Trở lại Việt Nam

Phúc Trung

Nhà tôi và tôi về Việt Nam theo chuyến bay của hảng Hàng không United Airline, khởi hành từ Chicago lúc 12 giờ trưa ngày Thứ Bảy 4-6-2005, tới Hồng Kông lúc 7 giờ đêm hôm sau, rồi đến Việt Nam vào lúc 10 giờ đêm Chủ nhật 5-6-2005, nhưng chuyến bay ấy không b́nh thường, trước tiên là bị hoăn lại từ 12 giờ trưa, đến 6 giờ chiều mới cất cánh, thay v́ đi thẳng tới Hồng Kông mất 15 giờ, không hiểu v́ sao lộ tŕnh thay đổi, sau khi bay xuyên Thái B́nh Dương, vào đất Liên Xô, bay ngang thủ đô Ulanbato của Mông Cổ, rồi phải đáp xuống thủ đô Bắc Kinh của Trung Hoa để đổ xăng, sau đó mới bay tiếp đến Hồng Kông vào lúc 1 giờ sáng, hành khách đă ngồi trên phi cơ tất cả 19 tiếng đồng hồ! Đến phi trường Hồng Kông lại phải hấp tấp chuyển phi cơ, để tiếp tục bay về Sàig̣n, đến Tân Sơn Nhất gần 4 giờ sáng ngày Thứ Hai 6-6-2005. Phi trường hết sức vắng vẻ, đang chuẩn bị cho một ngày mới để đưa khách rời khỏi Việt Nam.

V́ chuyến đi vất vả, tôi nằm nhà trọn ngày, ngày hôm sau tôi đến thăm bác Tôn Thất Liệu, gửi cho bác US$220.00, tiền của anh chị em Ái Hữu Vĩnh Nghiêm giúp Bản Tin Vĩnh Nghiêm, bác cho tôi biết, tiền anh chị em giúp trước kia vẫn c̣n. Tôi hẹn một ngày nào đó sẽ trở lại thăm Bác, rồi đi vài nơi khác.

Sau đó, chúng tôi đi Đà Lạt vài hôm với anh, chị, em gái cùng với cháu ngoại của tôi, những ngày chúng tôi đến, Đà lạt mưa, thành ra tôi không thể đưa họ đi chơi nhiều nơi, đó là lần đầu tiên họ đến thành phố này, có viếng chùa Linh Sơn, Thiên Vương Cổ Sát, có vào thăm Dinh Bảo Đại, đến hồ Than Thở, Thung lũng T́nh Yêu, Vườn hoa thành phố và Trúc Lâm Thiền Viện một lần vào buổi chiều sau 5 giờ, khách ra về hết, chùa đang được quét dọn, trời lại lất phất mưa, hôm sau trở lại vào buổi sáng trời lại đổ cơn mưa, tôi chạy dưới mưa vào pḥng phát hành kinh sách để thỉnh vài cuốn băng, do có người bạn nhờ t́m băng Ḥa Thượng Thanh Từ giảng v́ sao ra thất.

Năm năm trước theo Tour của SaigonTourist, tôi đă nghỉ ở khách sạn Á Đông 65 Nguyễn Văn Trổi, tôi muốn đi thăm anh Vơ Văn Toàn ở cùng đường ấy, nhưng không nhớ địa chỉ, nên lần này tôi quyết t́m đến thăm anh. Tôi cố gắng đi theo trí nhớ của 15 năm trước đi quanh co trong con đường hẻm, cuối cùng phải hỏi một người, nhờ người ấy chỉ, tôi đă t́m gặp được anh Toàn. So ra anh đă già đi nhiều, cũng có thể v́ anh đă để râu, vài cḥm râu bạc. Mười lăm năm trước, anh đă chiêu đăi tại nhà cả phái đoàn Huynh Trưởng GĐPT Vĩnh Nghiêm, nào là anh Chương, Nữu, Hải, Kiều, Chị Oanh, Dương, Thanh, Sáp… ở Đà Lạt có anh Nguyễn Châu, Thạnh, Để …, đông, vui.

Anh và tôi ngoài việc thăm hỏi nhau về sức khỏe, gia đ́nh, c̣n trao đổi nhiều về t́nh h́nh Phật giáo trong và ngoài nước, anh hỏi tôi về dư luận chuyến đi của Thầy Nhất Hạnh, tôi có hứa sẽ chuyển cho anh bài Nguyễn Châu viết "Cái chết của một thiền sư"

Trên đường về, có ghé thác Pren, nay có thêm một chiếc cầu treo, có tượng của một người thuộc dân tộc thiểu số, và hồ nuôi cá sấu. Nơi đây tôi mua một sâu chuỗi kim cang 108 hạt (trước kia thường gọi là chuỗi bồ đề, v́ thật ra cây bồ đề không có hạt),

Trong chuyến đi này, nhà tôi có mua vài vật kỷ niệm như tranh ghép gỗ tứ thời: Mai, Lan, Cúc, Trúc. Đặc biệt thấy tôi thích, nhà tôi mua một tượng danh mộc đức Bồ Đề Đạt Ma, tôi thích v́ tượng khăc rất sống động, gương mặt quắc thước mang đậm nét đặc thù của chư tổ Đông độ, tượng tổ vai vác một bó củi, trên ấy máng một cái nón lá và một chiếc giày, ghi lại truyền thuyết: Vua Hậu Ngụy sai Tống Vân đi sứ ở Tây Vực, khi Tống Vân trở về đến núi Thông Lănh gặp Tổ Bồ Đề Đạt Ma, tổ quảy một chiếc dép đi nhanh như bay về hướng Tây, Tống Vân hỏi:

- Thầy đi đâu ?

