Nói chuyện về Gia Ðình Phật Tử Miền Bắc
Thông
Phương Ðặng Văn Khuê
Năm 1934, hưởng ứng Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo trong nước, với sự cộng tác chặt chẽ của các vị tăng-già và cư sĩ, Hội được thành lập với danh hiệu Bắc Kỳ Phật Giáo Hội do cụ Nguyễn Năng Quốc là một trong các vị sáng lập hội viên làm Hội-trưởng. Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa lịch sử tọa lạc tại trung tâm thành phố Hà-nội (79 phố Quán Sứ) do Hội kiến tạo lại, được dùng làm hội quán trung ương.
Tháng
5 năm 1945, một phiên đại hội đồng được triệu tập để sửa đổi
điều lệ và cũng từ đây, danh hiệu của Hội được gọi là Hội Việt
Nam Phật Giáo. Ban Quản Trị Trung Ương cũng được cải tổ và suy cử
Hòa-thượng Tuệ Tạng Trần Thuyên (tức là cụ Tổ Cồn) làm Hội Trưởng
thay cụ Nguyễn Năng Quốc về dưỡng lão tạị Thái Ninh (thuộc tỉnh Thái
Bình).
Cuối
năm 1946, chiến sự bùng nổ. Hầu hết nhân viên Ban Quản Trị đều phải
tản cư khỏi thủ đô Hà-nội. Chỉ có Thượng-tọa Tố Liên với vài vị
Trưởng Lão ở lại chùa Quán Sứ và phải đương đầu với mọi khó
khăn.
Năm
1947, một phiên đại hội được triệu tập. Cụ Bùi Thiện Cơ, nguyên
Phó Hội Trưởng, được cử làm Hội Trưởng thay Hòa-thượng Tuệ Tạng
đã lui về chùa Cồn (thuộc tỉnh Nam Ðịnh) cùng với các vị giáo sư
và học tăng của trường Phật-học. Cụ Bùi Thiện Cơ đảm nhiệm chức
vụ Hội Trưởng liền trong 3 khóa (từ năm 1947 đến 1956).
Trải
qua 20 năm hoạt động (1934-1954) tại miền Bắc, Hội đã tạo được những
ảnh hưởng tốt đẹp trong đại chúng Phật-tử bởi những công cuộc
truyền bá giáo lý sâu rộng. Lập nhà in Ðuốc Tuệ để ấn hành kinh
sách, báo chí. Lập những đạo trường hoằng dương Phật-pháp ở khắp
mọi nơi. Gây dựng các cơ sở văn hóa giáo dục (trường tiểu học
Khuông Việt) để phát huy chân tinh thần Phật-giáo. Hội còn tổ chức
những cơ quan từ thiện xã hội để giúp đỡ đồng bào thiếu thốn
trong những thủy hỏa tai. Lập viện cô nhi nuôi dạy trẻ mồ côi học
chữ, học nghề. Nhất là đã gây được một phong trào nghiên cứu và
tu học Phật-pháp trong mọi giai tầng xã hội.
Tiền
Thân Gia Ðình Phật Hóa Phổ
Do
nhân duyên đặc biệt, biên giả đã được tới với Phật-pháp vào những
năm 1937-1938. Lúc đó, chùa Quán Sứ mới chỉ có ngôi nhà tổ để làm
chính điện. Ngôi chùa như hiện nay, mới được xây dựng năm 1940
(1).
Lúc
đó, số Phật-tử (hội viên) rất đông. Quý Thượng-tọa cùng các cư
sĩ trong Ban Quản Trị đã lập một đoàn gồm con em của hội viên Phật-tử
gọi là Ban Ðồng ấu để làm lễ dâng hương hoa trong các ngày đại
lễ. Các em vừa sử dụng nhạc cụ dân tộc, vừa hát các bài cổ truyền
bằng lời ca mới do cụ Thiều Chửu soạn. Cụ Thiều Chửu chính là cư sĩ
Nguyễn Hữu Kha (tác giả quyển từ điển Hán Việt) là một cư sĩ rất
uyên thâm Phật-pháp. Khi tụng kinh, Cụ thường gõ đầu gối thay cho gõ
mõ.
Gia
Ðình Phật Hóa Phổ
Vào
những năm 1947-1948, Thượng-tọa Tố Liên, Phó Hội Trưởng kiêm Trưởng
Ban Cứu Tế Xã Hội, lập tại chùa Quán Sứ một cô nhi vie.n để nuôi
dạy 200 trẻ mồ côi lớp tuổi thiếu niên, nhi đồng và một trường
tiểu học là trường Khuông Vie.t. Trường này do giáo sư Nguyễn
Ngọc Quỳnh (2) làm Hiệu-trưởng. Cô nhi viện do các đạo hữu Nguyễn
Văn Xếnh, Ðặng Văn Khuê phụ trách vừa dạy chữ, vừa dạy nghề cho các
em. Ðể tiện điều động, các em được chia theo Toán (Ðội), Ðoàn
do các em lớn trông nom các em nhỏ. Tổ chức Ðội, Ðoàn đã hình thành
từ đây. Hàng ngày, các em đều có giờ tụng kinh sáng và tối. Mỗi
Thứ Năm hàng tuần (3) các em cùng với học sinh trường Khuông Việt
được học Phật-pháp, lúc đó gọi là giờ Giáo-lý, do quý Ðại-đức
trong chùa phụ trách. Môn Phật-pháp được kể là môn học bắt buộc.
