L
ửa Trại
PHÚC ÂN Nguyễn Huy Nghiễn
*
I.- Nguyên tắc. 1.- Lược sửIII.- Sửa soạn
1.- Ðịa điểmIV.- Hình thức
1.- Lửa thậtV.- Ðiều hành
1.- Quản lửa
2.- Quản trò
3.- Quản ca
4.- Khán giả
1.- Khai diễn
2.- Trình diễn
3.- Kết thúc
4.- Gọi lửa
5.- Nhảy lửa
VII.- Văn nghệ
1.- CaVIII.- Trình diễn
1.- Xiếc, ảo thuậtIX.- Lưu ý
X.- Kết luận
*
I.- nguyên tắc :
1.- Lược sử :
Ngàn xưa, đời sống bộ lạc man rợ, không có lửa, khi tìm được thời ?? nuôi nấng ?? tôn thờ. Phút nhàn rỗi ngồi bên ?? hoa đỏ ?? kể chuyện đã sống, diễn tả lại động tác đã làm, trao kinh nghiệm cho kẻ hậu sinh, đua tài, thử sức, người cùng bộ lạc hò reo cổ võ, đó là nguồn gốc.Thợ rừng, kiếm khách, lãng tử, giải lao, giải trí sau một ngày sinh hoạt lao tâm, tổn sức, để canh ác thú, muỗi độc, họ đốt lửa hồng giữa rừng khuya, nhất là làm cứ điểm cho kẻ lạc lối, ở đây họ tâm sự, kiểm thảo công tác đã làm và vạch chương trình cho tương lai.
Nhắc đến lửa, không ai quên được Phật tính của nó, sau nùa lửa của những vị Bồ Tát thiêu thân : Thích Quảng Ðức, Thích Tiêu Diêu, Thích Thiện Mỹ . . .
Chúng ta đốt lửa trong mỗi kỳ trại nhắc nhớ sự hào hùng, sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ.
2.- Tầm quan trọng :
Lửa trại quý hóa khi có nhiều tính cách giáo dục, và người tham dự nhận thức được trách nhiệm cùng chung, óc tưởng tượng cùng hòa đồng, với tinh thần tháo vát để hòa mình vào chơi thật sự cho tình thân hữu sẳn có thêm thắm thiết.3.- Giới hạn : Sau mỗi ngày sinh hoạt trại, đều nên có lửa trại, và chỉ khai diễn thật sự khi đã tối với những người cùng sinh hoạt - không có mời người lạ - ở nơi thiên nhiên, không dân cư, kéo dài chừng 2 tiếng đồng hồ, sau đó phải được yên tĩnh để nghỉ ngơi.
Một trại có nhiều ngày liên tục, ngay đêm đầu và đêm chót nên có lửa trại, thật sự các đêm giữa có nhiều hình thức khác.
Sau một ngày công tác lao lực hoặc tham quan, thám du . . . cũng có thể có lửa trại.
II.- Tác dụng
1.- Giải trí : Ðể giải trí sau một ngày sinh hoạt mệt nhọc, lửa trại đem lại sự cởi mở tâm hồn, não bộ đỡ căng thẳng, bắp thịt thoải mái nghỉ ngơi.2.- Thân hữu :
Nhờ những phút tự do cởi mở, các cá tính tài năng được phát triển, làm tăng thêm sự mến trọng nhau, thân hữu có những dịp gần nhau hơn, thắm thiết hơn đôi khi khó quên được nhờ có một lần đã ?? tâm đồng ý hiệp ??.3.- Huấn luyện :
Ðể tập luyện nói trước quần chúng bằng những vai trò bên lửa trại, và qua đó tập luyện thành những người hoạt bát, tháo vát thích ứng với hoàn cảnh.4.- Kiểm thảo :
Bên lửa trại tạo thành khung cảnh thân mật, trưởng thân ái, đoàn viên cởi mở tâm sự, đó là dịp thuận tiện nhất để tìm hiểu và giúp đỡ đoàn viên phấn khởi, tinh tấn - không gì hữu hiệu bằng những lời khuyên nhủ lúc lửa tàn - có thể làm thay đổi tánh tình của một người đoàn viên, nếu Trưởng hiểu rõ hoàn cảnh, có lời khuyên tế nhị và hữu ích.Lửa trại cũng thuận tiện cho những cuộc thảo luận xây dựng như vạch chương trình, dự án sinh hoạt.
III.- Sửa soạn 1.- Ðịa điểm : Chọn chỗ đất khô, bằng phẳng làm diễn trường, nơi đốt lửa ở giữa, có thể trủng cho kín gió, tránh đốt lửa trại trên nền xi măng ẩm uớt, tránh gần chỗ nhiều cỏ, lá khô. Chỗ ngồi dự khán là nơi đất cao, có cỏ sạch, xa dân cư, kho nhiên liệu, ít cây um tùm, diện tích rộng, thoải mái.2.- Chương trình :
Chương trình cần phải hoạch định trước, nên có trước ít nhất là 6 tiếng đồng hồ, các mục trình diễn cần phải tập dợt và duyệt trước ít nhất là 2 tiếng đồng hồ, để tránh phần cương ẩu, phản giáo dục. Phải giữ bí mật để gây hào hứng cho mọi người.3.- Vật liệu :
Dùng củi lớn đốt để kéo dài theo thời gian, nên chọn củi vừa khô, to và nặng (củi khô, nhẹ cháy nhanh, củi ướt không cháy), cần có củi nhỏ hoặc vật liệu dễ cháy để mồi lửa, tránh dùng nhiên liệu, trừ trường hợp dùng hỏa tiển để khai hỏa (đốt một ngọn lửa trong lon nhiên liệu cột trên cao, lon nhiên liệu ấy sẽ do trọng lượng chạy theo sợi dây kẽm xuống đống củi có vật liệu dễ cháy để nhóm lửa), để tạo kỹ thuật lửa nên chuẩn bị : muối hột, nước lạnh, lá cây khô, cỏ tươi, bồ hóng, diêmMuốn làm lửa giả, dùng quạt điện, đèn điện, giấy bóng đỏ để làm lửa giả.
Chuẩn bị giẻ rách hay lon cát và nhiên liệu để làm đuốc khi gọi lửa.
Chuẩn bị vật liệu cứu hỏa như nước, nhánh lá cây xanh, cát hay bình cứu hỏa phòng hờ trong trường hợp cần chửa cháy, khi có hỏa hoạn xãy ra.
4.- Phân công:
Nên phân công rõ ràng và kiểm soát đôn đốc khi tiến hành, cũng có khi phải tập dượt trước khi trình diễn.IV.- Hình thức
1.- Lửa thật :
Củi thanh xếp thành hình vuông, lục lăng hay bát giác, tùy theo diện tích, số người tham dự, cần ánh sáng của đống lửa cho đủ sáng. Xếp củi theo hình, thanh nọ chồng lên thanh kia, thanh nặng, dài ở dưới, thanh nhẹ, nhỏ ở trên. Lại có củi lớn ở trong cùng với những vật dễ cháy như củi nhỏ, bùi nhùi, nhựa thông, giấy vụn. Hoặc xếp chụm đầu những cây củi theo hình nón. Hoặc phối hợp cả hai cách.2.- Lửa giả :
Rừng thông dù là trời mưa, bãi lau đốt củi rất nguy hiểm. Trên ngọn đồi, bãi cát, trong phòng khgông thể đốt lửa được, phải dùng lửa giả nguỵ trang bằng đèn điện, có quạt máy để ngửa thổi những sợi dây giấy bóng kiếng đỏ, chúng sẽ bay lên trông như ngọn lửa, dĩ nhiên có xếp bao quanh ngoài là củi .3.- Rước đuốc :
Có thể rước đuốc từ bốn phương chạy về, nhảy và múa đuốc rồi mới châm vào đóng củi.V.- Ðiều hành
1.- Quản lửa : Chọn địa điểm đốt lửa, lót cát ở dưới rồi :- Xếp củi theo kỹ thuật đã nói
- Tới giờ khai diễn gọi và châm lửa
- Cho muối vào để có tiếng nổ lách tách
- Làm khói bằng cách cho cỏ ướt vào đống lửa
- Làm mờ đi bằng cách dội nước vào cho lửa cháy ít
- Cho diêm sinh vào cho lửa có màu vàng
- Cho bô hóng vào để lửa đổi màu
- Bỏ lá khô vào cho lử bùng cháy to lên.
