Tác Giả Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Đầu Tiên

Của Nước Việt Nam.

Phúc Trung

*

Từ trước cho đến nay, người ta cho rằng bài thơ :

    

     Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

   

     Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

   

     Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

    ( 1 )

     Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

là của Lư Thường Kiệt, v́ trong Đại Việt Sử Kư Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên có nói đến bài thơ này, liên quan đến chiến thắng lẫy lừng của Lư Thường Kiệt đối với quân nhà Tống, nên người sau cho rằng bài thơ ấy của Lư Thường Kiệt.

Theo Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Tập 2, Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đă trích dẫn từ Đại Việt Sử Kư Toàn Thư viết về nguồn gốc bài thơ ấy như sau :

“Thế truyền rằng, Thường Kiệt dựng rào dọc sông để cố giữ. Một đêm quân sĩ bỗng nghe trong đền Trương tướng quân có tiếng to ngâm rằng :

     Nước Nam sông núi vua Nam ở

     Rành rẽ định phân tại sách trời

     Giặc nghịch sao nay dám đến phạm

     Chúng bay chuốc bại chắc ngay thôi

     (Nam quốc sơn hà Nam đế cư

     Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

     Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

     Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư)

Rồi sao quả như thế. Trương tướng quân anh em hai người. Anh tên Hống, em tên Hát, đều là danh tướng của Triệu Việt Vương. Triệu Việt Vương bị Lư Nam Đế đánh bại mà mất nước. Nam đế cho vời ra làm quan. Hai người đều nói:”Trung thần không thờ vị vua đă hại chúa ḿnh”, rồi bèn bỏ trốn ở núi Phù Long. Nam Đế nhiều lần mời không đáp, ra lệnh: “Ai lấy được thủ cấp th́ trọng thưởng cho ngàn vàng”. Hai người đều uống thuốc độc mà chết.

Nam Tấn Vương nhà Ngô khi đánh giặc Lư Huy châu Tây Long, đóng quân ở cửa Phù Lan, chiêm bao thấy hai người theo giúp quân vua, nói rằng: “Thiên đế thương là kẻ trung thần không thờ hai vua, bổ cho làm Than hà long quân phó tuần Vũ lạng nhị giang và Chi man nguyên tuần giang đô phó sứ. B́nh định giặc rồi, Nam Tấn Vương phong cho anh làm Đại đương giang đô hộ quốc thần vương, dựng đền thờ ở song Như Nguyệt. C̣n em làm Tiểu đương giang đô hộ quốc thần vương, dựng đền thờ ở cửa  sông Nam Quân, tức đền thờ này”. ( 2 )

C̣n trong Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp có truyện :

TRUYỆN HAI VỊ THẦN

LONG NHĂN VÀ NHƯ NGUYỆT

Năm Thiên Phúc của Lê Đại Hành Hoàng đế tức là năm Tân tỵ, vua Thái Tông nhà Tống sai tướng quân Hầu Nhân Bửu, Tôn Hoàng Hưng đem binh Nam xâm; họ đến sông Đại Than th́ vua Đại Hành cùng với tướng quân Phạm Cự Lượng dàn quân ở Đồ Lỗ để chống cự, đối lũy cùng giữ.

Vua Đại Hành mộng thấy hai vị thần đến lạy ở trên song và thưa rằng:

- Anh em thần tên là Trương Hống và Trương Hát nguyên trước thờ vua Triệu Việt Vương, thường theo vua đánh dẹp nghịch tặc lấy được thiên hạ. Sau vua Lư Nam Đế cướp ngôi, nghe tiếng anh em thần mới bảo người đến vời, bọn thần v́ nghĩa không thể đến nên cùng nhau uống thuốc độc tự tử. Thượng đế thương người có công, khen là trung nghĩa nhất tiết, cho làm chức Quỉ Bộ Tướng quân thống lĩnh quỉ binh. Bây giờ thấy binh Tống vào cơi nhà làm khổ cho sinh linh nước kia nên anh em thần đến đây ra mắt với Hoàng đế, nguyện giúp ngài đánh giặc để cứu sinh linh.

Vua Đại Hành giật ḿnh tỉnh dậy, bảo thị thần rằng :

- Ấy là thần nhân giúp ta.

Lập tức đến trước ngự thuyền đốt hương vái rằng:

- Thần lực nếu có thể giúp cho công nghiệp này hoàn thành th́ được ban phong huyết thực, vạn đại vô cương.

Bèn giết trâu ḅ cúng tế và cho áo măo, giấy tiền, voi ngựa đốt đi. Đêm ấy, lại mộng thấy hai vị thần đều mặc áo măo đă ban cho hôm trước đến lạy tạ ơn. Đêm sau lại thấy một vị thần thống lĩnh quỉ bộ áo trắng từ phía nam song B́nh giang đi lại, một vị thần thống lĩnh quỉ bộ áo đỏ do sông Như nguyệt mà xuống, cả hai đều đến đánh doanh giặc.

Ngày hai mươi mốt tháng mười, đêm đương canh ba, thiên khí hôn ám, gió to mưa lớn cả dậy; binh Tống kinh sợ thấy thần lờ mờ đứng ở trên không, cao giọng ngâm rằng:

     Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

     Phân minh định phận tại Thiên thư.

     Cớ sao nghịch lỗ sang xâm phạm,

     Bọn chúng chờ xem phải bại hư.