Ðược sự quan tâm đặc biệt của Thượng-tọa Tố Liên, các học sinh
trường Khuông Việt được đoàn ngũ hóa thành đoàn Thiếu-niên,
Ðồng-niên. Mỗi sáng Chủ Nhật, các em tập trung đến chùa lễ Phật
và được hướng dẫn các bài hát, các môn hoạt động thanh niên. Dần
dần tiến đến việc may đồng phục. Ðây chính là lúc Gia đình Phật
Hóa Phổ hình thành.
Tới
năm 1949-1950, Gia Ðình Phật Hóa Phổ đã lớn mạnh, đã được tổ chức
thành Ðoàn, Ðội, Chúng và có hai ngành Nam, Nữ do các huynh trưởng
phụ trách. Tại chùa Quán Sứ, Gia đình Minh Tâm được thành lập.
Ðây là Gia Ðình Phật Hóa Phổ đầu tiên tại miền Bắc.
Các
em cô nhi ngày thêm nhiều. Hội Việt Nam Phật Giáo phải rời 200 em đến
hội Tế-sinh do đạo hữu Ðặng Văn Khuê trông nom từ tháng 11/1950.
Ban phụ trách trường Bảo Trợ Giáo Duc Nhi Ðồng tại khu Tế Sinh gồm
có: Cư sĩ Tuyết, quản lý, lo ăn ở. Ðạo hữu Khuê, giáo viên kiêm
giám thị. Chi Nguyệt, giáo viên.Bác si Kha, Bác sĩ Toàn, săn sóc sức
khỏe. Tại đây, đạo hữu Khuê đã lập Gia Ðình Phật Hóa Phổ Thiện
Tuệ.
Gia
Ðình Phật Tử
Vào
ngày Phật-đản năm 1951, tại chùa Từ Ðàm ở Huế đã diễn ra một sự
kiện trọng đại của Phật-giáo Việt Nam: Sáu Tập-đoàn Phật-giáo ba
miền đất nước đã thống nhất dưới danh xưng Tổng Hội Phật Giáo Việt
Nam. Trong dịp này, nhạc sĩ Phật-tử Lê Cao Phan đã sáng tác bài Phật
Giáo Việt Nam. Do sư kiện thống nhất này, trại huấn luyện huynh trưởng
đầu tiên có sự tham dự của cả ba miền được tổ chức ở Huế. Ðó
là trại Kim Cang. Bắc Việt có các anh (Tâm Thiết) Lê Vinh, (Thông Phương)
Ðâặng Văn Khuê và (Chân Quang) Trần Thanh Hiệp dự trại.
Sau
gia đình Minh Tâm, lần lượt các gia đình: Liên Hoa, Phả Quang, Minh
Ðạo và Từ Quang được thành lập. Tại chùa Quán Sứ, gia đình Minh Tâm
do bác Viên Quang (TTK hội VNPG) làm Gia-trưởng. Quý Ðại-đức Thích Tâm
Giác, Thích Thanh Kiểm làm Cố-vấn Giáo-lý. Có thể nói, đây là một
gia đình tiêu biểu và mạnh nhất của Hà-nội lúc bấy giờ với ban
huynh trưởng hùng hậu gồm các anh: Lê Vinh, Ðặng Văn Khuê, Trần
Thanh Hiệp, Ðỗ Bội Quyết, cùng các chị: Tuệ Ngọc, Tuệ Nga, Trần
Thị Ngọ, Diệu Minh. Ðặc biệt có sự cộng tác của anh Trần Trung Du,
một huynh trưởng Hướng-đạo, trong các công tác huấn luyện về kỹ năng
sinh hoạt thanh niên. Ban Hướng Dẫn Gia Ðình Phật Tử Bắc Việt trực
thuộc hội Việt Nam Phật Giáo, do bác Nguyễn Văn Nhã làm Trưởng Ban,
được thành lập để điều hợp các Gia Ðình Phật Tử tại Bắc Việt
vào nền nếp.
Ghi
Chú:
(1)
Có tài liệu ghi là năm 1942
(2)
Giáo sư Nguyễn Ngọc Quỳnh là thân phụ Thượng-tọa Thích Trí Huệ
Trụ trì chùa Linh Sơn, Houston, tiểu bang Texas, Hoa-kỳ.
(3)
Thời gian này, hàng tuần học sinh được nghỉ học hai ngày Thứ Năm
và Chủ Nhật