Người Huynh Trưởng Thời Đại

Tham luận của Thị Nghĩa TrầnTrung Đạo
nhân Đại Hội Huynh Trưởng
Gia Đ́
nh Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ


"...Ôi thân yêu bóng chùa Từ Đàm, nơi Bắc Nam nối liền một nhà, tay trong tay quyết v́ loài người, đời lầm than ..." Tôi nghe bài hát Từ Đàm Quê Hương Tôi này nếu không phải một ngh́n lần th́ cũng vài trăm lần. Trong chiếc máy vi tính cá nhân ở hăng của tôi chỉ có mỗi một bài hát đ
ó. Giờ rảnh rỗi tôi lại nghe. Nghe đi và nghe lại. Nghe để nhớ về Huế, nhớ về ngôi chùa Từ Đàm lịch sử của Phật Giáo Việt Nam.

Huế c̣n có căn pḥng nhỏ ở số 1B đường Nguyễn Hoàng. Trong căn pḥng nhỏ đó, Ban Hướng Dẫn Gia Đ́nh Phật Hóa Phổ được chính thức thành lập. Những viên gạch đầu tiên, trẻ trung và nóng đỏ nhiệt t́nh đă được lót lên con đường dài 60 năm đầy thăng trầm của Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam. Những đoàn viên đầu tiên của tổ chức được các thầy gắn huy hiệu hoa sen trên chiếc áo lam hiền ḥa, chơn chất, biểu tượng của tinh thần Phật Giáo Việt Nam. Từ đó đến nay, bao nhiêu thế hệ huynh trưởng và đoàn viên đă trưởng thành, bao nhiêu mái đầu xanh đă may mắn được tắm gội đời ḿnh trong ḍng sông Lam của Từ Bi, Trí Tuệ và Dũng Lực đó. "Các chú bé", "các cô bé" của hơn nửa thế kỷ qua, dù c̣n hay mất, dù ở lại với đoàn hay đă ra đi v́ những chọn lựa riêng tư của đời họ, tôi tin, màu áo lam vẫn c̣n in đậm trong tâm tư, trong tim, trong máu của mỗi đoàn viên, của từng anh chị trưởng. Đừng nói chi đến các giáo lư vi diệu mà Đức Từ Phụ đă để lại trong ba tạng kinh điển, chỉ đơn giản trau dồi đức hạnh để trở thành con người tốt như chúng ta đă học trong năm điều luật của Gia Đ́nh Phật Tử đă là một việc khó khăn và đáng được ca ngợi lắm rồi.

Thiết tha với Huế như thế nhưng tôi không sinh ra và cũng chẳng lớn lên ở Huế. Tôi là người Quảng Nam. Tôi chưa bao giờ đến viếng chùa Từ Đàm mặc dù đă thăm Huế vài lần. Tôi cũng chưa từng đặt chân đến căn nhà số 1B đường Nguyễn Hoàng. Tôi chỉ học những địa danh, nơi chốn qua lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Ngày tôi học xong lớp 12, thầy tôi bảo ra Huế học để các huynh đệ của thầy giúp đỡ cho tôi. Tôi đă không vâng lời thầy. Huế tĩnh lặng quá. Huế trầm mặc quá. Huế không thích hợp với cá tính sôi nổi của tôi. Và như thế, cậu thanh niên xứ Quảng từ giă hai cây đa già, từ giă chùa Viên Giác, từ giă văn pḥng Ban Hướng Dẫn Gia Đ́nh Phật Tử Quảng Nam, mang hành trang Bi Trí Dũng bước vào đời. Giờ đây trên xứ lạ, mỗi khi nghe giọng Huế của người nữ ca sĩ mà tôi chưa biết tên cất lên "Quê hương tôi miền Trung ...", tôi lại nghe ḷng chùng xuống khi nghĩ về Huế, nghĩ đến công ơn của chư tôn đức, của các anh chị trưởng đáng kính đă từ tổ đ́nh uy nghiêm đó, từ căn pḥng khiêm nhượng đó, từ thành phố thân yêu đó dấy lên phong trào chấn hưng Phật Giáo sau bao nhiêu năm bị bạc đăi, đàn áp dưới thời phong kiến và Thực Dân.