Binh Tống nghe vậy, xô đạp nhau chạy tán loạn, bị bắt sống không xiết kể. Quân nhà Tống đại bại trở về. Vua Đại Hành lui quân, dâng lễ mừng thắng trận, bao phong hai vị thần: Ông anh là Uy Địch Đại Vương, lập đền thờ ở ngă ba sông Long nhăn, bảo dân Long nhăn B́nh giang phụng tự; Ông em là Khước Địch Đại Vương, lập đền thờ ở sông Như nguyệt, bảo dân duyên giang ( 3 ) phụng tự, đến nay vẫn c̣n vậy.( 4 )

Theo Tiến sĩ Lê Mạnh Thát dẫn chứng trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, Tập 2, bài thơ trên không phải do Lư Thường Kiệt sáng tác, chính là do nhà sư Pháp Thuận sáng tác trong thời gian vua Lê Đại Hành cần áp dụng chiến tranh tâm lư để cho quân sĩ vững ḷng tin chống chọi đại quân nhà Tống, và nhờ thế mang lại chiến thắng vẻ vang năm 981.

Khẳng định sư Pháp Thuận tác giả bài thơ trên là khẳng định định đúng đắn, bởi v́ sư Pháp Thuận là một vị Sư cố vấn hay tham mưu cho Lê Đại Hành, nên Sư được vua tin cẩn hỏi về chính sự, Sư đă bày tỏ trong bài :

國祚之問

Đáp quốc tộ chi vấn

            

     Quốc tộ như đằng lạc,

           

     Nam thiên lư thái b́nh

           殿 

     Vô vi cư điện các

            

     Xứ xứ tức đao binh

Trả Lời Câu Hỏi Về Ngôi Nước

     Ngôi nước như mây quấn,

     Trời Nam mở thái b́nh.

     Vô vi trên điện gác,

     Chốn chốn tắt đao binh

Đoàn Thăng dịch ( 5 )

Sư cũng được vua Lê cho cải trang làm người lái đ̣ để theo dơi hành động của Nguyễn Giác. Lúc ở trên đ̣, sTống bất chợt thấy hai con ngỗng bơi trên sông, cảm hứng liền ngâm:

            

     Nga nga lưỡng nga nga

            

     Ngưỡng diện hướng thiên gia

     (Song song ngỗng một đôi,

     Ngữa mặt ngó ven trời.)

Sư đang chèo đ̣, ứng khẩu ngâm tiếp:

            

     Bạch mao phô lục thủy

            

     Hồng trạo băi thanh ba

     (Lông trắng phơi ḍng biếc,

     Sóng xanh chân hồng bơi.) ( 6 )

Những đặc điểm trên chứng tỏ sư Pháp Thuận đă giúp vua Lê rất đắc lực, để đem lại thái b́nh cho nhân dân, cho nên khẳng định Sư đă sáng tác bài thơ trên để tác động tâm lư của quân sĩ, tạo một niềm tin quyết thắng sau này.

C̣n một điểm nữa là Ngô Sĩ Liên viết Tựa của Đại Việt Sử Kư Toàn Thư năm 1479, c̣n

Vũ Quỳnh và Kiều Phú viết Tựa hiệu chính Lĩnh Nam Chích Quái năm 1492 và 1493, cho biết rằng không biết tác giả là ai, như vậy những nhà nghiên cứu đều đồng ư là tác giả Lĩnh Nam Chích Quái viết trước đó rất xa và họ cho Trần Thế Pháp là tác giả, đă sáng tác Lĩnh Nam Chích Quái trong khoảng từ năm 1370 đến 1400. Có nghĩa là sách được sáng tác trước quyển Sử Kư của Ngô Sĩ Liên, nên bài thơ ấy đáng tin là của sư Pháp Thuận.

Nhiều người đọc sách Lĩnh Nam Chích Quái nhưng chắc ít có ai như Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đă tra cứu, đối chiếu để đưa bài thơ trả về cho tác giả đích thực của nó.

Nó không phải là một bài thơ chỉ có tác động tinh thần quân sĩ để quyết thắng quân Tống mà c̣n là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập v́ nó khẳng định vị thế độc lập và tự chủ của nước ta nên được coi là Bản Tuyên Ngôn Độc đầu tiên của nước Việt Nam,  Bản Tuyên Ngôn Độc Lập thứ hai là B́nh Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trăi và Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Thứ Ba là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Chánh Phủ Liên Hiệp Quốc Cộng sau 80 năm bị Pháp đô hộ, được tuyên cáo năm 1945.

Đặt lại cho đúng tác giả của bản Tuyên Ngôn Độc Lập trên, chẳng những chúng ta đă ǵn giữ được nền văn hóa của tiền nhân để lại, mà chúng ta c̣n có bổn phận phát huy ngày thêm xán lạn.

Ngày 9 tháng 6 năm 2006

Ghi chú :

 ( 1 )  Trong Lĩnh Nam chích quái viết :

汝 等 徒  看 取 敗 虛

Nhữ đẳng đồ khan thủ bại hư.

( 2 ) Lê Mạnh Thát Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, Tập 2 NXB/TP/HCM, 1999

( 3 ) Ở men sông.

( 4 ) Trần Thế Pháp Lĩnh Nam Chích Quái NXB Khai Trí Sàig̣n, 1961

( 5 ) Cao Tự Thanh Việt Nam Bách Gia Thi NXB Văn Hóa Sàig̣n, 2005

( 6 ) Lê Mạnh Thát Nghiên Cứu Về Thiền Uyển Tập Anh NXB/TP/HCM, 1999

Trở về Mục Lục