Tổ đáp:

- Ta về phương Tây.

Rồi tổ nói thêm:

- Chủ ông đă chán đời rồi!

Tống Vân về đến Trung Quốc, vua Minh Đế đă băng hà, vua Trung Đế lên kế vị, Tống Vân tŕnh bày sự việc thấy tổ quảy dép đi về hướng Tây. Vua ra lệnh cho mở tháp và mở quan tài, quan tài chỉ c̣n một chiếc dép. Vua sắc chỉ đem chiếc dép về thờ ở chùa Hoa Nghiêm, nay không c̣n v́ đă thất lạc từ lâu.

Phải chăng nhục thân tổ đă bị mất, bày ra chuyện Tống Vân vừa nêu cớ mất vừa tô điểm thêm cho xứng với bậc siêu phàm.

Tôi có hẹn gặp lại bác Liệu và vài anh chị em, v́ Trưởng Trần Hữu Định ở Úc có một tấm ḷng với phong trào của chúng ta, anh đă ủng hộ một triệu đồng Việt Nam, đă Email cho tôi địa chỉ và số điện thoại của chị Trần Thị Tuyết Trinh, để tôi đến đó nhận tiền, tôi đă in Email đó, nhưng tại Việt Nam, tôi không t́m thấy bản in này, tôi phải gọi đến Tổng Đài điện thoại ở Sàig̣n để xin số điện thoại của Nhà may Sỹ Hoàng, tôi gọi đến đó để hỏi thăm chị Trần Thị Kim Dung. Gia Đ́nh này gồm có chị Trinh, chị Tâm, chị Dung, chị Minh, chị Châu, anh Định, cô Y, cô Như và cả anh Tuệ Linh đều đi sinh hoạt Gia Đ́nh Phật Tử, người thân thiết nhất với tôi là anh Tuệ Linh, người tôi mến nhất là chị Kim Dung, lần trước tôi về, chị Kim Dung mời nhà tôi và tôi tối nào đó đi tàu trên sông Sàig̣n với chị để nghe nhạc giao lưu, tôi bận nên từ chối. Lần này sau khi cho địa chỉ và điện thoại của chị Tuyết Trinh, chị c̣n nói thêm:

- Này Tông! Không phải nói qua điện thoại là xong đó nghe! Tối nào đến đây chơi, đến trước 7 giờ để chị dễ xếp chỗ ngồi xem tŕnh diễn, nhớ đó nhé!

Tôi đă: "- V âng ạ !" nhưng rồi không thể đến, bởi v́ th́ giờ ít quá và Sàig̣n buổi chiều trời thường hay mưa.

Ngày 13-6-2005, sau khi có địa chỉ, tôi đă đến gặp chị Tuyết Trinh, có lẽ đă 45 năm rồi, tôi mới gặp lại chị lần thứ hai, lần thứ nhất tôi gặp chị, vào dịp kỵ cơm thân phụ của chị, nơi căn nhà trong hẻm đường Ḥa Hưng, gần khám Chí Ḥa năm 1960. Năm đó, tôi sinh hoạt tại Gia Đ́nh Phật Tử Minh Tâm, lúc ấy chị Trinh đă ngưng sinh hoạt. Tôi đă dài ḍng một chút để giới thiệu chị Trần Thị Tuyết Trinh là Liên Đoàn Trưởng đầu tiên của Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh, do chị đă ngưng sinh hoạt từ lâu, nên ít người biết chị, v́ vậy tôi có xin chị chụp một tấm ảnh, mục đích tŕnh làng h́nh ảnh chị Liên Đoàn Trưởng đầu tiên của GĐPT Giác Minh.

Rời nhà chị Trinh, tôi đến ngay nhà Bác Liệu nhưng cũng đă trễ hẹn đôi chút, trong nhà chờ tôi có chị Nguyễn Thị Oanh và Trần Đ́nh Hùng.

Dịp này, tôi gửi cho Bác một triệu của Trần Hữu Định và US$20.00 của chị Lê Dương Mỹ, số là trước khi lên đường, tôi báo qua Email đă nhận được tiền của những ai, khi tôi về đến Sàig̣n vài hôm, con tôi điện thoại báo là Mỹ nhờ tôi ứng cho US$20.00, nếu chưa nhận được check.

Bác Liệu có lưu ư rằng trước đây Bác gửi thư nói về việc tổ chức Hội ngộ Ái hữu Vĩnh Nghiêm Hải ngoại, đó chỉ là gợi ư hoàn toàn không có sự áp đặt. Bác nhấn mạnh thêm chúng ta rất gắn bó nhau, ở Hải ngoại th́ lo cho trong nước, trong nước lo cho Hải ngoại.

Bác cũng cho biết là nhờ có tập Gia Đ́nh Phật Tử Miền Vĩnh Nghiêm mà Thầy Thanh Phong, Trụ tŕ Tổ Đ́nh Vĩnh Nghiêm hiểu rơ và ca ngợi hoạt động của chúng ta.

Nhơn dịp này, tôi cũng đề cập hai vấn đề, một là Bản Tin GĐPT Vĩnh Nghiêm, cần có bài vở thể hiện sinh hoạt của các GĐPT Vĩnh Nghiêm, Trần Đ́nh Hùng cho rằng các Gia Đ́nh không có đóng góp bài vở, tôi thêm ư kiến là khuyến khích họ, nếu không nữa th́ t́m những tin tức sinh hoạt của họ. Hùng hứa sẽ lưu ư việc này, để làm cho tốt hơn.

Và Ban Chấp Hành Ái Hữu Vĩnh Nghiêm Hải Ngoại sẽ thỉnh ư Sư Ông Trí Hiền, để xác định lại, nếu Quỹ Từ Bi giao cho Ban Chấp Hành th́ Ban Chấp Hành muốn biết gửi về cho ai nhận, để GĐPT Vĩnh Nghiêm sẽ thực hiện Công tác xă hội. Mọi người đồng ư gửi về cho Bác.

Sau đó vài hôm, Hùng gọi điện thoại đến cho biết Bác Liệu và Hùng muốn gặp tôi, uống cà phê, nói chuyện tâm t́nh, tôi nhận lời nên tối Thứ Năm 16-6-2005, Hùng đến chở tôi đến nhà Bác, rồi cả ba Bác cháu đến một quán cà phê gần chợ Phú Nhuận. Quán có vẻ vắng nên rất thơ mộng, bên ngoài trời lại lác đác những hạt mưa rơi, chuyện tâm t́nh nên những kỷ niệm xưa được nhắc đến với Thầy Chính Tiến, với anh Thu, anh Tuệ Linh, với anh Văn Tâm Sỹ và cả anh Toàn ở Đà Lạt …, tôi không thể quên, nhớ dai diết đến h́nh bóng của Bác Đức Lợi, với anh Vui, anh Thống, anh Thu ngồi uống cà phê nơi quán gần ngă tư Phú Nhuận, nay kẻ c̣n, người mất, rồi thời gian sẽ vùi lấp cả h́nh hài, cái c̣n lại chỉ là những cảm t́nh rời ră.

Bác hẹn anh em mời tôi đến quán của Năm Nữu, rồi chia tay nhau, Hùng chở tôi về nhà, tặng cho tôi hai quyển sách một là Bát Nhă Tâm Kinh do Bác sĩ Nhi khoa Trần Hồng Ngọc viết, hai là một tập sách có nhiều người viết về Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha nhân 50 năm kỷ niệm ngày ông trầm ḿnh ở sông Đuống, Thái Nguyên để bày tỏ tấm ḷng v́ Đạo v́ nước của ḿnh, ông được ca ngợi, tôn vinh là nhà yêu nước, học Phật uyên thâm và chân chính. Tôi thích Thiều Chửu cũng như Đoàn Trung C̣n, kẻ Bắc người Nam đều là những nhà học Phật uyên thâm. C̣n Bác Sĩ Trần Hồng Ngọc, mấy đứa con tôi đều có chữa trị với ông, nghe nói sau này ông có một đứa con gái bị tai nạn xe hơi chết, có lẽ cái chấn động ấy cho ông thấy "Sắc tức thị không…", nên ông đă t́m đến với Phật giáo, đi sâu vào Phật giáo.

Ngày 19-6-2005, tôi đi chùa Linh Sơn Cổ Tự ở núi Dinh, Hùng ngơ ư trước đó muốn theo tôi viếng chùa, khi đi tôi có gọi cho Hùng biết, nhưng anh chàng ta bận nên hẹn lại lần khác. Về chùa lần này chư Tăng, Ni vẫn thế nhưng khách văng lai không có, đêm tôi có dự một thời kinh công phu buổi tối, sau đó nằm một ḿnh trong pḥng, nghe tiếng Bán chung ḥa lẫn với Đại hồng chung, tôi cảm nhận sự thanh tịnh của ngôi chùa trên núi, có tiếng mơ gia tŕ rất đều nhưng lúc bổng lúc trầm như xa như gần ru tôi vào giấc ngủ trễ tràng v́ không mưa, trời oi bức của những ngày nắng hạn. Hôm sau chúng tôi xuống núi.

Chiều Thứ Tư 22-6-2005, Hùng chở tôi đến quán của Năm Nữu nằm trên đường Trần Hưng Đạo, phường 11, Quận Tân B́nh, dọc đường tôi chứng kiến được xă hội đương thời: Có hai cậu trai chừng hai mươi lăm tuổi đèo nhau bằng xe Honda, xe ngừng lại, cậu ngồi sau nhảy xuống xe, tay cầm mă tấu đi về phía chiếc xe bus đă dừng lại trước mặt cậu trai ấy chừng 10 thước, lúc chuyện xăy ra, Hùng vừa chạy tới nơi, tôi thúc dục Hùng chạy nhanh qua để tránh "tai bay, vạ gió", Hùng nói: "- Chuyện hàng ngày xảy ra ở cái xă hội này đó anh!", rồi Hùng tiếp tục chạy đi t́m quán Năm Nữu theo lời chỉ dẫn của Nghi Yên, v́ Nghi Yên bận họp mặt với anh chàng Hướng Đạo nào đó.

Khi chúng tôi đến nơi th́ đă có Năm Nữu, Thu đứng chờ, vào trong c̣n có Bác Liệu, Chị Oanh, Tịnh Phúc, Hải, Ḥa, Kiều, sau khi tay bắt mặt mừng, chúng tôi ngồi quây quần bàn tiệc, uống bia Tiger để hy vọng trúng thưởng giải hạng nhất, một chiếc xe Van Toyota đời mới. Nữu cho biết đă có một quyển Gia Đ́nh Phật Tử Miền Vĩnh Nghiêm, trong ấy có điều hơi bất lợi, tôi trả lời với Nữu đó là vấn đề nói tới việc tiền bạc hỗ trợ sinh hoạt cho Gia Đ́nh Phật Tử Vĩnh Nghiêm phải không ? Tôi nghĩ là không có vấn đề ǵ. Bác Liệu tiếp lời tôi cho biết nhờ quyển sách ấy, Thầy Thanh Phong mới hiểu rơ sinh hoạt của Gia Đ́nh Phật Tử Vĩnh Nghiêm chúng ta từ trước đến nay. Tôi cũng nói thêm là trước kia Ái Hữu Vĩnh Nghiêm Hải Ngoại thường có hổ trợ hàng năm Trại Truyền Thống Tuệ Tạng, năm nay th́ không có mặc dù tôi có lưu ư anh Tuệ Linh về vấn đề này, nhưng có ư kiến cho rằng mấy năm gần đây anh Thu không c̣n yểm trợ, nên tạm ngưng. Thật ra việc yểm trợ GĐPT Vĩnh Nghiêm là một trong những mục đích của Ái Hữu Vĩnh Nghiêm Hải Ngoại, đây là việc làm đầy ư nghĩa. Tôi không khỏi lấy làm tiếc cho quyết định như vậy.

Các anh chị cho biết, có th́ quư v́ nó khích lệ cho Huynh Trưởng và Đoàn sinh, mọi sinh hoạt anh chị em ở đây vẫn cùng nhau đóng góp, Bác nói thêm: “- Gặp khó khăn th́ Bồ Tát Thu đây, thật là công đức vô lượng”.

Tôi hiểu, ngày xưa khi tôi c̣n là Đoàn sinh hay mới là huynh trưởng, tuổi c̣n nhỏ, chưa đi làm, mỗi sinh hoạt đều phải xè tay xin quư Bác, chẳng hạn như Tập San Dũng in năm 1959, b́a in offset, bên trong quay Ronéo 200 số, Đại Đức Thanh Cát cho 500 đồng, gần đủ trang trải các chi phí. Mỗi lần đi trại, ngoài các em phải đóng góp, Thầy Chính Tiến hay Bác Lợi cho thêm, để trả tiền xe chuyên chở, c̣n nay các Trưởng đều có công ăn việc làm hay cơ sở thương mại, nhờ đó yểm trợ cho sinh hoạt dễ dàng hơn. GĐPT đă trưởng thành sau hơn nửa thế kỷ sinh sôi nẩy nở, có rất nhiều điều phát sinh mà những người thành lập nó đă không thể ngờ được.

Có người hỏi tôi về t́nh h́nh Ái Hữu Vĩnh Nghiêm Hải Ngoại, tôi nhắc lại ư kiến của một Trưởng nào đó đă nói: "Ngày nay, mỗi thành viên chúng ta nh́n lại bản thân ḿnh, nh́n lại gia đ́nh ḿnh, ḿnh là cha, là mẹ là ông là bà nội hay ngoại, đầu hai ba thứ tóc, mà người khác cũng vậy, như nhau, cho nên ai nói ai nghe, ai kính nể ai ?"

Nhớ lại, tôi có viết bài Thống Nhất Gia Đ́nh Phật Tử, trong đoạn Một Chút Niềm Riêng, không phải tôi muốn nói đến những cái khó, những cái khổ mà tôi muốn nói tới bản tính người Việt chúng ta, ai cũng muốn lănh đạo cả, ít ai chịu để người khác lănh đạo ḿnh. C̣n trong bài Tính Sổ Cuối Năm, tôi muốn nói tới người Huynh Trưởng của tôi, cho đến mai sau anh ta vẫn là Huynh Trưởng, do vậy tôi đă trang trọng viết thêm ngay sau tựa bài: “Để tặng Trưởng Tâm Trí Nguyễn Quang Vui đă dẫn dắt, đào tạo, giúp đỡ tôi trở thành người Huynh Trưởng.", để đăng trên Trang nhà c̣n gốc gửi đăng Bản Tin không có câu đó.

Hùng hỏi thăm t́nh h́nh sức khỏe của Chị Hồng Loan, chị ấy không phải là chiến sĩ trở về với đôi nạn gỗ mà đă trở về Mỹ với chiếc xe lăn, v́ hai chân chị đều bị tai nạn.

Anh chị em gửi lời thăm nhiều người quá, nào là anh Vui, anh Thống, anh Tuệ Linh, chị Hồng Loan, anh Lạc, anh Khiết, anh Tâm…, t́nh cảm c̣n nhiều, nhưng anh Thu phải cáo từ ra về chuẩn bị để ngày hôm sau ra Vũng Tàu dự hôn lễ của một người cháu, anh mời Thứ Năm sau, đến nhà anh dùng bửa cơm, Hải cũng xin phép về v́ đường xa, hẹn Thứ Năm sẽ chở vợ là Trưởng Ngân sang thăm tôi. Nh́n lại đồng hồ đă gần 11 giờ đêm, ngại cho sức khoẻ của Bác Liệu, chúng tôi chia tay nhau.

Ra về, tôi cảm thấy buồn bởi v́ Nữu và Hồng chia tay nhau đă mấy năm rồi, tuổi già phải sống với những kỷ niệm Lam ngày ngày gặm nhắm nổi cô đơn, sau hàng chục năm sống bên nhau ngoài đời cũng như trong đạo.

Hôm sau, 23-6-2005, tôi dành th́ giờ để đi thăm anh Vơ Đ́nh Cường, con anh ra mở cổng cho tôi vào nhà, vào tới cửa, thấy anh đang ngồi đọc báo Giác Ngộ, tôi lên tiếng:

- Chào anh !

Anh chưa nghe, tôi phải chào lần thứ hai, anh ngưng đọc báo, nh́n tôi cười, chị Cường đang ở pḥng ăn, nh́n sang thấy tôi, chị đi ra mời tôi ngồi với chị, rồi chị và tôi nói chuyện, anh chỉ ngồi nghe, chị hỏi anh Tập San Văn Hóa để tặng tôi, anh bảo chị lấy đi, tôi nhớ con gái tôi có mua, tôi chưa đọc, nên tôi trả lời với chị là đă có 4 số ở nhà, chị khỏi phải cho, chị cho biết thêm có những bài không được đăng, nhưng anh bảo cứ đăng có chi mà sợ !

Chị Cường kể cho tôi nghe về việc Thượng Tọa Giác Toàn và anh chị đi thăm Thầy Nhất Hạnh, ở chùa Pháp Vân, Phú Thọ, Thầy mừng rỡ và nói: "- À! Tôi đợi anh chị rất lâu, bây giờ mới đến!” Nói xong Thầy bảo thị giả đi lên lầu lấy một quyển sách biếu cho anh Cường. Chị cũng nhắc lại khi chị sang Mỹ, Thầy Măn Giác cho xe đón chị đến chùa thăm Thầy, để tránh trường hợp khi chị đến Thầy lại không có ở chùa, nhân dịp này, chị cũng hỏi mấy câu hỏi về Thầy Nhất Hạnh như Bụt với Phật th́ cũng như nhau,, Thầy đổi làm chi vậy? Xưa hàng tuần Thầy Nhất Hạnh đến nhà anh chị Cường để cùng viết báo, Thầy bảo càng viết nhiều th́ sẽ càng hay, từ đó đến sau này Thầy Nhất Hạnh càng viết càng hay, nhưng anh Cường càng viết càng khô cằn hơn…

Rồi chợt nhớ ra điều quan trọng, chị nói:

- À ! Có anh Tuân ở Mỹ về, để tôi gọi điện thoại cho anh nói chuyện với anh Tuân.

Anh Tuân ấy là Thầy Phổ Ḥa, sau khi chị gọi điện thoại, người nhà cho biết Thầy Phổ Ḥa đi Vũng Tàu, hai hôm sau mới về, chị lấy giấy viết số Phone đưa cho tôi và nói thêm:

- Anh Tuân về ở nhà người con nuôi trên G̣ Vấp, tối Chủ Nhật anh gọi mới có anh Tuân ở nhà.

Sau đó, tôi chào anh chị ra về, anh Cường đứng lên, nhưng sức yếu anh té ngồi xuống ghế, đứng gần tôi tiếp tay đỡ anh ngồi xuống, tôi với chị đi ra, anh lại cố gắng đứng lên đi vài bước ra đứng ở của, tôi phải quay lại chào anh lần nữa rồi cùng chị ra cổng.

Lần này về thăm, tôi thấy anh Cường rất yếu, tôi bổng nghĩ tới những t́nh cảm anh em với nhau, lúc c̣n sanh tiền nên năng thăm viếng, đừng để đến lúc trăm tuổi khỏi phải hối tiếc v́ ḿnh thiếu đi lại thăm hỏi nhau.

Tôi nhớ, có nhờ Bác Liệu chuyển tới anh Cường một quyển Gia Đ́nh Phật Tử Miền Vĩnh Nghiêm, như một món quà gói ghém nhiều t́nh cảm của Trưởng Tuệ Linh và tôi gửi đến anh.

Rồi tôi đi t́m số 30A Bùi Thị Xuân, con đường bên hông Vườn Tao Đàn, đó là nhà của anh Nguyễn Hữu Huỳnh, không t́m thấy số 30A như Trần Đ́nh Hùng đă cho, chỉ có số 30 Bis, căn phố án ngữ đường hẻm ra vào. Tôi bấm chuông, một thanh niên ra mở cửa, tôi hỏi có phải nhà anh Huỳnh không, thanh niên ấy trả lời đúng và mời tôi vào.

Đang ăn cơm trên bộ ván giữa nhà, chị Huỳnh và cô gái bỏ đủa ngưng ăn, chị Huỳnh bước đến gần tôi, chị cười nhưng chưa nhận rơ tôi, chị nói:

- Quen quá để chị nhớ coi !

Tôi nhớ chị Huỳnh đau tim, có lần phải chở đi cấp cứu, không muốn để chị phải hồi tưởng, nên tôi nói ngay:

- Em, Huỳnh Ái Tông đây chị.

- À! Phải rồi chú Tông!

Tôi nói:

- Chị ăn cơm đi !

- Không! Mừng chú về thăm cần chi ăn!

Rồi chị và con gái đưa tôi lên lầu, đến bàn thờ anh, tôi đốt cho anh nén hương và lạy anh bốn lạy, tôi thầm nói với anh: "Xin anh hiểu cho ngày anh mất, em không thể đưa tang, nhưng trong ḷng em, anh luôn luôn được kính trọng và biết ân". Con gái anh lấy một tấm ảnh phóng to màu hồng nhạt, nhiều Huynh Trưởng đă kư tên vào đó, nào là anh Cường, anh Cầm, Bác Liệu, Nghi Yên, Nữu …. để yêu cầu tôi kư tên vào. Con gái anh cũng chỉ cho tôi thấy tấm ảnh chụp chung năm anh em của anh, gồm có người anh Cả c̣n ở Huế, anh Huỳnh thứ Hai, người thứ Ba, tôi có biết nhà ở đường Vơ Văn Tần nay định cư ở Canada, người thứ Tư trước 1975 có cửa hiệu Trúc Lâm tại chợ Buôn Mê Thuộc, tôi biết cả hai vợ chồng anh, người ta thường gọi là ông bà Trúc Lâm, sau 1975 vượt biên sang Mỹ, trở lại Việt Nam dự đám chung thất của người em Út, rồi bị tai biến mạch máu năo, mất ngay tại Việt Nam, ngựi em Út theo Cách Mạng, bị tai biến mạch máu năo mất đă hai năm trước. Hai người c̣n sống cũng đều bị tai biến mạch máu năo, nên gia đ́nh dấu tin, vẫn chưa biết anh Huỳnh và anh Trúc Lâm đă mất.

Chị Huỳnh nói thêm:

- Hồi đó, anh Huỳnh và chị ra Huế có dự lễ khai mạc Trại Vạn Hạnh, nay Ban Tổ Chức mời dự lễ bế mạc, chị và con gái chị sẽ ra dự.

Anh Huỳnh có cô con gái lớn tên Huê rồi tới con trai Hữu Đức ở California, con gái kế là Diệu Đức, nay là một nhà đạo diễn tên tuổi, c̣n cô gái tiếp chuyện với tôi, h́nh như là Nguyệt Đức đang giúp chồng có cơ sở kinh doanh ở G̣ Vấp.

Thấy đă trưa, tôi chào chị Huỳnh và con gái chị ra về, nhưng chợt nhớ tới anh Tuệ Linh nhờ tôi một việc, nên tôi đi t́m thăm chị Cung Thị Lan Phương, tên của chị đẹp không khác chi người của chị.

Tôi ghé chung cư Nguyễn Thiện Thuật, tôi nhớ nhà chị ở góc đường nhưng t́m không ra, đành phải hỏi một người bán cà phê nhà nào của ông Đỗ Lợi Sanh, người bị tai biến mạch máu năo, đi lại hơi khó khăn, đặc điểm này do chị Huỳnh vừa mới kể cho tôi nghe, ngày anh Huỳnh mất, anh Sanh khó khăn lắm cũng đến chi buồn, tay chân quờ quạn cũng lễ anh mấy lạy, may quá người bán cà phê biết nên chỉ cho tôi nhà anh Sanh.

Tôi bấm chuông anh Sanh ra mở cửa, anh không thay đổi mấy, đi lại cũng b́nh thường, anh không nhớ ra tôi, tôi phải nhắc:

- Tôi Huỳnh Ái Tông đây mà!

- Vào nhà chơi, tôi vừa mới đi ăn tiệc về, mới thay đồ ra, ngồi chơi đi!

Anh gọi vào trong:

- Em ơi có khách !

Rồi anh đi rót nước mời tôi uống, tôi ngồi chờ ở sofa khá lâu, lúc sau chưa thấy người nhưng nghe giọng nói của chị Lan Phương:

- À! Anh Huỳnh Ái Tông

Tôi nh́n lên, thấy chị Lan Phương từ trên lầu xuống, đă mất hết rồi dáng người nhỏ nhắn xưa kia, chị đă béo ra nhiều, không son phấn, trông chị thay đổi hẳn, giá mà t́nh cờ gặp chị ở ngoài đường, chắc rằng tôi đă không nhận ra được.

Tôi hỏi chị có tập Biên Bản Đại Hội Huynh Trưởng năm 1964 không? Chị trả lời là đă nghỉ sinh hoạt từ năm 1961 nên không có quyển ấy, chị nhắc đến anh Tôn Thất Sỹ, sau khi thôi làm Quận ở Đà lạt, anh Sỹ đă chuyển ra Côn Đảo, sau khi bàn giao năm 1975, anh cùng bạn bè lấy tàu đi, bị bắt lại rồi biệt vô âm tín luôn, gia đ́nh anh Sỹ và gia đ́nh chị Lan Phương ở Đà Lạt vẫn đi lại với nhau, các con anh Sỹ nay cũng đă thành đạt.

Anh Đỗ Lợi Sanh và chị Cung Thị Lan Phương trước khi lập gia đ́nh, đều có ở trọ nhà anh Huỳnh, nên tôi biết anh Sanh từ dạo đó, sau này anh cũng đi sinh hoạt GĐPT. C̣n Thầy Chân Kim (Trưởng Liên Phú), chị Lan Phương anh Tôn Thất Sỹ đều là Huynh Trưởng GĐPT Chánh Đạo, nhưng Trưởng Vui đă có lúc nhờ làm Đoàn Trưởng Thiếu Nam và Thiếu Nữ GĐPT Giác Minh, c̣n Tôn Thất Sỹ được mời làm giảng viên phụ trách dạy môn Hành Chánh của các khóa A Dật Đa, v́ anh theo học Đốc sự Trường Quốc Gia Hành Chánh.

Tôi có hỏi thăm Cung Hữu Đàn là em trai của chị Lan Phương, xưa kia Đàn ở Đà Lạt xuống Sàig̣n học, thỉnh thoảng đến Giác Minh chơi, Đàn cũng rất dễ mến. Chị Lan Phương cho biết Đàn ở Mỹ, vài tuần sau sẽ về nghỉ Hè ở tại nhà chị.

Chị Lan Phương cho biết, hai năm trước anh chị Cường bị tai nạn xe, anh Cường bị chấn thương sọ năo nên nay anh yếu và quên nhiều, c̣n chị bị găy chân. Nhờ biết được chi tiết này, tôi đă có giải đáp v́ sao anh Cường ngồi nghe hơn là nói và sức khỏe anh đă yếu nhiều so với trước kia.

Một em học sinh cũ mời chúng tôi đi chơi ở Mũi Né, Phan Thiết, tôi bận nên từ chối, bù lại tôi nhận lời tới nhà em chơi và đi ăn cơm tối ở quán chay Thiền Duyên, đường Nguyễn Văn Đậu Gia Định vào tối Thứ Hai 27-6-2005

Vợ chồng đôi bạn cũ, muốn cho tôi gặp lại những bạn bè cùng làm trong một công ty cũ, nên tổ chức một cuộc họp mặt với nào là Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Thủ quỹ, Trưởng Pḥng và vài công nhân tại Quán Ta, nằm trên đường Nguyễn Thị Diệu, cạnh chợ Đũi cũ. Dù vậy, đôi vợ chồng này vẫn chưa hài ḷng, ưu ái mời riêng chúng tôi và gia đ́nh con gái tôi tối Thứ Ba 28-6-2005, đi ăn cơm tại quán cơm chay Tyb, nằm trên đường Trần Quang Khải, chủ quán này là em của Trịnh Công Sơn. Quán ăn có máy lạnh, tŕnh bày trang nhă, tiếp đăi lịch sự, món ăn đặc biệt hương vị Huế.

Để những ngày chót lo sắp xếp hành trang, nên tôi đă thay đổi buổi hẹn ở Phở Ḥa của Thu vào tối Thứ Tư 29-6-2005. Khi tôi đến th́ đă có Bác Liệu, Nữu, Ḥa, chị Oanh, Tịnh Phúc, lên lầu ngồi vào bàn ăn một chốc có thêm anh Sơn, năm nay anh đă 75 tuổi, vẫn sống độc thân, một chút có thêm Cao Bá Hưng, Hưng tặng cho tôi hai bức thư pháp, rồi Hải và Ngân đến và sau cùng là chị Thanh. C̣n Hùng vắng mặt v́ cậu ta được đi tham quan ra Bắc và sang cả Trung Quốc, một chuyến đi hữu ích cho Hùng và không phải tốn kém.

