạng nhện toàn cầu, mục đích của nó
là để các nhà nghiên cứu dễ dàng tra cứu các tài liệu khoa
học, nó đã được các nhà khoa học hửng ứng nồng nhiệt và
thịnh hành ở Âu Châu.
Ðến năm 1992, Mạng Nhện Toàn Cầu mới lan tràn sang Mỹ và đến
năm 1995 tại Mỹ nó đã bộc phát phổ biến rộng rãi khắp thế
giới.
III. - Trang Bị Cần Thiết :
Khoảng những năm mới đầu, Mạng đòi hỏi phải đủ những điều kiện sau đây:
- Máy điện toán cá nhân lọai 486 hay mới hơn.
* Có tối thiểu 16 MB RAM
* Có chừng 45 MB còn trống ở đĩa cứng (Hard Drive)
* Mô đun (Moderm) 28.8 kbps hay cao hơn.
- Ðường dây điện thoại.
- Thuê bao máy phục vụ (Chẳng hạn như AOL . . .)
Nhưng ngày nay, máy điện toán để bàn (desktop) hay xách tay (laptop) đều có sức chứa vài chục GB, tối thiểu 512 MB RAM, Mô- đun ráp sẳn, cho nên chỉ cần:
- Máy điện toán.
- Đường dây điện thoại.
- Thuê bao máy phục vụ (server) để vào Mạng
IV.- Sử Dụng :
Những công ty cho thuê bao (server) sẽ cung cấp Phần Mềm ( Solfware ) để chúng
ta cài đặt vào máy của mình, qua phần mềm nầy, chúng ta dùng nó lên Mạng. Mỗi
công ty cho thuê bao có giá biểu khác nhau, tối
tiểu gồm có một địa chỉ Điện thư (Emai)l và thời lượng sử dụng Mạng trong tháng. Hiện nay năm 2008, một loại giá biểu của VTIP.COM,
$4.95 gồm 1 điện thư, 150 giờ truy cập/tháng, trả hàng tháng, trả nguyên năm là
$47.40; giá $3.95 không có điện thư, 150 giờ truy cập/tháng, trả nguyên năm là
$47.40.
Giá của
NetZero.net là $6.95/ tháng, không hạn chế thời lượng truy cập, chứa 1 GB để tồn
trữ các điện thư.
Cũng còn những công ty dịch vụ khác cung cấp truy cập Mạng như AOL,
Insight, AT&T ... giá cả cũng chênh lệch, tùy vào dịch vụ cung cấp chẳng hạn như
Broadband, Hight Speed Internet, Basic DSL của AT&T YAHOO là $19.95/tháng.
V. - Ðiện Thư :
Như đã nói trên, công ty cho thuê bao vào Mạng sẽ cấp cho chúng ta Điện thư, nếu không chúng ta có thể xin địa chỉ điện thư miễn phí ở các công ty dịch vụ danh tiếng như Yahoo, Google (...@gmail.com) ...
Ðịa chỉ điện thư
ít nhất có 3 phần, ví dụ : tong57@aol.com
- Phần cá nhân : ---------------- tong 57
- Phần của hảng thuê bao : ---- aol.com
- Phần ký hiệu điện thư : ------- @
Sau ký hiệu chuyên ngành, còn có ký hiệu quốc gia, ký hiệu nầy
chỉ dùng 2 mẫu tự, chẳng hạn như :
tranvan@film.net.fr :------------- Pháp ( fr = Frech )
thanhvole@cia.com.au :------ ---Úc ( au = Australia )
Havanlong@netnam2.org.vn :--- Việt Nam ( vn = Vietnam )
Trước ký hiệu @ thuộc về phần cá nhân, phần nầy có thể dùng
số, hay chữ hay cả chữ lẫn số. Ví dụ : hvtran@aol.com hay
binhvn@win.net hay linh2001@hahoo.com xin nhớ chọn nhóm ký hiệu nầy càng
đơn giản càng tốt, nhất là làm sao cho người khác dễ nhớ,
tránh nhầm lẫn.
Trước đây Ðiện thư không thể dùng chữ Việt,
hay nói khác hơn là không thể viết có dấu.
Do vậy, khi viết Ðiện thư người ta viết không bỏ dấu, hoặc viết dưới
dạng VIQR là dùng dấu và những ký hiệu thay dấu, nhờ vậy khi
đọc không nhầm lẫn, từ dạng VIQR người nhận có Phần Mềm
chuyên dùng có thể chuyển ra chữ Việt dễ dàng.
Ví dụ : To^i ddi cho+. mua thu+?c a(n va` nu+o+?c uo^?ng ( Tôi đi chợ mua
thức ăn và nước uống ).
Nếu trong máy chúng ta có Phần Mềm chữ Việt, muốn viết dạng
VIQR thì phải đóng phần mềm chữ Việt lại trước khi viết.
Với văn bản quan trọng, người ta gửi điện thư còn văn bản thì
gửi Kèm (Attach), như đã nói trên, máy gửi và máy nhận phải có
cùng Font chữ Việt thì người nhận mới đọc được. Ví dụ người
gửi dùng VNI-Times thì người nhận cũng phải có VNI-Times mới đọc được. Giả dụ người nhận
không có VNI-Times, chỉ có U Hoài
của VNKey, những chữ có dấu sẽ hiện ra các ký hiệu lạ,
chẳng những ta không đọc được mà cũng không thể đoán được
chữ gì nữa.