Phong trào chấn hưng Phật Giáo và sự ra đời của tổ chức Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam trong cùng thời điểm, là một phản ứng tự nhiên của một tôn giáo, mà trong suốt ḍng lịch sử đă gắn liền với sinh mệnh của đất nước. Trong nhiều ngàn măm trước, từ khi chư tổ mang ánh sáng Từ Bi đặt chân lên mảnh đất của Vua Hùng, đạo Phật không chỉ là đạo Phật thôi mà c̣n là Phật Giáo Việt Nam. Phật Giáo Việt Nam không chỉ là một tôn giáo đem lại cho con người những phương tiện cần thiết để đạt đến giải thoát, an lạc, nhưng đă dung hóa và dung hợp một cách hài ḥa vào ḷng dân tộc, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức của dân tộc Việt Nam. Đạo Phật đến Việt Nam không phải như những hạt phấn thông vàng bay vô định trong không gian hay một dây chùm gởi nhưng như là chất nhựa nguyên ḥa tan và nuôi sống cây cổ thụ bốn ngàn năm Việt Nam. Tách rời Phật Giáo ra khỏi dân tộc Việt Nam chẳng khác ǵ hút hết đi sức sống của một cây cổ thụ. Phật Giáo và Dân Tộc gắn liền với nhau đến nỗi cụ Phan Chu Trinh có lần đă viết: “Thời đại nào Phật Giáo suy yếu là thời đại đó dân tộc suy yếu”.

Đọc lại lịch sử dân tộc Việt Nam. Sau ba trăm năm bị đóng khung trong tứ thư ngũ kinh Nho Giáo và Trịnh Nguyễn phân tranh, dân tộc Việt trở nên lạc hậu, lạc mất tầm nh́n về tương lai, xa dần bản sắc dân tộc và gần như kiệt sức. Tổ tiên chúng ta bàng hoàng trước sức mạnh cơ khí của Thực Dân. Hàng ngàn, hàng vạn người dân Việt đă gục xuống như rơm rạ trước họng súng của quân xâm lược. Trong suốt hậu bán thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, bóng tối Thực Dân phủ trùm trên đất nước. Nô lệ. Xiềng xích. New Guinea. Reunion. Những gốc cao su c̣n cắm đầy xương trắng của phu đồn điền Việt Nam bất hạnh. Những máy chém chưa khô màu máu đỏ của những người dân yêu nước. Thế nhưng, niềm tin vào tinh thần độc lập, đặc tính tự chủ, khai phóng bắt nguồn từ thời Văn Lang dựng nước, trong ḷng mỗi người dân Việt nói chung và mỗi người Phật Tử Việt Nam nói riêng, vẫn âm ỉ cháy. Các cuộc đấu tranh v́ độc lập dân tộc đă bùng nổ khắp nơi và trong nhiều h́nh thức.
Ḥa nhịp với phong trào chấn hưng Phật Giáo thế giới và song song với các phong trào yêu nước, đặc biệt phong trào Duy Tân, các bậc cao tổ Giác Nguyên, Khánh Anh, Giác Tiên, Giác Nhiên, Tịnh Hạnh, Từ Quang, Phước Huệ, Tố Liên, Trí Hải ... cũng đă rời những thiền pḥng kín đáo của các ngài đ
ể chống gậy trúc đi vào ḷng đất nước. Các ngài đă lắng nghe nỗi đau của dân tộc, đánh thức tinh thần yêu nước, gơ cửa căn nhà độc lập tự chủ trong ḷng mỗi người dân Việt, để qua đó phục hưng tinh thần dân tộc bằng phương tiện giáo dục và khả năng chuyển hóa các nguồn đối lực của đạo Phật. Hăy thức dậy đi Việt Nam ơi. Tiếng gọi của tổ tiên Lạc Việt như đang vọng về từ Phong Hóa, Mê Linh, Như Nguyệt, Bạch Đằng. Chấn hưng Phật Giáo trong ư nghĩa đó chính là một cuộc hành hương vĩ đại của cả dân tộc t́m về với những uyên nguyên đă tạo nên chính dân tộc Việt Nam.