Hôm ấy tôi mới biết Ḥa, xưa kia là Oanh Vũ GĐPT Giác Long, nay là Gia Trưởng GĐPT Giác Nguyên, anh ta nhớ và nhắc tới Trưởng Trần Ngọc Lạc thường ít nói hay cười có đồng tiền ở trên má.

Chị Oanh chọn chỗ ngồi gần tôi, để chị tâm sự vài việc. Tôi nghĩ rằng ở đâu và lúc nào cũng vậy trong sinh hoạt có những hiểu lầm, có những khó khăn, chỉ có thông cảm, thương yêu nhau, tha thứ cho nhau th́ mọi việc mới dễ dàng, mỗi lần vượt qua một khó khăn, chúng ta học thêm một bài học, bài học nào cũng cần phải có tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả th́ dễ thành công.

Chắc chị Oanh cũng hiểu rằng tôi cũng không tránh khỏi những phiền toái như chị, ngoài Tứ Vô Lượng Tâm, cố gắng thêm chữ Nhẫn, mọi việc rồi sẽ trôi qua, để c̣n lại thanh tịnh trong tâm ḿnh là điều đáng được nhất.

Chị cũng nhắc tới chị "Oanh mập", hiện nay là người hộ tŕ Tổ đ́nh Vĩnh Nghiêm rất đắc lực, và được thầy Trụ Tŕ Thanh Phong tín cẩn, chị không có gắn bó lắm với GĐPT.

Bác Liệu có gửi cho tôi một lá thư cám ơn những anh chị đă đóng góp ủng hộ Bản Tin, danh sách trong lá thư này có sai một chút về số tiền giữa chị Mỹ và tôi. Bác có gọi điện thoại định ra phi trường tiển tôi, nhưng 4 giờ sáng phải có mặt ở phi trường nên tôi xin Bác miễn đưa tiển, Bác nhờ tôi chuyển lời kính thăm sức khỏe Thầy Chính Tiến và thăm hết anh chị em AHVN Hải Ngoại.

Một hôm trước ngày về, tôi ghé thăm Trưởng Lê Xuân Thiệu, năm nay đă 70 tuổi nhưng vẫn c̣n đi làm, sắp về hưu vào cuối năm. Trưởng đă cho tôi biết Trưởng Nguyễn Khánh Thuận một hôm bị tai nạn xe té dọc đường, tưởng không sao khi về nhà đến đêm bị ói mửa, chở vào bệnh viện th́ rơi vào t́nh trạng hôn mê, rồi mất trong đêm ấy. Trưởng Trúc Hải ở Cam ranh vào cùng Trưởng Thiệu đi đám tang của Trưởng Thuận.

Tôi nhớ trước 1975, trưởng Thuận ở gần nhà tôi, khu Cư Xá Đô thành, sau 1975 Trưởng ấy dời về khu Nguyễn Tri Phương, có lần Trúc Hải vào, chúng tôi đến nhà thăm Trưởng Thuận, nhưng nay tôi không thể nào nhớ ra, tôi muốn đến chia buồn với chị Sáu, nhưng Trưởng Thiệu h́nh như cũng không nhớ rơ.

Hồi đó sau khi Trưởng Vui rời bỏ Giác Minh, tôi lên thay, Trúc Hải làm Đoàn Trưởng Đoàn Nam Phật Tử La Hầu La, Trưởng Thuận Đoàn Trưởng Thiếu Niên, Trưởng Thiệu Đoàn Trưởng Nam Oanh Vũ, c̣n có cả Trưởng Quưnh nữa, chúng tôi thường gặp nhau thảo luận sinh hoạt tại nhà trọ của Trúc Hải ở gần quán Cà phê Năm Dưỡng, không xa trường Pétrus Kư.

Lâu lắm rồi tôi không gặp Trúc Hải, anh là một Huynh Trưởng đầy nhiệt tâm và lư tưởng, anh sống khắc khổ với bản thân ḿnh, nhưng với tôi anh luôn có tấm ḷng bao dung, trong sinh hoạt GĐPT cũng như đời sống, anh vừa mới đi làm liền bỏ tiền mua chiếc xe Vélo Solex của Trưởng Thuận cho tôi đi sinh hoạt và đi học, một lần khác năm 1965 ra Quảng Trị thăm gia đ́nh anh, anh cho tôi một máy chụp ảnh Minolta nhỏ rất xinh, lại lần khác ra Nha Trang tổ chức thi Tú Tài 2 Kỹ thuật, anh ra đón tôi về Cam Ranh thăm ông cụ và gia đ́nh anh, vậy mà từ ngày sang Mỹ tôi chưa hề có lần nào về t́m kiếm thăm anh. Cho nên t́nh có cũng như không !

Cho tôi cám ơn những anh chị đă hưởng ứng giúp Bản Tin của GĐPT Vĩnh Nghiêm ở Việt Nam, và cám ơn Bác cũng như những anh chị đă dành cảm t́nh cho tôi trong những ngày Trở lại Việt Nam. T́nh Lam luôn luôn đậm đà, lan tỏa như sương khói, như có như không.

15-7-2005

Trở về Muc Lục