QUYẾT NGHỊ CỦA
QUỐC HỘI ÂU CHÂU
VỀ VẤN ĐỀ TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
(thông qua vào lúc 17 giờ ngày
20.11.2003 tại Strasbourg)
QUỐC HỘI ÂU
CHÂU
- chiếu theo các Quyết
nghị trước đây về Việt Nam, đặc biệt
các Quyết nghị ngày 16.11.2000, ngày
5.7.2001 về vấn đề Tự do tôn giáo và ngày
15.5.2003,
- chiếu theo Hiệp ước Hợp tác Kinh tế thỏa
thuận năm 1995 giữa
Cộng đồng Âu châu và Cộng
ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam, hiệp ước
mà điều 1 xác lập
nền tảng hợp tác căn cứ trên
sự tôn trọng nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ,
- chiếu các điều 69 và 70 trong Hiến pháp Việt
Nam bảo đảm quyền tự do "theo hay không theo
một tôn giáo nào",
- chiếu điều 18 trong Công ước quốc tế
về các Quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam
tham gia kư kết, bảo đảm
quyền tự do tôn giáo,
- chiếu hiệp ước hợp tác kư năm 1985 giữa
Liên hiệp Âu châu và Việt Nam,
- chiếu Phúc tŕnh về t́nh
trạng nhân quyền trong thế giới năm 2002,
- chiếu theo văn kiện chiến lược giữa Cộng
đồng Âu châu và Cộng ḥa Xă hội
Chủ nghĩa Việt Nam 2002 - 2006,
- chiếu điều
50, đoạn 5, trong bản điều lệ,
A. V́ rằng, tự do tôn giáo là một
trong những tự do cơ bản
được tuyên xưng trong bản
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và bảo đảm
qua nhiều Công ước quốc tế mà Việt Nam tham
gia,
B. Nhấn mạnh tới Hiệp ước hợp tác giữa
Liên hiệp Âu châu và Việt Nam đặt nền tảng
trên sự tôn trọng các quyền cơ bản tuyên xưng
trong những Công ước vừa kể,
C. V́ rằng, mặc bao lời tuyên bố không ngớt lập
lại của nhà cầm quyền Việt Nam, thế nhưng
t́nh trạng về các tự do cơ bản và, đặc
biệt là tự do tôn giáo vẫn là mối lo lắng cực
kỳ,
D. V́ rằng, tính chất đa
chủng tộc, đa văn hóa và đa
tôn giáo tại Việt Nam,
E. V́ rằng, những hy vọng nẩy sinh từ cuộc
gặp gỡ hồi tháng tư đầu năm nay, giữa
Thủ tướng Phan Văn Khải và
Đại lăo Ḥa thượng Thích Huyền Quang, 86 tuổi,
Tăng thống Giáo
hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, người
đă trải qua 21 năm
tù đày,
F. Vô cùng tiếc cho cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng
gây động dư
luận báo chí hôm 2 tháng 4 vừa qua giữa Thủ tướng
Phan Văn Khải và Đại lăo Ḥa
thượng Thích Huyền Quang, Tăng
thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(một giáo hội bị cấm đoán), lại tiếp
diễn theo sau đó cuộc gia tăng đàn
áp Giáo hội này, cũng như tiếp diễn cuộc
đàn áp đối
với các tổ chức tôn giáo không được công
nhận khác, như Giáo hội Tin Lành
của người miền Núi hay Giáo hội Phật giáo
Ḥa Hảo,
G. Không hài ḷng về quyết định quản chế
Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Ḥa thượng
Thích Quảng Độ, cũng như kết án ngay tức khắc
hai năm quản chế các Thượng tọa Thích Tuệ
Sỹ, Thích Thanh Huyền, Thích Nguyên Lư, và Đại đức
Thích Đồng Thọ, thị giả của Đức Tăng
thống theo Quyết định của Ủy
ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, và nhà cầm quyền
ở Huế và ở thành phố Hồ Chí Minh lên án, bằng
khẩu lệnh, hai năm
quản chế bốn Tăng sĩ khác : Ḥa
thượng Thích Thiện Hạnh, các Thượng tọa
Thích Viên Định, Thích Thái Ḥa, Thích Nguyên Vương,
H. V́ rằng, tôn trọng nhân quyền là yếu tố chủ
yếu của Hiệp ước hợp tác kư kết giữa
Liên hiệp Âu châu và Việt Nam,
I. V́ rằng, sẽ có cuộc họp của "ủy
ban giám sát" hiệp ước hợp tác giữa Liên
hiệp Âu châu và Việt Nam,
J. Nhắc lại rằng việc kết án cha Nguyễn Văn