Dập tắt và vùi cát, dội nước, để không còn một cục than, khi xong lửa trại.
Ðiều hành từ đầu tới cuối bằng các kỹ thuật trên tùy theo các tiết mục trình diễn, vui, buồn, sáng, tối, có khói . . .
2.- Quản trò :
Ðiều khiển cả buổi lửa trại, nên phải tháo vát, phải có nhiều sáng kiến thích hợp :- Báo ngầm cho các đơn vị biết trước để sữa
soạn trình diễn tiết mục phụ trách.
- Không tuyên bố chương trình để gây hào hứng và dễ dàng thay
đổi, thêm bớt.
- Hóa trang cho ly kỳ.
- Có động tác mạnh để lôi cuốn.
- Không bao giờ để sân khấu trống mà không có âm thanh.
- Khi mỗi trò vui hết, phải hô : ?? oa ! oa ! ?? để các diễn viên
rút lui cho khỏi ngượng ngịu.
- Tránh giới thiệu liền liền như xướng ngôn viên sân khấu.
- Ðộ 20 phút một lần, cho một trò chơi chung để khán giả có
dịp cử động chân tay cho khỏi mỏi mệt vì ngồi yên hoặc vũ
con voi.
- Sau mỗi phần nên có tiếng reo cổ võ, thưởng phạt - không vỗ
tay.
- Phải biết tế nhị cắt đứt các mục vui, nhất là kịch cương ẩu, phản giáo dục. Tỷ dụ : ?? Chà ! Hay quá ! Khán giả mời các kịch sĩ vô lãnh thưởng, mau mau vào lãnh thưởng các kịch sĩ tài hoa ! ??, vừa nói vừa đưa diễn viên đi vào. Hoặc : ?? Dài quá rồi các cụ ơi ! Mời vào giải khát rồi diễn tiếp ??.
3.- Quản ca : Phụ tá quản trò, chia khán giả thành các bè để hát tiếp sức, hát đuổi, hát đối các bài hát ngắn. Nên sáng tác các câu hò để cổ võ một nội dung lành mạnh, hay châm biếm một khuyết điểm, tránh nói đến cá nhân.4.- Khán giả :
Nên ngồi xệp xuống, vòng quanh lửa, xa gần tùy theo thời tiết, sĩ số, có thể có nhiều vòng, trong, ngoài, tránh đứng hoặc ngồi ghế vì khó hoạt động và ít thân mật.Theo chiều gió, có thể ngồi vòng cung để tránh khói.
VI.- Kỹ thuật
1.- Khai diễn :
Quản lửa châm lửa và ca bài gọi lửa, khi lửa cháy to rồi mời các đơn vị tới dự. Khi đã đủ, bắt đầu nhảy lửa.- Các đơn vị tới đông đủ mới ca bài gọi lửa, đồng thời đốt lửa cho to lên rồi nhảy.
- Tề tựu đông đủ, quản lửa ca bài gọi lửa, từ bốn phương người dự rước đuốc về, theo bài ca hoặc cầm đuốc nhảy, hoặc châm lửa cho cháy đuốc rồi nhảy.
- Ðã đầy đủ, mời một vị quan khách châm lửa danh dự bằng một ngọn đuốc, một que diêm, quản lửa ca bài gọi lửa sau. Có cách thú vị nhất là châm lửa hỏa tiển. Căng dây kẽm từ đống củi lên một cây cao, có nhiên liệu và mồi kéo dài tới chỗ ngồi của quan khách, khi châm lửa, khi châm lửa mồi bén và bắn vào đống củi có nhiên liệu dễ cháy - nên tránh xếp củi loại rỗng ruột.