Sau đó, điện thư viết được chữ Việt dạng VNI, phần đông các công ty dịch vụ đều có hổ trợ
dạng VNI nên người viết và người nhận có cùng dạng chữ VNI đều có thể viết và
đọc được, nhưng cũng có công ty phục vụ không hổ trợ chữ Việt, gặp trường hợp này người
nhận không thể đọc được chữ Việt dù có cùng dạng chữ VNI như người viết Điện thư.
Ở Việt Nam, máy điện toán bán ra đều có gài đặt sẳn dạng chữ VNI nên ở Việt
Nam dùng VNI rất thông dụng, lại tiện lợi khi gửi và đọc được điện thư chữ Việt ý
nghĩa rõ ràng, VNI trở nên sáng giá.
Nhưng ở Mỹ hay ở ngoại quốc nói chung, muốn có dạng chữ VNI phải mua.
Gần đây, máy điện toán được bán ra đều có gài đặt sẳn chữ Unicode thông dụng như Tahoma, Arial, Times New Roman, Viết điện thư chữ Việt dạng Unicode thì người nhận sẽ đọc được chữ Việt dễ dàng vì các công ty phục vụ đều hổ trợ Unicode.
Muốn gửi điện thư, sau khi mở máy cho các con trỏ (Icon) hiện lên, rồi nhấp chuột vào con trỏ Internet Explorer dưới đây:
Màn hình sẽ hiện ra, chúng ta gõ địa chỉ của công ty dịch vụ mình thuê bao vào thanh gõ ở phía trên. Ví dụ: Chúng tôi thuê bao công ty phục vụ điện thoại gồm luôn cả DSL là Bellsouth - Nay AT&T đã mua Bellsouth - Nên trên thanh gõ chúng tôi sẽ đánh hàng chữ http://www.bellsouth.net Mạng của AT&T sẽ hiện ra màn hình Ttrang chính của công ty phục vụ và có hiện ra hình phong bì có ghi tên E-mail, nhấp chuột vào đó.
Một màn hình khác sẽ hiện ra, đó là màn hình của AT&T Webmail sẽ hiện ra, Có hai
phần bên góc trái : Compose và Check Mail, nhấp chuột vào Check Mail, khung hình
sẽ hiện ra các mail đã đọc chữ nhạt, chưa đọc có chữ đậm, thường gồm có 3 phần:
người gửi, đề mục gửi, ngày gửi, chúng ta nhấp chuột vào thư nào, thư ấy sẽ hiện
ra cho ta đọc. Còn muốn viết thư thì nhấp chuột vào Compose, khung hình sẽ hiện
ra phần
viết điện thư, nó có 3 phần chính yếu như sau :
- Ô dành ghi địa chỉ người gửi chính (To:) và ô dành cho người
gửi phụ (Cc:), (Bcc:).
- Ô ghi đề mục gửi (Subject).
- Ô nội dung gửi (Message).
Nếu chúng ta có đính kèm tài liệu (attach file), nhấp chuột vào Trình duyệt (Browse ...) để chọn tài liệu ở ngăn hồ sơ nào đó, có khi chúng ta không cần phải viết thêm gì, nhưng nếu chúng ta không viết thêm vài ba chữ trong phần nội dung, điện thư coi như chưa hoàn tất, máy có khi sẽ không gửi.
Nội dung viết thư gồm phần dưới Nhắn tin (Message), có thanh chọn lựa để chúng ta chọn dạng chữ, cở chữ, màu sắc ... Sau khi xong, nhấp chuột vào Gửi (Send),Thư sẽ được gửi đi.
Ðịa chỉ người nhận phải ghi cho đúng, sai một chấm ( . ) hay mẫu tự, máy
sẽ không thể nào tìm ra địa chỉ của người nhận.
Khi nhận điện thư,
nếu chúng ta muốn trả lời ngay, bấm vào khung Hồi báo ( Reply ), khung viết điện thư sẽ hiện
ra cho chúng ta viết. Lưu ý, trong trường hợp, người gửi, gửi cho nhiều người
mỗi người có tên trong Cc, hoặc trong Email groups, nếu có Reply và Reply All,
bấm chuột vào Reply để viết Mail tức là chỉ gửi riêng cho người gửi, còn nếu
muốn cho tất cả phải bấm chuột vào Reply All. Cẩn thận nhứt là gửi cho người nào
ta chịu khó ghi địa chỉ người đó vào khung To:. Bởi vì, có những trường hợp khi
Thư gửi chung cho nhiều người tới ta, ta gửi lại chỉ cho người gửi mà chúng ta
vô tình nhấp chuột vào Reply thư của ta sẽ đến tất cả mọi người, chuyện riêng tư
của ta hóa ra phổ biến đến mọi người, làm cho nhiều người khó chịu.
Khi nhận điện thư có tài liệu gửi kèm, ngoài điện thư, chúng
ta thấy hiện ra khung Attachments có dấu hiệu bì thư: ấy là bản văn, hoặc dấu
hiệu một hay nhiều tấm hình, bấm vào đó và Cất (Save) vào
đĩa hay vào máy, sau đó mở ở nơi đã cất giữ ra để đọc tài
liệu gửi kèm. Cũng có thể nhấp chuột vào đó 2 lần để xem hình hay đọc thư rồi
sau đó mới cất vào máy.
Khi nhận được điện thư của người lạ, có gửi kèm (attachment), đừng
bao giờ mở ra đọc hay tải xuống máy tài liệu gửi kèm, có thể
trong đó có Vi khuẩn bệnh (Virus) , nhẹ làm hỏng ít tài liệu
trong máy, nặng phá hủy hết tài liệu chúng ta đã cất giữ và nguy hơn có khi làm
hỏng cả máy, không sử dụng được nữa. Hãy hủy (Delete) nó đi.
