Một người đă qua

PHÚC TRUNG Huỳnh Ái Tông

Một hôm nào đó vào năm 1959, sau lễ Phật, Gia Đ́nh Phật Tử GIÁC MINH tập họp chung trước sân chùa để chào kỳ hiệu HOA SEN TRẮNG. Bổng nhiên Đại Đức Gia Trưởng Thích Chính Tiến từ cổng đi vào nơi tập họp của Gia Đ́nh - một hiện tượng lạ - theo sau Thầy là một người đàn ông, mặt xương, trán cao, tóc chải gọn gàng, người cao ráo, mặc một bộ veston màu nâu nhạt, tuổi trên 50, trông dáng diệu thấy rơ một người rất đứng đắn, Thầy Gia trưởng đưa người lạ ấy vào giữa hàng ngủ, đứng đối diện với kỳ hiệu, rồi ra dấu cho Anh Liên Đoàn Trưởng Nguyễn Quang Vui, tiến hành lễ chào kỳ hiệu.

Sau khi chào kỳ hiệu xong, Thầy Chính Tiến liền nói với Gia Đ́nh :

- Hôm nay Thầy giới thiệu với Ban Huynh Trưởng và các em Đoàn sinh, đây là Bác Tâm Thông Nguyễn Đức Lợi, Bác từng làm Gia trưởng của một Gia Đ́nh ở ngoài Bắc, nay Thầy mời Bác làm Gia Trưởng Gia Đ́nh Giác Minh nầy, thay thế cho Thầy.

Sau đó Anh Liên Đoàn Trưởng mời Bác Tân Gia Trưởng có vài lời với Gia Đ́nh, tiếp theo Bác Nguyễn Đức Lợi nói với Gia Đ́nh, trong khi nói, Bác lấy tay phải lần chiếc nhẫn đeo ở tay trái, thói quen nầy Bác vẫn giữ luôn:

- Thưa các Anh, Chị trong Ban Huynh Trưởng, cùng các cháu Đoàn sinh. Bác rất hân hạnh nhận lời mời của Đại Đức Thích Chính Tiến làm Gia Trưởng cho Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh. Bác hy vọng các Anh, Chị Trưởng với Bác sẽ cùng nhau tận tâm chăm lo d́u dắt các cháu trên bước đường tu học ngày càng tinh tấn hơn.

Bác dứt lời, một Huynh Trưởng bắt giọng và chúng tôi hát theo:

Hoan hô ! Hoan hô ! Chúng ta cùng ca. ! A ! Á ! Á ! A ! A ! Á !...

Rồi Thầy Chính Tiến và Bác Tân Gia Trưởng của chúng tôi rời vị trí tập họp của Gia Đ́nh, hai vi cùng đi vào chùa.

Bác Nguyễn Đức Lợi là một vị Gia Trưởng rất nhiệt tâm, chủ nhật nào Bác cũng có mặt tại chùa với Đoàn sinh và Bác chỉ ra về sau khi các em đă ra về. Bác luôn luôn để tâm chăm sóc các em về tu học, dạy bảo các em từng cử chỉ, từng lời nói khi gặp quư Thầy trong chùa. Bác cũng quan tâm chăm sóc về sức khoẻ, có hôm các em dầm mưa đi họp, tới chùa Đồng phục bị ướt hết cả, Bác bảo phải t́m mượn quần áo khác thay, đừng mặc ướt dễ bị ốm, Bác dặn lần sau phải tránh mưa, chờ cho tạnh hẳn rồi mới đi họp, đừng để đi họp bị ốm đau rồi cha mẹ không cho đi họp nữa.

Bác thường tự kê lại chiếc bàn, sửa lại chiếc ghế cho ngay ngắn mỗi khi Đoàn sinh không dọn dẹp gọn gàng sau khi họp, Bác cũng đánh máy từng bài học hát của các em, những Văn thư của Ban Huynh Trưởng.

Rồi tôi làm Liên Đoàn Trưởng Gia Đ́nh Giác Minh, ngoài những buổi họp tại Chùa, thỉnh thoảng tôi phải đến nhà Bác hay sở làm của Bác ở Bưu Điện Sàig̣n, để tŕnh kư Văn thư hay để báo trước những việc dự định làm, tôi gần gủi với Bác thêm một chút.

Nhà Bác trước ở trong một con hẽm, phía sau ngôi chợ nhỏ - Tôi hay liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Công Trứ Thị tại môn tiền náo, nguyệt lai môn hạ nhàn - có những hôm trời mưa, nước ngập cả khu chợ, người đi bộ phải đi trên những viên gạch gập ghềnh.

Nhà Bác nhỏ, phía trước chỉ vỏn vẹn có một pḥng, ngang chừng 4 thước, sâu chừng 6 thước, phía sau là căn nhà bếp. Nơi đó gia đ́nh Bác đă sống có hai Bác, cô Nga, con gái Bác, em Hoài, Cháu ngoại Bác và một chị giúp việc, c̣n con trai Bác, Anh Chung ở một nơi nào đó, cho nên đến nhà Bác thường không gặp anh. Một tối nào đó, tôi đến nhà Bác, chẳng may Bác vừa mới về đến, cơm vừa dọn lên, Bác ép tôi phải dùng cơm với gia đ́nh Bác, thật ra cũng chỉ có hai Bác với cô Nga và tôi. Bửa ăn hôm đó với cơm trắng nấu từ gạo thơm, tép bạc rang, một tô canh cải, một đĩa rau xào với thịt, tôi ăn rất ít, bửa ăn duy nhất đó đă để lại cho tôi ít nhiều dư vị sau nầy.

Khi Bác làm Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia Đ́nh Phật Tử thuộc Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt Tại Miền Nam từ năm 1961 cho đến năm 1964, quanh Bác, gần gủi Bác có Anh Nguyễn Quang Vui, Nguyễn Đ́nh Thống, Ngô Mạnh Thu và tôi, trong thời gian nầy, có thể nói hàng tuần tôi đều đến nhà gặp Bác để tŕnh kư, tŕnh xem các văn thư và nhận nơi Bác những công tác khác.

Một tuần hay hai tuần, chúng tôi cũng thường hẹn nhau kéo đến thăm Bác để bàn bạc thảo luận những kế hoạch, v́ căn nhà Bác chật, cho nên Bác thường kéo chúng tôi ra một quán nước ở dăi phố bên cạnh cổng vào trường Hoài An gần ngă tư Phú Nhuận, ngoài đường Vơ Tánh xe chạy ồn ào nhưng bên trong quán khá yên tịnh.

Vào quán, chúng tôi chọn một cái bàn, bao giờ Bác cũng ngồi tựa lưng vào tường, Bác thường uống cà phê đen, anh em chúng tôi, người uống cà phê đen, kẻ uống nước chanh, chỉ hai thức uống đó và hút chừng một bao Ruby Queen, Bác thường ngồi với bốn chúng tôi từ 8 giờ tối cho đến 11 giờ đêm, đủ thứ chuyện Phật sự từ Ban Hướng Dẫn cho đến các Gia Đ́nh, chuyện thời sự và vui buồn cũng có. Quán rất vắng, h́nh như chỉ độc có chúng tôi là khách. Bà chủ quán người Bắc, có lẽ chưa đầy 60, tóc đă bạc màu, giúp Bà ta có cô con gái tuổi chừng 20, cô rất dịu hiền, trông ra cũng là một cô gái đẹp, dễ mến, nhưng mà ngày đó chúng tôi măi mê hoạt động, thảo luận những kế hoạch nọ, kiểm điểm những công tác kia nên ít chuyện tṛ với bà chủ quán hay cô gái ấy.

Có thể nói nơi quán đó mới là trụ sở chính, mọi hoạt động đều được thảo luận kỷ lưởng và đi đến quyết định sơ khởi, sau đó mới đưa ra các buổi Ban Hướng Dẫn để lấy quyết định chung, thỉnh thoảng hồi tưởng lại hoạt động xưa, tôi nhớ tới Bác, tới các Anh Vui, Thống, Thu và không thể quên được khung cảnh cái quán nước vắng vẻ kia.

Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam kỳ IV tổ chức tại Chùa Xá Lợi năm 1961, Thượng Tọa Thích Thiện Hoa được cung thỉnh giữ chức Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương, Bác Nguyễn Đức Lợi được bầu giũ chức Thủ quỷ, đến Pháp nạn 1963, Bác Nguyễn Đức Lợi giao cho tôi quyền điều động các Gia Đ́nh tham gia vào hoạt động của Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo tại chùa Xá Lợi, nói chung trong thời kỳ nầy Anh Chị Em Huynh Trưởng và Đoàn sinh Gia Đ́nh Phật Tử thuộc Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt Tại Miền Nam đă tham gia các hoạt động rất tích cực, Bác theo dơi và khuyến khích luôn.

Đến Đại Hội Huynh Trưởng kỳ V họp tại Trường Nữ Trung Học Gia Long, Sàig̣n năm 1964, Gia Đ́nh Phật Tử thật sự thống nhất về lănh đạo cũng như tổ chức, cũng như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Gia Đ́nh Phật Tủ chia thành 7 miền, Bác Nguyễn Đức Lợi được bầu ngay trong Đại hội, Bác là Đại Diện Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT Việt nam tại Miền Vĩnh Nghiêm, ngay sau đó Bác đă cử chị Đoàn Thị Kim Cúc làm Thủ quỷ và tôi làm Thư kư, hai chức vụ nầy không nằm trong Ban Hướng Dẫn Trung Ương ( BHDTW ).

Lúc đó BHDTW thường họp hàng tháng và một năm 4 lần họp cả các Đại Diện Miền. Do thời kỳ đầu, Miền Quảng Đức tức Thủ đô Sàig̣n trực thuộc BHDTW, để BHDTW dễ điều động các Gia Đ́nh và Ban Đại Diện GĐPT Miền Vĩnh Nghiêm nằm tại Thủ đô nên BHDTW quy định các buổi họp đó Đại Diện Miền Vĩnh Nghiêm cũng dự họp, nhưng Bác Lợi cũng ủy quyền cho tôi đi họp thay Bác, trừ những khi nào BHDTW cần thiết sự hiện diện của Bác, Bác mới tới tham dự, cho nên những năm 64, 65, 66 tôi có dịp theo BHDTW đi họp ở Đà lạt, Huế. Tôi không thắc mắc tại sao Bác Lợi không tham dự những buổi họp của BHDTW đó v́ công việc ở sở làm của Bác, vả lại tôi chưa từng nghe nói Bác đi nghỉ mát hay nghỉ Hè ở Vủng Tàu hay Đàlạt, thỉnh thoảng Bác c̣n bảo tôi:

Khi nào con muốn đi Đàlạt chơi, nói cho Bác biết, Bác lấy nhà nghỉ của Bưu điện cho con ở.

Bác là Chủ sự Pḥng Vật Liệu của Tổng Nha Bưu Điện, không thể nói là Bác không có dư tiền để đi đó đi đây, nhưng chắc chắn Bác không thích đi đâu hết mà thôi.

Năm 1973, tôi đă trở về Sàig̣n dạy học, thời đó phải dạy thêm cả ngày Chủ nhật để kiếm sống và đi học ở Đại Học Vạn Hạnh, thời gian cũng khá hiếm cho tôi. Một hôm Chị Cúc cho biết Bác Lợi có việc cần muốn gặp, tôi liền đến thăm, Bác cho biết các Anh ở BHDTW yêu cầu thành lập lại Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Vĩnh Nghiêm. Thế là Bác Lợi, Chị Cúc, Bác Liệu cùng tôi lo tổ chức bầu Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Vĩnh Nghiêm.

Miền Vĩnh Nghiêm theo khối Việt Nam Quốc Tự, để bảo toàn sự thống nhất tổ chức GĐPT, trước đó Ban Hướng Dẫn GĐPT miền Vĩnh Nghiêm tuyên bố ngưng hoạt động, nay lập lại dĩ nhiên không có chỗ đặt văn pḥng liên lạc, nơi hội họp, việc nầy Bác Lợi và Chị Cúc phải đi gặp Cụ Đức Lan trong Ban Chánh Tín Phật Tử, để xin Cụ đỡ đầu cho và mượn nhà Cụ làm trụ sở Ban Hướng Dẫn, một thời gian sau mới được Hoà Thượng Thanh Kiểm cho Ban Hướng Dẫn trở về Chùa Vĩnh Nghiêm.

Đại Hội Huynh Trưởng năm 1973, tu chỉnh Nội Quy bỏ Đại Diện Miền Vĩnh Nghiêm, Trưởng Ban Hướng Dẫn Miền Vĩnh Nghiêm kiêm Đại Diện GĐPT Miền, Bác Liệu sau khi tham dự Đại Hội về có cho biết là có yêu cầu trong Đại hội và đă được thông qua, Bác Lợi vẫn là Đại Diện Miền Vĩnh Nghiêm, tôi không rỏ hư thực ra sao v́ sau đó tôi ngưng sinh hoạt một thời gian nữa.