2.- Trình diễn :
Hóa trang giản dị và hợp lý, nhưng điệu bộ phải mạnh, nên ít lời, kịch câm hay nhất, nhạc cảnh nên nhờ khán giả nhịp băng cách vổ tay hoặc hát. Nên hợp ca. Diễn viên nên dùng cả khoảng cách lớn làm diễn trường.3.- Kết thúc :
Tránh kéo quá dài, làm cho người dự mệt mỏi, thành loãng nội dung, nên kết thúc bất ngờ để thêm phần tiếc nhớ bằng các mục vui nhẹ nhàng, êm ái để trách kích thích, đưa tâm hồn về sự tĩnh tâm bằng câu chuyện vui, lời chúc tụng, lời khuyên khi lửa tàn, hay hơn hết, niệm danh hiệu Phật và hồi hướng.Phần nầy nên làm như một diễn viên quan trọng.
4.- Gọi lửa :
Nên hợp ca bài gọi lửa rất mới của Phật tử, gợi lại Phật tính của ý nghĩa lửa từ bi :- Bài ca lửa Dũng của Lê Cao Phan.
- Bài ca gọi lửa của Trần Tâm Trí.
5.- Nhảy lửa
: Nên nhảy hai lần, và hát hai đoạn bài ca nhảy lửa cho đỡ mệt. Nên nhờ khán giả ca.VII.- Văn nghệ
1.- Ca : Nên hợp ca các bản nhạc hùng.2.- Nhạc :
Có nhiều bản độc tấu, hợp tấu thành công vì không khí thâm cảm, cởi mở. 3.- Vũ : Nên có động tác mạnh, nên nhờ khán giả ca.4.- Thơ :
Nên sáng tác câu hò có địa phương tính.5.- Kịch :
Nên có kịch câm, tránh lời nhiều khó được tao nhã, thanh cao.6.- Kể chuyện :
Kể chuyện về kinh nghiệm tao truyền cho nhau.VIII .- Trình diễn
1.- Xiếc, ảo thuật : Trình diễn tưng phần ngắn xen kẻ, đừng kéo dài một lúc cho xong.2.- Vũ thuật :
Chỉ để biểu diễn hoặc huấn luyện, tránh thách đãu, tỷ thí, khiêu khích.3.- Thao diễn :
Ở đây muốn nói đến các cuộc đồng diễn, biễu diễn các động tác thể thao, chẳng hạn như thi đua dựng lều trong 2 phút, làm cầu, làm cáng thật nhanh . . .4.- Trò chơi :
Các trò chơi nhớ dùng hình thức tập thể, có tác dụng đến khán giả được cử động khi ngồi lâu.5.- Tiếng reo :
Nên tán thưởng bằng ngữ âm lạ để luyện tiếng nói, khích động khán giả, nên nhớ chớ quá dài, chớ có cầu kỳ.IX.- Lưu ý
- Có thể có giải khát khi dự lửa trại.X.- Kết luận
Có Trưởng nói : ?? - Mỗi kỳ trại mà không có lửa trại, kể như thiếu tất cả, vì vậy, gần như kinh nghiệm Trưởng được trao đổi bằng các đêm lửa trại.
Có thể nói không buổi lửa trại nào giống buổi lửa trại nào, nên một Trưởng muốn ?? già ?? là Trưởng dám làm lửa trại sau khi đã chuẩn bị và nắm vững tình hình đoàn viên - nội dung trình diễn và nhất là hiểu trách vụ của mình.
Mỗi kỳ trại, trò chơi và lửa trại gây ấn tượng sâu đậm trong đời sống sinh hoạt tập thể, nó như chất keo kết dính từng thành viên lại với nhau ngày càng bền chặt hơn. Dựa vào đó nên lồng vào mỗi lửa trại một nội dung giáo dục sẽ được hữu ích hơn.
Trích :
tài liệu huấn luyện huynh trưởng A Dật ÐaPhật lịch 2508 (1964)