Ðã sử dụng Internet, dĩ nhiên trong tài liệu trao đổi sẽ có Vi
khuẩn, tốt nhất nên cài vào máy một Phần mềm ngăn ngừa Vi
Khuẩn, thỉnh thoảng cho Phần mềm nầy chạy kiểm tra đĩa cứng
và đĩa mềm.
Tôi có người bạn ở California, anh ta có địa chỉ Email ở Yahoo Việt Nam, đây cũng là ý hay vì dễ sử dụng, bạn nào muốn có thể xin Email ỏ địa chỉ : http://www.yahoo.com.vn
Muốn đăng ký, nhấp chuột vào
Mail miễn phí: Đăng ký
VI.- Trang Mạng :
A.- Muốn xem Trang Mạng (Website). Chúng ta nhấp chuột vào Con trỏ Internet Explorer như hình dưới đây:
Màn hình sẽ hiện ra thông thường là Trang chính của Công Ty phục vụ thuê bao (trừ trường hợp người ta gài đạt sẵn một địa chỉ nào đó, khi nhấp chuột vào Con trỏ Internet Explorer, màn hình sẽ tự động hiện ra Trang nhà đã cài đặt sẵn):
Nếu chúng ta muốn xem Trang nhà (Home page) nào thì chúng ta gõ địa chỉ Trang nhà ấy vào thanh gõ bên trên của màn hình, luôn luôn dùng ký lệnh: http://www. (Tên riêng của Trang nhà). Nhóm Miền. Ký hiệu quốc gia (Riêng Mỹ không cần ký hiệu quốc gia). Giữa những nhóm Ký lệnh đều có cái chấm (dot).
Ví dụ: Muốn vào xem Trang nhà Ái Hữu GĐPT
Vĩnh Nghiêm, chúng ta phải gõ vào thanh gõ http://www.ahvinhnghiem.org
Hoặc Nguyệt San Phật Học, chúng ta phải gõ vào thanh gõ: http://www.nsphathoc.org
Hoặc BuddhaSasana, chúng ta phải gõ vào thanh gõ: http://www.saigon.com/~anson/unindex.html
Hoặc Thư Viện Hoa Sen, chúng ta phải gõ vào thanh gõ: http://www.thuvienhoasen.org
Khi chúng ta đã vào Trang mạng nào đó một lần rồi, bằng cách gõ tên Trang mạng ấy như đã nói trên, Trình duyệt sẽ tự động ghi chép địa chỉ ấy, lần sau muốn vào lại, ta chỉ cần nhấp chuột vào hình tam giác cuối thanh gõ, màn hình sẽ hiện ra địa chỉ các Trang mạng chúng ta đã vào xem trước đây, muốn vào lại Trang mạng nào, chúng ta đưa chuột vào tên Trang Mạng đó, nó sẽ tự chuyển màu dòng địa chỉ Trang mạng.
Chúng ta nhấp chuột vào địa chỉ ấy, Trang mạng ta đã chọn sẽ hiện ra trong màn hình.
Trên Trang mạng, người thiết kế có vài cách để Kết nối vào một Trang khác trong cùng Trang nhà hay Kết nối đến một Trang nhà khác, người ta dùng:
- Một dấu hiệu ( * ) Nguyệt San Phật Học
- Trang Nhà Ái Hữu An Giang Bắc California (Không có gạch dưới - do có gạch dưới như vậy trở nên xấu đi, cho nên người ta không có gạch dưới)
Nhưng dù bất cứ là dùng cách nào để Kết nối thì dấu hiệu cũng như các dòng chữ đều thường có màu xanh dương, khi ta đưa chuột đến đó, mũi tên của chuột biến thành bàn tay, nhấp vào bàn tay ấy,màn hình sẽ hiện ra Trang mạng được người thiết kế kết nối và dòng chữ kết nối sẽ biến màu khác, thường là màu tím, như vậy khi trong cùng Trang có nhiều kết nối, ta biết Kết nối nào ta đã vào, kết nối nào chưa.
Chúng ta thử đưa chuột vào 4 kiểu kết nối trên sẽ thấy hiện ra bàn tay và chúng ta thử nhấp chuột từ bàn tay đang trỏ ấy xem biến chuyển như thế nào.
Trên Mạng chúng ta muốn tìm hiểu vấn đề chi, vào http://www.google.com nó sẽ hiện ra thanh gõ, gõ vào đó những gì ta muốn tìm kiếm, nó sẽ tìm và hiện ra cho ta hàng ngàn Trang nhà khác nhau, nhưng chỉ có chừng 5, 10 Trang nhà có đúng tài liệu chúng ta muốn tìm, những Trang nhà khác không đúng. Nếu ta gõ vào đó càng nhiều chi tiết, thì nó sẽ tìm cho ta càng chính xác. Các bạn gõ: Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào thanh gõ của Google như hình.
Rồi nhấp chuột vào Google Search màn hình sẽ hiện ra các tài liệu trên Mạng. Muốn xem bài nào, chúng ta nhấp chuột vào đó.
Muốn tìm đường đi đến địa chỉ nào trên nước Mỹ, Canada, chúng ta nhấp chuột vào Maps, màn hình sẽ hiện ra cho ta lựa chọn:
Với Bản đồ này, chúng ta có thể tìm một địa điểm nào đó qua hình ảnh Satellite, nhưng không được rõ nét lắm, chúng ta cũng có thể, tìm địa điểm ở Việt Nam, nhất là Sàigòn, Trên thanh gõ, chúng ta gõ: Sàigòn, Việt Nam, rồi nhấp chuột vào chữ Satellite, ảnh do Vệ tinh chụp một khu vực của thành phố Sàigòn sẽ hiện ra, ta dùng chuột di chuyển, hoặc nhấp chuột vào mũi tên ở góc trái để di chuyển theo hướng mũi tên, muốn cho ảnh lớn hơn, nhấp chuột vào dấu cộng (+), muốn thu nhỏ lại nhấp chuột vào dấu trừ ( - ).
Nhưng nếu chúng ta dùng Street View sẽ thấy rõ ràng hơn, với Street View giống như ta đang ngồi trong xe chạy đi tìm một địa chỉ nào đó, mũi tên cho phép ta chạy tới, chạy lùi, rẽ trái, rẽ phải.
Trang nhà của Google ngày càng hữu dụng và họ đang nhắm vào thị trường dịch vụ ở Việt Nam.
B.- Thiết kế Trang Mạng
Trang mạng (Website) rất hữu hiệu về phương diện truyền thông
vì nó ít tốn kém, nhanh chóng, đều khắp. Chẳng hạn như Trang nhà (Home Page) của một người nào đó, trình bày một tin tức, phổ biến một tài liệu, độc giả ở khắp mọi nơi trên thế giới có thể lên
Mạng để đọc về đề tài nầy chỉ trong vài giây sau khi đã đưa bài vở lên Mạng.
Cho đến hiện nay muốn đọc được bài trên Mạng nó đòi hỏi
người đọc phải có cùng Font chữ của người
viết Thảo Trang Mạng, vì chưa có sự thống nhất nên người
viết ai có được Font nào dùng Font ấy, do vậy muốn đọc được
các Mạng chữ Việt khác nhau, người ta phải giải quyết một
trong 3 cách :
1- Lấy xuống từ Internet và cài đặt vào máy của mình đủ các Font (Nên biết thêm có Font chỉ để đọc mà thôi, còn muốn
viết được phải có Key). Giải quyết vấn đề nầy, chúng ta
lấy xuống từ Trang Mạng của các cơ sở đã sản xuất Phần
Mềm :
- VNI ở địa chỉ :
http://www.vnisoft.com/ (phải mua)
- VPS ở địa chỉ : http://www.vps.org (cho không)
VPS là viết tắt của Vietnamese Professionals Society ( Hội chuyên gia
Việt Nam ) là một tổ chức bất vụ lợi, Phần Mềm của họ
sản xuất ra cho dùng miễn
phí, nhằm mục đích
khuyến khích người Việt Nam dùng chữ Việt. Do đó nó có rất
nhiều kiểu chữ khác nhau, dùng để trình bày rất tiện lợi và
phong phú.
2.- Ðể cho người khác có thể đọc được chữ Việt, gần đây người ta dùng Font Unicode, Font
thông dụng là Times New Roman. Nếu muốn đọc chữ Hán, máy chúng ta phải có Font:
Arial Unicode MS
3.- Dùng phần mềm Publisher hay Adobe Reader, tài liệu (văn bản) sẽ biến thành hình, chúng ta có thể cất tài liệu dước dạng hình hay văn bản.
Muốn xây dựng Trang Mạng, người ta phải viết Thảo Trang Mang dưới
dạng Siêu Văn Bản HTML (Hyper Text Markup Language ). Cái khó là chữ
Việt có dấu, do đó phải dùng ký lệnh (Tag) để viết.
Ðây là mẫu viết Thảo Trang Mạng dưới dạng HTML ở Notepad: ở Accessories.
<HTML>
<HEAD>
<TITLE>Trang 1</TITLE>
<BODY BGCOLOR="#FFFFFF" TEXT="#000000" LINK="#AA1177" ALINK="#EE0000" VLINK="#00BB00">
<FONT FACE="Time New Roman">
<P><H2 ALIGN="CENTER">Thư Viện Miền Nam</H2>
<P ALIGN="CENTER">TRANG NHÀ
<P ALIGN="CENTER">Thư Viện Miền Nam Hải
Ngoại
<P ALIGN="CENTER">Ðịa chỉ liên lạc : - P. O. Box 21276 Louisville KY
40221-0276<BR>-Chủ biên 9913 Colebrooke
Lane, Louisville, KY. 40219 USA
<P ALIGN="RIGH"><A HREF="mailto:PhucTrung@gmail.com">Email</A>
<p><h3 aligh="center">Ðại Cương Về Internet và
Website</h3>
<p>I.-ÐẠI CƯƠNG :
<p><pre> Chỉ trong vài năm cuối cùng của thế kỷ thứ 20 . . .</pre>
<p ALIGN="CENTER"><img border="0" src="../images/hoasen1.jpg" width="200" height="160"></p>
<p><a href="http://www.nsphathoc.org">Kết nối NS Phật Học</a>
</font>
</body>
</html>
Siêu Văn Bản nầy đưa lên Mạng, chúng ta sẽ thấy như sau :
TRANG NHÀ
Thư Viện Miền Nam Hải Ngoại
Ðịa chỉ liên lạc : - P. O. Box 21276 Louisville KY 40221-0276
-Chủ biên 9913 Colebrooke Lane, Louisville, KY. 40219 USA
I.-ÐẠI CƯƠNG :
Chỉ trong vài năm cuối cùng của thế kỷ thứ 20 . . .