Tổ chức Gia Đ́nh Phật Tử, người con trung kiên của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, tiền thân của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, cũng đă từ ánh sáng của tinh thần chấn hưng Phật Giáo đó mà lớn lên. Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam không c̣n là một nhóm nhỏ những thanh thiếu niên tập tành học Phật dưới sự hướng dẫn của Trưởng giả Tâm Minh Lê Đ́nh Thám hay cụ Tôn Thất Tùng ở Huế, nhưng là một tổ chức với hàng vạn đoàn viên hoạt động hăng say và hữu hiệu trong khắp ba miền đất nước. Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam không c̣n là một đoàn lữ hành cô đơn trên con đường vắng lặng chưa hề có dấu chân ai nhưng là một phong trào thanh niên sống động có mặt trong mọi nẻo đường. Từ các đô thị sầm uất cho đến tận những thôn làng hẻo lánh, từ cố đô Thăng Long cổ kính cho đến vùng Cà Mau nước ngập vừa mới được khai hoang, đâu đâu cũng có bóng áo lam hiền ḥa, nhân hậu, đoàn kết, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Họ đào kinh, mở đường, đắp đập, mở lớp Việt ngữ b́nh dân. Trên những chuyến ghe dọc bờ sông Hồng, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Vàm Cỏ, trên những chiếc xe đạp dọc bờ ruộng lúa Cần Thơ, Sóc Trăng, trên những chuyến xe đ̣ dọc theo chiều dài đất nước, những bài ca yêu nước bằng tiếng Việt được hát lên giữa trời quê hương đất Việt. Những bản nhạc bằng tiếng Tây như La vie est belle, Chanson d’adieu, v.v.. mà tuổi trẻ Việt Nam hay hát thời bấy giờ đă được các trưởng Lê Lừng, Bửu Bác thay bằng Dây Thân Ái, Về Bến Ngự, Trầm Hương Đốt. Ánh lửa trại sáng trong đêm báo hiệu của niềm tin tuổi trẻ Việt Nam đang bừng bừng sống dậy và tiếng c̣i thổi vang như đánh thức tuổi thanh niên đang ch́m trong cơn ác mộng hăi hùng. Những người con Phật Việt Nam, những anh chị trưởng mang trên vai sứ mệnh của người huynh trưởng thời đại Chấn Hưng Phật Giáo và Phục Hưng Dân Tộc, hăng hái lên đường.

Bằng hành trang Bi Trí Dũng, Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam từ đó, đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc thực hiện các chương tŕnh hoằng pháp độ sanh của Giáo Hội. Gia Đ́nh Phật Tử là lực lượng tiên phong trong các nỗ lực nhằm kiến tạo ḥa b́nh đất nước, tranh thủ quyền tự do b́nh đẳng tôn giáo và công cuộc vận động dân chủ do giáo hội đề xướng trong suốt 60 năm qua. Hẳn nhiên, không có thành quả nào mà chẳng đ̣i hỏi sự hy sinh. Bên trong niềm vui trước những thành quả to lớn mà Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam đă gặt hái được trong 60 năm khôn lớn, là nỗi đau vô kể của bao nhiêu thế hệ đoàn viên đă phải chịu đựng trong đàn áp, lao tù, tra tấn. Những cảnh đau thương vẫn chưa nḥa đi trong kư ức của những người huynh trưởng Phật Tử Việt Nam. Và từ trên vùng đất quê hương nhuộm bằng máu xương và nước mắt của các anh chị trưởng, đă nở lên những cành Hoa Đạo tuyệt vời. Các anh chị đă hy sinh để các thế hệ chúng ta hôm nay và các em, các cháu ngày mai được tiếp tục sống trong t́nh thương, ḥa b́nh và an lạc. Các anh chị trưởng đă nối chiếc Dây Thân Ái bằng máu xương và da thịt của chính ḿnh. Xin chúng ta cùng dừng lại nơi đây một phút để lắng ḷng tưởng nhớ đến các anh trưởng, các chị trưởng kính yêu của đại gia đ́nh Phật Tử Việt Nam.

Nh́n lại những cuộc bể dâu, thăng trầm của thời thế, nhiều “cư sĩ Phật Giáo” đă bỏ đi, đă từ chối quá khứ, đă dửng dưng giữa lúc con thuyền đạo pháp đang nghiêng ngửa, đă bỏ mặc sự an nguy của chư tôn đức tăng ni đă một thời dạy dỗ, chở che họ, nhưng các đoàn viên Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam th́ khác. Trong sáu Vụ trực thuộc Tổng Vụ Thanh Niên chỉ có Gia Đ́nh Phật Tử Vụ là c̣n tồn tại, c̣n chống đỡ với bao nhiêu trấn áp, ngay cả trong thời điểm hiểm nguy nhất của sinh mệnh dân tộc và đạo pháp. Nh́n một huynh trưởng Gia Đ́nh Phật Tử trong chiếc áo lam vá hàng chục mảnh, ôm cây đàn cũ kỹ tập hát cho các em đoàn viên trong chương tŕnh văn nghệ mừng đại lễ Phật Đản trong sân chùa những năm sau 1975, chúng ta sẽ cảm thương và cảm động biết bao. Ngày mai, người huynh trưởng đó có thể ngồi viết bài tự kiểm mấy mươi trang và thậm chí có thể vào tù. Nhưng anh không sợ hăi. Lư tưởng cao cả của người huynh trưởng đă giúp anh đứng dậy và tiếp tục hành tŕnh. Dù đi trong băo táp mưa sa, các anh chị trưởng và đoàn viên Gia Đ́nh Phật Tử bao giờ cũng là những cánh chim trung kiên, hiếu thảo, vẫn ráng bay về tổ cũ, vẫn cố giương đôi cánh mỏng bảo vệ giáo hội, bảo vệ thầy và chở che cho đoàn đội của ḿnh.

Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đă đẩy hàng triệu người dân Việt, trong đó có nhiều ngàn đoàn viên Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam, rời xa tổ ấm. Những đoàn viên Gia Đ́nh Phật Tử các cấp dù phải ra đi nhưng vẫn không quên lời phát nguyện từ thuở vào đoàn. Nơi nào có huynh trưởng Gia Đ́nh Phật Tử là nơi đó có Gia Đ́nh Phật Tử sinh hoạt. Từ các trại tỵ nạn cho đến bước đường định cư tại nhiều nước thứ ba, các anh các chị luôn t́m mọi cách để gầy dựng lại tổ chức ḿnh. Những nơi có chùa th́ gia đ́nh sinh hoạt trong chùa. Những nơi không có chùa th́ gia đ́nh sinh hoạt trong công viên, trong trường học, trong cả sân nhà thờ của các tôn giáo bạn. Dù khó khăn vất vả, các anh các chị vẫn tin tận đáy ḷng rằng Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam, với một lư tưởng cao đẹp, với truyền thống, quy chế kỷ cương đă bắt đầu từ nhiều năm trước, sẽ tồn tại và phát triển tại hải ngoại.
Sau 28 năm, với bao nhiêu cố gắng và hy sinh, đau ḷng mà nói, thực tế đă không diễn ra như các anh chị nghĩ. Gia Đ́nh Phật Tử theo thời gian đă suy yếu dần. Với hàng mấy tră
m gia đ́nh Phật Tử của thời điểm 1980, ngày nay con số và danh xưng có thể c̣n có đó nhưng thực lực đă hao ṃn nhiều theo năm tháng. Người đi th́ nhiều, người đến th́ thưa và người c̣n lại th́ mệt mỏi. Và hôm nay, với tư cách một đoàn viên 40 năm của Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam và cũng là người theo dơi các sinh hoạt của Gia Đ́nh trong suốt 10 năm nay, tôi xin thưa với quư anh chị, nếu chúng ta không can đảm thực hiện những thay đổi cấp bách và căn bản, trong một thời gian ngắn nữa, Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam hải ngoại có thể sẽ không c̣n tồn tại.

Tại ai và tại sao?

Tôi đă đọc nhiều bài báo, tham luận, biên bản đại hội giải thích lư do sự suy yếu của tổ chức Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam hải ngoại. Tôi có nhiều dịp đảnh lễ chư tôn đức và lắng nghe mối quan tâm của các ngài đối với tương lai của Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam hải ngoại. Tôi có dịp trao đổi với các anh chị trưởng các cấp trong vùng Đông Bắc Hoa Kỳ cũng như Hoa Kỳ và Hải Ngoại về t́nh trạng tạm gọi là yếu dần của tổ chức Gia Đ́nh Phật Tử. Hàng trăm lư do, khách quan và chủ quan, tích cực và tiêu cực, được đưa ra, được viện dẫn để quy trách t́nh trạng hiện nay của Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại. Lư do nào cũng đúng. Viện dẫn nào cũng hợp lư. Lư lẽ nào cũng hùng hồn. Thế nhưng một câu hỏi mà tôi chưa từng được nghe, chưa từng được trả lời thoả đáng, đó là, hướng đi đích thực nào dành cho tổ chức Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại?
Thoạt nghe câu hỏi có vẻ ngây ngô, thừa thăi. Chẳng lẽ 28 nă
m qua chúng ta đi lạc giữa rừng già? Chẳng lẽ mục đích của Gia Đ́nh Phật Tử là đào tạo Thanh, Thiếu, Đồng Niên trở thành những Phật Tử chân chánh và góp phần vào việc cải tạo xă hội theo tinh thần Phật Giáo cũng cần phải thay đổi hay sao?

Hẳn nhiên mục đích đào tạo Thanh, Thiếu, Đồng Niên trở thành những Phật Tử chân chánh không thay đổi nhưng đối tượng để đào tạo th́ đă thay đổi hoàn toàn. Tương tự, cải tạo xă hội theo tinh thần Phật Giáo không thay đổi nhưng đối tượng xă hội mà những người Phật Tử cần cải tạo đang thay đổi từng giờ, từng phút. Vũ trụ như là một ḍng sông không ngừng chảy và biến đổi trong từng sát-na của ư niệm, đừng nói ǵ là 60 năm với biết bao nhiêu sao dời vật đổi. Trong mắt đạo Phật, không có sự vật nào là vĩnh cữu, là tồn tại độc lập. Xă hội ngày nay không phải là xă hội của 60 năm trước. Xă hội mà các thế hệ đang sinh ra, đang lớn lên không phải là xă hội mà cha anh chúng đă sống 60 năm trước. Những suy tư, trăn trở, lo âu, ước vọng, đam mê của thế hệ trẻ ngày nay hoàn toàn khác với thế hệ trẻ của 60 năm về trước. Đối tượng để cải tạo thay đổi th́ các phương pháp, phương tiện cũng phải thay đổi một cách thích nghi.

Một cách tóm tắt, mục đích đào tạo Thanh, Thiếu, Đồng Niên trở thành những Phật Tử chân chánh và góp phần vào việc cải tạo xă hội theo tinh thần Phật Giáo của Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại có đạt được hay không, và thậm chí tổ chức Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại có tồn tại hay không, tùy thuộc vào việc chúng ta chọn lựa một trong hai hướng phát triển dưới đây:

Phải chăng chúng ta muốn có một tổ chức Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại đóng vai tṛ như một bộ phận bất khả phân ly của tổ chức Gia Đ́nh Phật Tử trong nước, trên đó xây dựng một hệ thống lănh đạo theo dạng kim tự tháp; dùng các cấp Tập Tín Tấn Dũng làm tiêu chuẩn phân định quyền hạn và trách nhiệm; dùng phương tiện trại (Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang, Vạn Hạnh) làm thước đo cho tŕnh độ tu học và khả năng lănh đạo của mỗi đoàn viên; đối xử với nhau theo nề nếp gia phong, thương yêu nhưng nghiêm khắc, hy sinh nhưng phục tùng, anh nói em nghe, chị nói em nghe; học tập theo các tài liệu, phương án, giáo tŕnh bằng tiếng Việt được soạn sẵn từ nhiều chục năm trước; khép kín trong các h́nh thức và cơ cấu tổ chức nặng tính tập trung?

Phải chăng chúng ta muốn một tổ chức Gia Đ́nh Phật Tử, dù bắt nguồn từ Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam trong nước nhưng phát triển thích nghi trong một môi trường mới với một hệ thống xă hội mở; kính trọng các nguyên tắc dân chủ và b́nh đẳng, trong đó, các đoàn viên đă phát nguyện đều có quyền hạn và trách nhiệm như nhau đối với sinh mệnh của tổ chức, kể cả việc bầu ra các cấp trưởng để lănh đạo ḿnh; mở rộng việc phát triển đoàn vào các cấp trung học, đại học và các tầng lớp chuyên gia tại các công tư sở, phát động phong trào học Phật (Buddhism Study) trong giới trẻ tại các đại học; mở rộng mạng lưới liên kết để học Phật trong giới trẻ với các nhóm, các tổ chức Phật Giáo tại các quốc gia mà chúng ta đang cư ngụ; các trại huấn luyện được thay bằng các lớp giáo lư ở chùa; các hội nghị Phật học bằng hai thứ tiếng do chư tôn đức giảng dạy mỗi mùa hè; khuyến khích đoàn viên ghi học các môn Phật học tại đại học; tổ chức các hội thảo chuyên đề về giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật để đào tạo đoàn viên thành những chuyên viên giỏi, đa dạng về chuyên môn lẫn tư cách lănh đạo (leadership); dấn thân vào các hoạt động văn hóa, xă hội để đem lại lợi lạc cho địa phương nơi đoàn viên đang cư ngụ thay v́ quanh quẩn trong đoàn quán của ḿnh với những bài hát thiếu nhi; đơn giản hóa các thủ tục và h́nh thức kể cả đồng phục; trẻ trung hóa và sinh động hóa hoạt động của đoàn?

Không phải phân tích hay suy luận nhiều chúng ta cũng đủ biết các phương pháp sau chính là những phương pháp cần thiết và thích hợp với đà phát triển của xă hội con người ngày nay.

Hai mươi tám năm, chúng ta đă đi trên con đường quá khứ mà ḷng vẫn nghĩ hay đă tự dối ḷng rằng chúng ta đang hướng đến tương lai. Hai mươi tám năm, chúng ta đang đi ngược chiều cây kim thời đại mà vẫn tin rằng chúng ta đang tiến đến một chân trời mới. Không có tương lai nào cả. Không có chân trời mới nào cả. Phần lớn sinh hoạt đoàn diễn ra trong suốt 28 năm qua ở hải ngoại, từ con người cho đến phong cách, từ tâm thức cho đến hành động, chỉ là một khoảng nối dài của Huế, của Sài G̣n, của Cần Thơ, của Đà Lạt chứ không phải của Santa Ana, của Boston, của London, của Victoria.