Vài ngày sau biến cố 1975, tôi đến thăm Bác ở căn nhà sau nầy, nằm trong hẽm đường Minh Mạng Phú Nhuận, gần nhà Anh Lữ Hồ Nguyễn Minh Hiền, gặp tôi Bác kêu lên thất vọng:

- Thôi rồi con ơi !

Giọng của Bác làm tôi thật ngỡ ngàng, lo lắng nhưng nh́n căn nhà vẫn không thấy có dấu hiệu ǵ chứng tỏ một sự đau buồn lớn lao đă xảy ra, tôi hơi an tâm hỏi lại :

- Thưa Bác có chuyện chi đă xảy ra ?

- Bác gái của con đă đi rồi mà không có mang theo được cái ǵ cả, chỉ có một chiếc áo cánh trên người ! Bây giờ Bác cũng không có tin tức, không rỏ là đi đâu nữa ? !

- Sao vậy Bác !

- Ngày 29, hôm ấy Bác đi khỏi, cả nhà nghe tiếng trực thăng quần ở khu nầy ồn quá nên ra ngoài xem, chừng ấy mới biết chồng em Nga từ Cần Thơ lái trực thăng về rước vợ con, Bác gái tiếp em Nga, bế cháu leo lên nóc nhà, thế là trực thăng kéo Bác gái lên đi luôn, từ đó tới hôm nay không tin tức ǵ cả, Bác lo quá !

Bác lại bảo tôi :

- Bác không hiểu t́nh h́nh, chế độ Miền Nam như thế nào, tạm thời cứ để các Gia Đ́nh tự sinh hoạt.

Rồi tôi đi Học Tập Cải Tạo, đến giữa tháng 9 năm 1977 tôi mới được về. Vài hôm sau, tôi đến thăm Bác nơi căn nhà đường Minh Mạng, Phú Nhuận, gia đ́nh Hoài từ miền Tây đă về ở đó, hỏi thăm mới biết Bác đă về ở căn nhà cũ, thế là tôi trở lại đó t́m Bác.

Có lẽ trên 10 năm tôi mới trở lại chỗ nầy mà trước kia hàng tuần tôi đă đến, khu chợ vẫn không có ǵ thay đổi, mặt trước căn nhà Bác vẫn như xưa, nh́n thấy cửa khép hờ, tôi biết có người ở nhà, tôi gơ cửa, tôi nghe rỏ tiếng thân thuộc của Bác vọng ra.

- Mời vào !

Mở cửa bước vào, tôi chưa nhận được rỏ cảnh vật trong căn nhà đă nghe Bác đă nói to, giọng mừng rở :

- Ồ ! Chú Tông đă về rồi đấy à !

- Thưa Bác con đă về mấy hôm, nay đến thăm Bác.

- Bác cám ơn, ngồi xuống ghế đó đi con !

Chiếc ghế mà Bác Lợi chỉ cho tôi ngồi kê bên cạnh cửa sổ nh́n ra con hẻm ngắn bên hông nhà Bác. Ngồi xuống ghế, tôi có dịp quan sát, Bác nằm trên chiếc giường vẫn ở chỗ cũ như năm xưa tôi từng thấy, Bác đắp chiếc drap trắng phủ kín cả người chỉ chừa có gương mặt Bác ra mà thôi, chỗ tôi ngồi cách đầu nằm của Bác chừng 4 thước, trông Bác như một người nằm vừa nằm nghỉ vừa nói chuyện chớ không có bệnh hoạn ǵ, vả lại giọng nói của Bác vẫn to và rơ ràng như xưa. Tôi hỏi Bác:

- Thưa Bác, Bác bệnh chi ?

- Bệnh già con à !

Tôi báo cho Bác biết trong thời gian học tập, tôi ở chung với Lê Đ́nh Cần, Huynh Trưởng GĐPT Giác Quang, có gặp Hùng Tượng của Giác Minh, Vũ Ngọc Khuê của Giác Đạt và hai anh em Hoài, Duy, cháu ngoại của Bác. Bác vui v́ tôi đă được về, biết được tin một số anh em và nhất là hai cháu của Bác, Bác than thở cùng tôi:

- Bác không biết đến chừng nào Chung mới được về !

Rồi Bác bảo tôi nh́n lên khung cửa thông vào nhà bếp, nơi đó treo một tấm ảnh trắng đen cở Carte-Postal lộng kính:

- Tấm ảnh đó là một em Gia Đ́nh Phật Tử Giác Long, em ấy đă nuôi những ngày Bác bệnh, một hôm trên đường về, em ấy chẳng may gặp phải tai nạn đă tử vong. Nhớ ơn em, Bác đă xin gia đ́nh một tấm ảnh treo nơi đó.

Nghe Bác nói, ḷng tôi thương cảm xiết bao cho em ấy, và cao quư thay! Một em Đoàn sinh đă đi nuôi bệnh cho một Bác, nguyên là Trưởng Ban Hướng Dẫn hay Đại Diện GĐPT Miền, chớ không phải là Bác Gia Trưởng của ḿnh.

Tôi quên hỏi Bác em ấy tên chi, h́nh như tên Hạnh: Em Hạnh ơi ! Nhớ đến Bác các Anh Chị Em GĐPT Miền Vĩnh Nghiêm không bao giờ quên được Em. C̣n sống, Em đă làm một việc hơn biết bao nhiêu người, ngay cả anh nữa; Mất đi, em đă nêu lên một trường hợp điển h́nh sáng chói về một thứ t́nh : t́nh LAM của Gia Đ́nh Phật Tử chúng ta.

Khi tôi chào ra về, Bác c̣n dặn theo:

- Thỉnh thoảng nhớ đến thăm Bác nhé !

Nhưng mà tôi chưa kịp thăm Bác lần thứ hai th́ tin Bác mất được Anh Chung cho hay, tôi đến trễ, gia đ́nh đă tẩn liệm Bác rồi.Thắp cho Bác nén hương, lạy Bác hai lạy, tôi không ngăn gịng lệ của ḿnh, bởi v́ ân nghĩa Bác, những ǵ đáng dạy, Bác đă dạy tôi để ở đời, để sinh hoạt trong GĐPT, những ǵ đáng cho, Bác đă cho tôi kể cả tiền bạc.

Anh Chung nói với tôi:

- Tôi đi Học tập cải tạo mới về, khi Ba tôi mất, xem trong Nhật kư thấy ghi có Anh đến thăm, biết Anh đă về nên mới nhờ người báo tin.

Các Gia Đ́nh Giác Minh, Giác Trí, Giác Long dưới sự chủ lễ của Bác Tôn Thất Liệu, tất cả Anh Chị Em đă tụng cho Bác một thời Kinh Cầu Siêu và hôm sau, cũng đă đưa Bác đến nơi an nghỉ cuối cùng trong Nghĩa Trang Vĩnh Nghiêm ở Hóc Môn, nơi đó Hoà Thượng Thanh Kiểm đă ưu ái dành cho Bác một chỗ yên nghỉ trong đăt Vĩnh Nghiêm.

Năm 1984, lần đầu tiên tổ chức Hiệp Kỵ, Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Vĩnh Nghiêm quyết định chọn ngày húy kỵ của Bác Tâm Thông Nguyễn Đức Lợi làm ngày Hiệp Kỵ GĐPT Miền Vĩnh Nghiêm.

Năm nay, một lần nữa Hiệp kỵ GĐPT Miền Vĩnh Nghiêm, nhưng đây là lần đầu tiên ở Hải Ngoại, tưởng niệm Bác, tôi nhớ đến những lần đi thăm mộ ở Nghĩa trang Vĩnh Nghiêm, tôi đă cắm nhang lên ngôi mộ đơn sơ của Bác, khói nhang bay trong nghĩa trang yên vắng đó, tôi nhớ đến h́nh ảnh một người cao niên, tóc chải láng, mặc quần đen, áo sơ mi trắng thắt cà vạt đen, tay cầm một quyển sổ b́a cứng, miệng vui cười, đứng giữa hàng chục Đoàn sinh trong sân chùa Giác Minh, h́nh ảnh đó là những ngày Bác làm Gia Trưởng GĐPT Giác Minh, ngày Bác lặng lẻ ra đi cũng chỉ là Gia Trưởng Gia Đ́nh Giác Minh, đưa tiễn Bác cũng chỉ có những Huynh Trưởng và Đoàn sinh những Gia Đ́nh Phật Tử Miền Vĩnh Nghiêm mà thôi. Bác là như thế đó !

Louisville, ngày 29 tháng 10 năm 1995

( * ) Trở về Mục Lục