Những ký lệnh (tag) viết chữ hoa hay chữ thường cũng như nhau, có những cập ký lệnh đóng, mở như : <A> (mở) .. . . . . . .</A> (đóng lại), có những ký lệnh chỉ có mở mà không cần đóng, ví dụ ký lệnh tự động xuống dòng <P>, còn muốn xuống dòng ở chỗ nào thì dùng ký lệnh <BR> mặc dù sau ký lệnh nầy ta có viết tiếp, thì những chữ viết tiếp sẽ bị xuống dòng.
Bản văn ta xuống dòng, đưa lên Mạng nó vẫn không xuống dòng, cho nên
muốn xuống dòng thì ta phải dùng một trong 2 ký lệnh trên.
Khi ta đánh cho chữ thụt vào đầu hàng mấy khoảng trống, khi
đưa lên mạng nó vẫn không thụt lui vào mấy khoảng trống đó
ở đầu hàng. Vậy muốn khi đưa lên Mạng y như chúng ta đã trình
bày, phải dùng cập ký lệnh <PRE> . . . </PRE> hay dùng ký
lệnh khác. Cập ký lệnh <BODY> . . . </BODY> có nhiều
thuộc tính như : Màu sắc nền BGCOLOR="#FFFFFF" (đây là nền
trắng), TEXT="#000000" (chữ đen), trừ khi có ký lệnh khác xen vào,
chữ sẽ đổi màu khác,
LINK="#AA1177" (chữ LINK màu tím), ALIN="#ee0000" (khi người đọc
bấm vào, chữ LINK biến thành màu đỏ, VLINK="#00BB00" (khi người
đọc đã đọc xong, chữ LINK đổi thành màu xanh lá cây).
Ký lệnh màu có 6 phần tử toàn là số, toàn là chữ hay cả chữ
lẫn số để chỉ cho 256 màu, vài ký lệnh màu thông dụng như sau
:
#A52A2A (màu Nâu) #0000FF (màu Xanh dương) #000000 (màu đen) #FFD700 (màu
vàng) #808080 (màu xám) #008000 (màu xanh lá cây) #FFA500 (màu cam)
#FFC0CB (màu tím) #FF0000 (màu đỏ) #FFFFFF (màu trắng) #FFFF00 (màu vàng)
Muốn để hình vào Trang Mạng, hình ấy nên Cất dưới dạng GIF
hay JPG, và hình ấy phải được gửi theo Trang Mạng ở cùng tập
hồ sơ (FOLDER) với Siêu Văn Bản và chỉ định hình ấy theo ký
lệnh <IMG SRC="hoasen1.jpg">, còn nếu ta chọn hình đã có sẳn
trên Mạng, chúng ta dùng ký lệnh kết nối, chỉ định địa chỉ
và ký hiệu tấm ảnh trên Mạng, ví dụ : <A
HREF="www.xxx.com/hhhh/hoasen.jpg">
Muốn tạo Ðiểm nối ( Link ) tới một chỗ nào đó, chúng ta lưu
ý :
- Nối tới một địa chỉ khác. Ví dụ chúng ta nối tới Nguyệt
san Phật Học, chúng ta sẽ dùng ký lệnh <a
href="http://www.nsphathoc.org">NS Phật Học</a>, nếu ai muốn
nối tới Trang nhà này phải dùng ký
lệnh <a href="http://www.ahvinhnghiem.org">Ái Hữu GĐPT Vĩnh Nghiêm</a>
- Nối tới ngăn hồ sơ khác trong cùng Trang nhà nhưng khác Ngăn
hồ sơ (Folder). Ví dụ ở Trang nhà Ái Hữu Vĩnh Nghiem có những ngăn hồ sơ:
phatphap, tintuc. . . Từ ngăn hồ sơ phatphap muốn tạo điểm nối
qua bài tinhoingo05.html trong ngăn hồ sơ tintuc thì chúng ta tạo điểm nối như sau : <a
href="tintuc/tinhoingo05.html">
- Nói tới hồ sơ (File) khác, cùng Ngăn hồ sơ. Ví dụ trong ngăn
hồ sơ tin tức có những tinhoingo95.html, tinhoingo01.html. Đang ở
tinhoingo05.html muốn làm điểm nối tới tinhoingo01.html thì dùng ký lệnh như sau : <a
href="tinhoingo01.html">
Ðiều quan trọng, khó khăn nhất cho người mới bắt đầu làm
Trang Web là làm sao viết Thảo Trang Mạng, làm sao viết được
chữ Việt. Những phần ở trên trình bày cách viết thảo trang
Mạng tóm tắc, bất cứ Trang chủ nào cũng đều có hướng dẫn cách
viết Thảo Trang Mạng, còn viết chữ Việt thì máy của người
viết dùng Font chữ gì, dùng ký lệnh để chỉ định kiểu chữ
đó. Ví dụ :
Chúng ta dùng VPS-Times, ký lệnh viết <FONT FACE="VPS Times">, nếu dùng chữ hoa thì ký lệnh viết <FONT FACE="VPS
TIMES HOA>, hoặc dùng kiểu chữ VISCII <font face="VI_Avan"> hay chữ hoa
<font face="VI_Avan_H">
Nếu hình chúng ta cất ở dạng gif hay jpg thì bản văn phải cất
ở dạng html hoặc htm do vậy mà ta phải dùng WordPad mới cất ở
dạng html còn ta dùng ở Word nó chỉ cất ở dạng DOC, đưa lên
Mạng được nhưng không hiện ra được.
Cũng giống như Điện thư, chúng ta viết Siêu Văn Bản với Font chữ nào, người đọc
phải có đúng Font chữ đó mới đọc được, VPS có gần trăm Font chữ, VNI cũng vậy,
rất là bất tiện cho người đọc. Để khắc phục trường hợp này có 2 cách:
a) Dùng Font chữ Unicode và dùng Phần Mềm chuyên dùng cho Mạng là Frontpage (có trong Microsoft Office 2000, 2003), người ta không cần thiết phải biết viết Siêu Văn Bản, cứ làm như sau: Nhấp chuột vào hình nối của Phần mềm FrontPage để mở FrontPage như hình dưới.
- Copy bản văn Word xong dán (paste) vào FrontPage là xong, muốn dùng chữ màu nào ta có thể chọn ở Word hay chọn hoặc thay đổi ngay tại FrontPage. Xong Cất dưới dạng html hoặc htm. Ở góc dưới tay trái chúng ta thấy có:
Normal: Là bản văn bình thường
như ở Word, ta sửa chữa, thay đổi chi tiết, trình bày ra sao, việc đó làm ở đây.
HTML: Là Siêu văn bản, nếu ta nhấp chuột vào đây sẽ thấy nó hiện ra có
những chữ và những ký lệnh, như đã nói phần trên, cũng có thể gõ ký lệnh thay
đổi chi tiết ở đây.
Preview: Là phần để cho chúng ta xem trước, nếu chúng ta đưa lên Mạng nó
sẽ hiện ra như vậy, nhấp chuột vào đó để xem, không thay đổi chi được ở chỗ này.
- Nếu Siêu văn bản có hình, trước nhất chúng ta phải đưa nó vào chung với ngăn hồ sơ (folder) mà ta sẽ cất Siêu Văn Bản (html), để sau này đưa lên Mạng cũng cùng chung một ngăn hồ sơ, nếu ta cất hình ở ngăn hồ sơ K, trên Mạng ta cũng phải tạo ra ngăn hồ sơ K và hình sẽ đưa lên Mạng ở ngăn hồ sơ K đó. Nhớ cho điều quan trọng dù ta có bao nhiêu siêu văn bản, ta phải cất với bấy nhiêu tên khác nhau, hình cũng phải như vậy. Nếu không, máy sẽ tự xóa tên cũ, thay tên mới vào, làm cho râu ông nọ cắm vào cầm bà kia . Chẳng những vậy mà hình hay Siêu văn bản cũ sẽ bị xóa mất. Cách làm như sau: Muốn dán hình vào chỗ nào, chúng ta đưa sợi tóc vào chỗ đó, nhấp chuột vào Insert>Picture>From File (Folder>hình). Xong cất dưới dạng html hay htm.
- Nếu chỉ cần đưa một hay nhiều tấm hình lên Mạng, chúng ta cũng phải dùng FrontPage làm thành Siêu văn bản, dán tấm hình vào rồi cất dưới dạng html hay htm.
b) Dùng Publisher hay Adobe Reader đưa một bản văn thành hình cất dưới dạng IMG, đưa lên Mạng, tất cả các máy điện toán dù không có Font chữ Việt cũng đọc được. Publisher 2007, ta có thể highlight và copy nó rồi Dán vào Word, nó trở thành bản văn (text) để có thể sử dụng thay đổi được, còn 97, 2000, 2003 nó là hình. Adobe Reader có thể cất ở dạng hình hay bản văn đều được.
Muốn đưa nhạc, âm
thanh hay phim ảnh lên Mạng, có 3 trường hợp:
1. Ðưa nhạc đệm vào trong bản văn, trường hợp nầy người ta
dùng nhạc thu dưới dạng .mid, và phải dùng một ký lệnh như sau
:
<p><font size="4"><embed src="Hon_vong_phu2.mid"
loop="infinite" width="192" height="51"
align="BOTTOM" autostart="true" hidden="true"
volume="100"></font></p>
Đoạn ký lệnh này
ta Dán nó vào Siêu văn bản ở trên </body> nằm trên </html>dưới cùng.
Muốn thay bản nhạc nào khác thì chúng ta thay vào
chỗ "Hon_vong_phu2.mid" bằng tên bản nhạc ấy, ví dụ:
"longme.mid" ...
Muốn đưa nhạc đệm không phải dưới dạng midi, chẳng hạn dưới dạng mp3, wma, wmv chúng là làm như sau
a) Viết ký lệnh : <bgsound src="longme.wma" loop="-1">
dán vào Siêu văn bản dưới </head> và ở trên <body>
và ở ký lệnh có sẵn <body> ở Siênvăn bản, thêm vào đó Folder có chứa bản nhạc longme.wma như sau: <body id="music"> , trên Website cũng phải có Folder music tương ứng và bản nhạc longme.wma phải đưa lên Folder music ấy. Nếu cả Siêu văn bản và bản nhạc cùng ở chung một Folder thì cũng phải ghi ký lệnh này vào <body id="......">
<html>
<head>
<meta name="GENERATOR" content="Microsoft FrontPage 5.0">
<meta name="ProgId" content="FrontPage.Editor.Document">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Vài câu Ca Dao ở An Giang Huỳnh Ái Tông</title>
<style>
<!--
p.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin-top:0in;
margin-right:0in;
margin-bottom:10.0pt;
margin-left:0in;
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"Calibri","sans-serif"
}
span.msg
{}
-->
</style>
<bgsound src="ChaudocLyNangOi.wma" loop="-1">
</head>
<body>
b) Dùng Microsoft FrontPage. Sau khi dán bản văn vào MF, nhấp chuột vào Format>Background>General, chúng ta thấy có mục Background sound trong đó có Location dùng Trình Duyệt để chọn Folder và kế đó là bản nhạc, chúng ta cũng có thể gõ vào đó Folder, Tên bản nhạc, xong nhấp chuột vào OK>Save hay Save As
Lưu ý hình hay nhạc đưa vào bản văn, khi đưa lên Trang mạng chúng
ta phải đưa cả bản văn, hình, nhạc đệm trong bản văn lên
Mạng, nếu không sẽ không có hình hay nhạc đệm.