Thật vậy, phần lớn các anh chị trưởng trong cấp lănh đạo trung ương của Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại thuộc thế hệ huynh trưởng của giai đoạn từ thời gian chính thức thành lập 1951 cho đến đại hội 1964, sau mùa Pháp Nạn 1963. Đó là thời các anh chị mới ngoài 20 tuổi. Một nửa thế kỷ đă qua đi. Hàng me trước trường Gia Long, nơi họp đại hội Gia Đ́nh Phật Tử năm 1964, đă tṛn 40 mùa thay lá. Không ít các anh chị trưởng đặt chân lên đất Mỹ khi tuổi tác đang trong buổi về chiều, sau nhiều năm dài trong lao tù, xiềng xích, đói khát, bệnh tật. Màu áo lam vẫn chưa phai, lư tưởng Gia Đ́nh Phật Tử vẫn c̣n nguyên vẹn nhưng lực đă bất tùng tâm. Cuộc chiến đẩm máu đă để lại những vết thương hằn sâu trong thân thể và trong cả tâm hồn các anh chị, không thể sớm chiều mà quên đi được. Hậu quả tiêu cực của vết thương thể hiện trong từng câu nói, trong từng hành động và trong từng cách giải quyết một vấn đề.

Các anh chị lại phải đối diện với một xă hội mới, trong đó gần như mọi sinh hoạt hằng ngày đều được tự động hóa và hệ thống hóa. Các anh chị điều hành các đoàn, đội, trong đó, đa số các em sinh ra và lớn lên tại hải ngoại. Một đoàn viên sinh ra trên chiến hạm, trong trại tỵ nạn, trong những ngày đầu định cư, bây giờ đă gần 30 tuổi. Các em ăn hamburger, học tiếng Mỹ, đi vào đời không bằng những câu ca dao nhưng bằng những tṛ chơi vi tính, bằng phim hoạt họa. Tiếng mẹ đẻ của các em không phải là tiếng Việt mà là tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp. Trong lúc tiếng gọi của cội nguồn văn hóa Việt thúc giục các em t́m đến chùa học Phật, cùng lúc, các em lại cảm thấy cô đơn, lạc lỏng, xa lạ với chính tổ chức của ḿnh. Nhiều trong số các em là bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên kinh tế tài chánh. Họ là những người đóng vai tṛ quan trọng trong nhiều công ty Mỹ, trong xă hội Mỹ, thế nhưng, trong sinh hoạt đoàn th́ được đối xử như những đứa bé c̣n chập chửng. Lư do bởi v́ các em không quen thuộc với lối sinh hoạt nặng tính thủ công của Gia Đ́nh Phật Tử, và ngoài ra, các em không rành tiếng Việt. Các em buột phải rời đoàn. Ngày nay đa số đoàn viên Gia Đ́nh Phật Tử là các đội oanh vũ, đồng niên và ngành thiếu mặc dù Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam không phải chỉ là một tổ chức thiếu nhi và lại càng không phải là một đoàn văn nghệ. Nhiều em kiên nhẫn hơn, cố gắng khắc phục bằng cách học thêm tiếng Việt ở nhà, ở chùa, ở các trung tâm Việt Ngữ. Dù cố gắng bao nhiêu, vốn liếng Việt Ngữ của các em cũng chỉ đủ để kêu món ăn trong nhà hàng, để chào hỏi nhau ngoài phố, làm sao có thể qua đó mà thấm nhuần giáo lư Phật Đà. Không một trường Việt Ngữ nào có thể dạy cho các em hiểu được ư nghĩa của Tứ Ân, Lục Ḥa đừng nói chi là Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế cao thâm vi diệu.

Không ai có thể phủ nhận tấm ḷng của các anh chị đối với tổ chức, với các thế hệ đoàn viên. Lịch sử gia đ́nh chúng ta đă nhiều lần chứng minh, nếu cần phải chết để tổ chức c̣n tồn tại, nếu cần phải chết để các em được sống, các anh chị không ngần ngại mà hy sinh. Gia Đ́nh Phật Tử là hơi thở, là đời sống thứ nhất của các anh chị, quan trọng c̣n hơn cả đời sống gia đ́nh riêng. Gia Đ́nh Phật Tử là điểm khởi hành và cũng là nơi trở về của các anh các chị trong kiếp này. Tuy nhiên đă đến lúc chúng ta nên tạo cơ hội để các thế hệ trẻ được dấn bước trên chặng đường mới của lịch sử Gia Đ́nh chúng ta. Hăy trao cho các em chiếc ch́a khóa Bi Trí Dũng và để các em lên đường, đừng trao cho các em gánh nặng quá khứ và nổi buồn thế hệ mà các anh các chị đang cưu mang.