Lư và ba người cháu của ngài, cũng như cuộc
đàn áp không ngừng đối với người miền
Núi theo Thiên chúa giáo và Giáo hội Phật giáo Ḥa Hảo,
K. Sự kiện cần lưu ư, là nhiều nhóm tôn giáo
khác cũng bị chính quyền kiểm soát, dù rằng Hiến
pháp Việt Nam bảo đảm mọi công dân có quyền
tự do tín ngưỡng và tôn giáo,
QUỐC HỘI ÂU CHÂU
1. Mạnh mẽ kết án
đợt đàn
áp mới vô cùng trầm trọng, trái với quyền tự
do tôn giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
nhất và những người Thiên chúa giáo miền Núi,
cũng như kết án chính sách có chủ ư mà chính quyền
Việt Nam sử dụng để
khai trừ các Gíao hội không được công nhận,
đặc biệt là trường hợp
của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
;
2. Yêu cầu Nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt
tức khắc những chính sách đàn áp Giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Công giáo, các
dân tộc miền Núi theo Thiên chúa giáo và những tín
đồ Phật giáo Ḥa Hảo, và chấp nhận tức
khắc mọi cải cách cần thiết để
bảo đảm cho các Giáo hội này
có một quy chế hợp pháp ;
3. Yêu cầu chính phủ Việt Nam
trả tự do tức khắc cho mọi công dân Việt
Nam đang bị cầm tù v́ lư do
tín ngưỡng, thực hành tôn giáo hay chỉ v́ thiết
tha với tự do tôn giáo, và tiên khởi là trả tự
do cho Ḥa thượng Thích Huyền Quang, Tăng thống Giáo
hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cùng người
phụ tá của ngài là Ḥa thượng Thích Quảng Độ
;
4. Kêu gọi Nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng tự
do tôn giáo của tất cả các đoàn thể tôn giáo
và bảo đảm
cho mọi người Việt Nam được quyền
thực hành tôn giáo mà họ chọn
lựa, kể cả quyền tự do cúng lễ hay hội
họp, và yêu cầu thiết lập một hệ thống
pháp lư độc lập
với quyền lực chính trị ;
5. Mời gọi Ủy hội Âu châu đưa vấn
đề tự do tôn giáo ở Việt Nam vào
hàng đầu của nghị tŕnh bàn thảo tại Hội
đồng Hỗn hợp Liên hiệp Âu châu - Việt Nam
vào ngày 21.11 này ở Bruxelles ;
6. Mời gọi Hội đồng và Ủy hội Âu
châu sử dụng mọi phương tiện chính trị
và ngoại giao để
chăm chú theo dơi sao cho tự do tôn
giáo biến thành hiện thực tại Việt Nam ;
7. Yêu cầu Ủy hội và Hội đồng
Âu châu chăm chú theo dơi sao cho các
điều khoản về nhân quyền trong các hiệp
định và hiệp ước kư kết được
tuân thủ ;
8. Yêu cầu các vị đại diện ngoại giao của
Liên hiệp Âu châu và các Quốc gia
thành viên có mặt ở Việt Nam theo dơi t́nh cảnh của
hàng giáo phẩm cao cấp Giáo hội Phật giáo Việt
Nam Thống nhất đang bị tù hay quản chế, chú
tâm đặc biệt tới t́nh trạng
tự do tôn giáo ở trong xứ và điều
hợp mọi nỗ lực để thăng tiến cụ
thể tự do này ;
9. Khuyến cáo việc gửi một phái đoàn Quốc
hội Âu châu đến Việt Nam, nhằm lượng
định t́nh h́nh tôn
giáo, đặc biệt là t́nh h́nh của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gặp
gỡ hàng giáo phẩm lănh đạo, trước hết
là Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Ḥa thượng
Thích Quảng Độ ;
10. Ủy nhiệm Chủ tịch Quốc hội Âu châu
chuyển giao Quyết Nghị này đến Hội
đồng Âu châu, Ủy hội Âu châu, đến Chủ
tịch, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội
Việt Nam, đến Đức Tăng thống Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất và
vị phụ tá của Ngài (Ḥa thượng Thích Quảng
Độ), đến ông Tổng Thư kư Liên Hiệp Quốc
và Báo cáo viên Liên Hiệp
Quốc đặc trách vấn đề tự do tôn giáo.
(Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam)