Sách vở bè bạn và Ngày Nhà Giáo

Sáng ngày 18-11-2011, tôi dậy hơi trễ một chút, có lẽ lúc ấy chừng 8 giờ sang, v́ tối hôm qua về tới đă sang canh tư, các con tôi đưa các cháu đi học, tôi không có phương tiện đi, vă lại c̣n hơi mệt sau chuyến bay từ nhà đến Chicago trên một giờ, lại từ Chicago đến phi trường Narita hơn 13 giờ, lại phải ngồi phi cơ đi tiếp từ đó về Sàig̣n 7 giờ, vị chi phải ngồi trên phi cơ 22 giờ, tôi lại có thói quen không ngủ trên phi cơ hay xe hơi. Do đó tôi gọi điện thoại cho Trần Đ́nh Hùng, muốn gặp anh ta để biết việc in ấn các bài viết của tôi.

Trong nhiều năm qua, trên nguyệt san Phật Học, trên Trang nhà Ái Hữu Gia Đ́nh Phật Tử Vĩnh Nghiêm, Thất Sơn Châu Đốc, tôi có viết một số bài, nay muốn tập họp in lại để dành, mai kia không c̣n Trang Mạng th́ cũng có sách đọc lại, viết nhiều đề tài khác nhau, tôi nghĩ cũng nên phân loại thành những bài viết: Học Phật, Truyện ngắn, Kư, Phong tục. Tôi đă làm những tập để in thành sách và ebook như sau:

-  Học Phật: Những bài viết về Phật Pháp gồm giáo lư và thực hành.
-  Dấu Xưa: Những bài viết về phong tục cưới hỏi, cúng thôi nôi, đặt tên con …
-  Truyện Của Tôi: Ghi lại những Trường tôi đi học, đi dạy, đi lính, ở tù như là một hồi kư.
-  Chim Hót Trên Cành: Các truyện ngắn, phóng tác truyện thiền.
-  Kư: Ghi lại những chuyến đi Huế, Đà Lạt, Về Việt Nam, đi sang Cali, Virginia.
-  Thế Sự: Các bài viết liên quan đến văn chương, cố sự Trung Hoa.
-  Đường Về Cơi Phật: Những bài viết về chùa chiền danh tiếng ở Nhật Bản, Thái Lan, Miến Điện, Việt Nam.

Khi Hùng đến, chúng tôi đi t́m một quán chay ở khu Cư xá Lữ Gia, nhưng ở đó chỉ có quán cơm trưa chớ không có quán điểm tâm, chúng tôi đành t́m quán cà phê vĩa hè rồi mua xôi ăn sáng.

Tôi gửi Hùng và anh Thuận mỗi người một hộp cà hê ḥa tan, riêng anh Thuận người in sách một USB 4GB, tôi mua định biếu anh năm trước, nay mới về đưọc. Hùng mang cho tôi ba tập sách đă in để sửa morasse mà người đóng sách là bạn tôi, anh ta mến tôi đă đóng b́a cứng mạ chữ vàng.

Hùng cho tôi biết anh Thuận nay đi làm ngày, tối làm gardien nên không có th́ giờ, tôi nhờ Hùng cố giúp in cho xong các tập sách, Hùng cũng muốn như vậy nhưng đúng là “lực bất ṭng tâm”. Hùng ra về, hẹn tối Thứ Hai ba chúng tôi gặp lại nhau để giải tỏa mọi vướng mắc và hiểu ư nhau làm cho đúng và đồng nhất các quyển sách.

Hùng và tôi chia tay, mang mấy tập sách về nhà, tôi bắt đầu sửa Morasse, quyển đầu tiên là tập thơ của thân phụ tôi, người có thơ đăng trên phụ trang văn chương của nhật báo Đuốc Nhà Nam năm 1932, tôi sưu tập những bài thơ ấy và một số bài thơ khác cùng với một bài văn tế bách nhật bà nội tôi, gồm cả nguyên bản chữ nôm và quốc ngữ. Cha tôi có tự là Chí Nhân, nên tôi đặt tên cho tập sách này là Chí Nhân Thi Tập. Sửa chữa tập này dễ v́ chỉ có vài chục trang, mỗi trang một bài thơ, nhưng sang tập Học Phật mới khó v́ sai nhiều, có lẽ do phần mềm chạy sai.

Từ lúc tôi c̣n ở Mỹ, anh em bạn học Cao Thắng và cả học tṛ cũ nghe tôi về họ đă mời tôi dự một bửa ăn, thay v́ ngày 15 họ họp mặt, đă phải dời lại 18 là ngày tôi đă có mặt tại Sàig̣n, nơi hẹn khoảng 5 giờ chiều tại quán Bông Sứ, 71 Nguyễn Kim, quận 11.

Anh Gồng, Chiếu, Minh, Thới, B́nh, Á, Bửu, Tông, Hướng, anh A (ảnh do Nguyễn Đắc Thập chụp)

Khi tôi đến hơi trễ một chút, các bạn đang vui vầy, tôi nhận thấy có Trần Xuân Minh, Nguyễn Tấn Á, Nguyễn Xuân Thới, Nguyễn Đắc Thận, Gồng, Bửu và vài anh bạn khác tôi không nhớ tên, lại có cả Đỗ Thọ B́nh … c̣n anh học sinh cũ Đinh Tiến Hưng đi công tác chưa về, xin hẹn gặp tôi dịp khác. Lâu ngày, gặp lại các bạn rất vui, tay bắt mặt mừng nhưng anh em nhắc đến nhũng người bạn vừa mới ra đi như Hồ Ngọc Thu, nhất là Trường Quang Lộc suôi gia với Trần Xuân Minh và Phạm Nguơn Đáng suôi gia vói Hồ Ngọc Điển, Lộc và Đáng cũng là thực khách thường xuyên tại quán Bông Sứ này.


Hàng đứng: Anh Gồng, Chiếu, Minh, Thới, anh A
Hàng ngồi: Bửu, Á, Tông, Hướng, Thận, anh B

Đó là ngày đầu tiên của tôi, khuya hôm sau, Thứ Bảy 19-11-2011, tôi thức dậy khoảng 4 giờ 30 sáng, chuẩn bị đi Long Xuyên thăm anh tôi, trong chuyến về Việt Nam lần này, tôi muốn dành nhiều thời gian đi thăm lại những người trong làng, họ hàng xa bên nội tôi ở Mỹ Hội Đông, Long Xuyên và bên ngoại ở Bồ Húc Sa Đéc, bên nội hồi nhỏ tôi có theo người bác đến đó một lần, nay làm sao nhớ, c̣n bên ngoại chưa đến lần nào, tôi nghĩ càng để lâu anh em họ hàng mai một, không ai biết để đưa tôi đi thăm viếng và cũng không chắc tôi c̣n để đi. Quỹ thời gian và sức khỏe càng ngày càng ít đi, ai biết được khi nào ḿnh hết, chỉ hết một cái thôi cũng không thể đi đâu ngoài một nấm mộ phần.

Khởi hành từ 5 giờ sáng, chúng tôi ra khỏi B́nh Điền rồi theo đường cao tốc Sàig̣n-Trung Lương, đường đă nghiệm thu nhưng chưa thu phí, v́ nghe đâu nhiều chỗ hư phải dậm vá sửa chữa luôn, nhiều xe bị nổ lốp tai nạn xảy ra, giới hữu trách cho là tại vỏ xe cũ, ṃn nhiều, tài xế xe tải cho là ma sát cao nên sinh ra một nghề mới là trước khi lên hay sau khi xuông xa lộ người ta xịt nước vào vỏ xe để làm nguội, trên xa ộ có những chỗ có đèn làm cho lúa không đậu hạt, hiệp hội nông dân đâm đơn kiện, ban quản lư đường cao tốc phải bồi thường về thiệt hại mùa màng.

Hai bên đường cao tốc, đều dành một khoảng trống chừng 10 thước lập hàng rào luới B40, để không cho người và trâu ḅ đi vào, ngoài rào cả hai bên lại có một con đường nhựa chạy song song với đường cao tốc, như vậy con đường cao tốc chiếm bề ngang ít ra là 60 mét, miền Tây là đất nông nghiệp, nào là làm đường, nào là khu công nghiệp, diện tích canh tác ngày càng bị thu hẹp đáng kể.

Tôi hiểu ḿnh không có thời giờ, cho nên khi đi tôi phải mang sách theo để sửa morasse, tôi cảm thấy ḿnh bị g̣ bó, nhưng cũng phải cố gắng làm cho được việc.

Tới Long Xuyên vào khoảng 10 giờ, tôi thăm ông anh và bà chị dâu, anh tôi nằm một chỗ đă hai năm nay, hỏi biết tôi không, anh ấy mĩm cười rồi nói ú ớ không rơ là ảnh nói chi, nhưng cũng mừng là ảnh có biết, bệnh t́nh khá hơn trước, chị dâu tôi nói chuyện được nhưng ăn phải có người giúp, sanh, lăo, bệnh, tử chân lư đó không bao giờ thay đổi.

Ăn cơm trưa xong, tôi vội vàng đi Châu đốc thăm mấy em con chú tôi, nơi tôi đă ở ăn học khi c̣n nhỏ, trên đường về lại ghé thăm gia đ́nh một cô em con nguời cô cũng bị tai biến mạch máu năo, nhưng nhẹ nên có thể đi lại được, nhớ ngày nào ghé thăm, các cháu c̣n nhỏ, nay đều có gia đ́nh, đứa làm cô giáo, đứa nhân vên cho công ty, đứa có cửa hàng bán vật liệu xây dựng, “tre tàn măng moc”, nhưng tôi cũng mừng v́ măng mọc nơi đất tốt, đă tươi tốt hơn đám tre già.

Về đến căn nhà xưa, tôi bùi ngùi nhớ đến cô em gái, năm kia về cô c̣n cùng tôi với người chị cùng dự đám giỗ mẹ tôi, lần ấy anh tôi tuy đă bị tai biến lần thứ hai nhưng vẫn c̣n đi lại, năm nay anh tôi nằm môt chỗ, cô em mất đă gần giáp năm, căn nhà đó là nơi em tôi đă sinh ra đời, cũng là nơi trút hơi thở cuối cùng, kiếp người sao quá ngắn!

Tôi thắp hương lạy bàn thờ cửu huyền, nhớ đến song thân và cả cô tôi, là những người tôi đă sống gần gủi khi c̣n ấu thơ, giờ tôi đă trộng tuổi rồi nhưng khi nhớ tới họ, tôi vẫn sống lại những ngày c̣n bé bỏng. Tôi cũng thắp cho cô em gái một nén hương, ở cái bàn thờ riêng bên cạnh. Rồi tôi và người em rễ với con chú tôi đi thăm nghĩa trang gia đ́nh. Đây là nơi chôn cất ông bà nội tôi, năm kia cô em gái cải táng ông bà cố, đem về xây một ngọn tháp để an vị xương cốt. Ông bà nội tôi có bốn người con trai, mộ phần đều chôn cất tại đây, bốn người con gái th́ chỉ có một cô không chồng, mất năm 94 tuổi chôn cât trong phần đất này, đến đời chúng tôi, chỉ có anh tôi, mấy đứa con đă xây sinh phần và em gái tôi đă an táng trong phần dất đó. Đất miền Nam hầu hết là đồng bằng, không đồi núi, chỉ có đất giồng và sông rạch, cạnh nghĩa trang về hưóng đông có con rạch, tôi không rơ phong thủy đất ấy ra sao ?

Trên đường về Long Xuyên, tôi đi vào Vàm Nha là một địa danh thuộc làng B́nh Ḥa gần với chợ Cần Đăng, để thăm chị tôi nghe nói đă mổ mắt cườm bị hành đau nhức, các con chị ấy đều ở riêng, có “nhà cao cửa rộng” nghe tôi về, quy tụ lại hỏi thăm, thằng con lớn năm nào nói với tôi: “Lần tới cậu về, ngủ nhà mới của con, con sẽ đặt máy lạnh cho cậu dễ ngủ”. Gặp tôi, nó nói:

-  Tối nay mời cậu nghỉ ở nhà con, lâu lâu ở chơi với tụi con một bửa cậu!

-  Chắc cậu phải về nhà con Giấy, trời nực quá, có máy lạnh dễ ngủ.

Một đứa em nó đỡ lời:

-  Th́ nhà ảnh cũng có máy lạnh, chuẩn bị cho cậu ở lại đó.

Tôi cũng muốn ngủ lại, nhưng về Long Xuyên c̣n đi thăm vài người và cũng để gặp thằng cháu thứ ba, anh em của chúng, tôi có việc nhờ làm, nên an ủi chúng:

-  Cậu phải về, tối nay đi thăm vài người, gặp thằng Triễn có chút việc, sáng mai cúng giỗ bà ngoại xong, cậu phải về ngay Sàig̣n dự lễ Ngày Nhà Giáo, v́ học tṛ cũ mời cậu cả tháng nay.

Về Long Xuyên tôi đi thăm gia đ́nh ba má nuôi, để thắp một nén hương cho người chị - Cô giáo Trương Thị Việt Châu – đă mất vài tháng trước, rồi cùng thằng cháu đi uống cà phê, đêm đó trận bóng tṛn Việt Nam thua Indonesia ở giải U23, làm tôi nhớ hai năm trưóc cũng ngồi tại quán này, Việt Nam thắng đội bóng nào đó, toàn thành phố Long Xuyên xe gắn máy chạy đầy đường, gọi là “Băo”, kèn, trống tiếng động cơ đinh tai nhức óc.

Sáng tôi vào Phú Ḥa dự đám giỗ ở nhà anh tôi, nay con gái lớn anh ấy ở, nó đi du lịch ỏ Úc, nên thằng cháu rể cúng giỗ, có tôi với hai đứa em con người d́, và mấy đứa cháu, cúng giỗ mẹ tôi trên đất nhà của người, thắp nén hương vái lạy mẹ, khói hương lan tỏa, tôi nhớ tới thời thơ ấu theo mẹ về đây thăm cậu xă Trí bên kia rạch Phú Ḥa, thăm mợ ba nhà bên kia con mương nhỏ, nay trên nửa thế kỷ qua rồi, họ chỉ là những h́nh bóng cũ, kư ức chỉ ghi lại h́nh bóng nhạt nḥe.

Cúng tàn cây nhang, cỗ bàn dọn xuống, tôi ăn riêng mâm chay, các em và cháu ngồi quanh bàn tṛn nhậu nhẹt, và một mâm cho cánh đàn bà ở sau nhà bếp. Đời sống ở quê là vậy, đám cưới, đám hỏi, giỗ quảy, ma chay bà con, xóm giềng tụ lại mỗi người giúp một tay, rồi ăn uống vui chơi, t́nh tương than tương ái kết dinh nhau từ đó.

Tôi về đến Sàig̣n hơn 5 giờ, gọi em học sinh Phạm Hữu Tâm để quá giang cùng em ấy đi dự Ngày Hội Truyền Thống của Trường Nguyễn Trường Tộ và Phan Đ́nh Phùng, do các em cựu học sinh tổ chức.

Phạm Hữu Tâm đưa tôi tới nhà hàng Đoàn Viên ở đường Huyền Trân Công Chúa, là con đường chạy giữa Dinh Độc Lập và Vườn Tao Đàn, đến nơi tôi thấy Thầy Vũ Duy Thuận cũng vừa mới tới, đang được mấy em học sinh cũ bao vây tiếp đón, tôi xuống xe cũng được vài em nhận ra đến chào hỏi, thật t́nh mấy em đó có học với tôi, sau sang Cao Thắng, nên tôi đă quên tên quên mặt các em. Rồi Nguyễn Hữu Phúc trong Ban Đại Diện đến chào và đưa tôi vào chỗ bàn Tiếp Tân, nơi đây Phạm Mỹ Dung gắn cho tôi một cái hoa và hướng dẫn tôi đến bàn ngồi chung với các Thầy Vũ Duy Thuận, Nguyễn Ngọc Quế, Phan Đ́nh Du, Phạm Minh Phước, Trần Mạnh Tùng, Nguyễn Hoàng Vượng, Nguyễn Đắc Thế và Thầy Rốt về sau có thêm Cô Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Thị Hoàng.


Cựu Học Sinh tăo tặng lẵng hoa cho Thầy Cô đại diện hai Trường

MC của buổi họp mặt là Tạ Văn Vàng và Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Thầy Nguyễn Ngọc Quế được mời phát biểu về ư nghĩa ngày Hội Trường, tôi với tư cách Cựu Hiệu Trưởng được mời phát biểu vài lời, anh Đỗ Ngọc B́nh cựu Học sinh Cao Thắng, khách mời phát biểu cảm tưởng, tiếp theo Nguyễn Mỹ Khiết và Nguyễn Kiển, học sinh đại diện của hai trường tặng hai lẳng hoa cho đại diện Thầy Cô giáo của hai Trường là Cô Nguyễn Thị Cúc và tôi, sau đó Ban Tổ chức trao tặng mỗi Thầy cô một gói quà, trong ấy là một khuôn h́nh lộng ảnh chụp ngày Hội Truyền Thống năm 2009, rồi các lớp chụp ảnh lưu niệm với các Thầy, Cô, cuối cùng đại diện Ban Tổ Chức Nguyễn Hữu Phúc phát biểu ghi nhận và cám ơn, sau đó Phúc điều khiển hát bài Nối Ṿng Tay Lớn, nhiều Cựu học sinh nối đuôi rồng rắn và cả mọi người cùng hát theo, gây được bầu không khí vui tươi, nhộn nhịp và đầm ấm.


Các Thầy Cô và Ban Đại Diện Cụu Học Sinh NTT-PĐP

Sau đó nhập tiệc, rồi các Cựu Học Sinh nhảy múa, hợp ca, đơn ca giúp vui với Cây nhà lá vườn.

Năm nay, nghe nói là có đăng báo nên các CHS tham dự đông hơn những năm trước, phải thêm 4 bàn mới đủ chỗ cho mọi người.

Thầy Nguyễn Ngọc Quế có nhă ư tặng cho Ban Tổ Chức một bức tranh, bức tranh này đem ra đấu giá, khởi thủy 500.000,00 đồng, cuối cùng một anh CHS là chủ Dealer Minh Châu ở Sàig̣n mua được với giá 7.650.000,00 đồng. Đáng ca ngợi cho anh chủ dealer Minh Châu, nghĩa cử ấy giúp cho Ban Đại Diện có một số quỹ để đi thăm viếng quư Thầy, Cô và CHS khi bệnh hoạn hoặc cần tới sự giúp đỡ khi đau yếu.


Chủ Dealer Minh Châu đấu giá được bức tranh và Thầy Nguyễn Ngọc Quế tác giả

Khi các Thầy Cô ra về, CHS tự động đứng lên tiển đưa, mọi người đều thấy rơ các CHS có tinh thần “Tôn Sư, trọng Đạo” rất cao và rất chân t́nh. Tạ Trung Hiếu là Tổng Giám Đốc Tổng Công Ty Sắt Thép Miền Nam, Thượng Tá Mai An Phong đến dự luôn kính trọng Thầy, Cô và thân t́nh với các đồng môn, làm cho tôi không khỏi nhớ tới Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cựu học sinh Cao Thắng, mỗi khi gặp Giám Đốc Nha Kỹ Thuật Học Vụ Lư Kim Chân, chấp tay cung kính chào vị Giáo sư cũ của ḿnh.

Khi Đỗ Thọ B́nh chào ra về, tôi có nói với anh: “Hôm nào anh em Cao Thắng họp mặt gần đây, tôi mời B́nh với Nguyễn Văn Hiếu tới chơi”. B́nh hứa sẽ đến.

Sau khi các CHS tham dự ra về, Ban Tổ Chức họp lại, tổng kết chi thu, đă quyết định toàn bộ số tiền c̣n lại sau khi thanh toán nhà hàng, sẽ làm quà thăm viếng quư Thầy, Cô đă không tham dự v́ già yếu và tật bệnh, quỹ không tồn đọng trừ tiền đấu giá bức tranh sẽ thu sau.

Trên đường về, tôi nhớ đến Vơ Đức Hùng đang hoạn nạn, nhớ đến Nguyễn Quốc Tiến đang bận khai thác đồn điền ở Banmêthuộc. Năm nay, tôi nhận thấy đông hơn, vui tươi hơn chẳng hạn như hát Nối Ṿng Tay Lớn, tôi cũng ra làm cái đuôi với các CHS, chẳng những vậy mà khi các Thầy Cô ra về, CHS đứng lên đưa tiển, đón có t́nh mà đưa có nghĩa, làm cho tôi hảnh diện về bản thân ḿnh có đóng góp một bàn tay xây dựng cho các CHS thành những người hữu dụng trong xă hội.

Mai An Phong, Phạm Hữu Tâm lớp T1, xin tôi dành cho các em một cái hẹn, không phải tôi quên mà thật t́nh, tôi không có th́ giờ. Mấy em lớp Thương Mại, tôi nhờ Minh Nguyệt mời dùng cơm với tôi một bửa, cuối cùng tôi phải xin lỗi hủy bỏ.

Lần này, các em đă để lại trong tôi t́nh nghĩa Thầy Tṛ rất đậm đà, rất ấm áp khó quên, mà quên làm sao được khi Đặng Tiến Hưng không cầm được giọt lệ, nói với tôi mấy lời trước khi chia tay.

Jackson, TN 12-12-2011
(Tiếp theo)
Ảnh Ngày Hội Truyền Thống năm 2011