Chúng ta thường nghe, thường đọc các hiện tượng phân hóa, tranh chấp trong Gia Đ́nh Phật Tử và cả trong cộng động người Việt. Những phân hóa đó, thật ra, không phát xuất từ những nguyên nhân khách quan hay chủ quan to lớn, sâu xa nào cả, nhưng đơn giản chỉ v́ chúng ta không biết rơ nhu cầu thực sự của tổ chức và khả năng đáp ứng của mỗi chúng ta trước nhu cầu đó. Nói rộng hơn trong phạm vi đất nước, nếu mỗi người Việt Nam có một tầm nh́n xa về tương lai dân tộc, biết rơ vị trí và khả năng đáp ứng của ḿnh trước nhu cầu đất nước th́ cuộc vận hành của lịch sử đă không quanh quẩn trong ṿng bế tắc như hiện nay. Chúng ta có khuynh hướng thích làm những công việc cao hơn tầm tay vói, nhận những trách nhiệm không thuộc vào khả năng và t́m cách đứng vào những vị trí không phải dành cho ḿnh. Nước sẽ trở về nguồn. Máu sẽ trở về tim. Lá sẽ rơi về cội. Vâng. Nhưng trước hết máu phải tuần hoàn, nước phải được trôi ra biển và lá phải có cơ hội xanh tươi.

Chúng ta sợ mất truyền thống đă gầy dựng từ 60 năm trước nhưng chính truyền thống cũng phải không ngừng thay đổi và thích ứng với môi trường, nếu không, điều mà chúng ta gọi là truyền thống chỉ là một thói quen lạc hậu mà thôi. Truyền thống tốt đẹp của Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam sẽ không bao giờ chết nếu chúng ta biết cách phát huy. Chúng ta mang cây nhăn Huế sang trồng ở Garden Grove th́ xin đừng kỳ vọng nó sẽ lớn lên, sẽ đơm hoa, kết trái, sẽ có hương vị như nhăn Huế. Phật tính là một nhưng căn cơ th́ mỗi người mỗi khác. Hạt giống Bồ Đề trong tâm hồn của mỗi chúng ta đều bắt nguồn từ Animisalocana, nơi đó, đức Bổn Sư đă cám ơn cây cổ thụ đă một thời che nắng che mưa, nhưng không phải v́ thế mà cây bồ đề ở Berlin, Sydney sẽ lớn lên như h́nh dáng cây bồ đề một thời ở Animisalocana.

Nếu thời đại Chấn Hưng Phật Giáo 1930 chúng ta có những anh những chị đă đóng vai tṛ tiên phong mở đường, th́ ngày nay, để tiếp tục tồn tại và phát triển trên vùng đất mới, Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại cần có những người anh, người chị trưởng mới, những người huynh trưởng mang tâm thức của thời đại, có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thời đại toàn cầu.

Người Huynh Trưởng thời đại, hay nói theo chữ của thầy Từ Lực là Tâm Minh của thế kỷ 21, là những người mang ánh sáng Bi Trí Dũng, phương châm cao đẹp của Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam đi vào ḷng người bằng nhiệt t́nh của tuổi trẻ, phương tiện của thời đại và ngôn ngữ của thế hệ họ. Từ Bi không chỉ đơn giản dừng lại ở sự thương xót, bố thí của cải vật chất nhưng c̣n là những hiến dâng năng lực tràn đầy của tuổi hai mươi vào các mục đích cao cả nhằm đem lại lợi lạc cho con người mà các bậc đàn anh, đàn chị, bị giới hạn trong tuổi tác, thể lực cạn kiệt, tâm lư mỏi ṃn đă không thực hiện được. Giữa một xă hội Tây phương vật lộn, tranh giành, chém giết nhau chỉ v́ những cám dỗ thấp hèn, v́ những đam mê vọng tưởng, tiếng chuông Từ Bi Thanh Tịnh của đạo Phật chắc chắn sẽ được đón mừng. Các đoàn viên Gia Đ́nh Phật Tử sẽ là những người viết hai chữ t́nh yêu đích thực vào khoảng trống đang chờ đợi trong tâm hồn những con người vật chất đầy vô vị kia.

Người Huynh Trưởng thời đại như những cánh chim bay cao trên nền trời xanh để ôm nhân loại vào ḷng. Tâm hồn tuổi trẻ là một đại dương bao la của ḷng vị tha, vô vụ lợi, trong sáng và thánh thiện. Và v́ thế, tuổi trẻ sẽ dễ dàng mở mang Trí Tuệ, nhanh chóng đón nhận được các ư nghĩa chân thực trong các lời dạy của đức Từ Phụ. Ánh sáng của Trí Tuệ là ngọn hải đăng dẫn đến Giác Ngộ, tránh xa mê chấp và giải trừ vô minh phiền năo. Trí tuệ như một cỗ xe, càng nhẹ, càng ít hành lư bao nhiêu th́ càng chạy nhanh hơn. Thế hệ trẻ chắc chắn sẽ nhẹ hơn, sẽ ít hành trang, ít ám ảnh hơn.

