Trở về
Tâm Diệu - Dương thị Mỹ
Tôi về đến US và
o giữa khuya, trên sân nhà đầy lá khô. Quá mệt mỏi sau chuyến bay Việt Nam - US dài đăng đẳng, tôi nằm thiếp đi cho đến trưa hôm sau. Khi tỉnh giấc nh́n qua cửa sổ, tôi choáng ngợp với ánh sáng trong vắt trên cao, và màu vàng chói của rừng cây quanh nhà Mùa Thu đă về! Ở chớm Thu, cây thay lá muôn màu tuyệt diệu. Tôi chợt nhận ra ḿnh đă đang ở US. Chỉ qua một giấc Nam Khê, bừng con mắt dậy, nhận biết hai cảnh đời trái ngược.Trời Việt Nam, khi tôi về, âm u buồn thảm. Trời Việt Nam với những cơn mưa rào mà chỉ độ mười lăm phút sau đă biến những con đường thành những gịng sông nhỏ. Dù ở ngay trên mặt tiền đường Nguyễn thiện Thuật, một trong những con đường chính, tôi cũng được thấy cảnh xe cộ đang chạy trên đường, khi mưa xuống, bỗng chốc nguời và xe lội b́ bơm trên gịng sông tạm bợ - Vô-thường hiện hữu ngay tức khắc, không cần phải mượn câu "Thương hải biến vi tang điền".
Trời Việt nam nắng gay gắt, đổ mồ hôi, và không khí đầy bụi bặm. Mưa xuống làm mát đất, gột rửa đi phần nào bụi nhơ, cuốn trôi đi rác rưởi ... nhưng lại khiến những cảnh đời lam lũ thêm lầm than. Những gánh hàng rong, những người bán vé số, những bác xích lô ... ế ẩm .. làm sao có đuợc bữa cơm chiều cho gia-đ́nh ? Ngày xưa, các vị Vua chúa phải lập đàn tràng tế lễ Đất Trời, xin cho mưa thuận gió ḥa, để dân chúng được an-cư lạc nghiệp. Gặp khi hạn hán, mất mùa, Vua ra lệnh xuất kho lương thực để cứu đói cho dân .... Ngày nay, Đảng đối với Trời không kiêng nể, đối với người không xót thương ... Có phải v́ vậy mà Trời khi cho tay này một trận mưa th́ tay kia lấy lại miếng ăn? Cái nghiệp là nghiệp chung của cả một dân tộc!
Lời nhạc "... Quê hương em nghèo lắm ai ơi! Mùa Đông thiếu áo, Hè thời thiếu ăn. Trời rằng Trời hành cơn lụt mỗi năm, khiến đau thương khắp tràn ngập Thuận An để lan biển khơi ..." xưa chỉ để giành cho miền Trung Nhưng bây giờ, vựa lúa ph́ nhiêu của miền Nam c̣ bay thẳng cánh đă mất rồi h́nh ảnh thanh b́nh tươi đẹp của ngày xưa cũ, đă hết rồi lối sống phong-lưu của một thời vàng son công-tử Bạc Liêu, thay vào đó là sự đói kém và nỗi đau đớn xót xa: Miền Nam bị lũ lụt! Miền Nam bị ô nhiễm v́ chất hóa học. Bạc Liêu với bao nhiêu gia-đ́nh bị mù ḷa v́ chất hóa học bị nước lụt ḥa tan vào sông con sông cái đi vào từng đời sống của mỗi gia-đ́nh. Cả môt làng Dân Miên ở Vĩnh Châu Bạc Liêu chuyên nghề trồng hành, bị mù v́ không được dạy cách dùng phân bón, họ rải phân bằng tay và dùng tay đó quệt mồ hôi trên trán, trên mắt ...
Trở về Việt Nam chuyến này, chúng tôi có dịp thực-hiện ư-định đi cứu-trợ đồng bào bị thiên-tai lũ lụt ở huyện Thoại Sơn, An Giang, cùng với GĐPT chùa Vĩnh Nghiêm, đoàn A Dật Đa.
Đoàn chuẩn bị được 300 phần quà. Chúng tôi chung góp một số tiền mặt gói gém trong các bao thư cho mỗi phần quà. Khởi hành từ chùa Vĩnh Nghiêm, chúng tôi đến tập trung tại chùa Ấn Quang, đoàn giúp chuyển thực phẩm cứu-trợ của chùa lên các xe vận-tăi, rồi cùng lên đường đi về miền An Giang. Hội Phật giáo Thành Phố đă xin phép nhà nước từ một tuần trước. Nhà nước cho phép nhưng khi xuống Tỉnh và Huyện th́ phải xin phép địa-phương.
Quăng đường dài mấy tiếng đồng hồ là một chuổi lo âu cho thân phận "Việt kiều" của tôi, kẻ lỡ quen sống với bảo-hiểm sức khỏe, bảo-hiểm nhân-mạng, mang giây an-toàn trên xe ... Chưa thấy một quốc-gia nào coi thường, hoặc không có, luật đi đường như tại dất nước ḿnh. Hay tại đời sống quá bấp bênh khiến người ta không c̣n coi trọng mạng sống của ḿnh nữa? tại cuộc sống quá cơ cực, bon chen đă khiến người ta chấp nhân mọi bắt trắc?
Trong thành-phố, nhất là tại các ngă năm, ngă bảy .. xe chạy không đường lối, không theo chiều thuận nghịch. Biển mênh mông thế kia mà sông chảy c̣n thành gịng, trên đường phố nhỏ bé giới hạn này, xe cộ lại như những đàn kiến gặp mưa, túa ra trăm hướng, chen chúc, lấn áp nhau, mạnh được yếu thua. Càng liều, càng ra khỏi gịng xe cộ sớm.
Trong thành phố, dù xe chạy
loạn xạ, nhưng c̣n đỡ sợ v́ tốc-độ
không quá nhanh. Ở ngoại-ô, cũng với cảch chạy
xe như vậy, nhưng tốc-độ nhanh, nên
tai-nạn hầu như có thể xảy ra bất cứ
lúc nào, mà phương-tiện truyền thông và cấp cứu
lại không có. Mọi sự chắc phải tin vào số
phận may rủi của mỗi người. Ban đêm,
nh́n những ánh đèn của các xe chạy ngược
chiều, tôi hoa cả mắt, v́ không có xe nào chạy
trên cùng một lối với xe nào. Tất cả các xe
đều chạy theo lối riêng của ḿnh, giống như
những phi-thuyền không gian đang bay lượn một
cách hỗn loạn trên không trung. Có lúc tôi phải nhắm
mắt lại chờ ... chết, v́ thấy rơ ràng xe ḿnh
đang lao thẳng vào chiếc xe khác ... nhưng lại chẳng
có chuyện ǵ xảy ra. Có một lần chiếc xe của
chúng tôi bị một xe khác đụng thật mạnh vào
hông sau của xe. Tôi nghe tiếng vỡ và tiếng va chạm
mạnh, nhưng xe tôi ngồi vẫn chạy tỉnh bơ
với tốc độ cũ. Bác tài tiếc của
:"Kiểu này chắc nguyên khúc sau dàn đèn
của xe tui đi đong". Người chung quanh bàn:
"Xe kia chắc là xe hai bánh hoặc ba bánh". Không có sự
ngừng lại. Mỗi người vẫn đi
theo hướng đời của ḿnh.
Chúng tôi qua cầu Bắc Mỹ Thuận, chiếc cầu mới xây này do chính phủ Úc xây tặng dân Việt Nam với điều kiện nhà nước Việt Nam không được lấy tiền "qua cầu" của dân. Lúc chưa xây cầu, điều kiện ǵ Đảng cũng nghiêm chỉnh chấp-thuận. Nhưng cầu xong rồi, Đảng lấy thuế măi lộ không chừa một dân đen. Chính phủ Úc có giận th́ cũng chẳng làm ǵ được nhau. Các quốc gia khác thấy gương này, chẵng dám giúp "người anh em Xă-Hội Chủ Nghĩa" nữa. Đảng đâu cần tương-lai cho dân-tộc. Bây giờ cờ đến tay ai người đó phất, ăn được lúc nào hay lúc đó. Và dân ḿnh nào có biết tiền "măi lộ" sẽ vào túi ai, chỉ biết nhiều gia đ́nh nghèo đành ở lại bên kia cầu chờ ... chết, chứ không làm sao trả tiền măi lộ hàng ngày. Cái cầu mới đồ sộ và đẹp gần bằng cầu Golden Gate ở Cali, nhưng dân nghèo th́ chỉ có thể "đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ". Đi bộ th́ không xong, xe hai bánh th́ chẳng làm sao chở hàng buôn bán được. Có những xe ba bánh, khi đến chân cầu bèn ... tháo bánh thứ ba ra, và chịu khó làm thân trâu ngựa kéo xe qua cầu ... để thoát tiền măi lộ. Bây giờ người dân không khổ v́ "chuyện một chiếc cầu đă gẫy" mà lại khổ v́ "chuyện một chiếc cầu mới xây" ... cái này mới thật là ngược đời đắng cay!
Chúng tôi xuống đến Tỉnh, tŕnh diện Tỉnh, Tỉnh chỉ xuống Huyện, Huyện biểu tối rồi đi nghỉ, sáng mai sẽ cho đi Xă. Chúng tôi nghỉ đêm tại một nhà khách Công Đoàn. Để giảm thiểu chi-phí (do đoàn chúng tôi tự đài thọ) chúng tôi mướn hai pḥng, một cho phái nam, một cho phái nữ, mỗi pḥng mười người. Quá mệt nhọc, chúng tôi thay phiên vệ-sinh cho đỡ nóng bức, rối nằm xếp lớp bên nhau ngủ một giấc ngon lành.
Đến sáng hôm sau, Huyện cho đi Xă Vĩnh Tràng (Định Thành). Bao nhiêu công sức bỏ ra để quyên góp được quà cứu-trợ ... cũng không sánh bằng công-sức "tranh-đấu" với chính-quyền địa-phương để đem được quà đến tận tay đồng bào nạn-nhân. Vào đến đầu Xă, đă có bà Đại-diện Xă chạy Honda theo chận đầu xe. May mà xe chúng tôi đang lội b́ bơm, nước cao đến nửa bánh xe, nên xe bà bắt kịp. Bà khuyên chúng tôi nên quay xe lại, v́ càng vào trong, nước càng cao và không thể đi xa hơn được nữa. Chúng tôi nghe theo, quay xe ra t́m đường khác. Đại-diện Xă vào tận trong xe hỏi chúng tôi có bao nhiêu phần quà, mỗi phần có những món ǵ và bao nhiêu tiền mặt. Chúng tôi khai thật hết, trừ khoản tiền mặt th́ chỉ nói là có rất ít tiền. Xă khuyên chúng tôi nên để quà lại cho Xă phân phối giùm v́ đường đi vào chỉ có thể đi ghe, và rất nguy hiểm, đă có người đi cứu-trợ bị bỏ mạng ..v.v. Quư Thầy và các anh chi lớn thương lượng với Xă. Đoàn chúng tôi đứng nắng chờ cho đến quá trưa. Xă nhất-định khuyên và câu giờ. Chúng tôi nhất-định chờ. Tùy duyên hóa độ. Chúng tôi cho Xă biết là chúng tôi xin được trao quà tận tay đồng bào, nếu không được, chúng tôi sẽ đem quà về Thành phố phân phát cho dân nghèo. Xă biết là không xong, nên một lúc sau, cho phép cbúng tôi được ... cứu-trợ. Nhưng Xă không giúp t́m phương-tiện chuyên chở (bằng đường sông). Xả dưa chúng tôi danh sách của 300 hộ. Chia làm 3 nơi : Rạch Ông C̣, Kinh H, Kinh G. Nghe tên cũng đủ thấy ... miệt miền trong. Chúng tôi phải tự thương lượng với dân địa-phương để mướn nhiều chiếc ghe nhỏ. Vừa chở người vừa chở quà.
Ghe của chúng tôi đi trên làn nước đục ngầu. Nước sông không có một chút ǵ là "gịng An Giang sông xanh nước biếc" của bài hát ngày xưa. Sông này nối liền Long Xuyên và núi Sập. Trời nóng oi bức lạ lùng. Tôi ngồi giữa đống mền cứu trợ có bao nylon, nên tha hồ mà đổ mồ hôi hột. Mọi người củng chung một điều: người nào cũng bị nước sông tạt vào ướt áo quần v́ mực nước sông chỉ xấp xỉ mép ghe. Trước khi bước chân xuống ghe, tôi cảm thấy sợ v́ không biết bơi. Nhưng bây giờ nh́n những căn nhà hai bên bờ sông ngập nước, nh́n những nét mặt buồn ảm đạm của những con người đă mất hết tất cả kia, cái sợ của tôi đă trốn đi lúc nào không biết. Gịng nước mắt thương căm tự dưng tuôn trào, tôi ngẹn ngào thấy ḿnh may mắn hơn đồng bào ḿnh rất nhiều. Tôi phải đeo kính mát để không làm bận ḷng các bạn quanh tôi. Nước sông, nước lụt, nước mưa, mồ-hôi, nước mắt ... có phải cái khổ nào cũng đến bằng nước và rồi cũng sẽ được rửa bằng nước. Gịng nước Cam Lồ.
Trong kinh dạy, phải cho tận tay, giúp tận mặt. Thật đúng như vậy, phải nh́
n thấy nét buồn, nét chịu đựng cam phận, nét tủi, nét mừng ... của những người dân quẻ nghèo gặp eo, mới thấy món quà ḿnh đem đến không thấm thía ǵ, mới thấy "công đức' của ḿnh không đáng công của người ngồi giữa trưa hè suốt mấy tiếng đồng hồ, chờ đợi một gói quà cứu-trợ nhỏ giọt. Mới biết thương tận tâm, xót tận ḷng. Phát xong, có nhiều đồng bào đến than rằng họ chưa bao giờ được lănh phiếu. Chưa bao giờ được cứu trợ dù nhà ngập nước hơn nửa. Chúng tôi lực bất ṭng tâm. Dù muốn cho cũng không có hơn được phần quà nào. Kinh-nghiệm cho biết, lần sau sẽ phải mang thêm các phầ phụụtrội mà không khai báo với chính-quyền, để chúng tôi có thể tùy duyên mà phát thêm. Nh́n ánh mắt thất vọng của họ, nh́n những đám người ngồi trông ngóng được kêu tên, tôi thấy lại h́nh ảnh của chính ḿnh những ngày trên đảo ti-nạn. Tôi thấy "bất-nhị" thị hiện rơ ràng. Tôi là họ, họ là tôi. Chúng tôi có cùng những đau khổ, cùng những ước muốn. Tôi đă từng nhận, người đă từng cho. Người cho và người nhận không khác. Trên xe, chúng tôi nói đùa với nhau về nguyên tắc "cho" theo kiểu "Bố-thí Ba La Mật" - "Chúng tôi xin đem quà tặng anh chị. Anh chị nhận, đó là làm ơn cho chúng tôi. Xin cám ơn anh chị." Tưởng là đùa chơi, nhưng đó là sự thật. Người ta nhận rồi, ḿnh vui biết bao, vui v́ món quà nhỏ nhoi mà vẫn được nhận bằng cả một tấm ḷng. Không có người nhận, công đi như đi chơi mà thôi. Không có anh thỉ không có tôi. Khi anh nhận món quà, tôi thấy tôi trong anh.Phát xong quà, chúng tôi ngồi ngay tại quán đầu chợ Xă để chia với nhau từng chiếc cơm nắm chấm muối mè, bữa ăn chung cuối cùng trước khi trở về. Tôi lại muốn khóc khi thấy một đoàn áo lam quây quần với nhau đầy thương yêu. Khi thấy mấy bà chị cả đă bao nhiêu chục năm trời với chiếc áo lam. Hơn mười năm trước, chị cầm đoàn dẫn dắt chúng tôi, bây giờ vẫn là chị, ngựi chị vô-danh đả âm thầm quyên góp, lặng lẻ mua quà, đóng gói, tận t́nh lo lắng, chăm sóc từng miếng ăn nước uống cho đoàn chúng tôi ... Suốt một đời, các chị vẫn miệt mài làm v́ người khác mà không nghĩ đến sự dừng lại.
Tôi nghĩ đến các vị bồ-tát nguyện không thành Phật cho đến khi chúng sanh không c̣n khổ, dù ở cơi ta-bà hay ở cơi địa-ngục. Nơi nào có khổ, nơi ấy có bồ-tát. Có phải các chị là bồ-tát thị-hiện? Có phải những người có ḷng đóng góp, những người có tâm sức đem quà đến nơi, và cả những người nhận ... đều là những vị bố-tát đem vui cứu khổ. Tôi tin là phải có vô-số bồ-tát v́ chúng sanh vô-số lượng, nếu không có vô-số bồ-tát th́ làm sao cứu độ hết được.
Bồ-tát ngàn tay ngàn mắt chính là chúng ta đó. Nếu chúng ta không có ḷng đóng góp từ nơi ta ở, làm sao có quà đem đến nơi này. Có phải cánh tay chúng ta đă vươn dài ra từ nơi ḿnh sống, đến tận nơi này? Phải có ngàn tay ngàn mắt mới cứu trợ được muôn ngàn đời sống lầm than trên quê hương ḿnh, từ Nam ra Bắc. Mỗi người chúng ta chính là một phần của ngàn tay ngàn mắt của bố-tát Thiên Thủ Thiên Nhăn đó.
Trên đường về, vẫn gịng sông cũ, tôi băn-khoăn không biết bao giờ những người khốn khổ này mới có thể trở lại cuộc sống b́nh thường. Không biết nơi đó có chùa hoặc nhà thờ cho người ta đến cầu nguyện cho bớt khổ. Không biết người ta có tự biết đời là vô-thường để chấp-nhận cảnh khổ đễ dàng hơn. Không biết sau nhiều gian khổ, người ta cuối cùng có sẽ bớt mong muốn để bớt phiền năo ?
Trở về, tôi đă quen với sự dằn sóc và sự không an-toàn của xe, nên đă chấp nhận và có được cái "vô-úy" tạm thời. Đường về vui hơn đường đi. Có phăi v́ ḿnh đă trao đổi được niềm vui với người ? Đường vè ngắn hơn đường đi. Có phải v́ ḿnh không muốn xa những khuôn mặt áo lam đă cùng chia gian nan, xẻ ngậm ngùi trong hai ngày qua?
Buổi tối trời mưa lất phất. Xe qua cầu Bắc Mỹ Thuận. Trên xe tiếp tục những chuyện vui Phật pháp, những câu hát, tiếng cười ...
"Bong bong, nghe tiếng tôi
xin người nở nụ cười.
Bong bong, nghe tiếng
tôi xin người đem mắt thương
nh́n cuộc đời.."
Trở về, có những nỗi bất-b́nh v́ thời cuộc, nhưng niềm thương vẫn tràn đầy trong tôi. "Quê-hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một Mẹ thôi. Quê-hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người..." Quê-hương, nếu người cầm đầu biết tin Phật, tin Chúa, biết thương dân mến nước, biết sống với trung hiếu, lễ nghĩa ... th́ sự trở về sẽ là sự trở về toàn diện. Bao nhiêu nhân-tài hải-ngoại, bao nhiêu vốn liếng dành dụm, không ai tiếc để đem về xây dựng lại quê hương. Chỉ tiếc một điều, khi đất nước c̣n nằm trong tay một thiểu số chỉ biết thu vào cho bản thân và một Đảng độc quyền độc đoán th́ bao công lao xương máu đem về chỉ là ... trao duyên lầm tướng cướp. Muốn có sự trở về từ hải-ngoại, kể cầm đầu vận nước phải trở về trước đă, trở về với quốc-hốn quốc túy, với tinh-thần thương dân như con đẻ của các vua đời Trần, từ bỏ chủ-nghĩa vô-nhân. Khi đó sự trở về là điều tất yếu, và đất nước sẽ hùng mạnh tự-nhiên.