2. Về những bản nhạc hay băng giảng, muốn đưa lên Mạng chúng
ta phải dùng Phần mềm thu để chuyển sang Digital rồi đưa lên
mạng, chúng được Cất dưới dạng MP3, WAV, WMA. Chẳng hạn như honvongphu1.wav hay
longme.wma... Nhạc hay băng
giảng chiếm rất nhiều chỗ (spaces).
3. Về phim chúng ta phải có Phần Mềm chuyên dùng để chuyển từ Video hay DVD cất sang dạng WMV đưa lên Mạng mới sử dụng được.Ví dụ như phim Vũ thiên thủ thiên nhãn có tên : chinese.wmv, hoingo99.wmv ...
Để có thể mở những bài, nhạc, phim trên mạng, ở Trang chính, hoặc là làm Trang Mục Lục, chúng ta ghi Tên từng hồ sơ là bài viết, nhạc hay phim ..., xong chúng ta highlight dòng chữ đó, xong đưa chuột nhấp vào Insert ở thanh trên, màn hình sẽ hiện ra, chúng ta chọn hình (picture) hay Hyperlink.
- Nếu ta chọn picture, nhấp chuột tiếp From File màn hình sẽ hiện ra, để cho ta chọn lựa Ngăn hồ sơ và hình:
Nếu chúng ta chọn bản văn, bản nhạc, phim hay bài giảng hay một địa chỉ Trang nhà khác, chúng ta nhấp chuột vào Insert, có khung hình sẽ nhấp chuột tiếp vào Hyperlink khung hình sẽ hiện ra cho ta chọn:
Nhấp chuột vào tam giác đen để chọn Ngăn hồ sơ, nhấp chuột vào hồ sơ để Link, hồ sơ ấy sẽ hiện ra ở Khung Address, rồi nhấp chuột vào OK. Nếu là địa chỉ một Trang nhà nào đó, thì chúng ta gõ chữ vào đúng tên của Trang nhà ấy. Ví dụ cần kết nối đến Trang nhà BuddhaSasana của Bình Anson, chúng ta gõ đúng tên vào khung Address : http://www.saigon.com/~anson/uni/index.htm , xong nhấp chuột vào OK.
Thường khi chúng ta kết nối thì toàn bộ dòng chữ kết nối ở Trang Mạng bị gạch dưới, nếu chúng ta không muốn bị gạch dưới, sau khi gõ địa chỉ xong, nhấp chuột vào Style, khung hình sẽ hiện ra, nhấp chuộc vào Format, khung hình sẽ hiện ra một số chọn lựa, nhấp chuột vào Font, rồi nhấp chuột vào ô vuông Blink, cuối cùng nhấp chuột vào OK.
Nếu bản văn của ta có ở dạng VNI hay VPS thì phải dùng Phần mềm chuyển sang Unicode. Tôi thường dùng Phần mềm Unikey của ông Phạm Kim Long ở Praha, Tiệp Khắc. Có thể lấy xuống hoàn toàn miễn phí ở :
Tất cả các tên hồ sơ hay Ngăn hồ sơ dùng trên Mạng nên dùng mẫu tự thường.
Tóm lại ngày nay nhờ Phần mền chuyên dùng FrontPage, người ta không cần phải biết Thảo Trang Mạng, không cần biết các ký lệnh, chỉ cần biết cách sử dụng Phần mền này mà thôi. Tuy nhiên, đôi khi bị trục trặc, biết Thảo trang mạng, vào Siêu văn bản tìm kiếm và sửa chữa nhanh hơn. Và một khi muốn tìm hiểu người ta đã làm Trang Mạng có những chi tiết mới lạ như thế nào, nhấp chuột vào View>Source có thể tìm thấy điều mình muốn biết.
VII.- Trang Nhà :
Như đã nói trên, Trang Mạng vừa rẽ tiền, vừa nhanh, vừa
phổ biến khắp nơi, nhờ vậy nó được phát triển nhanh chóng
ở mọi ngành, nhiều bạn trẻ sáng tạo những Trang Nhà rất đạt
về mặt kỹ thuật và mỹ thuật.
Muốn làm Trang nhà, người ta phải có đủ điều kiện:
1) Phải có Phần
mềm để vào Internet.
2) Phải có Tên miền (Domain), phần này thuê bao chừng $8.00/năm, ở Godady.com có
giá cho .info $2.99, .mobi $7.99,.org $8.99 và .tv $19.99
3) Phải có chỗ để đưa Siêu văn bản vào đó, gọi là Hosting, Godady.com có giá
$6.99/tháng được sử dụng 150 GB, hàng tháng chuyển 1,500 GB, sử dụng phần mềm FTP để
chuyển Siêu văn bản lên Mạng.
Lúc
internet mới bùng phát, người ta dùng 3 mẫu tự để phân làm 6 loại tên Miền như
sau :
- com : Dùng cho mục đích thương mại, ví dụ : aol.com, saigon.com, yahoo.com ...
- net : Dùng cho các cơ sở cung cấp dịch vụ điện toán, ví dụ :
win.net, viet.net, netZero.net . . .
- edu : Dùng chỉ cho ngành giáo dục, ví dụ : omega.uta.edu . . .
- org : Các tổ chức bất vụ lợi, ví dụ : quangduc.org, hcgvn.org, nsphathoc.org
- gov : Các cơ quan chính phủ.
- mil : Các đơn vị quân sự.
Và sau tên miền
là tên quốc gia như đã trình bày ở Điện thư .com.au (Úc), org.vn (ViệtNam), .net.fr
(Pháp) ....
Với tốc độ phát triển nhanh chóng về mặt kỷ thuật và mặt
sử dụng, ngày nay người ta thêm nhiều hơn 6 loại, chẳng hạn như: .ag, .asia,
.at, .be, biz, .cc, .cn, .de, .eu, .fn, .jobs, .jp, .ms, .name, .nu, .nz, .tc, .uk,
.us, .vg, .ws và rồi sẽ còn thêm nữa.
Cho nên, những cơ sở thương mại mua tên miền là .com, chùa chiền, cơ sở từ thiện chỉ dùng tên miền .org, những Trang nhà tài tử, nhằm giải trí, nhằm gây tình tương thân không quan tâm vấn đề này hay chọn tên miền .com vô tình rơi vào phạm vi thương mại, vài cơ sở thương mại lại dùng .org không đúng chỗ.
Lúc sơ khởi, các
đại công ty Mỹ chưa làm Trang nhà, những người có đầu óc thương mại, họ tiên
đoán và mua tên miền của những đại công ty, ví dụ như Ford, Boeing, UPS, Delta
.... Những đại công ty này khi làm Trang nhà họ phải lấy tên FORD.COM,
BOEING.COM nhưng đã có người mua rồi, những đại công ty này phải thương lượng
mua lại, với các đại công ty bỏ ra $5,000 hay $10,000 có thấm vào đâu, trong khi
người ta chỉ bỏ vốn ra mua với $20.00 hay $30.00 mà thôi. Do đó người ta hiểu
lầm, nên lấy tên miền cho Trang nhà của mình là .com trong khi mình là tổ
chức bất vụ lợi, đáng lý ra phải là .org.
Về hình thức, nhiều Trang nhà trình bày rất đẹp, kỹ thuật làm
lạ mắt người xem, nhưng nhiều khi bỏ vào nhiều hình ảnh quá,
gặp những máy rẽ tiền, máy cũ chạy chậm cho nên mở xem được Trang chính (Index)
cũng tốn khá nhiều thời gian, nếu nội dung không có gì, người
đọc hiếm trở lại lần sau.
Nội dung chúng ta cần đạt tới là trình bày những vấn đề mới, lạ, hữu ích, xây dựng,
độc đáo, hướng
tới một tương lai xán lạn. Someset Maugham là một đại văn hào trong thế kỷ nầy, nhưng ông
chẳng được giải Văn Chương Nobel, bởi vì văn của ông tả Cái
Là chớ không phải như người ta mong đợi Cái Phải Là, nghĩa là
ông tả một người xấu, lột tả những cái xấu của người đó,
cho đến tận cùng câu chuyện vẫn không chuyển đổi cho người
ấy hồi tâm quay về đường thiện. Phương Đông chúng ta, văn chương luôn luôn dùng
để chuyên chở đạo làm người, tiến đến Chân, Thiện, Mỹ.
VIII.- Kết Luận :
Kẻ viết bài nầy thật ra không phải là chuyên môn, vì một
chuyện chẳng đặng đừng đành phải viết, do đó đương nhiên là
có nhiều thiếu sót, mong các bạn có nhiều kinh nghiệm và chuyên
môn chỉ thêm cho. Năm 1991, mới sang Mỹ, tôi có học 24 giờ một Lớp Cơ Bản Về Vi
Tính, còn làm Trang Mạng nhờ vài người bạn trẻ chỉ dẫn đôi điều và tôi
không ngại học hỏi với con tôi, vì ông bà ta thường nói: "Con hơn cha là nhà
có phúc", nhờ vậy tôi mới làm được Trang nhà và viết bài này.
Nếu bạn nào muốn sáng tạo Trang nhà do sở thích,
xin mời bạn bắt đầu, nếu bạn nào muốn biết qua thì cũng nên
tìm hiểu cho biết, nhưng nếu các bạn đã bị nó lôi cuốn vào vì
lý do gì đó, tưởng cũng sẽ bị mất rất nhiều thì giờ, có khi
quên ăn bỏ ngủ. Còn nếu dùng Mạng để giải trí, mở mang trí tuệ,
quả là nó sẽ cung cấp cho bạn được nhiều điều hữu ích, nào là đọc truyện, nghe
nhạc, xem phim.
Điện thư, cũng như "Tìm bạn bốn phương" vài thập kỷ trước đây, cũng có nhiều khi mang tới đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Cho nên nói chung Internet có những điểm tốt nhưng cũng không thiếu điều xấu.
Ngày nay, người ta có thể sử dụng Internet không tốn xu nào, vì mọi thứ đều có thể có được mà miễn phí. Mặc dù vậy, chúng ta cũng phải sử dụng thời gian của mình cho được hữu ích, đầy ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay cho mình và cho người.
Viết lại ngày 7-6-1999
May 15-2003
Feb 25-2008
Sep. 23-2008