Người Huynh Trưởng thời đại, cũng với tinh thần vị tha, trong sáng đó, sẽ thừa Dũng Lực vượt qua mọi thách thức và khó khăn, chắp cánh bay qua những ao tù nước đọng của hoài nghi mặc cảm quá khứ để hướng đến một tương lai khai phóng, bao dung và nhân bản, không những cho Gia Đ́nh Phật Tử, cho thế hệ trẻ mà c̣n cho cả đất nước, hay nói xa hơn cho nhân loại ngày mai. Họ có thể sẽ sai, có thể sẽ vấp ngă nhiều lần nhưng sẽ can đảm chấp nhận những sai sót, đúng lên và tiếp tục hành tŕnh.

Người Huynh Trưởng thời đại là những người đóng góp hữu hiệu vào nỗ lực làm sáng lên tinh thần Phật Giáo khoa học vượt lên trên tất cả các giới hạn của khoa học. Đạo Phật không phải là nơi trú ẩn của những tâm lư bệnh hoạn, cầu an, cầu phước, tiêu cực, bi quan yếm thế, mê tín dị đoan, xin xăm bói quẻ, nhưng là con đường sống tích cực mà nhân loại đang cần. Đạo Phật là đạo của con người. Đạo Phật đă khẳng định chính con người, chứ không phải ai khác, là trung tâm của thế giới, chính con người, chứ không phải một quyền năng nào khác, là chủ nhân của sinh mệnh con người. Đạo Phật là đạo của thương yêu. Trong suốt ḍng lịch sử hơn 2600 năm Phật Giáo, đạo Phật chưa hề làm nhỏ một giọt máu của nhân loại giữa lúc bao cuộc chiến tranh để lại không biết bao nhiêu xương rơi máu đổ v́ những sự nhân danh các quyền lực siêu nhiên. Sử gia lỗi lạc của Anh, H. G. Well đă từng biết ơn Phật Giáo qua câu nói: "Phật giáo đă làm sống dậy, làm thanh tịnh hóa, và cũng như đóng một vai tṛ quan trọng trong việc hướng dẫn, d́u dắt số phận con người".

Bởi v́ đạo Phật là đạo của tuổi trẻ, là mùa xuân của tư tưởng nhân loại, lư tưởng giáo dục thanh niên của Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam sẽ rất cần cho tuổi trẻ, không chỉ là tuổi trẻ Việt Nam mà cả tuổi trẻ thế giới. Phương pháp để đưa lư tưởng Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam vào tâm hồn các thế hệ trẻ Việt Nam, vào tâm hồn thế hệ trẻ người bản xứ, hẳn nhiên sẽ vô cùng phức tạp và đầy thử thách. Có thể chúng ta phải bắt đầu từ con số rất ít, rất nhỏ và phải cần nhiều năm mới nh́n thấy kết quả. Con đường trước mặt của người huynh trưởng thời đại sẽ gian nan nhưng cũng tràn đầy hy vọng.

Tôi có một ước mơ nho nhỏ. Mai mốt khi trở về, tôi sẽ đi thăm chùa Từ Đàm. Tôi sẽ ngồi trong yên lặng trên thềm chùa, để lắng nghe từ trong lời kinh, từ trong tiếng chuông ngân, từ trong ḷng đất, những lời nhắc nhở, những lời dặn ḍ, những tiếng chân của bao bậc tôn sư và các anh chị trưởng đang vang vọng lại trong tâm hồn tôi. Tương tự, tôi cũng tin sẽ có một ngày, các em, các cháu đoàn viên Gia Đ́nh Phật Tử, vừa mới sinh ra, sẽ sinh ra và lớn lên trên nước Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Úc .... cũng sẽ trở về. Các em lại sẽ như tôi, ngồi bên bậc thềm chùa Từ Đàm và nói với nhau bằng tiếng Việt Nam không dấu "Tại đây, chính từ nơi này, một trăm năm trước, hai trăm năm trước, ba trăm năm trước, có những người huynh trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam với những chiếc áo lam giống như chúng ta và phương châm Bi Trí Dũng giống như chúng ta, đă bắt đầu hành tŕnh đào tạo Thanh, Thiếu, Đồng Niên trở thành những Phật Tử chân chánh và góp phần vào việc cải tạo xă hội theo tinh thần Phật Giáo, nhờ thế mà có chúng ta." Va` trong số các em, thế nào chẳng có em sẽ khe khẻ hát "Quê hương tôi là đây....".

Trần Trung Đạo
Email: trantrungdao@aol.com
Web: www.trantrungdao.com

Trở về Mục Lục